Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI hóa cột SỐNG BẰNG điện TRƯỜNG CHÂM kết hợp với bài THUỐC độc HOẠT TANG ký SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.11 KB, 85 trang )

1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau vùng thắt lưng là một bệnh thường xảy ra và gây ảnh hưởng không
ít đối với sinh hoạt hằng ngày. Đau vùng thắt lưng là một bệnh lý thường gặp
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cường độ từ nhẹ đến nặng và có thể phải
nằm liệt giường. Bệnh không phân biệt giới tính, lao động trí óc và chân tay
đều có thể mắc bệnh này. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi. Đau vùng thắt lưng có thể
do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có thoái hóa cột sống. Thoái
hóa cột sống thắt lưng gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu địa lý,
kinh tế.
Theo The Lancet (2010) về Global Burden of Disease (GBD) thì đau
vùng thắt lưng là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế hoạt động và làm
việc, là một gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Nghiên cứu của Annals of the Rheumatic Disease (ARD) năm 2010 ước tính
toàn cầu có khoảng 9,4% dân số bị đau vùng thắt lưng (độ tuổi từ 0 - 100
tuổi); Trong đó tỷ lệ nam giới (10,1%) cao hơn ở nữ giới (8,7%) (với CI:
95%); và gặp nhiều nhất ở tuổi 80 [1],[2].
Tại Việt Nam, Phạm Khuê điều tra tình hình bệnh tật cho thấy ĐTL
chiếm 2% trong nhân dân, chiếm 17% những người trên 60 tuổi. Một nghiên
cứu của khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai năm 1988 cho thấy ĐTL
chiếm 6% tổng số các bệnh xương khớp [3].
Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học chiếm 90 - 95% trong số các
trường hợp đau vùng thắt lưng. Đa số không tìm thấy nguyên nhân, hoặc do
THCS hoặc do tổn thương đĩa đệm. Diễn biến mạn tính, đau kiểu cơ học, có
kèm hoặc không kèm theo đau thần kinh tọa. Đau vùng thắt lưng do thoái hóa
cột sống là một nguyên nhân thường gặp và quan trọng [4].



2

2
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), việc điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề
cập đến từ lâu và đã mang lại hiệu quả nhất định, nhưng phương pháp này
cũng có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng
phụ ảnh hưởng đến người bệnh, đặc biệt khi phải sử dụng dài ngày.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt lưng thuộc phạm vi chứng tý với
bệnh danh cụ thể là Yêu thống. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau
vùng thắt lưng mang lại hiệu quả tốt như châm cứu, dùng thuốc, xoa bóp bấm
huyệt…..
Qua trải nghiệm lâm sang, tôi thấy sự kết hợp giữa hai phương pháp
dung thuốc và không dùng thuốc này rất khả quan trong việc điều trị bệnh
ĐTL do THCS, vì vậy cần được nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể tác
dụng của việc phối hợp hai phương pháp điều trị này nhằm tìm ra một phương
pháp kết hợp mới nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị
đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện trường châm kết hợp với bài
thuốc Độc hoạt tang ký sinh”, với hai mục tiêu sau:
1.

So sánh tác dụng của điện trường châm và điện hào châm kết hợp với bài

2.

thuốc Độc hoạt tang ký sinh điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.
Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp điện trường
châm kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh trên lâm sàng.



3

3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ CỘT SỐNG THẮT LƯNG
1.1.1. Cột sống thắt lưng
Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống được kí hiệu từ L1 đến L5, 4 đĩa đệm và
2 đĩa đệm chuyển đoạn, đây là nơi chịu 80% trọng lượng cơ thể, và có tầm
hoạt động rộng theo mọi hướng.
Cấu tạo đốt sống thắt lưng gồm thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía sau:
-

Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt. Chiều rộng lớn hơn

-

chiều cao và chiều dày. Mặt trên và mặt dưới là mâm sụn.
Cung đốt sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp liên
cuống, mỏm khớp chia cung sống thành hai phần: phía trước là cuống sống,
phía sau là lá cung, gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai mỏm
ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt sống với
cung sống là ống tủy. Riêng L5 thân đốt ở phía trước cao hơn ở phía sau để

-

tạo độ ưỡn thắt lưng.
Mỏm ngang: có hai mỏm ngang chạy từ cung đốt sống ra ngoài.

Gai sống: có một gai dính vào cung đốt sống.
Lỗ đốt sống nằm giữa, thân đốt sống nằm trước và cung đốt sống nằm ở sau
tạo nên ống sống trong đó có tủy sống.


4

4

Hình 1.1: Cấu tạo các đốt sống thắt lưng
1.1.2. Cơ - dây chằng
1.1.2.1. Cơ
Cơ vận động cột sống gồm hai nhóm chính: nhóm cơ cạnh cột sống và
nhóm cơ thành bụng:
-

Nhóm cơ cạnh cột sống: chạy từ cổ đến xương cùng, có đặc điểm càng nằm
sâu thì càng ngắn, nhóm cơ này gồm có cơ thắt lưng cùng (cơ chậu sườn), cơ
lưng dài và cơ ngang gai, ba cơ này hợp thành khối cơ chung nằm ở rãnh sống
cùng và rãnh thắt lưng. Tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời phối hợp với
nghiêng, xoay cột sống.

-

Nhóm cơ thành bụng: gồm có cơ thẳng và cơ chéo. Cơ thẳng nằm ở phía
trước thành bụng, có hai bó cơ thẳng nằm ở hai bên đường giữa. Vì nằm phía
trước trục cột sống nên cơ thẳng bụng là cơ gập thân người rất mạnh. Nhóm
cơ chéo gồm có hai cơ chéo trong và ngoài. Các cơ chéo có chức năng xoay
thân người.
1.1.2.2. Dây chằng cột sống



5

5
Các dây chằng giúp cột sống vững vàng đồng thời hạn chế những vận
-

động quá mức của cột sống.
Dây chằng dọc trước: phủ mặt trước đốt sống, bám vào đĩa đệm và thân đốt

-

sống.
Dây chằng dọc sau: phủ mặt sau các thân đốt sống nhưng không bám vào mặt
sau thân đốt, mà bám vào đĩa đệm.
Dây chằng dọc trước và dọc sau là hai dây chằng dài nhất, đều bắt đầu từ
xương chẩm chạy tới xương cùng.

