Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhóm nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.1 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM
NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH,
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC SINH HỌC.

Người thực hiện: Đào Thị Hồng
Chức vụ: TPCM
SKKN thuộc môn: Sinh học.

THANH HOÁ NĂM 2019
1


Mục lục
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Soạn giáo án có sử dụng hiệu quả pháp dạy học nhóm


Giáo án 1: Sinh học 11
Sinh trưởng và phát triển ở động vật ( chương trình cơ bản)
Giáo án 2: Sinh học 10
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của VSV
2.3.2 Thực nghiệm sư phạm
2.3.3. Xử lý số liệu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
3
3
4
4
4
5
5
5
6
6
6
10
15
18
19
20
21

2



1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài .
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động
kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, thì phương pháp
dạy học được xem như là một cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ
đạo tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động trong học tập và
đạt các mục tiêu dạy học ở tất cả các môn học nói chung và Sinh học nói riêng.
Chương trình môn Sinh học vừa hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kĩ
năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản; vừa

giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức, các phương pháp nghiên cứu và ứng
dụng sinh học, các nguyên lí và quy trình công nghệ sinh học thông qua các
chủ đề: sinh học tế bào; sinh học phân tử; sinh học vi sinh vật; sinh lí thực vật;
sinh lí động vật; di truyền học; tiến hoá và sinh thái học.
Với hơn 15 năm giảng dạy tại trường trên địa bàn vùng cao, chất lượng
đầu vào thấp, hơn ai hết tôi hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi áp
dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học mới. Trước yêu cầu thời đại mới
nếu không tiếp cận và bắp kịp thời đại thì sẽ ngày càng trở nên lạc hậu và
khoảng cách giữa học sinh miền núi và miền xuôi ngày càng xa. Xuất phát từ
thực tiễn và trăn trở của bản thân tôi đề xuất phương án :
“Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhóm nhằm tích cực hóa hoạt động
của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học sinh học.”

3


1.2. Mục đích nghiên cứu
Là giáo viên từ niềm xuôi trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường vùng
cao, tôi hiểu hơn ai hết những khó khăn mà bản thân và đồng nghiệp gặp phải.
Phần lớn là con em dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó khăn. Trước tình hình
học ,thi và việc làm trong những năm gần đây thì việc học sinh bỏ học ngày
càng nhiều, nhiều học sinh đến trường nhưng không có động lực, không có mục
tiêu và cũng chỉ xác định chỉ cần có tấm bằng tốt nghiệp.
Trước xu thế chung như vậy số học sinh đăng kí thi THPT QG môn
KHTN giảm mạnh so với các năm trước, và số học sinh thi đại học khối B càng
ít. Năm nay 2019 Trường THPT Cẩm Thủy 3 có 48 em lớp 12 đăng kí thi
KHTN, trong số đó có 7 em đăng kí thi ĐH khối B. Giáo viên nói chung và giáo
viên dạy Sinh học nói riêng luôn trăn trở để làm sao tạo được sức hút cho học
sinh trong những tiết học, không chỉ đơn thuần là dạy chữ, dạy kiến thức để các
em có thể đậu vào các trường đại học mà quan trọng hơn là trang bị cho các em

những kĩ năng sống cơ bản để hòa nhập với yêu cầu phát triển chung của thời
đại mới.
Với hình thức TNKQ và nội dung đề thi đa dạng phong phú ở cả cấp học,
trước thực trạng trên tôi luôn trăn trở là phải làm sao áp dụng các phương pháp
giảng dạy phù hợp giúp kích thích các em yêu thích môn sinh học hơn và có thể
nâng cao năng lực tự học nhằm đạt kết quả tốt trong học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
Trong nhiều năm gần đây, với tinh thần chỉ đạo từ Bộ, Sở GD và đào tạo
Tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần triển khai các đợt tập huấn về đổi mới phương
pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên về thực tế việc tiến hành và áp
dụng về các trường còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là các trường ở khu vực
miền núi.
Đề tài là kết quả của bản thân sau nhiều năm trăn trở, tìm hiểu, thiết kế giáo
án và thực hành giảng dạy. Kết quả cho thấy rõ hơn ưu và nhược điểm của
phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, khi nào nên và không nên sử dụng
phương pháp này. Người thầy phải sử dụng một cách linh hoạt và khéo léo, áp
dụng phù hợp thì mới có thể hướng dẫn học sinh chinh phục được các kiến thức
và các kĩ năng cần thiết của bài học. Qua đây một lần nữa khẳng định hiệu quả
của việc áp dụng một cách phù hợp phương pháp pháp dạy học tích cực, điển
hình là phương pháp hợp tác nhóm trong việc tích cực hóa hoạt động của học
sinh, từ đó đạt hiệu quả cao mục tiêu giờ học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí thuyết.
- Soạn 2 giáo án có sử dụng phương pháp dạy học nhóm, đại diện cho 2 khối :
10, 11.
- Thực hành giảng dạy 2 giáo án trên ở 3 khối lớp: 10, 11, 12 ở 2 trường THPT
Cẩm Thủy 3 huyện Cẩm Thủy và Trường Tiểu học, THCS và THTP Đông Bắc
Ga Thành phố Thanh hóa.
- Xử lý số liệu, so sánh kết quả và rút ra kết luận.
4



