Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài HIĐRO SUN FUA trong chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.42 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực
2.1.2. Phương pháp đóng vai
2.1.2.1. Ưu điểm của phương pháp đóng vai
2.1.2.2. Hạn chế của phương pháp đóng vai
2.1.2.3. Cách tổ chức phương pháp đóng vai
2.1.2.4. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
2.2.2. Thực trạng học của học sinh
2.2.3. Những nguyên nhân của thực trạng dạy học Hóa Học 10 và
việc kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THPT hiện nay
2.3. Tổ chức "Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục
bảo vệ môi trường trong dạy học bài Hiđro sunfua chương trình Hóa
Học 10 THPT" ở trường THPT – Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
2.4.1.1. Kết quả định lượng


2.4.1.2. Kết quả định tính
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến đối với với bản thân, đồng nghiệp và
nhà trường
2.5. Kết luận và kiến nghị khả năng ứng dụng
2.5.1. Kết luận
2.5.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5

5
5
15
15
15
16
17
17
17
18
19


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của BCH trung
ương Đảng ngày 4 tháng 11năm 2013 bàn về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học” [1].
Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện trên cơ sở phân hoá
đối tượng, các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát
triển ở người học để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, như
tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin,
sử dụng các mô hình học tập gắn liền với thực tiễn, kết hợp giữa lớp học truyền

thống với các lớp học trực tuyến; tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ
học tập ở trên lớp, hướng dẫn việc học tập ở nhà và ở ngoài nhà trường… Giáo
viên (GV) tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện và
những tình huống nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt
động học tập, tự khẳng định năng lực của bản thân, rèn luyện thói quen và khả
năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng
đã tích luỹ được để "phát triển con người toàn diện ở nền công nghiệp 4.0"
Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đã được đưa ra và triển khai
rộng rãi. Tuy nhiên việc áp dụng thành thạo, thành công các kỹ thuật này còn
nhiều hạn chế do điều kiện vùng miền, sự chênh lệch về nhận thức của học
sinh... Chính vì vậy, một số kỹ thuật dạy học sau khi triển khai thì không được
các thầy cô áp dụng trong dạy học.
Ngày nay ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc dạy và học
môn Hóa Học – một bộ môn khoa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất rất
được coi trọng. Vì vậy, nếu người dạy không kịp thời thay đổi phương pháp dạy
theo hướng tích cực thì trở nên lạc lõng với sự thay đổi như vũ bão của nền giáo
dục thời công nghệ 4.0. Với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng
các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹ
thuật dạy học trong từng bài cụ thể sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức lý
thuyết một cách chủ động, sáng tạo và thực sự hứng thú. Điều đó sẽ tạo nên bản
sắc riêng của từng thầy cô giáo, giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất,
sâu sắc nhất, chủ động nhất.
Từ những lí do trên tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp sáng
kiến kinh nghiệm: "Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục bảo
vệ môi trường trong dạy học bài Hiđro sunfua chương trình Hóa Học 10
THPT".
2


1.2. Mục đích nghiên cứu

Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Hóa
Học 10, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học
dạy học môn Hóa Học kết hợp với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh (HS) ở trường Trung học phổ thông (THPT).
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng HS lớp 10A, 10B, 10C, 10D của
trường THPT – Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa nơi tôi đang công tác giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Hóa Học 10.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử
dụng phương pháp đóng vai trong nội dung bài 32. “Hiđro Sunfua – Lưu huỳnh
đioxit – Lưu huỳnh trioxit” kết hợp với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường theo
hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT – Dân tộc nội trú Thanh Hóa tại 4
lớp 10A, 10B và 10C, 10D tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu sáng
kiến kinh nghiệm giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết
quả thu được.[10]
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính
tích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì
giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.
Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo
viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH tích cực
3


nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ
động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng
cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong
đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng
hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.[2]
2.1.2. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Thực tế giảng dạy môn Hóa Học ở trường trung học phổ thông cho thấy
phần lớn do phòng thí nghiệm chưa đạt chuẩn, thiếu hóa chất nên sự “đầu tư”
giảng dạy chưa cao. Việc sử dụng các PPDH truyền thống càng làm cho HS cảm
thấy môn Hóa Học trìu tượng, khó hiểu, và nhiều HS ngày càng có tâm lý sợ
môn Hóa Học. Để tránh hiện tượng nhàm chán cho HS, việc mạnh dạn sử dụng
phương pháp đóng vai vào dạy học Hóa Học là rất cần thiết, đặc biệt trong
những năm gần đây với chương trình thay sách, đóng vai là phương pháp được
áp dụng khá phổ biến.

