Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của GIẢI độc HOẠT HUYẾT THANG PHỐI hợp điện CHÂM TRONG PHỤC hồi CHỨC NĂNG vận ĐỘNG ở BỆNH NHI dưới 6 TUỔI VIÊM NÃOSAU GIAI đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.05 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM KHẮC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GIẢI ĐỘC HOẠT
HUYẾT THANG PHỐI HỢP ĐIỆN CHÂM
TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
Ở BỆNH NHI DƯỚI 6 TUỔI
VIÊM NÃOSAU GIAI ĐOẠN CẤP

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ


PHẠM KHẮC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GIẢI ĐỘC HOẠT
HUYẾT THANG PHỐI HỢP ĐIỆN CHÂM
TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
Ở BỆNH NHI DƯỚI 6 TUỔI
VIÊM NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP
Chuyên ngành : Y học cổ truyền


Mã số

: 62726001
LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn khoa học:
PSG.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

HÀ NỘI – 2017

2


LỜI CẢM ƠN
Để có được bản luận văn hoàn thiện ngày hôm nay, xin cho phép tôi
được dành những trang đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo
sau đại học, Khoa Y học cổ truyền cùng các phòng ban của nhà trường đã
hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện
luận văn.
Các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại
học Y Hà Nội, những người thầy luôn hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ,
lãnh đạo cùng tập thể nhân viên khoa Nội – Nhi Bệnh viện Y học cổ
truyền Trung ương đã hết sức tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập, thu thập số liệu nghiên cứu.
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Trưởng khoa Y học cổ truyền,
Trường Đại học Y Hà Nội, người trực tiếp dìu dắt, hướng dẫn tôi cả về

chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Các Thầy Cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho
tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những
người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh động viên, là chỗ dựa vững chắc
cả về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt những năm tháng học tại Trường
Đại học Y Hà Nội. Cảm ơn những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ
những tháng ngày khó khăn vất vả trong học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2017

Phạm Khắc Quỳnh

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2017
Học viên

Phạm Khắc Quỳnh

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C


: Chứng

DQ

: Developmental Quotient
(Chỉ số phát triển)

5

ĐT

: Điều trị

EV

: Entero Virus

HSV

: Herpes Simplex Virus

LS

: Lâm sàng

n

: Số bệnh nhân


NC

: Nghiên cứu

NN

: Nguyên nhân

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PHCN

: Phục hồi chức năng

RL

: Rối loạn

T0

: Thời điểm bắt đầu điều trị

T6

: Thời điểm sau 6 tuần điều trị

VNNB


: Viêm não Nhật Bản

XH

: Xã hội

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

6


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não là tình trạng viêm nhiễm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự
rối loạn chức năng thần kinh – tâm thần khu trú hoặc lan tỏa. Bệnh có thể gặp ở
mọi lứa tuổi, hay gặp ở lứa tuổi trẻ em, đôi khi có thể gây thành dịch [1], [2].

Viêm não có nhiều nguyên nhân: virút, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng,
giun sán, các bệnh lý chuyển hóa,… nhưng hay gặp nhất là do virút, thường là
viêm não Nhật Bản (VNNB), Herpes simplex virus (HSV), Entrovirus (EV),
thủy đậu,....[3], [4].
Những năm gần đây, ở Việt Nam, mỗi năm cả nước có từ 2.500 đến
3.000 trường hợp viêm não, hay gặp ở trẻ em với nhiều độ tuổi khác nhau tùy
căn nguyên [5]. Dù có những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, nhưng tỷ lệ di
chứng và tử vong của bệnh còn cao. Di chứng sau viêm não rất nặng nề, chủ
yếu là các di chứng vận độnggây trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Việc phục hồi chức năng cho các trẻ mang di chứng là hết sức cần thiết
để trẻ có thể tiếp tục phát triển và tái hòa nhập xã hội. Y học hiện đại
(YHHĐ) thường dùng các phương pháp xoa bóp trị liệu, vận động trị liệu,
hoạt động trị liệu,...phục hồi vận động cho trẻ sau viêm não, kết hợp với thuốc
điều trị triệu chứng, nhưng kết quả còn hạn chế. Bên cạnh YHHĐ, y học cổ
truyền (YHCT) cũng đóng góp một phần không nhỏ trong điều trị di chứng
viêm não, với mong muốn bệnh nhi tiếp tục phát triển và tái hòa nhập xã hội.
Theo YHCT, viêm não thuộc phạm vi chứng Ôn bệnh. Bệnh chuyển
biến theo các giai đoạn: Vệ, Khí, Dinh, Huyết và thương âm, thấp trở ở kinh
lạc. Thời kỳ thương âm tương ứng với giai đoạn di chứng của YHHĐ, nhiệt
vào phần huyết kéo dài làm tân dịch bị hao tổn, không nuôi dưỡng được cân
cơ, kinh mạch bế tắc gây các di chứng vận động.
“Giải độc hoạt huyết thang” là một bài thuốc cổ phương của YHCT, có
nguồn gốc từ “Y lâm cải thác” của danh y Vương Thanh Nhậm đời nhà
7