2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp giảng dạy tích cực là phương pháp giảng dạy phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp
giảng dạy tích cực: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy
học theo góc, dạy học theo hợp đồng, phương pháp dạy học hợp tác theo
nhóm… Phương pháp tôi lựa chọn sử dụng hiệu quả vào bài dạy phù hợp trong
sáng kiến của mình là phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. Khi sử dụng
PPDH này, lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục
đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu
nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo
từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống
nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ
đề chung.
Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc
một tiết, một buổi) có thể là như sau:
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
- GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân
công vị trí làm việc cho các nhóm.
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).
Bước 2. Làm việc theo nhóm
- Thỏa thuận quy tắc làm việc.
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp
theo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua khảo sát từ phía giáo viên trường THPT Cẩm Thủy 3 có 23/ 36 giáo
viên từng sử dụng phương pháp dạy học nhóm chiếm tỉ lệ 63,9%, trong số đó
chỉ có 10/36 giáo viên sử dụng nhiều trong các tiết dạy dự giờ, thao giảng.
Nhiều giáo viên rất lúng túng khi áp dụng phương pháp này. Phần do ngại thay
đổi, phần do số lượng học sinh trong lớp quá đông khó thực hiện, phần vì học
sinh không hợp tác nên dễ thất bại trong các tiết dạy...
Qua khảo sát từ các tiết học, những tiết sử dụng phương pháp thuyết trình
đơn thuần thì hoạt động chủ yếu tập trung vào người dạy. Học sinh tiếp thu kiến
thức một cách bị động và ít chú trọng đến việc hình thành các kĩ năng.

5


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Soạn giáo án có sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhóm
để tích cực hóa hoạt động của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Xây dựng 2 giáo án điển hình có sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm
- Giáo án Sinh học 11 bài : Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Giáo án Sinh học 10 bài : Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi
sinh vật.
Để sử dụng hiệu quả đặc trưng của phương pháp dạy học nhóm ở mỗi
giáo án tôi chỉ lựa chọn một nội dung và tổ chức một hoạt động phù hợp. Trong
bài 37 của Sinh học 11 tôi đã chọn nội dung phần II (Phát triển không qua biến
thái và phát triển qua biến thái), trong bài 27 của sinh học 10 tôi đã chọn nội
dung phần II( Các yếu tố lí học ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
VSV). Với việc lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch dạy học, cách tổ chức

hoạt động phù hợp, hiệu quả sẽ tích cực hóa được hoạt động của học sinh và từ
đó cũng đạt kết quả cao các mục tiêu của bài học.
Giáo án 1: Sinh học 11
BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải
1. Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ.
- Phân biệt được phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái không hoàn toàn và hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về phát triển không qua biến thái và qua biến thái,
phát triển qua biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng tư duy : so sánh vấn đề, phân tích – tổng hợp, phân tích hình vẽ
và năng lực quan sát.
- Kĩ năng học tập: làm việc nhóm, tự học.
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu quý và bảo vệ thiên nhiên
- Phòng trừ và tiêu diệt một số động vật có hại.
- Có thế giới quan khoa học khi giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học:
- Phiếu học tập, Bảng phụ, Máy chiếu.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp – tìm tòi.
- Nghiên cứu SGK - tìm tòi, Quan sát – tìm tòi.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
VI. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:

6


Câu hỏi:
- Phát triển của cơ thể thực vật là gì? Ví dụ?
- Sự ra hoa của cây được chi phối bởi những nhân tố nào?
3. Bài mới :
A. Hoạt động khởi động:
GV nêu các ví dụ :

Những ví dụ trên nói về quá trình gì ở động vật?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Thời gian : 10 phút
Mục tiêu :
- Trình bày được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ.
- Nêu được đặc điểm chung về sinh trưởng về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, Nghiên cứu SGK tìm tòi.
Hoạt động dạy – Học
Nội dung
GV: Nêu các ví dụ:
I. Khái niệm sinh trưởng và
- Trứng -> Gà con -> Gà trưởng thành
phát triển ở động vật:
- Chó con mới sinh - > Chó trưởng thành
1.Khái niệm
Em hãy quan sát những ví dụ trên và cho a. Khái niệm sinh trưởng
biết có những sự biến đổi nào đã xảy ra ở - Sinh trưởng của cơ thể động vật là
từng đối tượng?
quá trình tăng kích thước, khối lượng

