Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn giáo dục công dân ở trường THPT theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.36 KB, 19 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục đích của môn GDCD là giáo dục và hoàn thiện nhân cách của học sinh.
Đó là môn học dạy làm người, hoàn thiện cả về tri thức và đạo đức ở bậc học phổ
thông. Song thực tế chất lượng và hiệu quả dạy học môn GDCD còn thấp, quá
trình dạy học môn GDCD còn mang tính chất đối phó.
Định hướng đổi mới của chương trình môn GDCD là chú trọng hình thành,
phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Đồng thời không chỉ coi trọng khối
lượng kiến thức mà còn phải chú ý đến khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức,
kĩ năng, thái độ… của học sinh vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng
ngày.
Vì vậy khi nội dung chương trình chưa thay đổi thì đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh sẽ đóng vai quyết định
trong việc hình thành phẩm chất và năng lực học sinh.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo hướng tiếp cận nội dung,
chủ yếu chỉ tập trung vào kiến thức hàn lâm, phần lớn câu hỏi chỉ mang tính chất
tái hiện kiến thức yêu cầu học sinh học thuộc lòng nội dung bài học. Do đó phần
lớn học sinh học thuộc bài mà không hiểu bài và không có khả năng vận dụng kiến
thức vào thực tế cuộc sống.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo hướng tiếp cận năng lực
học sinh là kiểm tra, đánh giá theo chuẩn, sản phẩm đầu ra. Không chỉ kiểm tra
kiến thức mà quan trọng là phải kiểm tra khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ
năng, thái độ để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Xuất phát từ những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân ở trường THPT theo hướng tiếp cận
năng lực học sinh.”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn GDCD nhằm
hình thành các phẩm chất và năng lực của học sinh, giúp các em có khả năng vận
dụng tri thức môn GDCD vào đời sống thực tế.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Các biện pháp nâng cao phương pháp kiểm tra, đánh giá môn GDCD nhằm
phát triển năng lực học sinh lớp 11 và lớp 12 trường THPT.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập thông tin; điều tra khảo sát thực tế; trải nghiệm phương pháp dạy
học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo hướng tiếp cận năng lực học sinh để rút
kinh nghiệm.

1


II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.1.Yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn
GDCD theo hướng phát triển năng lực học sinh
Đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra, góp phần quan trọng vào việc rèn
luyện phương pháp học tập cho học sinh. Cụ thể không chỉ kiểm tra kiến thức, mà
quan trọng phải kiểm tra các kĩ năng (kĩ năng nhận xét, đánh giá, các kĩ năng vận
dụng bài học để giải quyết các vấn đề, tình huống và thực hành trong cuộc sống),
kiểm tra thái độ, tình cảm của học sinh đối với các vấn đề đạo đức và pháp luật. Từ
đó thúc đẩy học sinh tích cực rèn luyện theo yêu cầu của các chuẩn mực bài học.
Để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực, trong kiểm tra
đánh giá thì kiểm tra, đánh giá cần phải đưa lại những thông tin chính xác, phản ánh
đúng kết quả học tập của học sinh. Để trên cơ sở đó, giáo viên có sự điều chỉnh phù
hợp về phương pháp dạy học; điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh; bài
kiểm tra được coi là thước đo để đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh dựa
theo các yêu cầu đã đặt ra.
Hơn nữa để có sự phân hóa cho các đối tượng học sinh khác nhau nhằm
khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, đề kiểm tra cần phải phù hợp với số đông
học sinh (đại trà) và dành một số nội dung cho học sinh khá và giỏi (khoảng 20%).
Đổi mới hình thức đề kiểm tra, đánh giá theo hướng kết hợp giữa hình thức

trắc nghiệm khách quan và tự luận (các câu hỏi, bài tập kiểm tra cần gắn với thực tế
cuộc sống của học sinh). Ngoài ra còn đánh giá học sinh qua hình thức quan sát
động; nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh…
Môn GDCD là một môn học có tính giáo dục và tính thực tiễn cao, đòi hỏi học
sinh phải biết vận dụng bài học và thực hành các chuẩn mực bài học vào trong cuộc
sống, có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi. Để củng cố và tăng cường ý thức
rèn luyện của học sinh ở mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu trên, trong đổi mới kiểm tra
môn GDCD cần có sự tham gia, phối kết hợp các lực lượng trong việc kiểm tra, đánh
giá như: giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác, cán bộ đoàn, gia đình và
cộng đồng...
1.2. Nội dung đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn GDCD
Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh học môn GDCD giáo viên phải căn cứ vào
nội dung chương trình của môn học, cấp học để đánh giá học sinh trên cả ba mặt:
kiến thức, kĩ năng, thái độ và khă năng học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ
năng, thái độ vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống đặt ra.
+ Về mặt kiến thức: Ở trường phổ thông hiện nay bộ môn GDCD kiểm tra, đánh
giá HS ở ba cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng. Về cơ bản chúng ta đánh giá
khả năng Nhận biết (ghi nhớ thuộc kiến thức), Hiểu (bản chất của kiến thức) và Vận
dụng (khả năng sử dụng kiến thức môn GDCD trong quá trình học tập, trong thực tiễn
cuộc sống phù hợp với lứa tuổi) .
+ Về kĩ năng: Kiểm tra, đánh giá học sinh phải căn cứ vào đặc trưng của môn
GDCD: nhằm xây dựng , củng cố khả năng tư duy biện chứng trong nhận thức và
hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ, biết lựa chọn và thực hiện các hành vi
ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội. Đồng thời rèn luyện cho học sinh: khả năng
2


trình bày nói và viết, đặc biệt là kĩ năng thực hành, vận dụng các vấn đề đã học vào
trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi; giúp học sinh có sự thống nhất giữa
nhận thức và hành vi.

