Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u mô đệm dạ dày tại bệnh viện hữu nghị việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 95 trang )

1
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U mô đệm đường tiêu hóa (Gastrointestinal Stromal Tumor: GIST) là
loại u trung mô bắt nguồn từ các tế bào Cajal, chiếm từ 0,1% đến 3% các
trường hợp u đường tiêu hóa [1]. Trước đây, các u này thường bị nhầm lẫn với
u cơ trơn lành tính, ác tính hoặc u thần kinh do có hình ảnh mô bệnh học
tương đồng [2]. Theo quan điểm hiện đại, GIST được định nghĩa là những khối
u trung mô của đường tiêu hóa, dương tính với CD117 và liên quan với đốt
biến gen KIT hoặc PDGFRA với những đặc điểm mô bệnh học đa dạng như
dạng tế bào hình thôi hoặc dạng biểu mô [3],[4]. Nguy cơ ác tính của u mô đệm
phụ thuộc vào vị trí u, kích thước và số lượng nhân chia [5]. Có thể bắt gặp u ở
bất kì vị trí nào trong đường tiêu hóa, nhưng thường hay gặp nhất ở dạ dày (4070%), ruột non (20-40%), và đại trực tràng (5-15%) [6],[7],[8].
U mô đệm dạ dày thường gặp ở người trưởng thành, với tuổi trung bình
là 60(40-80) [8], Một vài nghiên cứu tỉ lệ mắc ở nam cao hơn một chút so với
ở nữ nhưng một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc 2 giới ngang nhau [9], [10].
Tỷ lệ mắc mới u mô đệm dạ dày hàng năm trên toàn thế giới khoảng 10 - 20
trường hợp / 1 triệu dân, trong khi tỷ lệ hiện mắc ước tính là 130 trường hợp /
1 triệu dân [11]. Con số thực tế có thể còn cao hơn do có bệnh nhân chung
sống với bệnh trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì [4].
Theo Caterino [7]. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của u mô
đệm dạ dày là xuất huyết tiêu hóa (chảy máu cấp, thiếu máu cấp hoặc mạn
tính), hoặc có thể gây tắc ruột, gầy sút cân, hoặc sờ thấy khối ở bụng [25].
Những khối u mô đệm nhỏ (< 2cm) thường không biểu hiện lâm sàng và
thường tình cờ phát hiện qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi dạ dày hoặc nội soi
ổ bụng [8]. Theo Chandrajit trong 288 trường hợp u mô đệm 69% trường hợp
có triệu chứng (kích thước u trung bình 8,9 cm), 21% trường hợp tình cờ phát
hiệt tình cờ qua nội soi ổ bụng (với kích thước u 3,4cm) [8].



2
2

Phẫu thuật triệt căn với diện cắt không còn u là phương pháp điều trị
chính. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật vẫn còn cao: 5% ở các trường
hợp u nguyên phát giai đoạn sớm và 90% ở các trường hợp u tiến triển, xâm
lấn tại chỗ. Tỷ lệ sống 5 năm sau phẫu thuật dao động từ 35% đến 65%.
Ở nước ta, đã có những báo cáo về bệnh từ năm 1979, nhưng với sự phát
triển của mô bệnh học và hóa mô miễn dịch, bệnh mới được quan tâm nhiều
trong 15 năm nay. Đã có 1 vài báo cáo về về mô bệnh học và hóa mô miễn dịch
của Nguyễn Văn Mão [12], Phạm Gia Anh [13], Bùi Trung Nghĩa [14].
Với đặc điểm về mô bệnh học và hình thái lâm sàng so với các loại ung
thư biểu mô nên u mô đệm dạ dày đòi hỏi các thầy thuốc lâm sàng phải có
những hiểu biết cơ bản về nhóm u này để có thái độ xử trí phù hợp. Và chưa
có nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng cũng như kết quả phẫu thuật u mô
đệm dạ dày ở Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu:
“Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u mô đệm dạ dày tại bệnh viện
Hữu Nghị Việt Đức” nhằm 2 mục tiêu sau đây:

1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u mô đệm dạ dày tại
bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

2.

Đánh giá kết quả sớm sau mổ u mô đệm dạ dày tại bệnh viện
Hữu Nghị Việt Đức (giai đoạn năm 2012 - 2016).



3
3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý dạ dày [15],[16]
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá
tràng, nằm sát với mỏm hoành, ở sau cung sườn và vùng thương vị trái. Dạ
dày rất co dãn có thể tích từ 2 đến 2,5 lít hoặc hơn nữa, nên không có hình
dáng nhất định, dạ dày giống hình chữ J. Hình dạng dạ dày thay đổi tùy thuộc
lượng ăn vào, tư thế, tuổi, giới tính, sức co bóp và tùy theo cả lúc quan sát.
1.1.1. Hình thể ngoài

Hình 1.1: Thể ngoài của dạ dày
1. Gan 2. Các hạch bạch huyết 3. Túi mật 4. Bờ cong vị bé 5. Môn vị 6. Tâm vị
7. Thân vị 8. Mạc nối nhỏ 9. Lách 10. Tụy 11. Bờ cong vị lớn 12. Mạc nối lớn
Dạ dày nằm ở tầng trên đại tràng ngang, dưới vòm hoành trái. Liên
quan mặt trước với thùy gan trái, cơ hoành và thành bụng trước. Liên quan
mặt sau khá phức tạp qua hậu cung mạc nối với thân tụy, đuôi tụy, lách, cực
trên thận và tuyến thượng thận trái, cơ hoành.
Dạ dày là phần rộng nhất của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ chứa và biến
đổi thức ăn, phần trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phần dưới nối với tá


4
4

tràng. Dạ dày được chia thành ba phần: tâm vị, thân vị và môn vị. Phần phình
to và cao nhất ở tâm vị được gọi là đáy vị.
1.1.1.1. Cấu tạo dạ dày

Gồm 5 lớp:
- Lớp thanh mạc
Nằm ngoài cùng, thuộc lá tạng của phúc mạc và là sự liên tục của mạc
nối nhỏ phủ 2 mặt trước và sau của dạ dày. Đến bờ cong vị lớn, chúng liên tục
với mạc nối lớn và mạc nối vị lách.
- Tấm dưới thanh mạc
Là tổ chức liên kết rất mỏng, đặc biệt ở hai mặt trước và sau của dạ dày,
lớp thanh mạc gần như dính chặt vào lớp cơ trừ ở gần 2 bờ cong vị dễ bóc
tách hơn vì tổ chức này dày lên nhờ chứa mỡ và các bó mạch thần kinh.
- Lớp cơ
Kể từ ngoài vào trong gồm có:

Hình 1.2: Lớp cơ dạ dày
1. Lớp cơ dọc 2. Lớp cơ vong 3. Lớp cơ chéo
+ Cơ dọc
Liên tục với các thớ cơ dọc của thực quản và tá tràng và dày nhất dọc
theo bờ cong vị nhỏ.
+ Cơ vòng
Ở giữa bao kín toàn thể dạ dày, đặc biệt là môn vị tạo nên cơ thắt môn vị
rất chắc.
+ Thớ cơ chéo


5
5

Là một lớp không hoàn toàn, chạy vòng quanh đáy vị và đi chéo xuống
dưới về phía bờ cong vị lớn.
- Tấm dưới niêm mạc
Là tổ chức liên kết rất lỏng.

