Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng phương pháp tích hợp và tích hợp liên môn KHXH trong dạy học một số tác phẩm văn học hiện đại chương trình THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.38 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG
1. Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Tìm hiểu về quan điểm tích hợp trong dạy học
5
2.3.2 Thực hành ứng dụng phương pháp tích hợp và tích hợp liên
11
môn trong một giáo án thể nghiệm cụ thể
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
19
dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị


20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn học là một mơn học quan trọng trong chương trình phổ thơng vì nó
có tác dụng rất lớn đến việc giúp HS có một thế giới quan, nhân sinh quan nhân
đạo và tiến bộ, giúp các em có một vốn tri thức về tiếng Việt để bước vào cuộc
sống. Bên cạnh đó, Văn học cịn giúp cho HS hình thành và phát triển nhân
cách. Nhưng có một điều đáng bàn là trong q trình học tập thì một bộ phận HS
có xu hướng “lạnh lùng” với mơn Văn. Để lí giải thực trạng này các cấp quản lí
giáo dục, những người tâm huyết với môn Văn đã đưa ra nhiều nguyên nhân
khác nhau như vấn đề đầu ra với HS ban Xã hội nói chung và mơn Văn nói
riêng; chương trình SGK cịn nặng, ít chất văn… nhưng một thực tế mà nhiều
người phải công nhận là phương pháp dạy và học mơn Văn trong nhà trường cịn
khơng ít bất cập. Bên cạnh đó, những năm gần đây với việc đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới chương trình SGK, đổi mới các dạng đề thi nhất là đề thi
THPT Quốc gia đòi hỏi phải đổi mới cách dạy và học văn …
Dạy học theo hướng tích hợp đang là một phương pháp dạy học hiện đại
được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế
giới. Với quan điểm lấy hoạt động của HS làm trung tâm, GV đóng vai trị tổ
chức cịn HS chiếm lĩnh kiến thức. Do đó cần áp dụng phương pháp tích hợp để
tích cực hóa hoạt động của HS. Hơn nữa hiện nay, SGK Ngữ văn THPT có
nhiều thay đổi. Các phân môn Văn học - Tiếng Việt - Làm văn được hợp nhất

thành môn Ngữ văn với một quyển duy nhất (trước đó là 3 quyển khác nhau). Sự
hợp nhất đó đánh dấu sự tích hợp kiến thức của các phân môn lại trong một
chỉnh thể thống nhất. Mặt khác, Ngữ văn là một mơn học có tích hợp nhiều nhất,
nó cịn tích hợp với nhiều mơn học khác, kiến thức đời sống xã hội, kinh nghiệm
thực tiễn… Do đó vấn đề tích hợp là nội dung khơng thể thiếu trong đổi mới
thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới ra đề cho các kỳ thi đặc biệt
là thi THPT Quốc gia hiện nay và những năm sắp tới.
Qua thực tế của quá trình dạy học, là người trực tiếp giảng dạy cho HS tôi
thấy rằng: Trước đây, đa phần GV và HS của môn học nào cũng chỉ biết đến
mơn học đó, các em mới chỉ nắm được kiến thức riêng lẻ, riêng biệt cho từng
môn học, chưa có cái nhìn tổng hợp, đa dạng trong sự liên quan đến những kiến
thức khác nằm ngoài phạm vi bộ mơn. Thậm chí ít có ứng dụng vào đời sống
thực tế. Để các em phát triển toàn diện, có thể tránh được những biểu hiện cơ lập
tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả
năng thông hiểu, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức tích hợp để giải quyết một
bài học, một vấn đề nào đó trong một mơn học là một việc làm hết sức cần thiết,
đúng đắn khi chúng ta đang đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình
SGK... Để làm được điều này, địi hỏi người GV bộ môn không chỉ nắm vững
được kiến thức mơn mình dạy mà cịn phải khơng ngừng tìm tịi, trao đổi, học
hỏi kiến thức của các môn học khác, kiến thức đời sống … để có thể thiết kế
được một giáo án hay, đem đến cho HS một bài dạy hiệu quả, giúp HS hiểu bài
học một cách nhanh nhất, đầy đủ và toàn diện nhất.
2


Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài SKKN “Sử dụng phương pháp tích
hợp và tích hợp liên mơn KHXH trong dạy học một số tác phẩm văn học
hiện đại chương trình THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo viên

- Giúp GV Ngữ văn có cái nhìn tồn diện hơn khi hướng dẫn HS cảm thụ
tác phẩm Văn học và thực sự chú ý hơn trong việc rèn kĩ năng tích hợp Văn học
cho HS, đồng thời xác định được hướng dạy, hướng ôn tập, hướng khai thác tác
phẩm và hướng ra đề kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình đổi mới
SGK, đề thi học sinh giỏi các cấp, đề thi THPT Quốc gia.
- Đặt ra những vấn đề cơ bản của chuyên môn, nảy sinh những tranh luận,
hoặc những ý kiến bổ sung, góp ý thêm. Vì thế, SKKN cịn góp phần thúc đẩy
và khơi dậy phong trào học hỏi, tìm tịi, sáng tạo của các thầy cơ bộ môn Văn
cũng như các bộ môn khác trong nhà trường, tạo sự liên kết gắn bó và hỗ trợ
giữa các GV bộ môn với nhau trong hoạt động lĩnh hội và truyền thụ kiến thức.
1.2.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh
- Giúp học sinh có một hệ thống kiến thức hồn thiện về Văn học cũng
như kiến thức của các bộ môn khác, kiến thức đời sống…
- Nắm vững, nắm sâu tác phẩm, khám phá ra cái hay, cái đẹp, có một năng
lực cảm thụ tốt, tinh tế, phát huy được năng khiếu, sở trường...
- Thắp lên ngọn lửa của sự đam mê khiến các em ngày càng thích thú và
gắn bó với mơn học Ngữ văn hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là phương pháp tích hợp và tích hợp liên môn
KHXH trong dạy học một số tác phẩm Văn học hiện đại chương trình THPT.
- Phần khảo sát tơi tiến hành giảng dạy và tổng hợp, đánh giá, thiết kế bài
soạn qua một tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 11, Ngữ văn 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử
dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân loại, phân tích
- Phương pháp dạy học theo dự án
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
- Phương pháp quan sát, điều tra

- Phương pháp trải nghiệm thực tế giảng dạy
- Sử dụng sách tham khảo, tài liệu trên mạng internet…

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong kỳ họp của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình phổ thơng, đã
khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là
“Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thơng
mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát
triển nguồn nhân lực phục vụ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với
thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở các nước
phát triển trong khu vực và trên thế giới” [1]. Ngành giáo dục đang trên con đường
thực hiện đổi mới theo Chỉ thị số 14/2001/CT -TTg về việc đổi mới chương trình giáo
dục phổ thơng đã được xác định trong Nghị quyết TW IV khóa VII (1993), Nghị quyết
TW 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể
hóa trong các chỉ thị của Bộ GD & ĐT, đặc biệt là Chỉ thị số 14 (4/1999).
Bên cạnh đó cịn có: “Một trong những trọng tâm của việc đổi mới chương
trình và SGK phổ thơng là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện
dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của HS với sự tổ chức và hướng dẫn
đúng mực của GV nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành
phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập tạo niềm tin và niềm
vui trong học tập” [2]. Không những thế, chương trình giáo dục phổ thơng ban hành
kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng đã nêu: “Phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc
điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự
học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức liên mơn vào giải quyết
các tình hình thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách

nhiệm học tập cho HS” [3]. Chính vì vậy, tích hợp là một trong những quan điểm
giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo được những người có
đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của đời sống hiện đại. Nhiều
nước trong khu vực và châu Á, trên thế giới như: Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Nhật Bản,
Thái Lan... đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học và cho rằng quan điểm
này đã đem lại hiệu quả nhất định. Song ở Việt Nam, quan điểm tích hợp vẫn cịn
nhiều mới mẻ. Gần đây và trong thời gian sắp tới chúng ta thực hiện biên soạn lại
chương trình cấp THPT, chương trình lấy “quan điểm tích hợp làm ngun tắc chỉ
đạo tổ chức chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”
[4]. Trước kia, mỗi môn học tồn tại biệt lập có mục tiêu riêng nhằm trang bị cho HS
những kiến thức cơ bản tách biệt phân môn dẫn đến cả GV và HS thiếu ý thức gắn
kết các phần khác của chương trình, tiếp cận tác phẩm cịn hạn chế, chưa có cái nhìn
tổng thể, nhiều bài làm của HS khá hay nhưng vẫn theo nếp cũ, khơng có sự sáng
tạo… vận dụng quan điểm tích hợp sẽ khắc phục được tình trạng này. Với việc áp
dụng rộng rãi quan điểm tích hợp vào giáo dục đã và đang từng bước đưa nền giáo
dục Việt Nam sánh vai, hội nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trên thực tế ta nhận thấy việc học nói chung và việc giảng dạy mơn Ngữ
văn nói riêng vẫn ln là vấn đề nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và
4


đông đảo các nhà nghiên cứu, mọi tầng lớp nhân dân. Đội ngũ GV ln nỗ lực
tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho hoạt
động dạy và học, hướng tới nhận thức và tình cảm của HS. Tuy nhiên:
Về phía GV: GV gặp khơng ít những khó khăn như tư liệu dạy học khan
hiếm; do phân phối chương trình và thời gian lên lớp ngắn nên hầu hết các GV
chỉ chú ý đi sâu vào các vấn đề trung tâm tác phẩm, ít có điều kiện giảng tác
phẩm bằng phương pháp tích hợp, hiểu biết kiến thức thuộc các môn học khác
cũng như kiến thức thực tế đời sống… còn chưa cao. Thêm vào đó kĩ năng tích

hợp cịn hạn chế, ngại đầu tư cơng sức...
Về phía HS: Trong nhà trường hiện nay, một số lượng lớn HS tỏ ra không
mặn mà gì với việc học tập mơn Ngữ văn, hứng thú học văn ở HS đã giảm sút
đáng kể, quá trình học khơng phải là q trình tìm tịi khám phá mà miễn cưỡng
bắt buộc. Từ tư tưởng ấy dẫn đến kết quả HS không chỉ cảm thụ sai tác phẩm mà
năng lực rung cảm cũng dần bị xói mịn. Mỗi mùa tuyển sinh, số lượng HS đăng
ký vào những ngành KHXH giảm dần. Đó là do nhu cầu của đời sống hiện đại,
nhu cầu phân giới nghề nghiệp; một số em dưới sự định hướng của gia đình
thiên về những ngành nghề “thời thượng”; một số em có học lực yếu, trung bình
lại ít có khả năng tự học, tự phấn đấu trong học tập. Nhiều em chưa xác định
được rõ mục đích, động cơ học tập bị cuốn hút theo nhiều trào lưu; một số em
lại chỉ chú trọng các mơn tự nhiên. Từ đó, vấn đề vận dụng những kiến thức
Lịch sử, Địa lí, xã hội, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức văn hóa, mơi trường,
đạo đức… để nâng cao nhận thức, tư tưởng tình cảm của HS là điều cần thiết.
Từ những vấn đề mang tính lí luận đến thực trạng của việc dạy và học
Văn hiện nay, chúng ta có thể thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn
là nhu cầu bức thiết; vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi người.
Tác phẩm Văn học trong nhà trường thường là những tác phẩm nghệ thuật
đã được cân nhắc, lựa chọn rất kĩ, có giá trị lớn cả về nội dung tư tưởng lẫn giá
trị nghệ thuật. Vì vậy để khám phá hết những cái hay, cái đẹp của một văn bản
không phải là một điều dễ dàng, đặt ra nhiều thử thách. Con đường khám phá
Văn học là con đường có tính chất "mở" nhưng thời gian có hạn nên địi hỏi
người GV cần xác định được trọng tâm bài dạy, thiết kế giáo án phù hợp với đối
tượng nhất là nên tìm những phương pháp khác nhau để giúp HS tiếp cận đến
đích văn bản.
Vì vậy, tơi mong muốn trình bày một vài suy nghĩ, giải pháp của bản thân
về giảng dạy tác phẩm bằng phương pháp tích hợp và tích hợp liên mơn. Đây là
một cách hay để tạo sự chú ý, kích thích hứng thú học tập của các em HS, giúp
các em đạt kết quả cao trong học tập, trong thi cử, trong rèn luyện kĩ năng sống
cũng như trong ứng dụng thực tế sau này.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong q trình giảng dạy ở nhà trường, tơi đã rút ra được những kinh
nghiệm cho bản thân. Tôi nghĩ rằng, một tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả phải
có những phương pháp phù hợp của GV nhằm thu hút HS. Từ những suy nghĩ
ban đầu, tơi đem nó thực hiện vào quá trình giảng dạy và đã đạt những hiệu quả
5


nhất định. Đó là giảng dạy tác phẩm Văn học bằng phương pháp tích hợp và tích
hợp liên mơn KHXH. Nhờ phương pháp giảng dạy này mà HS hào hứng với nội
dung bài học hơn, vốn kiến thức tổng hợp của HS được bổ sung, các kiến thức
liên môn thông qua cịn giúp HS có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung,
ý nghĩa của bài học. Cách thức tiến hành như sau:
2.3.1. Tìm hiểu về quan điểm tích hợp trong dạy học
a. Khái niệm về tích hợp và tích hợp liên mơn
Theo “Từ điển Tiếng Việt”: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối thống nhất. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hịa hợp, sự kết hợp” [5].
Còn theo “Từ điển giáo dục học” thì “Tích hợp là hành động liên kết các
đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh
vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học ” [6].
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “Integration” một từ gốc La tinh
(Integer) có nghĩa là “Wbole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để đảm
bảo sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Bởi vậy, dạy tích hợp là: lồng ghép những nội dung cần thiết vào những
nội dung vốn có của một mơn học. Thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số,
giáo dục môi trường, giáo dục tiết kiệm … vào nội dung các mơn như: Địa lí,
Sinh học, Vật lí, Ngoại ngữ, Giáo dục cơng dân…
Quan điểm về dạy học tích hợp bao gồm: tích hợp nội mơn (tìm kiếm kết

nối giữa các nội dung, hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn); tích
hợp đa mơn (một chủ đề có thể xem xét trong nhiều mơn học khác nhau); tích
hợp liên mơn (phối hợp đóng góp nhiều mơn học để nghiên cứu giải quyết tình
huống) và tích hợp xun mơn (tìm cách phát triển kĩ năng xun mơn có tính
chất chung và áp dụng được ở mọi nơi) [7].
Dạy học tích hợp liên mơn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều mơn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của
hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học.
Đối với mơn Ngữ văn, tích hợp liên mơn KHXH là sự đối sánh tác phẩm
trong mối liên hệ với các mơn có những đặc điểm chung như Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục cơng dân, Văn hóa… Q trình tích hợp, HS không những nắm được
kiến thức cơ bản của môn Ngữ văn mà cịn có cái nhìn tồn diện, phong phú, đa
dạng. Kĩ năng sống của HS nhờ vậy cũng được nâng cao hơn.
b. Một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp tích hợp vào dạy học
b.1. Dạy học theo hướng tích hợp phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học
b.1.1. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi bài học cụ thể.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị
kiến thức. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học sẽ được cụ thể hóa trong mục tiêu
của từng bài học, giờ học.
b.1.2. Phải tuân theo một tiến trình dạy học hợp lí
6