* HS:
của cơ thể do tăng số lượng và kích
- Động vật to hơn -> Tăng kích thước.
thước tế bào.
- Nặng hơn -> Tăng về khối lượng.
b. Khái niệm phát triển
? Vậy sinh trưởng ở động vật là gì?
- Phát triển của cơ thể động vật là
quá trình biến đổi bao gồm sinh
* GV
trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và
Yêu cầu học sinh quan sát hình “Sự phát phát sinh hình thái các cơ quan và cơ
triển của phôi gà” và trả lời câu hỏi:
thể.
-Phát triển là gì?
2. Đặc điểm của quá trình sinh
trưởng và phát triển:
-Sự phát triển ở động vật gồm 2 giai
đoạn chính sau:
- Sự phát triển ở động vật chia thành mấy + Đối với động vật đẻ trứng: Giai
giai đoạn? Và đó là những giai đoạn nào? đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
+ Đối với động vật đẻ con: Giai
- Qúa trình sinh trưởng và phát triển ở đoạn phôi và giai đoạn sau sinh.
động vật có thể trải qua biến thái hoặc - Biến thái là sự thay đổi đột ngột về
không qua biến thái.
hình thái, cấu tạo và sinh lí động vật
7


+ Biến thái là gì?

sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
+ Dựa vào biến thái người ta chia phát -Phát triển của động vật gồm:
triển ở động vật thành những kiểu nào?
+ Phát triển không qua biến thái.
+ Phát triển qua biến thái: Phát triển
qua biến thái hoàn toàn và phát triển
qua biến thái không hoàn toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các kiểu phát triển ở động vật
Thời gian : 25 phút
Mục tiêu:
- Phân biệt được phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái không hoàn toàn và hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về phát triển không qua biến thái và qua biến thái, phát
triển qua biến
Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, Vấn đáp tìm tòi.

8


Hoạt động dạy – Học

Nội dung

* GV: Chia lớp làm 6 nhóm.
I.

Em hãy nghiên cứu SGK và hoàn thành
Phiếu học tập tìm hiểu Phát triển không
qua biến thái và phát triển qua biến thái.
Nội dung


Đại
toàn

Phát
Biến
triển
thái
không
không
qua biến
thái

hoàn
toàn
Biến
thái
hoàn

Nội
dung

diện

Giai đoạn
phôi
Giai đoạn
hậu phôi

Phân công nhiệm vụ học tập:

Nhóm 1,2 : Nghiên cứu Phát triển
không qua biến thái.
Nhóm 3,4 : Nghiên cứu Phát triển qua
biến thái không hoàn toàn.
Nhóm 5,6: Nghiên cứu Phát triển qua
biến thái hoàn toàn.
* HS thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ
học tập,
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
* GV nhận xét, bổ sung, tổng kết.

Phát triển không qua biến
thái và phát triển qua biến
thái
Phát
triển
không
qua
biến
thái

Đại diện Đa số
ĐV có
xương
sống,
nhiều
ĐV
không
xương
sống

Giai
đoạn
phôi

Phát
triển
qua
biến
thái
không
hoàn
Châu
chấu,
tôm,
cua.

Hợp tử
phân
chia
nhiều
lần hình
thành
phôi.
Các tế
bào của
phôi
phân
hóa và
tạo
thành

các cơ
quan ->
Hình
thành cơ
thể mới.

Hợp tử
phân
chia

- Con
non có
đặc

xác.
- Con
non có

toàn
Phát
triển
qua
biến
thái
hoàn
toàn
Lưỡng
cư, Đa
số côn
trùng.


hiề
lần hình
thành
phôi Các
tế bào
của phôi
phân hóa
và tạo
thành
các cơ
quan ->
Hình
thành ấu
trùng.
Hợp tử
phân
chia
nhiều
lần hình
thành
phôi.
Các tế
bào của
phôi
phân hóa
và tạo
thành
các cơ
quan ->

Hình
thành ấu
trùng. 9
ấu trùng
biến đổi
thàn con


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: ( 3 phút)
- Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái?
Phát triển không qua biến thái
Phát triển qua biến thái
* Con non có đặc điểm hình thái, cấu * Con non có hình dạng cấu tạo, và sinh lý
tạo và sinh lý tương tự con trưởng khác với con trưởng thành.
thành.
* Trải qua nhiều lần lột xác và các giai
* Con non phát triển thành con trưởng đoạn trung gian ấu trùng biến đổi thành
thành không qua giai đoạn lột xác.
con trưởng thành.
- Sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn?
Phát triển qua biến thái không
hoàn toàn

Phát triển qua biến thái hoàn toàn

* Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu
tạo, sinh lí gần giống với con trưởng
thành.
* Trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng
biến đổi thành con trưởng thành.


* Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo
và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
* Ấu trùng trải qua giai đoạn trung gian
biến đổi thành con trưởng thành.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG.
Câu 1: Quan sát hình và cho biết: Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn
hay không hoàn toàn? Tại sao?