+ Về thái độ, tình cảm: Môn GDCD không chỉ trang bị cho học sinh những
kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về thế giới quan và nhân sinh quan
tiến bộ cùng các giá trị đạo đức, pháp luật, chính sách của Nhà nước mà còn rất có ưu
thế trong việc hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, biết yêu cái
tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành vi việc làm trái với các chuẩn mực đạo đức
của xã hội, pháp luật của Nhà nước; giáo dục thế hệ trẻ biết phát huy các truyền thống
quý báu của dân tộc.
2. THỰC TRẠNG.
2.1. Thực trạng phương pháp kiểm tra, đánh giá môn GDCD
Từ trước đến nay giáo viên ra đề kiểm tra chủ yếu do bắt chước những đề
mẫu. Việc ra đề kiểm tra nhiều khi còn qua loa, tuỳ tiện ít khi bảo đảm quy trình
soạn đề kiểm tra. Hình thức đánh giá kết quả học tập học sinh như hiện nay còn
đơn điệu, nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo. Nội dung các câu hỏi thường
chỉ kiểm tra kiến thức ở mức độ học thuộc chứ chưa chú ý đến khả năng vận dụng
liên hệ thực tiễn.
Trong kiểm tra, đánh giá mới chỉ tập trung vào việc giáo viên đánh giá kết
quả học tập của học sinh, ít tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và học sinh
được đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên chấm điểm kiểm tra hầu như không có sự phản hồi cho học sinh,
thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê đại khái chứ chưa giải thích được rõ cho học
sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Chưa đánh giá được quá trình dạy học; chưa
đánh giá được năng lực học sinh giải quyết những vấn đề đời sống thực tiễn đặt ra.
Phần lớn lời phê, sửa lỗi bài làm của học sinh còn chung chung, ít khai thác
lỗi để rèn luyện phương pháp tư duy. Giáo viên chữa bài kiểm tra trên lớp lại
thường đưa ra lời giải đúng theo cách tư duy “áp đặt” mà không giúp học sinh tự
kiểm soát, phát hiện ra những khuyết điểm để có hướng khắc phục, sửa chữa.
Thậm chí sau mỗi bài kiểm tra, giáo viên thường chỉ quan tâm đến điểm số
của chứ không quan tâm đến việc đánh giá chất lượng đề kiểm tra để rút kinh
nghiệm…đồng thời xem xét phát hiện những thiếu sót của học sinh, để có hướng
điều chỉnh hoạt động dạy và học sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó bệnh thành tích cũng như tình trạng thiếu khách quan trong
kiểm tra, đánh giá vẫn còn khá phổ biến. Kiểm tra, đánh giá chỉ mang tính áp đặt,
không linh hoạt, giảm khả năng sáng tạo của học sinh.
2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất: Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên GDCD vẫn còn
nhiều bất cập. Ngoài ra giáo viên còn gặp phải tình trạng phân công chuyên môn
còn chưa đúng với văn bằng đào tạo.
Kết quả kiểm tra, đánh giá môn GDCD phải chịu nhiều áp lực từ phía nhà
trường, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết
với nghề, chưa khơi gợi được khả năng tư duy của học sinh. Vì vậy dẫn tới cách
dạy và học đối phó như hiện nay.
3


Thứ hai: Học sinh coi bộ môn này là môn phụ, không hứng thú học. Điều
đó thể hiện trong suy nghĩ, tình cảm và hành động của các em. Tâm lí không thích
học những giờ GDCD khô khan, nhàm chán dẫn tới việc học tập thụ động, thiếu tự
tin, thiếu chủ động sáng tạo. Khi làm bài kiểm tra học sinh tìm mọi cách đối phó
cho qua. Tư tưởng “thi gì học ấy” đã len lỏi vào trong nhận thức của các em và gia
đình, vì vậy các em chỉ tập trung đầu tư vào các môn thi đại học. Việc tham gia vào
quá trình tự kiểm tra, đánh giá; đánh giá lẫn nhau đối với học sinh vẫn còn mới lạ.
Các em chưa có suy nghĩ một cách đúng đắn về bộ môn GDCD, còn suy nghĩ rất
phiến diện.
Thứ ba: Nội dung môn học còn nặng, phân tán, thiếu tập trung. một số nội
dung mang tính “hàn lâm”. Lượng kiến thức trong từng bài còn dài, nhiều đơn vị
kiến thức khó, trừu tượng xa rời thực tế. Nếu giáo viên dạy bộ môn này không có
sự đầu tư giờ học sẽ rất nhàm chán, học sinh sẽ không chú ý lắng nghe, thực tế cho
thấy học sinh không hứng thú học bộ môn này.
3. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG

LỰC HỌC SINH.
3.1. Yêu cầu nhận thức của giáo viên
Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn và thay đổi chính bản thân mình đối
với việc dạy học môn GDCD. Yếu tố quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả
môn GDCD phải là yếu tố giáo viên. Vì nội dung chương trình có thay đổi, trang
thiết bị có hiện đại, học sinh có năng động nhưng bản thân giáo viên không đổi
mới thì chất lượng dạy học môn GDCD vẫn là kết quả đối phó, không được cải
thiện theo hướng tích cực. Chính vì đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng hàng
đầu quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Nên mỗi người giáo viên cần phải tự bồi dưỡng, tham gia tập huấn đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực,
phẩm chất học sinh; khắc phục dần tình trạng dạy học theo lối truyền thụ một
chiều, học thuộc lòng máy móc như hiện nay.
Ngoài ra người giáo dạy môn GDCD còn phải có phẩm chất tốt, có trình độ
năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm vững vàng, có hiểu biết sâu rộng mới
có thể dạy môn GDCD đem lại kết quả cao. Giáo viên dạy môn GDCD phải tạo
được uy tín trước học sinh giúp họ có động cơ, thái độ học tập đúng đắn và say mê
yêu thích bộ môn; giảm thiểu những tệ nạn xã hội; xây dựng môi trường văn hóa
học đường lành mạnh.
3.2. Hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh
Hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh là một điều cần thiết của giáo viên trong quá
trình dạy học môn GDCD. Bởi đối tượng giáo viên cần tác động chính là học sinh
với đặc điểm tâm lí nổi trội như: Xu hướng nghề nghiệp mở rộng; nhu cầu được
tôn trọng, bình đẳng, chứng tỏ bản thân; phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc
lập; có nhu cầu kết bạn tâm tình; xuất hiện nhu cầu yêu đương hồn nhiên, thầm
kín, dễ vỡ… nếu cảm xúc, tình cảm lứa tuổi này phát triển mạnh sẽ giúp học sinh
say mê với môn học, là cơ sở để bồi dưỡng niềm tin, ý chí quyết tâm của người
học… ngược lại, người học có tình cảm tiêu cực thì dễ chán nản, thiếu hứng thú,
4



không kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Hiểu rõ đời sống tình cảm
của học sinh chính là cơ sở để người dạy điều chỉnh cảm xúc, bồi dưỡng, phát triển
tính tích cực của các em trong quá trình học.
3.3. Tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của học sinh
Thực tế hiện nay, học sinh chỉ chú trọng học những môn thi đại học, chọn
những ngành nghề phù hợp với chính mình. Song các em lại coi nhẹ, không cần
học môn GDCD. Bởi cho nó là môn phụ. Còn các môn học khác, các em chỉ học
đối phó với mục đích sao cho có đủ điều kiện để được lên lớp.
Song rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học tuy đã có trình độ chuyên môn
giỏi nhưng năng lực giao tiếp, năng lực làm việc hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề…chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế khách quan đặt ra. Vì vậy khi được
các nhà tuyển dụng phỏng vấn vẫn trượt, vẫn bị thất nghiệp. Có rất nhiều nguyên
nhân, một trong những nguyên nhân đó là khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em
đã học lệch, còn xem nhẹ các môn không thi đại học đặc biệt đã xem nhẹ và không
học môn GDCD, chưa thấy hết được vai trò của môn GDCD. Môn học này đã
trang bị cho các em một số năng lực chuyên biệt mà các môn học khác không có
được, các lớp dạy kĩ năng sống cũng không có được. Đó là năng lực tự nhận thức,
tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội…
Để tránh được tình trạng này ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường các em cần thay đổi nhận thức về tất cả các môn học, không phân biệt môn
chính hay môn phụ, có thi đại học hay không, các em cần phải học đều tất cả các
môn học đặc biệt cần học tốt môn GDCD.
3.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn GDCD theo hướng tiếp cận
năng lực học sinh
Phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung và kiểm tra,
đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh có những điểm khác nhau căn bản.
Trước đây: Đánh giá kết quả học sinh học môn GDCD chỉ qua điểm số của
kiểm tra miệng bài kiểm tra viết.
Bây giờ ngoài đánh giá học sinh qua điểm số của kiểm tra miệng và bài

kiểm tra viết giáo viên còn đa dạng hóa các hình thức đánh giá như sau:
Thứ nhất: Đánh giá qua phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của
học sinh trong giờ học.
Quan sát học sinh: Khi học sinh đọc bài, nghe giảng hoặc phát biểu giáo
viên chú ý nhìn gương mặt, ánh mắt, thái độ, đồng thời lắng nghe phần các em
trình bày để đo lường những diễn biến tình cảm cũng như mức độ hiểu vấn đề của
các em.
Cho học sinh trình bày vấn đề bằng nhiều cách khác nhau như: nói, ghi
bảng, mô tả bằng hình ảnh, biểu đồ, hoặc diễn giải các ý chính trong bài, tóm tắt ý
chính từng phần. Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai, tham gia trò chơi... giúp
học sinh sửa chữa thiếu sót, động viên kịp thời sự tiến bộ của các em, bồi dưỡng
tình cảm hứng thú học tập cho học sinh .
Thứ hai: Đánh giá qua các hoạt động của học sinh .
Đánh giá qua hoạt động trải nghiệm thực tế của học sinh như: Tuân thủ
pháp luật, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, hành vi văn minh, thân thiện trong
giao tiếp, động cơ, thái độ học tập... Sử dụng phương pháp thuyết phục giúp học
5


trò lĩnh hội giá trị nhân văn, từng bước hình thành nhân cách, lối sống chuẩn mực
của các em.
Thứ ba: Đánh giá tính chuyên cần của học sinh qua số buổi đi học đầy đủ,
các giờ thảo luận, ngoai khóa, tham quan… Việc đánh giá tính chuyên cần nhằm
hình thành ý thức chấp hành kỷ luật cho học sinh , tạo điều kiện cho học sinh nắm
được những nội dung cơ bản của môn học và định hướng tự học cho mình. Một
học sinh biết sắp xếp thời gian để có thể vừa học tốt ở trường lại vẫn có thời gian
giúp đỡ thêm cho gia đình là do bạn đó rất sáng tạo.
Thứ tư: Đánh giá thông qua các hoạt động phong phú, sáng tạo của Đoàn và
thầy cô giáo chủ nhiệm lớp. Nắm bắt kịp thời những nhận xét về thái độ, hành vi
của học sinh liên quan đến các chuẩn mực bài học để có những hình thức khuyến

