Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn dạy đoạn TRÍCH “lời TIỄN dặn” (TRÍCH “TIỄN dặn NGƯỜI yêu” của dân tộc THÁI) THEO HƯỚNG đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.4 KB, 21 trang )

Trường THPT Thạch Thành 3

ĐỀ TÀI:
VỀ VIỆC DẠY ĐOẠN TRÍCH: “LỜI TIỄN DẶN” - (TRÍCH “TIỄN DẶN NGƯỜI
YÊU” CỦA DÂN TỘC THÁI) THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Họ và tên : Lê Đăng Chung-Tổ văn

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong nhà trường phổ thông việc dạy và học văn là những hoạt động không thể thiếu.
ở đó học sinh được tiếp xúc với những tác phẩm văn chương tiến bộ nhất của dân tộc và
nhân loại. Mối giờ dạy - học văn mở ra trước mắt các em một thế giới Chân - thiện - mỹ
kèm theo những rung động thẩm mỹ sâu sắc và mãnh liệt. Từ đó các em trở về hoàn thiện
nhân cách của chính mình. Đúng như Macxim Gorky đã từng khẳng định: “Văn học là
nhân học”.
Dạy học văn trong nhà trường không tách rời đặc trưng của văn học. Văn học là môn
nghệ thuật độc đáo và có sức hấp dẫn lớn. Mỗi tác phẩm văn học là sự tái hiện cuộc sống
bằng hình tượng thông qua các ngôn từ nghệ thuật tinh tế và biểu cảm. Quá trình học văn
là quá trình người học sinh khám phá, phát hiện sứ hấp dẫn tác phẩm văn học ở ngôn từ,
hình tượng, ở các lớp ý nghĩa và tư tưởng tác phẩm. Muốn vậy người thầy chúng ta
không thể dạy văn theo lối sáo mòn của phương pháp cũ: thuyết giảng, khô khan, cứng
nhắc, áp đặt không phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn ngữ văn nói
riêng là một việc làm thiết thực và hữu ích. Trong một giờ dạy văn người thầy chỉ đóng
vai trò là người hướng dẫn học sinh là người chủ động lĩnh hội kiến thức, giờ học văn sẽ
trở nên sôi nổi và hứng thú.

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
1



Trường THPT Thạch Thành 3

Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ trở nên hoàn toàn lý thuyết nếu chúng
ta không bắt đầu từ một bài giảng cụ thể. Dạy tốt mỗi giờ văn cụ thể là phương hướng, là
mục tiêu đối với mỗi người thầy đứng trên bục giảng.
Qua quá trình giảng dạy bộ môn ngữ văn THPT tôi đã thấy rõ sự khác biệt giữa cách
dạy văn cũ với cách dạy văn theo hướng phương pháp đổi mới.
Ở cách dạy và học văn theo phương pháp cũ: người thầy nói nhiều, học sinh thụ động
tiếp nhận kiến thức, vì vậy giờ văn trở nên đơn điệu tẻ nhạt, học sinh không hứng thú, trơ
lỳ cảm xúc, dẫn đến việc chán học môn văn.
Còn cách dạy và học văn theo phương pháp mới: người thầy phát huy tính chủ thể của
học sinh bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở. Học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức bằng
cách đọc văn bản (tác phẩm văn học) nghe và trả lời, thảo luận các câu hỏi trong sách do
thầy và học sinh tự đưa ra… Vì thế giờ văn trở nên sôi động hơn, hấp dẫn hơn, từ đó các
em sẽ yêu thích học văn hơn.
Trên cở sở lý luận và thực tiễn tôi nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học
môn ngữ văn là một việc làm cấp thiết vì muốn các em học sinh chủ động cảm nhận cái
hay, cái đẹp một tác phẩm văn học thì người thầy phải dạy môn văn theo hướng phương
pháp đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính chủ thể của học sinh với từng bài
học cụ thể.
Trong khuôn khổ sáng kiến này tôi xin được trình bày ý kiến của mình về việc dạy
đoạn trích: “Lời tiễn dặn” - (trích “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái) theo hướng đổi
mới phương pháp dạy học.
II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1. Phạm vi đề tài:

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
2



Trường THPT Thạch Thành 3

Trong phạm vi đề tài này tôi xin đưa ra ý kiến của mình về cách dạy và thiết kế bài
dạy đoạn trích: “Lời tiễn dặn” (trích “Tiễn dặn người yêu” truyện thơ dân tộc Thái). Là
tiết thứ 30 trong chương trình sách ngữ văn lớp 10 - ban cơ bản.
2. Thời gian thực hiện:
- Đề tài này được tôi thực hiện trong thời gian 2 năm học:
+ Trong năm học 2009- 2010 được tôi thực hiện trong 2 lớp : 10 C3 - 10 C7.
+ Trong năm học 2010 - 2011 được tôi thực hiện trên 2 lớp : 10C9 - 10 C10.
-Thời gian thực hiện đề tài mới chỉ trong 2 năm học, tuy chưa nhiều nhưng đủ để
tôi nhận thấy sự khác biệt giữa phương pháp dạy học cũ và phương pháp dạy học văn
“mới ”. Việc đổi mới phương pháp dạy văn là một tất yếu.
3.Tình trạng thực tế chưa thực hiện đề tài.
a. Đối với giáo viên: đoạn trích “Lời tiễn dặn ” - (trích “Lời tiễn dặn người yêu”
truyện thơ dân tộc Thái) là kiến thức mới đưa vào chương trình ngữ văn 10 ban cơ bản và
ngữ văn nâng cao năm học 2006 - 2007. Vì thế con đường tìm hiểu đoạn trích chưa rộng
mở. Hơn nữa đoạn trích tương đối dài - tìm hiểu trong tiết học sẽ rất hạn chế về thời
gian. Và đây là một đoạn trích nằm trong tác phẩm dân gian của dân tộc Thái (một dân
tộc thiểu số của dân tộc Việt Nam), mà người Thái có phong tục tập quán và cách thể hiện
tình cảm riêng. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu đoạn trích “Lời tiễn dặn”,
bản thân giáo viên phải hiểu những phong tục tập quán và bày tỏ tình cảm của chàng trai
người Thái trong đoạn trích: như phong tục ở rể ngoài, phong tục hoả thiêu hoặc đến chơi
người yêu cũ…
Đối với giáo viên vùng cao thuộc các dân tộc thiểu số thì việc tìm hiểu những phong
tục tập quán đó không khó khăn gì. Nhưng với những giáo viên ở đồng bằng thì việc tìm
hiểu phong tục tập quán và đời sống tình cảm người Thái gặp những khó khăn nhất định.
Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
3



Trường THPT Thạch Thành 3

b. Đối với học sinh (đặc biệt những học sinh đồng bằng): Đoạn trích “Lời tiễn dặn” là
văn bản hay nhưng khó vì trong đoạn trích các em gặp những từ ngữ, hình ảnh mang đậm
màu sắc núi rừng, nhưng phong tục tập quán xa lạ đối với các em như: cách nói “người
đẹp em yêu”, hoặc hình ảnh rừng ớt, rừng cà, rừng lá ngón,… chim Tăng ló, mùa nước
đỏ,.. và tình Lú-Ủa mặn nồng, lửa xác đượm hơi…
Trước thực tế đó tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và thực hiện đề tài sáng kiến; hướng
dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích trong thời gian 1 tiết theo phân phối chương trình.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trước khi thực hiện đề tài sáng kiến tôi đã hướng dẫn học sinh lớp 10C7 ban cơ bản
(năm học 2009- 2010), đọc hiểu văn bản theo cơ chế dạy văn “cũ”: Tôi luôn chủ động
giảng giải cho các em những từ ngữ khó, nêu và phân tích tâm trạng của chàng trai ngưòi
Thái khi tiễn người yêu đi lấy chồng và khi chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng đánh
đập hành hạ, để từ đó các em hiểu tình yêu của chàng trai rất tha thiết và vô cùng mãnh
liệt. Trong quá trình dạy tôi cúng giới thiệu cho các em hiểu phong tục tập quán của
người Thái.
Sau khi tôi thực hiện xong, tôi tiến hành kiểm tra kiến thức cơ bản của các em bằng
câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi gợi mở để các em thảo luận.
Cụ thể:
Câu 1: Qua đoạn trích “Lời tiễn dặn” anh (chị) hình dung nhân vật trữ tình là người thế
nào?
Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến.
Câu 2: Ngôn ngữ miêu tả trong đoạn trích được sử dụng như thế nào?
A. Mộc mạc, giản dị, gần gũi
Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
4