8

Thanh. Với tác dụng“thanh nhiệt giải độc, lương huyết hoạt huyết”, bài thuốc
được dùng hiệu quả trong các trường hợp “âm hư nội nhiệt, huyết ứ”, rất phù

hợp với lý luận YHCT về pháp điều trị trong giai đoạn sau cấp của viêm não
“dưỡng âm thấu nhiệt, sinh tân dịch, hoạt huyết hóa ứ”.
YHCT đã có nhiều công trình nghiên cứu để phục hồi chức năng cho
các bệnh nhi mang di chứng viêm não. Các nghiên cứu bao gồm phương pháp
không dùng thuốc(châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt), và phương pháp kết hợp
không dùng thuốc với thuốc uống YHCT đều đã có những thành công nhất
định. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nghiên cứu này vẫn chưa đề cập
cụ thể đến quá trình điều trị bệnh nhi ngay sau giai đoạn cấp viêm não còn sốt
và các di chứng liệt vận động. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tác dụng của Giải độc hoạt huyết thang phối hợp Điện châm
trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi dưới 6 tuổi viêm não sau
giai đoạn cấp”với 2 mục tiêu sau:
1 Đánh giá tác dụng của Giải độc hoạt huyết thang phối hợp điện châm
trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi dưới 6 tuổi viêm não sau
giai đoạn cấp.
2 Đánh giá hiệu quả điều trị theo các thể bệnh Y học cổ truyền.

8


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học viêm não trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Dịch tễ học viêm não virút trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có gần 50.000 người
mắc viêm não Nhật Bản (VNNB), chủ yếu ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao, có thể
tới 30% ở các nước vùng nhiệt đới[6], [7]. Tỷ lệ di chứng tùy từng tác giả có
thể tới 94,1% – 96%[7],[8].
Nghiên cứu tại Mỹ giai đoạn 1988 – 1997 thấy tỷ lệ mắc viêm não là

7,3/ 100.000 dân, thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 1 tuổi và người già trên
65 tuổi, tỷ lệ tử vong lên tới 7,4% [9], [10].
Nghiên cứu trên 791.712 trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại nhiều quốc
gia của M.Koskiniemi và cộng sự (1997), thấy tần suất viêm não là
10,5/100.000 dân/năm, hay gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi với tỷ lệ là 18,4/100.000
trẻ/năm [11].
Tại Heraklion - Hy Lạp (2000 - 2004), tỷ lệ viêm não cấp tính là
13,8/100.000 dân, trong đó nguyên nhân do virút chiếm 44%, do vi khuẩn
chiếm 17%, còn lại là không rõ nguyên nhân[12]. Một nghiên cứu đa trung
tâm khác đã thống kê 42 trường hợp viêm não trong 3 năm, thì 24 ca (57,1%)
tìm thấy nguyên nhân. Trong đó có 10 ca do HSV (41,7 %), 6 ca do EV và 2
ca do phế cầu khuẩn [13].
Trường Y học nhiệt đới, Vương quốc Anh (2008) kết hợp với trung tâm
kiểm soát dịch bệnh USA, Atlanta, Georgia đã tổng hợp từ 12.436 báo cáo
trên thế giới đưa đến kết luận về tỷ lệ mắc viêm não cấp tính ở các nước
phương Tây công nghiệp hóa và các nước nhiệt đới. Theo đó, tỷ lệ mắc ở trẻ
em là 10,5/100.000 dân, người lớn là 2,2/100.000 dân và chung ở mọi lứa tuổi
là 6,3/100.000 dân [9]. Riêng nước Anh là quốc gia có tỷ lệ bệnh viêm não
thấp nhất thế giới 1,5/100.000 dân [14].
9


10

Thống kê tại Ba Lan, mỗi năm có khoảng 2.000 - 3.000 ca viêm não,
viêm màng não do cả vi khuẩn và virút. Hai tác giả Lipke M và Karasekđã
tiến hành một nghiên cứu dịch tễ học năm 2011 tại quốc gia này, kết quả là
2.915 trường hợp viêm màng não và viêm não. Trong đó có 1.438 ca bệnh do
nhiễm virút, 888 ca bệnh do nhiễm khuẩn và 589 trường hợp do các nguyên
nhân khác. Trong các trường hợp được thống kê thì viêm não hay viêm màng