(Đáp án: Quá trình phát triển của ếch thuộc loại biến thái hoàn toàn vì ấu trùng
(nòng nọc) rất khác ếch trưởng thành về hình thái,cấu tạo, sinh lí.)
Câu 2: Hiện tượng rắn lột xác để lớn lên có phải là biến thái hay không ? Tại sao ?
Câu 3: Tại sao sâu non phá hại mùa màng, bướm không phá hại mùa màng nhưng
người dân vẫn tiêu diệt bướm.

Giáo án 2: Sinh học 10
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải
2. Kiến thức:
10


- Trình bày được khái niệm: chất dinh dưỡng, chất ức chế sinh trưởng
- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý tác động đến sinh trưởng của vi
sinh vật.

- Nêu, giải thích được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố hóa
học và vật lí để ức chế vi sinh vật có hại.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của vi sinh vật trong đời sống.
- Có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và an
toàn thực phẩm.
II. Phương tiện dạy học
- Phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp – tìm tòi.
- Nghiên cứu SGK - tìm tòi, Quan sát – tìm tòi.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp:
- Ổn định trật tự.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Thế nào là sinh trưởng của quần thể vi sinh vật ? Nêu các pha sinh trưởng
của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục?
3. Bài mới :
A. Hoạt động khởi động:
GV nêu các ví dụ :
+ quả cà chua chín để ở ngoài điều kiện bình thường, sau 1thời gian quan sát thấy
quả bị thối hỏng
- Cơm để ở điều kiện bình thường, sau 2- 3 ngày quan sát thấy nấm mốc.
- Bánh mì : Mẩu bánh mì để ngoài một thời gian bị mốc hỏng.
Các ví dụ trên nói về vấn đề gì ?

HS: Nhân tố ức chế và thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật.
GV: Vậy những nhân tố nào đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của VSV? Vận dụng
những hiểu biết đó còn có những ứng dụng gì trong thực tiễn .
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chất hóa học
Thời gian : 15 phút
Mục tiêu :
- Trình bày được khái niệm: chất dinh dưỡng, chất ức chế sinh trưởng
- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật.
11


- Nêu, giải thích được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố hóa
học để ức chế vi sinh vật có hại trong thực tiễn đời sống.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, Nghiên cứu SGK tìm tòi.
Hoạt động dạy – Học
*GV yêu cầu HS
Em hãy nghiên cứu SGK mục I.1 , làm
việc cá nhân và trả lời các câu hỏi sau:
1- Chất dinh dưỡng của VSV là gì?
Cho ví dụ.
2- Thế nào là nhân tố sinh trưởng?
3- Phân biệt VSV nguyên dưỡng và
VSV khuyết dưỡng.
4- Có thể dùng VSV khuyết dưỡng
(E.coli tritophan âm) để kiểm tra
thực phẩm có triptophan hay không?
Tại sao?
* HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi.

* GV tổng kết.

* GV: Ngoài những chất hóa học cần
cho sự sinh trưởng của VSV còn có
các chất ức chế sự sinh trưởng của
VSV.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I.2
trang 106 và trả lời các câu hỏi sau:
1- Chất ức chế sinh trưởng VSV là gì?
2- Hãy kể tên những chất diệt khuẩn
thường dùng trong bệnh viện, trường
học và gia đình mà em biết.
3- Vì sao sau khi rửa rau sống nên
ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím
pha loãng 5– 10 phút ?
5- 4- Xà phòng có phải chất diệt khuẩn
hay không?
6- * HS suy nghĩ, trả lời.
7- * GV bổ sung, tổng kết.
2- Bệnh viện: Cồn, iot, rượu iot 2%,
các andehit, các chất kháng sinh.
- Trường học và gia đình: oxy già, iot,
thuốc tím....
3- Ngâm rau sống với nước muối thì
các vi sinh vật sẽ bị co Nguyên Sinh
do mất nước

Nội dung
I. Chất hóa học:
1. Chất dinh dưỡng:

- KN chất dinh dưỡng:
Là chất giúp VSV đồng hoá và tăng sinh
khối, hoặc thu năng lượng, cân bằng áp
suất thẩm thấu, hoạt hoá enzim.
+ Các hợp chất hữu cơ như: cacbohiđrat,
protein,lipit,… là các chất dinh dưỡng cần
thiết cho sự sinh trưởng phát triển của
VSV.
+ Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi
lượng như: Zn, Mn, Mo…có vai trò quan
trọng trong quá trình thẩm thấu, hoạt hóa
enzim.
- Nhân tố sinh trưởng là chất dinh cần
cho sự sinh trưởng của VSV, với một
lượng nhỏ nhưng 1 số VSV lại không có
khả năng tổng hợp chúng từ các chất vô
cơ.
- Dựa vào khả năng tổng hợp nhân tố sinh
trưởng, VSV được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp
được các nhân tố sinh trưởng.
+ Nhóm VSV khuyết dưỡng: không tự
tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
1. Chất ức chế sinh trưởng
- Chất ức chế sinh trưởng là những chất
hóa học ức chế sự sinh trưởng của VSV.
- Một số chất hóa học được dùng để ức
chế sự sinh trưởng của VSV (SGK
trang 106)
+ Các hợp chất phenol.