Trường THPT Thạch Thành 3

B. Chau chuốt, mượt mà, tinh luyện
C. Ước lệ, tượng trưng
Đáp án: A
Sau khi thảo luận:
Học sinh phát biểu ý kiến ở câu 1 có khoảng 70% học sinh trong lớp trả lời đúng
và 30% trả lời chưa đầy đủ.
Câu 2 có 90% đáp án đúng (đáp án A) và 10% đáp án sai (đáp án B và C).
Câu 3: Bài tập làm văn.
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh chị về chàng trai người Thái trong
đoạn trích.
Khi thu bài và chấm bài tôi thấy có khoảng 70% đáp ứng yêu cầu còn 30% không
đạt yêu cầu.
Như vậy nếu cứ tiếp tục dạy học theo phương pháp cũ học sinh sẽ không thể tiếp
thu hết những giá trị văn học. Các em sẽ không có niềm say mê văn chương.
Trên cơ sở khảo sát thực tế ở bài dạy cụ thể - hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn
trích “Lời tiễn dặn” - trích “Tiễn dặn người yêu” - truyện thơ dân tộc Thái. Tôi nhận thấy
rằng cần phải đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn để phát huy tính tích cực sáng
tạo của học sinh, đồng thời khơi gợi niềm đam mê học môn ngữ văn của các em trong
chính các giờ học.
Sau đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về việc dạy đoạn trích “Lời tiễn dặn” trích “ Tiễn dặn người yêu” truyện thơ dân tộc Thái.
Trước khi tiến hành bài " Lời tiễn dặn" tôi luôn xác định rõ mục tiêu bài học và
phương pháp thực hiện.
1. Mục tiêu bài học:
Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
5



Trường THPT Thạch Thành 3

Sau khi học xong bài, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
Về kiến thức:
Hiểu tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu thương của chàng trai và cô
gái Thái.
Thấy những đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái được biểu hiện trong
đoạn trích.
 Về kĩ năng:
Biết cách phân tích, tìm hiểu truyện thơ dân gian.
Vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm văn: Phân tích một đoạn thơ tự sự, trữ
tình (hoặc bài phát biểu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện thơ).
 Thái độ – hành vi:
- Cảm thông với nỗi khổ của chàng trai và cô gái Thái trong truyện.
- Biết chân trọng và yêu quý cuộc sống mới.
2. Phương tiện:
- Sách giáo khoa.
- Sách giáo viên.
- Giáo án + tranh minh hoạ.
3. Phương pháp:
-

Đọc sáng tạo.

-

Phương pháp gợi tìm, hình thức phát vấn.

-


Hình thức trao đổi và trả lời câu hỏi.

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
6


Trường THPT Thạch Thành 3

-

Đối với học sinh tôi yêu cầu chủ động chuẩn bị bài và trả lời đầy đủ các câu hỏi trong
sách giáo khoa ngữ văn 10 ban cơ bản.