-

Dây chằng vàng: dày và khỏe phủ mặt sau của ống sống.
Các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng trên gai nối các
gai sống với nhau. Ngoài những dây chằng, trên đốt L4 - L5 còn được nối với
xương chậu bởi những dây chằng thắt lưng chậu, những dây chằng này đều
bám vào đỉnh mỏm ngang L4 - L5 và bám vào tận mào chậu ở phía trước và
phía sau. Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế sự di động quá
mức của hai đốt sống thắt lưng L4, L5 [5],[6].
1.1.3. Đĩa đệm
Đoạn cột sống thắt lưng có 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển tiếp (lưng thắt lưng, thắt lưng - cùng). Chiều cao trung bình của đĩa đệm đoạn này là


-

0,9cm và chiều cao của đĩa đệm L4 - L5 là lớn nhất.
Cấu tạo của đĩa đệm gồm có:
Mâm sụn: có vai trò là chức năng dinh dưỡng cho khoang gian đốt nhờ cơ chế

-

khuếch tán.
Vòng sợi: gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bởi những sợi sụn
rất chắc và đàn hồi, đan với nhau theo kiểu xoắn ốc tạo thành nhiều lớp [7],
[8],[9].

-

Nhân nhày: dạng hình cầu hoặc bầu dục cấu tạo từ chất Gelatin có tác dụng
chống đỡ hiệu quả với các sang chấn cơ học.


6

6

-

Phân bố thần kinh, mạch máu đĩa đệm: các sợi thần kinh cảm giác phân bố
cho đĩa đệm rất ít, mạch máu nuôi dưỡng đĩa đệm chủ yếu ở xung quanh vòng
sợi, nhân nhầy không có mạch máu.
Chức năng cơ học của đĩa đệm: có tác dụng trụ vững, mềm dẻo mang

tính đàn hồi, làm giảm sang chấn cơ học lên cột sống.
1.1.4. Thần kinh cột sống
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua các lỗ liên đốt, lỗ này được
giới hạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới
là cuống sống của hai đốt kế cận nhau, ở phía sau là mỏm khớp và khớp
liên cuống, phủ phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của
dây chằng vàng.
Từ phía trong rễ thần kinh đi ra ngoài tới hạch giao cảm cạnh sống tách
thành cách nhánh:

-

Nhánh trước: phân bố cho các vùng trước của cơ thể.

-

Nhánh sau: phân bố cho da, cho cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện ngoài
của khớp liên cuống.

-

Nhánh màng tủy: đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt vào ống sống, chi
phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây chằng dọc
sau, bao tủy. Do có sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay đổi nào của
những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt cũng sẽ kích thích các rễ thần kinh
gây ra hiện tượng đau.
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐAU THẮT LƯNG THEO YHHĐ
1.2.1. Định nghĩa.
Đau vùng thắt lưng là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tại
vùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, có thể ở một hoặc hai

bên (bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh) [4].


7

7
1.2.2. Nguyên nhân đau vùng thắt lưng.
- Nguyên nhân tại đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm; Viêm đĩa đệm; U đĩa
đệm; Vôi hóa đĩa đệm; Chấn thương đĩa đệm; Không có đĩa đệm,….
- Bệnh lý cột sống: Thoái hóa cột sống thắt lưng; Viêm cột sống do lao;
Viêm cột sống dính khớp; Dị dạng bẩm sinh ở cột sống (gù vẹo, gai đôi, cùng
hóa L5, thắt lưng hóa S1,…); U cột sống (Ung thư cột sống thắt lưng, Kahler,
…); Trượt đốt sống; Chấn thương gây lún xẹp cột sống; Đặc xương cột sống
thắt lưng,….
- Bệnh lý khác: Loãng xương; Nhuyễn xương; Mất chất vôi rải rác tạo
nên các ổ, hốc, hang, khuyết; Bệnh loạn sản và rối loạn chuyển hóa (bệnh
Paget, bệnh to cực…); Bệnh máu gây tổn thương cột sống; Đau thắt lưng do
tư thế nghề nghiệp, một số bệnh nghề nghiệp, tư thế có thể gây ĐVTL như thợ
may, lái xe, công nhân bốc vác…. Đau thắt lưng do tâm thần [10].
1.2.3. Cơ chế gây đau vùng thắt lưng
Đau thắt lưng là triệu trứng của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân khác
-

nhau gây ra. Cơ chế gây đau thì tập trung vào 3 cơ chế sau:
Cơ chế hóa học:
Theo cơ chế này ĐVTL là sự kích thích các đầu mút thần kinh của các
cấu trúc nhạy cảm như dây chằng dọc sau, màng tủy, bao khớp liên cuống, rễ
thần kinh… Chất kích thích được giải phóng ra từ các tế bào viêm gồm:
Hydrogen hoặc enzyme. Những chất này kích thích trực tiếp các đầu mút thần
kinh của các cấu trúc nhạy cảm gây nên triệu chứng đau, nóng với tính chất,

vị trí, cường độ đau không thay đổi khi thay đổi tư thế cột sống. Đau theo cơ
chế này có thể giảm hoặc loại bỏ bằng hai cách: Giảm các chất trung gian hóa
học (vai trò của các thuốc giảm đau chống viêm) và giảm tính nhạy cảm của

-

các receptor của các cấu trúc nhạy cảm (tác dụng phong bế thần kinh).
Cơ chế cơ học:


