Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.03 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thanh tra của nước ta xuất hiện từ những năm 1945 khi đất nước mới bắt
đầu xây dựng chế độ dân chủ. Sự cần thiết của việc thành lập đoàn thanh tra đã
được chứng minh qua các thời kì phát triển của đất nước cho đến tận bây giờ. Cùng
với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, công tác thanh tra còn đóng vai
trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng
với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật;
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào,
cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe nh ững hành vi vi phạm pháp luật của các
đối tượng quản lý. Mặt khác, các gi ải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra,
kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật,
mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận
gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật. Xuất phát từ những vai trò
quan trọng của công tác thanh tra và mong muốn được hiểu biết hơn về hoạt động
thanh tra chuyên ngành an toàn, vệ sinh lao động, vì vậy em quyết định lựa chọn
đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, Vệ sinh
Lao động tại các doanh nghiệp Cổ phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm đề tài
tiểu luận của mình.


I. Tổng quan về Thanh tra lao động
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thanh tra
Thanh tra là hoạt động xem xét, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc theo
sự ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên đối việc cơ quan nhà nước cấp dưới
( mang tính trực thuộc) và là một bộ phận của hoạt động hành pháp
1.1.2. Thanh tra lao động
Thanh tra Lao động là hoạt động xem xét đánh giá, và xử lý việc thực hiện pháp
luật lao động của tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực hoạt
động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm pục vụ cho hoạt động
quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá


nhân khác.
1.1.3. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động
Theo Điều 89, chương VI, Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015
1. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan
thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương và cấp tỉnh.
2. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò,
khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường
hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do các cơ quan quản
lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra an toàn, vệ sinh
lao động.
1.2 Vị trí, vai trò của thanh tra lao động
Thanh tra có vị trí quan trọng trong quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Thanh tra lao động có vai trò đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước về
lao động; trong hoạt động xây dựng pháp luật; trong sự phát triển kinh tế xã hội;
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Theo Điều 3, Nghị định 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định
về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra
Bộ);
b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).


2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
b) Cục Quản lý lao động ngoài nước;
c) Cục An toàn lao động

1.4. Mục đính của thanh tra lao động
Theo Điều 2, Chương 1, Luật Thanh tra năm 2010
Mục đích của hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý trong lao động, chính sách, pháp luật về lao động để kiến ngị với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và
xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lao động, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân
thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, phát huy các nhân tố tích cực,
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.5. Nhiệm vụ thanh tra về lao động
Theo Điều 5, Nghị định 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định
về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có các nhiệm vụ và quyền hạn
chủ yếu sau đây:
1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều
kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng.
5. Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật
khi được Bộ trưởng giao.
6. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng
trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do
Bộ trưởng

1.6. Chức năng của thanh tra lao động


Theo Điều 4, Nghị định số 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy
định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội
1. Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản
lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành;
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về
công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1.7. Hình thức thanh tra
Theo điều 37, Chương IV, Luật Thanh tra năm 2010
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu
hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
giao.
1.8. Phương thức thanh tra
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ trách
vùng thông qua phiếu tự kiểm tra
1.9. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động
Theo Điều 15, Nghị định 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định

về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động: Việc chấp hành các
nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động; học
nghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động
tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách
nhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ, lao động


chưa thành niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện các quy định khác
của pháp luật lao động.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động:
Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho
người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối
với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.
II. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật AT, VSLĐ tại
doanh nghiệp Cổ phần tại tỉnh Đắk Nông
2.1. Giới thiệu vài nét về Doanh nghiệp Cổ phần tại tỉnh Đắk Nông
2.1.1. Vị trí địa lý của tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy
Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ
Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk,
phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh
Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong
khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã
với dân số thống kê năm 2016 là 636.000 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu
là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng
65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trung tâm tỉnh lỵ

là Thị xã Gia Nghĩa
2.1.2. Dân số, lực lượng lao động của tỉnh Đắk Nông
Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 636.000 người. Cơ cấu dân tộc đa
dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc kinh
chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu
tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ.
Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.
2.1.3. Khái quát về doanh nghiệp Cổ phần tại tỉnh Đắk Nông
Năm 2016 đạt khoảng 18.381 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt khoảng
7.43 triệu đồng/người/năm, gấp 1.81 lần so với năm 2010, bằng 75.7% so với mức
bình quân chung cả nước. Trong đó: công nghiệp - ây dựng tăng trên 25.77%, nông
lâm nghiệp tăng trên 5.39%, dịch vụ tăng trên 18.03%.


Năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp 40.08%, nông nghiệp
33.61%, dịch vụ tăng trên 26.31%. Quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp hơn 2 lần so
với năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 73
ngàn tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 30%. Tăng thu ngân sách bình quân hằng
năm trên 23.33%, đến năm 2015 đạt khoảng 1.883 tỷ đồng.
Theo luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
khu vực doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các công ty cổ phần đã có nền tảng
tại địa bàn. Đến năm khu vực đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế,
có vai trò đáng kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế.
2.2. Thực trạng về công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao
động tại doanh nghiệp cổ phần tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động tỉnh Đắk Nông
Đơn vị thanh tra: Thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Đắk Nông.
Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng

theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở được thành lập để thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định
của pháp luật. Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Đắk Nông là một
phòng chức năng trong cơ cấu tổ chức của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh
Đắk Nông
2.2.2. Cơ sở pháp lí
Các văn bản pháp luật quy định cho việc thực hiện của thanh tra lao động về
pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
- Luật Thanh tra năm 2010
- Luật Lao động năm 2012
- Luật AT, VSLĐ năm 2015
- Nghị định 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ
chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- Quyết định 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của phòng thanh tra
Hiện nay, trên thống kê của thanh tra Bộ tính đến năm 2015 thì cả nước có
465 thanh tra viên lao động thực hiện chức năng thanh tra chính sách lao động, an
toàn lao động, người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em, giải quyết khiếu
nại về thực hiện chế độ chính sách lao động. Như vậy, số thanh tra trên cả nước


còn ít. Theo số liệu của Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông thì
hiện nay tỉnh đang có 5 người làm trong phòng thanh tra và 4 người làm trong
phòng lao động việc làm - an toàn lao động.
Phòng thanh tra có 1 chánh thanh tra là ông Hồ Văn Thành, 1 phó thanh tra
là ông Lê Mạnh Hà và 3 chuyên viên. Do địa bàn tỉnh mới thành lập nên thanh tra
tỉnh chỉ có 5 người và các chuyên viên của tỉnh kết hợp với phòng việc làm - an
toàn lao động để giải quyết các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động trong việc

thanh tra các doanh nghiệp.
2.2.4. Hình thức thanh tra
Trong các năm gần đây tỉnh luôn ra sức thực hiện các cuộc thanh tra trên
toàn các doanh nghiệp. Theo Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông
thì trong năm 2015 tỉnh thực hiện 230 cuộc thanh tra lao động trên toàn các lĩnh
vực trong đó doanh nghiệp cổ phần là 28 cuộc thanh tra.
Thanh tra được thực hiện với hình thức thanh tra theo chương trình, kế
hoạch hoặc đột xuất là 13 cuộc. Thanh tra theo chương trình kế hoạch sau khi được
Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc Sở phê duyệt 3
cuộc. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 8 cuộc, theo yêu cầu của
giải quyết khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
giao 4 cuộc.
2.2.5. Phương thức thanh tra lao động
Các thanh tra viên phụ trách vùng có các doanh nghiệp cổ phần thì thuewjc
hiện kiểm tra các doanh nghiệp thuộc vùng của mình để phát hiện sai phạm và báo
cáo cho thanh tra Sở.
Phát phiếu tự kiểm tra: hàng năm, thanh tra viên phát phiếu tự kiểm tra cho
doanh nghiệp có thanh tra AT-VSLĐ. Song theo phản ánh của doanh nghiệp, việc
thực hiện phát phiếu tự kiểm tra nhiều hạn chế.
2.2.6. Nội dung thanh tra thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
Trong số 28 cuộc thanh tra năm 2016 của tỉnh Đắk Nông về công ty cổ phần
thì ngoài 7 cuộc phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động thì khi tiến hành
thanh tra theo chương trình thì phát hiện thêm 2 doanh nghiệp vi phạm về an toàn,
vệ sinh lao động. Các doanh nghiệp vi phạm an toàn, vệ sinh lao động ngành công
nghiệp xây dựng như điện, xây lắp công trình... với tỷ lệ 87%, nơi mà tập trung
nhiều nhất là lao động làm công việc nặng nhọc, người lao động kém hiểu biết với
nội dung vi phạm chủ yếu là:
 Không đánh giá các yếu tố nguy cơ tai nạn lao động: Không doanh nghiệp nào
đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để xử lý, do vậy












