Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.76 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Mục

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận

3-5

2.2.Thực trạng việc bồi dưỡng HSG ở truờng THPT.

5


2.3. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát hiện và bồi duỡng
học sinh giỏi hoá học.
2.3.1. Xây dựng, sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học hóa
học để kiểm tra đánh giá trinh độ năng lực học sinh qua các bài
kiểm tra

5-7

2.3.2. Xây dựng, sử dụng bài tập có nhiều cách giải, phát hiện
HSG qua những cách giải thông minh, sáng tạo.

7-10

2.3.3. Sử dụng và hướng dẫn HSG giải các bài tập nâng cao
thường xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi các cấp.

10-13

2.3.4. Xây dựng, sử dụng những bài tập hoá học có những nội
dung đang có nhiều tranh luận phát hiện HSG có tư duy phản biện.

13

2.3.5. Sử dụng các bài thực hành thí nghiệm hóa học nâng cao
nhằm phát triển tư duy thực nghiệm cho HSG.

14-15

2.3.6. Xây dựng, sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn nhằm phát
triển năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.


15-17

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

18
19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự
phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ
thông tin và truyền thông; với sự phổ biến của Internet và sự tiến nhanh đến nền
kinh tế tri thức… thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ có
vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, Đảng và Nhà nước ta
đã thường xuyên quan tâm đến công tác phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài
nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng; đầu tư đổi mới hệ thống
giáo dục và đào tạo cả về nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi
dưỡng nhân tài, có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học có công
trình nghiên cứu xuất sắc. Nhiều tài năng trẻ đã được bồi dưỡng và phát triển nhanh
chóng. Khối trường, lớp chuyên đã có những đóng góp rất lớn trong việc phát hiện,
bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đồng thời,
góp phần tích cực nâng cao chất lượng và thành tích của các kỳ thi học sinh giỏi
quốc gia, các cuộc thi Olympic quốc tế về toán, tin học, lý, hoá, sinh và ngoại ngữ.
Số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế ngày càng
tăng. Chính nguồn nhân lực- nhân tài đó trở thành những nhà khoa học mũi nhọn

trong từng lĩnh vực, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia.
Lĩnh vực hóa học, trong tương lai không xa nền công nghiệp hóa chất, dầu khí của
nước ta phát triển vượt bậc, nhanh chóng, nhu cầu về đội ngũ cán bộ, kĩ sư có
trình độ kĩ thuật cao trong các lĩnh vực của công nghệ hoá học không thể thiếu.
Để đáp ứng nhu cầu trên cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện và bồi
dưỡng HSG về hoá học ở trường phổ thông. Đây cũng là nhiệm vụ tất yếu trong
công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.Các thầy cô giáo bồi dướng HSG phải tự xây
dựng cho mình một phương pháp riêng để giúp học sinh vừa giỏi, vừa phát triển được
năng lực. Nhằm mục đích này cùng với mong muốn xây dựng cho mình tư liệu dạy
học, bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Xây dựng hệ thống
bài tập nhằm phát hiện và bồi duỡng học sinh giỏi hoá học ở truờng trung học
phổ thông ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
- Bài tập nhằm phát hiện học sinh giỏi môn Hoá học.
- Xây dựng, sử dụng bài tập Hóa Học Bồi dưỡng Học sinh giỏi nhằm phát triển
năng lực tư duy học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : Bồi duỡng học sinh giỏi Hóa THPT tham dự kì thi học
sinh giỏi các cấp( chủ yếu là HSG cấp tinh).


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của lí thuyết .
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo,
các đề thi học sinh giỏi Hóa các cấp các năm .
- Thực nghiệm: Từ thực nghiệm giảng dạy cho học sinh ở nhiều năm học với nhiều
lớp học sinh thông qua các bài kiểm tra qua các kỳ thi học sinh giỏi và quá trình ôn
tập cho học sinh giỏi.
2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Những phẩm chất và năng lực tư duy của một học sinh giỏi hoá học
Theo PGS. Bùi Long Biên (Đại học Bách Khoa):“Học sinh giỏi hoá học phải
là nguời nắm vững bản chất hiện tuợng hoá học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã
đuợc học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới trong các kì thi đưa ra” [1]
Theo PGS.TS. Cao Cự Giác ( Đại học Vinh): Một học sinh giỏi hoá học phải
hội đủ “ba có”
- Có kiến thức cơ bản tốt, thể hiện nắm vững kiến thức cơ bản một cách sâu sắc có
hệ thống.
- Có khả năng tư duy tốt và tính sáng tạo cao: trình bày và giải quyết vấn đề một
cách linh hoạt, rõ ràng, khoa học và tối ưu.
- Có khả năng thực hành thí nghiệm tốt: Hoá học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực
nghiệm, không thể tách rời lý thuyết với thực nghiệm. Phải biết vận dụng lý thuyết
để điều khiển thực nghiệm và từ thực nghịêm kiểm tra các vấn đề của lý thuyết,
hoàn thiện lý thuyết.
Theo các tài liệu về tâm lý học, phuơng pháp dạy học hoá học, những bài
viết về vấn đề học sinh giỏi hoá học thì những phẩm chất và năng lực tư duy mà
học sinh giỏi hoá học vần có là:
- Năng lực tiếp thu kiến thức
- Năng lực suy luận logic
- Năng lực đặc biệt
- Năng lực lao động sáng tạo
- Năng lực kiểm chứng
- Năng lực thực hành. [1]
Vì vậy, giáo viên dạy cần quan sát để phát hiện đuợc học sinh giỏi môn hoá học
từ những phẩm chất và năng lực tư duy quan trọng sau:


- Phải có kiến thức cơ bản vững vàng, sâu sắc, có hệ thống. Từ những kiến thức
cơ sđuợc, một học sinh giỏi hoá cần biết vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản

vào giải quyết các vấn đề đặt ra, biết áp dụng kiến thức cũ trong các tình huống
mới.
- Học sinh giỏi cần phải có năng lực tư duy sáng tạo. Nguời học phải biết phân
tích tổng hợp và so sánh, khái quát hoá , có khả năng sử dụng các các phuơng pháp
phán đoán mới: Quy nạp, suy diễn và loại suy.
- Kĩ năng thực hành tốt: biết nêu ra những dự đoán, lí luận cho các hiện tuợng
xảy ra trong thực tế và biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại những suy
đoán trên.
- Có năng lực suy nghĩ độc lập tự nhìn thấy vấn đề và phát hiện đuợc vấn đề ,
đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kiểm tra và đánh giá đuợc cách giải quyết của bản
thân, phản biện đuợc cách giải quyết vấn đề của nguời khác.
- Có năng lực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo, phát hiện đuợc mối quan hệ khăng
khít giữa những sự kiện có trong thực nghiệm, trong bài tập hoặc trong thực tế sản
xuất, đời sống để tìm ra phuơng pháp đúng, hợp lí, độc đáo để giải quyết vấn đề dặt
ra. [1]
2.1.2. Các thao tác tư duy trong dạy học học sinh giỏi môn hoá học truờng phổ
thông.
Để nắm vững bản chất, hiện tuợng hoá học cũng như vận dụng kiến thức giải
quyết những vấn đề mới, một học sinh đặc biệt là học sinh giỏi cần phải có năng
lực tư duy sáng tạo. Nguời học phải biết phân tích tổng hợp và so sánh, khái quát
hoá , có khả năngỷư dụng các các phuơng pháp phán đoán mới: Quy nạp, suy diễn
và loại suy.
2.1.3. Bài tập hoá học và phát triển tư duy của học sinh.
Để phát hiện học sinh giỏi và bồi duỡng học sinh giỏi môn hoá học, việc xây
dựng hệ thống bài tập có vấn đề là một khâu vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm
nhiều năm ôn luyện học sinh giỏi, tôi đã rút ra một số cách sử dụng bài tập hoá học
thông qua đó phát hiện đuợc học sinh giỏi:
- Sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học hóa học để kiểm tra đánh giá trinh độ
năng lực học sinh qua các bài kiểm tra
- Sử dụng bài tập có nhiều cách giải, phát hiện HSG qua những cách giải thông

minh, sáng tạo
- Thường xuyên tạo tình huống có vấn đề mới, lạ trong dạy học, kích thích tư duy
sáng tạo của HSG
2.1.4. Các biện pháp bồi duỡng học sing giỏi.
- Hướng dẫn HSG tìm hiểu những vấn đề khó, vượt quá chương trình THPT


- Hướng dẫn HSG giải các bài tập nâng cao thường xuất hiện trong đề thi học sinh
giỏi các cấp.
- Hướng dẫn HSG phát triển tư duy phản biện qua những nội dung hóa học đang
có nhiều tranh luận
- Hướng dẫn HSG phát triển tư duy thực nghiệm qua các bài thực hành thí nghiệm
hóa học nâng cao
- Hướng dẫn học sinh rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực
tiễn
2.2.Thực trạng việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở truờng THPT.
“Bồi dưỡng nhân tài” nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học nói
riêng là nhiệm vụ tất yếu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bởi đội ngũ
HSG này trong tuơng lai sẽ là lực luợng nòng cốt xây dựng và phát triển đất nuớc.
Tuy nhiên công tác bồi dưõng học sinh giỏi đặc biệt ở các truờng phổ thông nông
thôn còn nhiều khó khăn:
- Chưa có tài liệu bồi duỡng học sinh giỏi chính thống, kiến thức rộng
- Phụ huynh học sinh chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của việc bồi duỡng học
sinh giỏi
- Điểm xuất phát của học sinh còn thấp, đối tuợng học sinh hội đủ các phẩm chất và
năng lực của một học sinh giỏi hoá còn rất ít.
Đây cũng là trăn trở của mỗi giáo viên khi đứng đội tuyển, vì vậy tôi mạnh dạn nêu
lên một số kinh nghiệm phát hiện và bồi duỡng học sinh giỏi môn Hoá học.
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát hiện và bồi duỡng học sinh giỏi hoá
học.

