Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Khảo sát mối liên quan giữa nhiễm HPV nguy cơ cao với các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung ở các phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.4 KB, 92 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong 5 loại ung thư thường gặp
nhất ở nữ. Hàng năm trên thế giới có tới 530.232 trường hợp mắc mới và
275.000 trường hợp tử vong. Trong số đó, 90% đến từ các nước đang phát
triển- những nơi không có chương trình phòng chống ung thư thích hợp.Theo
thống kê của Tổ chức phòng chống ung thư toàn cầu, trên thế giới cứ 2 phút
lại có một phụ nữ chết và ở Việt Nam mỗi ngày có 7 phụ nữ chết vì UTCTC
[1]. Tuy nhiên UTCTC- dù là một trong những bệnh phổ biến và hiểm nghèonhưng chúng ta có thể ngăn chặn một cách hữu hiệu nhất vì nó có giai đoạn
tiền ung thư kéo dài hàng chục năm và Human papillomavirus ( HPV) đã
được khẳng định là thủ phạm chính [2]
Dựa trên cơ sở khoa học đó, chúng ta đã có những biện pháp phòng ngừa
bệnh chủ động: Phòng nguyên phát bằng cách tiêm vaccine HPV và phòng
thứ phát bằng sử dụng các xét nghiệm sàng lọc ung thư bằng xét nghiệm sinh
học phân tử HPV nhằm phát hiện những phụ nữ nhiễm HPV mà chưa có thay
đổi về mặt tế bào cổ tử cung (CTC), xét nghiệm tế bào học CTC hoặc nghiệm
pháp bôi acid acetic lên bề mặt biểu mô CTC (VIA) để phát hiện tế bào CTC
có biến đổi bất thường [3-5] .
Hàng năm trên thế giới, ước tính có khoảng 529.000 ca mắc mới
UTCTC, tử vong khoảng 275.000 trường hợp, trong đó 85% tổng số các
trường hợp bệnh gặp ở những nước đang phát triển [1]. Mỗi năm, Châu Á có
thêm khoảng 312.000 bệnh nhân UTCTC, chiếm 59% trường hợp mắc mới
trên toàn thế giới đặc biệt ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, nơi có tỷ lệ
nhiễm HPV cao nhất trong châu lục [1, 6]. Cùng với sự tăng nhanh tỷ lệ


2
nhiễm HPV trong cộng đồng, UTCTC thực sự trở thành gánh nặng bệnh tật
toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý của nữ giới.


Tỷ lệ mắc bệnh UTCTC ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ hiện
mắc HPV. Một số nghiên cứu tiến hành vào năm 2004, 2006 và 2015 cho thấy
tỷ lệ hiện mắc HPV ở TP. Hồ Chí Minh tăng từ 10,9% lên 12% và 17,6% [79].Theo nghiên cứu của Lê Quang Vinh và cs, năm 2011 ở 3 tỉnh: Thái
Nguyên, TP. Huế và Cần Thơ, tỷ lệ hiện mắc HPV lần lượt là: 11,4%, 8,5% và
16,4% [10] . Các tác giả Lê Quang Vinh, Phạm Thanh Yên và cs tiến hành
khảo sát tỷ lệ nhiễm HPV trong 2 năm 2015 và 2016 tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ
mắc HPV tăng nhanh từ 9,73% lên 19,55% [11, 12], cao hơn rất nhiều so với
nghiên cứu của Lê Trung Thọ và cs thực hiện ở cộng đồng nữ sống tại Hà Nội
năm 2009 là 5,3% [13]. Có trên 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ đào thải virus
trong vòng 2 năm, khoảng 10% các trường hợp vẫn còn virus HPV sau 3 năm
và có dưới 5% tiến triển thành tổn thương CIN 2 hoặc nặng hơn trong 3 năm.
Tổn thương xâm lấn CTC bắt đầu xuất hiện sau khoảng 13- 15 năm, trong đó
20% CIN 3 tiến triển thành ung thư trong 5 năm và 50% CIN 3 tiến triển
thành ung thư trong vòng 30 năm [2]. Dựa vào kết quả sàng lọc, người bệnh
được phát hiện và điều trị ở giai đoạn rất sớm khi quá trình ung thư chưa thực
sự xảy ra. Sự kết hợp các phương pháp sàng lọc sẽ làm tăng độ nhạy và độ
đặc hiệu trong chẩn đoán. Với tầm quan trọng và ý nghĩa của việc định
genotype HPV cũng như xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Khảo sát mối liên quan giữa nhiễm HPV nguy cơ cao với các tổn
thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung ở các phụ nữ đến khám phụ
khoa tại Bệnh viện Phụ sản trung ương” nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao bằng phân tích DNA và một
số yếu tố liên quan ở phụ nữ khám phụ khoa tại bệnh viện phụ sản
Trung ương.


3
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với các tổn
thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung trên tế bào học và mô
bệnh học.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhắc lại sơ lược giải phẫu và cấu tạo mô học cổ tử cung
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu

Hình 1.1. Sơ đồ đường sinh dục nữ: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, thân tử
cung, vòi tử cung và buồng trứng.
Cổ tử cung là phần hẹp và thấp nhất của tử cung, xuất phát từ đoạn cuối
ống cận trung thận, được bao phủ bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa ở 1/3
ngoài và biểu mô trụ ở 2/3 trong ống cổ tử cung, chiều dài trung bình 3cm,
đường kính khoảng 2,5cm, nhô vào trong âm đạo, có hình trụ ở người chưa đẻ,
hình nón cụt ở người đã đẻ, teo nhỏ hình chóp nhọn ở phụ nữ mãn kinh. Cổ tử
cung bao gồm 2 phần: phần dưới nằm trong âm đạo gọi là cổ ngoài chiếm
khoảng ½ độ dài, là phần có thể thấy được khi khám bằng mỏ vịt, phần trên
tiếp nối với thân tử cung bằng eo tử cung. Ống cổ tử cung thông với buồng tử
cung qua eo tử cung ở phía trên, đi từ lỗ trong ra lỗ ngoài cổ tử cung mở vào
khoang âm đạo [14]