4. Tiến trình tổ chức dạy học:
 ổn định tổ chức lớp.
 Kiểm tra bài cũ.
+ Câu hỏi: Anh (chị) nêu đặc điểm của thể loại truyện thơ dân gian?
+ HS: trả lời.
+ GV: Nhận xét- khái quát: Truyện thơ dân gian có sự kết hợp hai yếu tố trữ tình và
tự sự.
 Giới thiệu bài mới:
Để làm nên một nền văn học dân gian Việt Nam phong phú - đa dạng, là sự đóng góp
không nhỏ của nền văn học của nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ta đã được học
một sử thi Đam San của dân tộc Ê - Đê, một sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” của dân tộc Mường,
truyện cổ tích “ Tám Cám” của dân tộc Kinh.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu thể loại truyện thơ qua đoạn trích " Lời tiễn dặn" - Trích "
Tiễn dặn người yêu" của dân tộc Thái.
 Tiến trình giờ học:

Hoạt động của giáo viên và học

sinh

Nội dung cần đạt

- Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị

I. Tiểu dẫn.

bài

1. Tác phẩm: " Tiễn dặn người yêu"

- GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt
Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
7


Trường THPT Thạch Thành 3

tiểu dẫn phần giới thiệu tác phẩm.

- Thể loại: Truyện thơ dân gian

- HS: Trả lời.

- Dung lượng: gồm 1846 câu, trong đó 400

- GV: Nhận xét và hướng dẫn học

câu là lời tiễn dặn.


sinh tóm tắt cốt truyện theo SGK

- Cốt truyện: SGK.

(Lưu ý học sinh đọc phần giải
nghĩa từ khó)
- GV: Sau khi đã hướng dẫn học
sinh tóm tắt cốt truyện, giáo viên
khái quát giá trị của tác phẩm.
 " Tiễn dặn người yêu" là
niềm say mê của người Thái.

 " Tiễn dặn người yêu" là một tác phẩm
đặc sắc của người Thái. Người Thái coi đây
là “ một cuốn sách quý trong mọi cuốn sách
quý”. Họ nói rằng: Hát lời tiễn dặn lên “ Gà
bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên
cày”.
 Tác phẩm là niềm say mê, tự hào đối với
Người Thái.

- GV: yêu cầu học sinh xác định vị 2. Đoạn trích : " Lời tiễn dặn"
trí và bố cục đoạn trích.

a. Vị trí:

- HS: Trả lời.

- Nằm giữa tác phẩm, nằm trong 400 câu lời


- GV: Nhận xét.

tiễn dặn.
b. Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: Tâm trạng của chàng trai khi tiễn
cô gái về nhà chồng.
- Phần 2: Tâm trạng của chàng trai khi
chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng đánh

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
8


Trường THPT Thạch Thành 3

đập.
- GV: yêu cầu học sinh đọc phần 1 II. Đọc – hiểu văn bản:
văn bản.
- HS: đọc.
- GV: nhận xét và nhấn mạnh
truyện thơ luôn có 2 yếu tố tự sự
và trữ tình – giọng thơ trầm lắng,
buồn thương, tha thiết.

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
9


Trường THPT Thạch Thành 3


- GV: dẫn dắt toàn bộ đoạn trích "

1. Tâm trạng của chàng trai khi tiễn cô gái

Lời tiễn dặn" là lời kể của chàng

về nhà chồng:

trai kể lại tâm trạng của mình khi
tiễn cô gái về nhà chồng.
- GV: Tâm trạng của chàng trai
được biểu hiện như thế nào trong
2 câu đầu?

“ Quảy gánh qua đồng rộng
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng”

- HS: suy nghĩ, trả lời.
- GV: Gợi mở: Chàng trai là người - Cảnh ngộ của chàng trai: người yêu đi lấy
yêu cô gái và chàng trai quyết chí chồng.
đi làm ăn xa để lấy tiền cưới cô
gái, nhưng khi trở về cô gái hết

 Tình cảnh trớ trêu, éo le.

thời hạn ở rể ngoài, cô phải về nhà
chồng. Vậy chàng trai rơi vào
cảnh ngộ gì? Em hãy tự dặt mình
vào cảnh ngộ để hiểu tâm trạng

của chàng trai.
- HS: Trả lời câu hỏi (đưa ra ý
kiến của mình).
- GV: nhận xét.

