Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Rèn luyện và nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận qua đọc hiểu một số văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.18 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN, NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VĂN QUA ĐỌC
HIỂU MỘT SỐ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN 12

Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2018


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Văn nghị luận là một dạng làm văn quan trọng của phân môn làm văn trong
chương trình Ngữ văn THPT. Trong các dạng đề thì phần làm văn nghị luận thường
chiếm tới 70%. Do đó việc học tập, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận rất cần
thiết. Làm tốt văn nghị luận sẽ giúp học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy và kĩ
năng giao tiếp.
Việc học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận rất quan trọng nhưng
trong thực tế giảng dạy cả giáo viên và học sinh còn lúng túng, chưa tìm ra được
phương pháp để việc học văn, cảm thụ và diễn đạt văn chương của học sinh đạt
hiệu quả cao. Từ đó dẫn tới việc kĩ năng diễn đạt của học sinh chưa thuần thục, bị
điểm kém. Học sinh chán nản, bi quan về bản thân, không luyện tập viết văn và
quan trọng hơn là quay lưng lại với môn Ngữ văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu


Từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi đã rút ra kinh nghiệm “Rèn luyện và
nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận qua đọc hiểu một số văn bản nghị luận
trong chương trình Ngữ văn 12”. Thông qua bài nghiên cứu của mình, tôi muốn
đưa ra quan điểm, phương pháp của bản thân trong việc giảng dạy một số văn bản
nghị luận ở chương trình lớp 12 THPT để giúp học sinh học tập, rèn luyện kĩ năng
diễn đạt, biết cách làm một bài văn nghị luận cho đúng và cho hay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chọn hai lớp 12 được phân công giảng dạy tại trường THPT Như Xuân
là đối tượng khảo sát thực nghiệm. Trong đó lớp 12C5 là lớp thực nghiệm và lớp
12AC7 là lớp đối chứng để kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp của mình.
Do khả năng của người viết và khuôn khổ có hạn của một sáng kiến kinh
nghiệm, tôi chỉ giới hạn ở hai văn bản:
+ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)
– Văn bản nghị luận văn học.
+ Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (Cô-phi An-nan) - Văn bản
nghị luận xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu, lý luận về
văn nghị luận, về các văn bản đọc hiểu, từ đó vận dụng cụ thể vào thiết kế bài
giảng.
- Phương pháp điều tra: khảo sát lớp 12C5 là lớp thực nghiệm và lớp 12AC7 là lớp
đối chứng để kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp các tài liệu khoa học
theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.
- PP dạy học thực nghiệm và phân tích tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu và xem
xét lại những thành quả thực tiễn để rút ra kết luận bổ ích cho quá trình giảng dạy.
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Giới thuyết chung về văn nghị luận.
Văn nghị luận là một kiểu bài bày tỏ quan điểm, ý kiến, đánh giá của người
viết về một vấn đề xã hội, tự nhiên, con người hoặc một vấn đề về tác phẩm, tác giả
văn học bằng các luận điểm, luận cứ, cách lập luận để thuyết phục người đọc về
tính đúng đắn, mặt tốt của vấn đề và từ bỏ mặt xấu, cái sai của vấn đề.
Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn, sắp xếp các luận điểm, luận cứ
sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục. các phương pháp lập luận: diễn dịch, qui
nạp, tổng – phân - hợp, nêu phản đề, so sánh, vấn đáp, phân tích nhân quả.
Thao tác lập luận: thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác
theo trình tự và yếu cầu nhất định. Thao tác lập luận là quá trình triển khai lí lẽ một
cách logic nhằm phát hiện thêm một chân lí mới từ chân lí đã có. Các thao tác lập
luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
Các yếu tố lập luận bao gồm: Luận đề, luận điểm, luận cứ.
Các phương thức biểu đạt trong lập luận: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết
minh, nghị luận.
2.1.2. Cách làm văn nghị luận
2.1.2.1 Bước 1: Phân tích đề
Đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định các yêu cầu của đề:
Yêu cầu về nội dung nghị luận
Yêu cầu về thao tác lập luận
Yêu cầu về phạm vi tư liệu
2.1.2.2 Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
a. Xác định luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận hợp lí
b. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định được vào bố cục sau đây:
* Mở bài: phải đảm bảo đầy đủ, ngắn gọn, tự nhiên và sáng tạo.
- Đầy đủ: Cần trình bày được vấn đề cần nghị luận để người đọc có thể biết bài viết
đề cập đến nội dung chính nào.
- Ngắn gọn: Mở bài cần ngắn gọn, cân xứng với thân bài và kết bài. Tránh tình
trạng “đầu voi đuôi chuột”, tình trạng mở bài dài nhưng không đúng chủ đề hay lạc

đề.
- Tự nhiên: Phần dẫn dắt để đi vào bài phải tự nhiên, tránh gò ép, gây cảm giác khó
chịu cho người đọc.
- Sáng tạo: Mở bài cần sáng tạo, gây ấn tượng, thể hiện chất riêng của người viết.
* Thân bài: luận điểm, luận cứ phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí,
logic và chặt chẽ
* Kết bài: đánh giá khép lại vấn đề mà bài viết đề cập tới; bày tỏ suy nghĩ,
gợi liên tưởng sâu sắc hơn.
2.1.2.3 Bước 3: Viết bài.
2.1.2.4 Bước 4: Đọc và soát bài.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3


2.2.1. Thuận lợi
Phía học sinh: học tập được cách làm văn nghị luận từ những tác phẩm nghị
luận mẫu mực của những người có kinh nghiệm, trình độ. Từ đó học sinh rèn luyện,
nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, biết cách diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình
một cách suôn sẻ, thuần thục.
Phía giáo viên: đầu tư nghiên cứu, tìm tòi để giờ dạy tạo được hứng thú cho
học sinh và đạt hiệu quả cao. Qua đó, giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, từng
bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.2.2. Khó khăn
* Phía học sinh:
- Đa số học sinh lười học văn vì cho rằng học văn khó và không thực tế. Bên cạnh
đó cũng có một số học sinh nghĩ chẳng cần phải học văn nhiều vì khi làm bài bịa
vài ba dòng là có thể tránh được điểm liệt.
- Khi chấm những bài làm của học sinh, tôi thấy học sinh ngoài việc mắc lỗi về
kiến thức thì đa số các em còn mắc lỗi về kĩ năng làm văn nghị luận như:
+ Chưa nắm được đặc trưng của văn nghị luận