khích học sinh tự liên hệ, tự kiểm tra, tự đánh giá. Giúp các em rèn luyện, kiểm tra
về đạo đức trong hoạt động thực tiễn ở trường và ngoài xã hội. Biện pháp này
nhằm khắc phục sự tách rời giữa nhận thức và hành động, giúp củng cố và tăng
cường ý thức rèn luyện ở học sinh (đánh giá ngoài).
Thứ năm: Đánh giá qua hoạt động tổ chức tham gia tự làm thiết bị, đồ dùng
học tập môn GDCD của học sinh, coi đó là một hoạt động hiệu quả để phát huy sự
tham gia tích cực của các em vào quả trình học tập môn GDCD.
Học sinh biết định hướng ôn tập. Việc kiểm tra, đánh giá dựa trên các năng
lực thực tế và sáng tạo cần hình thành ở học sinh được xác định trước và không
thay đổi chúng.
Giáo viên bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để ra đề kiểm tra, không sử dụng
những nội dung xa lạ hoặc xa rời chương trình vào việc kiểm tra, đánh giá và được
tiến hành theo các bước sau:
Bước 1:Xác định mục tiêu kiểm tra
Đề kiểm tra, đánh giá yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Đặc biệt khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ của các em vào
giải quyết các tình huống thực tế.
Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra.
Đề kiểm tra thường kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Ưu điểm: Kiểm tra kiến thức học sinh trên diện rộng mà vẫn rèn được kĩ
năng viết, kĩ năng trình bày vấn đề của các em.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Mạch dọc xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được theo từng chủ đề
ở học sinh .
Mạch ngang tăng câu hỏi phần vận dụng nhằm rèn khả năng vận dụng tổng
hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ của các em vào cuộc sống (Nhận biết 30%; thông
hiểu 40%; vận dụng 30%).
Bước 4: Soạn câu hỏi kiểm tra
* Soạn câu hỏi phần trắc nghiệm khách quan:
Giáo viên rút câu hỏi trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đã tích luỹ

trong quá trình giảng dạy.Thẩm định lại từng câu trắc nghiệm khách quan theo
đúng yêu cầu về nội dung đề thi và các mạch của ma trận.
Ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thay vì chỉ có các câu hỏi
một lựa chọn như trước đây.
6


*Soạn câu hỏi phần tự luận:
Giáo viên lấy câu hỏi tự luận trong ngân hàng đề đã tích lũy trong các giờ
học. Thẩm định lại từng câu theo đúng nội dung đề thi và các mạch của ma trận.
Theo đúng quy luật nhận thức thì quá trình nhận thức bao giờ cũng phải đi
từ biết mới đến hiểu, mà có hiểu thì mới vận dụng được. Vì vậy đề kiểm tra theo
hướng tiếp cận năng lực phần “ đóng” vẫn phải có và thêm phần “ mở”.
* Phần “đóng” có hai mức độ:
- Mức độ biết: Kiểm tra kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa
nhưng không kiểm tra ghi nhớ máy móc. Mức độ này tập trung vào những
phần trọng tâm cơ bản.
- Mức độ hiểu: Kiểm tra hiểu biết của học sinh. Ở mức độ này đòi hỏi học
sinh phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng (phần kiến thức trọng tâm cơ bản),
chính là kiểm tra sự sáng tạo, năng động trong hoạt động nhận thức. Vì vậy, bài
viết không nên chỉ là câu hỏi yêu cầu học thuộc lòng, mà có thể là bài tập tình
huống, bài tập trắc nghiệm khách quan, một sự kiện để các em nhận xét, đánh giá,
liên hệ, tự tìm ra cách ứng xử, cách giải quyết của bản thân hay của người khác.
* Ra đề theo hướng “mở”
Đây là những câu hỏi thú vị yêu cầu học sinh hiểu bản chất vấn đề, không
cần phải học thuộc các em huy động tổng hợp vốn sống, kinh nghiệm, sự hiểu biết
của mình để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, biết rút ra những bài học
kinh nghiệm. Kiểu đề thi mở này giúp học sinh có cơ hội thể hiện bản thân, giúp
các em bộc lộ những suy nghĩ khác người khác, sáng tạo, tự tin góp phần hình
thành những năng lực, phẩm chất được mong đợi của một công dân toàn cầu.

Bước 5: Ra đề kiểm tra:
Hầu hết phần tự luận của đề kiểm tra đều là những câu hỏi ứng xử, vận
dụng lí thuyết đã học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết tình huống đã hình
thành năng lực học sinh giảm thiểu sự quay cóp, chép bài của nhau. Học sinh hiểu
biết thêm nhiều điều từ đời sống thực tế sau khi học và làm bài môn GDCD.
Kiểm tra, đánh giá học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không, yêu
cầu vận dụng là quan trọng nhất, tránh dừng lại ở lý thuyết suông, khắc phục hiện
tượng tách rời nhận thức với hành vi, lời nói với việc làm, coi trọng bồi dưỡng tình
cảm hứng thú, tự giác học tập mở mang hiểu biết để điều chỉnh hành vi, thái độ tuân
thủ pháp luật, tự giác tham gia các hoạt động xã hội của các em.
Bước 6: Ra đáp án và hướng dẫn chấm:
Vì đề mở nên khi xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra, đánh giá
cần phải chú ý có thể có nhiều phương án trả lời khác nhau cho một câu hỏi. Để
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giáo viên cần tôn trọng các phương
án giải quyết các vấn đề, các cách diễn đạt khác nhau, không bắt buộc học sinh
phải trả lời hoàn toàn như trong đáp án mà chỉ cần đảm bảo đúng và đủ ý.
Bước 7: Không sử dụng bất kì tài liệu nào, không có đáp án và thang điểm,
trực tiếp giải chi tiết đề kiểm tra (có bấm giờ). Sau đó chỉnh sửa nội dung đề kiểm
tra, đáp án, thang điểm, độ khó, độ dài của từng đề.
Bước 8: Coi kiểm tra nghiêm túc.
Kiểm tra không thể làm bài tập thể, không thể gian lận.
Bước 9: Chấm bài
7