2.1.2.1. Ưu điểm của phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:
- HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ
trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
- Khích lệ sự thay đổi, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo
đức và chính trị xã hội.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các
vai diễn.
- Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá
nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm.
- Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt
động tích cực trong "vai diễn" của họ.
2.1.2.2. Hạn chế của phương pháp đóng vai
- Cần đầu tư nhiều thời gian.
- Phải nghiên cứu viết "kịch bản", lựa chọn "diễn viên", “tập diễn”...
- Đối tượng học sinh có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều.
- Số lượng học sinh nhiều hiệu quả không cao, mỗi nhóm nên dưới 15HS.
2.1.2.3. Cách tổ chức phương pháp đóng vai
Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:
- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cách
tương đối đơn giản, không quá phức tạp và quy định rõ thời gian đóng vai.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai.
- Thứ tự các nhóm đóng vai.

4


- Các HS khác theo dõi phóng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần).

Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm
nào?
- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huống
nên sự cố gắng của HS và rút kinh nghiệm.
Cách thức tiến hành có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ
Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản
Các nhóm đóng vai
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét…
Giáo viên nhận xét, kết luận
Sơ đồ: Các bước tiến hành phương pháp đóng vai
2.1.2.4. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai
- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng.
- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn hay
chọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục tiêu
dạy học.
- Giáo viên giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất tình huống.
- Tình huống nên để mở, giáo viên không cho trước “kịch bản”, lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình ttrong bài tập đóng vai để
không lạc đề.
- Nên có các biện pháp khích lệ những học sinh nhút nhát tham gia.
- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng
vai.
- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục
đích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được...[3]
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Nhìn chung, giáo viên đã có sự cải tiến đổi mới PPDH như: phương pháp
vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp

trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa
chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ sử dụng hệ thống sơ đồ
5


trong sách giáo khoa (SGK) để minh họa cho bài học mà không có thêm các sơ
đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng các
phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh
đó, việc kết hợp với ý thức giáo dục bảo vệ môi trường trong các bài giảng Hóa
Học còn ít đôi khi bị bỏ sót, các bài áp dụng chưa sinh động do tâm lý của giáo
viên sợ thiếu thời gian.
2.2.2. Thực trạng học của học sinh
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, tâm lý học sinh sợ môn Hóa Học, hoạt
động học của học sinh chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát
biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi cả lớp
trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Đặc biệt, ở các
lớp cơ bản C, D các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ môn
Hóa Học.
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Số học sinh giỏi
ít, khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn. Qua thực tế giảng dạy nếu sử dụng các
PPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng
hình… cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì
không khí học tập sôi nổi hẳn, học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. Ngược
lại, ở một số lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện,
thông báo… lớp học trở nên trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài.
2.2.3. Những nguyên nhân của thực trạng dạy học Hóa Học và việc kết hợp
với giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THPT hiện nay
Còn một bộ phận giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá
trình dạy học. Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích
cực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng

thời, giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Ở một số
trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ
môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn hoặc nếu có thì thiếu hóa chất, hóa
chất bị quá hạn sử dụng, chưa có hệ thống xử lý chất khí độc hại (như tủ hốt),…
Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học
Hóa Học hiện nay do có nhiều khối học khác nhau, khối học truyền thống trước
đây là khối A và khối B giảm đi nhiều, do vậy môn Hóa Học không được coi là
môn học chính đối với học sinh học các khối như khối C, D, A1,… vì không sử
dụng kết quả học tập để xét vào Đại học. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ
buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của học sinh.
Khi dạy Hóa Học, việc lồng ghép kiến thức ảnh hưởng của hóa chất đến
môi trường vẫn còn ít hoặc thiếu những ví dụ thực tế sinh động nên ý thức của
học sinh về sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường chưa cao.
2.3. Tổ chức "Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học bài Hiđro sunfua chương trình Hóa Học 10 THPT" ở
trường THPT – Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa

6


Phương pháp đóng vai thực hiện tại lớp 10A, 10B. Ở lớp 10C, 10D tôi dạy
theo phương pháp phát vấn, gợi mở bằng giáo án thông thường.
Các bước thực hiện: Tôi xin giới thiệu kịch bản đã được thực hiện tại lớp
10B.
Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ
Lớp 10B có 29 học sinh, chia thành 3 nhóm và phân công công việc như sau:
Nhóm 1 (10 HS) nhóm trưởng Lô Văn Phong: Phụ trách phân công thực
hiện đóng vai - dựng kịch bản.
Nhóm 2 (10 HS) nhóm trưởng Lê Thu Hương: Phụ trách soạn và trình
chiếu nội dung bài học bằng power point.