2.3.1. Xây dựng, sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học hóa học để kiểm tra
đánh giá trinh độ năng lực học sinh qua các bài kiểm tra
- Tuyển chọn và xây dựng một số bài tập có các câu hỏi chứa 4 mức độ nhận thức
biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo trong đó chú trọng các mức độ vận dụng và sáng
tạo.
- Sử dụng các bài tập này trong dạy học cũng như các bài kiểm tra định kì, chọn
và sàng lọc đội tuyển.
- Phân tích đánh giá từng bài kiểm tra của các em để phân loại và tuyển chọn các
em thường xuyên trả lời được các câu hỏi ở mức độ vận dụng và sáng tạo vào đội
tuyển.
Ví dụ 1: Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu hính electron: 1s 22s22p63s23p64s2
1 Nêu vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của nguyên tố X trong BTH


2. X là nguyên tố gì? (kim loại, phi kim hay khí hiếm). Xu hướng của X trong các
phản ứng hoá học là gì ?
3. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang
điện của X là 30 hạt. Xác định vị trí của Y trong BTH, giải thích
4. Trong tự nhiên Y có 2 đồng vị 35Y và 37Y có thành phần phần trăm về số nguyên
rử lần lượt là 75% và 25%. Tính % về khối lượng của 35Y trong KYO3
( Cho nguyên tử khối K = 39, Y= 35,5, O=16)
Phân tích bài tập
1. Mức độ biết
Từ cấu hình X có Z = 20
Vị trí của Xtrong BTH: ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA
2. Mức độ hiểu
X là kim loại vì có 2 e ở lớp ngoài cùng
X có xu hướng nghường e trong các phản ứng hoá học để tạo thành ion dương
có cấu hình bền vững giống khí hiếm: X → X2+ + 2e
3. Mức độ vận dụng

Ta có phương trình: 2ZY – 2ZX = 30→ ZY = 35
Y (Z =35):1s 22s22p63s23p63d10 4s24p5
Vị trí của Y trong BTH: ô thứ 35 vì Z = 35
Chu kì 4 vì có 4 lớp e
Nhóm VIIA vì nguyên tố p và có 7 e lớp ngoài cùng
4. Mức độ sáng tạo
Gỉa sử số mol của KYO3 là 1 mol → số mol của Cl là 1 mol → số mol của 35Y
0,75.35

là 0,75 mol→ % m35Y = 39  35,5  3.16 21,43%
Ví dụ 2: Sản xuất amoniac trong công nghiệp theo phương trình phản ứng sau
��
� 2NH3 (k)
( điều kiện thích hợp): N2(k) + 3H2(k) ��


1.Xác định sự thay đổi số oxihóa của các nguyên tố trong phản ứng trên?
2.Phản ứng trên có phải phản ứng oxihóa khử hay không ?
3.SO2 sinh ra từ quá trình sản xuất công nghiệp là chất độc hại cho môi trường ,có
cách nào để loại bỏ NH3 trong không khí.
4.Để diều chế được 1 tấn NH 3 cần bao nhiêu m 3 không khí biết N 2 chiếm 80% thể
tích không khí, hiệu suất của phản ứng đạt 45%


��
� 2NH3 (k) có Kp = 1,64
5. Tại 4000C, P = 10atm phản ứng N2(k) + 3H2(k) ��

104. Tìm % thể tích NH3 ở trạng thái cân bằng, giả thiết lúc đầu N2(k) và H2(k) có
tỉ lệ số mol theo đúng hệ số của phương trình.[4]


Phân tích bài tập:
1. Mức độ biết: HS xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng
-3
+1
N20(k) + 3H20 (k) ��
��
� 2N H3 (k)


2. Mức độ biết:
HS dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố kết luận phản ứng trên là
phản ứng oxi hóa- khử.
3.Mức độ hiểu: Vì NH3 có tính bazo nên phun HCl thì NH 3 tác dụng với HCl tạo
thành muối amoni NH4Cl
4. Mức độ vận dụng:
��
� 2NH3 (k)
N2(k) + 3H2(k) ��


22,4 m3

34 kg

?

1000kg

1000.22,4.100.100

VKK 
1830 m3
34.80.45

5. Mức độ sáng tạo:
PN

nN

1

2
2
Theo PTHH: P  n  3  Theo gt: P NH3 + P N2 + P H2 = 10
H2
H2

 P NH3 + 4P N2 = 10
Và Ta có: Kp =

(PNH )2
3

3

(PN )(PH )
2

2


=

(PNH3 )2

3

(PN2 )(3PN2 )

= 1,64 104 

PNH

3

(PN )2

 6,65102.

2

Giải pt cho: 6,65 102(P N2 )2 + 4P N2  10 = 0  P N2 = 2,404 và P N2 =  62,55
<0
Vậy, P N2 = 2,404  P NH3 = 10  4P N2 = 0,384 atm chiếm 3,84%
2.3.2. Xây dựng, sử dụng bài tập có nhiều cách giải, phát hiện HSG qua
những cách giải thông minh, sáng tạo
Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải, trong đó có cách giải
hay, nhanh và sáng tạo ít nhất là 2 cách trong đó có cách giải nhanh, sáng tạo.
Thông qua đó phát hiện được những học sinh có khả năng sáng tạo trong cách
giải.