Chấm bài phải phê động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh và nhận xét khả
năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ vào đời sống.
Chấm bài kiểm tra phải khuyến khích sự sáng tạo của các em tránh học vẹt,
học tủ….tập trung rèn luyện các kỹ năng cho các em.
Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự

cố gắng, tiến bộ của học sinh và thái độ làm bài (Công bố công khai trước học trò
vẫn đảm bảo tính chính xác, khách quan trong việc đánh giá kết quả học tập của
các em)
Bước 10: Trả bài
Khi trả bài công bố công khai đáp án, thang điểm hướng dẫn học sinh tự đánh
giá năng lực của mình và đánh giá bạn.
Hoạt động tự đánh giá xảy ra khi một học sinh nhận lại bài kiểm tra của
mình từ giáo viên hoặc sau khi các em trao đổi bài viết với bạn. Khi đọc bài kiểm
tra của bạn cùng với việc đọc những lời nhận xét của giáo viên và bạn cùng lớp về
bài viết của mình, các em sẽ có sự tự đánh giá về mình. Tự đánh giá bản thân
không chỉ thể hiện năng lực tư duy mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công
việc của chính mình.
Học sinh có thể thực hiện việc đánh giá lẫn nhau thông qua hoạt động trao
đổi bài viết cho nhau và đánh giá bài viết của bạn. Sau đó các em sẽ nhận lại bài
viết của mình và các em có thể trao đổi với bạn về bài viết của mình.
Bước 11: Thu thập thông tin phản hồi:
Trả bài xong thu thập thông tin phản hồi từ học sinh. Thông tin phản hồi
chính là những căn cứ vững chắc giúp giáo viên phát hiện những ưu, nhược điểm
của học sinh để kịp thời có biện pháp uốn nắn điều chỉnh và kịp thời động viên sự
tiến bộ của các em. Giúp giáo viên điều chỉnh quá trình giảng dạy, nâng cao trình
độ, nghệ thuật sư phạm của mình.
Thông tin phản hồi giúp học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, phân biệt
được đúng sai, tìm ra nguyên nhân để tự khắc phục, rèn luyện kĩ năng tư duy độc
lập, khả năng tự học của học sinh.
Ưu điểm của đề kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực học sinh: Đề kiểm
tra, đánh giá yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh; đánh giá
học sinh qua việc các em vận dụng năng lực của mình để giải quyết các vấn đề
thực tế. Kết quả cuối cùng hình thành được năng lực phẩm chất của học sinh.
*KIỂM TRA THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH
(minh họa).

Bước 1: Mục đích đề kiểm tra
Đề kiểm tra này nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức, kĩ năng,
thái độ của học sinh từ bài 1 đến hết bài 3 trong học ki I lớp 12; kiểm tra khả năng
vận dụng các năng lực ấy vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống đặt ra.
Bước 2: Yêu cầu đề kiểm tra
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật.
8


- Hiểu được đặc trưng vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá
nhân, nhà nước và xã hội.
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, các loại vi
phạm pháp luật và trácg nhiệm pháp lí.
- Hiểu được các hình thức thực hiện pháp luật; các hành vi vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lý.
- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, công dân
bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
2. Về kĩ năng:
Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi
làm trái các quy định của pháp luật.
Bước 3: Những năng lực mà đề kiểm tra hướng tới đánh giá
Năng lực tự học; năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực sáng tạo; năng lực tự nhận thức, tự điều khiển hành vi phù hợp với pháp luật.
Bước 4: Hình thức kiểm tra
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận: trắc nghiệm khách quan70 %; tự luận
30%.
Bước 5: Thiết lập ma trận

Tên
Vận dụng
chủ đề Nhận biết
Thông hiểu
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề TNKQ
T TNKQ
T T TL
TN TL
L
L N
KQ
K
Q
1. Pháp Nêu được
Hiểu được
luật và khái
mối quan
đời
niệm, bản
hệ của
sống
chất của
pháp luật
pháp luật
- Đặc
trưng, Vai
trò của
pháp luật.

Số câu 3
3
6
Số điểm 0,75
0,75
1,5
Tỉ lệ: % 0,75%
0,75%
15%
2. Thực
hiện
pháp
luật.

Nêu
được khái
niệm thực
hiện pháp
luật; vi
phạm

Xác định
đúng được
các hình
thức thực
hiện pháp
luật; các
9



pháp luật;
các loại vi
phạm
pháp luật
và trách
nhiệm
pháp lí.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ: %
3. Công
dân
bình
đẳng
trước
pháp
luật.