- Tâm trạng : đau khổ. (Vì chàng trai vẫn
còn yêu cô gái được biểu hiện qua cách nói
mà chàng trai giành cho cô gái: Người đẹp
em yêu).

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
10


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
11


Trường THPT Thạch Thành 3

- GV: Từ cảnh ngộ của mình

- Cảnh ngộ của cô gái: cô phải về nhà

chàng trai đã cảm nhận cảnh ngộ

chồng, phải lấy người mình không yêu.


của cô gái và tâm trạng của cô gái.  Tâm trạng: đau khổ, không muốn đi.
Vậy hình ảnh cô gái hiện lên qua
- Hình ảnh cô gái:
động thái nào?
+ Ngoảnh lại, ngoái trông.
- HS: Trả lời.
+ Ngắt lá ớt, lá cà, lá ngón.
- GV: Nhận xét và khái quát lại
+ Ngồi chờ, ngồi đợi.
tâm trạng của cô gái được chàng
trai cảm nhận qua cử chỉ của cô

 Tâm trạng bịn rịn, lưu luyến tiếc thương,

gái. Cô gái bịn rịn, lưu luyến

nhớ mong, chờ đợi.

không muốn đi. Tâm trạng đó còn
được biểu hiện qua hình ảnh thiên
nhiên: rừng cà, rừng ớt, rừng lá
ngón  Hình ảnh quen thuộc 

- Hình ảnh thiên nhiên: Rừng ớt, rừng cà,
rừng lá ngón.
 Cay đắng, bất lực, tuyệt vọng.

diễn tả những đắng cay chua chát
đang chồng chất trong lòng cô gái.
- GV: Khi chứng kiến và cảm

nhận tình cảnh cô gái về nhà
chồng với tâm trạng đau buồn,
chàng trai đã có những động thái

- Chàng trai muốn nhắn nhủ, dặn dò cô gái:

gì?

“Được nhủ … mới đành lòng quay lại

- HS: Trả lời.

Được dặn … mới chịu quay đi”

- GV: Lưu ý học sinh phần giải

- Chàng trai muốn âu yếm, gần gũi cô gái:

nghĩa từ khó để hiểu phong tục

“ Xin hãy cho anh kề vóc mảnh

hoả thiêu của người Thái.

Quấn quanh vai ủ lấy hương người

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
12



Trường THPT Thạch Thành 3

Cho mai sau lửa đượm hơi
Một lát bên em thay lời tiễn dặn”
-> Không muốn chia xa cô gái.
- Chàng trai chia sẻ an ủi cô gái:
“ Con nhỏ hãy đưa anh ẵm
- GV: Chàng trai coi con cô gái là

… Cho anh bế con dòng đừng ngượng

con mình, âu yếm sẻ chia -> Tình

Nựng con rồng, con phượng đừng buồn”

yêu của chàng trai chân thành tha
thiết.
- GV: Qua hành động và thái độ ta
thấy tâm trạng gì của chàng trai?

-> Tấm lòng vị tha nhân hậu.

- HS: trả lời

=> Tâm trạng quyến luyến, bịn rịn, rối bời.

- GV: Nhận xét và khái quát: Như

=> Tình yêu của 2 người trong sáng, tha


vậy chàng trai và cô gái có chung

thiết.

một tâm trạng. Cô gái không
muốn về nhà chồng, chàng trai
không muốn rời xa cô gái.
- GV: Gợi mở: trong giây phút

- Chàng trai đã hẹn ước với cô gái sẽ chờ

chia tay - chàng trai đã dặn dò cô

đợi cô gái trong mọi hoàn cảnh.

gái điều gì?

+ Điệp từ “ đợi”.

- HS: Trả lời

+ Hình ảnh:

- GV: Nhận xét - Gợi mở: Lời hẹn

* Tháng năm lau nở

ước đó được biểu hiện như thế
nào?


