Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.24 KB, 17 trang )

_________________________________________________________________________

Mục lục
A. Phần mở đầu
1/. Lý do chọn đề tài:
…………………………………trang 2
2/. Mục đích nghiên cứu. …………………………………trang 2
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:……………………….trang 3
4/ Phương pháp nghiên cứu:………………………………trang 3
5/ Tổ chức nghiên cứu: …………………………………..trang 4
B. Nội dung:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của một số biện pháp
phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền ở trường
THPT Vĩnh Lộc:
1/. Cơ sở lý luận:
…………………………………...trang 4
2/. Cơ sở thực tiễn:
……………………………………trang 5
Chương II: Thực trạng một số biện pháp phát huy tính tích cực
của học sinh trong luyện tập chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc.
1/. Thực trạng thực hiện một số biện pháp phát huy tính tích cực của
học sinh trong luyện tập chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc……trang 8
2/ Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập
chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc .
…………….trang 8
3/. Đề xuất biện pháp :
…………….trang 12
C/. Kết luận và kiến nghị:
1/. Kết luận chung:
……………………………………trang 13
2/. Một số đề nghị: ……………………………………trang 14


D/. Tài liệu tham khảo:
… …………………………………trang 15

A. Phần mở đầu
____________________________________________________________ 1
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

1/. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục & đào tạo đang nỗ lực đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời
đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên là phải đổi mới
cách dạy. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển học sinh đi
chiếm lĩnh kiến thức mới, từ đó biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
bài tập, đời sống. Chính vì vậy, học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm
tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn
cuộc sống thông qua sự dẫn dắt, điều khiển của giáo viên trong bài dạy. Do
đó, việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài lên lớp
và phát huy được sự yêu thích, tích cực học tập môn học đối với học sinh là
một vấn đề rất quan trọng, đó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật sư phạm của
người giáo viên.
Trong Giáo dục thể chất, trong đời sống hàng ngày, tập luyện TDTT
thường xuyên là phương thuốc kì diệu, nó giúp cho người tập phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
đức. Vì thế, từ xa xưa ông cha ta đã nói “ cái quý nhất của con người là sức
khoẻ và trí tuệ”. Sức khỏe là vốn quý đầu tiên trong lao động. Lao động

không chỉ đem lại sự tồn tại cho con người, mà còn tạo nên sự vinh quang.
“Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm” đã chỉ rõ: rèn
luyện sức khoẻ là nhiệm vụ hết sức cần thiết cho chúng ta không chỉ để học
tập, lao động, vui chơi sau những tiết học căng thẳng trên lớp mà còn tham
gia các hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường đạt kết quả tốt hơn,
đồng thời là phương tiện có hiệu quả để giáo dục đạo đức cho học sinh. Đó
chính là một phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong
nhà trường nói riêng và cho xã hội nói chung.
Để phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
hoạt động, học tập nhằm phù hợp với xu thế thời đại, người dạy cần phải lựa
chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp chương trình, tiết dạy, gây được
hứng thú say mê học tập trong học sinh. Từ đó, phát huy được tối đa hiệu quả
các phương pháp, các bài tập mà giáo viên đề ra đó là những bài dạy thành
công.
Từ những ý nghĩa nói trên, tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài
“ Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập
chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc “ và áp dụng trong 3 năm qua ở các lớp
dạy tại trường THPT Vĩnh Lộc.
____________________________________________________________ 2
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

2/. Mục đích nghiên cứu.
Bản thân cho rằng, để phát huy tính tích cực của học sinh trong tập
luyện nói chung và trong luyện tập chạy bền nói riêng thì việc hướng dẫn học
sinh tự học là một việc không thể thiếu trong giờ dạy nhằm tạo cho học sinh
thói quen tự rèn luyện kĩ thuật, nâng cao kĩ năng động tác. Do thời gian ở trên

lớp ít, số lượng học sinh đông, giáo viên chỉ làm mẫu và phân tích một vài lần
sau đó học sinh tự tập luyện. Mặt khác, lâu nay chúng ta chưa chú trọng nhiều
đến khâu hướng dẫn học sinh tự học sau tiết dạy. Việc tự học, tự tập luyện tích
cực sẽ giúp học sinh nhớ lâu, có tác dụng thiết thực đối với bài vừa học lẫn
bài sắp học. Nếu thiếu tính tự học, tự tập luyện tích cực, thì học sinh không có
định hình động tác, chưa rèn luyện, củng cố được kĩ năng, chưa nâng cao chất
lượng động tác vừa học dẫn đến thành tích sẽ hạn chế. Vì lẽ đó, người dạy cần
hướng dẫn học sinh nâng cao tính tích cực tự học, tự tập luyện ngay trong
từng tiết dạy.
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Để giải quyết mục đích nêu trên, đề tài xác định giải quyết các nhiệm
vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn một số biện pháp phát huy
tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc.
3.2. Thực trạng một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh
trong luyện tập chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc.
3.3. Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện
tập chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Phương pháp phân tích là việc đi sâu vào xác định, dẫn chứng, chỉ ra
các vấn đề cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp là việc khái quát các vấn đề chung, bản chất cốt
lõi …trên cơ sở phân tích cụ thể từng vấn đề ở trên có liên quan đến trong
giảng dạy và các tài liệu giảng dạy chạy bền đã làm, đang làm và một số ý
tưởng mới sẽ đưa vào vận dụng.
4.2. Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp này có thể là sự trao đổi trực tiếp với các giáo viên có
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn, khác