+ Khi vận dụng kiến thức về văn nghị luận vào một bài làm văn cụ thể còn
lúng túng: các luận điểm luận cứ không rõ ràng; trình tự sắp xếp không hợp lí; việc
phân bố thời gian làm bài và dung lượng của mỗi phần không cân xứng.
+ Dùng từ “lạc” phong cách: hay sử dụng các từ ngữ thuộc phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt vào trong bài làm văn nghị luận.
- Trường THPT Như Xuân là một trường của huyện miền núi, rất nhiều học sinh
thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Các em chưa có điều kiện để trang bị cho mình các
tài liệu tham khảo cho môn Ngữ văn như: những cuốn làm văn mẫu, những cuốn
sách phê bình văn học của những nhà phê bình có tên tuổi để các em học tập và rèn
luyện kĩ năng làm văn của mình.
* Phía giáo viên
- Kiến thức trong sách giáo khoa về văn nghị luận trải dài suốt chương trình Ngữ
văn THPT từ lớp 10, lớp 11 đến lớp 12. Trong khi đó, học sinh đã phải làm văn
nghị luận ngay từ học kỳ II của lớp 10. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải khéo léo để
vừa không dạy trước chương trình vừa phải ôn tập củng cố các kĩ năng làm văn
nghị luận mà các em đã học ở THCS.
- Nếu như các môn học khác, bản thân mỗi bài học trong SGK đã là nguồn tri thức
trực tiếp cho các em tiếp nhận thì SGK môn Ngữ văn lại là những tác phẩm văn
học (trong đó có văn nghị luận). Học sinh buộc phải tìm ra những giá trị tư tưởng
thẩm mĩ, những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm. Trong khi
đó trình độ, sự hiểu biết còn hạn hẹp, tài liệu tham khảo lại không có nên học sinh
khó có thể tự khám phá, tự tìm hiểu trước những tác phẩm văn học đó. Do đó, con
đường dẫn đến nhứng giá trị của tác phẩm văn học và thông điệp của nhà văn đòi
hỏi sự dẫn dắt chủ đạo của giáo viên, sự tiếp nhận tích cực của học sinh.
- Nhiều giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm văn học chưa theo đặc trưng thể loại.
2.2.3. Tính cấp thiết của đề tài
4


Cần phải có sự đổi mới phương pháp và cách thức giảng dạy để học sinh có

thể tiếp cận được các văn bản nghị luận có sẵn và từ đó học hỏi, rèn luyện kĩ năng
làm văn nghị luận của mình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp
Trong quá trình giảng dạy, tôi chia bố cục của văn bản nghị luận thành ba
phần theo bố cục của một bài văn nghị luận để học sinh dễ dàng nhận diện và thấy
được sự khác biệt của văn bản nghị luận với các văn bản thuộc thể loại khác.
Sau mỗi phần đọc hiểu, học sinh nhận xét về cách nghị luận của tác giả như:
Phương pháp lập luận, thao tác lập luận, phương tiện biểu đạt...
Kết thúc bài học, tôi yêu cầu học sinh rút ra bài học kinh nghiệm về làm văn
nghị luận cho bản thân sau khi các em tìm hiểu về nghệ thuật nghị luận của các tác
giả.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
Tiết 10-11
Ngày soạn: 17/9/17
Ngày dạy: 20/9/17
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
- Phạm Văn ĐồngI. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về
cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với
đương thời và ngày nay.
- Nghệ thuật viết bài văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong
sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh.
2. Kĩ năng:
- Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể
loại.
- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ
năng làm văn nghi luận.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1
- Giáo án lên lớp cá nhân
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình
thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
5


IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cách lập luận của HCM trong tuyên ngôn độc lập
để thấy được đây là một áng văn chính luận mẫu mực?
2. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
VÀ HS
Tiết 1
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động1. Chia HS làm 1. Tác giả.
4 nhóm chuyên sâu (từ 8- - Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 mất năm 2000. Quê
10 hs) mỗi nhóm tìm hiểu Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi.
về một vấn đề .
- Quá trình tham gia cách mạng.
Thảo luận chung 4 phút và - Phạm Văn Đồng suốt đời theo đuổi sự nghiệp cách
trả lời.
mạng, lĩnh vực chính trị, ngoại giao.
Nhóm 1: Dựa vào phần -> là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, Người học

Tiểu dẫn, nêu những nét trò, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí
chính về tác giả?
Minh.
Nhóm 2: Nêu hoàn cảnh - Một nhà văn hoá lớn, được tặng thưởng huân
ra đời của bài viết?
chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quí với
Nhóm 3: Bài nghị luận những tác phẩm đáng chú ý về văn học và nghệ thuật
này có thể chia làm mấy bởi.
phần? Nội dung chính của - Tác phẩm tiêu biểu.
mỗi phần là gì?
2. Tác phẩm
Nhóm 4: Phần thân bài có a. Hoàn cảnh sáng tác:
bao nhiêu luận điểm? Tìm - Phạm Văn Đồng viết nhân kỷ niệm 75 năm ngày
những câu chủ đề thể hiện mất của Nguyễn Đình Chiểu (03/07/1888) đăng trên
luận điểm đó?
tạp chí văn học tháng 7/1963.
GV: Các luận điểm có tính - Thời điểm lịch sử 1963:
thống nhất như thế nào?
+ Từ năm 1954 đến 1959 Chính quyền Ngô Đình
Theo em, cách trình bày Diệm và đế quốc Mỹ lê máy chém khắp miền nam trả
các luận điểm của văn bản thù những người theo kháng chiến.
có gì đặc biệt, độc đáo?
+ Từ những năm 1960 Mỹ viện trợ quân sự và đưa
* GV quan sát, hỗ trợ kịp quân vào miền Nam, can thiệp sâu vào chiến trường
thời để các nhóm hoàn miền Nam.
thành nv.
+ Hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm
Hoạt động2. Sau khi hoàn nổi lên khắp miền nam từ nông thôn đến thành thị,
thành nhiệm vụ 1:
với sự tham gia của nhiều tầng lớp công nhân, học