kiểm tra thực tế tại công trường đã phát hiện nhiều vi phạm quy định và quy
chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động.
Khoán trắng cả phương tiện bảo hộ cá nhân cho cai thầu: 06/78 doanh nghiệp
khoán trắng cả phương tiện bảo hộ cá nhân vào đơn giá khoán cho cai thầu. Các
doanh nghiệp còn lại tranh bị thiếu giày bảo hộ lao động.
Không tổ chức huấn luyện lại về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động
( chỉ phổ biến nội quy, không có chương trình, kế hoạch tài liệu theo quy định)
Không doanh nghiệp nào thực hiện khám sức khỏe từ khi tuyển dụng cho các
lao động mùa vụ trên công trường để bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và
theo dõi sức khỏe định kỳ mặc dù lĩnh vực xây dựng làm trên dàn giáo là công
việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đòi hỏi phải bố trí lao động đủ
sức khỏe.
Thiết bị không đảm bảo an toàn: chưa doanh nghiệp nào thực hiện tự kiểm tra
và dán tem kiểm tra hoặc ghi biên bản kiểm tra an toàn các máy công cụ trước
khi đưa vào sử dụng.
Vi phạm về an toàn điện doanh nghiệp được kiểm tra tại nơi sản xuất đều vi
phạm các quy chuẩn an toàn.

2.2.7. Kết quả của công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động

Đạt được:
 Theo báo cáo kết quả tổng kết hoạt động thanh tra trong tỉnh Đắk Nông năm
2016 là 230 cuộc thanh tra được tiến hành.
 Theo ông Hồ Văn Thành Chánh thanh tra cho biết năm 2016 toàn tỉnh đã có 80
cuộc thanh tra về phạt hành chính và 80/80 cuộc thanh tra phạt hành chính đã
kết thúc, nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 6 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp
cổ phần là 3 cuộc điều tra về an toàn vệ sinh lao động bị phạt hành chính và nộp
vào ngân sách nhà nước là hơn 12 triệu đồng. Còn lại tỉnh thanh tra về chuyên
đề và đột xuất.
 Doanh nghiệp cổ phần có 6 cuộc về an toàn vệ sinh lao động với số phiền phạt
lên đến 22.000.000 nộp vào ngân sách nhà nước. Các lỗi thường là vi phạm về
trang thiết bị bảo hộ lao động, chưa huấn luyện cho người lao động về an toàn
vệ sinh lao động, máy móc thiết bị nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật chưa được
doanh nghiệp kiểm tra kỹ...
 Như vậy thanh tra tỉnh Đắk Nông đã có những phát hiện về doanh nghiệp cổ
phần vi phạm an toàn vệ sinh lao động.
Hạn chế:
 Kết quả thanh tra cho biết: hầu hết các doanh nghiệp được thanh tra đều phát
hiện thấy vi phạm. Số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về pháp luật AT-


VSLĐ tại các doanh nghiệp còn rất thấp. Cơ sở để đánh giá về mức độ thực
hiện pháp luật AT-VSLĐ chưa thật sự đầy đủ và tương xứng.
 Công tác thanh tra có nơi còn thiếu sâu sát, chưa phát hiện kịp thời các vi phạm,
nguy cơ mất an toàn hoặc có phát hiện nhưng chưa xử lý nghiêm ngặt...
 Theo báo cáo của tỉnh năm 2016 tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông xảy ra 2 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm hơn 7 người bị nạn. Trang
thiết bị cho lực lượng thanh tra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người lao
động.
2.3. Đánh giá chung công tác thanh tra lao động