môn song có những hiểu biết sâu về vấn đề đang nghiên cứu .
____________________________________________________________ 3
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

Ngoài ra, ta có thể sử dụng phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu hỏi có
mục đích cụ thể trên cơ sở phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan đến vấn
đề bản thân đang chuẩn bị, đang nghiên cứu, nảy sinh các kết quả khác nhau,
giống nhau..
4.3. Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp này sử dụng trong quá trình nghiên cứu kiểm nghiệm
hiệu quả của các bài tập được ứng dụng trong quá trình giảng dạy.
Dùng phương pháp này để đánh giá kết quả cụ thể đạt được của một số
biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền sau khi
giáo viên đã tiến hành triển khai ở các lớp học.
5/ Tổ chức nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THPT Vĩnh lộc: trước tiên gồm 06 lớp khối 10, sau đó
thử nghiệm có kết qua tốt thì nhân rộng ra cả khối lớp, các khối lớp và các
giao viên trong tổ chuyên môn.
5.2. Địa điểm nghiên cứu:
Trường THPT Vĩnh Lộc – Khu 2 Thị trấn Vĩnh Lộc
5.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 5 năm 2011.
B. Nội dung:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của một số biện pháp
phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền ở trường
THPT Vĩnh Lộc:

1/. Cơ sở lý luận:
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định : "Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê
học tập và ý chí vươn lên".
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con nguời Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc". Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
____________________________________________________________ 4
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của
học sinh".
" Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm, biểu hiện ở sự gắng sức
cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập" (L.V. Relrova, 1975). Học tập là
một trường hợp riêng của sự nhận thức, "Một sự nhận thức đã được làm cho
dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên" ( P.V. Erđơniev,
1974). Vì vậy nói tới tích cực học tập, thực chất là nói tới tính tích cực nhận

thức.
Tính tích cực của học sinh là hoạt động nhận thức của học sinh đặc
trưng trong việc học tập, nghị lực trong quá trình luyện tập, tính tích cực của
học sinh là quá trình phát hiện tìm hiểu, giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới
sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, sự chủ động trong học tập và thể hiện
qua việc tham gia các hoạt động TDTT.
Để có thể dạy học theo phương pháp tích cực hoá, người học đối với
môn học thể dục đương nhiên rất cần có sân tập và phương tiện tập luyện tốt
hơn hiện nay. Đó chính là phương tiện dạy học của người giáo viên thể dục,
tuy nhiên đây là một vấn đề cần khắc phục.
Hiện nay do yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục và yêu cầu
học tập mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp
và nâng cao sức đề kháng.
Để giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học
sinh.
Cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương
pháp luyện tập phù hợp cho học sinh.
Học sinh THPT cơ thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình
thái, tố chất thể lực cũng như chức phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc
này thể dục thể thao ( TDTT ), dinh dưỡng có tác dụng cực kỳ quan trọng đến
việc phát triển toàn diện cơ thể.
Giáo viên cần tìm hiểu và học tập những phương pháp luyện tập tiên
tiến để áp dụng trong giờ dạy.
Đặc biệt “chạy bền” là nội dung luyện tập tương đối đơn điệu mà lại
đòi hỏi người học phải vận động nhiều làm học sinh dễ nhàm chán và đôi lúc
không đảm bảo lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền.
2/. Cơ sở thực tiễn: trong các trường THPT nói chung và trường THPT
Vĩnh Lộc nói riêng, vẫn còn phổ biến tình trạng:
Với giáo viên:
____________________________________________________________ 5

