Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Lê Đức Thọ: NHỮNG kỹ NĂNG cần THIẾT CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG bối CANH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.46 KB, 11 trang )

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG KỸ NĂNG
CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN VIÊN NAM HIỆN NAY
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
Emai:
Sđt: 0911 733 407
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt
động đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng”, Hiệp hội các trường Đại học,
Cao đẳng Việt Nam. ISBN 978-604-84-3502-8, Nxb. Đà Nẵng, tr.612-617. Năm
2018)

TÓM TẮT
Để hịa nhập vào cuộc cách mạng thời kỳ cơng nghiệp 4.0 đang bùng nổ
trên tồn cầu, sẽ có nhiều nghề mất đi, tuy nhiên lại có những cơng việc mới
ra đời. Để thích ứng với thời đại cơng nghệ số, ngồi việc trang bị kiến thức
thì sinh viên cần thay đổi tư duy theo hướng tiếp cận mới. Theo đó, trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, sinh viên cần được giáo dục và
rèn luyện các kỹ năng cơ bản về: kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ
năng tin học và các kỹ năng mềm. Bài viết cũng nêu lên một số giải pháp
nhằm nâng cao những kỹ năng cần thiết cho sinh viên Việt Nam hiện nay đáp
ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Sinh viên Việt Nam; kỹ năng; cách mạng công nghiệp 4.0.
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, cuộc cách mạng công nghiệp lần này mang đến nhiều cơ hội và cũng đầy
thách thức với nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra sự thay
đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của
ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời
đại. Muốn hịa nhập vào cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, vào nền kinh tế số,
yếu tố then chốt là nguồn nhân lực. Do đó, nền giáo dục Việt Nam nói chung
và các trường Đại học, cao đẳng nói riêng, nơi cung cấp cho xã hội nguồn


nhân lực, lao động sẽ phải đào tạo theo chuẩn giáo dục 4.0 theo hướng bảo
đảm khối kiến thức nền tảng vững chắc cho sinh viên. Bên cạnh đó, cần chú ý
giáo dục những kỹ năng cần thiết cho sinh viên nhằm đào tào ra nguồn nhân
lực lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới của thế giới.
Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm rèn luyện và nâng cao
1


những kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0 hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.
2. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra đối với người
lao động
Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự
phát triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua và là để thảo
luận về học thuật. Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần
đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ cơng nghiệp Hannover tại Cộng hịa Liên
bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa q trình sản
xuất và quản lý trong ngành cơng nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp
4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc,
Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh
tranh của mình.
Năm 2013, một từ khóa mới là "Cơng nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu
nổi lên xuất phát từ một báo cáo của Chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này
nhằm nói tới chiến lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà
khơng cần sự tham gia của con người. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy
Sĩ, với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Chủ tịch của WEF
đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của
Đức. Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng cơng nghiệp mới, có
thể thay đổi hồn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy

mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này khơng giống như bất kỳ
điều gì mà lồi người đã từng trải qua.
Hiện nay, Cơng nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với
sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4
là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh
để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những cơng nghệ
đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa, người máy,..
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng
hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó
bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện
tốn đám mây.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 khơng chỉ là về các máy móc, hệ
thống thơng minh và được kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều.
2


Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác
nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo
tới tính tốn lượng tử.
Cơng nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy
thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ
thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao
ảo của thế giới vật lý. Với IoT (Internet kết nối vạn vật), các hệ thống vật lý
không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực,
và thông qua IoS (Internet của các dịch vụ) thì người dùng sẽ được tham gia
vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Trước xu thế số hóa, máy móc tự động hóa thay thế con người. Đã đặt ra
những yêu cầu cần thiết đối với người lao động như: Khả năng ứng dụng