2.3.1. Những kết quả đạt được
Từ năm 2010 đến nay, trên cơ sở Luật Thanh tra, nhiều văn bản pháp quy đã
ban hành để tiến tới hoàn thiện hoạt động của hệ thống thanh tra. Hoạt động của
Thanh tra nghành Lao động - Thương binh và Xã hội đã từng bước phát triển theo
hướng Độc lập - Sáng tạo - Hiệu quả.
Kết quả đạt được là hàng năm đã phát hiện hàng năm hành vi vi phạm luật
pháp về lao động và trong đó có an toàn vệ sinh lao động. Đề xuất nhiều vấn đề về
chính sách lao động, xã hội được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp nhận
để chỉ đạo chung hoặc được pháp luật hóa thành những văn bản pháp quy hiện
hành. Đảm bảo 100% các vụ tai nạn lao động làm chết người khi được các doanh
nghiệp cổ phần khai báo và Thanh tra tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội thực hiện điều tra tai nạn lao động theo quy định
Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra:
tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra viên đã
được quy định trong Luật thanh tra 2010.
Hằng năm Thanh tra Bộ đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn nâng cao nghiệp
vụ của thanh tra viên chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cho thanh
tả viên trong cả nước đảm bảo không có thanh tra viên nào không được tập huấn
nghiệp vụ trước khi làm nhiệm vụ là trưởng đoàn thanh tra hay được giao nhiệm
vụ tiến hành thanh tra độc lập.
2.3.2 Những hạn chế và tồn tại
Các thanh tra viên đã có nhiều nỗ lực tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều
tồn tại.Thanh tra trên địa bàn tỉnh vẫn chưa quan tâm đến cá hoạt động của doanh
nghiệp, lơ là việc kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật về an
toàn máy móc, trang thiết bị cho người lao động dẫn đến tai nạn lao động đáng
tiếc. Số lượng và tần suất của các cuộc thanh tra vẫn chưa được thực hiện tương
xứng với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên tỉnh có 78 doanh nghiệp cổ phần tuy


nhiên chỉ thanh tra được có 28 doanh nghiệp còn lại 50 doanh nghiệp vẫn chưa

được thanh tra.
Đặc biệt số cơ sở sử dụng dưới 10 lao động được thanh tra còn rất ít. Hiện
tượng này dẫn đến tình trạng tác động, hiệu quả của công tác thanh tra nhà nước về
lao động chưa mang tính rộng khắp và cơ sở để đánh giá về mức độ thực hiện pháp
luật lao động chưa thực sự đúng
Nguyên nhân dẫn đến tần suất thanh tra thấp là vì số lượng thanh tra viên
vốn đã ít lại phải kiêm nhiệm các công tác khác như giải quyết khiếu nại, tố cáo,
thanh tra chính sách xã hội. Một nguyên nhân khác làm giảm tần suất thanh tra là:
chỉ có thanh tra viên lao động mới được tiến hành các cuộc thanh tra và ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính. Trong thực tế có một lượng không nhỏ những
người làm việc trong cơ quan thanh tra nhưng chưa được công nhận là Thanh tra
viên do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiến hành các cuộc thanh tra
Tại phòng thanh tra tỉnh Đắk Nông chỉ có 5 người trong đó có 3 chuyên viên
việc này dẫn tới thiếu thanh tra một cách trầm trọng trong tỉnh
Trình độ thanh tra viên, công chức thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu để
thực hiện nhiệm vụ " Một thanh tra - một doanh nghiệp", chưa có một thanh tra
viên nào thông thạo tất cả lĩnh vực về lao động, một số thanh tra viên được đào tạo
các chuyên ngành xã hội, kế toán, quản trị doanh nghiệp, luật thương mại... làm
công tác thanh tra chuyên ngành về an toàn - vệ sinh lao động cho nên không có kỹ
năng phát hiện các sai phạm trong quy trình sản xuất hoặc các hành vi vi phạm các
tiêu chuẩn, quy chuẩn.
III. Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả thanh tra lao động về thực hiện
pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại Doanh nghiệp Cổ phần tỉnh Đắk Nông
Nghiên cứu ban hành quy trình tổ chức huấn luyện, nội dung huấn luyện
chuyên ngành phải gắn với thực tế sản xuất hoặc quy trình làm việc, biện pháp an
toàn với công việc thực tế của các đối tượng được huấn luyện, quy định danh mục
và quy cách tổ chức huấn luyện phải được tuân thủ pháp luật về thời gian huấn
luyện, chương trình huấn luyên, phân công giảng, nội dung và tài liệu huấn luyện
cụ thể của từng đối tượng tham gia huấn luyện), để cơ quan quản lý nhà nước có sơ
sở xử lý tổ chức vi phạm huấn luyện không đảm bảo quy trình quản lý chất lượng