Nhóm 3 (9 HS) nhóm trưởng Nguyễn Lê Ánh Dương: Phụ trách thu thập
thông tin, hình ảnh, video… về H2S cung cấp cho nhóm 2. Viết và báo cáo kết
quả.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản.
Các nhân vật chính:
4 - 5 HS đóng vai Hiđrosunfua.
1 HS đóng vai quỳ tím.
1 HS đóng vai Công an viên.
1 HS đóng vai Oxi.
1 HS đóng vai phố trưởng.
1 HS đóng vai nhà nghiên cứu
Một số HS khác đóng vai quần chúng. Số HS còn lại của lớp ngồi quan
sát và ghi bài theo nội dung trình chiếu.
Hình ảnh, video được trình chiếu: Phóng sự “4 thợ lặn tử vong vì hít phải khí
Hidro sunfua” của đài VTC14 [4], hình ảnh học sinh khối 10 trường THPT –
Dân tộc nội trú Thanh Hóa tham gia lao động giúp nhân dân phố 5 phường Đông
Sơn dọn dẹp cống rãnh, đường phố.
Thời gian chuẩn bị bài học 1 tuần, giáo viên có kiểm tra và góp ý kịch bản trước
khi tiết học được thực hiện.
Bước 3. Các nhóm đóng vai và thực hiện kịch bản.
Giáo viên ghi đầu bài lên bảng, giới thiệu
Bài 32. HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH
TRIOXIT (Tiết PPCT: 53 + 54).
GV giới thiệu: Tiết này chúng ta học tiết PPCT 53: A. Hiđrosunfua kết hợp với
công tác giáo dục môi trường học theo phương pháp đóng vai.
Vào bài: Học sinh xem phóng sự “4 thợ lặn tử vong vì hít phải khí
Hiđrosunfua” của đài VTC14.
Tiếng vọng + còi báo động: Chúng tôi xin thông báo: Hiện nay có một nhóm tội
phạm tấn công vào khu vực dân cư mang tên Hiđro sunfua. Hiđro sunfua là chất
khí nên chúng rất manh động, có thể len lỏi khắp nơi, có mùi trứng thối, rất độc.

Nặng hơn không khí nên đi đến đâu chúng nấp lại các ngóc ngách đến đó gây

7


nhiễm độc không khí nặng nề. Xin mời các đồng chí NaOH, Oxi và các đồng chí
trưởng các bộ phận đến tại nhà văn hóa phố Hoa Sen họp khẩn cấp.
Quần chúng 1: Hiđrosunfua là gì? Chúng đến từ đâu vậy?
Quần chúng 2: Hiđro sunfua có bí danh là H2S. Chúng thoát ra từ xác động vật,
thực vật bị phân hủy. Ở một số suối nước nóng cũng có Hiđro sunfua. Ở trong
các cống rãnh… chúng tan ít trong nước và tạo ra axit sunfuhiđric.
Tại cuộc họp:
Trưởng phố: Theo chỉ đạo của cấp trên, chúng ta phải bắt được nhóm tội phạm
mang tên Hiđro sunfua. Các đồng chí có biết những thông tin gì về Hiđrosunfua
không?
Quỳ tím: Báo cáo đồng chí, Hiđro sunfua là chất khí, tan ít trong nước tạo ra
dung dịch axit sunfuhiđric là các axit rất yếu, yếu hơn cả H 2CO3 nên chúng đi
đến đâu tôi cũng không nhận ra được.
NaOH: Tuy nhiên axit sunfuhiđric là axit 2 lần axit, khi phản ứng với kiềm sẽ
tạo ra hai muối hiđrosunfua (HS-) hoặc sunfua (S2-). Do vậy, tôi có thể bắt được
chúng nếu gặp.
Quần chúng 1: Phản ứng của NaOH với H2S xảy ra như thế nào anh NaOH?
NaOH: Tùy theo tỉ lệ mol khi tham gia phản ứng.
Ví dụ: nNaOH : nH2S = 1 : 1
NaOH + H2S → NaHS + H2O
nNaOH : nH2S = 2 : 1
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O
Oxi: Từ ngày có Hiđro sunfua làm bầu không khí của tôi thật là tệ. Hiđro sunfua
chứa lưu huỳnh -2 (-2 là số oxi hóa thấp nhất của S) nên chúng có tính khử
mạnh. Do vậy, nếu dồn được chúng vào trong tù (giơ lọ ra) Oxi chúng tôi sẽ xin

một mồi lửa đốt cháy nó tạo ra S hoặc SO2.
Quần chúng 2: Phản ứng xảy ra thế nào anh Oxi ơi?
Oxi: Khi H2S cháy trong oxi thiếu hoặc dung dịch H2S để lâu trong không khí
thì:
-2
0
0
-2
2H2S + O2 → 2S↓ + 2H2O
Khi H2S cháy trong oxi dư thì:
-2