não do não mô cầu, phế cầu, và virút Herpes chiếm chủ yếu [15].
VNNB là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não virút ở khu vực châu Á,
số ca mắc của trẻ em dưới 15 tuổi lên tới 50.000 trong đó 10.000 trường hợp
tử vong mỗi năm [16].
1.1.2. Dịch tễ học viêm não virút tại Việt Nam
Theo kết quả Viện Vệ sinh dịch tễ học Hà Nội (2001) công bố số người
mắc viêm não là 2.200 ca, trong đó có 60 ca tử vong chiếm 2,7% [17].
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương (2003 – 2004) có 374
trẻ viêm não phải nhập viện, tỷ lệ tử vong là 8,8%[5].
Phạm Ngọc Đính (2005) tiến hành nghiên cứu 552 trường hợp viêm
não dưới 15 tuổi của Bệnh viện Nhi Trung ương và 2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Giang và Thanh Hoá từ năm 2003 đến 2005. Tỷ lệ mắc viêm não virút
trên tổng số ca viêm não cấp là 57,9%, tỷ lệ chết lên tới 13,6%. Nhóm bệnh
nhi dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc và chết cao hơn so với nhóm trẻ trên 5 tuổi. Bệnh
hay xảy ra nhất vào mùa hè và đỉnh cao là tháng 6. Tác giả này cũng thống kê
số bệnh nhân khỏi hoàn toàn chiếm 68%, 15,6% di chứng nhẹ và 3,2% có di
chứng nặng khi xuất viện [5].
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2012 đã có
849 trẻ nhập viện vì viêm não, tỷ lệ xác định được căn nguyên là 29,9%. Các
nguyên nhân hay gặp là VNNB, HSV, EV, quai bị, thủy đậu,….Trong số 134
bệnh nhi xác định được nguyên nhân, VNNB gặp nhiều nhất (52,4%), tiếp theo
10


11

là HSV (27,62%), EV (14,93%) [18]. Nghiên cứu khác tiến hành từ tháng
7/2012 đến tháng 6/2013, có 239/520 bệnh nhi viêm não xác định được căn
nguyên chiếm 46 %, trong đó 94,6% các ca bệnh là do virút, đứng đầu là virút
VNNB (41,8%), tiếp theo là HSV và EV lần lượt chiếm 24,3% và 17,6% [19].

1.2. Viêm não theo YHHĐ
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng
1.2.1.1. Giai đoạn khởi phát
Sốt là triệu chứng phổ biến, thường sốt cao liên tục 39 – 40OC.
Nhức đầu, kích thích, quấy khóc, kém linh hoạt.
Buồn nôn hoặc nôn.
Các triệu chứng khác như tiêu chảy, ho, chảy nước mũi, phát ban,… [20].
1.2.1.2. Giai đoạn toàn phát
Bệnh nhi rối loạn tri giác từ nhẹ đến nặng như ngủ gà, li bì, lơ mơ đến
hôn mê, trẻ thường co giật.
Có thể có dấu hiệu thần kinh khác như hội chứng màng não (cứng gáy,
vạch màng não, thóp phồng ở trẻ còn thóp,…).
Có dấu hiệu thần kinh khu trú, tăng hoặc giảm trương lực cơ,…
Có thể có suy hô hấp hoặc sốc [21].
1.2.2. Chẩn đoán
Dựa vào:
Yếu tố dịch tễ học: tuổi, mùa, nơi cư trú, số người mắc trong cùng
thời gian.
Các triệu chứng và diễn biến lâm sàng (nhưtrên).
Cận lâm sàng:
+ Dịch não tủy có thay đổi về sinh hóa và tế bào theo hướng viêm não:
Dịch não tủy trong, áp lực bình thường hoặc tăng. Tế bào bình thường hoặc tăng

11


12

từ vài chục đến vài trăm/ml, chủ yếu bạch cầu đơn nhân. Protein bình thường
hoặc tăng nhẹ dưới 1g/l, glucose và Cl – bình thường, phản ứng Pandy (+).

+ Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng nhẹ hay bình thường. Kí sinh
trùng sốt rét âm tính.
+ Điện giải đồ và đường huyết trong giới hạn bình thường [20].
+ Các xét nghiệm xác định nguyên nhân:
Phản ứng Elisa dịch não tủy hoặc huyết thanh tìm kháng thể IgM.
Phản ứng khuyếch đại chuỗi gen PCR trong dịch não tủy.
Phân lập virus từ dịch não tủy, máu, bọng nước ở da, dịch mũi họng, phân.
Điện não đồ.
Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não [21].
1.2.3. Nguyên tắc điều trị giai đoạn cấp
Bảo đảm các chức năng sống: đảm bảo thông khí tốt, chống suy hô hấp,
chống các rối loạn tuần hoàn, chống sốc, chống trụy mạch, chống phù não.
Điều trị triệu chứng:
+ Hạ nhiệt.
+ Chống co giật.
+ Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, đường huyết (nếu có).
Chăm sóc và điều trị hỗ trợ:
+ Đảm bảo chăm sóc và dinh dưỡng tốt.
+ Phục hồi chức năng sớm.
+ Phòng và chống bội nhiễm, nhiễm khuẩn bệnh viện.
Điều trị nguyên nhân bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virút,...[20].
1.2.4. Những di chứng thường gặp sau viêm não
Qua giai đoạn cấp còn để lại nhiều di chứng:
Nhóm di chứng về thần kinh thường gặp tăng trương lực cơ, liệt vận
động, tăng hay giảm phản xạ gân xương, co cứng, run rẩy, vẻ mặt sững sờ, rối