dịch vụ.
Nghiên cứu sửa đổi về nguời huấn luyện cơ hữu, điều kiện về cơ sở vật chất
thực hành và việc chứng nhận người huấn luyện có đủ điều kiện, thay vào đó nên
quy định loại văn bằng, chứng chỉ đào tạo cần có đối với người huấn luyện, quy
trình và tiêu chí đánh giá chất lượng huấn luyện AT- VSLĐ kiểm định kĩ thuật an
toàn.


Tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành Lao
động nói chung và của thanh tra tỉnh Đắk Nông nói riêng
Đội ngũ thanh tra cần đảm bảo về số lượng tương ứng với doanh nghiệp, các
điều tra viên cũng cần được đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra, hiểu biết về
các kỹ năng phát hiện sai phạm
Hạn chế tối đa việc điều chuyển thanh tra viên lao động đi làm nhiệm vụ
khác và không tuyển dụng cán bộ chưa đủ điều kiện vào tổ chức thanh tra, thậm
chí là cần đòi hỏi trình độ cao hơn so với yêu cầu tuyển dụng vào ngành nói chung
Xây dựng chương trình, nội dung và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hành năm thuộc các lĩnh vực quản
lsy của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ
thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan
thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội


KẾT LUẬN
Sau một khoảng thời gian nghiên cứu đề tài tiểu luận: “ Thực trạng công tác
thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp cổ
phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”, bài tiểu luận đã thu được một số kết quả như :
Thứ nhất, bài tiểu luận giúp em có những cái nhìn tổng quan nhất về Thanh tra lao
động về: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…của Thanh tra lao động đã được quy

định bởi Pháp luật Nhà nước. Thứ hai, bài tiểu luận đã chỉ ra được thực trạng trong
công tác Thanh tra việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông, các hình thức phương thức nội dung trong công tác thanh tra
của tỉnh Đắk Nông và những ưu điểm, những mặt đã đạt được và những mặt còn
hạn chế trong công tác thanh tra. Bên cạnh đó đã tiến hành Thanh tra việc thực
hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp cổ phần , những hành vi vi phạm pháp
luật cũng đã được phát hiện và giải quyết. Với những tìm hiểu trong phạm vi bài
tiểu luận còn nhiều thiếu sót, tuy nhiên xuất phát từ thực trạng trên, chuyên đề
cũng đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, đề xuất với hi vọng những kiến nghị và
đề xuất nêu trên sẽ tiếp tục được phát huy và thực hiện để công tác thanh tra đạt
được hiệu quả cao, việc thực hiện pháp luật tại các doanh nghiệp tuân thủ đúng các
quy định của pháp luật từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng
như người sử dụng lao động


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh tra năm 2010
2. Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015
3. Luật Lao động 2012
4. Nghị định 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ chức
và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
5. Nghị định 14/2017/NĐ - CP ngày
6. Quyết định 1533/QĐ - UBND ngày 01 tháng 09 năm 2016 về việc công bố thủ
tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Thanh
tra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
7. Chỉ thị số 20 chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông
8. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông
/> />



×