0

+4

-2

2H2S + 3O2 → 2SO2↑ + 2H2O
Phố trưởng: Còn chần chừ gì nữa, bây giờ chúng ta phân công các mũi trinh sát
đi về các hướng, nhờ sự đóng góp của người dân bắt chúng về quy án. Tuy nhiên
để bắt triệt để Hiđro sunfua, chúng ta cần phải phá vỡ chỗ ẩn nấp của chúng,
ngăn chặn các nguyên nhân sinh ra Hiđro sunfua bằng cách dọn dẹp các đống
rác, khơi thông cống rãnh. Cần phải huy động thêm lực lượng nòng cốt là đoàn
thanh niên nữa nhé.
(Cảnh Hiđro sunfua bị bắt, các hình ảnh học sinh trường THPT - Dân tộc
nội trú tỉnh Thanh Hóa đi giúp dân dọn dẹp các đống rác được đổ bừa bãi
ngoài đường, tuyên truyền người dân không vứt rác bừa bãi, hình ảnh học sinh
dọn dẹp cống rãnh ở trong khuôn viên nhà trường, ở cống rãnh ngoài đường…
được trình chiếu bằng Power point).


8


NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT –
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH THANH HÓA THAM GIA DỌN ĐƯỜNG
PHỐ, CỐNG RÃNH GIÚP NHÂN DÂN PHỐ 5

9


10


Công an viên (Do nhóm trưởng nhóm 1 Lô Văn Phong thực hiện): đọc bản luận
tội Hiđro sunfua (cũng là nội dung chính của bài) được trình chiếu trên màn hình
chiếu Power point.
Bài 32. HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT
– LƯU HUỲNH TRIOXIT
A. HIĐRO SUNFUA
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
1. Tính chất vật lý: Hiđro sunfua (H2S) là chất khí, không màu, mùi trứng thối
và rất độc. Chỉ 0,1% H2S trong không khí gây nhiễm độc mạnh. Khí Hiđro
sunfua nặng hơn không khí, tan ít trong nước (ở 20oC, 1 atm).
2. Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên, Hiđro sunfua có trong một số nước suối,
có ở khí gas, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật, nước
thải sinh hoạt và các nhà máy…
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Tính axit yếu: Hiđro sunfua tan ít trong nước tạo ra dung dịch axit rất yếu
(yếu hơn H2CO3) gọi là axit sunfuhiđric.

Axit sunfuhiđric (H2S) tác dụng với dung dịch bazơ tùy theo tỷ lệ tạo ra muối
hiđro sunfua (HS-) hoặc muối sunfua (S2-).
2. Tính khử mạnh: H2S là một chất khử mạnh.
Trong H2S chứa S-2 là số oxi hóa thấp nhất của S nên S -2 trong H2S có thể bị oxi
hóa thành S0 hoặc S+4 hoặc S+6.
Ví dụ: -2 0
-2 0
o

2H2S + O2 (thiếu
-2

0

t



)

to




2H2O + S↓
-2

+4


2H2S + 3O2 (dư)
2H2O + 2SO2↑
Tiếp cảnh:
Nhà nghiên cứu (mặc áo blu trắng): Ngồi trên bàn có bộ lắp thiết bị điều chế
H2S trong phòng thí nghiệm.
Quần chúng 3: Anh đang làm gì vậy?
Nhà nghiên cứu: Tôi đang điều chế H2S.
Quần chúng 4: H2S rất độc thì điều chế làm gì? Và điều chế như thế nào?
Nhà nghiên cứu: H2S không được điều chế trong công nghiệp vì không có
nhiều ứng dụng trong công nghiệp, chúng chỉ được điều chế trong phòng thí
nghiệm với mục đích phục vụ nghiên cứu thôi.
Trong phòng thí nghiệm, H2S được điều chế bằng cách cho FeS tác dụng với
dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng.
Quần chúng 3: Có bác nào biết viết phản ứng FeS + dung dịch HCl không nhỉ?
Một khán giả xung phong lên viết:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
Trên màn hình xuất hiện thêm mục:
11