8

8
Cơ chế này cũng là cơ chế chủ yếu gây ĐVTL ở nhiều bệnh nhân. Áp lực
cơ học quá mạnh ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của đĩa đệm, khớp liên cuống
và các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống. Kích thích cơ học là sự kéo căng
tổ chức liên kết, không có sự tham gia của các chất trung gian hóa học. Cơ chế
gây đau của cơ học còn chưa rõ có thể do khi các bó sợi của dây chằng, bao
khớp bị kéo căng sẽ làm hẹp, biến dạng khoảng trống giữa các bó Collagen. Đau
thắt lưng theo cơ chế này như nén ép, châm chích, như dao đâm, đau thay đổi cả
về cường độ, và tần số khi thay đổi tư thế cột sống.
-

Cơ chế phản xạ đốt đoạn: Có một sự liên quan về giải phẫu giữa thần kinh
cảm giác nội tạng với thần kinh tủy sống. Khi một nội tạng ở trong ổ bụng bị
tổn thương thì không những gây đau ở tạng mà còn có thể lan tới vùng cột
sống có cùng khoanh tủy chi phối.
Như vậy, ĐVTL có thể do một, hoặc nhiều cơ chế kết hợp, việc xác định
được cơ chế gây đau sẽ giúp cho việc tìm được nguyên nhân dễ dàng phục vụ
cho việc điều trị có kết quả hơn [4].

1.2.4. Tổng quan về thoái hóa cột sống thắt lưng
1.2.4.1. Định nghĩa
Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng là bệnh của
toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt
dịch, bao khớp…thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều như cột sống [11].
1.2.4.2. Nguyên nhân thoái hóa

-

Sự lão hóa:
Theo quy luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng sinh sản và tái
tạo sụn giảm dần và thay vào đó là sự tăng lên của các tế bào hủy xương, khả
năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút
và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.


9

9

-

Yếu tố cơ giới:
Yếu tố cơ giới thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện
tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm, là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa khớp thứ
phát, nó gồm: Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường
của khớp và cột sống; Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn
sản làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống; Sự tăng trọng tải
(tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp).


-

Các yếu tố khác: Di truyền; Nội tiết (mãn kinh, tiểu đường, loãng xương do
nội tiết, do thuốc).
1.2.4.3. Cơ chế bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống một là do sụn thoái hóa phá hủy dần sụn khớp phủ
trên bề mặt xương, cùng với thay đổi cấu trúc khớp. Hai là, hiện tượng viêm
những tổ chức cận khớp. Sự thoái hóa sụn khớp gây hạn chế vận động. Hiện
tượng viêm gây triệu chứng đau - xung huyết - và giảm hoạt động khớp.
Trong thoái hóa khớp, diễn tiến bệnh có thể phân thành 2 giai đoạn:

-

Giai đoạn sớm: Khi hiện tượng cân bằng của sự thoái hóa và sự tự sửa chữa
để tái lập cân bằng trong hoạt động sinh học của khớp còn chưa bị phá vỡ.
Giai đoạn này sụn phì đại, tăng phần proteoglycan, hút thêm nước vào tổ
chức. Các tế bào sụn tăng tổng hợp collagen proteoglycan và cả các enzyme
thoái hóa metalloproteinase (collagen và stromelysine). Đó là những phản ứng
của sụn để sửa lại cấu trúc và cũng chỉ là bù trừ tạm thời đưa đến sự tăng tổng
hợp cytokin (Interleukin). Sau đó các tế bào sụn không thể thích ứng kéo dài
với tình trạng trên, cuối cùng suy sụp khả năng tự sửa chữa của sụn không
còn cân bằng được quá trình thoái hóa.


10

10

-


Giai đoạn mạn tính: Hiện tượng cân bằng của sụn bị phá vỡ thể hiện bằng
giảm đồng hóa (giảm tổng hợp collagen và proteoglycan). Song song các sản
phẩm liên quan đến sự thoái hóa khuôn sụn được tiếp tục đổ vào dịch khớp,
proteoglycan của sụn khớp giảm về hàm lượng, thay đổi về cấu trúc, từ đó sức
chịu đựng kém đối với cơ học đưa đến sự hủy hoại sụn.
+ Thay đổi xương: Sụn bị hủy hoại, xương không được che chở đã tổn
thương vì các đòi hỏi về cơ học, xương dưới sụn phản ứng bằng cách tăng
sinh xương, tái tạo bất thường để bù trừ mất sụn, mở rộng điểm tựa, thành lập
gai xương (osteophytose), đặc xương dưới sụn.
+ Phản ứng viêm ở bao hoạt dịch: Những mảnh proteoglycan và collagen
được giải phóng vào dịch khớp, với lượng tăng dần. Ở khớp giữ vai trò là nơi
loại bỏ những sản phẩm thoái hóa của sụn như cytokin và yếu tố tăng trưởng.
Chúng bị tiêu hủy bởi các đại thực bào. Hiện tượng trên dẫn đến viêm nhiễm
mạn tính ở bao hoạt dịch. Những tế bào hoạt dịch sinh ra cytokin đặc biệt là
Interleukin I, các chất này lại tác động vào sụn khớp và làm tăng thêm sự tàn
phá sụn [4].