Nội dung phần Văn học hiện đại chính là cung cấp kiến thức, hình thành
thái độ và trau dồi kĩ năng sống cho HS. Do đó, GV cần tổ chức, hướng dẫn HS
khám phá các đơn vị kiến thức, đồng thời nâng lên một bước về nhận thức, thái
độ sống và các kĩ năng cần thiết.
Bước 1: GV gợi dẫn để HS chiếm lĩnh những tri thức về tác giả, tác phẩm.
Bước 2: GV hướng dẫn để HS khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Bước 3: Trên cơ sở của bước 2, GV đánh giá tổng kết. Từ đó nâng cao thêm một
bước về nhận thức, năng lực cũng như kĩ năng sử dụng.
b.1.3. Dạy học tích hợp phải đáp ứng được yêu cầu dạy học thực tiễn
Đối với bậc THPT, những kiến thức về đọc văn mà HS có được sẽ hình
thành cho các em thái độ sống đúng đắn cũng như những kĩ năng sống thiết thực
trong đời sống thực tiễn. Đây là vốn sống đầu tiên mà nhà trường tạo ra cho các
em để các em tự tin bước vào cuộc sống tương lai sau khi tốt nghiệp phổ thông.
b.2. Lựa chọn nội dung tích hợp phải hợp lí, tự nhiên, tránh gượng ép
Nội dung tích hợp của 3 phần trong mơn Văn (Văn học, Làm văn, Tiếng
việt) là rất phong phú, thêm vào đó lại cịn tích hợp liên mơn, tích hợp kiến thức
ngồi đời sống... GV có thể tích hợp trong từng thời điểm, tích hợp theo từng
vấn đề. Đối với các đơn vị kiến thức cũ, GV dùng để tích hợp nhằm củng cố, ôn
tập, so sánh, đối chiếu đồng thời rèn luyện cho HS ý thức và kĩ năng vận dụng
“cái đã biết” hình thành “cái chưa biết’’. Đối với các đơn vị kiến thức sẽ hình
thành trong tương lai (sẽ dạy), GV đưa ra để gợi mở, giúp HS hình dung được
các mối liên hệ gữa các đơn vị kiến thức trong chương trình. Qua đó, khơi gợi
được tinh thần hiểu biết và tăng hứng thú khám phá cho HS.
b.3. Đảm bảo giảm tải được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập cho HS
Khi tổ chức dạy học theo hướng tích hợp GV cần lựa chọn phương pháp
phù hợp, nội dung thích hợp, cách thức hợp lí sao cho giảm tải được kiến thức
và rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học. Muốn vậy
đối với mỗi bài học, bên cạnh việc xác định nội dung tích hợp một cách hợp lí
thì GV cịn cần lựa chọn nội dung kiến thức trọng tâm của bài học. Một bài học
có thể hướng tới cung cấp nhiều kiến thức, hình thành các kĩ năng khác nhau
nhưng với thời lượng có hạn của các giờ học trên lớp thì việc lựa chọn và nhấn
mạnh tới kiến thức trọng tâm là điều rất cần thiết. Mặt khác, bản chất của dạy
học tích hợp là phải đảm bảo rút ngắn thời gian học tập tức là với lượng thời
gian ít nhất mà HS có thể có được nhiều kiến thức và kĩ năng nhất. Vì vậy cần
tích hợp tối đa những kiến thức, kĩ năng để tránh sự chồng chéo, dư thừa.
c. Các biện pháp tích hợp

Trong dạy học có nhiều kiểu tích hợp nhưng ở phạm vi nhà trường THPT, phạm
vi một đề tài SKKN dành cho cấp THPT, tôi chỉ xin nêu một vài kiểu tích hợp sau:
c.1. Tích hợp trong mơn học
Tích hợp trong mơn học trước hết là tích hợp giữa phần Đọc văn và Tiếng
Việt, Làm văn. Như vậy trong quá trình tích hợp phải giúp HS nhận thấy những
đặc điểm về ngôn ngữ, quy tắc Tiếng Việt, những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc
được sử dụng. Ngồi ra q trình Đọc văn là quá trình hướng dẫn HS tìm luận
7


điểm, luận cứ cơ bản cho quá trình Làm văn. Bởi vậy trong dạy học Ngữ văn,
tích hợp giữa Tiếng Việt - Làm văn - Đọc văn vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp
HS hiểu sâu hơn nội dung kiến thức của từng phần. Đối với phần đọc hiểu văn
bản, những hiểu biết về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách học Tiếng Việt
sẽ góp phần tạo nên tiềm lực phân tích và cảm thụ tác phẩm văn chương.
Tích hợp trong nội bộ mơn học cịn đồng nghĩa với việc tích hợp giữa
Đọc văn với Đọc văn: có thể tích hợp giữa các tác phẩm cùng xu hướng văn học,
cùng đề tài, cùng chủ đề…
Ví dụ 1: Trong văn bản “Vợ nhặt”, khi đọc hiểu văn bản GV có thể hướng dẫn
HS tích hợp phần Đọc văn với phân mơn Tiếng Việt: Giải thích nghĩa của từ
“Vợ nhặt” để làm rõ ý nghĩa nhan đề (“Vợ”: danh từ chỉ mối quan hệ thiêng
liêng vợ chồng; còn “nhặt” gắn với những thứ khơng ra gì, khơng có giá trị).
Hoặc khi “thị” bất ngờ nhận lời, Tràng có thái độ gì? Em hiểu như thế nào về
nghĩa của từ “Chợn”, “kệ”? (“Chợn”: lo lắng, băn khoăn; “kệ”: thái độ bất
chấp). Hay tác giả rất tài tình khi sử dụng từ ngữ diễn tả chân thực tâm trạng bà
cụ Tứ qua từ “phấp phỏng” (“phấp phỏng”: lo âu, ngạc nhiên), điều đó cho thấy
việc hiểu nghĩa của từ và sử dụng từ ngữ phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong
giao tiếp. Kiến thức này các em củng cố trong bài học nào? HS trả lời: Bài
“Nghĩa của từ trong sử dụng” [8].
Ví dụ 2: Khi giảng dạy văn bản “Người lái đị sơng Đà” GV có thể tích hợp với

văn bản “Chữ người tử tù” cùng của tác giả Nguyễn Tuân về phương diện tài
hoa nghệ sĩ của nhân vật Huấn Cao và ơng lái đị.
Ví dụ 3: Văn bản “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù” đều là những tác phẩm
thuộc bộ phận văn học công khai, xu hướng văn học lãng mạn. Ta có thể tích
hợp bút pháp tương phản, đối lập giữa hình tượng ánh sáng và bóng tối trong 2
tác phẩm. Giống nhau: Cả hai tác phẩm đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như
một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống
truyện. Khác nhau: Ánh sáng trong “Chữ người tử tù” là ánh sáng của chân lí,
của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm được kết thúc đẹp bằng sự
chiến thắng của ánh sáng với bóng tối. Bóng tối ở đây là đại diện cho cái xấu,
cái ác. Cịn với Thạch Lam, bóng tối vừa mang biểu trưng cho cuộc sống tù
đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phơng nền chính nhằm
làm nổi bật 3 loại ánh sáng: Ánh sáng nơi phố huyện - những quầng sáng giới
hạn, nhỏ nhoi, leo lét… tượng trưng cho số phận mòn mỏi của người dân nơi
đây; Ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ vừa là tương lai, là niềm mơ ước của hai
đứa trẻ; Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối
từ hiện tại về quá khứ rồi hướng tới tương lai…
c.2. Tích hợp liên mơn
Thực tế cho thấy mơn Ngữ văn có mối quan hệ chặt chẽ với các phân môn
khác, đặc biệt là Địa lí, Lịch sử, GDCD. Do đó, dạy đọc hiểu văn bản Văn học
nói chung cần có sự tích hợp liên mơn. Những kiến thức liên mơn khơng chỉ làm
cho bài học phong phú, đa dạng mà còn góp phần khắc sâu kiến thức của phần
đọc văn.
8


Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Vợ nhặt” phần nói về bối cảnh lịch sử xã hội làm nền
cho các nhân vật xuất hiện (hoàn cảnh sống của các nhân vật), GV giúp HS liên
hệ đến môn Lịch sử: năm 1945, nhân dân ta chịu nhiều tầng áp bức bóc lột của
phong kiến, thực dân, phát xít Nhật vào xâm lược Đông Dương ép nhân dân ta

nhổ lúa trồng đay, kết quả vào tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp xảy ra, chỉ
trong vòng 2 tháng từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
GV hỏi: Các em tìm hiểu kiến thức này trong bài nào môn Lịch sử ? HS trả lời:
Bài 16“Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 –
1945). Nước VNDCCH ra đời”[10].
Cũng trong văn bản “Vợ nhặt” ta có thể tích hợp với mơn GDCD; GV
hỏi: Theo em trong thái độ của bà cụ Tứ với cô con dâu đã làm bật lên phẩm
chất gì của con người? HS trả lời: Tình yêu thương, lòng nhân ái là nét đẹp nổi
bật trong tâm trạng bà cụ Tứ. Đó cũng là nét đẹp trong tâm hồn của người dân
Việt Nam. Kiến thức này các em đã tìm hiểu ở bài “Một số phạm trù cơ bản của
đạo đức học” [11].
Ví dụ 2: Đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, khi dạy văn bản này ở
phần hoàn cảnh ra đời trường ca và ý nghĩa đoạn trích, GV giúp HS liên hệ đến
mơn Lịch sử, bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)” [10].
Khi dạy đến đoạn thơ “Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi
bạc”… Nước là nơi Rồng ở” liên hệ đến mơn Địa lí, bài 14: “Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên”; Bài 15: “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”,
ta thấy: Thiên nhiên nước ta rừng vàng biển bạc, to lớn, mênh mông, là không
gian địa lí của vạn vật, chim chóc, mn lồi… Thế nhưng nhiều nơi môi trường
rừng bị đốt phá, biển bị ô nhiễm, để giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường:
không vứt rác bừa bãi, không mua bán động vật quý hiếm, tiết kiệm nước [14].
Hay đoạn thơ “Những ai đã khuất … Làm nên Đất Nước muôn đời’’ liên hệ đến
môn GDCD, bài 9: “Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước” tác giả
nhắn nhủ mọi người sống là phải có trách nhiệm với đất nước. Vậy căn cứ vào
đoạn thơ em hãy cảm nhận xem đó là những trách nhiệm gì? HS trả lời: Hiến
pháp nước ta năm 2013 quy định trách nhiệm của công dân là phải trung thành
với Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của mỗi công dân;
phải yêu nước, tự hào về đất nước, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo [13].

Ví dụ 3: Văn bản “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”, khi tìm hiểu về Sơng Hương
ở góc độ thiên nhiên, GV tích hợp với mơn Địa lí: sử dụng bản đồ Sơng Hương
để nhận biết địa hình của dịng sơng. HS dễ dàng hình dung được các chi tiết “từ
ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hịn Chén, vấp Ngọc
Trản… ơm lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế”. Việc học các bài học Địa lí,
giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, các dịng sơng chảy từ tây sang đông, hầu
hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, rừng già khiến cho nước chảy xiết dữ
dội. Điều đó giúp các em hiểu vẻ đẹp Sông Hương ở vùng thượng nguồn “là
một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua
9


những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc …”. HS hiểu thêm về đặc điểm sơng
ngịi miền nhiệt đới gió mùa. Ở nước ta mạng lưới sơng ngịi dày đặc, nước lên
theo mùa, các con sông thường nhiều nước, nhiều phù sa bồi đắp những bờ bãi
ven sông. Sông Hương vì thế khi ra khỏi rừng đã trở thành “người mẹ phù sa
của một vùng văn hóa xứ sở”. Kiến thức này các em học được ở bài 6 tiết 1:
“Đất nước nhiều đồi núi” và Bài 9, 10: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” [14].
Cũng trong văn bản này khi dạy về Sông Hương ở phương diện lịch sử, có
chi tiết “sơng Hương đã đi vào thời đại của CMT8 với những chiến công rung
chuyển” ta liên tưởng đến sự kiện khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra vào
ngày 23/8/1945 ở Huế (Bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi
nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước VNDCCH ra đời”) [10].
Sau khi học xong, trong phần tổng kết và luyện tập, GV có thể hỏi: Em rút
ra được bài học gì từ văn bản trên? HS trả lời: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất
nước, giữ gìn danh lam thắng cảnh, giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần của
dân tộc, nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường, đặc biệt biết giữ gìn những dịng
sơng xanh - sạch - đẹp. Đây là nội dung được học trong môn GDCD, bài 14:
“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [11]; bài 12: “Chính sách
tài ngun và bảo vệ mơi trường”, bài 13: “Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa

học và cơng nghệ, văn hóa” [12].
Ví dụ 4: Khi dạy văn bản “Tun ngơn độc lập” phần hồn cảnh sáng tác bản
tun ngơn, tích hợp với mơn Lịch sử bài 16: “ Phong trào giải phóng dân tộc và
tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939- 1945). Nước VNDCCH ra đời”, bài 17:
“Nước VNDCCH từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12- 1946” hay khi
nói về tội ác của Pháp, ta cũng tích hợp kiến thức môn Lịch sử bài 16 ở trên,
mục I: Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 [10].
c.3. Tích hợp với kiến thức thực tế ngồi đời sống
Kiến thức thực tế ngoài đời sống rất phong phú và sinh động. Do vậy tích
hợp với kiến thức thực tế vừa cung cấp cho HS thêm tri thức, sự hiểu biết, rèn
luyện kĩ năng sống mà cịn góp phần làm cho các giờ học hấp dẫn và hứng thú hơn.
Ví dụ 1: Văn bản “Vợ nhặt” có thể tích hợp văn hóa phong tục cưới hỏi của
người Việt: Em hiểu gì về phong tục cưới hỏi cuả người Việt ta? HS trả lời: Là
việc hệ trọng, có quá trình tìm hiểu, phải trải qua nhiều nghi lễ khác nhau: chạm
ngõ, ăn hỏi, rước dâu, lại mặt, có sự chứng kiến của hai họ. Còn trường hợp của
Tràng lại khác: khơng cần cưới hỏi, khơng có lễ nghi, hai con người lầm lũi dẫn
nhau về nhà trong buổi chiều chạng vạng của những ngày đói.
Ta cịn có thể tích hợp kĩ năng sống và tích hợp giáo dục mơi trường sống:
Em có nhận xét gì về cách ứng xử của người vợ nhặt? HS trả lời: Một người con
gái có lối ứng xử đúng mực. Đó là cách ứng xử cần có ở một người hiểu biết.
Mỗi chúng ta cần có cách ứng xử phù hợp, đúng mực trong cuộc sống. Và môi
trường sống mới đã thay đổi người vợ nhặt từ chỏng lỏn, chao chát biến mất và
thay vào đó là một người phụ nữ đảm đang tháo vát, biết lo toan thu vén.
Như vậy môi trường sống có tác động đến con người.