Chia hs thành các nhóm sinh, sinh viên, nhà sư …
mảnh ghép mới: Mỗi + Phong trào Đồng khởi nổ ra đầu tiên trên quê hương
nhóm từ 2-3 hs của cả 4 Bến Tre nơi Nguyễn Đình Chiểu qua đời.
nhóm chuyên sâu hợp b. Thể loại: Văn Nghị luận
thành. Lần lượt các hs của c. Bố cục
6


nhóm cũ trình bày nd đã
tìm hiểu của nhóm mình
cho các bạn tg nhóm mới.
Nhiệm vụ của nhóm mới
là tổng hợp lại toàn bộ nd
đã đc tìm hiểu ở các nhóm
cũ (ghi lại vào một tờ
giấy)
- GV nhận xét bổ sung và
khắc sâu kiến thức.

-GV: Nhận xét về câu văn
mở đầu? Có gì lạ trong
hình ảnh “ngôi sao” khi
gắn với Nguyễn Đình
Chiểu?
HS suy nghĩ, trả lời.

- Nêu vấn đề: Từ đầu đến …“đặt chân lên đất nước
ta”: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần
phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa
- Giải quyết vấn đề: Tiếp theo đến “còn vì văn hay

của Lục Vân Tiên”
- Kết thúc vấn đề: Còn lại: Cuộc đời và sự nghiệp
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương sáng của
mọi thời đại.
=> Nhận xét kết cấu của văn bản
- Không theo trật tự thời gian sáng tác: Truyện Lục
Vân Tiên được sáng tác trước nhưng lại được phân
tích sau.
- Phần viết về Lục Vân Tiên – “tác phẩm lớn” lại viết
không kĩ bằng phần viết về thơ văn yêu nước.
 Lí giải: do mục đích sáng tác. Mục đích nghị luận
quyết định hệ thống luận điểm và cách sắp xếp, mức
độ nặng nhẹ của từng luận điểm (Viết để làm gì?
quyết định Viết như thế nào?)
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Phần mở bài: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn
của dân tộc
a. Tác giả mở đầu bằng một nhận định khách
quan có tính thời sự:“Ngôi ...lúc này”
 “Lúc này”: năm 1963, phong trào đấu tranh chống
Mĩ – nguỵ của nhân dân miền Nam đang phát triển
sôi sục, rộng khắp
 Nhấn mạnh thời điểm ca ngợi nhà thơ yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu để khẳng định truyền thống
chống ngoại xâm và động viên nhân dân cả nước
vùng lên.
b. Tác giả dùng nghệ thuật so sánh ẩn dụ để khẳng
định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn
Đình Chiểu.
+ “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác

thường”: Trên bầu trời văn học Việt Nam nửa cuối 18,
nửa đầu 19 có rất nhiều vì tinh tú như Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Du, Tú Xương, Nguyễn Khuyến..,thì
nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có hình thức
tỏa sáng riêng: nhẹ nhàng, đơn giản.
Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng có ánh sáng
khác thường: là một hiện tượng độc đáo, thơ văn
7


+ GV: Em có nhận xét gì
về cách đặt vấn đề của tác
giả?

Tiết 2
+ GV: Tác giả đã giới
thiệu những gì về con
người nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu?

+ GV: Tác giả đã nhấn
mạnh vào đặc điểm nổi bật
nào khi giới thiệu về con
người
Nguyễn
Đình

Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận
ra.
+ Ngôi sao ấy phải chăm chú nhìn mới thấy: có

nghĩa là phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới
khám phá được, Phải có lòng nhìn nó và thật sự để
tâm chú ý vào as kì lạ của nó.
+ Càng nhìn càng thấy sáng: càng nghiên cứu, càng
tìm hiểu kĩ ta sẽ càng thấy được cái hay của nó và
càng khám phá ra được những vẻ đẹp mới. Quả thật
nhìn kĩ hơn, chăm chú hơn, càng nghiên cứu lại càng
phát hiện ra những vẻ đẹp mới, những ánh sáng mới.
c. Tác giả nêu hai lí do khiến cho “ngôi sao
Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ hơn trong bầu
trời văn nghệ dân tộc:
+ Thứ nhất: Nhiều người chỉ biết Nguyễn Đình
Chiểu là tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên và hiểu
tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ
thuật.
+ Thứ hai: Người đọc biết rất ít về thơ văn yêu nước
- một bộ phân quan trọng trong sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu.
d. Luận đề: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước
mà các tác phẩm của ông là những trang bất hủ ca
ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta, một tác
giả cần được nghiên cứu đề cao hơn nữa.
=> Tác giả đã vào đề một cách trực tiếp, thẳng thắn,
độc đáo và lí giải nguyên nhân với cách so sánh cụ
thể, giàu tính hình tượng. Cách nhìn của tác giả ở đây
không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa
phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng
cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như Nguyễn
Đình Chiểu.
2. Giải quyết vấn đề:

a. Luận điểm 1: Con người và thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu là một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một
nghĩa lớn.
- Con người:
+ Sinh ra trên đất Đồng Nai hào phóng
+ Bị mù, Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ văn phục vụ
chiến đấu
+ Thơ văn ông ghi lại tâm hồn trong sáng và cao quý
của ông và thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.
8


Chiểu?
+ GV: Tác giả đã giới
thiệu cho ta biết thơ văn
của Nguyễn Đình Chiểu là
thơ văn như thế nào?
+ GV: Nguyễn Đình
Chiểu có quan niệm như
thế nào về văn chương?
Nhận xét về quan niệm
sáng tác đó?
+ GV: Trong phần này, tác
giả đã đưa ra những luận
điểm và luận cứ như thế
nào? Có tác dụng gì?
Trong phần đầu của luận
điểm 2, Phạm Văn Đồng
đã tái hiện lại thời kì
Nguyễn Đình Chiểu sống.