12


13


loạn vận nhãn, rối loạn cảm giác, cơn rối loạn ý thức, vắng ý thức, khó nói,
trạng thái Parkinson,…Các di chứng thường nặng ở nhóm trẻ trước tuổi dậy
thì và trẻ nhỏ.
Nhóm vận động dị thường, xung động dị thường và ý chí dị thường
chia thành 2 nhóm chính là tăng động (uốn éo, lắc lư, múa giật, múa vờn,…)
và giảm động (bất động, giảm động, giảm ý chí và mất ý chí,…). Các di
chứng này có nguồn gốc từ di chứng tâm trí - vận động.
Nhóm rối loạn cảm xúc như hung dữ, khóc cười vô cớ, buồn rầu, lo âu,…
Nhóm rối loạn trí tuệ thể hiện là giảm chức năng trí tuệ, giảm hay mất
trí nhớ, rối loạn ý thức, nhi tính hóa,…
Biến đổi nhân cách gồm rối loạn nhân cách kiểu nhi tính hóa (thường
gặp ở người lớn), lú lẫn, nói luôn miệng và các thái độ hung dữ, tự kỷ, suồng
sã. Những bệnh nhân bị di chứng này vừa không kiềm chế, vừa không ổn định
cảm xúc, thường quan tâm đến ngoại cảnh một cách nhi tính [1], [20], [22].
Các di chứng của VNNB rất đa dạng, phong phú ở giai đoạn cấp cũng
như bán cấp, sẽ thuyên giảm dần và trở thành di chứng vĩnh viễn sau 3
năm[1], [22]. Những di chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,
sự phát triển vận động và tâm trí của trẻ. Trẻ trở thành gánh nặng cho gia đình
và xã hội.
1.2.5. Phục hồi chức năng di chứng viêm não theo YHHĐ
Viêm não trẻ em thường nặng, tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng
nề, do đó việc phục hồi chức năng là rất cần thiết. Hiện tại vẫn chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu, việc điều trị di chứng chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng và
hỗ trợ chăm sóc và tập phục hồi chức năng.
Thuốc điều trị triệu chứng gồm:
+ Thuốc giãn cơ và thuốc chống Parkinson để chống rối loạn trương
lực cơ và các động tác bất thường.

13



14

+ Thuốc an thần và thuốc chống động kinh sử dụng để chống co giật,
động kinh và các trạng thái kích động.
+ Chống bội nhiễm bằng kháng sinh thích hợp.
PHCN là biện pháp điều trị quan trọng nhất giai đoạn này:
+ Nguyên tắc PHCN cần phải càng sớm càng tốt, phối hợp nhiều kỹ
thuật PHCN và theo mốc phát triển của trẻ.
+ Mục đích của PHCN nhằm kiểm soát trương lực cơ và giữ tư thế
đúng, tạo các mẫu vận động chủ yếu (kiểm soát đầu, ngồi dậy, quỳ, đứng,
phản xạ thăng bằng) phối hợp phòng ngừa co rút và biến dạng đồng thời dạy
các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, vui chơi và các hoạt động khác.
+ PHCN vận động bằng châm cứu, xoa bóp trị liệu, vận động trị liệu,
hoạt động trị liệu, dụng cụ hỗ trợ và chỉnh hình.
+ PHCN còn bao gồm các biện pháp y học, xã hội học, giáo dục và kĩ
thuật phục hồi nhằm giảm tối đa các di chứng bệnh, nhờ đó người bệnh được
hoàn toàn trả lại sức khỏe và khả năng tự hoạt động trong cuộc sống của mình.
+ Các phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ di chứng viêm não gồm:
Vận động trị liệu là phương pháp vận động để PHCN cho trẻ sau viêm
não (tập theo tầm vận động thụ động, tập tích cực chủ động, tập theo phương
pháp Bobath,…). Trong đó, các kỹ thuật phục hồi chức năng vận động là hệ
thống các bài tập dựa trên các mốc phát triển về vận động thô (kiểm soát đầu,
cổ, lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, chạy,…).
Hoạt động trị liệu với mục tiêu là giúp trẻ độc lập tối đa trong sinh hoạt
cũng như trong cuộc sống. Các kỹ thuật cơ bản gồm huấn luyện khả năng sử
dụng hai tay (kỹ năng cầm nắm đồ vật,…) và khả năng sinh hoạt hàng ngày
(kỹ năng ăn uống, mặc quần áo, đi giày dép, vệ sinh cá nhân,…).
Xoa bóp trị liệu là các thao tác bằng tay có tác dụng thư giãn cơ, tạo

thuận cho vận động dễ dàng hơn.

