Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

G25 4 r phương pháp nghiêm cứu trong công tác xã hội học 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.09 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á

LƯU HÀNH NỘI BỘ
1


MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn
hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo
chương trình đào tạo.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
 Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội
dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu
học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người
học cần có được khi hoàn thành môn học.
 Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung
trọng tâm.
 Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và
lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể
được đánh giá cao trong bài làm.


Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và


đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung
yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.
PHỤ TRÁCH KHOA XHH – CTXH - ĐNA
Lâm Thị Ánh Quyên

2


Phần 1

CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 6: PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
 Ưu nhược điểm của phỏng vấn
 Những đặc điểm của điều tra viên có thể ảnh hưởng đến

phỏng vấn
 Chuẩn bị phỏng vấn
 Tiến hành phỏng vấn
 Các loại hình phỏng vấn
 Tập huấn phỏng vấn.

Chương 7: PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
 Ưu nhược điểm của quan sát
 Các loại hình quan sát
 Các bước chính thực hiện quan sát tham gia.

Chương 8: NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH
NỘI DUNG
 Ưu nhược điểm của nghiên cứu tư liệu. Nguồn tư liệu và việc


sử dụng tư liệu trong nghiên cứu
 Phân tích nội dung

3


Chương 9: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ SỰ
THAM GIA
 Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA): bối cảnh và sự ra đời,

mục đích và yêu cầu, các công cụ PRA.
Chương 10: XỬ LÝ, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY
MỘT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
 Xử lý và phân tích dữ liệu định tính
 Trình bày một báo cáo nghiên cứu xã hội

4


Phần 2

CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 6: PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
 Ưu nhược điểm của phỏng vấn

o Đọc TLHT
 Những đặc điểm của điều tra viên có thể ảnh hưởng đến

phỏng vấn
o Đọc TLHT

 Chuẩn bị phỏng vấn

o Khái niệm cần nắm vững: Bản hướng dẫn phỏng vấn
o Đọc TLHT
 Tiến hành phỏng vấn

o Đọc TLHT
 Các loại hình phỏng vấn

o Khái niệm cần nắm vững: phỏng vấn cơ cấu (structured
interview), phỏng vấn bán cơ cấu, phỏng vấn không cơ cấu
(unstructured interview), phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm,
phỏng vấn tiểu sử
o Đọc TLHT


Tập huấn phỏng vấn

o Đọc TLHT
5


Chương 7: PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
 Ưu nhược điểm của quan sát

o Đọc TLHT
 Các loại hình quan sát

o Khái niệm cần nắm vững: quan sát tham gia, quan sát
không tham gia

o Đọc TLHT
 Các bước chính thực hiện quan sát tham gia.

o Đọc TLHT
Chương 8: NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH NỘI
DUNG
 Ưu nhược điểm của nghiên cứu tư liệu. Nguồn tư liệu và việc

sử dụng tư liệu trong nghiên cứu
o Đọc TLHT
 Phân tích nội dung

o Khái niệm cần nắm vững: phân tích nội dung (PTND) là gì?
Đối tượng của PTND? Mục đích của PTND, các bước thực
hiện PTND, ưu điểm và hạn chế của PTND
o Đọc TLHT
Chương 9: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ SỰ
THAM GIA
 Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA): bối cảnh và sự ra đời,

mục đích và yêu cầu, các công cụ PRA.
o Khái niệm cần nắm vững: công cụ PRA là gì? PRA gồm
những công cụ nào? Công cụ PRA được sử dụng trong

6


trường hợp nào? Thái độ của người sử dụng PRA. So sánh
PRA và các phương pháp nghiên cứu khác.
o Đọc TLHT

Chương 10: XỬ LÝ, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY
MỘT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
 Xử lý và phân tích dữ liệu định tính (DLĐT)

o Khái niệm cần nắm vững: các nguyên tắc của phân tích
định tính, các bước căn bản khi phân tích DLĐT
o Đọc TLHT
 Trình bày một báo cáo nghiên cứu xã hội

o Đọc TLHT

7


Phần 3
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA

a/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra tập trung vào phần tự luận gồm 5 câu được phân
phối như sau:
 Câu 1 (2 điểm) và 2 (2 điểm) bao gồm các kiến thức của

chương 6.
 Câu 3 (2 điểm) và 4 (2 điểm) bao gồm kiến thức ở chương 7.
 Câu 5 (2 điểm) gồm kiến thức ở chương 8.

b/ Hướng dẫn làm bài phần tự luận
 Trước hết phải đọc thật kỹ câu hỏi để trả lời đúng và đủ theo

yêu cầu. Làm thừa so với yêu cầu sẽ không được tính điểm.

 Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
 Các phân tích có thể làm cẩn thận ở ngoài, sau đó ghi vào bài

thi.
 Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

8


Phần 4

ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI MẪU
(90 phút, không mở tài liệu)
Câu 1 (2 điểm)
Phỏng vấn là gì?
Đặc điểm của phỏng vấn cấu trúc, phỏng vấn phi cấu trúc là gì?
Câu 2 (2 điểm)
Hãy so sánh 2 loại hình phỏng vấn cấu trúc và phi cấu trúc.
Câu 3 (2 điểm)
Quan sát có tham gia là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp
quan sát?
Câu 4 (2 điểm)
Các bước chính trong quan sát có tham gia là gì?
Câu 5 (2 điểm)
Hãy sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung để xác định các đề
mục và số lần xuất hiện của nó trong đoạn viết dưới đây:
Đối với nhiều người, sự riêng tư là quan trọng đối với họ. Nhiều người
không thích hiện diện trước đám đông. Họ cảm thấy không thoải mái

hoặc thậm chí là khó chịu trong những tình huống như thế. Ngược lại,
một số người thì thích thể hiện mình trước công chúng. Họ cảm thấy
thoải mái hoặc thậm chí là hãnh diện khi được hiện diện trước công
chúng. Chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của những nhóm người như thế
để có cách hỗ trợ phù hợp.
9


ĐÁP ÁN
Câu 1 (2 điểm)
Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin nhằm:
 Hỗ trợ trao đổi/giao tiếp trực tiếp giữa 2 hoặc nhiều người ở

dạng mặt đối mặt, hoặc từ xa thông qua điện thoại hoặc
internet.
 Cho phép người thực hiện phỏng vấn diễn dịch thông tin, cảm

xúc và ý kiến của người được phỏng vấn bằng cách sử dụng
các câu hỏi và đối thoại.
Đặc điểm của phỏng vấn cấu trúc:
 Phỏng vấn được thực hiện dựa theo các câu hỏi đã được

chuẩn bị trước
 Các câu hỏi được hỏi theo thứ tự
 Không gợi ý cho người trả lời

Đặc điểm của phỏng vấn bán phi cấu trúc:
 Tập trung vào một lĩnh vực hoặc đề tài lớn để thảo luận
 Cho phép người được phỏng vấn nói về đề tài nghiên cứu


theo cách của họ
Câu 2 (2 điểm)
So sánh 2 loại hình phỏng vấn cấu trúc và phi cấu trúc.
Phỏng vấn cấu trúc
Phỏng vấn phi cấu trúc
Tất cả các câu hỏi phải được Theo diễn tiến phỏng vấn mà
hỏi
xác định các vấn đề quan trọng
để thảo luận
Đa số các câu hỏi đều có Tránh các câu hỏi mà câu trả lời
phần trả lời trước để chọn
chỉ là “Có” hoặc “Không”

10


Việc phân tích kết quả tương
đối dể dàng
Các câu hỏi phải được hỏi
theo một cách thống nhất

Việc phân tích đòi hỏi kỹ năng
và thời gian
Giống như một cuộc đối thoại,
không có các câu hỏi chuẩn mà
chỉ có các chủ đề thảo luận

Câu 3 (2 điểm)
Quan sát có tham gia là hình thức quan sát trong đó người quan
sát trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu, tiếp xúc trực tiếp

các đối tượng nghiên cứu và tham gia vào hoạt động của họ ở
một mức độ nào đó.
Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát:
Ưu điểm của phương pháp
Nhược điểm của phương
quan sát
pháp quan sát
Ghi nhận trực tiếp những gì Tập trung vào những hành vi
con người làm, khác với có thể quan sát và vì vậy
những gì họ nói họ làm
không tạo ra động cơ hoặc
thúc đẩy người được quan sát
Có thể mang tính hệ thống
Nguy cơ dẫn đến việc đơn
giản thái quá hoặc làm méo
mó ý nghĩa của tình huống
Có thể tạo ra một khối lượng Sự hiện diện của người quan
lớn dữ liệu trong khoảng thời sát có thể ảnh hưởng đến ngữ
gian tương đối ngắn
cảnh họ quan sát ở một mức
độ nào đó
Có thể tạo ra dữ liệu làm cơ sở
để thảo luận với đối tượng
được quan sát

11


Câu 4 (2 điểm)
Các bước chính trong quan sát có tham gia bao gồm:

1. Quyết định mục tiêu của cuộc nghiên cứu
2. Quyết định nhóm đối tượng quan sát
3. Xâm nhập vào nhóm đối tượng khảo sát
4. Quan hệ với các đối tượng được nghiên cứu
5. Tiến hành nghiên cứu bằng quan sát và nghi nhận trên thực
địa
6. Giải quyết những trường hợp có thể gây khó khăn như khi
có va chạm đối với các đối tượng khảo sát
7. Rời khỏi cuộc nghiên cứu
8. Phân tích các dữ liệu
9. Viết báo cáo trình bày kết quả thu thập được

Câu 5 (2 điểm)
Các đề mục

Số lần
3
3
2
1
1

Sự riêng tư
Đám đông/công chúng
Thích thể hiện/hiện diện
Hỗ trợ
Đặc điểm nhóm người

12




×