Đó là thời kì ntn?
+ HS: Tìm dẫn chứng và
trả lời
+ GV: Tại sao tác giả lại
mở đầu phần này việc tái
hiện lại thời kì Nguyễn
Đình Chiểu sống?
+ GV: Tác giả gọi thời kì
Nguyễn Đình Chiểu là
thời kì “khổ nhục nhưng
vĩ đại”. Văn chương
Nguyễn Đình Chiểu phản
chiếu lại thời kì này như
thế nào?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Phạm Văn Đồng đã
phân tích tác phẩm nào
của Nguyễn Đình Chiểu
để cho người đọc thấy
được sự sáng tạo của
Nguyễn Đình Chiểu? Sự

+ Nêu cao tấm gương anh dũng, khí tiết, sáng chói về
tinh thần yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.
 Tác giả không viết lại tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu
mà nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật: khí tiết của một
người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì
nghĩa lớn
- Quan điểm sáng tác:
+ Thơ Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn mang tính

chiến đấu, đánh thẳng vào giặc xâm lược và tôi tớ của
chúng.
+ Với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút còn là một thiên
chức nên ông khinh miệt những kẻ lợi dụng văn
chương để làm việc phi nghĩa.
=> Tác giả đã đưa ra luận điểm có tính khái quát cao,
luận cứ bao gồm các lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, cụ
thể, giúp người đọc hiểu rõ và sâu sắc vấn đề.
b. Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn
Đình Chiểu.
* Nêu nội dung chính thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
Tái hiện một thời đau thương, khổ nhục mà vĩ đại
của đất nước, nhân dân gắn với phong trào kháng
Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở
về sau. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã bám sát đời
sống lịch sử đấu tranh của nhân dân Nam Bộ, có hơi
thở nóng bỏng của tình cảm yêu nước thương nòi. Đó
cũng là cách khẳng định Nguyễn Đình Chiểu xứng
đáng là một ngôi sao sáng -> chứng tỏ tác giả đã dày
công nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Nêu bối cảnh thời đại Nguyễn Đình Chiểu cầm
bút: “khổ nhục nhưng vĩ đại”
-> Thái độ xót xa, tiếc nuối, căm phẫn của tgiả khi
nhắc lại thời kì lsử đã qua.
- Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương
phản chiếu một thời đại nên:
+ Phần lớn là văn tế ca ngợi những người anh hùng
suốt đời tận trung với nước, than khóc cho những
người đã trọn nghĩa với dân.
+ Diễn tả thật sinh động, não nùng cảm tình của dân

tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân.
- Luận chứng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. So sánh
với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để thấy.
9


sáng tạo đó là gì?
+ GV: Phạm Văn Đồng đã
dẫn thêm bài thơ Xúc
cảnh của Nguyễn Đình
Chiểu nhằm mục đích gì?
+ HS: Suy nghĩ và trả lời
+ GV: Phạm Văn Đồng đã
đặt tác phẩm của Nguyễn
Đình Chiểu vào phong
trào thơ văn kháng Pháp
lúc bấy giờ với những tên
tuổi tài năng. Đặt như vậy
là nhằm mục đích gì?

+ GV: Phạm Văn Đồng đã
nêu lên lí do nào làm cho
tác phẩm Lục Vân Tiên
được xem là “lớn nhất”
của Nguyễn Đình Chiểu
và được phổ biến rộng rãi
trong dân gian?
+ GV: Khi bàn luận về
những điều mà nhiều
người cho là hạn chế của

tác phẩm, Phạm Văn Đồng
thừa nhận điều gì?
+ GV: Việc nêu lên hạn
chế trước rồi sau đó lí giải
có tác dụng gì?
+ GV: Phạm Văn Đồng đã
xem xét giá trị của

 Khẳng định giá trị to lớn của bài văn tế.
* Nghệ thuật: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình
Chiểu không chỉ có sức nặng đấu tranh mà còn
đẹp ở hình thức, có những đóa hoa, hòn ngọc rất
đẹp...
 Tác giả không phân tích mà chỉ gợi ra để người
đọc cảm nhận được sự phong phú trong thơ văn yêu
nước Nguyễn Đình Chiểu
* Đặt tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu vào phong
trào thơ văn kháng Pháp lúc bấy giờ
 Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu góp phần tạo nên
diện mạo của văn học thời kì này và Nguyễn Đình
Chiểu là lá cờ đầu, là ngôi sao sáng nhất của thơ văn
yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
=> Nhận xét. Phương pháp phân tích khoa học:
Tác giả đặt thơ văn yêu nước chống pháp của Nguyễn
Đình Chiểu vào bối cảnh của phong trào chống Pháp
lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ (khởi nghĩa Trương
Định, Nguyễn Hữu Huân…) và trong dòng chảy của
văn thơ yêu nước chống Pháp giai đoạn này (thơ Phan
Văn Trị, Nguyễn Thông…) để thấy rõ mạch nguồn
phát sinh là đúng đắn và tất yếu, đồng thời chỉ ra vị trí

lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu
nước thời kỳ cận đại cuối thế kỷ XX.
c. Luận điểm 3: Sự đánh giá của Phạm Văn Đồng
đối với tác phẩm Lục Vân Tiên.
- Nêu nguyên nhân làm cho tác phẩm được xem là
“lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu và được phổ biến
rộng rãi trong dân gian:“trường ca ca ngợi chính
nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi
những con người trung nghĩa”
- Thừa nhận sự thật về những điều mà nhiều người
cho là hạn chế của tác phẩm:
+“Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca
ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng
ta thì có phần đã lỗi thời”
+ trong tác phẩm có những chỗ “lời văn không hay
lắm”
 trung thực, công bằng khi phân tích.
- Khẳng định tư tưởng, thế giới nhân vật, về nghệ
thuật trong truyện Lục Vân Tiên có những điểm
10


“Truyện Lục Vân Tiên”
trong mối quan hệ nào?
Đó là cách xem xét như
thế nào?

+ GV: Tác giả đã khẳng
định những gì về Nguyễn
Đình Chiểu?