+ Các loại cồn
+ Iôt, rượu iôt
+ Clo(natrihipoclorit), cloramin
+ Hợp chất kim loại nặng.
+ Các anđêhít.
+ Các loại khí etilen oxit ( 10%-12%).
+ Các chất kháng sinh.

12


-> vi sinh vật không phân chia được.
+ Còn trong thuốc tím thì sẽ oxi hóa
các thành phần của tế bào -> VSV
không phân chia được.
4- Xà phòng chỉ là chất tẩy rửa không
phải là chất diệt khuẩn, chỉ có tác
dụng rửa trôi VK khi rửa dưới vòi
nước.
Liên hệ :
Hoạt động2 : Tìm hiểu các yếu tố lí học
Thời gian : 20 phút
Mục tiêu:
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý tác động đến sinh trưởng của vi sinh
vật.
- Nêu, giải thích được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố vật lí để
ức chế vi sinh vật có hại.
Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, Vấn đáp tìm tòi.

13



Hoạt động dạy – Học

Nội dung

Ngoài các chất hóa học thì các yếu tố II. Các tố lí học.
Yếu
Cơ chế tác động
lí học cũng ảnh hưởng lớn đến sự sinh
tố

trưởng của vi sinh vật.
học
*GV em hãy cho biết các yếu tố lí học
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi
Nhiệt - Nhiệt độ ảnh
sinh vật là những yếu tố nào?
độ
hưởng lớn đến
* HS suy nghĩ, trả lời.
tốc độ của các
* GV Tổng kết.
phản ứng sinh
*GV chia lớp thành 8 nhóm
hóa trong tế bào.
Yêu cầu
- Nhiệt độ cao
làm biến tính các
- Em nghiên cứu SGK làm việc cá

loại protein, axit
nhân.
nucleic.
- Sau đó thảo luận nhóm hoàn thành
Có 4 nhóm
nhiệm vụ học tập sau :
VSV:
VSV ưa
Tìm hiểu tác động của các yếu tố
lạnh, VSV ưa ấm,
lí học
Thời gian: 5 phút
Ảnh
hưởng
Các yếu đến
sinh
Ứng dụng
tố vật lý trưởng
của
VSV

Độ
ẩm

Nhiệt độ
Độ ẩm
pH
Ánh
sáng
Áp suất

thẩm
thấu

Phân công nhiệm vụ học tâp :
Nhóm 1: Tìm hiểu về Nhiệt độ.
Nhóm 2 : Tìm hiểu về độ ẩm.
Nhóm 3 : Tìm hiểu về pH.
Nhóm 4 : Tìm hiểu về ánh sáng.
Nhóm 5 : Tìm hiểu về áp suất thẩm
thấu.
Các nhóm 6,7,8 Trả lời câu hỏi
Nhóm 6 :
1- Vì sao có thể giữ thức ăn tương
đối lâu trong tủ lạnh ?
2- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự
sinh trưởng của VSV kí sinh
động vật.
Nhóm 7 :
3- Vì sao thức ăn chứa nhiều nước
rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Nhóm 8:
4- Vì sao trong sữa chua hầu như
không có VSV gây bệnh.
* HS làm việc cá nhân, thảo luận
nhóm, trình bày kết quả.
* GV bổ sung, tổng kết.
1- Ở ngăn giữ thực phẩm trong tủ lạnh
thường có nhiệt độ 3- 40C, ở nhiệt độ
này các vi khuẩn kí sinh gây bệnh bị


VSV ưa nhiệt,
VSV ưa siêu
nhiệt
- Nước là dung
môi của các chất
khoáng.
- Nước là yếu tố
hoá học tham gia
vào các quá trình
thuỷ phân các
chất.

Ứng dụng

- Dùng nhiệt
độ cao để
thanh trùng.
Dùng
nhiệt độ thấp
để kìm hãm
sự
sinh
trưởng
của
VSV.

- Dùng nước
để khống chế
sự
sinh

trưởng
của
từng
nhóm
VSV.
- Tạo độ ẩm
phù hợp cho
các VSV có
ích phát triển.

pH

- Ảnh hưởng đến -Tạo
điều
tính thấm của kiện nuôi cấy
màng, hoạt động thích hợp.
chuyển hoá vật
chất trong tế bào,
hoạt tính enzim,
sự hình thành
ATP …
- Có thể chia
VSV thành 3
nhóm: VSV ưa
axit, VSV ưa
kiềm, VSV ưa pH
trung tính.