những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn: sử dụng thành thạo tin học;
Ngoại ngữ tốt - mở rộng cơ hội nghề nghiệp; Kỹ năng mềm thành thạo - lợi
thế hịa nhập với mơi trường làm việc; ln năng cao trình độ chun mơn để
đáp ứng u cầu cơng việc trong tình hình mới, tránh nguy cơ bị đào thải. Đó
là những yêu cầu cần thiết đối với người lao động khi bước cuộc cách mạng
4.0.
3. Những kỹ năng cần thiết cần giáo dục cho sinh viên Việt Nam
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong
khu vực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự
thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chun nghiệp để đáp ứng được
nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dưới tác
động của cách mạng cơng nghiệp 4.0, việc máy móc, robot dần thay thế con
người sẽ đẩy vô số lao động phổ thông sẽ bị mất việc. Lực lượng lao động
ngày càng phải trở nên chất lượng hơn để đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì
vậy, có thể nói rằng để thích ứng được với cuộc cách mạng 4.0 thì các bạn
sinh viên phải ngày càng phải trở nên giỏi hơn, năng lực tốt hơn. Do đó, trong
bối cảnh mới, người sinh viên cần có những kỹ năng cần thiết sau đây:
Thứ nhất, kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng của con người thực hiện
công việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp,
với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức,
kỹ năng, thái độ. Kỹ năng nghề nghiệp gồm những kỹ năng mềm giúp sinh
viên đánh giá đúng năng lực cá nhân, thị trường cơng việc từ đó có thể xác
định và theo đuổi hướng đi phù hợp với bản thân. Đa số sinh viên Việt Nam
3


hiện nay đã có thể đáp ứng yêu cầu về trình độ chun mơn, kỹ năng nghề
nghiệp, bằng chứng là đa số các bạn có học lực khá, giỏi trở lên.

Nhưng bên cạnh đó cũng có khơng ít những bạn sinh viên có học lực
trung bình trở xuống, trình độ chun mơn thì chỉ nắm ở mức độ sơ bộ, và
cũng có những trường hợp gần như khơng nắm chút gì về kiến thức chuyên
ngành. Sở dĩ các bạn ấy như thế không phải tại thầy cô, không hẳn là tại bạn
bè và môi trường xung quanh mà đa phần nằm ở nội tại bản thân các bạn ấy.
Thứ hai, kỹ năng ngoại ngữ
Có thể nói rằng trong xu thế hội nhập ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các
nhà tuyển dụng đều chọn ngoại ngữ là một tiêu chí để đánh giá và sàng lọc
các ứng viên. Đặc biệt đối với cơng ty nước ngồi họ hồn tồn sử dụng ngoại
ngữ trong suốt q trình phỏng vấn, nếu khơng thông thạo ngoại ngữ bạn
không thể tiếp thị bản thân trong lần phỏng vấn đó. Chúng ta khơng thể phủ
nhận vai trị của của mơn Ngoại ngữ và nó là môn quan trọng trong cuộc sống
hiện đại. Muốn trở thành một sinh viên giỏi và dễ dàng tìm kiếm cơng việc
cho sau này thì sinh viên phải có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ
trong quá trình giao tiếp và trong cuộc việc.
Đại đa số các bạn sinh viên đã hiểu được vai trò của ngoại ngữ trong xã
hội hiện đại nhưng tình trạng kém ngoại ngữ vẫn hết sức phổ biến và mang
tính đại trà trong sinh viên. Tuy nhiên, kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên hiện
nay còn nhiều hạn chế, một bộ phận khong nhỏ các bạn sinh viên khơng thể
nghe, nói, đọc, viết một cách thành thạo. Phần lớn chỉ dừng lại ở các câu, từ
chào hỏi, giới thiệu tên tuổi và những câu nói xã giao thông thường chứ
không thể kể lại được một câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh khoảng 100 từ.
Có bạn đến tận mãi học kỳ 2 của năm 3 đại học mà vẫn chưa có tín chỉ A2
hoặc B1 về Anh văn, mà chỉ vỏn vẹn học xong Anh văn căn bản 2, thậm chí
có bạn chưa học tiếng anh căn bản 2, hoặc rớt và học lại. Vấn đề này không
chỉ riêng là nổi sợ của các bạn sinh viên mà cịn làm đau đầu các thầy cơ
giảng viên ở các khoa nói riêng và cũng như của nhà trường nói chung.
Thứ ba, kỹ năng tin học
Kỹ năng tin học cơ bản sẽ giúp bạn hồn thành nhiều cơng việc, đặc biệt
là công việc của bạn liên quan đến việc nhập dữ liệu, tính tốn đơn giản.