- Lớp niêm mạc
Lót mặt trong của dạ dày. Lớp này lồi lõm xếp thành các nếp, phần lớn
chạy theo chiều dọc, nhất là dọc theo bờ cong nhỏ, các nếp trong đều và liên
tục hơn tạo thành rãnh gọi là ống vị. Mặt của niêm mạc nổi lên rất nhiều núm
con, có kích thước thay đổi từ 1mm đến 6mm. Trên mặt núm có nhiều hố
ngăn cách nhau bởi các nếp theo mao vị. Hố là ống tiết của tuyến dạ dày. Các
tuyến này tiết ra khoảng 2 lít dịch vị trong 24 giờ.

Hình 1.3: Lớp niêm mạc của dạ dày
1. Lỗ tâm vị 2. Khuyết góc 3. Lỗ môn vị 4. Hành tá tràng 5. Các nếp dạ dày
1.1.1.2. Ðộng mạch
Động mạch dạ dày phát sinh trực tiếp hay gián tiếp từ động mạch thân
tạng, trong đó chủ yếu là hai vòng mạch dọc hai bờ cong vị lớn và vị bé:
* Vòng mạch bờ cong vị lớn
Do động mạch vị mạc nối phải (nhánh của động mạch vị tá tràng; động
mạch vị tá tràng là nhánh của động mạch gan chung) và vị mạc nối trái
(nhánh của động mạch lách) tạo thành.
* Vòng mạch bờ cong vị bé
Do động mạch vị phải (nhánh của động mạch gan riêng) và vị trái
(nhánh của động mạch thân tạng) tạo thành.


6
6

Ngoài ra còn có các động mạch vị ngắn; động mạch đáy vị sau, động
mạch cho tâm vị và thực quản.
Ðộng mạch thân tạng là một nhánh của động mạch chủ bụng nuôi dưỡng
gan, lách, dạ dày tá tràng và tuỵ, chia làm ba nhánh:
Ðộng mạch vị trái.

Ðộng mạch lách.
Ðộng mạch gan chung.
1.1.1.3. Thần kinh dạ dày
Dạ dày được chi phối bởi 2 thân thần kinh lang thang trước và sau thuộc
hệ múi giao cảm và những sợi thần kinh từ đám rối tạng thuộc hệ giao cảm.
1.1.1.4. Hạch bạch huyết dạ dày
Bạch huyết dạ dày được dẫn lưu về 3 nhóm sau:
Các nốt bạch huyết dạ dày: nằm dọc theo bờ cong vị bé.
Các nốt bạch huyết vị - mạc nối: nằm dọc vòng mạch bờ cong vị lớn.
Các nốt bạch huyết tuỵ lách nằm ở mạc nối vị lách.
1.1.2. Sinh lý tiêu hóa ở dạ dày
Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra
vừa đủ để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên,
tạo điều kiện dễ dàng cho thức ăn tiếp tục đi vào dạ dày.
Dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa, phía trên thông với thực quản qua
tâm vị, phía dưới thông với ruột non qua môn vị, được chia làm 3 phần: đáy,
thân và hang.


7
7

Hình 1.4: Cấu tạo dạ dày
1.1.2.1. Dạ dày có 2 chức năng tiêu hóa:
* Chứa đựng thức ăn.
- Tiếp tục tiêu hóa sơ bộ thức ăn.
Dạ dày được ví như chiếc túi lớn trong hệ tiêu hóa. Nó có thể co bóp linh
hoạt. Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra
vừa đủ để chứa viên thức ăn đó. Dung lượng bình quân của dạ dày người trưởng
thành khoảng 1.5 lít. Thành dạ dày do nhiều lớp cơ lớp, cơ vòng tạo thành. Bên

trong có tế bào tuyến thể đặc biệt, có thể tiết dịch vị, có mạch máu, thần kinh.
Đầu dưới dạ dày có cơ thắt môn vị, có thể thông với hành tá tràng.
Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra
vừa đủ để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên,
tạo điều kiện dễ dàng cho thức ăn tiếp tục đi vào dạ dày.
Thức ăn càng vào, cơ dạ dày càng giãn ra và khi cơ đã giãn ra hết mức
thì áp suất trong dạ dày đột ngột tăng lên gây ra cảm giác no. Khi thức ăn ăn
vào có thể kích thích dạ dày tiết vị. Niêm mạc dạ dày tiết dịch vị chứa enzym
và axit chlohydric (có thể diệt vi khuẩn và tạo môi trường thích hợp nhất để
enzym dạ dày phát huy tác dụng) và factor (là chất cần thiết giúp ruột non hấp
thu vitamin B12). Ngoài ra, dạ dày còn tiết niêm dịch và hydrocarbonate, hình
thành màn che phòng ngừa chính dạ dày bị dịch vị tiêu hóa.