4
1.1.2. Cấu tạo mô học cổ tử cung
- Biểu mô vảy không sừng hóa lót mặt trong thành âm đạo và túi cùng
âm đạo, liên tục đến cổ ngoài, chiếm tới 1/3 chiều dài cổ tử cung. Biểu mô
vảy cổ tử cung đáp ứng với sự thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ.
- Biểu mô tuyến ống cổ tử cung chế nhầy có các nếp gấp lõm xuống mô
liên kết bên dưới, tạo thành các phức hợp khe tuyến nằm trong mô đệm xơ.
Khoảng 2/3 trong cổ tử cung được phủ bởi biểu mô tuyến.
- Ranh giới vảy-trụ (Squamous-columnar junction – SCJ): là nơi tiếp
giáp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy. Vị trí của nó thay đổi qua các thời kỳ

trong cuộc đời người phụ nữ. Trước dậy thì ranh giới này thường nằm ở lỗ
ngoài cổ tử cung; ở phụ nữ đã sinh đẻ có thể nằm trên cổ ngoài; sau khi mãn
kinh thường đi vào trong ống cổ tử cung.
Tại vùng tiếp giáp biểu mô vảy-trụ thường xảy ra hiện tượng dị sản vảy.
Biểu mô vảy thay thế biểu mô tuyến, đó là một thay đổi mang tính thích nghi,
phản ứng trước một kích thích bất kỳ kiểu mạn tính, hoặc là một đáp ứng với
một kích thích do nội tiết tố [15]

Hình 1.2: Biểu mô vảy cổ ngoài trên nhuộm HE
1.2. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung
1.2.1. Tình hình dịch tễ học ung thư cổ tử cung trên thế giới
Ung thư CTC là loại ung thư phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.
Theo hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC), tỷ lệ ung thư cổ tử cung chiếm


5
12% các loại ung thư ở nữ giới. Ước tính có 528.000 ca mới mắc và 266.000
trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung trong năm 2012, trong số đó 9/10
số tử vong là ở các nước kém phát triển.Trên thế giới, tỷ lệ tử vong của
UTCTC là 52% [4].Tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC phụ thuộc nhiều vào
sàng lọc phát hiện các tổn thương tiền ung thư, các phương pháp điều trị các
trường hợp ung thư thích hợp và phòng nhiễm HPV bằng vaccine. Trong năm
2008, ở các nước phát triển thì UTCTC là một trong 10 loại ung thư phổ biến
nhất ở nữ (9/100.000) và tỷ lệ tử vong 3,2/100.000. Trái lại ở các nước đang phát
triển thì UTCTC là loại ung thư phổ biến thứ hai với tỷ lệ mắc 17,8/100.000 với
tỷ lệ tử vong là 9,8/100.000 phụ nữ. Ở Châu Phi, UTCTC là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ.
Ở Mỹ mỗi năm có trên 12.000 ca UTCTC xâm nhập và xấp xỉ 4000
người tử vong liên quan đến ung thư, tỷ lệ mắc và tử vong đứng hàng thứ ba
sau ung thư tử cung và ung thư buồng trứng. Tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC

khác nhau giữa các nhóm chủng tộc và dân tộc: da trắng (tỷ lệ mắc
7.7/100,000 và tỷ lệ tử vong: 2.2/100,000), người Mỹ gốc Phi (tỷ lệ mắc:
10.7/100,000 và tỷ lệ tử vong: 4.4/100,000), thổ dân Alaska (tỷ lệ mắc:
9.7/100,000 và tỷ lệ tử vong: 3.4/100,000).
Theo thống kê của WHO 2012 thì tỷ lệ tử vong cao nhất là ở châu Phi
(57/100.000), thấp nhất ở Mỹ (7/100.000).
1.2.2. Tình hình UTCTC ở Việt Nam
Trong 4 năm, giai đoạn từ 1/1/2001 đến 31/12/2004 có 32.944 ca ung thư
mới mắc đã được ghi nhận tại 5 tỉnh thành. Tại Cần Thơ, UTCTC đứng hàng
đầu trong các loại ung thư ở nữ giới, tại Huế UTCTC đứng hàng thứ ba, tại
Hà Nội, Thái Nguyên và Hải Phòng, đứng thứ tư [16].
Một số công trình nghiên cứu sàng lọc tại cộng đồng từ những năm 1990
bằng phiến đồ CTC-ÂĐ cho thấy: tỉ lệ tổn thương tiền ung thư ở Miền Bắc


6
trung bình là 3,51% theo Nguyễn Vượng và 3,03% theo Ngô Thu Thoa [17,
18]. Ở Miền Nam, theo Nguyễn Sào Trung, tỷ lệ CIN I là 1,7%, CIN độ cao là
11,75% trong Bệnh viện và Trung tâm y tế [19]. Tác giả Trịnh Quang Diện
nghiên cứu sàng lọc tổn thương tiền ung thư và UTCTC tại một số cộng đồng
ở Miền Bắc và tỉnh Cần Thơ từ năm 1992 đến 1999 cho thấy tỷ lệ các tổn
thương tiền ung thư thấp nhất là 1,4%, cao nhất là 4,33%. Tỉ lệ UTCTC xâm
nhập thấp nhất là 0,02%, cao nhất là 0,22%, trung bình là 0,04% [20, 21].
1.2.3. Những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Rất nhiều nguyên cứu trước đây đã xác định có những mối liên quan rõ rệt
với UTCTC như: Những phụ nữ có hoạt động tình dục sớm (dưới 15 tuổi), có
nhiều bạn tình, những người có con sớm, đẻ nhiều, đẻ dầy, dùng thuốc tránh thai,
mắc bệnh lây truyền theo đường tình dục, hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, tiền sử
có viêm nhiễm ở cổ tử cung, nhất là loạn sản cổ tử cung không được điều trị triệt
để [22-25]. Ngày nay, nhờ những tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, những

nguyên nhân trên tuy vẫn được xác định nhưng chỉ có ý nghĩa phối hợp, hỗ trợ
và thúc đẩy sự phát triển của u, song nguyên nhân chính gây UTCTC đã được
khẳng định đó là virus sinh u nhú ở người Human Papillomavirus (HPV). Vì
DNA của HPV đã được tìm thấy trong những trường hợp UTCTC với tỉ lệ rất
cao, lên đến 99,7%, đặc biệt là các typ 16 và 18. Đồng thời cũng đã xác định
được cơ chế gây bệnh của các typ virus đó cũng như phòng ngừa tác hại của
chúng bằng tiêm vaccine chống HPV [26-28].
1.3. Các thông tin về HPV
1.3.1. Khái niệm