_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

+ Việc áp dụng các phương pháp luyện tập chạy bền còn chậm.
+ Việc học tập thêm các phương pháp mới còn hạn chế.
Với học sinh:
+ Đa số các em còn coi nhẹ, ngại luyện tập đặc biệt là môn chạy bền.
+ Tài liệu hướng dẫn gần như không có.
Trong những năm gần đây, đặc biệt tình trạng học sinh không đáp ứng
được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng. Bản thân thấy do các nguyên nhân:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi không tốt, chật hẹp
của nhà trường làm cho tập luyện không đảm bảo,
+ Do ý thức yếu kém của các em, sự thiếu kiên quyết của giáo viên
trong giảng dạy nên làm cho học sinh trong luyện tập ở trường cũng như ở
nhà, thường cắt xén bài tập hoặc đưa ra nhiều lí do như: đau bụng, đau đầu…
để được nghỉ học chạy bền,
+ Học sinh thường ngại cách áp dụng phương pháp luyện tập và bài tập
phù hợp với thể trạng cơ thể mình mà giáo viên đã hướng dẫn.
Khi sử dụng phiếu điều tra hứng thú học tập đầu năm ở 06 lớp khối 10,
ở trường THPT Vĩnh Lộc, thông qua việc chọn những môn TDTT em ưa thích
để luyện tập, tôi thu được kết quả tỷ lệ học sinh ưa thích các môn TDTT như
sau: - Chạy bền: 5%
- Cầu lông: 15%
- Bóng đá: 40%
- Bóng bàn: 10%
- Bóng chuyền:10 %
- Bóng rổ: 20 %

Thực tế tôi thấy: đa số các em chọn những môn luyện tập theo ý thích
chủ quan của mình mà không để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất thể
thao của mình. Một số em có thể trạng và thể lực yếu lại thích các môn vận
động mạnh như: Bóng đá, chạy bền, có em thấy bạn chọn hoặc do các bạn rủ
tập cùng thì cũng chọn hoặc tập theo.
Sở dĩ như vậy, theo tôi có thể là do giáo viên hướng dẫn học sinh cách
chọn lựa môn thể thao chưa phù hợp cho các em. Cũng như việc áp dụng
phương pháp, dụng cụ luyện tập thực tế còn nhiều hạn chế dẫn đến các em
không có hứng thú luyện tập.
Ngoài ra, các em chưa chú trọng đến quá trình khởi động và lượng vận
động của mình.
Tôi còn sử dụng một phiếu học tập để đánh giá ý thức luyện tập và sự
hiểu biết về phương pháp luyện tập của học sinh :
____________________________________________________________ 6
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

1. Em đã tự tập chạy bền bao giờ chưa?
2. Em có định tập sức bền không ? Tập theo hình thức nào? Kế hoạch
tập của em ra sao?.
3. Một học sinh chưa tập chạy bao giờ ngay buổi đầu tiên đã chạy
1000m theo em có tốt không?
4. Một bạn chạy bền xong đứng lại ngay đúng hay sai?
Khi sử dụng phiếu điều tra hiểu biết về chạy bền ở 06 lớp khối 10, mẫu
sau: Phiếu điều tra:
1. Em hiểu thế nào là sức bền?
a) Khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi luyện tập.

b) Khả năng lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
c) Cả a và b.
2. Sức bền được chia làm mấy loại ?
a) Sức bền chung – Sức bền chuyên môn.
b) Sức bền thể lực – Sức bền riêng biệt.
c) Cả a và b.
3. Sức bền chung là gì?
a) Là khả năng của cơ thể khi thực hiện công việc nói chung
trong một thời gian dài.
b) Là khả năng của cơ thể khi làm việc trong một thời gian ngắn.
c) Cả a và b.
4. Sức bền chuyên môn là gì?
a) Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt
động lao động.
b) Là khả năng thực hiện bài tập thể thao trong một thời gian dài.
c) Cả a và b.
Thông qua việc trả lời qua phiếu, kết quả thu được cho thấy:
Vốn hiểu biết của các em về sức bền, nhìn chung còn nhiều hạn chế,
không quan tâm đến luyện tập thể lực. Mặc dù đa số học sinh biết rằng, sức
bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập cũng như sự phát triển thể lực.
Sau khi sử dụng phiếu điều tra, để phân nhóm luyện tập, tôi tiến hành
kiểm tra sức bền, thể lực đầu năm học với nội dung kiểm tra chạy 800m. Kết
quả kiểm tra được tính theo thời gian chạy để cho điểm và xếp loại theo thang
điểm. Cách tính điểm được thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1:
T
Xếp
Xếp
Thành tích HS Nam Điểm
Thành tích HS Nữ

Điểm
T
loại
loại
____________________________________________________________ 7
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

1
2
3
4
5

2’00” đến 2’10”
9-10 Giỏi
2’10” đến 2’20”
9-10 Giỏi
2’11” đến 2’40”
7-8
Khá
2’21” đến 2’50”
7-8
Khá
2’41” đến 3’00”
5-6
TB

2’51” đến 3’10”
5-6
TB
3’01” đến 3’10”
3-4
Yếu
3’11” đến 3’30”
3-4
Yếu
Chạy không hết cự li
1-2 Kém Chạy không hết cự li
1-2
Kém
Kiểm tra sức bền, thể lực đầu năm học trước khi thực nghiệm một số
biện pháp phát huy tính tích cực luyện tập chạy bền của học sinh ở 6 lớp, kết
quả kiểm tra được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2:
Điểmgiỏi Điểm khá ĐiểmTB
ĐiểmYếu Điểmkém
T