14


15

Vật lý trị liệu gồm ánh sáng trị liệu, điện trị liệu, vận động trị liệu, dụng
cụ trợ giúp và chỉnh hình, kéo giãn và xoa bóp. Vật lý trị liệu có tác dụng
phòng các biến chứng thứ phát về thần kinh cơ, cải thiện và nâng cao vận
động. Mục tiêu của vật lý trị liệu là giảm tối thiểu khiếm khuyết, giảm tàn tật
và tăng cường chức năng ở mức tốt nhất.
Ngôn ngữ trị liệu áp dụng tùy từng trẻ. Đối với những trẻ thất ngôn
nặng, mục tiêu chính là giúp trẻ và gia đình có một cách giao tiếp hiệu quả
nhất. Đối với những trẻ thất ngôn vừa phải, mục tiêu điều trị là giúp trẻ lấy ra,
chọn từ và kết nối chúng lại.
Dụng cụ trợ giúp và chỉnh hình gồm dụng cụ trợ giúp (ghế ngồi, khung xe
tập đi, xe lăn,…) và dụng cụ chỉnh hình (nẹp, đai, áo cột sống…)[23], [24].
1.3. Viêm não theo YHCT
1.3.1. Bệnh danh
Theo YHCT, bệnh viêm não thuộc phạm vi chứng Ôn bệnh [25], [26],
[27].
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nhân khi chính khí suy yếu, cảm phải tà khí ôn nhiệt làm tổn thương
âm dịch rất mạnh, vào đến phần huyết làm can phong nội động sinh ra co giật,
mê sảng, ảnh hưởng đến sự tuần hành khí huyết. Khi có các triệu chứng này
được quy vào thể phong hoặc kinh phong. Đàm làm tắc các khiếu gây hôn
mê, chứng nội bế ngoại thoát (trụy tim mạch). Nhiệt vào huyết phận ảnh
hưởng đến dinh dưỡng của cân cơ và các khiếu sẽ để lại di chứng liệt tứ chi,
câm, điếc, thần trí bất minh,…Khi nhiệt nhập tâm bào gây bế tâm khiếu, sinh

ra mê man, ý thức chậm chạp, tay chân giá lạnh. Nhiệt thịnh làm bệnh nhi sốt
cao, nhiệt cực sinh hàn, bệnh nhi có biểu hiện chân tay lạnh, tím tái gọi là thể
quyết. Bệnh diễn ra rất nhanh. Giai đoạn của bệnh ở vệ phận hay ở thượng
tiêu chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn rồi chuyển sang phần khí, dinh, huyết
15


16

hoặc trung tiêu, hạ tiêu. Khi dinh huyết cùng bị, hay trung tiêu cùng bị thường
với những thể bệnh nặng và rất nặng. Giai đoạn bệnh ở phần huyết và hạ tiêu
kéo dài, do thử tà làm tân dịch và khí đều hư tổn nặng nên nếu bệnh nhi qua
được cũng để lại nhiều di chứng[25], [26], [27], [28].
1.3.3. Các thể lâm sàng
1.3.3.1. Ôn bệnh vào phần vệ
Triệu chứng: sốt, sợ gió, đau đầu, hơi khát, ho, đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng,
mạch phù sác.
Pháp điều trị: thanh nhiệt, giải biểu.
1.3.3.2. Ôn bệnh vào phần khí
Triệu chứng: sốt cao, ra mồ hôi nhiều, đau đầu, choáng váng, gáy cứng,
buồn nôn, nôn, mặt đỏ, tâm phiền, đại tiện bí kết, mặt bẩn, răng khô, miệng
khát, thích uống nước mát, mạch hồng đại.
Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa.
1.3.3.3. Ôn bệnh vào phần dinh
Triệu chứng: sốt cao gây co giật, mê sảng, hôn mê, mặt đỏ, khát, thích
uống nước lạnh, uống vào vẫn không hết khát, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện bí,
rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng hoạt sác.
Pháp điều trị: thanh thiệt tả hỏa, khai khiếu tỉnh thần, bình can tức
phong, lưu thông kinh mạch.
1.3.3.4. Ôn bệnh vào phần huyết

Triệu chứng: sốt cao, co giật, hôn mê, chân tay co cứng, xuất huyết
(chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, ban chẩn xuất huyết dưới da),
đại tiểu tiện không tự chủ, chất lưỡi đỏ tím, mạch tế sác.
Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, dưỡng âm, lương huyết chỉ huyết.

16


17

1.3.3.5. Thời kỳ thương âm và di chứng
Nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch bị hao tổn, không nuôi
dưỡng được cân cơ, kinh lạc bế tắc, các khiếu không thông gây liệt tứ chi, suy
giảm trí tuệ,…
Giai đoạn này bệnh diễn biến rất phức tạp. Có thể chia thành 3 thể:
+ Thể âm hư: trẻ da thịt gầy róc, miệng họng khô, lòng bàn tay bàn
chân nóng và đỏ, đại tiện táo, tiểu vàng, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Pháp điều trị là
dưỡng âm thanh nhiệt.
+ Thể âm huyết hư sinh phong: trẻ quấy khóc, la hét, vật vã, phiền
nhiệt, mất ngủ, chân tay co cứng. Pháp điều trị phải tư âm dưỡng huyết, chỉ
kinh phong.
+ Thể khí huyết hư: đần độn, không nói, chân tay co cứng hoặc liệt, sắc
mặt trắng nhợt, lưỡi nhợt, mạch tế sáp. Pháp điều trị cần bổ khí dưỡng
huyết[25], [26], [27].
1.4. Phục hồi di chứng viêm não theo YHCT
1.4.1. Một số nghiên cứu về PHCN cho trẻ sau viêm não theo YHCT
1.4.2. Điều trị viêm não sau giai đoạn cấp bằng YHCT
Viêm não thuộc Ôn bệnh, nguyên nhân do nhiệt độc xâm nhập vào cơ
thể. Sau giai đoạn cấp, mặc dù tà nhiệt đã hết nhưng âm dịch đã tổn thương
nặng nề gây âm hư nội nhiệt, thủy hỏa bất điều, cân mạch suy tổn, kinh lạc bế

tắc, thanh khiếu chưa khai thông được. Vì vậy, pháp điều trị phải tư âm thanh
nhiệt, bổ khí dưỡng huyết, khai khiếu tỉnh thần, thông kinh lạc.
Phương pháp dùng thuốc: thường sử dụng các vị có tác dụng tư âm
dưỡng huyết (Sinh địa, Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Mạch môn,…), bổ
khí dưỡng huyết (Hoàng kỳ, Đại táo, Đảng sâm,…), trừ đàm, khai khiếu tỉnh
thần (Thạch xương bồ, Viễn trí, Uất kim,…), thanh nhiệt (Tri mẫu, Hoàng