7
Virus Papilloma ở người là siêu vi trùng dạng DNA, rất hay lây, có khả
năng gây nhiều biến chứng từ nhẹ đến trầm trọng, tên đầy đủ là Human
Papilloma Virus [29]


8
1.3.2. Hình thái

Hình 1.3. Hạt virus HPV
HPV là virus có kích thước nhỏ, họ Papillomaviridea, không vỏ, đối
xứng xoắn ốc. Hạt có đường kính 52-55 nm, vỏ gồm 72 đơn vị capsomer, mỗi
đơn vị capsomer gồm: một panmenter của protein cấu trúc L1 và một protein
cấu trúc L2 (là thành phần kháng nguyên sử dụng trong phản ứng miễn dịch),
nhìn dưới kính hiển vi điện tử trông như quả bóng [30]
1.3.3. Phân loại HPV
HPV có trên 200 typ, trong đó có khoảng 20-30% số typ chưa giải mã
được toàn bộ gen, có 40 typ có thể gây bệnh ở cơ quan sinh dục nam, nữ [31]
HPV được chia thành các nhóm khác nhau theo vị trí gây bệnh và khả

năng gây ung thư, nhưng đáng quan tâm nhất là nhóm genotype HPV nguy cơ
cao (high-risk type). Nhóm này có khả năng gây ung thư do khả năng gắn
DNA vào gen người gây hiện tượng tăng sinh, biến đổi tế bào, gồm HPV 16,
18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 73, 82 và HPV 26, 53, 66.Trong
đó HPV 16, 18 là nguyên nhân hầu hết của UTCTC.


9
1.3.4. Các nghiên cứu về tình trạng nhiễm HPV
1.3.4.1. Các nghiên cứu trong nước
Bảng 1.1. Các nghiên cứu trong nước về tình trạng nhiễm HPV

Tên tác giả


m

Quần thể

Nơi nghiên cứu

hr HPV

Phạm Thanh Yên [12]

2016 Bệnh viện

Nội thành HN

19,6%


Lê Quang Vinh [11]

2015 Cộng đồng

Hà Nội

9,7%

Đỗ Phú Quang [9]

2015 Bệnh viện

TP HCM

17,6%

Lê Quang Vinh [10]

2011 Cộng đồng

3 tỉnh*

8,1%

Nguyễn Bá Đức [16]

2007 Cộng đồng

Ngoại thành HN


1,8%

Vũ Thị Nhung [8]

2006 Cộng đồng

TP HCM

12,0%

Nguyễn Trọng Hiếu [7]

2004 Cộng đồng

TP HCM

10,9%

(3 tỉnh* là Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ)
Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả ở các thời điểm khác nhau, địa
điểm khác nhau và quần thể nghiên cứu khác nhau. Chúng ta nhận thấy trong
vòng 10 năm qua, tỷ lệ nhiễm HPV có chiều hướng tăng rất nhanh mặc dù có
tỷ lệ khác nhau do ảnh hưởng của tập tục văn hoá và lối sống. Đặc biệt ở hai
thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhiễm cao và tương đối
như nhau. Có sự chênh lệch rõ ràng giữa 2 quân thể nghiên cứu. Quần thể
bệnh viện là những phụ nữ đi khám phụ khoa, nên khả năng họ ở nhóm nguy
cơ cao hoặc đang mắc bệnh viêm phụ khoa nói chung và bệnh lây truyền qua
đường tình dục nói riêng.


1.3.4.2. Các nghiên cứu trên thế giới


10
Bảng 1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về tình trạng nhiễm HPV
Tên tác giả

Năm

Quần thể

Nơi nghiên cứu

hr HPV

Athena [2]
2012 Quần thể
Mỹ
6,7%
Vinodhini K [3]
2012 Cộng đồng Đa trung tâm
15,7%
Bruni L [4]
2010 Bệnh viện Đa trung tâm
11,7%
Tsao KC [5]
2010 Cộng đồng Đài Loan
21,3%
Dursun P [32]
2009 Bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ

23,0%
Các nghiên cứu ở các nước trên thế giới cũng cho thấy tỷ lệ tương tự như
ở Việt Nam, mặc dù có nơi cao, nơi thấp. Điều này cũng có thể do ảnh hưởng
của phong tục tập quán ở các vùng, miền địa lý, chính trị khác nhau.
1.3.4.3. Kết quả lâm sàng có liên quan đến HPV 16 và 18
Bảng 1.3. Kết quả lâm sàng có liên quan đến HPV 16 và 18
Kết quả LS
Tỷ lệ chung Trung Nam Mỹ Châu Á Châu Phi
UTCTC xâm lấn
65- 77%
65%
67%
72%
CIN2/3(*)
41- 57%
48%
41%
48%
CIN1 (**)
15- 32%
21%
32%
15%
ASC-US (***)
8- 19%
8%
N/A
N/A
(*): tương ứng với HSIL (tổn thương biểu mô vảy mức độ cao)
(**): tương ứng với LSIL ( tổn thương biểu mô vảy mức độ thấp)

(***): các tế bào vảy không điển hình chưa được xác định là có ý nghĩa.
N/A: không áp dụng
Tỷ lệ nhiễm HPV týp 16 và 18 chiếm phần lớn các trường hợp ung thư
cổ tử cung xâm nhập tương tự ở các Châu lục (từ 65%-72%). Tỷ lệ này giảm
dần từ tổn thương mức độ cao cho đến tổn thương nghi ngờ bất thường. Các
typ HPV phổ biến nhất xác định được ở những bệnh nhân UTCTC là HPV16,
18, 45, 31, 33, 52, 58, 35, 59, 39, 51, 73, 68 và 66 [33]
1.4. Cơ chế bệnh sinh của ung thư cổ tử cung
Nhiễm một hoặc nhiều typ HPV nguy cơ cao được khẳng định là nguyên
nhân tiên phát của UTCTC . Nhiễm HPV mạn tính là giai đoạn trung gian trên
con đường phát triển ung thư xâm lấn CTC. Đây là tình huống duy nhất trong


