Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kiểm tra vấn đáp môn giáo dục quốc phòng an ninh khối 10, nọi dung băng bó vết thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“KIỂM TRA VẤN ĐÁP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN
NINH KHỐI 10, NỘI DUNG BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG”

Người viết: Đoàn Văn Lực
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Dương Đình Nghệ
Sáng kiến kinh nghiệm môn: GDQP - AN

THANH HÓA NĂM 2017

1


MỤC LỤC
1. Mở đầu .......................................................................................................... 3
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 3
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................... 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..................................................... 4
2.2. Thực trạng vấn đề của học sinh trường THPT Dương Đình Nghệ trước khi
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .......................................................................... 4
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.............................................................. 4
2.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với học


sinh ..................................................................................................................... 4
2.3. Giải pháp ..................................................................................................... 5
2.4.Hiệu quả......................................................................................................... 9
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................10
3.1. Kết luận........................................................................................................10
3.2. Kiến nghị......................................................................................................11

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công
tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa
nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông, nhằm
rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố
nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn gặp
nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tế. Bên cạnh đó cán bộ giáo viên chuyên trách còn ít, đa phần giáo viên
kiêm nhiệm sang dạy giáo dục quốc phòng-an ninh và thể dục điều này ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm tra và học tập của học sinh.
Trong những năm qua, việc chỉ đạo kiểm tra đánh giá môn học giáo dục
quốc phòng an ninh cho học sinh khối 10 vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy
hết được vai trò của nội dung chương trình giáo dục quốc phòng an ninh của
khối 10, tính phát huy sáng tạo của học sinh chưa thực sự đạt được hiệu quả
cao.
Qua đó tôi mạnh dạn viết chuyên đề “Kiểm tra vấn đáp môn giáo dục
quốc phòng - an ninh, khối 10 nội dung băng bó vết thương”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nội dung băng bó vết thương là nội dung vừa cần thực hành, vừa cần rèn

luyện tâm lí cho học sinh. Do đó tôi lựa chọn viết đề tài này nhằm giúp học sinh
củng cố lí thuyết, thực hành tốt; hơn nữa dù không phải môi trường băng bó
thực tế, nhưng cũng phần nào giúp học sinh rèn luyện tâm lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tôi thực hiện nghiên cứu đối với các học sinh khối 10 – năm học 2016
-2017 của Trường THPT Dương Đình Nghệ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thống kê thu thập thông tin, tổng hợp, so sánh, xử lý số liệu.
- Phương pháp mô tả.
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực nghiệm ở một số lớp kết quả cho thấy kiểm tra vấn đáp môn
GDQP-AN của học sinh khối 10 nội dung Băng bó vết thương, giúp học sinh
hứng thú hơn khi học môn GDQP-AN, phát huy được tính tích cực của học sinh
trong học tập, học sinh hăng hái tham gia tập luyện để có kết quả cao nhất. Bên
3


cạnh đó thì giáo viên cũng cảm thấy hứng thú hơn khi giảng dạy thực hành môn
GDQP-AN.
Đây cũng là tiền đề cho tôi xây dựng các chuyên đề dạy học khác, theo
hướng rèn luyện tâm lí và kỹ năng cho học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công
tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa
nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông, nhằm
rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố

nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Sở giáo dục đã tổ chức hội thao giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh
THPT, đây cũng chính là hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng của học sinh
học tập môn học giáo dục quốc phòng an ninh và giáo viên giảng dạy bộ môn
này. Trong hội thao đã tổ chức kiểm tra bằng nhiều hình thức trong đó cũng có
kiểm tra lớp 10 bằng hình thức kiểm tra vấn đáp đó là nội dung băng bó vết
thương.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng, an ninh chưa đáp ứng
kịp với yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng, chưa có giáo viên
chuyên trách. Việc đào tạo giáo viên cho các trường trung học phổ thông vẫn
chưa thật sự mang tính chiến lược; chưa có phương án và giải pháp cụ thể cho
việc tạo nguồn giảng viên chuyên trách giáo dục quốc phòng trong nhà trường.
Trang thiết bị đồ dùng dạy học cũng còn hạn chế, đặc biệt là dụng cụ như
băng gạc y tế, ảnh hưởng đến chất lượng thực hành của học sinh. Địa điểm tập
luyện chưa đúng quy định. Việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ bài dạy cũng rất
khó khăn vì không có bán trên thị trường, vì vậy tôi phải tìm tòi trên mạng.
2.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với
học sinh.
Trường THPT Dương Đình Nghệ - Thiệu Hóa - Thanh Hóa là ngôi trường
có tuổi đời còn tương đối trẻ, được chuyển từ loại hình bán công sang công lập.
Do vậy chất lượng thu hút đầu vào còn thấp, đa số là các em học sinh có học lực
trung bình và yếu. Do vậy phần lớn các em chưa thật sự chịu khó trong học tập,
rèn luyện.
Điều đáng bàn ở đây là có một bộ phận giáo viên, học sinh chỉ học môn
GDQP qua loa, cho rằng đây là môn phụ, cần dành thời gian cho những môn thi
4



tốt nghiệp. Hầu hết các lớp học hiện nay đa số học sinh đều không có ý thức và
xem thường bộ môn Giáo dục quốc phòng nói chung và kiểm tra đánh giá nói
riêng, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Hơn nữa bộ môn có đặc thù riêng, đòi hỏi phải rèn luyện cả kiến thức, sức
khỏe, sức bền, tâm lí nên nếu không có giải pháp, phương pháp phù hợp khó mà
đạt được mục tiêu bộ môn.
2.3. Giải pháp
2.3.1: Một số hình ảnh về nội dung băng bó:

5

Băng bó đầu


2.3.2. Tổ chức, thực hiện
Băng bó chân
6


2.3.2.1. Khi dạy học

Trong nội dung này chúng ta có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi cho học
sinh ví dụ: Băng trán vận dụng kiểu băng nào? băng cẳng tay vận dụng kiểu
băng nào? hay em hãy phân biệt chảy máu động mạch và chảy máu mao
mạch?...vv Khi chúng ta đã kiểm tra vấn đáp thì học sinh không những nắm
vững kiến thức ở một phần mà học sinh còn nắm vững kiến thức ở nhiều phần
khác và học sinh ghi nhớ rất là lâu ví dụ khi giáo viên gọi một học sinh A lên
kiểm tra vấn đáp thì nhận xét đánh giá và cho điểm, khi học sinh A xuống thì
các bạn khác chưa kiểm tra ngay lập tức đến chỗ bạn A và sẽ hỏi là thầy hỏi câu
gì và trả lời như thế nào? Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng và mỗi câu hỏi

thì học sinh được nghe đáp án rất nhiều lần. Chính vì vậy mà học sinh nắm được
kiến thức rất là nhiều, ghi nhớ rất là lâu và ta có thể khẳng định rằng tất cả các
hình thức này đều mang lại hiệu quả cao và thiết thực. Tôi mong muốn các
trường THPT nên vận dụng hình thức kiểm tra vấn đáp này vào trong chương
trình kiểm tra.

7


2.3.2.2. Khi kiểm tra
Giáo viên cần phải thông báo cho học sinh biết trước về cách thức kiểm
tra vấn đáp. Học sinh chủ động ôn tập để kiểm tra, cụ thể trong bài học giới
thiệu về một số loại băng như băng cuộn, băng hình tam giác, băng cá nhân…,
giới một số kiểu băng ở các vị trí trên cơ thể như băng gang bàn chân, băng bàn
tay, băng mắt, băng trán, băng vai..thì sử dụng loại băng nào, băng số 8 hay băng
xoắn, giáo viên cho học sinh ôn tập thực hành băng ở một số vị trí trên cơ thể
như băng tay, băng trán, băng mắt ngoài ra còn cho hoc sinh ôn tập phân biệt
một số loại chấn thương và các hiên tượng chảy máu. Giáo viên có thể đưa ra
một số câu hỏi cho học sinh tham khảo trước ví dụ; " Băng trán vận dụng kiểu
băng nào? băng cẳng tay vận dụng kiểu băng nào? hay em hãy phân biệt chảy
máu động mạch và chảy máu mao mạch?"...