Lớp
9 - 10
7-8
5-6
3-4
1-2
T
số
SL %

SL
%
SL
%
SL
%
SL %
1 2,3
1 10a2 42
7 16,6 24 57,4 7
16,6 3 7,1
2 10a3 44
0
0
14 31,8 20 45,6 8
18,1 2 4,5
3 10a4 45
2
4,4 18
40
21 46,8 4
8,8
0
0
4 10a5 45
2
4,4 11 24,4 25 55,7 5
11,1
2 4,4
5 10a6 43

3
6,9 12 27,9 22 51,3 4
9,3
2 4,6
6 10a7 47
3
6,3 14 29,7 24 51,3 5
10,6 1 2,1
4,1
3,7
51,1
7 Cộng 266 11
4
76 28,57 136
33 12,41 10
6
2
Thành tích ở bảng 2 cho ta thấy sức bền thể lực của các em còn rất yếu
so với xu thế hiện nay.
Có thể nói, chất lượng thể lực của học sinh trong trường THPT Vĩnh
Lộc còn rất yếu là một vấn đề cần giải quyết không chỉ có tôi mà những giáo
viên trực tiếp đang giảng dạy đều có thể cảm nhận được. Qua kiểm tra sức
bền, thể lực của học sinh đầu năm cho thấy kết quả đa số các em không có sức
bền thể lực, số học sinh đạt giỏi, khá rất ít, số học sinh đạt trung bình cũng
không cao. Trong đó, số học sinh yếu kém ở tất cả các lớp cũng không ít.
Trước thực tế trên, tôi luôn suy nghỉ để tìm ra cho mình một số biện
pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền. Để tạo
được sự hướng thú và ham mê luyện tập hơn về môn chạy bền ở học sinh thì
giáo viên phải biết khai thác và vận dụng những bài tập khác nhau trong từng
buổi tâp, nhưng cũng cần lưu ý về sức khoẻ của từng nhóm học sinh để đưa ra

bài tập hợp lý với từng nhóm đối tượng học sinh.
Nhận thức được điều đó, tôi đưa ra một số biện pháp “Phát huy tính
tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền” ở trường THPT Vĩnh Lộc.
Chương II: Thực trạng một số biện pháp phát huy tính tích cực
của học sinh trong luyện tập chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc.
____________________________________________________________ 8
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

1/. Thực trạng thực hiện một số biện pháp phát huy tính tích cực của
học sinh trong luyện tập chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc.
Thực trạng tính tích cực có liên quan đến thể lực của học sinh từ nhiều
năm nay luôn là một vấn đề trăn trở của các giáo viên dạy Thể dục trong
trường THPT, việc các em học sinh có thể lực yếu kém không chỉ làm ảnh
hưởng đến việc phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến việc học tập của các
em, việc cấp thiết là cần có sự thay đổi tư duy trong việc hướng dẫn luyện tập
và rèn luyện tính tự giác, tích cực cho học sinh.
Tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền ở trường THPT là
một vấn đề rất được chú ý. Luyện tập chạy bền sẽ làm tăng hiệu quả rất lớn
trong việc rèn luyện thể lực của học sinh, giúp các em phát triển một cách
toàn diện cả về thể chất và tinh thần, ngoài ra các em còn hoàn thành mục tiêu
giáo dục thể chất. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong từng bài tập sao cho
người tập cảm thấy không nhàm chán, bài tập không lặp lại nhiều lần trong
một buổi tập. Khi giảng dạy, chúng ta cần đưa ra những phương pháp luyện
tập sao cho phù hợp với học sinh, tạo cho học sinh ý thức phấn đấu và quyết
tâm trong luyện tập để tạo ra một sức bền có thể đáp ứng yêu cầu phát triển
toàn diện cho cơ thể. Đó là điều tôi đã tìm tòi, suy nghĩ làm sao phải thay đổi

tư duy, ý thức của học sinh trong việc luyện tập chạy bền
Trên thực tế, học sinh luôn rất e ngại phải luyện tập chạy bền, nhưng
đến kỳ kiểm tra lại cố gắng quá sức, nên xảy ra hiện tượng quá mệt thậm chí
có nhiều em choáng, ngất. Do đặc thù của bộ môn, vấn đề cần giải quyết là
phải làm sao để cho học sinh có hứng thú và ham thích, biết cách luyện tập
chạy bền. Học sinh không chỉ có ý thức luyện tập ở trường mà còn có ý thức
luyện tập ở nhà. Qua nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phát huy tính
tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền vào giảng dạy ở các tiết học
tôi đã thu nhận được một số kết quả như: Học sinh đã tích cực luyện tập, thể
lực của các em đã dần được nâng cao, nhìn chung các em không còn tâm lý
sợ hãi khi phải luyện tập chạy bền, không còn học sinh cắt xén bài tập, cự li
chạy bền của các em được nâng lên, kết quả rèn luyện đã có tiến bộ rõ rệt.
2/ Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện
tập chạy bền ở trường THPT Vĩnh Lộc .
Trên cơ sở khoa học và phân tích thực trạng của biện pháp phát huy
tính tích cực của học sinh như đã nêu ở trên, tôi đã áp dụng một số biện pháp
về “Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền”. Một số
biện pháp đó là: trong các tiết dạy về chạy bền tập trung:
____________________________________________________________ 9
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