III. ĐIỀU CHẾ H2S:
Trong công nghiệp: không sản xuất H2S.
Trong phòng thí nghiệm: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
Trưởng phố (xuất hiện): Đọc bản tuyên dương đội phá chuyên án mang tên
Hiđro sunfua và Đoàn thanh niên trường THPT – Dân tộc nội trú tỉnh Thanh
Hóa đã giúp nhân dân và nhà trường bảo vệ môi trường xanh - xạch - đẹp.
Toàn thể HS lớp vỗ tay chúc mừng các bạn đã thực hiện thành công bài học
bằng phương pháp đóng vai.
Bước 4 + 5. Công tác tổng kết, nhận xét, kết luận:
Giáo viên cho HS nhận xét và góp ý nhiệm vụ của từng nhóm, từng nhân vật sau

khi thực hiện.
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức cho HS khi có lỗi sai sót. Kiểm tra kiến thức học
sinh đã nắm được sau bài học bằng phiếu học tập và bài kiểm tra 15 phút sau tiết
học.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Viết các PTHH khi cho H2S lần lượt tác dụng với:
a. Oxi thiếu, đun nóng.
b. Oxi dư, đun nóng.
Chỉ ra vai trò các chất oxi hóa và chất khử trong từng phản ứng.
2. Viết các PTHH khi cho H2S lần lượt tác dụng với:
a. Dung dịch KOH (tỉ lệ mol 1 : 1)
b. Dung dịch KOH (tỉ lệ mol 1 : 2).
3. Khi thấy cống rãnh xung quanh nhà mình có mùi hôi, thối, mùi đó chủ yếu là
mùi của khí nào? Em cần phải làm gì để môi trường xung quanh được trong
lành?
KIỂM TRA 15 PHÚT
Chọn một phương án đúng cho các câu sau:
Câu 1. Hiđro sunfua là chất khí
A. không màu.

B. rất độc.

C. mùi trứng thối.

D. không màu, mùi trứng thối, rất độc.

Câu 2. Trong phương trình hóa học H2S + O2 → H2O + 2S, H2S có tính
A. khử mạnh.

B. oxi hóa mạnh.


C. axit yếu.

D. bazơ.

Câu 3. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch KOH có thể tạo 2 muối
A. K2SO3 và KHSO3.

B. Na2S và NaHS.

C. K2S và KHS.

D. K2SO4 và KHSO4.
12


Câu 4. Hiđro sunfua có
A. tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh

C. tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. tính axit yếu và tính khử mạnh.

Câu 5. Hidrosunfua tan trong nước tạo thành dung dịch
A. bazơ.

B. axit rất yếu.


C. axit mạnh.

D. axit trung bình.

Câu 6. Trong phản ứng hóa học H2S + Cl2 + H2O→ H2SO4 + HCl. Hệ số cân
bằng tối giản của chất oxi hóa là
A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 7. Trong phương trình phản ứng: H2S + O2 → H2O + SO2
thì tổng hệ số cân bằng tối giản của các chất tham gia phản ứng là
A. 6

B. 3

C. 5.

D. 4

Câu 8. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất
hiện, chứng tỏ:
A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra.
B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.
D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Câu 9. Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng vừa đủ với Pb(NO 3)2. Số gam kết tủa thu
được là
A. 23,9.

B. 10,2.

C. 5,9.

D. 6.

Câu 10. Cho 0,3 mol H2S đi qua dung dịch chứa 18g NaOH thu được muối
A. Na2S và NaHS

B. Na2S.

C. NaHS.

D. Na2SO3.

ĐÁP ÁN

13


1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

D
A
C
D
B
C
C
B
A
A
Giáo án tiết 53: BÀI 32: HIĐRO SUNFUA - LƯU HUỲNH ĐIOXIT LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu của H2S.
- Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh)
2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S.
- Phân biệt H2S với các khí khác.
- Tính thể tích khí H2S.
3. Phát triển năng lực
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học:
+ Tính khối lượng, số mol của các chất tham gia và tạo thành sau phản
ứng.
+ Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức
hóa học và các phép toán học.
+ Vận dụng các thuật toán để tính toán trong các bài toán hóa học.
4. Thái độ: Ý thức được sự độc hại, ô nhiễm của H2S
II. TRỌNG TÂM
Tính chất vật lý – trạng thái tự nhiên, tính chất hoá học của H2S. Nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường của học sinh.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phương pháp đóng vai; Phát vấn, gợi mở.
IV. CHUẨN BỊ
*Giáo viên
- Viết kịch bản, phân công công việc cho các nhóm.
- Hóa chất: FeS, HCl, NaOH.
- Dụng cụ: Bộ dụng cụ điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.
*Học sinh
Nghiên cứu bài 32. Phần A. Hiđro sunfua.
Nhận nhiệm vụ mà giáo viên và nhóm trưởng phân công.
Chuẩn bị trang phục phù hợp với từng vai diễn.