11

11

Hình 1.2: Hình ảnh thoái hóa CSTL

1.2.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái
hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ
tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không
có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn
khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới

sụn, và màng hoạt dịch.
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại
kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới


12

12
sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên
những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống [4].
-

Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của đau vùng cột sống lưng được thể hiện rõ nét

-

bằng hội chứng cột sống
Hội chứng cột sống:
+ Đau CSTL: được biểu hiện dưới hai dạng đau vùng thắt lưng cấp (đau
một cách kịch phát ở vùng CSTL, kèm theo cảm giác cứng cột sống, đây là
một biểu hiện đặc trưng của thoái hóa đĩa đệm, diễn biến thường trong vòng 1
tuần), hoặc đau vùng thắt lưng mạn (diễn biến kéo dài trên 3 tháng, hầu như
xuất hiện hằng ngày và không có xu hướng thuyên giảm). Đau CSTL theo



tính chất cơ học.
Cách thức bắt đầu: không có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt, mà hình
thành dần dần ở người có tiền sử đau CSTL cấp hoặc đau dây thần kinh tọa,




hoặc đã từng đau CSTL thoáng qua.
Các yếu tố ảnh hưởng: đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, khi gấp thân, khi
ngồi, khi ngủ trên giường mềm, và ngược lại giảm đau khi bỏ gắng sức, nằm
tư thế hợp lý, nằm giường cứng…; đáp ứng tốt với thuốc chống viêm không



steroid.
Tính chất đau: đau có thể toàn bộ CSTL, có thể ở 1 hoặc 2 bên…Hoặc đau lan
về mào chậu hoặc xuống phía dưới xương cùng, hoặc về phía mông. Mức độ
đau tùy trường hợp có thể biểu hiện bởi cảm giác đau, cảm giác nặng hoặc



bỏng rát.
Thời điểm đau: hầu như liên quan đến thay đổi thời tiết. Nếu ở phụ nữ, có thể
liên quan đến thời kì trước hành kinh. Bệnh nhân đỡ đau về đêm và khi nghỉ
ngơi.
+ Dấu hiệu thực thể của Hội chứng cột sống:


13

13


Điểm đau cột sống: ấn hoặc gõ trên các mỏm gai đốt sống bệnh nhân phát

hiện được điểm đau. Trường hợp tổn thương rễ thần kinh thường có điểm đau




ở cột sống tương ứng.
Điểm đau cạnh sống: ấn đau ở vị trí cách đường liên mỏm gai 2cm.
Co cứng cơ cạnh sống thắt lưng: Quan sát bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng và
nghiêng, thấy rõ cơ bên nào bị co cứng sẽ nổi vồng lên. Khi sờ nắn, ấn tay



thấy các khối cơ căng, chắc.
Các biến dạng cột sống: bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, nhìn vùng thắt lưng
sẽ phát hiện được hiên tượng mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống thắt lưng,
đánh giá được độ ưỡn, gù, vẹo của cột sống.



Tầm hoạt động của CSTL: yêu cầu bệnh nhân cúi, ngửa, nghiêng phải,
nghiêng trái, xoay và quan sát thấy tầm hoạt động bị hạn chế.
Dùng thước đo tầm vận động để đánh giá hạn chế vận động của CSTL.
Bình thường độ duỗi 30 độ, gấp 80 độ, nghiêng từng bên 30 độ, quay từng
bên 25 độ. Đánh giá tầm vận động của CSTL ở 3 tư thế duỗi, gấp, nghiêng.
+ Độ duỗi của cột sống: Điểm đặt cố định ở gai chậu trước, cành cố định
đặt dọc theo đùi, cành di động đặt dọc theo thân, yêu cầu bệnh nhân đứng
thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, ngửa thân tối đa ta được góc đo của độ duỗi
CSTL.
+ Độ gấp của cột sống: Điểm đặt cố định ở gai chậu trước, cành cố
định đặt dọc theo đùi, cành di động đặt dọc theo thân, yêu cầu bệnh nhân

đứng thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, cúi thân tối đa ta được góc đo của
độ gấp CSTL.
+ Độ nghiêng của cột sống: Bệnh nhân đứng thẳng, điểm cố định ở gai
sau S1, cành cố định theo phương thẳng đứng, cành di động đặt dọc cột sống,
yêu cầu người bệnh nghiêng tối đa về từng bên, góc đo được là góc nghiêng
của CSTL.



Nghiệm pháp tay đất: bệnh nhân đứng thẳng 2 gót chạm nhau, từ từ cúi xuống
phía trước, khớp gối giữ thẳng. Bình thường bàn tay chạm đất. Khi có tổn


14

14
thương động tác cúi sẽ bị hạn chế, tay không sát đất, khoảng cách giữa bàn
tay và mặt đất sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ của tổn thương.


Đo độ giãn thắt lưng (nghiệm pháp Schober): bệnh nhân đứng thẳng, sau đó
thầy thuốc vạch một đường ngang qua đốt sống thắt lưng 5 (ngang hai mào
chậu) đo ngược lên 10cm rồi vạch một đường ngang thứ hai, cho bệnh nhân
cúi xuống, chân vẫn giữ thẳng, khi đã cúi hết mức tối đa. Bình thường độ giãn
CSTL là 4 - 6cm, nếu bị tổn thương thì độ giãn CSTL giảm, nếu nặng thì có
thể không giãn [4],[11].

-

Cận lâm sàng


-

Bilan viêm: âm tính

-

Xquang quy ước: có 3 dấu hiệu cơ bản:


Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằng




chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.
Đặc xương dưới sụn.
Gai xương: ở rìa ngoài của thân đốt sống, gai xương có thể tạo
thành cầu xương, khớp tân tạo. Đặc biệt những gai xương ở gần lỗ

-

gian đốt sống dễ chèn ép vào rễ thần kinh.
• Không có hiện tượng hủy xương.
CT Scanner hoặc MRI: hình ảnh hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai
xương, ngoài ra có thể đánh giá được tổn thương đĩa đệm và phần mềm cạnh
sống.
1.2.6. Chẩn đoán đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

-


-

Chẩn đoán xác định:
• Lâm sàng: Hội chứng cột sống.
• Cận lâm sàng: XQ quy ước; MRI hoặc CT-Scanner (nếu có)
Chẩn đoán phân biệt:
• Bệnh lý cột sống lưng: khối u, viêm cột sống do vi khuẩn, chấn



thương cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống.
Bệnh lý bên trong ống sống: u tủy, xơ cột bên teo cơ, xơ cứng rải rác…
Bệnh lý ngoài cột sống: lao cột sống,….