8
8

Khi bị viêm dạ dày, trương lực cơ dạ dày tăng lên, sức chứa đựng của dạ
dày giảm, bệnh nhân ăn mau no và chán ăn.
Đến cuối bữa ăn, thức ăn được chứa ở vùng thân một cách có thứ tự:
Thức ăn vào trước nằm ở xung quanh tiếp xúc với niêm mạc dạ dày.
Thức ăn vào sau nằm ở chính giữa.
Do cách sắp xếp như vậy, nên giai đoạn đầu sau khi ăn, trong dạ dày có 2
quá trình tiêu hóa thức ăn:
Thức ăn nằm xung quanh đã ngấm dịch vị và được dịch vị tiêu hóa.
Thức ăn ở giữa chưa ngấm dịch vị, pH còn trung tính nên amylase nước bọt
còn tiếp tục phân giải tinh bột chín thêm một thời gian nữa cho đến khi phần
thức ăn ở giữa cũng ngấm dịch vị thì amylase nước bọt mới ngừng hoạt động.
1.1.2.2. Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày


Hình 1.5: Cấu tạo tuyến dạ dày
Thức ăn vào cơ thể phải qua biến đổi mới có thể được cơ thể sử dụng, quá
trình này gọi là “tiêu hoá”. Tiêu hoá bắt đầu ngay khi thức ăn cho vào miệng
trong quá trình nhai và nuốt. Đường tiêu hoá là một đường ống uốn lượn xuyên
suốt chiều dài thân thể. Trong toàn bộ đường tiêu hoá, hoạt động tiêu hoá liên tục
tiến hành, nhưng phương thức làm việc của các bộ phận không giống nhau. Từ
miệng thức ăn đi qua họng để xuống thực quản. Thực quản không có tác dụng
phân giải và hấp thu, tác dụng duy nhất của nó là nhờ làn sóng nhu động chuyển


9
9

thức ăn xuống dạ dày. Thức ăn được nhào đều với axit chlohydrit và enzym do
niêm mạc dạ dày tiết ra, giúp phân giải protein. Dạ dày đóng vai trò tiêu hóa cơ
năng thông qua nhu động trộn thức ăn. Khi thức ăn chuyển hóa thành dạng lỏng
trong dạ dày, sẽ được đưa xuống tá tràng môn vị.
Dịch vị tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra chảy vào ruột non, dịch tiêu hóa này chứa
nhiều enzym tiêu hóa, tiếp tục thúc đẩy phân giải hydratcarbon, mỡ và protein.
Bã thức ăn cuối cùng được đưa xuống đại tràng, niêm mạc đại tràng hút
phần lớn thành phần nước trong bã, biến bã chưa tiêu hóa và thượng bì niêm
mạc ống tiêu hóa bong tróc thành phân được bài tiết ra ngoài qua trực tràng và
hậu môn.
Dạ dày có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa nói chung và quá trình
hấp thu dinh dưỡng nói riêng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần,
dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu
hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Như vậy mọi người nên chú ý đến việc ăn uống
và sinh hoạt hợp lý để phòng chống các bệnh liên quan đến dạ dày.
1.2. Lịch sử của u mô đệm ống tiêu hóa
Thuật ngữ GIST (Gastrointestinal stromal tumor hay u mô đệm) lần đầu

tiên được Mazur và Clark sử dụng năm 1983 để mô tả những khối u không
thuộc biểu mô không có cấu trúc của các tế bào cơ trơn cũng như không mang
những đặc điểm hóa mô miễn dịch của tế bào Schwann [17].
Bảng 1.1: Một số tên gọi của u mô đệm [12]
Năm

Tên gọi

Tác giả

U cơ trơn

Leiomyomes /
Leiomyosarcomes

1960

U dạng cơ

Tumeurs myoides

Martin

1962

U cơ trơn tế bào lạ

Léiomyiome à Cellules
Bizarres


Stout

1977

U tế bào cơ trơn

Cellular Leiomyoma

Appelman

1983

U mô đệm đường tiêu hóa u mô đệm dạ dày

Mazur


10
10

1984

U đám rối

Plexomes / Plexosarcome Herrera

1986

U thần kinh tự động


GANT - Gastrointestinal
autonomic nerve tumor

Walker

1992

U mô thần kinh sợi

Tumeurs avec Fibres en
Écheveaux

Min

GIPACT- gastrointestinal
Kindblom
pacemaker cell tumor
Năm 1997, Hirota là người đầu tiên phát hiện ra các tế bào u mô đệm

1998

U tế bào điều nhịp

đường tiêu hóa bộc lộ dấu ấn miễn dịch CD117, một protein sản phẩm của
gen c-kit, có chức năng gắn với men tyrosin kinase [18]. Năm 1998,
Kindblom cho rằng u mô đệm đường tiêu hóa bắt nguồn từ tế bào mầm biệt
hóa thành tế bào kẽ Cajal, một tế bào điều nhịp ống tiêu hóa [19]. Trong y văn
ghi nhận nhiều tác giả đã đưa ra tên gọi của loại u này nhưng tên thường gọi
nhất và được công nhận rộng rãi trong y văn vẫn là GIST hay u mô đệm.
1.3. Dịch tễ học u mô đệm dạ dày

U mô đệm dạ dày là loại u thường gặp nhất trong các loại u trung mô
(mesenchymal tumor), mặc dù chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số các ung thư
của dạ dày [20].
Tỷ lệ hiện mắc thô, chuẩn hóa theo tuổi ở Châu Âu và chuẩn hóa theo
tuổi trên thế giới lần lượt là 1.09; 0.90 và 0.65 trường hợp trên 100,000 dân.
Tỷ lệ mắc mới hàng năm của u mô đệm dạ dày được ước tính dựa trên quẩn
thể là 14.5 trên 1 triệu dân ở Thụy Điển [21] và khoảng 11 trên 1 triệu dân ở
Iceland [22]. Cũng với tỷ lệ tương tự, mỗi năm có từ 3300 đến 4350 ca u mô
đệm dạ dày được phát hiện mới trên toàn nước Mỹ [3]. Ở Pháp có khoảng 150
đến 300 ca phát hiện mới mỗi năm [23]. Một nghiên cứu của chương trình
thống kê SEER của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ đưa ra tỷ lệ
mắc khá thấp 6.8 trên 1 triệu dân tại Mỹ, trong khi đó, tỷ lệ mắc tại Na Uy
được ghi nhận là 19.9 trên 1 triệu dân [24]. Tỷ lệ thực tế có thể còn cao hơn


11
11

do nhiều bệnh nhân u mô đệm dạ dày hoàn toàn không có triệu chứng gì cho
đến khi u tiến triển ở giai đoạn muộn.
Ở Việt Nam, theo hiểu biết của chúng tôi, hiện vẫn chưa có nghiên cứu
dịch tễ học đầy đủ nào về u mô đệm dạ dày. Trước đây, do chưa có những
hiểu biết đúng đắn và điều kiện kỹ thuật để xét nghiệm hóa mô miễn dịch, u
mô đệm dạ dày bị chẩn đoán nhầm với một số u không thuộc biểu mô khác
mà thường gặp nhất là u cơ trơn hay u thần kinh. Điều này có thể thấy ở các
thống kê trước năm 2000, gần như không có trường hợp u mô đệm dạ dày nào
được công bố [12].
U mô đệm dạ dày có thể gặp ở tất cả các vị trí trên dạ dày nhưng chủ yếu
hơn một nửa các trường hợp gặp u mô đệm dạ dày ở đáy vị, 25% ở hang vị và
20% ở vùng môn vị.