17


18

bá,...). Trong đó, các vị thuốc tư âm dưỡng huyết, bổ khí dưỡng huyết là
những vị thuốc chính.
Phương pháp không dùng thuốc
+ Châm cứu thường sử dụng các huyệt khu phong (Phong trì, Phong
môn, Hợp cốc), thanh nhiệt (Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc), khai khiếu (Á
môn, Thượng liêm tuyền), khai thông kinh lạc (Phong trì, Đại chùy, Giáp tích
C3 – C6, Kiên ngung, Khúc trì, Thủ tam lý, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền,
…), bổ dưỡng khí huyết (Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao,…).
+ Xoa bóp bấm huyệt cần dùng các động tác nhẹ nhàng phù hợp với thể
trạng suy kiệt ở trẻ mắc bệnh (xoa, xát, day, bóp,…) mục đích làm mềm cơ.
Sau đó tiến hành vận động các đoạn chi theo nguyên tắc từ từ, tăng dần, vừa
sức chịu đựng của trẻ và trong tầm vận động của khớp[25], [27], [28].
1.5. Châm cứu và cơ chế tác dụng của châm cứu
1.5.1. Khái quát về châm cứu
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo của
YHCT phương Đông.
Tổ chức y tế thế giới từ năm 1979 đã khẳng định châm cứu là một
phương pháp chữa bệnh hữu hiệu và đã xây dựng danh pháp quốc tế về kinh

huyệt châm cứu.
Tác dụng của châm cứu là điều khí để điều hoà lại rối loạn âm dương
trong cơ thể góp phần tiêu trừ bệnh tật[29].
1.5.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu
1.5.2.1. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh – nội tiết –
thể dịch
Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới cắt đứt cung
phản xạ bệnh lý.
Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối
với các vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối.
18


19

+ Thần kinh tuỷ sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra ngành trước và
ngành sau chi phối vận động và cảm giác một vùng gọi là tiết đoạn.
+ Mỗi tiết đoạn thần kinh chi phối cảm giác ở một vùng da nhất định
của cơ thể có liên quan đến hoạt động của nội tạng nằm tương ứng với nó.
+ Khi nội tạng có bệnh, người ta thấy có sự tăng cường cảm giác vùng
da cùng tiết đoạn với nó như cảm giác đau, thay đổi điện sinh vật.
+ Nếu nội tạng bị tổn thương, dùng châm cứu hay các phương pháp vật
lý trị liệu khác vào các vùng da có phản ứng hay các vùng da trên cùng một
tiết đoạn với nội tạng sẽ chữa các các bệnh ở nội tạng[29].
1.5.2.2. Cơ chế châm cứu theoYHCT
Sự mất cân bằng về âm dương dẫn đến sự phát sinh ra bệnh tật và cơ
chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương.
Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh
lạc và cơ chế tác dụng châm cứu cơ bản là điều chỉnh cơ năng hoạt của hệ
kinh lạc.

+ Bệnh tật phát sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân, tà khí)
hoặc do nguyên nhân bên trong (nội nhân). Nếu do tà khí thực thì phải loại bỏ
tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả). Nếu do chính khí hư thì phải bồi bổ
kinh khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ).
+ Nếu tạng phủ nào có bệnh sẽ có những thay đổi bệnh lý ở đường kinh
mang tên, biểu hiện bên ngoài bằng các triệu chứng lâm sàng riêng biệt.
Người ta sẽ dùng các huyệt trên kinh đó để điều chỉnh công năng của tạng
phủ đó [29].
1.5.3. Phương pháp điện châm:
Điện châm là kích thích các huyệt bằng xung điện với tần số và cường
độ thích hợp
19


20

Để điều hòa sự vận hành của khí huyết từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt
động của các cân cơ, dây thần kinh, các tổ chức...
Khi dùng dòng điện tác động vào cơ thể sẽ tạo nên một điện trường gây
cực hóa màng tế bào và di chuyển các ion... từ đó phát sinh ra các phản ứng
phản xạ của cơ thể.
Dòng điện được kích thích vào những chỗ gọi là “Huyệt”, là nơi kinh khí
đi qua, nơi có mối quan hệ chặt chẽ với tạng phủ và toàn cơ thể để điều trị bệnh.
Kỹ thuật điện châm:
+ Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân (giải thích, động viên, lựa chọn tư thế châm).
+ Bước 2: Xác định huyệt cần châm.
+ Bước 3: Sát trùng chỗ châm theo đúng kỹ thuật.
+ Bước 4: Châm kim theo 2 thì:
• Thì qua da: Châm kim qua da vùng huyệt nhanh và dứt khoát.
• Thì vào cơ: Đẩy kim vào huyệt, góc châm và độ nông sâu tùy