Đội hình - đội ngũ trước khi kiểm tra

8


Cách tổ chức thực hiện khi kiểm tra
Khi đến giờ kiểm tra giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị một số dụng
cụ như sau: Băng (băng cuộn, băng tam giác, băng cá nhân), gạc (từ 20-25

miếng), 1 túi cứu thương, một bàn giáo viên, một ghế, một quyển sổ, một đồng
hồ bấm thời gian. Giáo viên cho học sinh tập trung một bên, bàn giáo viên và
dụng cụ để một bên, giáo viên gọi lần lượt từng học sinh lên kiểm tra, mỗi học
sinh chỉ thực hiện trong thời gian là 1 đến 1,5 phút. Trong nội dung này chúng ta
có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi cho học sinh ví dụ: Băng trán vận dụng kiểu băng
nào? băng cẳng tay vận dụng kiểu băng nào? hay em hãy phân biệt chảy máu
động mạch và chảy máu mao mạch?...vv
Khi kiểm tra xong giáo viên phải đánh giá và so sánh cho điểm để kích
thích học sinh lần sau kiểm tra tốt hơn.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Khi kiểm tra, đánh giá môn giáo dục quốc phòng khối 10 về kiểm tra vấn
đáp thì kết quả đạt được là rất cao. Điều này thể hiện rằng khi kiểm tra vấn đáp
giúp cho học sinh nắm vững được kiến thức, để vận dụng vào thực tế. Nhìn vào
bảng ta có thể thấy được hiệu quả khi kiểm tra vấn đáp.
9


+) Kết quả khi kiểm tra bình thường:

STT

LỚP

Sĩ số

Giỏi %

Khá %

TB %


Y%

1

11B1

40

5%

65%

30%

0%

2

11B2

41

4%

76%

20%

0%


3

11B3

42

5%

55%

35%

5%

4

11B4

41

4%

66%

28%

2%

5


11B5

43

6%

64%

27%

3%

6

11B6

40

7%

53%

35%

5%

7

11B7


38

8%

72%

20%

0%

8

11B8

40

6%

64%

26%

4%

+) Kết quả khi kiểm tra vấn đáp

STT

LỚP


Sĩ số

Giỏi %

Khá %

TB %

Y%

1

11B1

40

15%

75%

10%

0%

2

11B2

41


10%

80%

10%

0%

3

11B3

42

10%

72%

18%

0%

4

11B4

41

8%


86%

6%

0%

10


5

11B5

43

7%

80%

13%

0%

6

11B6

40


9%

76%

15%

0%

7

11B7

38

10%

82%

8%

0%

8

11B8

40

10%


85%

5%

0%

Trên đây là kết quả khảo sát ở các lớp tôi giảng dạy, trước và sau khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Kết quả đã được nâng cao đáng kể, có sự
phản hồi tích cực từ học sinh. Qua trao đổi với đồng nhiệp, cũng được các đồng
chí đánh giá cao về kết quả giảng dạy theo hướng đi mới này.

11


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua thực nghiệm ở một số lớp kết quả cho thấy rẳng kiểm tra vấn đáp
môn GDQP-AN của học sinh khối 10 nội dung Băng bó vết thương học sinh
hưng thú hơn khi học môn GDQP-AN phát huy được tính tích cực của học sinh
trong học tập, học sinh hăng hái tham gia tập luyện để có kết quả cao nhất. Bên
cạnh đó thì giáo viên cũng cảm thấy hứng thú hơn khi giảng dạy thực hành môn
GDQP-AN. Mặc dù trong khuôn khổ còn hạn hẹp của một bài viết, với thời gian
và khẳ năng còn hạn chế những vấn đề tôi đưa ra mới chỉ là bước đầu, tôi hy
vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của các đồng chí trong
đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng, để sáng kiến của tôi có
hiệu quả cao hơn và môn học GDQP-AN ngày càng phát triển và hoàn thiện
hơn.
3.2. Kiến nghị
Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng là một trong những tiêu chuẩn
của người giáo viên THPT. Đối với giáo viên giáo dục quốc phòng, điều này