11
lĩnh vực ung thư học, chưa có một ung thư nào ở người có được một mối
quan hệ chặt chẽ với virus như vậy. Mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiễm HPV và
ung thư cổ tử cung đã dẫn đến hai dạng dự phòng: (1) sàng lọc nhiễm HPV
như là một dấu chỉ điểm của tổn thương tiền ung thư cổ tử cung (CIN), (2)
tiêm vaccin HPV để phòng ngừa nhiễm HPV dẫn đến sự hình thành các tổn
thương này [27, 34]
Cho đến nay đã phát hiện được khoảng 150 typ HPV, trong đó có hơn
30 typ có ái tính với đường sinh dục. Người ta chia HPV sinh dục thành hai
nhóm: nhóm nguy cơ thấp (thường gặp nhất là các týp 6 và 11) gây nên
condyloma sinh dục và nhóm nguy cơ cao (có 14 týp, các týp thường gặp nhất
là 16, 18, 31, 33 và 45) gây ra các tổn thương: CIN và/hoặc ung thư cổ tử
cung, âm đạo, hậu môn, dương vật, thanh quản. Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1
lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy
ra trong độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Virus HPV sau
khi nhiễm vào biểu mô cổ tử cung sẽ gây ra các thay đổi ở biểu mô vảy
và/hoặc tuyến cổ tử cung. Phần lớn các tổn thương này tự thoái triển về bình

thường sau một thời gian tương đối ngắn hoặc không tiến triển đến mức độ
nặng hơn. Nếu người phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao và phối hợp với các
yếu tố hiệp đồng khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong
khoảng 10 - 20 năm qua các giai đoạn tân sản nội biểu mô để hình thành
UTCTC.
Các yếu tố nguy cơ của UTCTC bao gồm quan hệ tình dục sớm hoặc với
nhiều người, sinh nhiều con, vệ sinh sinh dục không đúng cách, viêm CTC mạn
tính, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, điều kiện dinh dưỡng, kinh tế
xã hội thấp, hút thuốc lá, đái tháo đường, sử dụng thuốc tránh thai đường uống
loại phối hợp kéo dài (> 10 năm), nhiễm HIV, Herpes simplex virus.


12
Có trên 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ đào thải virus trong vòng 2 năm,
khoảng 10% các trường hợp vẫn còn virus HPV sau 3 năm và có dưới 5% tiến
triển thành tổn thương CIN2 hoặc nặng hơn trong 3 năm. Tổn thương xâm lấn
cổ tử cung bắt đầu xuất hiện sau khoảng 13-15 năm, trong đó 20% CIN3 tiến
triển thành ung thư trong 5 năm và 50% CIN3 tiến triển thành ung thư trong
vòng 30 năm [2].
1.5. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung
1.5.1. Lịch sử phát triển
Vào năm 1927, Aurel Babes một nhà khoa học người Rumania đã thu
thập và sấy khô tế bào CTC trên lam kính rồi soi dưới kính hiển vi để tìm tế
bào ung thư. 16 năm sau, năm 1943, George Papanicolaou đã tạo lên bước
ngoặt lớn khi công bố ấn phẩm giới thiệu phương pháp PAP trong sàng lọc
UTCTC. Năm 1949, phương pháp tế bào học PAP chính thức được sử dụng
trên lâm sàng [35].Năm 1996, PAP nhúng dịch ra đời. Qua nhiều thập kỷ ứng
dụng, PAP đã cứu sống hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới. Năm 1976,
Harald zur Hausen lần đầu tiên nói về mối liên hệ giữa HPV và UTCTC.
Đến năm 1999, xét nghiệm HPV chính thức được giới thiệu trong vai trò phân

tầng cho BN có kết quả PAP là ASC-US. Xét nghiệm HPV đã mang đến
những bước đột phá vượt bậc trong sàng lọc nguy cơ UTCTC. Năm 2006, bộ
đôi xét nghiệm PAP-HPV với định týp HPV16, HPV18 được chỉ định cho
phụ nữ trên 30 tuổi. Tuy nhiên từ năm 2007, tỷ lệ tử vong do UTCTC
không giảm được hơn nữa, vì vậy cần một phương pháp hiệu quả hơn nhằm
bảo vệ phụ nữ khỏi UTCTC. Năm 2011, kết quả nghiên cứu ATHENA đánh
giá hiệu quả của xét nghiệm Cobas HPV được công bố. Ngay sau kết quả
ATHENA, xét nghiệm Cobas HPV đã được Cục quản lý thực phẩm và dược
phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho chỉ định phân tầng nguy cơ đối với phụ
nữ có kết quả tế bào học ASC-US và bộ đôi xét nghiệm cho phụ nữ trên 30


13
tuổi. Tháng 4 năm 2014, FDA phê duyệt Cobas HPV là xét nghiệm đầu tay
trong sàng lọc nguy cơ UTCTC cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Năm 2015, Hà
Lan tiên phong áp dụng phác đồ tầm soát đầu tay với xét nghiệm Cobas HPV.
Năm 2016, Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) tán thành phê duyệt của FDA
cho việc sử dụng xét nghiệm HPV là phương pháp đầu tay trong sàng lọc
nguy cơ UTCTC. Trên thế giới, nhiều nước đang và hướng tới sử dụng xét
nghiệm HPV- DNA là xét nghiệm sàng lọc đầu tay cho phụ nữ trên 25 tuổi.
Bên cạnh hai phương pháp trên, phương pháp quan sát CTC bằng mắt thường
sau khi bôi dung dịch acid acetic (VIA: Visual Inspection with Acetic Acid)
hoặc Lugol lên bề mặt cổ tử cung (VILI: Visual Inspection with Lugol’s
Iodine) cũng đã được sử dụng sàng lọc tầm soát UTCTC trong nhiều thập kỷ
qua, đặc biệt được sử dụng ở những nước đang phát triển hoặc các cộng đồng
có thu nhập thấp. Cho đến nay, hai phương pháp này chủ yếu được sử dụng
trong các chương trình hoặc nghiên cứu. Mặc dù chúng được xem là một sự
tiếp cận mới đầy hứa hẹn nhưng còn nhiều việc phải làm như: Tìm ra những
yếu tố làm tăng cường, thúc đẩy thực hiện VIA/VILI rộng rãi, quản lý chất
lượng của chúng nhằm làm giảm tỷ lệ điều trị hoặc chuyển tuyến quá mức vì

