Tải bản đầy đủ (.pptx) (37 trang)

NCS2-Khám và theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 37 trang )

KHÁM CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
BS. NGUYỄN DUY LINH
BỘ MÔN NGOẠI – ĐHYD CẦN THƠ


MỤC TIÊU
1. Trình bày thang điểm tri giác Glasgow.
2. Trình bày các thứ tự ưu tiên khi khám bệnh nhân
bị chấn thương sọ não (CTSN).
3. Nêu các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
nhân CTSN.


I. ĐẠI CƯƠNG
 CTSN là nguyên nhân lớn gây tử vong và

thương tật
 Tại Mỹ, CTSN là nguyên nhân tử vong đứng thứ

ba.
 Lâm sàng của CTSN rất biến đổi.

Khám, đánh giá nhanh, chính xác và theo
dõi chặt Xử trí kịp thời, đem lại hiệu quả
điều trị tốt nhất.


II. KHÁM BỆNH NHÂN
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
BỆNH SỬ
TIỀN SỬ


KHÁM


2.1. BỆNH SỬ
 Tai nạn xảy ra như thế nào, ở đâu và lúc nào?
 Có bất tỉnh sau chấn thương? bao lâu? có khoảng

tỉnh?
 Có rối loạn trí nhớ trước và sau khi bị chấn thương.
 Các triệu chứng đi kèm như nhức đầu, ói mữa, động

kinh.
 Ghi nhận tình trạng thần kinh và xử trí của tuyến


CÁC LOẠI KHOẢNG TỈNH
15

A

B

15

A

B

10


0

33h
h

0

30’

4
4h
h


2.2. TIỀN SỬ
 Ngoại khoa: các phẫu thuật đã trải qua.
 Nội khoa: tiểu đường, tim mạch (cao huyết áp, rối

loạn nhịp tim), thuốc kháng đông, bệnh động kinh,…
 Dị ứng thuốc: kháng sinh,…


2.3. KHÁM
 Bệnh nhân bị chấn thương sọ não (CTSN) có khả năng

bị đa chấn thương, nếu bệnh nhân bị hôn mê cần ưu
tiên khám các cơ quan có ảnh hưởng đến tính mạng
của bệnh nhân.



A-B-C
A- Khí đạo (Airway):
 Kiểm tra khí đạo có thông không? Khai thông khí đạo

là nhiệm vụ ưu tiên gồm: lấy dị vật, hút đàm nhớt,
tháo răng giả, hút máu chảy trong miệng - hầu, kéo
lưỡi ra trước, đặt canule MAYO, đặt nội khí quản hay
mở khí quản đối với bệnh nhân hôn mê.


A-B-C
B - Cách thở của bệnh nhân (Breathing):
 Khám nhịp thở, cách thở đều hay không, nếu bệnh

nhân thở yếu hay ngưng thở phải giúp thở bằng bóp
bóng hay thở máy


A-B-C
C - Tuần hoàn (Circulation):
 Khám tim mạch, nếu bệnh nhân bị choáng phải tìm

nguyên nhân gây xuất huyết ở nơi khác như ổ bụng,
khoang màng phổi, gãy khung chậu,…


2.3.1. KHÁM THẦN KINH
2.3.1.1. Hộp sọ: tìm



Vết rách



Máu tụ ở da đầu



Chỗ nứt ở vòm sọ, lõm sọ



Dấu vỡ nền sọ: dấu mang kính râm, chảy dịch não tủy hay
máu qua mũi, chảy máu hay dịch não tủy qua tai, dấu bầm
sau tai (dấu Battle);



Khám các xương mặt như hốc mắt, xương mũi, xương gò má,
xương hàm trên, xương hàm dưới,....


Vỡ sàn sọ:
- Mắt gấu trúc.

Battle’ sign
vỡ xương đá




2.3.2.GLASGOW COMA
SCALE (GCS)
Tri giác: đánh giá tri giác của bệnh nhân dựa vào thang
điểm hôn mê Glasgow gồm 3 yếu tố (mắt, lời nói và vận
động)


Mở mắt (Eye opening)
Tự mở mắt (linh hoạt)
4
Gọi thì mở mắt
3
Kích thích đau mới mở mắt
2
Làm gì cũng không mở mắt
1
Vận động (The best motor responses)
Theo y lệnh (định hướng đúng) 6
Tại nơi kích thích đau
5
Co lại khi bị kích thích đau
4
Co bất thường khi kích thích đau
3
Duỗi bất thường khi kích thích đau 2
Không một động tác nào
1
Trả lời tốt nhất (The Best verbal
responses)
Trả lời chính xác câu hỏi

5
Trả lời lú lẫn
4
Trả lời từ ngữ không thích hợp
3
Trả lời bằng âm thanh vô nghĩa 2
Không trả lời
1
Đặt NKQ, mở KQ
1T


GLASGOW COMA SCALE
• Ưu điểm: là dễ theo dõi, khách quan,
• Hạn chế: bệnh nhân say rượu, mở khí quản,...
Thang điểm Glasgow có thể phân thành 3 mức độ nặng CTSN:
• Độ nhẹ (13 -15 điểm) chiếm 80% trường hợp.
• Trung bình: 9 -12 điểm ……10% trường hợp.
• Nặng:  8 điểm ………… 10% trường hợp.


2.3.3. ĐỒNG TỬ
 Đồng tử: khám kích thước của đồng tử và phản xạ

ánh sáng, kích thước đồng tử chênh > 1mm là có ý
nghĩa dãn đồng tử và mất phản xạ ánh sáng 1 bên
nói lên thoát vị hồi hải mã qua khe lều tiểu não.





2.3.4. VẬN ĐỘNG
 Vận động: khám sức cơ, bình thường sức cơ là 5/5,

tìm yếu liệt nửa người thường ở phía đối bên với tổn
thương.


2.3.5. PHẢN XẠ THÂN NÃO
 Phản xạ trán – mắt.
 Phản xạ ánh sáng.
 Phản xạ giác mạc.
 Phản xạ xoay mắt – xoay đầu ngang.
 Phản xạ xoay mắt – xoay đầu chiều đứng: ít dùng.
 Phản xạ mắt tim.


2.3.6. TK SỌ & DẤU MÀNG
NÃO
 Thần kinh sọ: cần khám các dây thần kinh sọ thường

gặp như dây số I, II, III,... các tổn thương dây thần
kinh sọ hay gặp trong bệnh nhân bị vỡ nền sọ.
 Dấu màng não: cổ cứng, dấu Kernig do xuất huyết

màng nhện.



2.3.7. DẤU HIỆU SINH TỒN

 Lấy mạch, huyết áp, nhịp thở và nhiệt độ
 Harvey Cushing nhận thấy khi có tăng áp lực trong

sọ cấp do khối choáng chỗ như máu tụ sẽ dẫn tới
mạch chậm, tăng huyết áp và rối loạn nhịp thở;
mọi vấn đề rối loạn hô hấp cần được giải quyết ngay
vì sự thiếu oxy não sẽ làm cho phù não nặng thêm.


×