10


Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Chữ người tử tù”, phần tổng kết và liên hệ, GV có
thể hỏi: Từ cách ứng xử đầy văn hóa giữa các nhân vật trong tác phẩm, em rút ra

được bài học gì cho bản thân về cách sống, cách ứng xử trong cuộc sống? HS trả
lời: Phải yêu và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, có niềm tin vào
sức sống bất diệt của cái đẹp và “thiên lương” của con người, sống phải có tâm,
ln trau dồi thiên lương lành vững: “sống trong đời sống cần có một tấm lịng”
bởi “người với người sống để u nhau”. Ln có thái độ và cách ứng xử đúng
đắn; biết hướng thiện, tìm mĩ, sống chân. Chỉ ra một số tấm gương về lối sống
đẹp như Hồ Chí Minh “Chẳng n lịng khi ngắm một cành hoa” hay ca sĩ Phi
Nhung xây chùa cho trẻ mồ cơi… Đó là những cái đẹp đáng trân trọng trong
cuộc sống. Phê phán những lối sống khơng đẹp.
Hoặc cũng trong văn bản này, khi nói về phương diện tài hoa nghệ sĩ của
Huấn Cao, em có nhận xét gì về vai trị của chữ và tình hình chữ viết của HS
hiện nay? HS phát biểu: Vẫn còn rất nhiều người lưu giữ nét chữ đẹp để thể hiện
nét người. Tuy nhiên ngày càng nhiều HS không có ý thức giữ gìn nét chữ: viết
chữ rất xấu, sai lỗi chính tả, viết tắt, dùng kí hiệu, lạm dụng từ nước ngoài…
Những hiện tượng ấy đã báo động cho việc bảo tồn nét chữ, chữ viết Tiếng Việt.
GV khẳng định lại vấn đề, định hướng HS luyện chữ viết bởi nét chữ là nhân
cách, là tính nết của một trị ngoan.
Ví dụ 3: Từ quan niệm sống “Vội vàng” của Xn Diệu, em có suy nghĩ gì về
lối sống của thanh niên hiện nay? HS trả lời: Quan niệm sống của Xuân Diệu có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các bạn trẻ nhất là các bạn đang lãng phí thời
gian vào những việc vơ bổ. Thực tế cho thấy hiện nay có một số thanh niên đang
sống vội, sống gấp lao vào ăn chơi, hưởng lạc. Nhiều người là con các đại gia,
các quan chức, các gia đình giàu có… đang đắm mình trong những qn lắc,
những cuộc đua xe trái phép ở các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải
Phịng… Đây là mặt trái của chủ nghĩa cá nhân cực đoan, ích kỉ và tệ hại, trở
thành tội lỗi, cần phải được phòng chống, đấu tranh, ngăn chặn kiên quyết và
kiên trì. Mặt khác cũng phải chống lại lối sống trì trệ, tầm thường, nhàn nhạt,
buông xuôi của một tầng lớp thanh niên khác. Làm sao để hài hòa giữa cá nhân
và tập thể, riêng và chung, sống hết mình để có ích cho bản thân và xã hội.
Ví dụ 4: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, khi phân tích

nhân vật Liên ta thấy Liên là một đứa trẻ nghèo, giàu tình thương, là đứa trẻ có
đời sống tâm hồn khá phong phú. Thế nhưng hiện nay một bộ phận thanh thiếu
niên có đời sống vật chất được nâng cao thì đời sống tâm hồn lại bị mài mịn, em
hãy phát biểu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên? HS phát hiện: Nhiều thanh
niên, HS sống vô cảm, thờ ơ, lạnh lùng, vô đạo đức, khô khan, trống rỗng về đời
sống tâm hồn: đánh bạn, quay video, thấy người gặp nạn thì thờ ơ, nói tục, chăm
chút bản thân mà quên người xung quanh… Hiện tượng đáng báo động.
Cũng ở văn bản này, qua hình ảnh đồn tàu tác giả muốn chuyển tải thông
điệp: sống phải biết ước mơ và hi vọng, không cam chịu cuộc sống. Vậy em có
suy nghĩ gì về ước mơ và nghị lực của con người trong xã hội ngày nay? HS trả
lời: Những nhân vật sống có ước mơ, vươn lên chiếm lĩnh cuộc sống như: Nick
11


Vujicic, Nguyễn Thị Ánh Viên, Bùi Tiến Dũng… Một số những câu nói về cách
sống:“đời người sống chỉ một lần, hãy sống sao cho đừng tiếc đã sống hồi,
sống phí”. Mỗi người nên biết cách tự thay đổi để cuộc sống trở nên có ý nghĩa.
2.3.2 Thực hành ứng dụng phương pháp tích hợp và tích hợp liên mơn
trong một giáo án thực nghiệm cụ thể
GIÁO ÁN BÀI DẠY:
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHỊNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
(Cơ-Phi An -nan)
I. Mục tiêu cần đạt giúp HS
1. Kiến thức
- Thấy được tầm quan trọng và sự cấp bách của công cuộc phịng chống
HIV/AIDS đối với tồn nhân loại, từ đó nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi quốc
gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm hoạ.
- Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của văn bản: tầm quan sát, suy nghĩ sâu
rộng, cách diễn đạt trang trọng cơ đúc, giàu hình ảnh, gợi cảm.
2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (Văn bản nhật dụng) và
tích hợp kiến thức liên mơn Ngữ văn - Địa lí - GDCD trong học tập.
- Rèn luyện khả năng tư duy, nhiệm vụ thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, liên hệ
vào thực tế đời sống.
3. Thái độ
- Cảm nhận được nỗi bất hạnh của người nhiễm HIV/AIDS, có thái độ sống tích
cực, nhân đạo trong cơng cuộc ngăn chặn, đẩy lùi và phịng chống HIV/AIDS.
- Từ bản thơng điệp, cần suy nghĩ đến nhiều vấn đề khác đã và đang đặt ra trong
cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ, máy chiếu
Projector, đèn chiếu.
- GV chia HS thành 4 nhóm và giao việc cho các nhóm chuẩn bị bài học
Nhóm 1: Tìm hiểu chung về HIV/AIDS (tên đầy đủ bằng Tiếng Anh, thời điểm
được phát hiện, cơ chế gây bệnh ...)
Nhóm 2: Tìm hiểu về tình hình phát triển của HIV/AIDS: số người nhiễm, phạm
vi của bệnh, số ca tử vong hàng năm ...)
Nhóm 3: Tìm hiểu về những biện pháp, hành động tích cực nhằm ngăn chặn,
đẩy lùi HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm 4: Tìm hiểu những hiểm họa toàn cầu khác bên cạnh đại dịch HIV/AIDS.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu nêu trên của giáo viên.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
III. Phương pháp giảng dạy
- Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- GV chú ý đến những nét đặc sắc của văn bản Nghị luận: cách xây dựng luận
12



điểm, luận cứ, bố cục, lập luận, diễn đạt và hành văn.
- GV kết hợp việc tìm hiểu văn bản với tìm hiểu phịng chống dịch bệnh
HIV/AIDS ở nước ta và trên tồn thế giới. Từ đó, xác định cho HS một thái độ
sống có trách nhiệm, tích cực và nhân đạo trong cơng cuộc phịng chống AIDS.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- GV: Trình bày khái niệm và nêu các đặc trưng của ngôn ngữ khoa học?
- HS trả lời: Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa
học. Ngơn ngữ khoa học có 3 đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí,
logic; tính khách quan, phi cá thể.
3. Giới thiệu bài mới:
HIV/AIDS đang là một trong những hiểm họa của xã hội lồi người. Đến
thời điểm này, cuộc chiến đấu sống cịn để chống lại "Căn bệnh thế kỉ" vẫn là
vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia. Nhận thức được sự tàn phá khủng khiếp của
đại dịch HIV/AIDS, Cô-phi An-nan, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã viết bản
thơng điệp: "Thơng điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003".
Hoạt động của GV - HS
Tiết 1
Hoạt động 1: HDHS tìm
hiểu phần tiểu dẫn trong
SGK
Thao tác 1: HDHS tìm
hiểu tác giả
- GV: Trình bày một số nét
chính về tác giả Cơ-phi Annan?
- HS căn cứ phần tiểu dẫn
SGK để trả lời.
- GV chốt lại vấn đề, giới
thiệu thêm tranh ảnh và

những thông tin về Cơ-phi
An-nan.

Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả
- Cô-phi An-nan sinh ngày 8/4/1938, tại Ga –
na, một nước cộng hồ thuộc châu Phi.
* Q trình hoạt động
- Bắt đầu làm việc ở tổ chức Liên hợp quốc từ
năm 1962.
- Năm 1996 được cử giữ chức Phó Tổng Thư kí
Liên hợp quốc phụ trách gìn giữ hịa bình.
- Từ 1/1/1997, Cô-phi An-nan là người Châu
Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng Thư kí
liên hợp quốc. Ơng đảm nhiệm chức vụ này hai
nhiệm kì cho tới tháng 1/2007 (10 năm). Điều
đó chứng minh những phẩm chất vượt trội của
Cơ-phi An-nan cũng như khơng cịn chế độ
phân biệt chủng tộc như trước đó.
- Cơ-phi An-nan đã ra Lời kêu gọi hành động
gồm 5 điều về việc đấu tranh với đại dịch
HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khỏe
và AIDS tồn cầu vào tháng 4/2001.
- Năm 2001, Cơ-phi An-nan được trao Giải
13


thưởng Nơ-ben Hịa bình.

- Ơng cũng nhận được nhiều bằng cấp danh dự
và cùng nhiều giải thưởng khác.
Thao tác 2: HDHS tìm 2) Hồn cảnh và mục đích viết bản thơng
hiểu hồn cảnh và mục điệp
đích viết bản thơng điệp
- GV: Cơ-phi An-nan viết a. Hồn cảnh viết bản thơng điệp
bản thơng điệp trong hồn Cơ-phi An-nan viết văn bản này gửi nhân dân
cảnh nào?
toàn thế giới nhân ngày thế giới phòng chống
- HS làm việc cá nhân trả AIDS, 1/12/2003.
lời.
- GV: Mục đích của bản b. Mục đích viết bản thơng điệp
thơng điệp là gì?
- Kêu gọi cá nhân và mọi người chung tay góp
- HS làm việc cá nhân trả sức ngăn chặn hiểm họa HIV/AIDS, nhận thấy
lời.
sự nguy hiểm của đại dịch này.
- Triển khai chương trình chăm sóc tồn diện ở
mọi nơi.
- Các quốc gia phải đặt vấn đề AIDS lên vị trí
hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính
trị và hành động thực tế của mình.
Thao tác 3: HDHS tìm 3) Thể loại văn bản nhật dụng
hiểu thể loại văn bản nhật
dụng
- GV: Em hãy cho biết thế - Bản thông điệp của Cô-phi An-nan thuộc thể
nào là VB nhật dụng?
loại VB nhật dụng.
- HS làm việc cá nhân trả - Nhật dụng dùng để chỉ loại văn bản đề cập tới
lời.

những hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa
HS tích hợp kiến thức quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con
THCS về VB nhật dụng:
người trong cuộc sống thường ngày: môi
- HS nhắc lại khái niệm VB trường ô nhiễm, ôn dịch thuốc lá, bệnh dịch thế
nhật dụng, lấy ví dụ.
kỉ, vấn đề xung đột sắc tộc ...
- GV cung cấp thêm thông
tin về VB nhật dụng.
Thao tác 4: HDHS tìm 4) Thơng điệp
hiểu thơng điệp
Là những lời thơng báo mang ý nghĩa quan
- GV: Thông điệp được hiểu trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia, dân
như thế nào?
tộc.
- HS làm việc cá nhân trả
lời.
Thao tác 5: HDHS tìm 5) Chủ đề của bản thông điệp
hiểu chủ đề của bản thông
điệp
- GV: Hãy nêu chủ đề của - Thông điệp nêu rõ hiểm họa HIV/AIDS.
14


bản thơng điệp?
- HS làm việc cá nhân trả
lời.
Tích hợp kĩ năng sống: HS
tích hợp kiến thức đời sống
tìm hiểu về HIV/AIDS.

+ HS Nhận thức được đây là
căn bệnh thế kỉ nguy hiểm
trên toàn cầu.
+ HS trao đổi những hiểu
biết về vấn đề HIV / AIDS:
khái niệm, biểu hiện, tình
trạng, mức độ nguy hiểm,
cách phòng chống và trách
nhiệm của cá nhân.
- HS phát biểu.
Thao tác 6: HDHS tìm
hiểu bố cục của bản thông
điệp
- GV: Xác định bố cục bản
thông điệp của Cô-phi Annan?
- HS làm việc cá nhân trả
lời.

Đồng thời nhấn mạnh phòng chống HIV/AIDS
phải là sự quan tâm của tồn nhân loại, có
chương trình hành động cụ thể, đặt lên hàng
đầu. Ông kêu gọi các quốc gia và mọi người coi
đó là nhiệm vụ của chính mình, khơng nên im
lặng, kì thị, phân biệt đối xử với những người
bị HIV/AIDS.
- Ngoài những từ: Dịch, Đại dịch, Hiểm họa để
gọi HIV/AIDS, người ta còn gọi căn bệnh này
là “Căn bệnh thế kỉ”. Điều ấy đặt ra vấn đề
muốn tiêu diệt căn bệnh này phải có hành động
thiết thực, lâu dài, gian khổ. Đó là căn bệnh

nguy hiểm, cướp đi sinh mệnh hàng triệu con
người trên thế giới.

6) Bố cục của bản thông điệp Chia 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “chiến đấu chống lại
dịch bệnh này”. Nội dung: cả thế giới nhất trí,
cam kết, phịng chống, đánh bại căn bệnh
HIV/AIDS
- Đoạn 2: Tiếp đó đến “đồng nghĩa với cái
chết”. Có hai ý chính:
+ Một là, điểm lại tình hình thực tế của việc
phòng chống HIV/AIDS.
+ Hai là, nêu nhiệm vụ của mỗi người, mỗi
quốc gia trong việc phòng chống HIV/AIDS.
- Đoạn 3: còn lại: lời kêu gọi thiết tha trong
việc phòng chống HIV/AIDS.
Hoạt động 2: HDHS đọc - II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
hiểu văn bản
- GV cho HS đọc diễn cảm
văn bản và nhận xét cách
đọc của bạn. GV đọc mẫu.
Thao tác 1: HDHS tìm 1. Nội dung bản thông điệp
hiểu nội dung bản thông - HIV/ AIDS là đại dịch gây tỉ lệ tử vong cao,
điệp
tốc độ lây lan nhanh và chưa tìm ra thuốc đặc
- GV: Bản thông điệp nêu hiệu điều trị, trở thành hiểm hoạ cho đời sống
lên vấn đề gì? Vì sao phải nhân loại. Khi nhiễm HIV/ AIDS con người
đặt vấn đề đó lên vị trí hàng phải đối mặt với cái chết sớm hơn.
đầu trong chương trình nghị - Là người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất,
sự của các quốc gia?

Cô- phi An- nan kêu gọi các quốc gia và toàn
- HS trả lời.
thể nhân dân thế giới nhận thấy sự nguy hiểm
15


- GV yêu cầu HS hãy chỉ ra
những vấn đề được đề cập
đến trong bản thơng điệp.
Trên cơ sở đó hoàn thành
phiếu học tập như đã chuẩn
bị.
- HS hoàn thành phiếu học
tập.
- GV chiếu phiếu học tập
của HS.
* Tích hợp liên mơn Địa lí:
(Bài 5: “Một số vấn đề của
châu lục và khu vực”- tiết
1: Một số vấn đề của châu
Phi) [15].
- GV: Bệnh HIV/AIDS phát
triển nhiều nhất ở đâu? Vì
sao?
- HS: nhóm 1 thảo luận và
trình bày kết quả hoạt động.
Yêu cầu HS trả lời được:
- Nhiều nhất là ở châu Phi,
tập trung hơn 2/3 tổng số
người nhiễm HIV trên tồn

cầu.
- Ngun nhân:
+ Kinh tế nghèo, kém phát
triển.
+ Trình độ dân trí thấp,
nhiều hủ tục, lạc hậu.
+ Diện tích lớn, tự nhiên
khắc nghiệt.
+ Xung đột sắc tộc…
Tiết 2:
Thao tác 2: HDHS tìm
hiểu việc tổng kết tình hình
phịng chống HIV/AIDS
GV gợi ý:
- Điểm ngắn gọn, đầy đủ
tình hình phịng chống HIV/
AIDS (cả mặt làm được và
mặt cịn chưa tốt)?
- Nhóm 2 thảo luận, cử đại

của đại dịch này và tích cực chung tay góp sức
ngăn chặn, đẩy lùi hiểm hoạ.