thuộc vào vùng châm. Châm đạt đắc khí, căn cứ tình trạng bệnh
làm thủ thuật bổ tả.
+ Bước 5: Lắp máy điện châm, điều chỉnh cường độ và tần số kích thích:
Châm bổ: Tần số kích thích 1 – 3 Hz.
Châm tả: Tần số kích thích >3 – 6 Hz.
Cường độ kích tăng dần từ 1 – 50 µA ở ngưỡng tối đa bệnh nhân
chịu được.
1.6.Tổng quan về bài thuốc “Giải độc hoạt huyết thang”
1.6.1. Nguồn gốc
“Giải độc hoạt huyết thang” là bài thuốc cổ phương của YHCT có
nguồn gốc từ “Y lâm cải thác” của tác giả Vương Thanh Nhậm đời nhà
Thanh. Bộ sách gồm có hai quyển thượng và hạ,được Vương Thanh Nhậm
đúc kết qua sự quan sát, nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Ông đã
nêu ra phép biện chứng trị liệu về các bệnh do huyết ứ, từ đó khởi xướng ra

20


21

trường phái “Công phá huyết ứ để phù chính khu tà”.Trong bộ sách này, ông
đã lập ra một số phương thang mới vô cùng giá trị, có tính thực tiễn cao, rất
nhiều bài được liệt vào hàng các bài thuốc nổi tiếng của y học Trung
Hoa[30].Sách được lưu truyền rộng rãi và có giá trị tham khảo cao trong cả
nghiên cứu lẫn lâm sàng.
1.6.2. Thành phần
Liên kiều
Cát căn
Sài hồ
Đương quy

Sinh địa

08g
08g
06g
08g
08g

Xích thược
Đào nhân
Hồng hoa
Chỉ xác
Cam thảo

08g
08g
04g
04g
04g

1.6.3. Cách dùng
Sắc mỗi thang đóng thành 2 túi, mỗi túi 150ml. Bệnh nhi uống sau ăn
1giờ, mỗi ngày 1 túi chia sáng chiều.
1.6.4. Tác dụng
Thanh nhiệt giải độc, lương huyết hoạt huyết.
Dùng trong các trường hợp âm hư nội nhiệt gây:lao nhiệt cốt chưng
(cảm giác nóng trong xương, tự hãn, họng đau, hỏa bốc), hư phiền, đạo hãn,
lưng eo đau mỏi, người háo khát.
1.6.5. Phân tích bài thuốc
Trong bài thuốc này:

Liên kiều, Sài hồ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phát tán phong
nhiệtđể trừnhiệt độc còn dư lại sau giai đoạn cấp của ôn bệnh.
Cát căn để thư cân, chữa các chứng cân cơ co rút do di chứng của ôn
bệnh để lại. Ngoài ra còn có tác dụng dưỡng âm sinh tân, bổ sung phần tân
dịch bị thiếu do hư nhiệt kéo dài.
Đào nhân, Hồng hoa có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, chỉ thống, với mục
đích “công phá huyết ứ để phù chính khu tà”. Đây là một trường phái do

21


22

Vương Thanh Nhậm khởi xướng trong những phương thang mới do ông sáng
chế ra [30].
Sinh địa, Xích thượcvừa có tác dụng thanh hư nhiệt vừa có tác dụng
lương huyết sinh tân, điều trị các chứng hư nhiệt gây mất tân dịch.Xích thược
có thêm tác dụng hoạt huyết khư ứ, chỉ thống, kết hợp cùng Đào nhân, Hồng
hoa để chữa các chứng bệnh do huyết ứ gây ra.
Chỉ xác để phá khí giáng đàm, chữa chứng đàm nhiều gây tức ngực khó
thở, một chứng bệnh hay gặp ở bệnh nhi sau viêm não giai đoạn cấp.Ngoài ra
còn kết hợp cùng Đào nhân, Hồng hoa để hành khí, hoạt huyết.
Đương quy để hoạt huyết, bổ huyết, bổ ngũ tạng, giúp bồi bổ chính khí,
nâng cao thể trạng.
Cam thảo điều hòa các vị thuốc[31].
Cả bài phối hợp lại được tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết
hoạt huyết.
1.6.6. Tác dụng của từng vị thuốc
1.6.6.1. Liên kiều (Fructus Forsythiae)
Tên khoa học: Fructus ForsythiaeVahl.

Thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Tính vị quy kinh:
+ Vị đắng cay, tính hơi lạnh
+ Quy kinh tâm, đởm, đại trường, tam tiêu.
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng tán kết.
Ứng dụng lâm sàng:
+ Chữa nhiệt ở vệ biểu, ôn bệnh sơ khởi, nhức đầu, phát sốt, phiền khát.
+ Chữa sốt cao vật vã, mê sảng.
+ Chữa nhiệt độc uất kết: Ung nhọt, sưng đau, ban chẩn, viêm hạch,
lao hạch.
22


23

+ Lợi niệu, chữa đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Liều lượng: 8 – 20g/ngày.
Tác dụng dược lý:
+ Liên kiều có Vitamin P, có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch.
+ Nước sắc liên kiều có tác dụng chống nôn, ức chế trực khuẩn lỵ,
thương hàn, vi khuẩn lao, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu, virus và một
số nấm ngoài da[31].
1.6.6.2. Cát căn (Radix Puerariae)
Tên khoa học: Radix PuerariaeBenth.
Thuộc họ Đậu cánh bướm (Fabaceae).
Tính vị quy kinh:
+ Vị ngọt cay, tính bình
+ Quy kinh tỳ, vị
Tác dụng: thăng dương khí, tán nhiệt, giải cơ, sinh tân chỉ khát.
Ứng dụng lâm sàng:

+ Chữa cảm mạo có sốt: Vừa sốt vừa rét, không có mồ hôi, miệng khát
họng khô.
+ Chữa bệnh ỉa chảy nhiễm trùng.
+ Chỉ khát sinh tân dịch trong các bệnh sốt cao gây khát nước.
+ Chữa co cứng các cơ do cảm mạo phong nhiệt gây đau vai gáy,
nhức đầu.
+ Giải độc, làm mọc các nốt ban chẩn: sởi, thủy đậu, sốt phát ban.
Liều lượng: 4 – 8g/ngày.
Tác dụng dược lý:
+ Các isoflavonoid chiết từ cát căn có tác dụng giãn sự co thắt động
mạch đáy mắt
+ Tăng lưu lượng máu mạch vành, lợi tiểu[31].
23


24

1.6.6.3. Sài hồ (Radix Bupleuri)
Tên khoa học: Bupleurium sinense DC.
Thuộc họ Hoa tán (Apiacerae).
Tính vị quy kinh:
+ Vị cay đắng, tính lạnh
+ Quy kinh can, đởm
Tác dụng: hòa giải thiếu dương, sơ can giải uất, thăng dương khí.
Ứng dụng lâm sàng:
+ Chữa cảm mạo nhưng ở bán biểu bán lý (kinh thiếu dương): Lúc
nóng lúc rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng lợm giọng, buồn nôn…
+ Sơ can giải uất do can khí uất kết gây các bệnh rối loạn chức năng
như hysteria, tâm căn suy nhược, bệnh kinh nguyệt không đều, thống kinh,…
+ Chữa các bệnh loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, YHCT

gọi là chứng can tỳ bất hòa.
+ Ích tinh sáng mắt chữa viêm màng tiếp hợp cấp.
+ Có tác dụng thăng dương để chữa các chứng sa do khí hư gây ra: sa
trực tràng, sa sinh dục, thoát vị bẹn,…
+ Chữa sốt rét phối hợp với thường sơn, thảo quả.
Liều lượng: 3 – 6g/ngày.
Tác dụng dược lý:
+ Có thể hạ sốt đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên.
+ Ức chế mạnh liên cầu khuẩn tan huyết, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao,
virus cúm. Thuốc còn có tác dụng kháng virus[31].
1.6.6.4. Đương quy (Radix Angenicae sinensis)
Tên khoa học: Angenicae sinensisOliv.
Thuộc họ Hoa tán (Apiacerae).
Tính vị quy kinh:
+ Vị ngọt cay, tính ấm.
24


25

+ Quy kinh tâm, can, tỳ.
Tác dụng: bổ huyết, hành huyết.
Ứng dụng lâm sàng:
+ Bổ huyết, bổ ngũ tạng: Dùng trong trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa
mắt chóng mặt, da xanh, người gầy yếu.
+ Hoạt huyết, giải uất kết: Điều kinh, chữa phụ nữ huyết hư kinh
nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh.
+ Chữa xung huyết, tụ huyết do sang chấn.
+ Chữa cơn đau dạ dày, đau các dây thần kinh, co cơ do lạnh.
+ Nhuận tràng thông tiện do huyết hư gây táo bón.

+ Giải độc tiêu viêm: chữa mụn nhọt, vết thương có mủ.
Liều lượng: 6 – 12g/ngày.
Tác dụng dược lý:
+ Thành phần tinh dầu đương quy gây giảm co bóp tử cung.
+ Dịch chiết nước có tác dụng tăng lưu lượng mạch vành, giảm tiêu thụ
oxy cơ tim, chống tạo thành huyết khối và ngăn chặn xơ vữa động mạch[31].
1.6.6.5. Sinh địa (Radix Rehmaniae)
Tên khoa học: Rehmaniae glutinosaGaertn.
Thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae).
Tính vị quy kinh:
+ Vị ngọt đắng, tính lạnh.
+ Quy kinh tâm, can, thận.
Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết
Ứng dụng lâm sàng:
+ Chữa sốt cao kéo dài dẫn tới âm hư mất nước (âm hư nội nhiệt).
+ Chữa ho lâu ngày, rối loạn thần kinh thực vật do lao (phế âm hư).
+ Chữa chảy máu do sốt nhiễm khuẩn: chảy máu cam, lỵ ra máu, ho ra máu.
25


×