1/ Hướng dẫn cho học sinh biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản
để luyện tập gìn giữ sức khoẻ và nâng cao thể lực.
2/ Rèn luyện nếp sống lành mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, thói quen tự
giác luyện tập TDTT, gìn giữ vệ sinh, phòng chống các thói quen xấu như: hút
thuốc lá, uống rượu….

3/ Mỗi học sinh phải phấn đấu để có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện bản thân về TDTT.
4/ Học sinh biết vận dụng vào thực tế những điều giáo viên đã dạy,
huấn luyện trong học và tự tập luyện ngoài giờ trên lớp.
5/ Giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để
đào tạo vận động viên và hướng học sinh học tiếp vào các trường chuyên
ngành TDTT.
Để giờ dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên cần:
- Nắm vững tâm lý của học sinh,
- Cần tìm hiểu rõ thể trạng, thực trạng thể lực của học sinh… thông qua kiểm
tra đánh giá đầu năm của từng học sinh để đưa ra những phương pháp luyện
tập phù hợp cho học sinh,
- Cần tìm hiểu và áp dụng những phươg pháp tiên tiến để áp dụng trong giờ
dạy:
*Phần lý thuyết: áp dụng phương pháp đọc tài liệu để nghiên cứu và đổi
mới phương pháp dạy học tích cực cho học sinh;
*Nghiên cứu kỹ những tài liệu và SGK;
*Sử dụng phương pháp phỏng vấn, thống kê, phiếu học tập;
*Căn cứ thực tế của học sinh để lựa chọn bài tập phù hợp;
*Một số phương pháp luyện tập, sử dụng các dụng cụ luyện tập;
Ta có thể thấy thực chất việc giảng dạy thường xuyên bị thói quen nói
dài, giảng giải và làm mẫu quá sâu, quá kĩ. Trong khi thực chất không cần đến
thế, mà phải làm sao để đưa ra các phương pháp và hình thức có thể khác
nhau, sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhưng phong phú nội dung hình, thức
tập luyện. Đặc biệt, giáo viên phải chọn nhiều phương pháp, nhiều bài tập phù
hợp để giờ học không quá căng thẳng mà vui nhộn, đạt hiệu quả cao về giáo
dục, rèn luyện sức khoẻ, thể lực học sinh.
Những vấn đề nêu trên được giải quyết rõ hơn trong biện pháp thực hiện:
2.1. Biện pháp thực hiện:
Để học sinh phát triển sức bền thể lực một cách toàn diện, là một quá trình

cần tiến hành nhiều bài tập khác nhau, trong những thời gian khác nhau. Để
____________________________________________________________ 10
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

các em ham mê, tích cực luyện tập nâng cao thể lực trong các giờ dạy chạy
bền, bản thân tiến hành:
1/ Phân nhóm luyện tập: Qua kết quả kiểm tra đánh giá đầu năm học, tôi
phân thành các nhóm luyện tập như sau:
Nhóm 1: Những học sinh đạt khá, giỏi.
Nhóm 2: Những học sinh đạt trung bình.
Nhóm 3: Những học sinh yếu, kém.
2/ Bài tập được áp dụng thực nghiệm trong thời gian 28 tuần/ năm học, tôi
tiến hành thực hiện nhóm bài tập và biện pháp:
- Phần chung cho cả ba nhóm, đó là:
+ Giảm lí thuyết, giảng giải đến mức hợp lý, để tranh thủ thời gian cho
học sinh luyện tập.
+ Đổi mới cách tổ chức giờ học sao cho phù hợp với nội dung, điều
kiện, cụ thể: Giảm tối đa sự chờ đợi tập luyện, tạo điều kiện cho học sinh tự
quản.
+ Tăng cường áp dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu.
+ Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá.
+ Không để giờ học căng thẳng, nặng nề, nên tạo không khí học tập
vui nhộn, hấp dẫn, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao.
+ Trong một giờ học, tôi bố trí học sức bền sau các nội dung khác và bố
trí ở cuối phần cơ bản và chú ý:
* Tập chạy xong không dừng lại đột ngột, mà cần cho học sinh thực