7
1,75
17,5%
Nêu được
thế nào là
công dân
bình đẳng
về quyền
và nghĩa
vụ; công
dân bình
đẳng về

trách
nhiệm
pháp lí.
Số câu
2
Số điểm 0,5
Tỉ lệ: % 0,5%

hành vi vi
phạm pháp
luật và
trách
nhiệm
pháp lý
trong tình
huống cụ
thể.
13
3,25
32,5%

20
5,0
50%
Vận
dụng để
xử lí
tình
huống
bình

đẳng về
quyền
và nghĩa
vụ gia
đình.
1
1,0
10%

Có cách
ứng xử
thực
hiện
quyền
bình
đẳng
của
công
dân
trong
gia đình.
1
4
2,0
3,5
20%
35%

Tổng số 12
16

1
1
30
câu
Tổng số 3.0
4,0
1,0
2,0
10,0
điểm
Tỉ lệ: % 30%
40%
10%
20%
100%
Bước 6: Đề kiểm tra
Phần I: Trắc nghiệm khách quan(7 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Trong những sự việc sau đây, sự việc nào vi phạm pháp luật ?
A. Anh Thắng bị phạt tù 1 năm vì che giấu tội phạm.
B. Bình nhận trông xe hộ Minh nhưng lại tự ý cho người khác mượn xe.
C. Bà Hòa bị buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép.
D. Ông Tư bồi thường cho đối tác vì cung cấp hàng không đúng chất lượng theo
thỏa thuận.
Câu 2: Pháp luật là gì?
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
10



C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực
hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa
phương.
Câu 3: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là?
A. Tất cả công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, sẽ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
trước Nhà nước và xã hội.
B. Bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo
quy định của pháp luật.
C. Nhà nước tạo điều kiện cho mỗi công dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình.
D. Bất kể lứa tuổi nào, tình trạng sức khỏe như thế nào mức độ sử dụng các quyền
và nghĩa vụ của công dân cũng phải như nhau.
Câu 4: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là?
A. Công dân nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp
luật.
B. Bất kỳ công dân nào cũng được bình đẳng về hưởng quyền và nghĩa vụ theo
đúng quy định của pháp luật.
C. Công dân nào cũng phải chịu trách nhiệm khi vi phạm pháp luật và phải bị xử lý
theo đúng quy định của pháp luật.
D. Chỉ công dân vi phạm pháp luật từ đủ 18 tuổi trở nên mới phải chịu trách nhiệm
pháp lý.
Câu 5: Thực hiện pháp luật là gì?
A. Quá trình các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm
những gì mà pháp luật cho phép làm.
B. Quá trình các cá nhân, tổ chức thực hiện những gì mà pháp luật quy định phải
làm.
C. Quá trình các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
D. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống.

Câu 6: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở điểm nào?
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát
triển của xã hội.
Câu 7: Người chưa thành niên , theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ
bao nhiêu tuổi?
A. 18 tuổi
B. 16 tuổi
C. 15 tuổi
D. 17 tuổi
Câu 8: Pháp luật qui định người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra ?
A. Đủ 18 tuổi trở lên
B. Đủ 17 tuổi trở lên
C. Đủ 15 tuổi trở lên
D. Đủ 16 tuổi trở lên
11


Câu 9: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện hình thức áp dụng pháp
luật ?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy
không đội mũ bảo hiểm
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn
Câu 10: Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý ?
A. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của P.luật ,có thể nhận thức và

điều khiển hành vi của mình
B. Là người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
C. Là người không thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình
D. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của P. luật
Câu 11: Hình thức xử phạt chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hành
chính là?
A. Tước quyền sử dụng giấy phép , chứng chỉ
B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra
C. Tịch thu tang vật , phương tiện
D. Phạt tiền , cảnh cáo
Câu 12: Pháp luật qui định người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm ?
A. Đủ 20 tuổi trở lên
B. Đủ 16 tuổi trở lên
C. Đủ18 tuổi trở lên
D. Đủ14 tuổi trở lên
Câu 13: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp
luật ?
A. Người kinh doanh trốn thế phải nộp phạt
B. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn
C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui
định của PL
D. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật
Câu 14: Quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ pháp luật?
A. Anh A chị B đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn
B. Anh A chị B có quan hệ về tình yêu nam – nữ
C. Chị N ra chợ mua rau của bà M
D. Ông T nhờ bà H trông cháu của mình.
Câu 15: Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác . Ông A sẽ chịu hình
thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường ?

A. Cảnh cáo.
B. Phạt tù
C. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép
D. Thuyết phục ,giáo dục
Câu 16: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân thực hiện PL
với sự tham gia can thiệp xử lý vi phạm pháp luật của nhà nước?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ
B. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của nhà nước.
C. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đẩy đủ.
D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt
12


Câu 17: Trong các hành vi sau đây hành vi nào vi phạm pháp luật hành chính ?
A. Lợi dụng chức vụ chiếm đọat số tiền lớn của nhà nước
B. Đánh người gây thương tích 41%
C. Người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
D. Tháo trộm các ốc vít trên đường ray xe lửa
Câu 18: A và B đều 17 tuổi đi xe đạp lạng lách đánh võng trên đường (rất may là
chưa gây tai nạn)và bị CSGT xử lý. Theo em A và B bị xử lý như thế nào?
A. nhắc nhở
B. bắt giam
C. phạt tù
D. Phạt tiền , tạm giữ xe
Câu 19: K đủ 16 tuổi đánh H gây thương tích 40% . Theo em K phải chịu hình
phạt nào ?
A. Răn đe , giáo dục
B. Phạt tù.
C. Cảnh cáo.
D. Tạm giữ để giáo dục