Ví dụ 1: Cho 11,2(g) Fe tan hoàn toàn vào dung dịch chứa x (mol) HNO 3. Sau
phản ứng thu được dung dịch Y chứa 37,24 (g) muối ( không có NH 4NO3) và V (lít)
khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tìm x và V
Lời giải:
Cách 1: Cách giải thông thường
Vì muối này chưa thể biết là muối sắt (II) hay muối sắt (III) hoặc cả 2 loại nên
thông thường học sinh sẽ xét các trường hợp rồi loại dần:
Fe0   Fe+2 + 2e

+ Nếu lên muối sắt (II) ta có :

0,2mol

0,2

0,4 mol

Vậy mmuối sắt (II) = 0,2 .180 = 36 (g) loại
+ Nếu là muối sắt (III) tương tự ta có: Fe0   Fe+3 + 3e
mmuối sắt (III) = 0,2.242 = 48,4(g) Loại
Vậy đó là hỗn hợp muối sắt (II) và muối sắt (III):
Gọi số mol Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 lần lượt là a và b.
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: a + b = 0,2
Khối lượng muối là :

180a + 242b = 37,24
 a  0,18mol
 b  0,02mol


Giải hệ phương trình ta có 

Ta lại có quá trình nhường nhận e : Fe0   Fe+2 + 2 e
0,18mol

0,36mol

Fe0   Fe+3 + 3 e
0,02mol

0,06mol

N+5 + 3e   N+2
Áp dụng bảo toàn e ta có nNO =

0,36  0,06
= 0,14mol.  V = 3,136 (lít)
3

Áp dụng bảo toàn nguyên tố N ta có x = nHNO 3 = 0,14 + 0,36+0,06 = 0,56
Cách 2: Cách sử dụng phương pháp số oxi hóa trung bình
Ta có quá trình tổng quát:

Fe0   Fe+ n + n e
0,2mol

0,2 n (mol)

N+5 + 3e   N+2
0,2 n


0,2n
3

Theo bảo toàn nguyên tố Fe ta có nFe = nmuối = 0,2mol.


Hay muối có dạng: Fe(NO3) n có khối lượng là: 0,2( 56 + 62 n ) = 37,24.  n = 2,1
Vậy số mol của NO là :

0,2n
= 0,14 mol  V = 3,136 (lít)
3

Áp dụng bảo toàn nguyên tố N có : x = nHNO 3 = 0,2 n + 0,14 = 0,56 (mol)
Cách giải thứ 2 nhanh hơn, tổng quát hơn thể hiện sự sáng tạo
Ví dụ 2: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch
H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn
và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO 3, khi các
phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và
khối lượng muối trong dung dịch là
A. 0,224 lít và 3,750 gam.
C. 0,112 lít và 3,865 gam.

B. 0,112 lít và 3,750 gam.
D. 0,224 lít và 3,865 gam. [5]

Giải:
Cho hỗn hợp (Fe, Cu và Al ) tác dụng với dung dịch H2SO4 0,1M
nH 2 


0, 448
 0, 02mol � nH   0, 04  nH  ban đầu → H+ dư→ Fe và Al phản ứng hết
pu
22, 4

→ chất rắn sau phản ứng chỉ có Cu →mCu =0,32 gam→nCu =

0,32
 0, 005mol
64

Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là x, y
Al0 → Al3+ + 3e

2 H+ + 2.1e → H2

x

0,04

3.x mol

0,04

0,02 mol

Fe0 → Fe+2 + 2e
y


2.y mol
 x 0,01
 27.x  56. y 0,55
→
 3.x  2. y 0,04
 y 0,005

Ta có hệ phương trình: 

Hỗn hợp sau phản ứng gồm : Cu, Fe2+, Al3+, SO42-, H+. Cho tiếp NaNO3 vào thì Cu,
Fe2+ bị oxh bởi NO3-/H+ .Do tính khử của Cu > Fe2+ nên Cu bị oxh trước
Cách giải thông thường
Cách 1: Viết pt ion thu gọn:
3 Cu + 8 H+ + 2 NO3- → 3 Cu2+ + 4 H2O + 2 NO
nbđ

0,005

0,02

0,005

npư

0,005

1/75

1/300


ndư

0

1/150 1/600

1/300


Lập tỉ lệ:

0,005 0,005 0,02


nên Cu phản ứng hết, H+ và NO3- dư
3
2
8

Có phản ứng sau xảy ra:
3Fe2+ + 4 H+ + NO3- → 3Fe3+ + 2 H2O + NO
0,005

1/150 1/600

lập tỉ lệ ta có:

0,005/3

0,005

1
1


→ Fe2+ , H+ , NO3- phản ứng vừa đủ với nhau
3
150.4 600

Vậy: NNO = 1/300 + 0,005/3 = 0,005 mol → VNO = 0,112 (lít)
Dung dịch sau phản ứng gồm : Cu2+ , Fe3+, Al3+, SO42-, Na+
Khối lượng muối thu được: 0,87 + 0,03.96 + 0,005.23 = 3,865 gam
Cách 2: áp dụng định luật bảo toàn e
Cu0 → Cu+2 + 2 e

4H+

0,005

0,02

0,01

� NO + 2H2O
+ NO3- +3 e ��

0,005 0 015

0,005

Fe+2 → Fe+3 + 1e

0,005

0,005

Vậy ne nhường max = ne nhận max = 0,015 mol → ne trao đổi = 0,015 mol
VNO = 0,112 (lít)
Dung dịch sau phản ứng gồm : Cu2+ , Fe3+, Al3+, SO42-, Na+
Khối lượng muối thu được: 0,87 + 0,03.96 + 0,005.23 = 3,865 gam → Đáp án C
Cách giải thứ hai hay và sáng tạo và tổng quát hơn cách 1
2.3.3. Sử dụng và hướng dẫn HSG giải các bài tập nâng cao thường xuất hiện
trong đề thi học sinh giỏi các cấp.
- Lựa chọn, hướng dẫn học sinh giải các bài tập nâng cao thường xuất hiện trong
đề thi học sinh giỏi các cấp.
- giáo viên nghiên cứu đề thi học sinh giỏi các năm để phân dạng những bài tập
thường có trong đề thi.
- giáo viên siêu tầm, tổng hợp những bài tập cùng dạng từ các nguồn tài liệu khác
nhau ( tập đề học sinh giỏi các năm, tài liệu nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi… )
và hướng dẫn học sinh cách giải tổng quát, những biến dạng có thể có, những sai
lầm thường gặp của học sinh…sau đó học sinh áp dụng làm các bài tập cụ thể
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động học của học sinh.
Ví dụ 1: Trong đề thi học sinh giỏi thường có bài toán về HNO 3, giáo viên siêu
tầm tổng hợp và phân dạng các bài toán nâng cao về HNO 3 và hướng dẫn học sinh