Ánh
sáng


-Tác động đến
sinh sản, tổng hợp
sắc tố, chuyển
động hướng sáng

- Làm biến tính
axit nucleic, ion
hóa protein -> đột
biến hoặc gây
chết VSV.
VSV trong môi
trường ưu trương
(nhiều
đường,
muối)
->
co

Áp
suất
thẩm
thấu

- Sử dụng bức
xạ ánh sáng
để tiêu diệt
hoặc ức chế
VSV.


14
Bảo
quản
thực phẩm.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: ( 3 phút)
- Khi phơi quần áo, chăn màn...ngoài có tác dụng làm khô còn có tác dụng gì ?
- Hãy trình bày phương pháp bảo quản thực phẩm ở gia đình mà em biết
- Kể tên các yếu tố hóa học và các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh
vật.
- Giải thích cơ sở khoa học của câu: “ Cá không ăn muối cá ươn”
- Vì sao nên đun sôi thức ăn còn dư trước khi lưu trữ trong tủ lạnh.
- Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu hơn rau quả tươi?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG.
- Những con bò sau khi chữa bệnh bằng penixilin mà vắt sữa ngay thì trog sữa còn tồn
dư kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng để làm sữa chua được không ? Vì sao ?

2.3.2 Thực nghiệm sư phạm.
Tôi đã tiến hành giảng dạy 3 giáo án này trong 2 năm học 2017- 2018 và
2018- 2019 trên đối tượng học sinh khối 10 , 11 Trường THPT Cẩm thủy 3. Đặc
biệt năm học 2018- 2019 tôi đã có cơ hội được thực hành giảng dạy ở trường
THPT Đông Bắc Ga, Thành phố Thanh Hóa.
- Giáo án 1: Năm học 2017- 2018 dạy lớp 11A1, 11A2 THPT Cẩm Thủy 3, là
các lớp đăng kí thi ban KHTN
Năm học 2018- 2019 dạy lớp 11A3, THPT Cẩm Thủy 3 và 11C
trường THPT Đông Bắc Ga, Thành phố Thanh Hóa, là các lớp lớp đăng kí thi
ban KHXH
- Giáo án 2 : Năm học 2017- 2018 dạy lớp 10A1 THPT Cẩm Thủy 3.
Năm học 2018- 2019 dạy lớp 10A1 THPT Cẩm Thủy 3 và 10B

trường THPT Đông Bắc Ga, Thành phố Thanh Hóa, là các lớp đăng kí thi ban
KHTN.
Sau các tiết thực giảng tôi đều cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm
nhanh trong 10 phút để kiểm tra các năng lực của học sinh đạt được sau bài học.
Đề kiểm tra của giáo án 1 ( Thời gian: 10 phút)
Câu 1.Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
A. các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.
C. các mô trong cơ thể.
D. các cơ quan trong cơ thể.
15


Câu 2. Biến thái là sự thay đổi
A. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra
hoặc nở ra từ trứng.
B. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra
hoặc nở ra từ trứng.
C. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở
ra từ trứng.
D. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở
ra từ trứng.
Câu 3. Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là
trường hợp ấu trùng phát triển
A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.
B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.
C. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành.
D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
Câu 4. Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển
mà còn non có đặc điểm hình thái

A. cấu tạo, sinh lý rất khác với con trưởng thành.
B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
Câu 5. Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn
A. Phôi.
B. Phôi và hậu phôi. C. Hậu phôi. D. Phôi thai và sau khi sinh.
Câu 6. Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn
A. Phôi. B. Phôi và hậu phôi. C. Hậu phôi.
D. Phôi thai và sau khi sinh.
Câu 7. Ở động vật đẻ trứng, sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi
theo trật tự
A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi B. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan.
C. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử . D. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan.

Câu 8. Sự phát triển của cơ thể động vật gồm các quá trình liên quan mật thiết
với nhau là
A. sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng và phân hóa tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
D.phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 9. Cho các thông tin sau:
(1) các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm
(2) hợp tự phân chia nhiều lần để tạo phôi
(3) ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành
(4) ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành
(5) sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất
nhỏ
(6) các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng
Thông tin đúng về biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn là