15

15
1.2.7. Điều trị
1.2.7.1. Nguyên tắc điều trị
-

Nằm bất động trong thời kì cấp tính.
Phòng bệnh thoáng mát, giường cứng….
Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không stroid, thuốc giãn cơ (khi có

-

co cơ).

Kết hợp nội khoa với phục hồi chức năng (vật lý trị liệu) nhằm tránh tư thế

-

xấu của cột sống và tái phát đau CSTL.
Sử dụng một số biện pháp khi cần: phong bế ngoài màng cứng…
1.2.7.2. Điều trị nội khoa.

-

Thuốc chống viêm giảm đau không steroid: liều lượng, đường dùng phụ thuộc
vào mức độ đau:
+ Đường tiêm: Meloxicam(Mobic 15mg), Piroxicam(Feldel 20mg)…
+ Đường uống: Meloxicam(Mobic 7,5mg), Celecoxib(Celebrex 200mg),

-

….
Thuốc giảm đau theo bậc thang của WHO: tùy vào mức độ đau mà sử dụng
thuốc theo bậc thang [4],[13].
• Bậc 1: thuốc không có Morphin: Paracetamol, Floctafenin,…
• Bậc 2: Morphin yếu như Paracetamon + Codein; Tramadol;


-

Tramadol + Paracetamol…
Bậc 3: Morphin mạnh (chlorhydrate morphin) dung dịch uống hoặc

tiêm.

Thuốc giãn cơ: Mydocam, Myonal….
Thuốc an thần…
Vitamin nhóm B liều cao tổng hợp, có tác dụng giảm đau chống viêm, chống
thoái hóa thần kinh [4],[12],[13].
1.2.7.3. Phục hồi chức năng

-

Điều trị bằng nhiệt nóng: Nhiệt làm giãn mạch tại chỗ hoặc toàn thân qua cơ
chế phản xạ. Nhờ giãn mạch mà làm thúc đẩy giảm quá trình viêm, tiết dịch,
tạo điều kiện làm lành vết thương do tăng quá trình dinh dưỡng tại chỗ. Nhiệt


16

16
làm tăng ngưỡng kích thích thần kinh và tăng chuyển hóa, ngừa thoái hóa sợi
-

cơ, tăng collagen trong tổ chức liên kết nếu kết hợp với kéo giãn.
Kéo giãn cột sống để điều chỉnh chiều cao của khoang gian đốt.
Đeo đai giữ cột sống, mặc áo cứng hoặc áo mềm cố định vùng cột sống thắt

-

lưng.
Các phương pháp khác: đắp Paraffin, bức xạ hồng ngoại, sóng ngắn và vi
sóng, siêu âm, điều trị bằng từ trường….. [14].
1.2.7.4. Điều trị ngoại khoa


-

Được chỉ định với các trường hợp
Đau vùng thắt lưng nhiều mà điều trị nội khoa không thành công trong 6 tháng.
Các bệnh gây di lệch chèn ép vào tủy, đuôi ngựa.
Phẫu thuật làm cứng, cố định cột sống khi có nguy cơ lún đốt sống, gù vẹo
nhiều…[4],[13].
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐAU THẮT LƯNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.3.1. Bệnh danh
Đau vùng thắt lưng trong y học cổ truyền gọi là chứng Yêu thống đã
được người xưa mô tả rất rõ trong các y văn cổ. Y học cổ truyền cho rằng
lưng là phủ của thận, thận là chủ của tiên thiên có năng lực làm cho cơ thể
cường tráng, thận hư sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi trước tiên là vùng thắt lưng
cho nên gây nên hiện tượng đau thắt lưng [15],[16].
1.3.2. Nguyên nhân

-

Do ngoại nhân: Thường do phong, hàn, thấp, nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở mà
xâm lấn vào các kinh Túc Thái dương Bàng quang, làm cho kinh khí của hai
kinh trên bị bế tắc, khí huyết không lưu thông mà phát sinh ra bệnh. Bệnh lâu

-

ngày sẽ làm hư tổn đến chính khí.
Do nội thương: chính khí của cơ thể bị hư tổn, rối loạn chức năng của các
tạng phủ nhất là hai tạng can và thận. Can tàng huyết, can chủ cân, can hư
không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân làm huyết kém, cân yếu
mỏi gây co rút. Thận chủ cốt tủy, thận hư thì xương cốt hư yếu gây đau mỏi.



17

17

-

Do bất nội ngoại nhân: Do lao động quá mức như bê vác nặng, hoặc bị sang
chấn… làm khí huyết hư trệ gây đau, hạn chế vận động [15],[16],[17].
1.3.3. Các thể lâm sàng:
1.3.3.1. Thể hàn thấp

-

Chứng trạng chủ yếu: Vùng lưng có cảm giác lạnh, nặng, xoay chuyển khó
khăn, trước đau nhẹ dần dần nặng lên, thay đổi thời tiết đau tăng, chườm ấm

-

thấy đỡ đau.
Thường gặp vào mùa đông xuân.
Kèm theo: lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt; mạch phù khẩn.
1.3.3.2. Thể thấp nhiệt

-

Đau vùng lưng, nơi đau có cảm giác bỏng rát; tiểu tiện đỏ ít.
Rêu lưỡi vàng; mạch nhu sác.
1.3.3.3. Thể huyết ứ


-

Đau lưng cố định, không có tính chất di chuyển, nơi đau cự án.
Tiền sử: sang chấn.
Lưỡi: tím, hoặc có điểm ứ huyết; mạch tế sáp.
1.3.3.4. Thể can thận hư

-

Đau lưng kèm theo mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi, ăn ngủ kém.
Lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít khô; phân táo, nước tiểu vàng; mạch trầm tế sác.
1.3.3.5. Thể can thận hư kèm theo sự xâm nhập của phong - hàn - thấp