Ngày nay, sự phát triển nhảy vọt của khoa học cơng nghệ nói chung và của
ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và được
ứng dụng rộng rãi, tin học hiện là một phần không thể thiếu được của nhiều
ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Trong đó phải kể đến
những ứng dụng của tin học đã đem lại những lợi ích đáng kể đối với sinh
4


viên như: tra cứu tài liệu, phục vụ việc tự học cho sinh viên, cung cấp kiến
thức cho sinh viên,…
Tuy nhiên, dù là rất quan trọng như vậy nhưng một số sinh viên vẫn xem
nhẹ tin học, sao khi chúng tơi tìm hiểu thì một số các bạn sinh viên dù là năm
3 năm 4 vẫn chưa có tín chỉ tin học ứng dụng của nhà trường. Tại vì sao? Câu
hỏi này chúng tôi đã hỏi rất nhiều bạn năm 3 và các bạn trả lời vì đủ thứ lý do
nhưng tóm gọn lại thì cũng chỉ trong 1 chữ “sợ”, các bạn sợ thi rớt. Vậy, tại vì
sao các bạn “sợ”? các bạn ấy cho hay, “word thì đánh máy chậm. không biết
định dạng, không biết sửa lổi trong word khi gặp vấn đề”, “powerpoint thì
khơng biết làm hiệu ứng”, “excel thì khơng biết sử dụng cơng thức nào cả”.
Bây giờ, chúng ta đang vào thời đại công nghiệp hiện đại “cách mạng công
nghiệp 4.0” với sự thay đổi nhanh chóng chưa từng có. Nhưng, chúng ta lại
yếu về tin học sẽ dẫn đến tình trạng khơng thích ứng với nền công nghiệp
hiện đại và đẩy các lùi về phía sau. Gây ra nạn thất nghiệp và đổ lỗi tại nhà
trường, xã hội. Trong khi đó một bộ phận sinh viên trường ta chưa chủ động
trong quá thích ứng của mình về tin học và cơng nghệ.
Thứ tư, kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên
quan đến việc sử dụng ngơn ngữ, khả năng hịa nhập xã hội, thái độ và hành
vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. kỹ năng mềm là
những kỹ năng có liên quan đến việc hịa mình vào, sống với hay tương tác
với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng

để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống,
giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn,
vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới.
Kỹ năng sáng tạo trong công việc: Kỹ năng này, không ai đủ khả năng
dạy bạn cách sáng tạo trong công việc và học tập, nếu có chỉ là hướng dẫn
bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng
sáng tạo trong cơng việc do chính bạn nắm bắt và tự tạo ra. Nhưng đa số các
bạn sinh viên vẫn chưa có kỹ năng này, phần lớn các bạn hay hành động gập
khn, có những lối suy nghĩ lối mịn khơng có tính sáng tạo. Chúng ta có thể
dễ dàng nhìn thấy trong những lần báo cáo bài thảo luận nhóm trên lớp, khi
giới thiệu bài thuyết trình cứ một câu “Xin chào thầy/cơ và các bạn đến với
bài thuyết trình của nhóm…” hoặc khi đứng lên trả lời câu hỏi của giáo viên
cứ nói đúng y như những gì trong sách giáo trình viết chứ không thêm thoắt
những kiến thức, những hiểu biết của bản thân vào trong đó…và cịn nhiều
biểu hiện khác nữa.
5


Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, biết lắng nghe và học tập những lời phê bình:
Kỹ năng lắng nghe vơ cùng quan trọng đối với tất cả sinh viên chúng ta. Dĩ
nhiên ai cũng biết lắng nghe, nhưng lắng nghe như thế nào cho hiệu quả thì
khơng phải bạn sinh viên nào cũng làm được. Các bạn hay đề cao cái tôi, cái
tự ái và cái bản lĩnh cá nhân lên quá cao. Các bạn hay nói chèn vào những lúc
người khác đang nói hoặc nói chưa dứt câu, khi các bạn nghe người khác
phản bác về những ý kiến mà mình đưa ra, lập tức các bạn trở nên khó chịu và
có lời lẻ chỉ trích lại mà khơng suy nghĩ xem những lời người khác góp ý là
đúng hay sai. Trong lúc tranh luận bài, các bạn không nghe người khác phát
biểu ý kiến, các bạn chú tâm vào bàn bạc hoặc nói chuyện riêng với những
bạn xung quanh…
Giao tiếp đối với nhiều người thật sự rất dễ dàng, nhưng với một số bạn

sinh viên thì đó lại là nỗi sợ hãi, lo lắng. Nhưng nếu các bạn là người khơng
giỏi trong giao tiếp, lời nói khơng có trọng lượng, khơng tạo được niềm tin
cho đối tác thì chắc chắn thành cơng sẽ rất khó đến. Thực tế thì vẫn cịn nhiều
bạn sinh viên ngại giao tiếp, ngại nói chuyện với người khác, có những bạn
khi đi gặp gỡ bạn bè thì chỉ ngồi im lặng, nghe người khác nói, khơng dám
mở miệng vì khơng biết gì để nói hoặc sợ người khác cười vì nói chuyện “q
thiếu muối”. Chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp nhiều bạn sinh viên khi
nhắn tin zalo, Facebook… thì nói rất nhiều, nhưng khi gặp mặt thì người ta
nói thế nào cũng chỉ mỉm cười, khơng nói chuyện, làm cho cuộc nói chuyện
chỉ diễn ra một chiều khiến đối phương dễ nhàm chán và khó chịu, khiến mối
quan hệ trở nên nhạt nhẽo và tan rã.
Tự tin, năng động: Đây là hai yếu tố mà các bạn cần phải có trên con
đường chinh phục thành công. Một người tự tin sẽ ln đặt cho mình những
mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình và phấn đấu hết sức mình để đạt được nó.
Năng động sẽ giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ và luôn được đánh giá cao.
Thế những vẫn tồn tại nhiều bạn sinh viên nhút nhát, không dám phát biểu ý
kiến, biết những khơng nói, thụ động trong mọi việc. Các bạn hãy quan sát
những bạn ngay trong lớp các bạn, sẽ có một số bạn khi giáo viên đưa ra câu
hỏi chỉ dám ngồi ở dưới thì thầm đưa ra câu trả lời cho bạn kế bên nghe chứ
không dám dơ tay phát biểu ý kiến, có những bạn có đủ khả năng để đại diện
lớp, đại diện khoa đi thi nhưng lại không ứng cử. Có những bạn thụ động, nếu
khơng bắt buộc các bạn ấy tham gia phong trào của lớp, của khoa bằng biện
pháp cưỡng chế thì sẽ khơng tham gia…
Kỹ năng làm việc đồng đội: Sinh viên không thể lúc nào cũng làm việc
một mình, dù ở bất kỳ mơi trường làm việc nào cũng sẽ có lúc phải làm việc
6


nhóm. Điều kiện cần để làm việc nhóm là các bạn phải biết cách kết hợp hài
hoà với cách thành viên trong đội, trong nhóm để có được kết quả cuối cùng