giỏi giải các bài toán cụ thể ( giáo viên lưu ý cachs giải hay, sáng tạo đồng thời
chú ý những sai lầm HS thường mắc phải...). Ví dụ:
1. Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO 3.
Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai
hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được
122,3 gam hỗn hợp muối. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng. [6]

Huớng dẫn giải:
Z không màu => không có NO2.
Các khí là hợp chất => không có N2.
=> Hai hợp chất khí là N2O và NO.

�n N O  0,1mol
�n N2O  n NO  4, 48 / 22, 4
�� 2
�n NO  0,1mol
�44.n N2O  30.n NO  7, 4

Theo đề ta có: �

Hỗn hợp muối gồm Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Al(NO3)3 và có thể có NH4NO3.
Gọi số mol của NH4NO3 là x mol (x �0).
Ta có các quá trình nhận electron:
10H+ + 2NO3- + 8e � N2O + 5H2O
1

0,1

0,5

(mol)

4H+ + NO3- + 3e � NO + 2H2O
0,4

0,1


0,2

(mol)

10H+ + 2NO3- + 8e � NH4NO3 + 3H2O
10x

x

3x (mol)

=> n HNO  n H 1, 4  10x(mol) ; n H O  0, 7  3x(mol)
3



2

Theo phương pháp bảo toàn khối lượng ta có:
m kimloai  m HNO3  m muoi  m Z  m H2O

<=> 25,3 + 63(1,4+10x) = 122,3 + 7,4 + 18(0,7+3x) => x=0,05
=> nHNO3 = 1 + 0,4 + 10.0,05 = 1,9 mol.
2. Hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Mg, Zn, Al. Khi hoà tan hết 7,539g A vào 1lít
dung dịch HNO3 thu được 1lít dung dịch B và hỗn hợp khí D gồm NO và N2O. Thu
khí D vào bình dung tích 3,20lít có chứa sẵn N 2 ở 00C và 0,23atm thì nhiệt độ trong
bình tăng lên đến 27,30C, áp suất tăng lên đến 1,10atm, khối lượng bình tăng thêm
3,720g. Nếu cho 7,539g A vào 1lít dung dịch KOH 2M thì sau khi kết thúc phản
ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 5,718g. Tính thành phần phần trăm khối lượng
mỗi kim loại trong A. [7]

Hướng dẫn:


Giả sử trong 7,539 A có ( Mg: x mol; Zn: y mol; Al: z mol)
Phương trình hoà tan:
3M + 4n HNO3  3M (NO3)n + nNO + 2nH2O (1)
8M + 10n HNO3  8 M(NO3)n + nN2O  + 5n H2O (2)
với Mg: n = 2, Zn: n = 2, Al: n = 3 ( có thể viết từng phản ứng riêng biệt)
- Tính tổng số mol hỗn hợp khí C:
Nếu đưa toàn bộ bình khí (chứa hỗn hợp C và N2) về 00C thì áp suất khí là:
p tổng =

1,1 atm. 273,15 K
1,00 atm
300,45 K

pc = 1 atm - 0,23 atm = 0,77 atm
0,77 atm. 3,2 L
0,11 mol
nc = 0,08205. L.atm . 273,15 K
K .mol

+ Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp C:
0,11 mol C

NO : a mol

3,720 g

N2O: b mol


a + b = 0,11 mol

a = 0,08 mol NO

30 a + 44 b = 3,720g

b = 0,03 mol N2O

+ Số electron do NO3- nhận từ hỗn hợp A:
NO3- + 3e  NO
0,24 mol  0,08 mol

0,24 + 0,24 = 0,48 mol electron

2NO3- + 8e  N2O
0,24 mol  0,03 mol
+ Số electron do A nhường:
2x + 2y + 3z = 0,48 (mol electron )
+ Khi cho 7,539 A vào 1 lít dung dịch KOH 2M
Zn + 2KOH  K2ZnO2 + H2 
2Al + 2KOH + 2H2O  2KAlO2 + 3H2
+ Biện luận dư KOH:
7,539 g