16


A. biến thái hoàn toàn: (1), (3), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (5), (6)
B. biến thái hoàn toàn: (1), (2), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (2), (3), (5), (6)
C. biến thái hoàn toàn: (1), (5), (6) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (3), (5)
D. biến thái hoàn toàn: (2), (4), (5) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (3), (4), (6)
Câu 10: Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành ;
ở hình 2, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành
(2) hình 1 là biến thái hoàn toàn, hình 2 là biến thái không hoàn toàn
(3) hình 1 là biến thái không hoàn toàn, hình 2 là biến thái hoàn toàn
(4) loài muỗi có kiểu biến thái như hình 1
(5) ruồi nhà có kiểu biến thái như hình 2
Phương án trả lời đúng là:
A. 2.
B. 3 .
C. 4.
D. 5.
Đề kiểm tra của giáo án 2 ( Thời gian: 10 phút)
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu, nếu thiếu thì vi
sinh vật không thể sinh trưởng được.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự
sinh trưởng của chúng.
Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.
D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.
Câu 3: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố
có vai trò quan trọng trong quá trình
A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein.
B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein.
C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim.
D. Phân giải protein hoặc tổng hợp
protein.
Câu 4: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A. Protein, vitamin.
B. Axit amin, polisaccarit.
C. Lipit, chất khoáng.
D. Vitamin, axit amin.
17


Câu 5: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử
dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng.
B. Nhân tố sinh trưởng.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Chất hoạt hóa enzim.
Câu 6: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để
A. Tiêu diệt các vi sinh vật.
B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật.
C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật.
D. Cả A, B và C.
Câu 7: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành

A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng.
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng.
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật
ưa siêu nhiệt.
D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi
sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?
A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta
chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi
sinh vật ưa pH trung tính.
B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật.
C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi
sinh vật.
D. Cả A và B.
Câu 9: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến
sự sống của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp.
B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic.
C. Tia Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic
dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật.
D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật
Câu 10: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?
A. Axit.
B. Kiềm.
C. Trung tính.
D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường
2.3.3. Xử lý số liệu.
Kết quả cụ thể qua khảo sát thực hành giảng dạy:
* Kết quả hoạt động tích cực của học sinh trong các tiết học.
- Lớp 11

Năm học

Lớp

2017-2018

11A1
11A2

Sĩ số

Số nhóm

36
42

6
6

Số
HS/nhó
m
6
7

Số HS
tham gia
hoạt
động
nhóm

88%
75%

Số lượt HS
phát biểu / lớp

19
15
18


2018-2019

11A3
11C

39
23

6
6

6–7
4

76%
100%

17
19


Lớp 10

Năm học

Lớp

Sĩ số

2017-2018

10 A1 42

Số
nhóm

8

Số
HS/nhóm

Tỉ lệ HS tham
gia hoạt động
nhóm

5

86%

Số lượt HS

phát biểu / lớp

20

2018-2019

10A1 42
8
5
90%
10B
38
8
4- 5
92%
* Kết quả thống kê điểm qua các bài kiểm tra sau thực giảng.

21
21

Lớp 11
Lớp


số

Giỏi
8<=Điểm<=10

Khá.

6,5<=Điểm<8

TB
5<=Điểm<6,5

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượn
g
14

Số
lượn
g
6

11A1
Năm
2018
11A2

36

16


44,44
%

42

13

11A3
2019
11C

39

13

23

8

19,05
%
33,33
%
35%

15
14
10

Tỉ lệ

%
38,89
%
38,10
%
35,89
%
23%

14
10
5

Tỉ lệ
%
16,67
%
40,48
%
30,77
%
22%

Yếu
3.5<=Điểm<
5
Số
Tỉ
lượng
lệ

%
0
0

Kém.
0.0<=Điể
m<3,5
Số
Tỉ
lượng lệ
%
0
0

TB trở
lên

100%

0

0

0

0

100%

0


0

0

0

100%

0

0

0

0

100%

Lớp 10
Lớp

10A1
Năm
2018
10A1
Năm
2019
10B



số

Giỏi
8<=Điểm<=10

Khá.
TB
6,5<=Điểm
5<=Điểm<6,5
<8
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượn
%
lượng
%
g
15
35,71
8
19,05
%
%

Số
lượng


Tỉ lệ %

42

19

45,24
%

42

18

42,86
%

15

39,47
%

9

38

17

44,74
%


14

36,84
%

7

Yếu
3.5<=Điểm<5
Số
lượng

Kém.
0.0<=Điểm<
3,5
Số
Tỉ
lượng
lệ
%
0
0

TB trở
lên

0

Tỉ
lệ

%
0

17,67
%

0

0

0

0

100%

18,42
%

0

0

0

0

100%

100%


Như vậy ta thấy số học sinh trong mỗi nhóm phù hợp nhất là từ 4- 5 em,
khi đó yêu cầu các em đều phải nỗ lực làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ
của nhóm, do đó sĩ số phù hợp trong lớp nên là 25- 30 em. Các em sẽ được giáo
viên quan tâm kịp thời phát hiện những khó khăn trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ học tập, từ đó nâng cao năng lực tự học và rèn luyện các kĩ năng cần
thiết. Trong quá trình thực hành giảng dạy tại lớp 11C trường THPT Đông Bắc
Ga, Thành phố Thanh Hóa đã cho tôi những trải nghiệm thú vị. Với sĩ số lớp 23
học sinh, 3 dãy bàn, mỗi dãy 4 bàn, mỗi bàn 2 em, giáo viên dễ dàng tổ chức các
hoạt động học theo phương pháp mới .
19