Bảng 1.2: Một số nghiên cứu dịch tễ về u mô đệm dựa trên quần thể
Nghiên cứu

Tỷ lệ mắc thô

/ Vùng địa lý

(trên 1 triệu dân)

Nilsson et al (2005)
Tryggason et al (2005)
Rubió et al (2007)

9

Tây Ban Nha
19.6

Yan et al (2008) Canada
Ducimetière et al (2011)
Pháp

(trên 1 triệu dân)

11.1

Iceland

Thụy Sỹ


tuổi

14.5

Thụy Điển

Mazzola et al (2008)

Tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo

14.7
9.1

11.1

9.0


12
12

U mô đệm dạ dày có thể gặp ở cả hai giới và không thấy sự khác biệt
giữa các chủng tộc, màu da, thường được chẩn đoán chủ yếu ở độ tuổi trên
50, có thể gặp ở người trẻ hơn nhưng hiếm khi gặp ở trẻ em [25].
U mô đệm dạ dày thường bị nhầm lẫn với u cơ, u thần kinh do tương
đồng về hình thái học và cần đến xét nghiệm hóa mô miễn dịch để có chẩn
đoán phân biệt.
1.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh của u mô đệm dạ dày
U mô đệm dạ dày có đặc điểm mô học không đồng nhất và thường bao
gồm một đám tế bào hình thoi với tế bào chất nhuộm xanh với eosinophilic và

chỉ số nhân chia thấp. Đôi khi u mô đệm dạ dày mang tính chất giống biểu mô
với các tế bào hình tròn hoặc oval có tế bào chất bắt mầu eosin và nhân chia
không điển hình. Dựa trên đặc điểm mô học và hóa mô miễn dịch, người ta
cho rằng u mô đệm dạ dày phát triển từ các tế bào kẽ Cajal, vốn thuộc hệ thần
kinh tự động của dạ dày [12]. Chính vì những điểm tương đồng về mô học
như vậy đã dẫn đến việc phân loại nhầm u mô đệm dạ dày thành u cơ trơn
(leiomyomas hay leiomyosarcomas) hay các u thần kinh (schwannomas). Đến
năm 1998, các nhà khoa học mới chứng minh được nguồn gốc của u mô đệm
dạ dày từ các tế bào kẽ Cajal khi Hirota và cộng sự báo cáo về bằng chứng
hóa mô miễn dịch cho thấy chúng biểu hiện đồng thời các kháng nguyên tế
bào CD 34 và KIT [18],[1].

Hình 1.6: Hình u mô đệm ở thành dạ dày


13
13

1.4.1. Đại thể
Kích thước của u mô đệm dạ dày có thể rất thay đổi với đường kính dao
động từ vài mm đến những u lớn trên 40 cm. Kích thước trung bình khoảng 5
cm. Phần lớn u mô đệm dạ dày khu trú trong thành dạ dày, cụ thể là từ lớp cơ và
biểu hiện giống một khối u lồi ra ngoài vào khoang phúc mạc. Các u này có ranh
giới rõ, hình tròn hoặc ovan, bề mặt nhẵn hoặc lồi lõm, đôi khi có thể hình thành
nang giả. Niêm mạc của dạ dày tương ứng có thể hoàn toàn bình thường hoặc
loét trợt, chảy máu hoặc hoại tử, thường là với các u kích thước lớn.

Hình 1.7: U mô đệm dạ dày, trên phim CLVT và hình ảnh đại thể trong mổ
U mô đệm dạ dày thường chỉ gồm 1 khối đơn độc với diện cắt giống như
nhu mô não với nhiều mạch máu tân tạo khắp khối u và những vùng thoái hóa

nang hoại tử hoặc chảy máu [26], [12]. Trường hợp có nhiều u mô đệm dạ dày
khác nhau trên ống tiêu hóa có thể gặp nhưng rất hiếm và thường gặp ở
trường hợp u mô đệm dạ dày mang tính chất gia đình (Familial GISTs) [27].
1.4.2. Vi thể
Về mô học, u mô đệm dạ dày có 3 loại tế bào khác nhau: tế bào hình thoi
(70%), tế bào dạng biểu mô (10%) và loại hỗn hợp (20%). Riêng loại hỗn hợp
có thể là loại tế bào trung gian hoặc bao gồm 2 vùng riêng biệt của 2 loại tế
bào khác nhau [12],[17].
Các tế bào hình thoi thường sắp xếp kiểu xương cá hoặc kiểu xoáy khu
trú. Nhân có thể hình 2 đầu tù điển hình hoặc dài và nhọn. Chính do đặc điểm
mô học này mà u mô đệm dạ dày thường bị nhầm với các u cơ trơn [12]. Tuy
nhiên, tế bào u mô đệm dạ dày bắt màu kiềm tính trong khi sarcome cơ trơn
bắt màu toan hơn. Các nhân xếp thành hàng là một đặc điểm gợi ý nguồn gốc
thần kinh nhưng không cho thấy các dấu hiệu biệt hóa thần kinh (không có


14
14

các dấu ấn thần kinh như PGP 9.5, NSE. Ở các u lớn có thể có các ổ nhày,
hoại tử, chảy máu và canxi hóa. Đa hình thái nhân không thường gặp ở các tế
bào u mô đệm dạ dày nhưng việc đếm số nhân chia cùng với tìm những dấu
hiệu ác tính như xâm nhập mạch, tạo vòng viền quanh mạch, có giá trị tiên
lượng khá quan trọng [12]. Miettien chia dạng này thành 4 nhóm: Nhóm xơ,
nhóm xếp hàng và tạo không bào, nhóm giàu tế bào và nhóm sarcom [3].
Tế bào dạng biểu mô là các tế bào u hình đa diện, quanh nhân có khoảng
sáng, đứng gần nhau tạo hình ảnh rổ trứng. U dạng biểu mô lành tính có xu
hướng tế bào có kích thước nhỏ hơn so với u ác tính. Tuy nhiên, tế bào khổng
lồ cũng có thể gặp. Mittien cũng chia dạng này thành 4 nhóm: nhóm xơ - hợp
bào, nhóm không dính kết, nhóm giầu tế bào và nhóm sarcome [4].