+ GV: Qua lời tổng kết
đó, tác giả muốn rút ra bài
học gì?
+ HS: Suy nghĩ và trả lời:

+ GV: Tóm lại, qua bài
văn nghị luận này, Phạm
Văn Đồng muốn chúng ta
hiểu thật đúng và thật sâu
sắc những gì về cuộc đời
và sự nghiệp văn chương
của Nguyễn Đình Chiểu?
+ HS: đọc và ghi nhớ

mạnh và giá trị riêng
+ Hình tượng con người trong “Lục Vân Tiên” gần
gũi với mọi thời, vấn đề đạo đức trong Lục Vân Tiên
mang tính phổ quát xưa nay  “gần gũi với chúng
ta”, “làm cho chúng ta cảm xúc và thích thú”
+ Lối kể chuyện “nôm na” dễ nhớ, dễ truyền bá trong
dân gian  người miền Nam say sưa nghe kể “Lục
Vân Tiên”
- Xem xét giá trị của “Truyện Lục Vân Tiên” trong
mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân dân (quen
thuộc với nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu
mến)
 Đó là cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh
giá tác phẩm này.
=> Nhận xét: Khẳng định bằng những lí lẽ và dẫn

chứng xác thực: đó là những hạn chế không thể tránh
khỏi và không phải là chính yếu, kg thể làm giảm gtrị
của bản trường ca.
Thủ pháp “đòn bẩy”: nêu hạn chế để khẳng định giá
trị trường tồn của tác phẩm “Lục Vân Tiên”
3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch
sử văn học, trong đời sống tâm hồn dân tộc và trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Tỏ niềm tiếc thương thành kính. Vừa có tác dụng
khắc sâu, vừa có thể đi vào lòng người niềm xúc cảm
thiết tha.
- Đánh giá: Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình
Chiểu là một tấm gương sáng, nên cao ........và tư
tưởng.
- Ý nghĩa:
o Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư
tưởng
o Vai trò to lớn của văn học đối với đời sống
o Tưởng nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu, một con
người anh dũng, một “ngôi sao sáng trong văn nghệ
dân tộc”
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật :
- Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ xác đáng và tình cảm chân
thành; Phạm Văn Đồng viết về Nguyễn Đình Chiểu
11


bằng một trí tuệ sáng suốt, hiểu biết sâu sắc qua hệ

thống lập luận chặt chẽ, khoa học, luận cứ và luận
chứng xác đáng. Bố cục mạch lạc, ngôn ngữ trong
sáng, rõ ràng.
- Có những khám phá mới mẻ, với những lời bình súc
tích sắc sảo về thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
- Giọng văn nghị luận không khô khan mà thấm đẫm
cảm xúc.
2. Nội dung
- Đánh giá đúng đắn và khoa học về tác giả văn học
Nguyễn Đình Chiểu trong văn học yêu nước của dân
tộc.
- Bày tỏ được thái độ trân trọng và cảm phục của tác
giả đối với tấm gương sáng nhà văn – chiến sĩ
Nguyễn Đình Chiểu.
- Tác giả không nhìn nhận Nguyễn Đình Chiểu với
con mắt hoài cổ - tiếc thương những giá trị cũ, mà
luôn nhìn từ trung tâm cuộc sống hôm nay – những
năm 60 của thế kỉ XX. Văn chương NĐC tham gia
tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, có sức cổ vũ
mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân. Con
người hôm nay có điều kiện để đồng cảm với một con
người đã sống hết mình vì dân tộc, thấu hiểu hơn
những giá trị thơ văn của con người đó.
 Cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viết có cái
Từ đặc sắc nghệ thuật nhìn sâu sắc và thấy những giá trị bền vững về con
trong văn bản rút ra bài người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Khơi dậy
học cho mình khi làm văn sức mạnh của văn nghệ và tinh thần yêu nước và đấu
nghị luận?
tranh chống đế quốc, bảo vệ độc lập dân tộc
3. Bài học kinh nghiệm:

- Phần giới thiệu vấn đề cần giới thiệu được cái cốt lõi
của vấn đề cần nghị luận, định hướng được cách giải
quyết vấn đề cần nghị luận đó.
- Diễn đạt phải vừa khúc chiết, chặt chẽ vừa gợi cảm,
uyển chuyển để phù hợp với đối tượng là các tác giả,
tác phẩm văn học.
- Trong quá trình nghị luận cần đưa ra luận điểm có
tính khái quát cao, luận cứ bao gồm các lí lẽ và dẫn
chứng tiêu biểu, cụ thể, giúp người đọc hiểu rõ và sâu
sắc vấn đề. Có những khám phá mới mẻ, với những
12


lời bình súc tích sắc sảo.
- Trong quá trình nghị luận, những điểm hay, đặc sắc
nên dừng lại bình để luận điểm thêm sâu sắc, thuyết
phục hơn.
- Điều kiện để có một bài văn nghị luận văn học tốt:
có hiểu biết sâu rộng về văn học và các lĩnh vực khác;
có quan niệm đúng đắn về thế giới cũng như đời sống
con người.
- Đặt mình vào bối cảnh của vấn đề để cảm nhận nó,
vận dụng những hiểu biết của mình để đưa vào bài
viết nhưng tránh suy diễn chủ quan.
IV. Ghi nhớ.
- SGK
4. Củng cố: Học sinh khái quát lại nd bài học theo sơ đồ tư duy: Lập lại dàn ý cho
bài viết của PVĐ
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sáng trong văn nghệ
của dân tộc

Hoàn cảnh ra
đời

Kết cấu bài viết

- Mở bài: Nêu luận
điểm trung tâm :
Nguyễn Đình Chiểunhà thơ lớn của dân
tộc cần phải được
nghiên cứu, tìm hiểu
và đề cao hơn nữa

Thân bài: Nêu
3 luận điểm bộ
phận

Luận điểm 1:
Cuộc đời và thơ văn
của Nguyễn Đình
Chiểu là của một
chiến sĩ hi sinh
phấn đấu vì một
nghĩa lớn.

Luận điểm 2: Thơ văn
yêu nước của Nguyễn
Đình Chiểu làm sống lại
trong tâm trí chúng ta
phong trào kháng Pháp
oanh liệt và bền bỉ của

nhân dân Nam Bộ từ
1860 về sau, suốt hai
mươi năm trời.