tốt nhất. Vậy kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết cho quá trình học tập và
làm việc của bạn, khi làm việc nhóm cũng là cơ hội để bạn thể hiện năng lực,
sự nhiệt tình của bản thân trong cơng việc chung. Nhưng đa số sinh viên
khơng có kỹ năng làm việc nhóm tốt, đây là thực trạng của sinh viên hiện nay,
khi làm việc nhóm các bạn thường đẩy hết cơng việc cho những người giỏi,
có bạn thì thậm chí khơng làm gì và cũng khơng đi họp nhóm lấy một buổi.
Có bạn có ý tưởng những khơng nói ra, khơng thảo luận mà phó mặc cho các
bạn khác làm….
Bên cạnh đó cịn nhiều kỹ năng khác nữa như kỹ năng quản trị cảm xúc,
kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định,… chúng tôi sẽ làm rõ trong
những bài nghiên cứu khác. Những kỹ năng mềm này khơng phải tự nhiên có
mà sẽ được hình thành trong q trình làm việc, tích luỹ kinh nghiệm.
4. Biện pháp hình thành và hồn thiện các kỹ năng cần thiết cho
sinh viên Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
4.1. Biện pháp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên
Để nâng cao trình đồ chun mơn, kiến thức chun ngành thì sinh viên
khơng có cách nào khác ngồi tập chung chú ý lắng nghe và ghi chép lại
những thông tin mà giảng viên cung cấp trên lớp, bên cạnh đó là vấn đề tự
học, yếu tố quyết định nhất đến học lực và kiến thức của sinh viên. Sinh viên
có thể tự học, như thế sẽ giúp cho sinh viên nắm kiến thức vững vàng. Bên
cạnh đó sinh viên có thể tập hợp bạn bè thành một nhóm và trao đổi với nhau
về những kiến thức trong giáo trình và của giảng viên, bằng cách đọc sách,
hãy đọc giáo trình trước khi đến lớp và đọc lại giáo trình sau khi đã “học thầy
không tày học bạn” mà, các bạn vừa có thể trao đổi kiến thức với nhau vừa
tập được khả năng tranh luận nữa. Các bạn hãy đọc thêm nhiều sách, thơng tin
có liên quan đến kiến thức chun mơn và các lĩnh vực khác nữa nó sẽ hỗ trợ
cho các bạn dễ tiếp thu kiến thức chuyên ngành, có thêm nhiều kiến thức, có
tri thức vững vàng đáp ứng cho việc học và cũng như công việc sau này.
4.2. Biện pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên
Thứ nhất, các bạn cần phải xác định mục đích học ngoại ngữ là để làm

gì? Ngoại ngữ là một yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp
ứng các quy trình cơng nghệ thường xun được đổi mới và thơng thạo ngoại
ngữ cịn là một năng lực cần thiết đối với sinh viên trong thời kỳ hiện nay nếu
muốn tồn tại và phát triển. Để từ đó tạo động lực cho bản thân trong việc học
Ngoại ngữ, rèn được tính kiên trì và cố gắng trong việc học.
7


Thứ hai, hãy học từ vựng. Mỗi ngày các bạn hãy giành thời gian ra để
học thuần thục 10 từ vựng mới, nếu tốt hơn các bạn hãy học cả một câu nói,
vì có như vậy các bạn vừa có thể học được từ vựng vừa có thể hiểu được cách
viết một câu như thế nào.
Thứ ba, rèn luyện kỹ năng nói. Hãy nhớ rằng những người nói ngoại ngữ
giỏi là những người thường giao tiếp nhiều bằng ngoại ngữ. Chúng ta có thể
luyện tập bằng cách đầu tiên là mời một bạn, hoặc nhiều bạn cùng trao đổi nói
chuyện với nhau bằng ngoại ngữ. Trong những buổi học trên lớp khi cần phát
biểu bằng ngoại ngữ hãy mạnh dạng phát biểu đừng sợ sai, bởi vì nếu chúng
ta sai thì giảng viên sẽ sửa lại chỗ sai cho chúng ta, và như các bạn đã biết thì
khi chúng ta được thầy cơ sửa sai thì chắc chắn sau này chúng ta hiếm khi nào
mắc lại lỗi đó bởi vì con người thường nhớ rất lâu những gì họ đã sai lầm và
được người khác sửa chữa.
Thứ tư, luyện nghe và phát âm. Các bạn có thể lên mạng, trên mạng có
rất nhiều trang wed hữu ích cho việc luyện nghe và đọc ngoại ngữ của bạn.
Thường xuyên nghe những bài nhạc nước ngoài và hát những bài tiếng anh
đơn giãn để chúng ta có cách phát âm và nghe ngoại ngữ chuẫn hơn.
Thứ năm, Luyện viết, hãy học ngữ pháp trước, khi đã vững về từ vựng
cũng như ngữ pháp căn bản, bạn có thể luyện tập kĩ năng viết. Kĩ năng viết
bằng ngoại ngữ cũng khơng khác gì tiếng Việt, chỉ khác nhau ở cách sắp xếp
vị trí câu, từ. Chỉ cần bạn có vốn từ vựng nhiều và nói tốt bạn sẽ viết tiếng
anh tốt.