hiện một số động tác hồi tĩnh trong vài phút.
* Song song với tập chạy, tôi cho học sinh rèn luyện kĩ thuật bước chạy,
cách thở trong khi chạy, cách chạy vượt qua một số chướng ngại vật trên
đường chạy và các động tác hỗi tĩnh sau khi chạy...
* Cho các em tập thường xuyên trong các giờ học Thể dục hoặc luyện
tập thêm ngoài giờ một cách kiên trì, không nóng vội.
- Ngoài ra, để học sinh thực sự tích cực luyện tập, trong các giờ học, tôi
thường xuyên thay đổi cách luyện tập ở từng giờ học để học sinh không cảm
thấy nhàm chán khi luyện tập, bằng cách sử dụng các phương pháp luyện tập
ngoài giờ học hoặc ở nhà như:
+ Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như: đi bộ
thể thao, chạy cự li trung bình, cầu lông, bóng rổ, bóng đá, bơi cự li trung
bình hay cự ly dài...

____________________________________________________________ 11
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

+ Có thể tập cá nhân, theo nhóm tại chỗ hoặc di chuyển theo vòng số 8
khi đi bộ, chạy... Thời gian tập thích hợp vào buổi sáng sớm ( hoặc sau khi tập
bài thể dục sáng ) có thể tập vào chiều tối trước khi ăn cơm.
- Sau một số buổi tập, khi cơ thể đã quen với khối lượng bài tập có thể nâng
dần thời gian, khoảng cách, tốc độ và đặt ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng nhóm.
3/Trước khi luyện tập, tôi hướng dẫn học sinh cách đo mạch đập trước và sau
khi luyện tập để biết lượng vận động .
4/ Phần luyện tập tôi phân thành ba loại bài tập khác nhau cho từng nhóm,
phù hợp về thể lực, sức bền, giới tính của mỗi nhóm học sinh.

5/ Sau đó, tôi đưa ra các bài tập cụ thể cho từng nhóm để Tập sức bền bằng
trò chơi vận động hoặc tập một số bài tập, cụ thể:
5.1/Nhóm 1: Bài tập 1: Chạy nhẹ nhành liên tục 10 phút hoặc chạy hết 800m.
Bài tập 2: Tập chạy phối hợp với thở “ hai lần hít vào, ba lần thở ra’’
Bài tập 3: Chạy vượt chướng ngại vật gặp trên đường chạy tự nhiên
Bài tập 4: Chạy trên địa hình tự nhiên 1500m.
Bài tập5 : Chạy trên địa hình tự nhiên 3000m
5.2/Nhóm 2: Bài tập 1:Chạy nhẹ nhành liên tục 6 phút hoặc chạy hết 500m.
Bài tập2: Tập chạy phối hợp với thở “ hai lần hít vào, ba lần thở ra’’
Bài tập3: Chạy vượt chướng ngại vật gặp trên đường chạy tự nhiên
Bài tập4: Chạy nhẹ nhành liên tục 10 phút hoặc chạy hết 800m.
Bài tập5: Chạy trên địa hình tự nhiên 1500m.
5.3/ Nhóm 3:
Bài tập 1: Tập chạy nhẹ đến nặng: Những buổi tập đầu tiên cần chạy
nhẹ nhàng với tốc độ chậm khoảng 300 – 350m.
Bài tập2: Nhảy dây, tâng cầu tối đa...kết hợp chạy với đi bộ để tăng cự
li hoặc thời gian tập.
Bài tập 3: Tập sức bền bằng đi bộ theo thời gian từ 3 phút đến 8, 9, 10,
12, 20... phút.
Bài tập4: Chạy nhẹ nhành liên tục 10 phút
Bài tập5: Chạy trên địa hình tự nhiên 800m.
6/ Ngoài những phương pháp luyện tập trên, tôi còn áp dụng thêm các
dụng cụ luyện tập được trang bị và các dụng cụ tự làm kết hợp cho học sinh
luyện tập như: sử dụng các thanh chắn làm chướng ngại vật, dây cao su, ... để
nâng cao và tăng sức chịu đựng cho người tập.
Khi thực hiện xong bài tập, ngoài đo mạch ra tôi theo dõi sức khoẻ của
học sinh trong quá trình tập bằng cách: Đặt ra những câu hỏi sau khi học sinh
luyện tập như: Có cảm thấy dễ chịu không? Ăn ngon miệng không? Ngủ có
____________________________________________________________ 12
_

GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

tốt không? Trạng thái cơ thể thế nào? ....Nếu thấy những biểu hiện nêu trên
đều tốt, có thể nâng dần cự li hoặc thời gian chạy, ngược lại nếu thấy không
tốt cần giảm mức độ tập hoặc cho đi kiểm tra sức khoẻ để tìm hiểu nguyên
nhân và hướng khắc phục.
Với những hình thức luyện tập phong phú, phương pháp tập đơn giản,
nếu có ý thức giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. Bất kì học sinh nào, cũng có thể
tập được. Điểm khó ở đây là cần hướng cho học sinh luyện tập một cách kiên
trì theo sức khoẻ cả ở trên lớp cũng như ở nhà.
Để đánh giá kết quả của một số biện pháp đã lựa chọn ứng dụng trong
quá trình giảng dạy thực nghiệm ở trường THPT Vĩnh Lộc. Từ tháng 7 năm
2008 đến tháng 5 năm 2011, tôi tiến hành kiểm tra 800m, so sánh kết quả
trước và sau thực nghiệm của 6 lớp sau 28 tuần luyện tập ở bảng 3.
Bảng 3:
Điểmgiỏi Điểm khá ĐiểmTB ĐiểmYếu Điểmkém
T
Lớp
Sĩ số
9 - 10
7-8
5-6
3-4
1-2
T
SL %
SL

%
SL
% SL
%
SL
%
3 7,1 12 28,5 25 59,
1 12a2
42
2
4,7
0
7
2 12a3
44
2
4,7 16 36,3 23 52,
3
6,8
0
2
3 12a4
45
5 11,2 23 35,5 16 35,
1
2,2
0
6
4 12a5
45

3
6,6 14 31,1 27
60
1
2,3
0
5 12a6
43
4
9,5 15 34,8 22 51,
2
4,6
0
1
6 12a7
47
5
10, 20 42,5 22 46,
0
0
0
6
9
50,7
7 Cộng 266
22 8,2 100 37,6 135
9 3,38
0
5
7

Bảng 3 kết quả cho thấy rõ:
- Chất lượng thể lực của học sinh được nâng lên .
- Kết quả học tập môn thể dục có nhiều chuyển biến
Tuy kết quả chưa cao, song điều này cũng khẳng định biện pháp phát
huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền là có tiến bộ và hiệu
quả rõ rệt.
- Mặc dù chất lượng đạt được chưa cao. Song, thông qua các giờ dạy
trên lớp, tôi có thể khẳng định học sinh đã có ý thức tích cực luyện tập.
Không còn các biểu hiện học sinh bị ngất trong khi chạy, hoặc học sinh chạy
____________________________________________________________ 13
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

cắt xén vòng, chạy bỏ vòng, chạy không hết cự li yêu cầu. Khi chơi trò chơi
phát triển sức bền thì các em tham gia rất nhiệt tình. Việc được luyện tập bằng
các phương pháp khác nhau giữa các tiết học đã rèn cho học sinh ý chí quyết
tâm và nghị lực của bản thân.
- Nhiều em đã có ý thức tự rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp luyện
tập sức bền như: đi bộ, chạy…vào buổi sáng.
Qua một số biện pháp nói trên đã được áp dụng, bản thân nhận thấy đã
có kết quả vượt trội, tốt hơn trước rất nhiều. Tôi đã đưa ra nhóm chuyên môn
thảo luận, nhất trí triển khai ở nhiều lớp, nhiều giáo viên trong nhóm chuyên
môn đã áp dụng những biện pháp nêu trên…
Vì vậy, thời gian gần đây- đặc biệt là 3 năm qua, đội HSG môn Thể dục
của nhà trường luôn đạt vị trí cao trong thi HSG các trường THPT của tỉnh:
nhì toàn đoàn 2009, nhất toàn đoàn 2010, ba toàn đoàn 2011 với số lượng học
sinh đạt giải khi thi tăng rất nhiều: 39 hs năm 2009, 41 hs năm 2010, 52 hs

năm 2011… Nhiều học sinh được tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của
nhà trường và đội tuyển chạy Việt dã của huyện Vĩnh Lộc…điều đó đã khẳng
định chất lượng của việc áp dụng một số biện pháp phát huy tích cực của học
sinh trong luyện tập chạy bền mà bản thân đã triển khai, áp dụng thành công
trong nhóm Thể dục của trường THPT Vĩnh Lộc.
3/. Đề xuất biện pháp :
Qua việc nghiên cứu nói trên, tôi đề xuất các biện pháp cụ thể như sau:
* Trong các tiết học, giáo viên cần thường xuyên thay đổi các phương
pháp luyện tập chạy bền cho phong phú, không làm học sinh nhàm chán trong
việc luyện tập.
* Tạo cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc luyện tập chạy
bền.
* Để học sinh có thể đánh giá việc rèn luyện của mình đạt kết quả đến
đâu, giáo viên cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi chạy bền nhiều cự
li: từ quy mô lớp đến cấp trường để tạo ra hứng thú cho học sinh.
* Để đạt thành tích cao trong các cuộc thi thể thao, bộ môn nên tổ chức
thành các đội năng khiếu cho các môn thi khác nhau, để từ đó có thể tuyển
chọn và luyện tập tốt hơn cho các em.
* Đưa ra các bài tập rèn luyện sức bền phù hợp cho từng đối tượng học
sinh để học sinh có thể luyện tập ở trường và ở nhà.
C/. Kết luận và kiến nghị:
1/. Kết luận chung:
____________________________________________________________ 14
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