Hình 1.8: Hình ảnh minh họa típ tế bào hình thoi (bên trái) và típ tế bào
dạng biểu mô (bên phải) và típ hỗn hợp (ở giữa) [28]
U mô đệm dạ dày đa hình thái chiếm tỷ lệ nhỏ trong số u mô đệm dạ dày
với nhiều tế bào đa hình thái, thường kèm số nhân chia cao. Dạng này cũng
thường xuất hiện các hình ảnh biệt hóa bất thường, làm cho chúng giống như
sarcome sụn hay mỡ. U dạng này thường có độ xâm nhập cao [20].
1.4.3. Đặc điểm sinh học phân tử - hóa mô miễn dịch
Ngày nay, u mô đệm dạ dày được xác định dựa vào sự có mặt của kháng
nguyên CD 117 với giá trị chẩn đoán dương tính lên đến 95% [12]. CD117 là
một thụ thể yếu tố tăng trưởng gắn tyrosin kinase xuyên màng, một sản phẩm
của gen c-kit. Sự có mặt CD117 là đặc điểm chung của hầu hết các u mô đệm
dạ dày nhưng không thấy ở các u cơ trơn đường tiêu hóa khác, những u có
nồng độ desmin và actin cơ trơn khá cao [2]. Việc ứng dụng đặc điểm dương
tính với CD117 như một tiêu chuẩn chẩn đoán của u mô đệm dạ dày đã làm


15
15

thay đổi hoàn toàn các nghiên cứu về bệnh lý này. Một nghiên cứu cộng đồng
về u mô đệm dạ dày tại Thụy Điển đã cho thấy trước năm 2000, có tới hai
phần ba các trường hợp u mô đệm dạ dày bị chẩn đoán nhầm thành u cơ trơn,
u nguyên bào cơ trơn hay sarcome cơ trơn và chỉ có 28% được chẩn đoán
đúng là u mô đệm dạ dày.
Tuy vậy, do có trường hợp CD117 dương tính không phải u mô đệm dạ
dày như bệnh dưỡng bào, u thần kinh nội tiết ở phổi, u tế bào mầm, u hắc tố
di căn và khoảng 5% trường hợp u mô đệm dạ dày âm tính với CD 117 nên để
phân biệt các u trung mô có hình thái mô bệnh học gối nhau, người ta sử dụng
một số kháng thể như: CD34, Desmin, SMA, S100, CK.

-

CD 34: là một glycoprotein bề mặt có trọng lượng phân tử 115KD, bộc lộ
ở 60% đến 70% các trường hợp GI u mô đệm dạ dày ST, kể cả lành tính và ác
tính, ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa. Phần lớn các u mô đệm dạ dày
hỗn hợp dương tính với CD34. Dấu ấn miễn dịch này cho phép chẩn đoán
phẩn biệt u mô đệm dạ dày với các u thần kinh hay u cơ trơn đường tiêu hóa,
những loại u thường âm tính với CD34 [2].

-

Desmin: là một protein xơ trung gian, tìm thấy ở các tế bào cơ, kể cả tế
bào cơ trơn, cơ vân hay cơ tim, được phát hiện lần đầu năm 1977. Chất này có
vai trò hỗ trợ trong hoạt động co cơ. Phần lớn các trường hợp u mô đệm dạ
dày âm tính với dấu ấn miễn dịch này [12].

-

SMA (Smooth muscle actine) được coi là một chất chỉ điểm cho biệt hóa
cơ trơn. Khoảng 30% - 40% u mô đệm dạ dày có bộc lộ SMA.

-

S100 (100% soluble in ammonium sulfate) là một protein có trọng lượng
phân tử 21kD, hòa tan hoàn toàn trong dung dịch ammonium sulfate. Đây là
một dấu ấn không đặc hiệu của các tế bào đệm thần kinh. Chỉ 5% u mô đệm
dạ dày có bộc lộ dấu ấn này.

-


NSE (Neuro-specific enolase) là một đồng phân của men hydrolase, tìm
thấy ở các tế bào hướng thần kinh. Tỷ lệ dương tính đối với u mô đệm dạ dày
trong một số nghiên cứu thay đổi từ 10% đến 30% [12],[2].

-

H-Caldesmon dương tính trong 25% các trường hợp u mô đệm dạ dày.


16
16

Gần đây, người ta phát hiện ra một loại kháng thể đơn dòng, gọi là
DOG1 (Discovered on u mô đệm dạ dày - 1). Kháng thể này có giá trị cao
trong chẩn đoán u mô đệm dạ dày, đặc biệt là những trường hợp âm tính với
CD 117. Các nghiên cứu cho thấy kết hợp KIT và DOG1 trong xét nghiệm
hóa mô miễn dịch có thể xác định chẩn đoán u mô đệm dạ dày trong hơn 99%
các trường hợp [29].
1.5. Đặc điểm lâm sàng thường gặp của u mô đệm dạ dày
Phần lớn các trường hợp u mô đệm dạ dày không có triệu chứng đặc hiệu
mà được phát hiện một cách tình cờ dựa trên chẩn đoán hình ảnh hoặc trong
phẫu thuật mở bụng vì một nguyên nhân khác [30], [20]. U mô đệm dạ dày có
thể hoàn toàn im lặng về mặt triệu chứng cho đến khi u có kích thước tới hơn
10 cm do khuynh hướng đẩy các tạng xung quanh hơn là bản thân đoạn dạ
dày mà nó xuất phát. Bệnh nhân ở giai đoạn muộn có thể biểu hiện triệu
chứng phụ thuộc vào vị trí của u trên đường tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp
là sờ thấy khối hoặc đau bụng, thiếu máu, gầy sút cân hay đôi khi chỉ là rối
loạn tiêu hóa kéo dài như buồn nôn, nôn. Trong một trường hợp, chúng tôi
thực hiện một cách tiếp cận nội soi cho một u mô đệm dạ dày với chảy máu
cấp. Kích thước khối u nhỏ hơn 2 cm ở 5 bệnh nhân và lớn hơn 2 cm ở 26

bệnh nhân. Kích thước khối u trung bình là 4,4 cm (khoảng = 0,4-11,0 cm). u
mô đệm dạ dày thường được tưới máu rất tốt, vì vậy, xuất huyết tiêu hóa cũng
là một trong những triệu chứng có thể gặp do u chèn ép gây loét vào trong
lòng ống tiêu hóa, cho phép chẩn đoán bệnh ở trên 50% các trường hợp.
Thêm vào đó, viêm phúc mạc và chảy máu trong ổ bụng do u vỡ vào ổ phúc
mạc cũng có thể xảy ra trong khoảng 10% các trường hợp và thường có tiên
lượng xấu do tế bào u bị phát tán vào ổ phúc mạc [12].
Từ 15 đến 50% các bệnh nhân u mô đệm dạ dày đã có biểu hiện di căn
xa mà vị trí ưa thích là gan và phúc mạc. Vị trí di căn cũng thường khu trú
trong ổ phúc mạc mà ít khi di căn ra ngoài (ví dụ như di căn phổi chiếm
không quá 5% các trường hợp u mô đệm dạ dày có di căn). Phần lớn các
trường hợp u mô đệm dạ dày không di căn theo đường bạch huyết, do vậy,