-

Đau lưng nhiều, cảm giác tức nặng, chường ấm dễ chịu, kèm theo mỏi gối ù

-

tai, chóng mặt.
Chất lưỡi nhợt, bệu, rêu lưỡi trắng mỏng
Mạch: hoạt, sáp.
Theo Y học cổ truyền thì đau thắt lưng do thoái hóa cột sống nằm trong
thể can thận hư hoặc thể can thận hư kèm phong - hàn - thấp (Do công năng


18

18
tạng phủ suy giảm, chính khí hư yếu dễ bị sự xâm nhập của phong, hàn, thấp)

[16],[17],[18].
1.3.4. Một số phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột
sống theo y học cổ truyền
Điều trị chứng yêu thống theo YHCT gồm khu phong, tán hàn, trừ thấp,
thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương,
phù chính khu tà, khôi phục lại hoạt động sinh lý bình thường của vùng thắt
lưng. Do đó việc điều trị sẽ theo hai phương pháp chính là dùng thuốc và
không dùng thuốc.
Đúc rút từ kinh nghiệm cha ông ta để lại, ngày nay chúng ta có một kho
tàng các bài thuốc cổ phương có giá trị trên lâm sàng trong điều trị bệnh, và
tùy từng mỗi thể bệnh mà có một bài thuốc phù hợp. Đối với thể hàn thấp
phương pháp chữa là khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc thường
dùng bài Can khương thương truật thang (Can khương, Thương truật, Phục
linh, Ý dĩ, Xuyên khung, Quế chi, Cam thảo); Đối với thể khí trệ, huyết ứ thì
cần hành khí hoạt huyết, thư cân, hoạt lạc có thể dùng muối rang chườm nóng
tại chỗ, hoặc dùng lá ngải cứu sao với rượu, đắp ấm tại chỗ; Đối với thể can
thận âm hư thì phương pháp chữa là tu bổ can thận, khu phong, trừ thấp, tán
hàn thường dùng bài “Độc hoạt tang kí sinh”.
Một trong những phương pháp hiệu quả trong điều trị đau lưng do THCS
là châm cứu. Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh đã có từ
lâu đời, châm cứu là tên gọi chung của hai cách phòng chữa bệnh cổ truyền,
châm cứu có đặc điểm chung là kích thích vào huyệt tạo nên những phản ứng
thích hợp với từng trạng thái bệnh lý, điều hòa hoạt động chức năng bị rối
loạn và giảm đau. Châm là dùng một thứ kim kích thích vào huyệt, tùy theo
chứng bệnh có thể châm sâu, châm nông, kích thích mạnh hoặc nhẹ. Cứu là
dùng ngải khô làm nhỏ mịn, đốt cháy, hơ lên huyệt, thời gian tác động dài hay
ngắn, cứu ấm hay bỏng tùy thuộc từng trạng thái bệnh. Châm cứu tạo nên trạng


19


19
thái cân bằng âm dương, phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạng thái bệnh lý,



đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình thường.
- Cơ chế châm cứu theo y học hiện đại:
Châm cứu là một kích thích cơ giới và nhiệt tại nơi châm bị tổn thương tiết ra
histamine, bạch cầu tập trung, các phản xạ đột trục làm co giãn mạch máu từ



đó gây ra một cung phản xạ mới.
Theo nguyên lý của hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski thì trong cùng một
thời gian ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương, có hai luồng xung
động, luồng xung động nào có kích thích mạnh hơn và liên tục hơn sẽ kéo các



xung động của kích thích kia về nó và tiến tới dập tắt kích thích kia.
Mỗi tiết đoạn thần kinh chi phối cảm giác ở một vùng da nhất định. Trên cơ
sở những hiện tượng này Zakharin và Head đã thiết lập được một giản đồ về
sự liên quan giữa vùng da và nội tạng và là nguyên lý của máy chẩn đoán



huyệt dưới da.
Châm cứu gây ra một kích thích tới vỏ não nghĩa là có tính chất toàn thân do
đó người ta dùng một số huyệt không ở cùng với vị trí nơi đau và cũng không

ở cùng tiết đoạn với cơ quan bị bệnh. Khi châm cứu còn gây ra những biến

-

đổi về thể dịch và nội tiết, sự thay đổi các trung gian hóa học [28].
Cơ chế châm cứu theo y học cổ truyền: là điều hòa lại cân bằng âm dương cụ
thể là nâng cao chính khí, đuổi tà khí ra ngoài. Khi vận dụng châm cứu lại tùy
theo vị trí nông sâu của bệnh tật, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của bệnh và
bệnh nhân để vận dụng thích đáng dùng châm hay cứu, dùng thủ thuật bổ hay
tả theo nguyên tắc nhiệt thì châm, hàn thì cứu, hư thì bổ, thực thì tả.
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN CHÂM VÀ TRƯỜNG CHÂM
1.4.1. Điện châm
1.4.1.1. Định nghĩa:
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của kim châm vào
huyệt với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm.