7,539 g

nAl < 26,98 g / mol 0,28 mol nZn < 65,38 g / mol 0,12 mol
nKOH = 2 mol > 0,28 mol


dư KOH


+ Độ giảm khối lượng dung dịch: y (65,38 – 2,016) + z (26,98 -3,024) = 5,718
+ Từ đó có hệ phương trình đại số:
24,30 x + 65,38 y + 26,98 z = 7,539

x = 0,06 mol Mg

2x

y = 0,06 mol Zn

+ 2y

+ 3z

= 0,48

63,364 y + 23, 956 z = 5,718 →

z = 0,08 mol Al

Thành phần khối lượng A:
Mg : 0,06 mol x 24,30g/ mol = 1,458g  19,34 %
Zn : 0,06 mol x 65, 38 g/mol = 3,9228  52, 03 %
Al : 0,08 mol x 26,98 g/mol = 2,1584g  28,63 %
2.3.4. Xây dựng, sử dụng những bài tập hoá học có những nội dung đang có
nhiều tranh luận phát hiện HSG có tư duy phản biện
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi, suy luận để đưa ra những chứng kiến của mình đối

với những nội dung hoá học đang có nhiều tranh luận
- Giáo viên đưa ra những bài toán hoặc những vấn đề còn nhiều tranh luận theo
các hướng khác nhau cho học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân về các nội
dung đó
-Giáo viên phân tích và cùng học sinh tìm ra bản chất của vấn đề và chốt lại nội
dung kiến thức.
Ví dụ: So sánh nhiệt độ nóng chảy của HF và H 2O
Có ý kiến cho rằng: hai chất rắn đó phải có nhiệt độ nóng chảy xấp xỉ nhau
Lại có ý kiến khác: HF có nhiệt độ nóng chảy phải cao hơn của nước (vì HF
momen lưỡng cực lớn hơn,phân tử khối lớn hơn, liên kết hidro bền hơn).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy

tnc0 ( H2O )  00 C

>

tnc0 ( HF )  8300 C

* Giải thích:
Mỗi phân tử H-F chỉ tạo được 2 liên kết hidro với 2 phân tử HF khác ở hai bên
H-F…H-F…H-F. Trong HF rắn các phân tử H-F liên kết với nhau nhờ liên kết
hidro tạo thành chuỗi một chiều, giữa các chuỗi đó liên kết với nhau bằng lực Van
der Waals yếu. Vì vậy khi đun nóng đến nhiệt độ không cao lắm thì lực Van der
Waals giữa các chuỗi đã bị phá vỡ, đồng thời mỗi phần liên kết hidro cững bị phá
vỡ nên xảy ra hiện tượng
nóng chảy.Mỗi phân tử H-O-H có thể tạo được 4 liên kết hidro với 4 phân tử khá
H2O c nằm ở 4 đỉnh của tứ diện. Trong nước đá mỗi phân tử liên H 2O kết với 4
phân tử H2O khác tạo thành mạng lưới không gian 3 chiều. Muốn làm nóng chảy
nước đá cần phải phá vỡ mạng lưới không gian 3 chiều với số lượng liên kết hidro
nhiều hơn so với ở HF rắn do đó đòi hỏi nhiệt độ cao hơn.[8]



2.3.5. Sử dụng các bài thực hành thí nghiệm hóa học nâng cao nhằm phát
triển tư duy thực nghiệm cho HSG
- Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên ngoài các vấn đề học lý thuyết, giáo
viên cần tăng cường hệ thông các bài tập thực nghiệm và thực hành hoá học đặc
biệt chú trọng những thí nghiệm phát huy được tốt nhất khả năng tư duy của học
sinh. Ngoài ra giúp bài thực hành thí nghiệm giúp HS hình thành thế giới quan
khoa học đúng đắn và niềm tin vào khoa học
- Giáo viên xây dựng và tuyển chọn lồng ghép hệ thống các TNHH và BTTN Hóa
học một cách có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Qua đó giúp học sinh phát
triển tư duy, nâng cao kĩ năng thực hành, thí nghiệm, kĩ năng phân tích, tổng hợp,
so sánh, khái quát.
- Sau khi làm thí nghiệm giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức và kĩ
năng thực hành, giải thích thích kết quả thí nghiệm so sánh với lý thuyết
Ví dụ : Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm từ các
chất ban đầu là MnO2 và dung dịch HCl đậm đặc
(1)

Cl2
(2)

Hỏi:

Hình
1

(6)

(3)


(4)

(5)

1.Phễu (1), bình cầu (2) phải chứa những chất nào?
2.Trong sản phẩm khí thu được thường lẫn những tạp chấp nào (trừ không khí)?
3.Bình (3), (4) là các bình chứa các dung dịch để hấp thụ tạp chất, những chất chứa
trong các bình (3), (4) thường là những chất nào?
4.Nhúm bông (6) bịt trên miệng bình tam giác (5) thường được tẩm dung dịch gì?
5.Nếu hệ thống không được kín, một lượng nhỏ khí clo thoát ra và làm ô nhiễm
phòng thí nghiệm. Chọn một hóa chất của phòng thí nghiệm để làm sạch khí clo?
Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa?
6.Trong thực tế, ta có thể thu hồi MnO 2 từ vật liệu phế thải nào? Hãy trình bày cách
thu hồi MnO2 từ vật liệu phế thải đó? [9]


HDG :
1. Phễu 1: Dd HCl Bình cầu: MnO2.

2.Tạp chất HCl và hơi nước.

3.Các chất lần lượt: dd NaCl , H2SO4 đặc

4.Tẩm dd NaOH

5.Khí NH3 8NH3 dư + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
2.3.6. Xây dựng, sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực
vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Hoá học là bộ môn thực nghiệm đòi hỏi nguời học phải biết dùng kiến thức lý thuyết giải

thích các vấn đề của thực tiễn. Giáo viên xây dựng và tuyển chọn lồng ghép hệ thống
các bài tập này nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, học đi đôi với
hành, luôn đặt ra câu hỏi vì sao truớc những vấn đề thực tiễn và khao khát chinh
phục nó.
Ví dụ 1:“Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?

Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối.
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axít là
hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Khí thải công nghiệp và khí thải
của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO 2, NO, NO2,…Các khí
này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có
trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit
là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa
axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào
hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy
yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng
xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các
nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca),magiê (Mg),... làm suy thoái


đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ
chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit
còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ
các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng,
các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần

chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

[3]

Ví dụ 2: Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ?

Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất
Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng:
��
� Ca5(PO4)3OH (1)
5Ca2+ + 3PO43- + OH- ��


Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu
răng.
Sau các bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo
thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường
cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:
H+ + OH- → H2O
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo
chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau
khi ăn.
Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F- tạo điều kiện
cho phản ứng sau xảy ra:
5Ca2+ + 3PO43- + F- → Ca5(PO4)3F
Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH

Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men răng
theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH) 2, chứa các ion Ca2+ và OH- làm
cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận. [2]


Ví dụ 3:“Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết ?
Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc
chuột là gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước
uống thì chuột chết mau hay lâu hơn ?
Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất
mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước. Khi đó:
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑
Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH 3 thoát ra nhiều → chuột càng nhanh
chết. Nếu không có nước chuột sẽ lâu chết hơn.[3]
MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Cho nguyên tử nguyên tố X có Z=18
1.Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X
2.Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố Y và T biết Y 2+ và T- có cấu hình e
giống X
3.Viết cấu hình e của các nguyên tố có lớp e ngoài cùng giống với lớp e ngoài
cùng của Y
4.Hợp chất A tạo bởi các ion thuộc 2 nguyên tố hóa học có cấu hình như cấu hình
nguyên tố X.Trong 1 phân tử A có tổng các hạt proton ,nơtron,electron là 164.Xác
định công thức phân tử của A. [10 ]
Bài 2: Ở 500C và dưới áp suất 0,344 atm độ phân ly  của N2O4 (k) thành NO2(k)
bằng 63%. Xác định Kp; Kc; Kx. [9 ]
Bài 3: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na 2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào
nước, thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam
Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO 2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết

tủa. Tính giá trị của m. [ ]
Bài 4: Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2 và Cu2S tan vừa hết trong 0,41 mol H2SO4 đặc
nóng, sinh ra 0,365 mol khí SO2 và dung dịch A. Nhúng một thanh Fe nặng 50 gam
vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Fe ra làm khô, cân
nặng 49,8 gam và còn lại dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch
HNO3 đặc dư thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch D. Xác định
phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong dung
dịch có thể thu được.[11]
Bài 5:
a. Trong công nghiệp, để điều chế CH3COOH người ta chưng gỗ trong điều kiện
không có không khí ở 400-5000C, được hỗn hợp lỏng gồm: H 2O, CH3COOH,


CH3OH, CH3COCH3 và hắc ín. Thực tế người ta đã dùng cách nào để thu được
CH3COOH?
b. Vẽ sơ đồ điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm từ MnO 2 và dung dịch HCl
đặc. Nêu tên, vai trò của từng chất trong phương trình điều chế clo, tên dụng cụ
trong sơ đồ. Viết các phương trình hóa học xảy ra chủ yếu theo sơ đồ đã vẽ.[12 ]
Bài 6:
1. Hãy giải thích tại sao những người có thói quen ăn trầu thì răng luôn chắc
khỏe?
2. Thời kỳ Phục hưng, các bức họa của các danh họa được vẽ bằng bột “trắng
chì” (có chứa PbCO3.Pb(OH)2). Qua một thời gian, các bức họa bị ố đen không còn
đẹp như ban đầu. Hãy giải thích hiện tượng trên. Để phục hồi các bức họa đó cần
dùng hóa chất nào? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa. [ 13]
Bài 7: Hãy giải thích tại sao:
1. Trong quá trình sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng những thùng có miệng
rộng, đáy nông và phải mở nắp?
2. Người đau dạ dày khi ăn cháy cơm (cơm cháy vàng) thấy dễ tiêu hơn ăn cơm?
3. Khi nhai kỹ cơm sẽ có vị ngọt? [13]

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân đúc rút được trong quá trình công tác,
từ sự học hỏi đồng nghiệp, từ thực tiễn dạy và học môn hoá học ở truờng THPT
Hoằng Hoá 3.
Đề tài có tính thực tiễn rất cao, đã đuợc sử dụng để phát hiện, sàng lọc đội
tuyển học sinh giỏi và bồi duỡng học sinh giỏi theo định hướng phát triển năng lực
tư duy học sinh: Năng lực tiếp thu kiến thức, Năng lực suy luận logic, Năng lực đặc
biệt, Năng lực lao động sáng tạo, Năng lực kiểm chứng, Năng lực thực hành.
Áp dụng các biện pháp trên, bản thân và các đồng nghiệp không còn băn
khoăn khi chọn học sinh vào đội tuyển môn Hoá học. Thực tế chúng tôi đã chọn
đuợc những học sinh thực sự có có năng khiếu bộ môn hoá học, có niềm say mê và
tâm huyết. Hơn nữa, chúng tôi đã xây dựng đuợc hệ thống bài tập, chuơng trình ôn
luyện học sinh giỏi một cách hệ thống phát huy đuợc năng lực của học sinh.
Vì vậy, khi chọn đúng đối tuợng, học sinh học tập tích cực hơn thực sự muốn
khám phá tri thức Hoá học, chất luợng đội tuyển ngày càng nâng cao. Kết quả thi
HSG cấp tỉnh đã đạt đuợc một số thành tích như sau:

