Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đáp án đề thi HS giỏi cấp tỉnh môn Địa 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.47 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2008 – 2009
---oOo--- -------///-------
Đề chính thức
Hướng dẫn chấm Địa lí - Lớp 12
____________
Câu 1 : (3đ)
- Hai câu trên thể hiện hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau, do hệ quả
chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất
- Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời với trục Bắc – Nam
không đổi phương và nghiêng 66
0
33’ trên mặt phẳng hoàng đạo. Hiện
tượng trên dẫn đến : (0,75d)
+ Từ 21/3 đến 23/9, bán cầu Bắc ngã về phía Mặt Trời , nên bán cầu
Bắc có góc chiếu sáng lớn diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích
trong bóng tối (ngày dài hơn đêm). Ở bán cầu Nam thì ngược lại
(0,5đ)
+ Từ ngày 23/9 đến 21/3, bán cầu Nam ngã về phía Mặt Trời, nên bán
cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện
tích khuất trong bóng tối (ngày dài hơn đêm). Ở bán cầu Bắc thì
ngược lại (0,5đ)
- Nước ta nằm ở bán cầu Bắc nên hiện tượng ngày đêm có sự chênh lệch
+ Vào tháng 5 (âm lịch) : ngày dài, đêm ngắn (0,5đ)
+ Vào tháng 10 (âm lịch) : ngày ngắn, đêm dài (0,5đ)
- Tại xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau (0,25đ)
Câu 2 : (2đ)
- Vị trí địa lí : Nằm rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của
vùng Đông Nam Á (0,5đ)
+ Hệ tọa độ : (0,5đ)
Cực Bắc : 23


0
23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Cực Nam : 8
0
34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Cực Tây : 102
0
9’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Cực Đông : 109
0
24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
+ Phạm vi lãnh thổ : gồm 3 bộ phận : vùng đất, vùng biển và vùng trời
(0,25đ)
Vùng đất : là toàn bộ phần đất liền và hải đảo của nước ta. Có đường biên
giới chung với các nước : Trung Quốc (1400km); Lào (2100km); Camphuchia
(1100km) (0,25đ)
Vùng biển : Diện tích trên 1triệu km
2
, chiều dài đường bờ biển 3260km
(0,25đ)
1
Vùng trời : Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ
cao, bao trùm lên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường
biên giới , trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
(0,25đ)
Câu 3 : (3đ)
Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến sự phát triển kinh tế - xã hội
- Thuận lợi : (2đ)
+ Đất nước có nhiều đồi núi (chiếm ¾ diện tích lãnh thổ) nên có nguồn tài
nguyên rừng và khoáng sản phong phú tạo cơ sở phát triển lâm nghiệp, nông

nghiệp nhiệt đới; cung cấp nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
(0,5đ)
+ Có điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn
quả và chăn nuôi đại gia súc (0,5đ)
+ Các sông lớn miền núi có tiềm năng thủy điện rất lớn (0,5đ)
+ Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp…thuận lợi phát triển du lịch (0,5đ)
- Khó khăn : (1đ)
+ Địa hình chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại
cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các
vùng (0,5đ)
+Là nơi thường xảy ra nhiều thiên tai : lũ nguồn, xói mòn… (0,5đ)
Câu 4 : (4đ) So sánh đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long
- Giống nhau (1,5 đ)
+ Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta (0,5đ)
+ Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông (0,25đ)
+ Bờ biển phẳng, có vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. (0,25đ)
+ Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giới hóa (0,25đ)
+ Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp (0,25đ)
- Khác nhau (2,5đ)
• Đồng bằng sông Hồng (1,25đ)
+ Diện tích : khoảng 15.000 km
2
(0,25đ)
+ Là đồng bằng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống
sông Thái Bình (0,25đ)
+ Được khai phá từ lâu đời và làm biển đổi mạnh (0,25đ)
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành
nhiều ô (0,25đ)
+ Có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, vùng

ngoài đê hằng năm được bồi tụ phù sa. Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa
không được bồi đắp thường xuyên (0,25đ)
• Đồng bằng sông Cửu Long (1,25đ)
+ Diện tích : khoảng 40.000 km
2
(0,25đ)
2
+ Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của sông Tiền và
sông Hậu (0,25đ)
+ Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, không có hệ thống đê bao, nhiều
vùng trũng rộng lớn bị ngập úng vào mùa mưa (0,25đ)
+Mùa cạn nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
(0,25đ)
+Tính chất đất phức tạp với 3 loại đất chính : đất phù sa ngọt, đất phèn và
đất mặn. (0,25đ)
Câu 5 : (2đ)
a. Tính biên độ nhiệt (1đ)
(Tính sai biên độ nhiệt _0,25đ/ một địa điểm)
Lạng Sơn : 13,7
0
C
Hà Nội : 12,5
0
C
Vinh : 12
0
C
Huế : 9,7
0
C

Quy Nhơn : 6,7
0
C
TP. Hồ Chí Minh : 1,3
0
C
b. Nhận xét : (1đ)
- Nhiệt độ trung bình tháng I có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam
(0,25đ)
- Nhiệt độ trung bình tháng VII cao, không có sự thay đổi nhiều giữa miền
Bắc và miền Nam (0,25đ)
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (0,25đ)
- Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam (0,25đ)
Câu 6 : (6đ)
a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường), đầy đủ, chính xác (3đ)
Vẽ biểu đồ khác không cho điểm
- Vẽ không chính xác _ 1đ
- Thiếu tên biểu đồ _0,5đ
- Thiếu đơn vị _ 1 đ (mỗi đơn vị _0,5đ)
- Thiếu chú thích _ 0,5đ
b. Nhận xét (2đ)
- Tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta có nhiều biến đổi
(0,5đ)
- Từ 1943 đến 1983 giảm 7,1 triệu ha rừng , diện tích rừng tự nhiên giảm
7,5 triệu ha trong khi đó rừng trồng chỉ tăng 0,4 triệu ha. Độ che phủ
rừng giảm 21,8% (0,5đ)
- Từ 1983 đến 2005 diện tích rừng tự nhiên có sự phục hồi, tăng 2,7 triệu
ha. Diện tích rừng trồng cũng tăng 2,5 triệu ha, tổng diện tích rừng tăng
5,2 triệu ha. Độ che phủ rừng tăng 15,7% (0,5đ)
- Đến năm 2005 tổng diện tích rừng chưa bằng năm 1943 (0,5đ)

3
c. Phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng (1đ)
- Khai thác đi đôi tu bổ, bảo vệ và trồng thêm rừng mới (0,25đ)
- Cấm khai thác bừa bãi, phòng chống cháy rừng (0,25đ)
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo vệ các
nguồn gen động, thực vật quý hiếm (0,25đ)
- Ban hành luật bảo vệ rừng (0,25đ)
----- Hết-----
4

×