17
17

U mô đệm dạ dày có thể nằm trong bệnh cảnh phối hợp như tam chứng
Carney, bệnh Von Recklinghausen hay u mô đệm dạ dày mang tính chất gia đình.
-

Tam chứng Carney là một bệnh lý hiếm gặp được Carney mô tả lần đầu
tiên năm 1977 [31] gồm u mô đệm dạ dày, u sụn ở phổi và u phó hạch ngoài
tuyến thượng thận. Tam chứng này thường gặp ở thanh thiếu niên và chủ yếu
ở nữ với lứa tuổi trung bình là 16.5 tuổi nhưng cũng đã có trường hợp phát
hiện tam chứng Carney ở bệnh nhân nam 86 tuổi. Năm 2002, Carney và
Stratakis đã báo cáo một hội chứng mới, hội chứng Carney - Stratakis, gần
giống nhưng không phải là tam chứng Carney với u mô đệm dạ dày và u phó
hạch nhưng mang tính gia đình [31].
1.6. Đặc điểm cận lâm sàng sử dụng trong chẩn đoán u mô đệm dạ dày

Hiện nay, chẩn đoán được u mô đệm dạ dày trước mổ vẫn còn là thách thức
đối với các thầy thuốc lâm sàng do loại u này ít gặp và biểu hiện lâm sàng đa
dạng cũng như những đặc điểm dễ gây nhầm lẫn trên chẩn đoán hình ảnh.
1.6.1. Siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng thường quy vẫn được sử dụng như là phương pháp đầu
tay với tất cả các bệnh nhân có triệu chứng về dạ dày.
U mô đệm dạ dày có 3 hình thái biểu hiện trên siêu âm: có thể là (1) một
khối rắn đồng âm, có thể là (2) một khối rắn hỗn hợp âm với vùng giảm âm ở
trung tâm, tương ứng với vùng hoại tử và chảy máu trong u. Một số trường hợp
có thể thấy khí trong lòng u khi u lớn, hoại tử trung tâm, xâm lấn niêm mạc và
thủng vào lòng dạ dày. Hình thái thứ ba là (3) một khối hỗn hợp âm với các
vùng giảm âm và trống âm xen kẽ, tương ứng với các vùng hoại tử chảy máu
trung tâm [32]. Một số hình thái hiếm gặp khác của u mô đệm dạ dày là khối
rắn hỗn hợp tăng giảm âm do khối u tăng thể tích nhanh và chảy máu tạo thành
khối máu tụ trong u và khối dạng nang với thành dày, chia thành nhiều múi với
nhiều vách bên trong. Ngoài ra, có thể thấy dịch tự do ổ bụng trong trường hợp
u vỡ hoặc thủng gây chảy máu vào khoang phúc mạc [33].
Một nghiên cứu tại trường Đại học Y Ba Lan (2009) đã chỉ ra rằng mật
độ âm của u mô đệm dạ dày có mối liên hệ với kích thước và chỉ số nhân chia


18
18

của u cũng như phân loại nguy cơ của Học viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ
(NIH) năm 2001 [2]. Theo đó các khối u có mật độ âm đồng nhất thường lớn
hơn về kích thước và chỉ số nhân chia cũng cao hơn. u mô đệm dạ dày nguy
cơ rất thấp thường không phát hiện được trên siêu âm, trong khi, u mô đệm dạ
dày nguy cơ trung bình và thấp thường biểu hiện là khối rắn với âm vang
đồng nhất, còn các trường hợp u mô đệm dạ dày nguy cơ cao thường là khối

rắn âm vang không đồng nhất với vùng giảm âm ở trung tâm. Tuy nhiên, khả
năng ác tính hóa của u mô đệm dạ dày chỉ được xác nhận khi thấy di căn hoặc
u xâm lấn các tổ chức lân cận [34].

Hình 1.9: Hình ảnh u mô đệm dạ dày trên siêu âm ổ bụng
Dấu hiệu u xâm lấn, dịch tự do ổ bụng hay hạch to thường thấy ở các u
của niêm mạc hay u lympho, chứ hiếm khi gặp ở u u mô đệm dạ dày nguyên
phát nhưng có thể gặp ở u mô đệm dạ dày tái phát [21].
Trong y văn sản phụ khoa chỉ có 10 trường hợp u mô đệm dạ dày được
ghi nhận nhưng không có trường hợp nào được chẩn đoán trước mổ mà đều bị
nhầm lẫn với khối vùng tiểu khung trên siêu âm [35].
Hiện nay, siêu âm có sử dụng chất cản âm kết hợp với siêu âm Doppler
đánh giá tưới máu cho khối u cũng ít nhiều mang lại giá trị chẩn đoán nhưng chủ
yếu sử dụng trong theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị u mô đệm dạ dày [36].
1.6.2. Chụp Xquang
Chụp Xquang ít có giá trị chẩn đoán đối với u mô đệm dạ dày. Khi khối u
lớn có thể thấy hình ảnh bóng mờ đè đẩy, chiếm chỗ các tạng như dạ dày, ruột non


19
19

nhưng không mang tính đặc hiệu. Thông thường hình ảnh Xquang của u mô đệm
dạ dày thường là hình ảnh gián tiếp trong các trường hợp u có biến chứng.
1.6.3. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT)
Chụp cắt lớp vi tính có giá trị lớn trong xác định đặc điểm giải phẫu,
hình thái của u mô đệm dạ dày và được tiến hành thường quy trong bilan chẩn
đoán trước mổ [37]. Bên cạnh đó, chụp CLVT còn có giá trị cao trong theo
dõi diễn biến và đánh giá đáp ứng trong và sau khi điều trị.