độ đặc hiệu của test thấp, tìm giải pháp tốt nhất để thích hợp test vào chương
trình phòng chống UTCTC sẵn có.
1.5.2. Các phương pháp sàng lọc
1.5.2.1. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Xét nghiệm tế bào học CTC là phương pháp thường dùng nhất để tầm
soát UTCTC, đã được y giới toàn cầu thừa nhận từ nhiều thập niên qua do
thoả mãn các điều kiện: độ nhạy khá cao, có thể lặp lại nhiều lần và đã chứng
minh được tính hữu hiệu khi hạ thấp tần suất ung thư xâm lấn CTC ở các
nước phát triển. Ngày nay, HPV được coi là nguyên nhân hàng đầu gây
UTCTC ở phụ nữ. Người ta đã tìm thấy ADN của virus ở trên 99% các trường


14
hợp UTCTC. Kỹ thuật xét nghiệm tế bào CTC hoàn toàn có thể thực hiện
được nhờ dựa vào các biến đổi về hình thái tế bào biểu mô. Trên phiến đồ tế
bào cổ tử cung- âm đạo nhuộm Papanicolaous, các trường hợp nhiễm HPV có
thể thấy 1 hoặc 2 hay 3 đặc điểm sau [36].
+ Tế bào bóng (tế bào rỗng, koilocyte): có nguồn gốc từ tế bào vảy
trưởng thành hoặc chưa trưởng thành hoặc tế bào vảy dị sản của vùng chuyển
tiếp với những đặc điểm sau: Tế bào thường to hơn các tế bào dị sản vảy,
giảm hoặc mất tính đa diện làm cho tế bào có xu hướng tròn hơn và đặc trưng
bằng các quầng sáng không đều nhau quây quanh các nhân bình thường hoặc
bất thường.
+ Tế bào loạn sừng: Tế bào loạn sừng nhỏ có bào tương da cam, nhân
teo đặc hoặc không điển hình. Tế bào loạn sừng to có bào tương đặc, màu da
cam, chứa một hay nhiều nhân to với chất nhiễm sắc thưa hoặc đông đặc.
+ Tế bào khổng lồ: thường gặp trong condyloma song không đặc trưng.
Chúng giống tế bào vảy sau xạ trị, thiếu vitamin B12 hoặc acid folic. Thường
là những tế bào to gấp nhiều lần cỡ tế bào vảy trung gian hay nông, nhiều bào
tương, nhuộm hồng hay xanh, thường chứa các hốc có khi thấy các tiểu thể;

nhân thường to, tăng sắc.
Tiêu chuẩn đánh giá các tế bào cổ tử cung có biến đổi bất thường dựa
vào bảng phân loại của Bethesda [37].

Bảng 1.4. Phân loại Bethesda 2001
Bethesda 2001

Đặc điểm tế bào học


15

Bình thường

Không có các tế bào bị biến đổi hình dạng hoặc có nhiều
nhân
Nhân to hơn nhân tế bào vẩy trung gian bình thường từ 2
đến 3 lần, có thể có nhiều nhân, tế bào biểu mô tăng nhẹ

ASCUS/ AGC

tỷ lệ nhân/bào tương so với các tế bào bình thường. Các
biểu hiện bất thường này không có ý nghĩa xác định
Tổn thương nội mô vảy ở cấp độ thấp. Có các dấu hiệu

LSIL

tổn thương nội mô vảy, đặc biệt là kích thước và hình
dạng của tế bào
Tổn thương nội mô vảy ở cấp độ cao. Các tổn thương


HSIL

tiền ung thư, các tế bào bất thường lan rộng ra toàn bộ
lớp biểu mô, chuẩn bị có dấu hiệu lan rộng ra xung
quanh.
Các tế bào vảy bị biến dạng xâm lấn toàn bộ chất nền cổ

Ung thư xâm lấn tử cung, lan rộng gây tổn thương nghiêm trọng
1.5.2.2. Xét nghiệm HPV
- Phương pháp lai phân tử
Phương pháp lai là phương pháp khuếch đại tín hiệu được sử dụng phổ
biến để phát hiện HPV trong bệnh phẩm, dựa sự phát quang bằng phản ứng
hóa học của phức hợp gồm kháng thể bị bắt giữ - dung dịch lai và tín hiệu
được khuếch đại [38]. Các loại phương pháp lai sử dụng trong phát hiện HPV
bao gồm: Hệ xét nghiệm II bắt giữ thể lai (Hybrid Capture II Test System);
Phương pháp lai Southern-blot được Southern E.M mô tả năm 1975. Nguyên
tắc lai Southern-blot dựa trên khả năng tiếp nhận DNA của màng lai
nitrocellulose. Sự ra đời của phương pháp điện di trên gel đã cho phép phân
tách các đoạn DNA được cắt bởi enzym cắt giới hạn dựa trên kích thước của
chúng và phương pháp chuyển DNA từ gel sang màng lai nitrocellulose là


16
Dot-blot và Slot-blot tương tự như phương pháp Southern-blot nhưng thời
gian tiến hành nhanh và đơn giản hơn. Phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ
(Fluorescence in situ hybridization) có khả năng phát hiện, xác định genotype
và xác định vị trí của DNA HPV trong tế bào hoặc mô bằng các mẫu dò đặc
hiệu đã gắn huỳnh quang, do đó có thể sử dụng một mẫu mô cho cả xét
nghiệm tế bào học và xét nghiệm lai phát hiện HPV [38].