4.3. Giải pháp nâng cao trình độ tin học.
Để nâng cao trình độ tin học có hai cách sau:
Thứ nhất, các bạn hãy tích cực tham gia các lớp học tin học để cung cấp
kiến thức về tin học để thành thạo trong việc sử dụng máy tinh. Tiếp theo là
sau khi đã có kiến thức rồi hãy tích cực thực hành trên máy tính, càng thực
hành nhiều thì kỹ năng sử dụng máy tính của các bạn càng thành thạo, càng
trở nên điêu luyện sẽ giúp ích trong q trình học tập và công việc sau này khi
ra trường của chúng ta.
Thứ hai, nghiên cứu và học qua mạng. Nói đến tin học là nói đến máy
tính và mạng máy tính, chúng ta khơng thể học giỏi tin học mà khơng có sự
hiện diện của mạng Internet. Trên mạng có rất nhiều cái hay về máy tính mà
chúng ta cần học hỏi, những chổ chúng ta khơng biết, có những gì chúng ta
không khám phá ra, nhưng những người khác biết và họ khám phá ra và họ
điều “up” lên mạng để chúng ta xem và học hỏi. Qúa trình này cần phải kiên
trì và trong thời gian ngắn tơi tin các bạn sẽ sử dụng tốt và thành thạo tin học.
8


4.4. Giải pháp nâng cao kỹ năng mềm
Đối với kỹ năng sáng tạo trong công việc: Các bạn đừng cứ ngồi ỳ, thụ
động chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn
mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công
việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. Hãy là người năng
động, xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ, đừng cất giấu khả
năng sáng tạo. Các bạn đừng bao giờ cứ ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ,
mãi đi theo một lối mịn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo
thời gian. Hãy dám thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong học tập
cũng như trong cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên khơng như mong đợi khi
bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất vì
nếu khơng tư duy, sáng tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bịng bong do chính mình

tạo nên. Hãy dám nghĩ và dám làm, đó là cách rất tốt giúp bạn rèn luyện khả
năng tư duy, sáng tạo của mình.
Đối với kỹ năng giao tiếp hiệu quả, biết lắng nghe và học tập những
lời phê bình: Các bạn hãy tập sử dụng tốt giọng điệu, và ngữ điệu, dù là nói
chuyện với những người lạ hay bạn bè, thầy cô, những ngữ điệu của bạn cũng
sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Những ngữ điệu trong khi
nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi
lắng nghe những gì bạn nói. Ngồi ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự tự
tin của bạn. Ngược lại khi người khác nói chuyện các bạn hãy lăng nghe với
thái độ mong muốn được nghe, lắng nghe bằng cả con tim của mình.
Hãy nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều
đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là
một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao
sự hiện diện của họ.
Các bạn hãy nhớ rằng sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó
cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của
riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn khơng đồng ý với ai đó
về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tơn trọng lẫn nhau sẽ động viên
bạn tìm được hướng giải quyết.
Đối với kỹ năng tự tin, năng động: Các bạn đừng ngần ngại viết ra một
danh sách dài những thành quả bạn ln tự hào vì đã làm được, hãy để nó ở
bất cứ chỗ nào bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Thêm nữa hãy liệt kê những
tính cách bạn cho là điểm mạnh của bạn. Điều gì khiến bạn là bạn mà khơng
phải là ai khác? Hãy trân trọng chính bản thân bạn và tất cả những điều đó.
Hãy bắt đầu một ngày mới bằng một câu nói “Khơng có gì làm khó được tơi”
9


và giữ vững tinh thần lạc quan suốt cả ngày, điều này sẽ giúp các bạn trở nên
tự tin và năng động hơn rất nhiều.