Hình 1.10: Hình ảnh cắt lớp vi tính của u mô đệm dạ dày
Theo y văn, đặc điểm của u mô đệm dạ dày nguyên phát trên phim
CLVT khá đa dạng, tùy thuộc vào kích thước, độ xâm lấn và thời điểm phát
hiện bệnh. Hình ảnh điển hình là hình ảnh khối tăng tỷ trọng, giầu mạch máu
và thường có kích thước lớn nhưng không đồng nhất do có các vùng hoại tử,
chảy máu hoặc thoái hóa nang. Loét và rò vào lòng dạ dày cũng là các đặc
điểm thường gặp của u mô đệm dạ dày. Khối này thường đè đẩy, chiếm chỗ
các tổ chức và mạch máu lân cận, còn xâm lấn trực tiếp thì ít gặp hơn thường
chỉ thấy ở giai đoạn muộn của bệnh. Tuy nhiên, khó mà xác định được nguồn
gốc của khối do kích thước lớn và vị trí hoàn toàn nằm ngoài dạ dày.
Ngoài ra, một số dấu hiệu trên kết quả chẩn đoán hình ảnh cũng được sử
dụng để dự đoán tính chất lành tính hay ác tính của u mô đệm dạ dày. Ví dụ
như các nốt calci hóa, loét chảy máu, ổ hoại tử, tổn thương dạng nang, hình
thành đường rò, di căn, dịch ổ bụng và các dấu hiệu xâm lấn các tạng lân cận.
Tuy nhiên, về mặt hình ảnh thì khó đánh giá được tổn thương viêm hay di căn
xâm lấn vào các tạng lân cận.
Khoảng 50% bệnh nhân u mô đệm dạ dày khi được phát hiện đã có di
căn [35]. Đặc điểm của khối u di căn tương tự như khối u chính. Vị trí di căn


20
20

thường gặp là gan và ổ phúc mạc bằng cách di căn qua con đường máu và con
đường trực tiếp (seeding). Các vị trí ít gặp hơn có thể là mô mềm, phổi và
màng phổi. Tuy nhiên, không giống với ung thư biểu mô, di căn theo đường
bạch huyết hay di căn hạch rất hiếm gặp. Chụp CLVT thông thường cũng
không thể xác định được các nhân di căn phúc mạc dưới 1 cm.
1.6.4. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Tổn thương biểu hiện trên phim chụp cộng hưởng từ là một vùng tăng tín

hiệu tương đối rõ nhưng không đồng nhất với các vùng hoại tử hoặc thoái hóa
dạng nang. Trên T1, tổn thương thường là một khối đồng tín hiệu với tổ chức
cơ, trong khi trên T2, khối này tăng tín hiệu so với tổ chức mỡ, tuy nhiên, đôi
khi u mô đệm dạ dày lại giảm tín hiệu trên T2 và thường có vùng ngấm thuốc
rõ sau tiêm. Phương pháp này cho phép phát hiện những tổn thương nhỏ.
1.6.5. Chụp PET/CT (Positron emission tomography)
Chụp PET/CT là một phương pháp mới được áp dụng trong chẩn đoán
và đặc biệt là trong theo dõi đáp ứng điều trị của u mô đệm dạ dày. Nghiên
cứu của trường Đại học Texas đã chỉ ra rằng độ nhạy và giá trị chẩn đoán
dương tính của hai phương pháp chụp CLVT và PET không có sự khác biệt có
ý nghĩa trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn bệnh nhưng chụp PET/CT có
giá trị cao hơn trong đánh giá sớm đáp ứng điều trị. Do về mặt chuyển hóa, u
mô đệm dạ dày tiến triển có xu hướng tăng sinh mạch và tích trữ 18fluorodeoxyglucose (18FDG) và các phương pháp hóa trị liệu sẽ ngăn cản quá
trình này và hậu quả là giảm nồng độ 18FDG trong máu. Sự thay đổi này có
thể được ghi nhận rõ nét trên hình ảnh chụp PET/CT. Người ta cũng đã chứng
minh được mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ 18FDG và tình trạng lâm sàng
của bệnh nhân [10].
1.6.6. Nội soi dạ dày và siêu âm nội soi
Trên hình ảnh nội soi, u mô đệm dạ dày nguyên phát là tổn thương nằm
dưới niêm mạc, có thể kèm theo loét niêm mạc hoặc không, nằm ở bất kỳ vị
trí nào của dạ dày. U mô đệm dạ dày thường phát triển từ lớp cơ (muscularis
propria) nhưng đôi khi có thể phát triển từ lớp niêm (muscularis mucosa). Do


21
21

vậy, u mô đệm dạ dày thường bị nhầm với các khối u bị đè đẩy từ ngoài vào
làm hẹp lòng dạ dày do niêm mạc có thể hoàn toàn không tổn thương.
Trên hình ảnh siêu âm nội soi (EUS - endoscopy ultrasound), hình ảnh u

mô đệm dạ dày thường là một khối giảm âm không đồng nhất, liên tiếp với
lớp cơ thành ống dạ dày (lớp 4).
Bảng 1.3: Cấu trúc mô học tương ứng với 5 lớp của thành dạ dày biểu hiện
trên hình ảnh siêu âm nội soi
Siêu âm nội soi

Cấu trúc mô học

Lớp 1

Biểu mô phủ

Lớp 2

Lớp đệm và cơ niêm

Lớp 3

Dưới niêm mạc

Lớp 4

Lớp cơ

Lớp 5

Thanh mạc và mỡ dưới thanh mạc

Giống như những u dưới niêm mạc khác, người ta đánh giá mức độ ác
tính của u mô đệm dạ dày dựa vào: (1) kích thước u > 3 cm, (2) bờ ngoài u

không đều, (3) tiêu điểm giàu âm, (4) nang hóa (5) hạch lân cận. Tuy nhiên,
kết quả giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để đánh giá nguy cơ ác tính tiềm
tàng của u mô đệm dạ dày.