* Mùa nước đỏ cá về

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
13


Trường THPT Thạch Thành 3

- GV: Gợi và bình: Hình ảnh thiên

* Chim tăng ló gọi hè

nhiên một lần nũa bộc lộ tư duy

+ “Không lấy nhau… ta sẽ lấy nhau…

mộc mạc chất phác  sự chờ đợi
và mong muốn đoàn tụ của chàng
trai.

Không lấy nhau… ta sẽ lấy…”
 Thời gian chờ đợi không chỉ tính bằng
tháng năm mà cả đời người.
 Khát vọng được gắn bó với người mà
mình yêu thương.

- GV: Qua lời hẹn ước trên ta thấy

* Tiểu kết:


chàng trai là người như thế nào?

- Chàng trai là người có tình yêu chân thành

- HS: thảo luận - đưa ra ý kiến.

tha thiết.

- GV: nhận xét và gợi mở: Cảnh

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế được kết

vật miêu tả nhân vật có gì đặc

hợp với lối kể mộc mạc giản dị mang những

biệt?

nét riêng của người Thái.

- GV: Qua lời tiễn dặn hãy tưởng
tượng một bức tranh về cảnh chia
tay.
- HS: Thảo luận - đưa ra ý kiến.

- GV: Đưa tranh cho học sinh
tham khảo.
- GV: Dẫn dắt: Người thái có

2. Tâm trạng của chàng trai khi chứng


phong tục rất nhân văn. Trai gái

kiến cảnh cô gái bị nhà chồng đánh đập

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
14


Trường THPT Thạch Thành 3

yêu nhau không lấy được nhau

hành hạ:

nhưng vẫn coi là bạn và thường
xuyên đến thăm hỏi. Chàng trai
không lấy được cô gái nhưng vẫn
coi là bạn và đến thăm cô gái
nhưng chớ trêu khi đến thăm
chàng trai chứng kiến cảnh cô gái
bị đánh đập hành hạ:
“Em ngã lăn chiêng cạnh cối
miệng dũi
Em ngã lăn đùng bên máng lợn
vầy
Ngã không kịp chống kịp gượng”.
- GV: Hỏi - Khi chứng kiến cảnh

* Cử chỉ và hành động:


cô gái bị nhà chồng đánh đập hành + chàng trai gọi cô gái dậy
hạ chàng trai có hành động, cử chỉ, + Búi tóc chải đầu cho cô gái
lời lẽ gì?
+ Đun thuốc cho cô gái uống
- HS: Trả lời - tìm những câu thơ
 Sự chăm sóc ân cần
diễn tả hành động cử chỉ của
- Lời lẽ: dịu dàng, tha thiết.
chàng trai.
+ “Dậy đi, dậy đi em ơi”
+ Chàng trai gọi cô gái: “ Hỡi gốc dưa
yêu”…
+ “ Tơ rối đôi ta cùng gỡ…
Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
15


Trường THPT Thạch Thành 3

Tơ vò ta vuốt lại cán thuôn…”
 Chàng trai đã chia xẻ với cô gái cả nỗi
- GV: Từ thái độ cử chỉ của chàng

đau về thể xác lẫn tinh thần.

trai ta thấy chàng trai có tâm trạng

 Từ thái độ, cử chỉ của chàng trai với cô


gì khi chứng kiến cảnh cô gái bị

gái ta thấy chàng trai đau xót khi chứng kiến

hành hạ.

cảnh người yêu bị đánh đập.

- HS: Trả lời.

* Chàng trai động viên an ủi cô gái:

- GV: Nhận xét.

“ Nước ngập gốc đáng lụi đừng lụi
Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh”.
- Chàng trai còn khẳng định tình yêu của
mình:

* Từ “ Chết” - lặp sáu lần  không gợi sự
bi lụy, là sự hoá thân thể hiện sự gắn bó với
người mình yêu:
- GV: Trước cảnh ngộ của cô gái
chàng trai đã dặn dò cô gái điều
gì? Tình yêu lứa đôi đã được so
sánh với từ ngữ, hình ảnh nào?
- HS: trả lời.
- GV: Hãy nêu ý nghĩa biểu cảm
của điệp từ “Chết”.