Đối với kỹ năng làm việc đồng đội: Để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
thì đầu tiên phải nâng cao kỹ năng của người trưởng nhóm đã. Kỹ năng tổ
chức cơng việc là nhiệm vụ của trưởng nhóm, người trưởng nhóm phải có khả
năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự
đồng đều giữa các thành viên với nhau để cơng việc khơng bị giám đoạn vì
bất kỳ lý do gì. Ngồi ra kỹ năng làm việc nhóm là phải biết cách tổ chức
công việc. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, khi được
giao việc các thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa
học, khơng để tiến trình cơng việc quá chậm so với những thành viên khác,
đảm bảo cơng việc được hồn thành đúng tiến độ và thời gian.
Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau
trong cơng việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia
sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên
trong nhóm lại với nhau.
Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng
mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên
khác. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm
chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung
cuối cùng.
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có
trách nhiệm với cơng việc. Khi làm việc một mình, kết quả khơng tốt thì chỉ
bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại
hoặc khơng hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng
đến cả tập thể. Khi đó cơng lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ
nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ
không phải chỉ một phần cơng việc được hồn thành.
Hãy biết cách gắn kết lại với các thành viên khác trong nhóm nếu khơng
bạn sẽ thấy lẻ loi, đơi khi cảm thấy mình khơng được trọng dụng trong nhóm,
nhưng đó chỉ là do bạn tưởng tượng mà thôi. Hãy học cách sát lại với mọi
người, chỉ có sự gắn kết mới cho các bạn một nhóm hồn hảo nhất. Bởi khi đó

các thành viên sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công
việc cũng như cuộc sống.
5. Kết luận
Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nó đã
đặt ra những yêu cầu cơ bản để giúp sinh viên Việt Nam có được năng cao
10


năng lực thích ứng của mình đáp ứng u cầu của cuộc cách mạng 4.0. Từ đó,
tạo ra những cơ hội mang lại việc là cho chính bản thân mình và trách được
sự đào thải của quy luật tự nhiên. Để làm được điều đó các bạn cần có trang
bị cho mình về trình độ về ngoại ngữ, tin học, chuyên ngành và những kỹ
năng cần thiết để có nền tảng vững chắc tạo tiền đề phát triển năng lực thích
ứng với những thay đổi của thế giới. Các bạn sẽ là người tự dọn đường cho
các bạn để trở thành con người mà các bạn hướng đến, những con người
thành cơng và cũng có thể là những con người vĩ đại của thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đại học Khánh Hòa (2018), Kỷ yếu Hội thảo “Hoạt động giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh”, Khánh Hòa.
[2]. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha, (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng
yêu cầu cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường,
tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
[3]. Lê Thị Thu Hà (2013), “Các biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định
cho sinh viên”, Tạp chí Giáo dục, số 307.
[4]. Đặng Thành Hưng, (2016), “Vai trò của kỹ năng trong sự phát triển con
người”, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 31.
[5]. Phan Thanh Long, Đào Thị Oanh (2015), “Kỹ năng giao tiếp của sinh
viên trong môi trường đa văn hóa”, Tạp chí Tâm lý học, số 12(201).
[6]. Tạ Quang Thảo (2011), “giáo dục kỹ năng mềm trong các trường Đại học,
Cao đẳng và Dạy nghề”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 407.

[7]. Lê Hà Thu (2016), Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường
Đại học sư phạm Hà Nội theo tiếp cận năng lực, Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

11



×