Câu 20: T (17t) rủ H (đủ16t) đi cướp giựt dây chuyền . Khi bị bắt , H và T sẽ chịu
hình thức xử phạt nào ?
A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H
B. Cảnh cáo , giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên
C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau
D. Cảnh cáo , phạt tiền , bồi thường thiệt hại
Câu 21:Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm hành chính
B. Trách nhiệm hình sự
C. Trách nhiệm dân sự
D. Trách nhiệm kỷ luật
Câu 22: Trong các hành vi sau đây , hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình
sự ?
A. Vượt đèn đỏ.
B. Đi ngược chiều
C. Điều khiển xe máy quá tốc độ quy định.
D. phóng nhanh, vượt ẩu, gây tai nạn chết người.
Câu 23: Trong các hành vi sau đây , hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật ?
A. Cướp giật túi xách của người đi đường
B. Công chức, viên chức tự ý nghỉ làm không xin phép.
C. kinh doanh dây dưa chậm thuế.
D. Xây nhà trái phép
Câu 24: Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát
và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 50%). Theo
em trường hợp này xử phạt như thế nào ?
A. Cảnh cáo phạt tiền chị B
B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A
C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp
D. Phạt tù chị B
Câu 25: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý điều đó có nghĩa là?

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm
kỷ luật.
13


C. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không
phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 26: Pháp luật có bao nhiêu đặc trưng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 27. Pháp luật có vai trò như thế nào với công dân?
A. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Bảo vệ quyền tự do tuyết đối của công dân.
Câu 28. Hình thức thể hiện của pháp luật là gì?
A. Văn bản quy phạm pháp luật
B. Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội
C. Các chuẩn mực trong đời sống xã hội
D. Các quan niệm trong đời sống xã hôi
Phần II - Tự luận (3 điểm)
Bà An có hai người con trai, chồng bà hy sinh năm bà 25 tuổi, bà có nguyện
vọng ở với con trai út vì hợp với vợ chồng họ hơn. Vợ chồng người con trai út rất
thương mẹ suốt cả một cuộc đời nuôi con một mình. Nhưng người con trai cả
không đồng ý vì cho rằng: con cái bình đẳng với cha mẹ nên phải luân phiên phụng

dưỡng mẹ mỗi người phụng dưỡng một tháng.
Câu hỏi:
1. Luân phiên phụng dưỡng mẹ mỗi người một tháng có phải là bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ đối với mẹ không ?
2. Nếu là con của bà An em sẽ ứng xử như thế nào ?
……… Hết………
Hướng dẫn chấm và thang điểm:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (7 điểm)
Đáp án: Mỗi câu trả lời đúng=0,25 điểm
Câu
Đáp án

1 2
A C

Câu

1
5
C

Đáp án

3
B

4
C

5

D

6
D

7
A

8
D

9
C

10
A

11
D

12
B

13
B

14
D

16 17 18


19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

D

B

A

B

D


B

D

C

C

C

A

C

D

Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu

Nội dung

Điểm
14


1

2


Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau
nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
- Luân phiên phụng dưỡng mẹ mỗi người một tháng :
về hình thức có vẻ bình đẳng, song thực chất không
phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ.
Bởi vì, đây không phải là vấn đề thuộc quyền và nghĩa
vụ do pháp luật quy định mà còn là tình cảm mẫu tử và
đạo đức.
- Cách ứng xử của em nếu là con của bà An. Em sẽ
phân tích cho anh, chị em hiểu:
+ Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ không
có nghĩa là chia đều mỗi người nuôi dưỡng mẹ một
tháng.
+ Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ có nghĩa
là con cái đều có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng mẹ.
Tuy nhiên nên tôn trọng nguyện vọng của mẹ. Những
người con khác không trực tiếp nuôi dưỡng mẹ nhưng
có thể đóng góp tiền của cùng người con út nuôi dưỡng
mẹ, cùng nhau chăm sóc khi mẹ ốm đau.
- Thực hiện những điều đã phân tích ở trên.

1 điểm

0.5 điểm

1 điểm
0.5 điểm

*Kết quả khảo sát điểm bài kiểm tra khối 11
Số học sinh làm bài: 410 HS

Loại điểm

Thời gian
Đầu kì I 2017-2018
(Khi chưa thực nghiệm)
Giữa kì I 2017-2018
(Sau khi thực nghiệm)

Điểm9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 – 6
%
SL
SL
%
%
SL

Điểmdưới 5
SL
%

75

18

92

22

147


37

96

23

169

41

152

37

57

14

32

8

*Kết quả khảo sát điểm bài kiểm tra khối 12
Số học sinh làm bài: 190 HS
15


Loại điểm
Thời gian
Đầu kì I 2017-2018

(Khi chưa thực nghiệm)
Giữa kì I 2017-2018
(Sau khi thực nghiệm)

Điểm9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 – 6
SL
5
86

%
3
45

SL
28

%
14

SL
78

97

51

5

Điểmdưới 5


%

SL

41

79

3

2

%
42
1

4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra
được một số bài học bổ sung thêm kinh nghiệm cho bản thân để tiếp tục vận dụng
vào thực tế giảng dạy môn GDCD những năm tiếp theo như sau:
Giáo viên ra được những đề kiểm tra có căn cứ khoa học không mắc lỗi kĩ
thuật; rèn cho học sinh tính trung thực trong giờ kiểm tra, không còn tìm cách đối
phó bằng những biểu hiện gian lận.
Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn GDCD đã hình thành và phát
triển được năng lực học sinh. Các em đã có thói quen vận dụng tri thức môn
GDCD vào cuộc sống, giúp các em có thể ứng phó tốt nhất trước những thách thức
của cuộc sống.
Đề kiểm tra không chú trọng đến kiến thức lí thuyết hàn lâm mà chú trọng
đến việc vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống. Tích cực bổ
sung kinh nghiệm sống từ thực tiễn để lồng ghép vào bài giảng, làm cho bài giảng

thêm phong phú hơn.Giáo viên phải tôn trọng, có tinh thần cầu thị trước thông tin
phản hồi từ phía người học về hoạt động giảng dạy của bản thân.
Đề tài: “Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân
ở trường THPT theo hướng tiếp cận năng lực học sinh” không chỉ dừng lại ở
phạm vi dành cho học sinh khối 11 và khối 12 trường THPT Quảng Xương IV.
Trong thời gian tới nếu hiệu quả ứng dụng ngày càng cao thì đề tài sẽ là những giải
pháp hữu ích áp dụng cho việc giảng dạy môn GDCD ở cả 3 khối lớp 10, 11 và 12;
tạo nên sự chuyển biến đồng loạt đối với tất cả học sinh học môn GDCD trên phạm
vi toàn quốc.