2. Điểm tình hình phịng chống HIV/ AIDS
- Mặt làm được:
+ Ngân sách dành cho phòng chống HIV đã
được tăng lên một cách đáng kể.
+ Thành lập Quỹ toàn cầu về phịng chống
AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thơng qua.
+ Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược

quốc gia phịng chống HIV/AIDS của mình.
+ Ngày càng có nhiều cơng ti áp dụng chính
16


diện trả lời. Các nhóm khác sách phịng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.
nhận xét, bổ sung.
+ Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi
đầu trong cuộc chiến chống AIDS, phối hợp
chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để
cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.
-Tuy nhiên, mặt chưa làm được:
- GV: Theo cách lập luận + Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành,
của tác giả thì HIV/AIDS gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít
vẫn hồnh hành và có tốc dấu hiệu suy giảm.
độ lây lan như thế nào?
+ Mỗi phút đồng hồ qua đi có khoảng 10 người
- HS đọc kĩ văn bản tìm câu bị nhiễm HIV.
trả lời.
+ Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất,
tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
+ Tốc độ lây lan nhanh là ở phụ nữ: phụ nữ
chiếm tới một nửa trong tổng số người bị
nhiễm trên tồn thế giới.
+ Nơi lan rộng nhanh nhất là Đơng Âu và toàn bộ
châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.
+ Khi thơng điệp này viết ra (2003) thì sự cố
gắng của mọi người, mọi quốc gia chưa đủ. Vì
thế thơng điệp dự đốn “Chúng ta sẽ khơng đạt
được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005” mà lẽ

ra chúng ta phải giảm được: 1/4 số thanh niên
bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất; giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh
bị nhiễm; phải triển khai các chương trình
chăm sóc tồn diện ở khắp mọi nơi.
- GV khái quát.
 Vậy là, những mục tiêu đặt ra trong “Tuyên
bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS” đã
khơng được hồn thành.
- Những tổng hợp của tác giả không chung
chung, trừu tượng mà được chọn lọc ngắn gọn,
đầy đủ, bao quát, ấn tượng, tác động mạnh trực
tiếp tới tâm trí người nghe. Thể hiện tầm nhìn
sâu rộng của vị Tổng thư kí.
Thao tác 3: HDHS tìm 3. Lời kêu gọi phòng chống AIDS
hiểu lời kêu gọi phòng - Đặt ra nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng
chống AIDS của tác giả
đầu là tích cực phịng chống AIDS:
GV gợi ý:
+ Phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam
- Trước thực trạng đáng báo kết của mình bằng nguồn lực và hành động cần
động của đại dịch, C.An nan thiết. Các quốc gia phải đưa vấn đề AIDS lên vị
kêu gọi mọi người cần phải trí hàng đầu trong chương trình nghị sự.
làm gì?
+ Phải cơng khai lên tiếng về AIDS, phải đối
17


- Trong lời kêu gọi tác giả
đặc biệt nhấn mạnh đến

điều gì?
- HS: nhóm 3 trình bày kết
quả hoạt động
- GV khái quát, cho HS phân
biệt khái niệm: "chúng ta"
và "họ".

mặt với sự thật không mấy dễ chịu này.
+ Không được kì thị và phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV/ AIDS. Đừng có ai ảo tưởng
rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình
bằng cách dựng lên bức rào ngăn cách giữa
“chúng ta” và “họ”.
- Thiết tha kêu gọi mọi người sát cánh bên nhau
để cùng đánh đổ “cái thành luỹ” của sự im
lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh
bệnh dịch này.
- Chúng ta cảm nhận được  Những nhiệm vụ đặt ra trong bản thơng điệp
tình cảm của tác giả qua lời đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái của tác giả.
kêu gọi phịng chống AIDS Đó là sự quan tâm, u thương đồng loại của
như thế nào?
mình. Chính cái tâm ấy đã làm nên sự đặc sắc
- HS trả lời.
của văn bản. Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS
bắt đầu từ chính các bạn.
*Tích hợp liên mơn
GDCD: Bài 15: “Cơng dân
với những vấn đề cấp thiết
của nhân loại” [11].
- GV: HIV/AIDS có phải là

một trong những vấn đề cấp
thiết của nhân loại không?
- HS căn cứ bài học GDCD
trả lời: HIV/AIDS là một
trong 3 vấn đề cấp thiết của
nhân loại:
+ Ơ nhiễm mơi trường.
+ Sự bùng nổ về dân số.
+ Những dịch bệnh hiểm
nghèo. Trong đó, đặc biệt là
AIDS.
* Tích hợp kĩ năng sống:
- HS xác định được trách
nhiệm của mỗi cá nhân khi
tham gia vào cuộc chiến đấu
này, có những hành động
thiết thực góp phần ngăn
chặn sự lây lan của căn bệnh
thế kỉ HIV/AIDS.
- HS trao đổi tìm những giải
pháp để có thể góp phần vào
cuộc chiến đấu chống lại căn
18


bệnh thế kỉ.
Hoạt động 3:HDHS tổng
kết
* GV chốt lại những kiến
thức cơ bản theo phần ghi

nhớ trong SGK.
Thao tác 1: HDHS tổng kết
về nội dung
- GV: Bản thông điệp này có
ý nghĩa thời sự và ý nghĩa
lâu dài như thế nào?
- HS: nhóm 4 trình bày kết
quả hoạt động.

Thao tác 2: HDHS tổng kết
về nghệ thuật
- GV: Điều gì làm nên sức
thuyết phục của bản thơng
điệp?
- HS: nhóm 4 trình bày kết
quả hoạt động.
- GV khái quát .

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung
- Bản thơng điệp có ý nghĩa thời sự nóng bỏng:
tiếng nói kịp thời đối với hiểm họa lớn đang đe
dọa cuộc sống của toàn nhân loại → Thể hiện
thái độ sống tích cực, đầy trách nhiệm và tình
u con người của tác giả.
- Ý nghĩa lâu dài: nhắc nhở mọi người cần quan
tâm chung đến việc bảo vệ sự sống của con
người, phải biết chia sẻ niềm vui, nỗi đau
chung của con người, khơng dửng dưng, ích kỉ,

vơ cảm.
2. Nghệ thuật
- Sức thuyết phục mạnh mẽ của văn bản được
tạo nên bởi tầm quan sát, tầm suy nghĩ sâu
rộng; bởi mối quan tâm, lo lắng cho vận mệnh
của lồi người và bởi cách diễn đạt vừa trang
trọng, cơ đúc, vừa giàu hình ảnh gợi cảm.
- Lập luận chặt chẽ, cách sắp xếp luận điểm,
luận cứ hợp lí, rành mạch, rõ ràng.
- Sử dụng câu văn cô đọng, súc tích, giàu tính
biểu cảm thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả
đối với vấn đề. (Dẫn chứng qua một số câu văn
cụ thể)
- Vận dụng thành công các thao tác lập luận:
bác bỏ, so sánh, chứng minh ...
IV. LUYỆN TẬP
1. Em sẽ làm gì để hưởng ứng bản thơng
điệp?
Gợi ý viết theo định hướng:
- Nhận thức như thế nào về đại dịch?
- Việc làm thiết thực, có ý nghĩa?
- Ước mơ về một tương lai cuộc sống của em
và mọi người sẽ tránh được hiểm hoạ.