20

20
Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau,
kích thích hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng ở tổ
chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ [19],[20], [21],
[22].
1.4.1.2. Cơ chế tác dụng của điện châm
Hiện nay kỹ thuật điện châm đã có mặt hầu hết trong các chỉ định của
châm cứu để nâng cao hiệu quả điều trị các chứng bệnh từ nhẹ đến nặng, ứng
dụng trong điều trị giảm đau, liệt, châm tê….
Dùng điện châm tức là dùng máy điện từ tạo một xung điện ở cường độ
thấp với các dải tần số khác nhau kích thích vào huyện nhằm mục đích điều

khiển sự vận hành khí huyết nhanh mạnh giúp tăng tác dụng của châm kim.
Điện châm thay thế cho thủ pháp vê tay kích thích huyệt một cách đều đặn
nhịp nhàng không làm cho bệnh nhân đau đớn, mà ngược lại còn làm cho
bệnh nhân có cảm giác tê, tức, nặng làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng
[23],[24].
Điện châm có cơ chế tác dụng là kích thích xung điện trường trong ngoài
tế bào, tăng trương lực cơ, tăng quá trình trao đổi chất và chuyển hóa tế bào,
tăng thải acid lactic do đó phục hồi khả năng vận động của các tế bào. Cơ chế
giảm đau của điện châm có liên quan đến chất Endorphin và Non-endorphin.
Vai trò giảm đau của châm cứu thông qua hệ thống serotonin - endorphin,
Kho và cộng sự (1993) nhận thấy điện châm làm tăng hàm lượng serotonin ở
hành tủy và cầu não. Nếu tiêm Naloxon (là chất ức chế các receptor của opiat)
trước đó thì hàm lượng serotonin sẽ giảm và tác dụng giảm đau của điện châm
cũng giảm. Hiện tượng này cho thấy điện châm tác động vào quá trình chuyển
hóa các chất truyền đạt thần kinh trung ương có bản chất là các receptor
opiate và đem lại cảm giác giảm đau [25],[26].
1.4.1.3. Chỉ định và chống chỉ định


21

21


-

Chỉ định:
Dùng để cắt chứng đau trong một số bệnh: đau khớp, đau răng, đau dây thần

-


kinh,…
Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: liệt nửa người, liệt các dây thần kinh

-

ngoại biên.
Châm tê để tiến hành phẫu thuật.
Chống chỉ định:
Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu.
Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc mắc bệnh tim, phụ nữ có

-

thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
Cơ thể đang trong trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi,

-

đói,…
Một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cấm châm sâu như Phong phủ,



Nhũ trung…., hoặc phía dưới huyệt gần sát vị trí tạng phủ [23],[24].
1.4.1.4. Cách tiến hành điện châm
-

Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hành châm
kim đạt tới đắc khí. Nối các huyệt cần được kích thích bằng xung điện tới


-

máy điện châm.
Cần kiểm tra lại máy điện châm trước khi vận hành để đảm bảo an toàn.
Tránh mọi động tác vội vàng khiến cường độ kích thích quá ngưỡng gây cơn

-

co giật mạnh kiến bệnh nhân hoảng sợ.
Thời gian kích thích điện tùy thuộc vào yêu cầu chữa bệnh, có thể từ 15 phút
đến 1 tiếng (như trong châm tê phẫu thuật).
1.4.1.5. Liệu trình điện châm
Thông thường điện châm 1 lần/ ngày, mỗi lần 20 - 25 phút, 1 liệu trình
điều trị từ 10-15 ngày hoặc dài hơn tùy yêu cầu điều trị.
Cường độ điện châm theo phương pháp bổ là 1-3 microAmpe, tần số
dưới 4Hz; cường độ điện châm theo phương pháp tả là từ 5 microAmpe trở
lên - tần số từ 6Hz trở lên [22].
1.4.2. Trường châm


22

22
1.4.2.1. Định nghĩa
Trường châm là một phương pháp điều trị đã có từ lâu đời, thủ thuật
châm bằng cách dùng một kim có chiều dài nhất định châm kim xuyên từ hai
đến nhiều huyệt có thể trong cùng một kinh hoặc châm xuyên các kinh với
nhau. Mục đích chính của phương pháp này là nhằm nâng cao khả năng vận
hành khí huyết trên kinh lạc, khai thông sự tắc nghẽn của khí huyết trên kinh

mạch đó.
Chữa bệnh bằng trường châm là một di sản lâu đời của châm cứu trong y
học phương Đông. Trường châm phát triển từ cơ sở lý luận của Cửu châm mà
người xưa đã ghi trong sách Linh khu (770-221 trước Công nguyên) [27].
Những loại kim người xưa dùng để châm chữa bệnh gồm có 9 loại (cửu
châm), trong đó hay dùng nhất là loại kim số 7, dài từ 2-8cm, đường kính 0,20,3 mm gọi là Hào châm. Tuy nhiên Hào châm có phần bị hạn chế trong điều
khí nhanh và mạnh.
Trường châm: loại kim số 8, ứng với Bát phong. “Phong” trong thiên
nhiên từ 8 phương tới tác động lên 8 khớp lớn trong cơ thể gây chứng tý.
Muốn chữa phải châm sâu, châm xuyên huyệt. Dùng trường châm dài 10-30
cm, đường kính 0,1- 0,3- 0,5 mm, có tác dụng điều khí tốt [27],[28].
Điện trường châm là một phát triển mới của nghành châm cứu, kết hợp
YHCT và YHHĐ, phát huy được cả tác dụng của kích thích lên huyệt vị,
huyệt đạo và tác dụng của xung điện trên cơ thể [27],[28],[29].
Châm cứu xuyên huyệt, xuyên kinh với kim trường châm làm nâng cao
khả năng điều khí. Riêng về châm cứu xuyên kinh làm tăng mạnh khả năng
điều khí huyết ở nơi dư thừa đến nơi đang thiếu khí huyết, điều này làm cân
bằng âm dương nhanh chóng và từ đó càng nâng cao tác dụng điều trị bệnh.
1.4.2.2. Chỉ định và chống chỉ định


23

23



Chỉ định:

-


Một số bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như các bệnh thuộc hệ
thần kinh như đau thần kinh ngoại biên, đau đầu, mất ngủ,…

-

Giảm đau trong các bệnh đau khớp, cột sống,…

-

Tuần hoàn: tim đập nhanh, tăng huyết áp,…

-

Tiêu hóa: cơn đau dạ dày, nôn mửa,…

-

Sinh dục: rong kinh, rong huyết, thống kinh, di tinh…

-

Một số bệnh viêm nhiễm: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến vú, chắp lẹo….