Hình 1.11: Hình ảnh u mô đệm dạ dày qua siêu âm nội soi
Khác với những quan điểm trước đây coi u mô đệm dạ dày là u lành thì
hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đều thống nhất về nguy cơ ác tính
hóa của u mô đệm dạ dày, do vậy, tất cả các u mô đệm dạ dày cần phải được
phẫu thuật lấy bỏ, dù chỉ là tổn thương nhỏ dưới niêm mạc [38],[4],[29]. Tuy


22
22

nhiên, không phải tổn thương dưới niêm mạc nào của dạ dày cũng là u mô
đệm dạ dày và những tổn thương này cũng không thể phân biệt bằng mắt
thường với các u lành hay ác tính khác nên việc sinh thiết được đặt ra để xác
định bản chất khối u.
Bảng 1.4: Đặc điểm chung của u mô đệm dạ dày và một số tổn thương dưới
niêm mạc khác của u mô đệm dạ dày trên siêu âm nội soi [39]
Tổn thương

Lớp

Cường độ âm

GIST

4 (đôi khi ở lớp 2)


Giảm âm

Lymphoma

2,3 hoặc 4

Giảm âm

U cuộn mạch

3 hoặc 4

Giảm âm

Ung thư biểu mô di căn

Bất kỳ

Giảm âm

U tế bào hạt

2 hoặc 3

Giảm âm

U carcinoid

2 hoặc 3


Giảm âm

U cơ trơn (Leiomyoma)

2 hoặc 4

Giảm âm

U sợi (Fibroma)

3

Tăng âm

Neurofibroma

3 hoặc 4

Tăng âm

Osteochondroma

3

Tăng âm

Lipoma

3


Tăng âm mạnh

Lymphangioma

3 hoặc 4

Giảm âm

Varices
2 hoặc 3
Trống âm
Do u nằm dưới lớp niêm mạc nên khi sinh thiết vẫn cần đến sự hỗ trợ
của đầu dò siêu âm qua nội soi để xác định chính xác vị trí về giải phẫu và
nguồn gốc của u [40].
Trong khi đó, giá trị của sinh thiết qua da còn nhiều tranh cãi do nguy cơ
tổn thương tạng và phát tán tế bào u trên đường vào.
Như vậy, mặc dù siêu âm kết hợp với nội soi mang lại hình thái tương
đối đầy đủ về u mô đệm dạ dày như kích thước, vị trí, liên quan với các lớp
của thànhdạ dày, bờ cũng như các dấu hiệu gợi ý ác tính hay thậm chí là tốc


23
23

độ phát triển (khi tiến hành nhiều lần) nhưng vẫn không mang lại được kết
luận mô bệnh học cuối cùng. Dù vậy, sinh thiết kim nhỏ dưới hướng dẫn của
siêu âm nội soi (FNA - EUS) có giá trị chẩn đoán dương tính nhất định
(khoảng 82%) [41].
1.7. Phân loại u mô đệm dạ dày
Bảng 1.5: Phân loại một số loại u mô đệm dạ dày bằng hóa mô miễn dịch [23]

Phân loại

Hóa mô miễn dịch

U mô đệm

CD 34 +, CD 117+, SMA ±, S100 -

Cơ trơn

Desmin +, SMA +, CD34 -, CD 117 -

U thần kinh (Schwannoma)

S100+, Desmin -, SMA-, CD34-, CD117-

Cuộn mạch

SMA+, S100-, Desmin -, CD 34-, CD 117-

Biểu mô dạng sarcoma

CK+, CD34-, CD117-

Fletcher và cộng sự [2] cho rằng nhân đa hình thái và dạng tế bào cũng
có giá trị tiên lượng nên đưa ra một phân loại khác như sau:
Bảng 1.6: Phân loại mức độ ác tính theo dạng tế bào [2]
Dạng tế bào

Tế bào hình thoi


Dạng biểu mô

Chỉ số nhân chia
(/ 30 vi trường x400)

Nhân đa hình
thái

Tiên lượng

0-2

Không

Lành tính

3-4

Ít

Ranh giới

>4

Nhiều

Ác tính

0


Không

Lành tính

1

Ít

Ranh giới

Nhiều

Ác tính

>1

Rosai và cộng sự [42] chia thành 3 nhóm dựa vào các yếu tố tiên lượng
về mô bệnh học:


24
24

Bảng 1.7: Phân loại của Rosai [42]
Tiên lượng

Kích thước

Chỉ số nhân chia


Lành tính

< 5 cm

< 5 / 50 vi trường

Ranh giới

> 5 cm

< 5 / 50 vi trường

Ác tính

Kích thước bất kỳ

> 5 / 50 vi trường

Phân loại này có giá trị trong đánh giá tiềm năng ác tính hóa của u mô
đệm dạ dày, mặc dù có trường hợp u được xác định lành tính trên mô bệnh
học nhưng vẫn tái phát và biểu hiện di căn xa.
Bảng 1.8: Bảng phân loại mức độ ác tính theo NIH [2]
Mức độ ác tính

Kích thước

Chỉ số nhân chia

Rất thấp


< 2 cm

< 5 / 50 vi trường

Thấp

2 - 5 cm

< 5 / 50 vi trường

< 5 cm

6 - 10 / 50 vi trường

Trung bình

Cao

5 - 10 cm

< 5 / 50 vi trường

Bất kỳ

> 10 / 50 vi trường

> 10 cm

Bất kỳ



25
25

Bảng 1.9: Nguy cơ ác tính của u mô đệm dạ dày dựa trên vị trí tổn thương [43]
GIST

Nguy cơ ác tính

Chỉ số

Kích

nhân chia

thước
≤ 2cm

≤ 5 / 50
HPF

> 2 ≤ 5cm

HPF

Không

Không


Không

Không

Rất thấp

Thấp

Thấp

Thấp

(1,9%)

(8,3%)

(4,3%)

(8,5%)

cm

(3,6%)

> 2 ≤ 5 cm

Không rõ

Trung bình
(24%)


tràng

Không rõ

Trung bình

Cao

Cao

Cao

(10%)

(34%)

(52%)

(57%)

Không b

Không rõ

Cao b

Trung bình

Cao


Cao

Cao

(16%)

(50%)

(73%)

(52%)

> 5 ≤ 10

Cao

cm

(55%)

> 10 cm
a

Ruột non

Thấp

≤ 2 cm
> 5/ 50


Tá tràng

> 5 ≤ 10

> 10 cm

Đại trực

Dạ dày

Không rõ

Cao
(85%)

Cao
(54%)

Không rõ

Cao

Cao

Cao

Cao

(86%)


(86%)

(90%)

(71%)

U di căn hoặc BN tử vong liên quan tới u nguyên phát; b Do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ

Dữ liệu được thu thập trên 1055 ca GIST dạ dày, 629 ca GIST ruột non, 144 ca GIST tá
tràng, và 111 GIST trực tràng.

Phân giai đoạn bệnh theo TNM 2010 [44]
Năm 2010, Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế (UICC - Union for
International Cancer Control) đã đưa ra một số tiêu chuẩn phân chia giai đoạn
bệnh của u mô đệm dạ dày theo TNM - G gồm 4 tiêu chuẩn về khối u
(Tumor) - hạch (Node) - Di căn xa (Metastasis) - phân độ mô bệnh tế bào học
(Histopathological Grading) [44].


×