Hoạt động 4: HDHS luyện
tập
GV hướng dẫn, kiểm tra,
đánh giá: Em sẽ làm gì để
hưởng ứng bản thông điệp
của Cô-phi An-nan?

- HS: Thảo luận nhóm để trả
lời các câu hỏi theo gợi ý của
GV.
- GV: Hãy nêu cách ứng xử 2. Em sẽ làm gì, nói gì với mọi người xung
của em khi trong cộng đồng, quanh về HIV/AIDS?
địa phương hoặc trường học - Tích cực tuyên truyền về hiểm họa của căn

19


có HIV/AIDS?
- HS: theo suy nghĩ và cách
ứng xử của mình trả lời tự do.
- GV định hướng, chốt kiến
thức.

bệnh HIV/AIDS.
- Không xa lánh với bệnh nhân HIV/AIDS.
- Gần gũi, động viên, giúp đỡ người có
HIV/AIDS cả về vật chất lẫn tinh thần.
- HIV/AIDS khơng lây lan qua trị chuyện hay
bắt tay... nên đừng ngại ngần tiếp xúc với
những người có HIV/AIDS. v.v...

V. Củng cố, dặn dị HS
- Thơng tin về tác giả, tác phẩm.
- Nội dung bản thông điệp.
- Nghệ thuật lập luận của tác giả.
- Soạn bài “Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ” theo hệ thống câu hỏi trong
SGK.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy học, bản thân tôi
nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy tác phẩm văn học đã
đạt những hiệu quả rất đáng khích lệ.
Trước hết, tôi và HS, đồng nghiệp đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về
vị trí và tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp tích hợp trong một giờ
đọc hiểu văn bản.
Hai nữa, đây cũng là một hướng đi tạo nhiều hứng thú trong các tiết học
bởi tự thân các em cũng có thể khám phá những nét mới, tự khám phá kiến thức,
ôn lại các tác phẩm đã học một cách có hệ thống, nhớ bài học lâu hơn. Hướng
khai thác này thực sự phát huy được giá trị, tác dụng của nó trong q trình dạy
học mơn Ngữ Văn. HS của tơi đã chủ động, tích cực với giờ đọc hiểu Văn học.
Thứ ba, trong các giờ viết bài, các em cũng đã biết vận dụng kiến thức
tích hợp vào việc phân tích, bình giá làm sâu sắc hơn hiệu quả tiếp nhận nội
dung tác phẩm Văn học.
Thứ tư, giúp HS có những hiểu biết, kỹ năng cần thiết để đi sâu vào thực
tế cũng như giải quyết các vấn đề của đời sống hiện đại.
Một cách cụ thể hơn, trong năm học 2017 - 2018 vừa qua khi dạy xong
văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phịng chống AIDS, 1-12-2003” bằng
phương pháp tích hợp, phần khảo sát bài kiểm tra tôi đã thu được kết quả cụ thể
bằng số liệu như sau:
Lớp
Sĩ số Điểm < 5.0 Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi Ghi chú
12A3
40
0
18,9%
27%
54,1%

12A7
42
0
17,8%
48,3%
33,9%
Trong khi đó, cũng bài học này ở một lớp khác khơng vận dụng cách tiếp
cận tác phẩm từ phương pháp tích hợp tôi thu được kết quả sau:
Ghi
Lớp
Sĩ số Điểm < 5.0 Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi
chú

20


12A4
38
15,2%
49,1%
35,7%
0%
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Đề tài SKKN của tơi được viết với mục đích đưa ra vài ý kiến tiếp cận tác
phẩm Văn học từ việc sử dụng phương pháp tích hợp nhằm giúp HS tiếp nhận,
cảm thụ tác phẩm hiệu quả hơn.
Trong quá trình đến với Văn học, phương pháp tích hợp là yếu tố gắn chặt
với tìm tịi, học hỏi của GV, HS nhằm nắm vững kiến thức về tác phẩm.
Từ mục tiêu trên và từ công việc cụ thể của người GV đứng lớp, tôi đã tìm ra

được những giải pháp tích hợp hợp lí. Mặc dù kinh nghiệm giảng dạy chưa thật nhiều
như những GV đã công tác lâu năm trong nghề nhưng với hiểu biết và tích lũy, bản thân
tơi vẫn mạnh dạn đưa ra một vài suy nghĩ, giải pháp bước đầu để khẳng định sức hấp
dẫn và tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp tích hợp khi tiếp cận tác phẩm
văn học. Tất nhiên đây khơng phải là tồn bộ nội dung các bài dạy, mà chỉ là một hướng
khai thác giúp GV dễ dàng gợi mở và HS dễ dàng chủ động tiếp nhận. Đề tài tuy nhỏ
nhưng cũng đã có hiệu quả giảng dạy trong các giờ đọc văn. Rất mong nhận được sự
góp ý, nhận xét, bổ sung của bạn bè và quý đồng nghiệp để đề tài hồn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
- Về phía HS: cần chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức dựa trên sự hướng
dẫn gợi mở của GV. Tự rèn luyện năng lực tư duy nghiên cứu khoa học, đáp ứng
yêu cầu nâng cao nhận thức, hoàn thành nhân cách người HS.
- Về phía GV: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng
phương pháp tích hợp khi tiếp cận tác phẩm Văn học. Để có bài giảng đạt yêu
cầu, GV cần nỗ lực trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi, kết hợp linh hoạt
các phương pháp và phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện dạy học hiện
đại, tác động đến cảm xúc, hứng thú của các em để giờ học đạt kết quả tốt hơn.
- Về phía nhà trường: cần tạo điều kiện tốt nhất để GV vận dụng phương
pháp dạy học tích hợp, tổ chuyên môn cần tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn
cũng như dự giờ thăm lớp đồng nghiệp để trao đổi hoặc tham khảo, đúc rút kinh
nghiệm giảng dạy ngày một hiệu quả hơn.
Tiếp cận tác phẩm Văn học từ việc sử dụng phương pháp tích hợp nếu biết
chú trọng đúng mức sẽ có được những gợi mở đầy thú vị. Bản thân tôi tự thấy
qua thực tiễn áp dụng đã có hiệu quả nhất định. Song do điều kiện nghiên cứu có
hạn nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong
được sự góp ý chân thành từ phía các đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 05 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

TRƯỞNG ĐƠN VI
khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết
Đỗ Thị Ba
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 40/2000/QH10 (9/12/2000) của Quốc hội khóa X
2. Tài liệu “Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sgk lớp 10 THPT” của
Bộ GD & ĐT
3. Quyết định số 16/2006/QĐ - BGD và ĐT ngày 5/5/2006
4. Phan Trọng Luận - Phương pháp dạy học văn tập 1, NXB Giáo Dục 2001
5. Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học) hoặc mạng internet: http://text.
123doc.org hay: https:// dungquat.edu.vn.
6.Tham khảo tài liệu trên mạng internet: hay
hanam.edu.vn
7. Tham khảo tài liệu trên mạng internet: intertu.edu.vn
8. SGK Ngữ văn 11, Tập 1- năm 2008, Tập 2 - năm 2008, NXB Giáo Dục
9. SGK Ngữ văn 12, Tập 1- năm 2008, Tập 2 - năm 2008, NXB Giáo Dục
10. SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục, 2015
11. SGK Giáo dục công dân 10, NXB Giáo Dục, 2015
12. SGK Giáo dục công dân 11, NXB Giáo Dục, 2015
13. SGK Giáo dục công dân 12, NXB Giáo Dục, 2015
14. SGK Địa lí 12, NXB Giáo Dục, 2017
15. SGK Địa lí 11, NXB Giaó Dục, 2017
16.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB
Giáo Dục Việt Nam
17. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục, 2007
18.Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 1, Phan Trọng Luận chủ biên, NXB Giáo

Dục

22



×