14



V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút áp dụng với lớp đối chứng)
- Viết PTHH điều chế H2S từ H2 và S (đk: t0)
3. Nội dung bài mới
a) Đặt vấn đề: Giới thiệu về hợp chất của lưu huỳnh
b) Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính chất vật lý – Trạng thái tự nhiên của H2S (10 phút)
xem phóng sự “4 thợ lặn tử vong vì A. Hiđro sunfua H2S
hít phải khí Hidro sunfua” của đài I. Tính chất vật lí – Trạng thái tự
VTC14.
nhiên
Em hãy nêu:
1. Tính chất vật lý:
- Trạng thái? Màu sắc mùi đặc trưng?
- Chất khí, có mùi trứng thối đặc
Tỷ khối so với KK? Tính tan trong
trưng.
nước của Hiđrosunfua? Trạng thái tự
- Rất độc và ít tan trong nước
nhiên của H2S?
- Nặng hơn KK (d = 34/29 ≈ 1,17)
Lưu ý: Về tính độc hại của H2S có ở
2. Trạng thái tự nhiên: Trong tự
khí gas, xác động vật, thực vật, nước
nhiên, Hiđro Sunfua có trong một số
thải nhà máy...

nước suối, có ở khí ga, trong khí núi
lửa và bốc ra từ xác chết của người và
động vật, nước thải sinh hoạt và các
nhà máy …
Hoạt động 2: Tính chất hoá học của H2S (20 phút)
Mục tiêu: Biết về tính axit yếu của dung dịch H2S, hiểu tính khử mạnh của
H2S
Em hãy cho biết:
2. Tính chất hoá học
- Tên gọi của axit H2S? Dung dịch a. Tính axit yếu:
của H2S trong nước?
*Dung dịch axit sunfuhiđric: Tính axit
- So sánh tính axit của H2S với axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic),
cacbonic (H2CO3)
không làm quỳ tím đổi màu.
- Có thể tạo ra 2 loại muối:

15


HS: Tính axit: H2S < H2CO3
H2S là axit mấy lần axit? Có thể tạo
ra những muối nào?
=> Viết PTHH của H2S tạo nên muối
trung hòa và muối axit.
?Trong phản ứng oxi hóa - khử, H 2S
thể hiện tính oxi hóa hay khử? Tại
sao?
HS: trả lời


- Muối trung hòa: Na2S; CaS; FeS…
- Muối axit: NaHS, Ba(HS)2...

VD: H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
b.Tính khử mạnh:
- Nguyên tử S trong H2S có số oxi hóa
thấp nhất (-2) nên H2S có tính khử
mạnh.
S-2  S0 + 2e
Trong phản ứng oxi hóa - khử, H2S có
S-2  S+4 + 6e
tính khử mạnh vì, nguyên tử S trong
*Dung dịch H2S để lâu trong không
H2S có số oxi hóa thấp nhất (-2)
khí, H2S bị O2 oxi hóa tạo ra S vẩn
?H2S tác dụng với O2 tạo sản phẩm
đục
màu
vàng.
gì?
-2
0
0
2H 2 S+ O 2 
→ 2S+ 2H 2O
HS: S-2 →S0 hoặc S+4
-Đk thường (thiếu oxi): tạo S
Đốt cháy H2S trong oxi:
- Khi đun nóng trong O2 dư tạo SO2

-2
0
0
t0
2H 2 S+ O 2 
→ 2S+ 2H 2O
O2 thiếu:
O2 dư:
-2

0

0

+4

t
2H 2 S+ 3O 2 
→ 2 S O 2 + 2H 2O

Hoạt động 3: Điều chế (10 phút)
Mục tiêu: Biết cách điều chế H2S trong phòng thí nghiệm
*HS đưa ra các điều chế H2S trong 3. Điều chế
phòng thí nghiệm
- Trong công nghiệp: Không điều chế
H2S vì H2S không có ứng dụng trong
công nghiệp.
- Trong phòng thí nghiệm:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
4. Củng cố: (5 phút) Hướng dẫn HS tóm tắt trọng tâm bài đã học:

- H2S là chất khí, rất độc mùi trứng thối. H 2S là chất khử mạnh, dung dịch
trong nước là axit yếu.
- Làm bài tập 8/139 SGK.
5. Dặn dò: HS làm các bài tập trang 138, 139 SGK. Chuẩn bị phần còn lại
cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm:
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
Bài này được dạy song song và chéo nhau với hai loại giáo án:
16


- Giáo án thực nghiệm (TN) có sử dụng phương pháp đóng vai vào soạn bài và
giảng dạy ở 2 lớp 10A, 10B – Lớp thực nghiệm.
- Giáo án đối chứng (ĐC) không sử dụng phương pháp đóng vai thực hiện ở 2
lớp 10C, 10D – Lớp đối chứng.
Những ghi nhận sau khi dạy song song ở 4 lớp 10A, 10B, 10C và 10D:
+ Về không khí lớp học:
- Ở lớp thực nghiệm 10A, 10B: lớp học diễn ra nghiêm túc, tất cả học
sinh hứng thú học tập tích cực, chủ động “đóng vai”, số lượng học sinh tham gia
xây dựng bài nhiều làm cho không khí lớp học sôi nổi, kích thích sự sáng tạo,
chủ động nên học sinh hiểu và nhớ bài tốt hơn.
- Ở lớp đối chứng 10C, 10D: lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh
chăm chú tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo
viên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như: thông báo, phát vấn,
giải thích nên quá trình làm việc thường nghiêng về giáo viên.
+ Về kết quả: Tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học
sinh bằng hệ thống câu hỏi khảo sát (Bài kiểm tra 15 phút). Kết quả như sau:
2.4.1.1. Kết quả định lượng