- Phương pháp phản ứng chuỗi (PCR: Polymerase Chain Reaction)
Phản ứng khuếch đại chuỗi PCR là phản ứng dây chuyền nhân bản DNA
in vitro nhờ DNA polymerase nhằm thu nhận một số lượng lớn bản sao của
một trình tự xác định, do Kary Mullis phát minh năm 1983 [39]. Các mồi sử
dụng trong phản ứng PCR thường để khuếch đại vùng gen L1 HPV. Các
phương pháp phản ứng chuỗi bao gồm: Kỹ thuật Reverse line blot (Roche
Molecular systems - Alameda, CA) là kỹ thuật đầu tiên ứng dụng phương
pháp PCR trong phát hiện HPV DNA và HPV genotype. Reverse line blot có
thể phát hiện được 27 HPV genotype khác nhau trong đó có 11 type HPV
"nguy cơ thấp". Hiện nay có thể phát hiện 37 HPV genotype bao gồm 14 type
HPV "nguy cơ thấp". Kỹ thuật Amplicor HPV test (Roche Molecular
Systems) là kỹ thuật có thể phát hiện 13 type HPV "nguy cơ cao". Nguyên lý
kỹ thuật dựa trên phản ứng PCR khuếch đại sản phẩm lai sau khi DNA đích
đã lai kháng thể đặc hiệu gắn huỳnh quang. Nhược điểm của kit là chỉ phát
hiện được nhóm genotype HPV mà không phát hiện từng HPV genotype đặc
hiệu [39]. Phương pháp Multiplex HPV Genotyping Kit (Multimetrix,
Heidelberg, Gemany) là kỹ thuật gắn huỳnh quang sản phẩm PCR và mẫu dò
đặc hiệu. Mồi kit gồm 24 mẫu dò tương ứng 24 genotype HPV, 1 mẫu dò βglobin và 1 mẫu dò chứng. Sau khi sản phẩm PCR được lai với các mẫu dò sẽ
được gắn Rphycoerythrin đã đánh dấu streptavidin và được đọc trên máy
phân tích Luminex. Đây là Kit có độ nhạy cao và có thể ứng dụng cho các


17
nghiên cứu dịch tễ học, tuy nhiên hiện nay Kit thường chỉ sử dụng cho
mục đích nghiên cứu vì giá thành cao. Phương pháp phản ứng chuỗi đặc hiệu
theo type (type-specific PCR) là phương pháp PCR phát hiện riêng cho từng
type HPV khác nhau dựa vào sự khác nhau trên vùng gen E6 và E7. Phát
hiện đa nhiễm các type HPV trong cùng một mẫu cũng phải được thực hiện
riêng biệt cho từng type. Kit gồm cặp mồi đặc hiệu cho 14 genotype HPV
nhóm “nguy cơ cao” dựa trên khả năng khuếch đại 100 bp trên vùng gen E7

HPV. Các genotype HPV có mồi đặc hiệu được phát hiện là HPV 16, 18, 31,
33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68. Phương pháp PCR đặc hiệu theo
type có độ nhạy rất cao, có thể phát hiện với 0,005 – 0,01ng DNA HPV/µl,
tiến hành nhanh và xác định được đa nhiễm. Phương pháp real-time PCR là
phương pháp khuếch đại đích có độ nhạy cao, thường được sử dụng trong
định tính và định lượng DNA HPV. Real-time PCR cho phép khuếch đại và
xác định số lượng bản sao được tạo ra trong từng chu kỳ nhiệt. Kết quả DNA
đích được hiển thị ngay sau mỗi chu kỳ nhiệt dựa trên sự tỷ lệ thuận giữa tín
hiệu huỳnh quang phát ra và số lượng bản sao DNA được tổng hợp. Đường
chuẩn của phản ứng được xây dựng dựa trên số lượng bản sao DNA đích
trong một gam mẫu chuẩn và xác định giá trị chu kỳ ngưỡng cho từng mẫu
tương ứng. Chu kỳ ngưỡng (Ct-threshold cycle) là chu kỳ nhiệt mà ở tại thời
điểm đó sản phẩm PCR cho tín hiệu huỳnh quang tăng vọt vượt qua cường
độ huỳnh quang nền. Nếu số lượng DNA đích càng lớn thì Ct càng nhỏ và
nếu số lượng DNA đích ít thì cần nhiều chu kỳ nhiệt hơn. Phản ứng real-time
PCR lý tưởng khi tín hiệu huỳnh quang tăng gấp đôi sau mỗi chu kỳ nhiệt.
Chất phát huỳnh quang chèn vào sợi đôi DNA làm bản sao DNA đích được
tạo ra phát huỳnh quang khi có nguồn sáng kích thích. Chất phát quang
thường được sử dụng là SYBR Green 1 hoặc các mẫu dò đặc hiệu (Taqman
probe, Beacon probe, Hybridization probe...). Phương pháp real-time PCR có


18
thể thực hiện nhanh, giá thành không đắt, định lượng được sản phẩm DNA và
RNA. Phương pháp này có thể

phát hiện được 10.000 chuỗi gen sao

chép/phản ứng (khoảng 100 tế bào bị nhiễm). Việc xác định số lượng vi rút
cho phép xác định được mRNA, đánh giá sự hoạt động của gen E6 và E7.

Khi 2 vùng gen này hoạt động sẽ gây ra những biến đổi cũng như cho các sản
phẩm của các vùng gen này. Đây là phương pháp có độ nhạy 100% và độ đặc
hiệu 70%.
- Phương pháp DNA microarray (Phương pháp DNA chip)
Phương pháp DNA microarray là kỹ thuật phát hiện DNA HPV hoặc
cRNA HPV bằng cách lai hóa sản phẩm đích với các mẫu dò đặc hiệu đã gắn
với các hạt chip silicon trong các giếng trên phiến kính. Sản phẩm lai giữa
DNA đích và mẫu dò được phát hiện bằng tín hiệu huỳnh quang hoặc bằng
phương pháp hóa phát quang. Cường độ của tín hiệu thu được phụ thuộc vào
nồng độ DNA đích. Mỗi giếng lai có khoảng 10-12 mole trình tự
oligonucleotid mẫu dò được thiết kế đặc hiệu với các trình tự bổ sung trên
DNA đích hoặc với các khung đọc mở trên DNA đích. Chiều dài mẫu dò tùy
thuộc vào đoạn DNA đích mong muốn. Phương pháp DNA microarray gồm
hai loại: Loại DNA microarray hai kênh (two-channel microarray): Thường
được sử dụng phát hiện cDNA từ hai mẫu cần so sánh với hai loại mẫu dò
được đánh dấu bằng hai loại huỳnh quang khác nhau. Loại huỳnh quang
thường được sử dụng là Cy3 (phát xạ huỳnh quang ở bước sóng 570 nm) và
Cy5 (phát xạ huỳnh quang ở bước sóng 670 nm). Hai mẫu DNA đích sau khi
lai sẽ được trộn chung lại tạo ra một hỗn hợp lai và đọc trên máy scan bằng
laser với hai loại bước sóng khác nhau. Loại DNA microarray một kênh (onechannel microarray): Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong đánh giá kết
quả lai của DNA đích với mẫu dò nhưng ít có giá trị trong đánh giá so sánh
với các mẫu khác vì việc đánh giá so sánh khả năng lai của cùng DNA đích