- Kết bài: Đời sống và
sự nghiệp của NĐC là
một tấm gương sáng, vì
đã nêu cao sứ mệnh của
người chiến sĩ trên mặt
trận văn hoá và tư
tưởng, nêu cao tác dụng
của VH, NT
Luận điểm 3: Lục
Vân Tiên, tác phẩm
lớn
nhất
của
Nguyễn Đình Chiểu
rất phổ biến trong
dân gian, nhất là ở
miền Nam.

13


4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học
- Đọc lại văn bản
- Trả lời câu hỏi SGK
Ngày soạn:9/10/2017

Ngày dạy: 10 /9/2017
Đọc văn
Tiết thứ: 16- 17
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI
PHÒNG CHỐNG AIDS, 01- 12 - 2003
Cô-phi An-nan
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: Không thể giữ thái độ im lặng hay
kì thị, phân biệt đối xư với những người đang bị nhiễm HIV/AIDS.
- Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng.
- Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng.
3. Thái độ:
- Thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1
- Tài liệu, giáo án, tranh ảnh, máy chiếu….
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình
thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Tiết 1.
I. Tìm hiểu chung:
* Hoạt động 1.
1. Tác giả:
14


HS đọc tiểu dẫn SGK. Tóm tắt nội - Cô-phi An-nan là người thứ bảy và là người
dung. GV chuẩn xác kiến thức.
châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng
thư kí Liên hợp quốc.
- Năm 2001 ông được trao giải thưởng Nôben Hòa bình.
GV Khẳng định: Đây là mối quan - Hoạt động:
tâm, là nhiệm vụ hàng đầu trong + Ra lời kêu gọi hành động 5 điều về đấu
sự nghiệp chính trị của ông.
tranh chống lại đại dịch HIV/AIDS.
+ Thành lập quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu.
+ GV: Nêu lên hoàn cảnh ra đời 2. Văn bản:
bức thông điệp?
a. Hoàn cảnh ra đời:
Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
01/12/2003, khi dịch HIV/AIDS hoành hành,
có ít dấu hiệu suy giảm.
+ GV: Giới thiệu thể loại của văn b. Thể loại:
bản:
Văn chính luận: nghị luận về một vấn đề
chính trị - xã hội
Văn bản nhật dụng: Nói về vấn đề có ý
nghĩa bức thiết của toàn nhân loại.
+ GV: Gọi học sinh đọc văn bản.

Thông điệp: Những thông báo có ý nghĩa
Yêu cầu đọc: Giọng khẩn thiết, thể quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc
hiện được tâm huyết của tác giả.
gia.
+ GV: Nêu bố cục văn bản?
c. Bố cục:
HS: Lần lượt trả lời.
- Đoạn 1: Từ đầu … “yêu cầu thực tế”.
+ GV: Khái quát lại
 Nhắc lại quyết tâm phòng chống
HIV/AIDS của toàn thế giới.
- Đoạn 2: Tiếp theo … “đồng nghĩa với cái
chết”.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn  Điểm lại tình hình thực tế, nêu lên nhiệm
bản
vụ của mọi người, mọi quốc gia.
- Thao tác 1: Tìm hiểu vấn đề - Đoạn 3: Còn lại.
được nêu trong văn bản
 Lời kêu gọi phòng chống AIDS
+ GV: Bức thông điệp đề cập đến II- Đọc – hiểu văn bản.
vấn đề gì? Nhận xét cách nêu vấn 1. Phần nêu vấn đề:
đề của tác giả ?
- Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên
thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào
năm 2001
-> Vào đề trực tiếp, rõ ràng thể hiện sự khéo
léo, tôn trọng của tác giả đối với bản cam kết
của các quốc gia.
2. Giải quyết vấn đề: Điểm lại tình hình
15



Tiết 2.
- Thao tác 2: Tìm hiểu tình hình
cuộc chiến phòng chống AIDS
+ GV: Tác giả đã công bố những
kết quả mà chúng ta đã đạt được là
gì?

+ GV: Tác giả đã nêu những tồn
tại nào của tình hình phòng chống
HIV/AIDS?
? Mỗi năm số người tử vong và
nhiễm mới là bao nhiêu?
? Vì sao tốc độ lây lan báo động ở
phụ nữ lại làm cho tác giả lo lắng?
? Khu vực nào trên thế giới nhiễm
HIV/AIDS nhiều nhất? Vì sao?

thực tế và nhiệm vụ phòng chống AIDS:
a. Điểm lại tình hình thực tế
* Luận điểm 1: Đưa ra một số kết quả đạt
được
- Trình bày hiện trạng:
+ Ngân sách cho phòng chống AIDS tăng lên
đáng kể
+ Quỹ toàn cầu cho phòng chống AIDS đã
được thông qua
+ Các quốc gia đã xây dựng chiến lược phòng
chống AIDS.

+ Ngày càng nhiều công ty áp dụng chính
sách phòng chống AIDS tại nơi làm việc
+ Các nhóm từ thiện luôn đi đầu trong cuộc
chiến chống AIDS và có các hoạt động tích
cực, phối hợp
- Ý nghĩa:
+ Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng to lớn của
các chính phủ, tổ chức xã hội và nhân dân
toàn thế giới. Điều đó chứng tỏ nhận thức và
hành động của nhân loại về đại dịch
HIV/AIDS đã được quán triệt sâu sắc và nâng
cao hơn một bước.
+ Động viên, cổ vũ tinh thần cho các quốc gia
bước tiếp chặng đường mới.
- Nhận xét: Tác giả đưa ra những luận cứ,
những dẫn chứng xác thực, dẫn chứng được
đưa theo phương diện từ rộng đến hẹp (ngân
sách phòng chống HIV trên thế giới, quốc gia,
công ty….).
* Luận điểm 2: Đưa ra các biểu hiện và số
liệu về những vấn đề còn tồn tại:
+ Đại dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử
vong cao
+ Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV
+ Tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm
trọng.
+ Đại dịch này đang lây lan với tốc độ đáng
báo động ở phụ nữ
+ Lan rộng đến cả các khu vực trước đây hầu
như an toàn

-> Nhấn mạnh mặt chưa làm được để gióng
16


? Điểm lại tình hình tác giả muốn
nhấn mạnh mặt nào? Vì sao?
? Sau khi nêu lên mặt chưa đạt
được, tác giả khẳng định điều gì?
? Có ý kiến cho rằng: điểm tình
hình của tác giả không dài nhưng
giàu sức thuyết phục và lay động
lòng người. Em có đồng ý với ý
kiến trên không? Vì sao?
+ GV: Cách trình bày của bức
thông điệp có tính toàn diện và
bao quát như thế nào?
+ GV: Những dẫn chứng và tình
hình được tác giả trình bày như
thế nào?
+ GV: Cách trình bày của tác giả
còn như thế nào để tác động trực
tiếp đến người nghe?