III. KẾT LUẬN
16


1. KẾT LUẬN.
Sự phối hợp giữa các hình thức kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình dạy học
sẽ cho giáo viên một cái nhìn toàn diện về các hoạt động của học sinh. Chính là cơ
sở để hình thành và phát triển năng lực của các em. Giúp cho việc đánh giá đảm
bảo được mục tiêu môn học, mục tiêu đào tạo, đo được kết quả giáo dục và tinh
thần học tập của học sinh, phát huy khả năng tư duy về vấn đề cụ thể và khả năng
lập luận, trình bày vấn đề cụ thể của học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm sẽ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho các nhà quản
lí nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, nâng cao tinh thần chủ
động, sáng tạo của GV, nâng cao tính tích cực học tập, rèn luyện của HS ở trường
THPT Quảng Xương 4 nói riêng và các trường THPT nói chung.
2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
Qua thời gian thực hiện đề tài, tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất sau:
+ Cần tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để tổ chức hoạt động ngoại khoá
với môn GDCD.
+ Động viên kịp thời những điển hình về đổi mới phương pháp dạy học và

kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên, nhân rộng điển hình ra toàn trường.
+ Tổ chức cho giáo viên tự đánh giá và đánh giá ngoài đối với hiệu quả dạy
học môn GDCD từng lớp, trong trường.
+ Nhà trường nên có những biện pháp động viên, khích lệ để giáo viên ham
thích công việc, mạnh dạn thể nghiệm những phương pháp mới đem lại hiệu quả
cao.
Trên đây là những suy nghĩ mang tính chủ quan của riêng tôi xuất phát từ
trách nhiệm và lòng nhiệt huyết của một người gieo hạt trong sự nghiệp trồng
người. Tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp, sẻ chia của các bạn đồng
nghiệp xa gần để chúng ta cùng nhau tìm ra được những phương pháp giáo dục
hữu hiệu nhất cho sự nghiệp giáo dục nước nhà đang trên đà đổi mới từng ngày.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN:

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Quảng Xương, ngày10 tháng 05 năm 2018
Người viết

Trần Văn Phong
MỤC LỤC
17


TÊN MỤC
I.MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………………………
2. MỤCĐÍCH NGHIÊN CỨU …………………………………


1)
2)
3)
4)
5)
6)

TRANG
1
1
1

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………..

1

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………

1

II. NỘI DUNG……………………………………………………
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ……………………………………………….
1.1.Yêu cầu cơ bản………………………………………………...
1.2.Nội dung đổi mới phương pháp………………………………..
2. THỰC TRẠNG ………………………………………………..
2.1.Thực trạng của phương pháp kiểm tra………………………
2.2.Nguyên nhân…………………………………………………..
3.GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
3.1.Yêu cầu nhận thức của giáo viên…………………………….
3.2.Hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh………………………………….

3.3.Tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của học sinh…………
3.4.Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá……………………….
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
III.KẾT LUẬN
1.KẾT LUẬN…………………………………………………….
2.KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ……………………………………..

2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
16
17
17
17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ GD & ĐT (2015) Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình
giáo dục phổ thông mới. (Tài liêu lưu hành nội bộ 3/2016).
Bộ GD&TĐ (2015) Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông sau năm 2015.”
Bộ GD & ĐT (2014) Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh- Bộ Giáo dục và Đào tạo –Vụ
Giáo dục Trung học-Chương trình phát triển Giáo dục Trung học – Hà Nội 2014
Bộ GD & ĐT (2013) Số: 1231/TB-BGDĐT Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013.
Thông báo: Kết quả hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức-công dân trong giáo
dục phổ thông Việt Nam.
Nguyễn Văn Cường (2005) Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương
tiện dạy học mới (tài liệu hội thảo tập huấn bộ GD & ĐT).
Hồ Thanh Diện (2007) Thiết kế bài giảng GDCD 11
18


7) Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Thu Hoài (2011) Đề kiểm tra theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 12.
8) PGS, TS. Vũ Hồng Tiến (2008) Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn GDCD lớp
11.
9) Về chỉ đạo đổiSỞ
mớiGIÁO
kiểm tra,
đánh
thúcTẠO
đẩy đổi
mới phương
DỤC
VÀgiá
ĐÀO
THANH
HOÁ pháp dạy học và
đánh giá hiệu quảTRƯỜNG
dạy học mônTHPT
giáo dục

công dân.XƯƠNG
(Đề dẫn của
QUẢNG
IV Vụ GDTrH tại Hội
thảo về đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp và hiệu quả dạy
học môn Giáo dục công dân do Bộ GDĐT tổ chức tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng,
ngày 20-21/4/2009)
10) Bộ GD & ĐT ( Hà Nội, năm 2017) Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên
THPT về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn
GDCD lớp 10 và 11 (lưu hành nội bộ).

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH

Người thực hiện: Trần Văn Phong
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng Xương IV
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân

THANH HOÁ NĂM 2018

19



×