19
với mẫu dò phải thực hiện trong điều kiện hoàn toàn giống nhau. Hiện nay
trên thương mại, kit dựa trên DNA array được sử dụng là PapilloCheck
(Greiner

Bio-One, Monroe, NC) phát hiện 24 HPV genotype. E1 HPV


genotype được khuếch đại trong phản ứng PCR sẽ được lai với DNA chip đã
gắn cố định các HPV oligoprobe. Papillo Check có thể tiến hành với 12 mẫu
trong cùng thời điểm nên có thể tránh kết quả âm tính hoặc dương tính giả.
So sánh với kit Roche Linear array, DNA array cho kết quả xác định
genotype HPV tương đồng [38].
- Phương pháp giải trình tự gen trên máy tự động
Khác với phương pháp giải trình tự gen bằng phương pháp hóa học và
phương pháp enzym, phương pháp giải trình tự gen trên máy tự động dựa
trên sự nhận biết sự phát sáng của vạch điện di trên gel polyacrylamide đã
được đánh dấu bằng 4 mầu huỳnh quang trong quá trình điện di khi chiếu chùm
tia laser đi qua và ghi lại cường độ sáng trên biểu đồ bằng các đỉnh màu khác
nhau [40]. Các DNA có thể được xác định trình tự nucleotide trực tiếp hoặc sau
khi dòng hóa. Phương pháp giải trình tự gen trực tiếp cho phép tiến hành nhanh
và tiết kiệm, tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng với nguyên liệu
giải trình tự là DNA trong sản phẩm PCR có chất lượng tốt, đảm bảo độ tinh
sạch vì đôi khi có những vùng gen được nhân lên không đặc hiệu trong phản
ứng PCR mà qua điện di không thể xác định được sẽ làm kết quả xác định
nucleotide bị rối và khó xác định. Mục đích của việc dòng hóa nhằm phân tích
chính xác vùng DNA cần nghiên cứu và nhân số lượng DNA cần giải trình tự
nếu số lượng DNA trong sản phẩm PCR quá ít. Hơn nữa, dòng hóa còn giúp
duy trì và bảo tồn sản phẩm PCR đặc biệt là bảo tồn những vùng gen quý. Xét
nghiệm Cobas-4800 đã được FDA Hoa Kỳ chấp nhận là xét nghiệm sàng lọc
ung thư cổ tử cung đầu tay vào năm 2014. Nó phát hiện được 14 typ HPV nguy


20
cơ cao bao gổm týp 16, 18 riêng biệt và gộp 12 typ HPV nguy cơ cao khác.
Các typ đó là 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68 [40].
1.5.2.3. Quan sát cổ tử cung với acid acetic (VIA)

Phương pháp quan sát cổ tử cung với acid acetic (Visual Inspection with
Acetic acid – VIA) đã được nghiên cứu và đề xuất như là phương pháp bổ
sung/thay thế cho xét nghiệm tế bào học ở những cơ sở y tế không làm được
xét nghiệm này. Dung dịch acid acetic 3-5% gây đông vón protein tế bào và
làm xuất hiện hình ảnh trắng với acid acetic ở vùng biểu mô bất thường. Đây
là phương pháp dễ thực hiện, phù hợp trong sàng lọc và phòng chống ung thư
cổ tử cung tại tất cả các tuyến y tế, đặc biệt đối với tuyến y tế cơ sở [41].
Bảng 1.5. Đánh giá kết quả và thái độ xử trí qua VIA
Phân loại

VIA (-)

VIA (+)

VIA (+),
nghi ngờ
ung thư

Biểu hiện
Biểu mô trơn láng, màu
hồng, đồng dạng và không có
hình ảnh đặc biệt; lộ tuyến
đơn thuần, polyp, viêm cổ tử
cung, nang Naboth.
Các mảng màu trắng dày, nổi
hẳn lên hoặc biểu mô trắng
với acid acetic, nằm gần ranh
giới biểu mô lát - trụ.

Xử trí

Hẹn khám lại để làm VIA sau
2-3 năm.

Tuyến xã: Chuyển tuyến Huyện
hoặc cao hơn.
Tuyến huyện trở lên: khẳng
định thương tổn bằng test VIA
hoặc tế bào cổ tử cung-soi cổ tử
cung - sinh thiết, điều trị bằng
áp lạnh, LEEP hoặc khoét chóp.
Thương tổn dạng sùi hoặc Chuyển tuyến có khả năng chẩn
loét, biểu mô trắng rất dày, đoán xác định và điều trị ung
chảy máu khi tiếp xúc.
thư.

1.5.2.4. Quan sát cổ tử cung sử dụng Lugol (VILI)
Phương pháp VILI (Visual Inspection with Lugol’s Iodine) dựa trên
nguyên lý bắt màu của glycogen có trong biểu mô vảy nguyên thuỷ và biểu


21
mô dị sản vảy trưởng thành của cổ tử cung khi tiếp xúc với dung dịch Lugol
chứa iod. Các biểu mô dị sản vảy mới hình thành, mô viêm, mô tiền ung thư
và UTCTC không chứa hoặc chỉ chứa rất ít glycogen, do đó không bắt màu
dung dịch Lugol hoặc bắt màu không đáng kể, chỉ có màu vàng nhạt của dung
dịch Lugol nằm trên biểu mô. Có thể thực hiện VILI riêng hoặc phối hợp
ngay sau khi đã làm test VIA [42].
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, VILI có độ đặc hiệu cao
nhưng độ nhạy thấp trong phát hiện tổn thương, vì vậy nên hạn chế sử dụng
khi chưa được huấn luyện đầy đủ.