+ GV: Cách tổng kết của bức
thông điệp như thế nào? Hướng
vào việc gì?

? Đứng trước tình hình đó, tác giả
đã đề ra nhiệm vụ mới. Đó là
nhiệm vụ gì?

Như vậy, vấn đề AIDS không
còn là vấn đề xã hội, khoa học và
chính trị thông thường mà đã trở

lên hồi chuông báo động về nguy cơ của đại
dịch AIDS.
+ Nêu nhận định: chưa hoàn thành đề ra trong
việc phòng chống HIV/AIDS, sẽ không đạt
được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.
=> Nhận xét:
- Toàn diện và bao quát:
+ mặt làm được và chưa tốt
+ tại các khu vực khác nhau trên thế giới
+ trong những giới tính, lứa tuổi khác nhau
+ những hành động của quốc gia và các tổ
chức, công ty, nhóm từ thiện
- Cụ thể, rõ ràng: số liệu, tình hình được
chọn lọc và kịp thời
- Sáng tạo trong cách trình bày để tác động
trực tiếp đến người nghe. Lập luận chặt chẽ,
thuyết phục cao bởi tác giả biết lựa chọn và
sáng tạo những cách thức thích hợp để những
dữ kiện, những con số đưa ra tác động mạnh
nhất, trực tiếp nhất tới tâm trí người nghe:
“trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một
ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm
HIV”; “chúng ta sẽ không đạt được bất cứ
mục tiêu nào vào năm 2005”.
- Cách tổng kết: có trọng tâm và điểm nhấn
vào “hành động của chúng ta vẫn quá ít so

với yêu cầu thực tế” như lời tự kiểm điểm, tự
chỉ trích chân thành, khiêm tốn. Sử dụng các
câu văn mở đầu bằng từ “lẽ ra” trở đi trở lại
day dứt, xót xa với luận phản đề:
+ Lẽ ra chúng ta làm giảm ¼ số thanh niên bị
nhiễm HIV
+ Lẽ ra giảm một nửa trẻ sơ sinh bị nhiễm
HIV
+ Lẽ ra phải triển khai các chương trình chăm
sóc toàn cầu.
b. Luận điểm 3: Nêu nhiệm vụ của mỗi
người, mọi người, mọi quốc gia
* Nhấn mạnh nhiệm vụ, trách nhiệm mọi
người, mọi quốc gia (đưa ra giải pháp):
– Phải nỗ lực thực hiện cam kết bằng những
nguồn lực và hành động cần thiết.
17


thành vấn đề chính trị hàng đầu
mang tính toàn cầu. Chưa bao giờ
tầm quan trọng của một vấn đề
được đánh giá đến mức trọng đại,
khẩn thiết và cấp bách như vậy.

– Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng.
– Phải công khai lên tiếng về AIDS.
– Không được kì thị và phân biệt đối xử đối
với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
– Đừng để ai có ảo tưởng rằng có thể bảo vệ

được chính mình.
– Không được im lặng, phải có hành động
? Cách nêu có gì đáng chú ý?
chống lại đại dịch này
(Về lặp kiểu câu, câu giàu hình -> Những câu văn giàu hình ảnh và gợi cảm
ảnh gợi cảm,...).
có tác động mạnh đối với người đọc.
? Qua đó em cảm nhận được điều
Từ đây có thể thấy tác giả là một con
gì ở con người tác giả?
người có trái tim nhân hậu, chan chứa yêu
thương, một tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ở ông
có tầm nhìn sâu rộng đối với sự vận động
không ngừng của sự sống, luôn quan tâm đến
vận mệnh của con người hơn bao giờ hết,
một con người sống vì công việc vì sự ổn
định tốt đẹp của toàn nhân loại.
* Nhận xét:
- Nhận xét nghệ thuật lập luận của - Phần này gắn bó khăng khít với phần trên.
tác giả?
Bởi không thể xác định đúng nhiệm vụ khi
chưa nắm vững tình hình, mặt khác phần nêu
tình hình nhằm nhận thức rõ hơn nhiệm vụ:
Phần nêu tình hình là cơ sở, việc xác định
nhiệm vụ mới là mục đích.
- Mối quan hệ giữa 2 phần thể hiện rõ qua sự
liên kết chặt chẽ giữa câu cuối cùng của đoạn
1 “Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ
không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm
2005” với câu viết đầu tiên của đoạn 2 “ rõ

ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa
để thực hiện cam kết của mình bằng những
nguồn lực và hành động cần thiết”
- Những lời kêu gọi không chung chung mà
trở nên sống đọng, tha thiết và thấm thía bởi
xúc cảm chân thành: Cách thức vận dụng
sáng tạo các thao tác so sánh và bác bỏ
- Tạo ra mối tương quan giữa: thờ ơ/ cái chết,
dè dặt, từ chối, kì thi, phân biệt/ chậm quá
trình chống bệnh, không hoàn thành được
mục tiêu
- Tác giả dùng hình thức nén ngôn từ: câu văn
18


- Thao tác 3: Tìm hiểu lời kêu
gọi phòng chống AIDS.

* Hoạt động 3: Tổng kết
- Thao tác 1: Tìm hiểu sức lay
động của bản thông điệp.
+ GV: Bản thông điệp này tác
động đến người đọc bằng cách
trình bày như thế nào?
+ GV: Những câu văn, đoạn văn
nào trong bản thông điệp gây cho
ta cảm động nhiều nhất?