Bảng 1: Bảng tần suất
Lớp

Sĩ số

TN

10A
10B

28
29

1
0
0

ĐC

10C
10D

35
35

0
0

2
0

0
0
0

Số học sinh đạt điểm xi
3
4 5
6
7 8
0
0 2
5
9 6
0
0 1
4
1 6
0
0
1 8
8
8 5
0
0 8
9
9 4

9
3
4


10
3
4

4
3

1
2

Bảng 2: Bảng tổng hợp tần suất
Lớp
TN
ĐC

Tổng
số HS
10A,
57
10B
10C,
10D

70

Tổng số điểm (Phần trăm điểm đạt)
1-3
>3 - <5
5 - <7

7-8
9 - 10
0
0
12
31
14
(0%)
(0%)
(21,05%) (54,39%) (24,56%
)
0
1
33
26
10
(0%) (1,42%) (47,14%) (37,14%) (14,29%
)

Biểu đồ: So sánh tỷ lệ phân phối tần suất giữa TN và ĐC
17


Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng ở lớp thực nghiệm đạt tỷ lệ khá - giỏi
cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Đồng thời tỷ lệ điểm trung bình ở lớp đối
chứng cao hơn. Điều đó chứng minh được lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức tốt
hơn và vận dụng kiến thức tốt hơn.
2.4.1.2. Kết quả định tính
Qua quá trình phân tích bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
cùng với sự theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tôi có những nhận xét sau:

- Ở lớp đối chứng (ĐC):
+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức. Tính
độc lập nhận thức không thể hiện rõ, cách trình bày rập khuôn trong SGK hoặc
vở ghi của giáo viên.
+ Nhiều khái niệm các em chưa hiểu sâu nên trình bày chưa chính xác,
thiếu chặt chẽ.
+ Việc vận dụng kiến thức đối với đa số các em còn khó khăn, khả năng
khái quát hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.
+ Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng chưa
nhiệt tình.
Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá logic, chặt
chẽ.
- Ở lớp thực nghiệm (TN):
+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ.
+ Lập luận rõ ràng, chặt chẽ.
+ Độc lập nhận thức, có khả năng “đóng vai”, trình bày vấn đề một cách
chủ động theo quan điểm riêng, không theo nguyên mẫu SGK hoặc của giáo
viên.
Ví dụ: Ở lớp 10B học sinh Hà Thị Hà trong vai “NaOH” lưu loát, sáng tạo, em
Nguyễn Khánh Linh vai “H2S” thể hiện sắc thái khuôn mặt, biểu cảm đúng vai
phản diện. Ở lớp 10A, các em tự vào bài bằng video giới thiệu H 2S, các vai diễn
thể hiện rất tốt.
+ Đa số các em có khả năng vận dụng những kiến thức đã học và kiến thức
thực tế để vào tình huống “đóng vai”.
+ Các em tham gia “đóng vai”, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi với tinh thần
say mê, hào hứng, khiến cho bầu không khí giờ học tự nhiên, thoải mái.
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến đối với với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường
Bản thân tôi nhận thấy sau khi học bằng phương pháp đóng vai học sinh
yêu thích môn học hơn. Khi bắt đầu một tiết học Hóa Học thấy học sinh đón chờ

với một tâm trạng háo hức. Điều đó giúp giáo viên yêu nghề hơn, có động lực
thiết kế ra những bài giảng hay theo hướng hoạt động dạy học tích cực và phù
hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh như: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ
thuật XYZ, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật sơ đồ tư duy… Người giáo
18