“ Chết thành bèo ta trôi nổi ao trong
Chết thành muôi ta múc xuống cùng một bát
Chết thành hồn chung một mái song song”
* Tình yêu được so sánh:
+Tình Lú - Ủa
+ Sự vật đá, vàng, gỗ  những sự vật bền
chắc vĩnh cửu.

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
16


Trường THPT Thạch Thành 3

- HS: Trả lời

* Điệp từ, cụm từ:

- GV: Khái quát

- Yêu nhau yêu trọn đời
- Yêu nhau yêu trọn kiếp

- GV: Qua những chi tiết trên ta

- Ta yêu nhau tàn đời gió… không rung

thấy chàng trai là người như thế

không chuyển, không ngoảnh, không nghe.


nào?

=> Chàng trai là người có nghị lực đã khẳng

- HS: Trả lời.

định tình yêu của mình sẽ trường tồn vĩnh

- GV: Nhận xét khái quát.

cửu.
=> Đoạn trích thể hiện tình yêu trong sáng
mãnh liệt của chàng trai
 Tiểu kết:

- GV: Qua lời tiễn dặn số (2) em

-

cảm nhận gì về nội dung và nghệ
thuật. Hãy đặt nhan đề cho lời tiễndặn này.

Đoạn thơ thể hiện tình yêu trong sáng
mãnh liệt của chàng trai.
Ngôn ngữ mộc mạc, nghệ thuật trùng
điệp, hình ảnh so sánh gần gũi.

- HS: Thảo luận.
- GV: Đưa ra ý kiến: Tâm trạng


III. Tổng kết.

của chàng trai là:

1. Giá trị nội dung:

“ Nguyện sống chết cùng nhau”

- Ca ngợi tình yêu thuỷ chung trong sáng

- GV: Hãy so sánh hai lời tiễn dặn

của tình yêu của chàng trai và cô gái.

- HS: Trả lời.

- Thể hiện khát vọng tự do hôn nhân và

- GV: Định hướng: Tình cảm của

hạnh phúc.

chàng trai có cấp bậc tăng tiến: Từ 2. Giá trị nghệ thuật:
Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
17


Trường THPT Thạch Thành 3


hẹn ước đến khẳng định tình yêu.

- Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình.

- GV: Đoạn trích đã thể hiện giá trị - Ngôn ngữ giản dị , tự nhiên.
nội dung và nghệ thuật gì?

- Hình ảnh: Cụ thể gần gũi với thiên nhiên

- HS: Trả lời.

miền núi.

- GV: Nhận xét và khái quát.

- Nghệ thuật: trùng điệp.

- GV: liên hệ thực tế: Ngày nay
trong xã hội mới các chàng trai và
cô gái thái có thể tự do hôn nhânluyến ái. Qua bài học này chúng ta
cảm thông với những cuộc đời số
phận trong xã hội cũ và càng tin
yêu cuộc sống mới.
Sau khi tiến hành tổ chức dạy học tôi tiến hành kiểm tra và đánh giá để củng cố kiến
thức:
4. Kiểm tra, đánh giá:
Câu 1: Qua đoạn trích: "Lời tiễn dặn" anh chị hãy hình dung nhân vật trữ tình (chàng
trai) là người như thế nào?
Đáp án:
- Là người có tình yêu trong sáng

- Là người có tấm lòng nhân hậu
- Là người có ý chí và nghị lực
Câu 2: Ngôn ngữ miêu tả được sử dụng trong đoạn trích như thế nào?
A. Mộc mạc, giản dị, gần gũi
B. Chau chuốt, mượt mà, tinh luyện.

Đáp án: A.

C. Ước lệ, tượng trung.
Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
18


Trường THPT Thạch Thành 3

Câu 3: Bài tập làm văn.Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh (chị) về chàng
trai người Thái trong đoạn trích.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỐI CHIẾU SO SÁNH.
Tôi thực hiện đề tài trong 2 năm học:


Năm học 2009 – 2010 tôi thực hiện ở lớp 10C3 và 10 C7.