càng cần thiết, bởi họ không chỉ là giáo viên quân sự, có nhiệm vụ truyền thụ
kiến thức, mà còn là người giáo dưỡng cho học sinh đạo đức, hình thành lý
tưởng, chuẩn mực đạo đức cho thế hệ trẻ, tuyên truyền chủ trương, chính sách
của Đảng, của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn và
khả năng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng là
việc làm cấp bách, cần tiến hành thường xuyên. Để kiểm tra, đánh giá tốt, giáo
viên giáo dục quốc phòng trước hết phải có kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có
ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm
giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải được coi trọng. Ngoài ra, việc cập nhật
thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan
trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong phú phù hợp với quá
trình kiểm tra đánh giá
12


Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng , công việc kiểm tra phải
gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng
tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những
phương pháp kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất. Cần lưu ý rằng, để phục vụ đắc lực
cho việc nâng cao chất lượng kiểm tra, hướng nghiên cứu của các giáo viên giáo
dục quốc phòng nên tập trung trực tiếp vào hội thao giáo dục quốc phòng toàn tỉnh.
Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giáo viên
cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra theo hướng tích cực hơn nữa quá trình
học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài
liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức.
Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi phương pháp
kiểm tra của giáo viên trên lớp đã làm cho học sinh phải chú ý ngay trên lớp để
nắm kiến thức. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh phải kích thích được sự
tự kiểm tra và đánh giá của học sinh về quá trình học tập của mình. Có như vậy,
chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngoài

mục đích đánh giá về kiến thức của học sinh, phải đánh giá được kỹ năng của
học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của học sinh, việc dạy của thầy. Ở đây, có thể
sử dụng thường xuyên hơn nữa các hình thức: Kiểm tra giữa kỳ, bài tập về nhà,
viết tiểu luận ....
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc
phòng và tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật, các trang thiết bị,
phương tiện hỗ trợ công tác kiểm tra môn giáo dục quốc phòng. Bên cạnh những
mặt tích cực của giáo trình, thì nội dung chương trình, giáo trình môn giáo dục
quốc phòng nói riêng, cũng như của tất cả các bộ môn khác nói chung có phần
thiên về các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, nhiều khi nặng về quan
điểm chính trị, đôi chỗ còn hạn chế về hàm lượng khoa học. Chính vì vậy, môn
giáo dục quốc phòng còn chưa có sức thuyết phục cao đối với những vấn đề do
thực tiễn cuộc sống đặt ra. Đổi mới nội dung, chương trình môn học giáo dục
13


quốc phòng thời gian tới phải khắc phục được tối đa những hạn chế kể trên. Cần
phải lồng ghép một số nội dung môn GDQP vào các môn học khác như lịch sử,
địa lý, giáo dục công dân v.v.. để tránh chồng chéo về nội dung.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thiệu Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác!
Người viết sáng kiến

Đoàn Văn Lực


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Doãn Thuật, Lê Ngọc Cường, Nguyễn Đức Đằng, Nguyễn Minh Hiển,
Nguyễn Văn Qúy. Năm 2013 bài tập GDQP-AN lớp 10 Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam
2. Lê Doãn Thuật, Lê Ngọc Cường, Nguyễn Đức Đằng, Nguyễn Minh Hiển,
Nguyễn Văn Qúy. Năm 2014 bài tập GDQP-AN lớp 11 Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam
3. Hoàng Văn Tòng, An Tuấn Việt, Phạm Quang Oánh, Phạm Huy Chiến, Vũ
Minh, Nguyễn Xuân Tiến và Cao Xuân Quyền năm 2014 tài liệu tập huấn giáo
viên GDQP-AN Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

15



×