- Việc áp dụng các phương pháp rèn luyện thể lực trong quá trình luyện

tập thể lực, đã góp phần nâng cao chất lượng cũng như nâng cao thể lực, ý
thức rèn luyện, luyện tập của học sinh trong các giờ học.
- Học sinh được vận động sáng tạo, vui chơi, tìm tòi nhưng vẫn được
rèn luyện thể lực thường xuyên.
- Việc giảng dạy bộ môn thể dục, muốn đạt hiệu quả cao trong việc rèn
luyện thể lực, giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú trong việc luyện tập và
rèn luyện thể lực.
- Giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp luyện tập mới, cũng như
sáng tạo những dụng cụ luyện tập để hỗ trợ cho học sinh luyện tập đạt kết
quả tốt hơn.
- Cần phải tổ chức phù hợp một tiết dạy sao cho việc luyện tập và rèn
luyện một cách hợp lý, không quá nặng về một phần nào đó.
- Tạo cho học sinh ý thức tự quản, ý chí vươn lên, tham gia đánh giá
một cách công bằng, hợp lý. Như vậy mới có thể phát huy hết khả năng, tố
chất của học sinh.
Qua việc nghiên cứu trên, tôi xin đề xuất các biện pháp cụ thể như sau:
1/ Trong các tiết học Thể dục, giáo viên cần thường xuyên thay đổi các
phương pháp luyện tập chạy bền cho phong phú, không làm học sinh nhàm
chán trong việc luyện tập.
2/ Người dạy cần tạo cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc
luyện tập chạy bền.
3/ Để học sinh có thể đánh giá việc rèn luyện của mình đạt kết quả đến
đâu, Giáo viên Thể dục cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi chạy bền
nhiều cự li, từ quy mô lớp đến cấp trường để tạo ra hứng thú cho học sinh.
4/ Để đạt thành tích cao trong các cuộc thi thể thao, bộ môn Thể dục
nên tổ chức thành các đội năng khiếu cho các môn thi khác nhau, từ đó có thể
tuyển chọn và luyện tập tốt hơn cho các em.
5/ Giáo viên Thể dục cần đưa ra các bài tập rèn luyện sức bền phù hợp
cho từng đối tượng học sinh, để học sinh có thể luyện tập ở trường và ở nhà.
2/. Một số đề nghị: Từ việc nghiên cứu thực hiện như trên, bản thân

xin đề nghị với các cấp, ngành và nhà trường:
- Trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ hỗ trợ luyện tập cho bộ môn.
- Mở các lớp thí điểm bộ môn để giáo viên rút kinh nghiệm nâng cao
chuyên môn.
- Mở các lớp bồi dưỡng học chuyên môn để có thể trao đổi các phương
pháp tập luyện giữa các giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất.
____________________________________________________________ 15
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

Vĩnh Lộc, ngày 25 tháng 5 năm 2011
Người viết sáng kiến

Lê Thị Nhàn

Đánh giá của HĐKHCS:
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
…………………………………………….………………………………….
………………………………………….……………………………….……
..….…………………………………………..………………………………

TM HĐCS
(Chủ tịch)

Nguyễn Văn Tân
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Sách giáo viên Thể dục 10, 11,12 – NXBGD-2006,
Tác giả:Vũ Đức Thu (chủ biên), Trần Dự, Vũ Bích Huệ,
Trần Đồng Lâm, Nguyễn Kim Minh, Hồ Đắc Sơn,
Vũ Thị Thư, Trần Văn Vinh
2/ Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
NXB Thể dục Thể thao – 2000.
3/ Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
NXBGD-1998
4/ Giáo trình lí luận và phương pháp giảng dạy Thể dục Thể thao
____________________________________________________________ 16
_
GV: Lª ThÞ Nhµn – Trêng THPT VÜnh Léc


_________________________________________________________________________

NXB Giỏo dc 1997
5/ Mt s c im phỏt trin th cht ca hc sinh ph thụng Vit Nam
Tỏc gi: Nguyn Kim Minh
6/ Phng phỏp ging dy TDTT trong nh trng
NXB TDTT nm 1997
7/ Lý luận và phơng pháp giáo dục thể chất thể thao.
NXB Thể dục thể thao năm xuất bản 1993.
Tác giả: Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn
8/ Lý luận và phơng pháp thể chất -xuất bản năm 1995.
Nhà xuất bản giáo dục.
Chủ biên: Vũ Đức Thu - Nguyễn Trơng Tuấn.

____________________________________________________________ 17
_

GV: Lê Thị Nhàn Trờng THPT Vĩnh Lộc



×