Năm học

Phuơng pháp thực

kết quả


nghiệm
2010-2011 Chưa vận dụng các biện
pháp trên

Có 3 giải kk cấp tỉnh


2012-2013 Áp dụng hệ thống bài tập
trong đề tài

Có 2 gải nhì, 4 giải ba, 3 giải kk

2014-2015 tiếp tục áp dụng hệ thống bài Có 1 giải nhì, 1 gải ba, 2 giải kk
tập trong đề tài
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết
của mình về hiệu quả của việc vận dụng hệ thống các các bài tập nhằm phát hiện và
bồi duỡng HSG môn hoá học THPT
* Theo kết quả điều tra:
-Về phía HS: HS thích học môn hóa học hơn, những tiết học luyện tập, ôn tập kiến
thức lôi cuốn HS hơn và các hoạt động tư duy vừa sức được tăng lên làm cho HS
hứng thú hơn, chống lại thói quen lười biếng trí tuệ trong giờ học.
-Về phía GV: Sử dụng hệ thống các các bài tập nhằm phát hiện và bồi duỡng HSG
môn hoá học THPT, GV chọn đuợc một cách chính xác những học sinh có năng
khiếu bộ môn hoá học. Đồng thời, năng lực tư duy của học sinh giỏi đuợc phát
triểm một cách rõ rệt. Học sinh vận dụng một cách chủ động, sáng tạo những kiến
thức giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đồng thời giải quyết những vấn đề
mới nảy sinh.
* Thông qua quan sát tiến trình dạy học trên lớp: Các bài tập xây dựng như trên
luôn kích thích học sinh đặc biệt là học sinh giỏi không ngừng tìm tòi tìm ra cách
giải nhanh, sáng tạo tạo ra không khí học tập hứng khởi. Giáo viên đưa ra nhiều câu
hỏi về các vấn đề mới, vấn đề mang tính thực tiễn cho HS gây hứng thú hơn trong
học tập. Hoạt động nhận thức của HS được nâng cao, lôi cuốn HS tham gia xây
dựng bài.
* Thông qua bài kiểm tra: Bài kiểm tra được tiến hành sau khi HS học xong bài,

bao gồm bài tập định tính và bài tập định lượng. Kết quả cho thấy việc sử dụng hệ
thống bài tập như trên nâng cao rõ rệt kết quả học tập của học sinh phù hợp với
hình thức thi trắc nghiệm.
3.2. Kiến nghị
Trên đây là những kinh nghiêm tôi đúc rút được trong quá trình giảng dạy.
Rất mong đây sẽ là tài liệu tham khảo cho HS và đồng nghiệp. Rất mong được sự
đóng góp chân thành của đồng nghiệp.


Tôi mong rằng Sở giáo dục có chương trình thảo luận các SKKN đã đạt giải
trong năm học để giáo viên trong toàn tỉnh được tham khảo từ đó có thể vận dụng
vào bài giảng của mình. Dồng thời đưa các SKKN hay lên các trang wed của Sỏ để
giáo viên trong tỉnh tham khảo và áp dụng vào công tác nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết đề tài

Lê Thị Loan

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. PGS-TS. Cao Cự giác – Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học THPTNXB ĐH Vinh


[2]. SGK Hoá họcp 11 nâng cao- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

[3]. Bùi Thanh Huyên, truờng THPT Lê Trung Đình, Quảng Ngãi “ Vận dụng kiến
thức hoá học để giải thích các hiện tuợng trong tự nhiên và cuộc sống ”- SKKN
năm học 2009-2010
[4]. Đề xuất casio
[5]. Đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2011 khối A
[6]. Đề thi HSG tỉnh Nghệ An Bảng A năm học 2012-2013
[1]. Đề thi chọn HSG quốc gia - lớp 12 THPT năm 2017
[8]. PGS-TS. Cao Cự giác - Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hoá học- tập 1- hoá
học vô cơ- NXBGD
[9]. Đề thi chọn đội tuyển HSG Vĩnh Phúc 2013
[10]. Đề thi giáo viên giỏi Thanh Hoá năm học 2013-2014
[11]. Đề thi HSG Thanh Hoá năm học 2015-2016
[12]. Đề thi HSG Thanh Hoá năm học 2012-2013
[13]. Đề thi HSG thành phố Hải Phòng năm học 2016-2017

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên tác giả: Lê Thị Loan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Hoằn Hoá 3
Cấp đánh giá
xếp loại
TT Tên đề tài SKKN

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

1.

Phương pháp giải nhanh một
số dạng bài toán của sắt và
hợp chất của sắt ở lớp 12THPT

Cấp Sở

B

2012

2.

Phương pháp giải nhanh một
số dạng bài toán của sắt và
hợp chất của sắt ở lớp 12THPT

Cấp Tỉnh


B

2014

3.

Phuơng pháp giải nhanh bài
toán phản ứng cộng hiđro,
cộng brôm vào hođrocacbon
không no, mạch hở ở lớp 11THPT

Cấp Sở

C

2014

4.

Phương pháp giải nhanh một
số dạng bài toán về axit nitric
ở lớp 11- THPT

Cấp Sở

C

2016




×