- Thao tác 2: Rút ra ý nghĩa của
văn bản?


mang dáng dấp một quy luật gọn ghẽ mà
nhưng độc đáo, bất ngờ “Trong thế giới đó,
im lặng đồng nghĩa với cái chết”; có câu văn
vừa cô đọng vừa tạo ra hình ảnh gợi cảm “hãy
đừng…. chúng ta và họ”.
3. Lời kêu gọi phòng chống AIDS:
– Hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy
dõng dạc về HIV/AIDS.
– Hãy giật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị
và phân biệt đối xử.
– Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến
chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các
bạn.
III. Tổng kết:
a. Nghệ thuật.
- Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc.
- Lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục: hệ
thống luận điểm gắn bó giữa các phần, dẫn
chứng cụ thể xác thực.
- Lí lẽ, tình cảm sâu sắc
- Ngôn ngữ hàm súc,chọn lọc, bài viết ngắn
gọn, súc tích, cô đọng.
- Những câu văn cảm động: Kết hợp yếu tố
biểu cảm góp phần làm cho lí lẽ tăng thêm
tính thuyết phục. Người nghe cảm thấy tác giả
không chỉ nói bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng
trái tim đầy xót xa.
- Để tăng tính thuyết phục bài viết sử dụng
câu văn dài ngắn khác nhau, sử dụng nhiều

câu khẳng định, mệnh lệnh (chúng ta đã…
chúng ta hãy….chúng ta không thể…hãy
cùng tôi….) và cũng để tạo nên giọng điệu
hùng hồn cho bài viết.
b. Ý nghĩa của thông điệp
- Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước
một nguy cơ đang đe dọa đời sống của loài
người. Nó thể hiện thái độ sống tích cực, một
tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương
nhân loại sâu sắc.
- Thông điệp giúp người đọc, người nghe biết
quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diễn ra
quanh ta để tâm hồn, trí tuệ không nghèo nàn,
19


đơn điệu và biết chia sẻ, không vô cảm trước
nỗi đau con người.
- Từ đó xác định tình cảm, thái độ hành động
- Thao tác 3: Từ đặc sắc nghệ của mình
thuật trong văn bản rút ra bài học c. Bài học kinh nghiệm:
cho mình khi làm văn nghị luận?
- Viết văn nghị luận phải đúng bố cục: Dù bài
văn thuộc bất cứ dạng đề nào thì vẫn phải
đảm bảo đầy đủ bố cục ba phần.
- Một bài văn nghị luận hay thường có luận
điểm rõ ràng được kết dính một cách tự nhiên,
liền mạch, ý nọ gọi ý kia.
- Lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục: hệ
thống luận điểm gắn bó giữa các phần, dẫn

chứng cụ thể xác thực. Kết hợp yếu tố biểu
cảm góp phần làm cho lí lẽ tăng thêm tính
thuyết phục.
- Ngôn từ phải diễn tả sát, trúng bản chất của
đối tượng, điều mình muốn nói.
- Khi làm văn nghị luận xã hội cần phải bày
tỏ thái độ, ý kiến của mình về hiện tượng xã
hội đó dựa trên quan điểm tiến bộ, tích cực,
lạc quan và tin tưởng; cần phải rút ra được ý
nghĩa, bài học nhận thức và hành động.
IV. Ghi nhớ.
- SGK
V. Luyện tập:
* Hoạt động 4: Luyện tập
1. Bài tập 1:
Giả sử em có bạn thân là người mắc phải căn
bệnh HIV/AIDS, em sẽ phải làm gì?
2. Bài tập 2:
Viết một bài nghị luận bàn về thái độ của học
sinh hiện nay với vấn đề HIV/AIDS
4. Củng cố:
- Bức thông điệp nêu lên vấn đề gì?
- Tác giả đã điểm lại tình hình như thế nào? Có tác dụng gì?
- Tác giả đã kêu gọi những gì đối với các quốc gia và tổ chức; với mọi người?
- Bức thông điệp tác động đến người đọc nhờ những yếu tố nào?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đề tài đã được bản thân tôi kiểm nghiệm qua thực tiễn giảng dạy. Kết quả
cho thấy các em học sinh rất hứng thú khi tiếp nhận văn bản nghị luận và rút ra
kinh nghiệm làm văn nghị luận cho mình. .

20


Kết quả so sánh giữa lớp 12C5 là lớp thực nghiệm và lớp 12C7 là lớp đối
chứng cho thấy kết quả làm bài của lớp 12C5 cao hơn hẳn (Chỉ đối chiếu qua
những bài có kết quả từ trung bình trở lên).
Bài kiểm tra
Bài viết số 2
Bài viết số 3 Bài kiểm tra học kì I
Lớp – Sĩ số
12C5 - 36
26
30
34
12C7 – 35
27
27
25

3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
Học tập và rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận là một công việc hết sức
quan trọng đối với mỗi học sinh. Vì vậy trong quá trình đọc hiểu các văn bản nghị
luận có sẵn trong chương trình, giáo viên không chỉ hướng dẫn các em khám phá
nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng trình
bày, diễn đạt một vấn đề.
Các đoạn trích văn bản nghị luận trong chương trình lớp 12 là những văn bản
nghị luận hay và khó, tôi hi vọng rằng, đề tài này sẽ cung cấp cho giáo viên và học
sinh một hướng khám phá, tiếp cận văn bản nghị luận.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi rút ra trong quá trình giảng dạy

của mình. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có
kinh nghiệm, nhưng với tôi đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu có những
thành công. Nó mang tính chủ quan và chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế,
hi vọng được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Khi giảng dạy các văn bản nghị luận, điều khó đối với giáo viên là công đoạn
tổng hợp toàn bộ tiến trình trình bày vấn đề nghị luận của nhà văn (có thể sử dụng
sơ đồ tư duy). Nếu sử dụng bảng phụ thì giáo viên sẽ mất rất nhiều thời gian và
công sức. Vì vậy, theo ý kiến của cá nhân tôi thì nên trang bị hệ thống máy chiếu ở
tất cả các phòng học, tạo điều kiện cho giáo viên úng dụng công nghệ thông tin vào
bài giảng để nâng cao kết quả giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Thị Huyền
21


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

1
1
1
1
1
1
2
2
3
4
20
21
21
21

22




×