Chống chỉ định:

-


Các bệnh cấp cứu.

-

Các cơn đau bụng cần theo dõi về ngoại khoa.

-

Người sức khỏe yếu, thiếu máu, người mắc bệnh tim, tình trạng tinh thần
không ổn định,…

-

Cơ thể trạng thái không bình thường: vừa lao động mệt nhọc, đói,..
1.4.2.3. Tác dụng không mong muốn thường gặp



Sốc:

-

Do bệnh nhân sợ, sức khỏe yếu, cơ thể ở trạng thái không bình thường, thiếu
máu.

-

Hiện tượng: da tái, toát mồ hôi, mạch nhanh, tim đập yếu…

-


Giải quyết: rút kim ra ngay, đắp ấm, giải thích cho bệnh nhân, chỉ định thuốc
trợ tim nếu cần thiết.

-

Đề phòng:
+ Phải lựa chọn bệnh nhân trước khi châm, loại một số chống chỉ định.
+ Khi châm lần đầu phải động viên bệnh nhân và châm ít huyệt.
+ Thao tác châm nhẹ nhàng.


24

24



Chảy máu: do châm kim vào tĩnh mạch, khi rút kim gây chảy máu. Lấy ngay
bông khô ấn chặt vào nơi chảy máu, máu sẽ cầm. Nếu bị bầm tím, dùng ngón
tay di nhẹ trên miếng bông, chỗ bầm tím sẽ tan dần.


-

Gẫy kim:
Do cong kim, kim gỉ, và thủ thuật quá mạnh, thường gãy ở cán kim.
Dùng kẹp cặp kim ra, không để bệnh nhân giãy giụa khi châm và khi kim gãy.
Trước khi châm phải vuốt cho kim thẳng, loại bỏ kim gỉ, không châm lún cán
kim, bệnh nhân thở đều không gây phản ứng co cứng cơ.

1.5. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC “ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH”
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh được sử dụng trong YHCT để điều trị
chứng đau vùng eo lưng đã được chứng minh rất có hiệu quả. Bài thuốc được
bắt nguồn từ “Thiên kim phương” [30].
Bài thuốc gồm 15 vị thuốc: Độc hoạt, Tần giao, Đỗ trọng, Tang ký sinh,
Tế tân, Ngưu tất, Quế chi, Đảng sâm, Phục linh, Xuyên khung, Can địa
hoàng, Đương quy, Xích thược, Cam thảo [33].
1.5.1. Tác dụng của bài thuốc
Trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận, chỉ thống tý.
1.5.2. Chỉ định của bài thuốc
Chữa các chứng phong hàn thấp tý, các khớp sưng đau, lưng gối đau mỏi
trong các chứng can thận hư.
1.5.3. Phân tích bài thuốc
Bài thuốc này cấu trúc từ hai nhóm thuốc. Một nhóm thuốc lấy trừ tà làm
chủ, bao gồm các vị Độc hoạt, Tế tân, Phòng phong, Tần giao…có tác dụng
trừ phong thấp mà chỉ thống. Một nhóm thuốc lấy phục chính làm chủ gồm
các vị Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo, Can địa hoàng và thay Bạch thược


25

25
bằng Xích thược, Đương Quy, Xuyên khung (thực chất là bài “Bát trân thang”
bỏ đi Bạch truật) nên có tác dụng bổ khí huyết.
Trong đó bài thuốc có đủ vị trong bài “Tứ vật” còn có tác dụng hoạt
huyết với ý nghĩa: Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt. Bài
thuốc còn có các vị Tang kí sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để bổ can thận, làm khỏe
lưng gối và cân cốt.
Độc hoạt có vị cay, tính ôn vào kinh can và kinh thận, trừ phong tà, hàn
thấp làm đau lưng, gối tê mỏi. Tang kí sinh vị đắng tính bình, vào hai kinh:

can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai và xuống sữa, trị
các chứng đau nhức mỏi trong cơ thể. Tần giao vị đắng tính bình, vào 4 kinh:
can đởm, vị và đại tràng, có tác dụng trừ phong thấp, điều hòa khí huyết,
thanh nhiệt, lợi tiểu, điều trị các chứng phong tê thấp, tay chân co rút. Phòng
phong vị cay ngọt, tính ôn vào 5 kinh: can, phế, tỳ, vị, bàng quang, có tác
dụng phát hãn giải biểu trừ phong thấp, trị đau các khớp, đau nhức mỏi toàn
thân, các chứng do hàn thấp, phong tà. Tế tân vị cay tính ấm, vào 4 kinh: can,
thận, tâm, phế, có tác dụng trừ phong tán hàn, thông khiếu hành thủy, giảm
đau, trị các chứng đau khắp mình mẩy, nhức đầu, tức ngực, trị các chứng
phong hàn thấp tý. Đương quy vị cay đắng ngọt thơm, tính ấm, vào 3 kinh:
tâm, tỳ, can, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết nhuận táo, hoạt tràng, trị các
chứng huyết hư đau tê nhức, bổ khí để sinh cơ, đại tiện táo bón. Bạch thược vị
chua đắng tính hơi hàn, vào phần huyết của kinh can, có tác dụng tả can hỏa,
tán ác huyết trị đau nhức mỏi (tẩm dấm sao). Xuyên khung vị cay tính ôn, vào
3 kinh: tâm bào, can, đởm, có tác dụng hoạt huyết, hành khí, khu phong giảm
đau, trừ phong thấp, giảm sưng đau các khớp, hành huyết, tán ứ, đau đầu
chóng mặt. Sinh địa vị ngọt đắng, tính mát, vào 3 kinh: tâm, can, thận, có tác
dụng bổ chân âm, lương huyết, thông huyết mạch, bồi bổ ngũ tạng, tăng khí
lực làm sáng mắt, trị chứng huyết ứ do tổn thương tân dịch. Đỗ trọng vị ngọt


×