viên thời công nghệ 4.0 giống như một người đầu bếp vậy, nếu cho ta ăn một
món ăn dù có ngon đến đâu thì ăn mãi đến một lúc nào đó cũng làm ta chán
ngán.
Tôi nhận được sự trợ giúp, đóng góp ý kiến và đồng tình rất lớn từ các
đồng nghiệp trong trường. Những giáo viên dạy bộ môn khác đã sử dụng
phương pháp này và các bạn đồng nghiệp trong tổ cùng giúp tôi xây dựng
phương pháp đóng vai đặc trưng cho môn Hóa Học dựa trên bài Hiđro sunfua
kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
Về phía nhà trường rất hoan nghênh và động viên giáo viên áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực, hỗ trợ giáo viên về mặt cơ sở vật chất, con người
để hoàn thành tốt bài giảng này. Đặc biệt là sự đóng góp rất lớn của Đoàn thanh
niên nhà trường phát động phong trào “Vì môi trường xanh – sạch – đẹp”, đưa
học sinh ra ngoài phố dọn cống rãnh, đường phố giúp nhân dân.
2.5. Kết luận và kiến nghị khả năng ứng dụng
2.5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu, tôi rút ra những kết luận chính sau:
- Trong dạy học hiện nay, việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học Hóa Học kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường theo hướng của đề tài này
có thể áp dụng rộng rãi.
- Bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài
Hidro sunfua chương trình Hóa Học 10 THPT. Nhằm phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo của học sinh.

- Hệ thống phân tích được vai trò, ưu điểm, nhược điểm và một số lưu ý
khi sử dụng phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy học Bài 32. Hiđro Sunfua Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit kết hợp với công tác giáo dục môi trường
cho học sinh.
- Xây dựng được quy trình thiết kế phương pháp đóng vai gồm 5 bước
cho đề tài.
2.5.2. Kiến nghị
Qua đề tài này tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần phát huy tối đa vai trò của phương pháp đóng vai trong dạy học Hóa
Học và kết hợp với những ứng dụng thực tiễn của bài học nhằm nâng cao hứng
thú môn học. Đặc biệt là công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả của phương pháp đóng vai trong dạy học
Hóa Học kết hợp với công tác giáo dục bảo vệ môi trường đòi hỏi giáo viên phải
có sự đầu tư thiết kế để tạo cho học sinh hứng thú, say mê đối với môn học và
học tập tốt hơn. Giáo viên cần phải có biện pháp cụ thể để học sinh rèn luyện kỹ
năng đóng vai cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức. Giáo viên thu thập thêm
những tư liệu, hình ảnh, video có liên quan đến bài học sẽ giúp bài học trở nên
sinh động hơn.

19


- Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần dành thời gian phù hợp cho việc
xây dựng kịch bản và đóng vai. Đồng thời có biện pháp kích thích những học
sinh khác tham gia chất vấn, đặc biệt những học sinh nhút nhát.
- Việc áp dụng các hiện tượng thực tiễn, áp dụng giáo dục bảo vệ môi
trường phải vào bài học phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lý
trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý của học sinh, tạo không khí thoải mái và tự
nhiên trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn cho học
sinh.
- Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là nhu cầu và cũng là xu

hướng của giáo dục thời hội nhập để rèn luyện cho học sinh khả năng tự lực
nhạy bén trong cuộc sống bao gồm các kỹ năng đặc trưng chung như:
+ Khả năng liên hệ thực tế các vấn đề vào cuộc sống.
+ Khả năng tự học.
+ Khả năng tổ chức các hoạt động tập thể của học sinh.
+ Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với hoạt động hợp tác.
Cuối cùng, tôi kính mong các quý đồng nghiệp cùng góp ý cho đề tài để
đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy bộ
môn Hóa Học.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 4 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là đúng SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Lê Thị Thanh Thủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị Quyết số 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
[2]. Trần Kiều, Bùi Phương Nga (Đồng chủ biên) (2018) - Tài liệu bồi dưỡng
giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích cực.
[3]. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng
[4]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:
- Nguồn: .
- Nguồn:
20



[5]. Nguyễn Ngọc Bảo (1996), Phát triển tính tích cực, tự lực của HS trong quá
trình dạy học, Tài liệu hướng dẫn thường xuyên chu kì 1992-1996, Bộ Giáo dục
và đào tạo, Vụ GV.
[6]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) - Sách giáo khoa Hóa
Học 10 – Nhà xuất bản giáo dục
[7]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) - Sách giáo viên Hóa
Học 10 – Nhà xuất bản giáo dục
[8]. Chuẩn “Kiến thức kỹ năng” – Môn Hóa Học lớp 10 – Nhà xuất bản giáo
dục.
[9]. Những vấn đề đổi mới giáo dục môn Hóa Học - Nhà xuất bản giáo dục.
(2010), Dạy và Học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB
ĐHSP, Hà Nội.
[10]. Hoàng Chúng (1992), Phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục, NXB
Giáo dục, Hà Nội.

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ THANH THỦY
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT - DTNT Thanh Hoá
TT Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
Kết quả Năm học
giá xếp loại đánh giá đánh giá xếp
(Phòng, Sở, xếp loại
21



Tỉnh...)
1.

Dạy bài axit Sunfuric theo
hướng tích cực hóa hoạt động Sở
học tập của học sinh.

(A, B,
hoặc C)

loại

C

2006 - 2007

22



×