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ bảng thống kê điểm sau kiểm tra tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp
dạy học trong kế hoạch dạy học phù hợp, tổ chức hoạt động học thành công sẽ
kích thích được tinh thần và hiệu quả học tập. Các em sẽ chủ động chiếm lĩnh
được kiến thức, chuyển kiến thức từ sách vở thành kiến thức của mình. Nhờ đó
mà khả năng nhớ cũng tốt hơn, kĩ năng thực hành, vận dụng cũng nâng cao, có
hiệu quả rõ rệt đối với tất cả các đối tượng học sinh. THPT Cẩm Thủy 3 đóng
trên địa bản tuyển sinh có nhiều khó khăn, chất lượng đầu vào tương đối thấp
nhưng qua thống kê kết quả học tập của tiết học tỉ lệ học sinh giỏi tương đối
đảm bảo, học sinh đạt điểm TB trở lên tương đối cao ( 100%).
Nhờ quá trình nghiên cứu, trăn trở và nhiều lần thử nghiệm bản thân không
còn lúng túng khi xây dựng giáo án theo định hướng hướng dẫn học sinh tự học
có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm. Trước mỗi bài học, giáo viên
phải xác định được những mục tiêu cần đạt được, để đạt được mục tiêu đó cần
phải sử dụng những phương pháp và phương tiện nào, từ đó xây dựng kế hoạch
tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp. Tùy theo sĩ số và năng lực cụ thể từng

lớp mà giáo viên có thể có cách tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt để đạt kết
quả cao nhất. Khi giáo viên chủ động thay đổi cách dạy thì học sinh mới thay
đổi được cách học đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
3. Kết luận.
Mỗi phương pháp dạy học dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một
khía cạnh nào đó thuộc về vai trò của người thầy, không có phương pháp dạy
học được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm của
nó, vì vậy người thầy nên xên xây dựng cho mình phương pháp riêng phù hợp
với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm
lớp học , các nguồn lực, công cụ dạy học sẵn có và cuối cùng là sở trường của
mình.
Phương pháp dạy học hợp tác nhóm có nhiều ưu điểm nổi bật. Thứ nhất là
học sinh được học cách cộng tác trên nhiều phương diện, được nêu quan điểm
của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao
đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ
được giao cho nhóm. Qua cách học đó tư duy phê phán của học sinh được rèn
luyện và phát triển.
Mặt khác thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, cùng nhau xây dựng
nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững,
dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong
nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra. Nhờ không khí thảo luận
cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; biết
lắng nghe, phê phán ý kiến của bạn; từ đó giúp dễ hòa nhập vào cộng đồng
nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
20


Tuy nhiên với phương pháp dạy học hợp tác nhóm cũng có những hạn chế
nhất định. Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham
gia vào hoạt động chung cuả nhóm, nên nếu giáo viên không phân công hợp lí

có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài hs khá tham gia còn đa số hs khác
không hoạt động. Thời gian có thể bị kéo dài. Với những lớp có sĩ số đông hoặc
lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi
tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.
Để sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm hiệu quả trong dạy học
thiết kế giáo án phải biết lựa chọn nội dụng phù hợp để tổ chức hoạt động nhóm
cho học sinh. Trong thời gian 45 phút trong 1 tiết học với nội dung chương trình
SGK hiện hành giáo viên chỉ nên lựa chọn và tổ chức 1 hoạt động nhóm thì mới
đảm bảo các mục tiêu cần đạt. Chia nhóm học tập cần có sự đồng đều về số
lượng và trình độ nhận thức. Dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng của giáo viên
trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề sẽ góp phần hình thành phương
pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự
khám phá kiến thức, nhờ đó mà dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Qua đây cũng hình thành
nhiều kĩ năng mới, nâng cao chất lượng dạy học.
Sáng kiến kinh nghiệm được viết hoàn toàn theo suy nghĩ chủ quan từ cá
nhân nên còn có những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân
tình của đồng nghiệp để SKKN được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Cẩm Thủy, Ngày 15 tháng 5 năm 2019
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm
này là sản phẩm của cá nhân tôi viết
không sao chép của người khác.
Người viết SKKN

Đào Thị Hồng

21



Tài liệu tham khảo
1. SGK Sinh học 10 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. SGK Sinh học 11 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Sách giáo viên Sinh học 10 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Sách giáo viên Sinh học 11 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Chuẩn kiến thức kĩ năng Sinh học 10- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
6. Chuẩn kiến thức kĩ năng Sinh học 11- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
7. Các phương pháp dạy học tích cực – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về
dạy học tích cực.

22



×