Bảng 1.6. Đánh giá các mức độ tổn thương và thái độ xử trí qua VILI
Phân loại
VILI (-)

Biểu hiện
Xử trí
Cổ tử cung bắt màuXN
nâu;
lộ học
Hẹn tái khám để làm VIA/VILI
tế bào
điển hoặc
tuyến, polyp, nang (cổ
Naboth
sau 2 – 3 năm.
LBC)

không bắt màu iod hoặc bắt

màu nhạt và loang lổ.
Không cóCổ
bấttử cung có vùng ASC-US
không Tuyến xã: Chuyển
tuyến huyện
ASC-H(+)

thường TB biểu
huyện trở lên: khẳng
mô bắt màu iod hay vùng chỉ Tuyến≥ ASC
hoặc tổn bằng test VIA

có NILM
màuvà/hoặc
vàng nhạt của định thương
HPV (+)
XN HPV ngay
HPV (-)
VILI (+)
Lugol trên cổ tử cung. hoặc hoặc tế bào cổ tử cung - soi cổ

Soi CTC

tế bào sau 1 năm

tử cung - sinh thiết, điều trị
bằng áp lạnh, LEEP hoặc khoét

Sàng lọc lại
chóp
Dương tính
Âm tính
Nghi ngờ
bằng
TB
sau
thư
VILI (+), Thương tổn dạng sùi hoặc Chuyển tuyến có khả ung
năng
mỗi 2 năm

nghi ngờ


loét, không bắt màu iod, chẩn đoán và điều trị ung thư

ung thư
chảy máu khi tiếp xúc.
Không sinh
Sinh
thiết
1.6. Các phác đồ sàng lọc ung thư cổ
tử cung
thiết

Sàng lọc
lại sau 2
năm

1.6.1. Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
Nếu (-): XN
TB sau 2
năm.CIN1:
sàng lọc sau 1
năm

CIN2+:
điều trị
bằng áp
lạnh hoặc
LEEP

Áp lạnh

nếu đủ
điều kiện

Tái khám sau 6 tháng - 1 năm

LEEP nếu
không đủ
điều kiện
áp lạnh

Chuyển
tuyến để
khẳng định
và điều trị


22

Sơ đồ 1.1. Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung

VIA/VILI
Âm tính

Nghi ngờ ung
thư

Dương tính

1.6.2. Phác đồ sàng lọc bằng VIA/VILI
Sàng lọc lại sau

2 năm

Áp lạnh nếu
đủ điều kiện
(Từ tuyến
huyện trở
lên)

L EEP nếu
không đủ điều
kiện áp lạnh (từ
tuyến huyện trở
lên)

Tái khám
sau 1 năm

Chuyển tuyến
để khẳng định
và điều trị


23

Sơ đồ 1.2. Phác đồ sàng lọc bằng VIA/VILI
1.6.3. Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm HPV và VIA.
Xét nghiệm HPV
Âm tính

Dương tính


Sàng lọc lại sau 5
năm

Âm tính

Sàng lọc lại
sau 1 năm

VIA

Dương tính

Áp lạnhnếu đủ
điều kiện

Nghi ngờ ung thư

LEEP nếu
không đủ điều
kiện áp lạnh

Chuyển tuyến
để khẳng định
và điều trị

Sơ đồ 1.3. Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm HPV và VIA
1.6.4. Phác đồ sàng lọc dựa vào xét nghiệm HPV đơn thuần.



24

Sơ đồ 1.4. Phác đồ sàng lọc dựa vào xét nghiệm HPV đơn thuần
1.6.5. Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm đồng thời HPV test và PAP test
PAP& HPV
Co-Test

ASCUS& HPV(+)
hoặc ≥LSIL

Soi CTC

HPV(+) và không có tế
bào bất thường

HPV nguy cơ thấp

HPV nguy cơ cao

Nhắc lại Co-test
sau 12 tháng

Lập tức soi
CTC

_
_
Nhắc lại Co_test sau 5 năm
-_


Không có tế bào bất
thường & HPV(-)
ASCUS & HPV(-)

Nhắc lại Cotest sau 5 năm

+
Soi CTC

(Tham khảo:WHO. Comprehensive cervical cancer control: a guide to
essential practice – 2nd ed, Geneva, 2014.)
Sơ đồ 1.5. Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm đồng thời HPV test và PAP test
1.7. Điều trị:


25
Tùy từng giai đoạn tổn thương mà có biện pháp điều trị thích hợp
- CIN2 và CIN3 có thể điều trị bằng một trong các phương pháp:
+ Nhóm phương pháp phá hủy: áp lạnh, đốt điện, hóa hơi bằng laser.
+ Nhóm phương pháp cắt bỏ: cắt bằng vòng điện (LEEP), khoét chóp,
khoét chóp bằng laser.
+ Cắt tử cung toàn phần.
+ Đối với trường hợp bệnh nhân còn trẻ <25 tuổi có CIN2 thì không nhất
thiết phải điều trị vì 62% các trường hợp có thể tự thoái triển.
+ Trường hợp bệnh nhân đang mang thai: Chẩn đoán thường dựa vào soi
cổ tử cung mà không có sự khẳng định của sinh thiết cổ tử cung, chỉ khi nghi
ngờ có ung thư xâm lấn mới tiến hành bấm sinh thiết. Tổn thương thường trở
nên nhỏ lại ở thời kì hậu sản so với lúc đang mang thai cũng như tổn thương
thường rút vào lỗ trong cổ tử cung. Có thể sinh đường âm đạo với tổn thương
CIN và phải chẩn đoán xác định lại 8-12 tuần hậu sản.

Theo dõi sau điều trị bao gồm xét nghiệm tế bào cổ tử cung ± HPV sau 1
năm trong 3 năm đầu, nếu cả 3 lần đều âm tính có thể quay về chu kỳ sàng lọc
bình thường.
- Phụ nữ có tổn thương CIN1, ASCUS, AGUS, HPV test dương tính được
khuyến cáo theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung / soi cổ tử
cung sau 1 năm. Các trường hợp được chẩn đoán CIN1 và có khả năng không
tuân thủ chế độ theo dõi có thể xem xét chỉ định điều trị như CIN2/3 [22]
- Trường hợp ung thư cổ tử cung, điều trị bằng phẫu thuật là chủ yếu.
Hóa trị và xạ trị chỉ được sử dụng với các trường hợp không thể phẫu thuật
được hoặc các trường hợp bệnh đã ở giai đoạn muộn, có xâm lấn ra tổ chức
xung quanh.

CHƯƠNG 2


×