Năm học 2010 – 2011 tôi thực hiện ở 2 lớp 10 C9 và 10 C10.

Trong đó ở lớp 10 C7 tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích “Lời tiễn dặn”
theo phương pháp dạy học cũ. Còn lớp 10 C3, 10 C9, và 10 C10 tôi thực hiện phương
pháp dạy mới. Kết quả thu được ở các lớp áp dụng phương pháp dạy mới khả quan hơn:

học sinh dễ hiểu, hào hứng say mê học văn bản văn học, giờ học sôi nổi, các em biết vận
dụng kiến thức vừa học vào bài tập củng cố; sau bài học học sinh trả lời câu hỏi của giáo
viên lưu loát, rành mạch hơn.
Đối với bài làm văn – sau khi thu bài chấm kết quả 4 lớp có sự khác biệt. Học sinh
ở lớp 10 C3, 10 C9, và 10 C10 đều biết cách viết 1 đoạn văn, và có những cảm nhận sâu
sắc, tinh tế tâm trạng của chàng trai, hiểu phong tục, tập quán của người Thái, nhiều em
học sinh đạt điểm khá, giỏi.
Bảng thống kê kết quả
Trước khi thực

Sau khi thực hiện sáng kiến

Câu

hiện sáng kiến

hỏi

Lớp 10C7 – 50hs

Lớp 10C3 – 50 hs

Lớp 10C9 – 45 hs Lớp 10C10 – 45 hs

Đúng

Sai

Đúng Sai


Đúng

Sai

Đúng

Sai

Câu 1 70%

30%

100% 0%

100%

0%

100%

0%

Câu 2 90%

10%

100% 0%

100%


0

100%

0

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
19


Trường THPT Thạch Thành 3

Kết quả

Trước khi

Sau khi thực hiện sáng kiến

Lớp 10C7

Lớp 10C3

Lớp 10C9

Lớp 10C10

Câu

Điểmgiỏi


5

15

20

22

3

Điểmkhá

20

25

15

15

Điểm TB

5

8

10

8


Điểmyếu

20

2

0

0

Trên đây là một vài suy nghĩ, ý kiến nhỏ của tôi khi dạy nài " Lời tiễn dặn" cho đối
tượng học sinh lớp 10 ban cơ bản:
Việc vận dụng phương pháp mới trong quá trình giảng dạy tôi mới chỉ dừng ở việc
đưa ra hệ thồng câu hỏi phát hiện, gợi mở và nâng cao sưu tầm sử dụng tranh ảnh để phát
huy trí tưởng tượng và niềm say mê học văn của học sinh.
Việc học sinh tham gia vào quá trình dạy học văn hăng hái và tự do bộc lộ mình không
những làm cho giờ văn thêm hứng thú sinh động, trò dễ hiểu thầy có tâm thế dạy tốt hơn.
Với hướng dạy bài học này tôi đã trao đổi với một số đồng nghiệp trong trường và được
đồng nghiệp ủng hộ .

C.KẾT LUẬN
Với lòng yêu qúi trân trọng nền văn học dân gian của dân tộc, đặc biệt là của dân
tộc thiểu số, với lòng yêu quí nghề nghiệp của mình, với sáng kiến này tôi mong được sự
đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy môn Văn được tốt hơn. Bởi lẽ công việc dạy
học văn sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta không tận tâm, hết lòng với nó và tác phẩm
văn thơ chẳng bao giờ đến được với học sinh nếu người thầy không có phương pháp dạy
học phù hợp với đối tượng học trò.

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
20



Trường THPT Thạch Thành 3

Trong khuôn khổ vài trang giấy, bài viết không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện
hơn.
Thạch Thành , ngày 20 tháng 5 năm 2011

Lê Đăng Chung

Giáo viên thực hiện: Lê Đăng Chung
21



×