Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, NỒNG độ TESTOSTERONE ở BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 có rối LOẠN CƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.17 KB, 95 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính hay gặp nhất trong các bệnh
nội tiết và chuyển hóa. Năm 2014, ước tính đái tháo đường (ĐTĐ) ảnh hưởng
tới khoảng 387 triệu người lớn trên toàn thế giới (8,3% dân số thế giới) [1].
Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ học của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm
2012, tỉ lệ ĐTĐ trong toàn quốc là 5,42%, tăng lên khoảng 201% so với con
số điều tra năm 2010 [2] trong đó nam giới chiếm khoảng một nửa và độ tuổi
đang dần trẻ hóa.
Cùng với sự phát triển của y học, việc điều trị ĐTĐ và phòng ngừa các
biến chứng mãn tính của bệnh đã đạt được nhiều bước tiến lớn. Bên cạnh đó,
việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ đặc biệt là sức khỏe
tình dục ở nam giới ĐTĐ cũng được nghiên cứu nhiều. Rối loạn chức năng
tình dục là vấn đề hay gặp dẫn đến giảm sút chất lượng cuộc sống đối với
nam giới lớn tuổi. Tỉ lệ này còn tăng cao hơn đối với người bị ĐTĐ. Tỉ lệ rối
loạn cương trong các nghiên cứu cắt ngang trên nam giới ĐTĐ dao động từ
35-90% tùy theo phương pháp và vị trí địa lý, chủng tộc của đối tượng trong
từng nghiên cứu [3]. Theo Massachusetts Male Aging Study, tỷ lệ mắc rối
loạn cương ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có thể cao hơn gấp 3 lần so với nhóm
không mắc ĐTĐ. Rối loạn cương ở nam giới ĐTĐ có thể xuất hiện sớm hơn
10-15 năm so với nam giới không bị ĐTĐ [4].
Rối loạn cương là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân đi
khám và tìm tới sự tư vấn của bác sĩ. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và
điều trị đúng căn nguyên có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Người ta đã
thấy rõ ràng các bệnh lý thần kinh và mạch máu là nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến rối loạn cương [5],[6]. Vai trò của sự thiếu hụt testosterone ở các bệnh
nhân rối loạn cương và ĐTĐ cũng đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu.


2


Các bằng chứng đã cho thấy có sự suy giảm một cách đáng kể nồng độ
testosterone dẫn đến suy sinh dục ở nam giới ĐTĐ so với nam giới không bị
ĐTĐ ở mọi lứa tuổi. Hơn nữa việc bổ xung testosterone đã giúp cải thiện tình
trạng rối loạn cương cho các bệnh nhân ĐTĐ đặc biệt là những bệnh nhân đã
thất bại với ức chế PDE-5.Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu được
thực hiện tại Việt Nam để tìm hiểu về tình hình rối loạn cương ở bệnh nhân
ĐTĐ [7],[8],[9] nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về tình trạng thiếu
hụt testosterone [10] và các biểu hiện của suy sinh dục trên đối tượng này.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, nồng độ testosterone ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2 có rối loạn cương dương.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy sinh dục ở nhóm
bệnh nhân nghiên cứu trên.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh đã trở nên phổ biến ở các quốc gia trên
toàn thế giới với tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào vùng địa lý, chủng tộc, văn
hóa và điều kiện kinh tế. Trước đây, ĐTĐ là vấn đề của các nước công nghiệp
phát triển thì gần đây, cùng với sự phát triển của điều kiện kinh tế, những thay
đổi trong lối sống, tỉ lệ bệnh ĐTĐ đã gia tăng một cách nhanh chóng đặc biệt
ở các nước đang phát triển. Cùng với các biến chứng cấp và mãn tính của
ĐTĐ, các bệnh lý tim mạch gia tăng làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng
cuộc sống của người bệnh.
1.1.1. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
Theo điều tra toàn cầu được đăng tải trên tạp chí Diabetes Care năm

2004 thì tỉ lệ mắc ĐTĐ cho mọi lứa tuổi trên toàn thế giới năm 2000 ước tính
là 171 triệu người chiếm tỉ lệ 2,8% và dự đoán sẽ tăng lên 366 triệu vào năm
2030 (4,4% dân số) [11]. Tuổi mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất là trên 65 tuổi ở
các nước phát triển, trong khi đó lứa tuổi mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất ở các
nước đang phát triển là 45-65 tuổi. Tuy nhiên theo con số điều tra lập bản đồ
về ĐTĐ toàn cầu của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế thì năm 2014, con số người mắc
ĐTĐ trên toàn thế giới lên tới 387 triệu, chiếm tỉ lệ 8,3%, trong đó có tới
46,3% số người bệnh được chẩn đoán. Ước tính đến năm 2035 sẽ có thêm
khoảng 205 triệu người mắc bệnh [1].
Tại Mỹ theo con số thống kê của CDC (trung tâm kiểm soát và phòng
ngừa bệnh) năm 2012, ước tính có 29,1 triệu người mắc ĐTĐ, chiếm 9,3%
dân số [12].


4
Tại Việt Nam, theo các số liệu điều tra năm 1990 tại Hà Nội thì tỉ lệ
mắc ĐTĐ là 1,4% [13], điều tra tại Huế năm 1996 là 0,96%, điều tra năm
1993 tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ mắc ĐTĐ ở người từ 15 tuổi trở lên là
2,52% [14]. Gần đây nhất, theo các số liệu điều tra của Viện Nội tiết Trung
Ương năm 2012, tỉ lệ mắc ĐTĐ ở người lớn trong độ tuổi 30-69 là 5,42%[2].
Theo ước tính của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế năm 2014 thì Việt Nam có khoảng
3,336 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỉ lệ khá cao trong khu vực [1].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2014 [15]
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của ADA 2014 gồm 4 tiêu chí:
 HbA1C ≥ 6,5%. Xét nghiệm cần được làm tại phòng xét nghiệm sử dụng
phương pháp đã được chứng nhận chuẩn hóa. Nếu mức tăng đường máu
không rõ ràng thì cần làm nhắc lại. Hoặc
 Đường huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/L. Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất
8 tiếng trước khi lấy máu. Hoặc
 Đường huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp tăng đường máu ≥ 11,1

mmol/L. Nghiệm pháp được tiến hành theo mô tả của WHO, sử dụng 75
gam glucose pha vào nước uống. Hoặc
 Đường huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ở bệnh nhân có các triệu
chứng kinh điển của tăng đường máu.
1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường: được chia ra 4 loại [15]
 ĐTĐ type 1: là hậu quả của sự phá hủy tế bào beta, thường dẫn đến thiếu
hụt hoàn toàn insulin.
 ĐTĐ type2: là hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin tiến triển trên nền
của sự kháng insulin.
 ĐTĐ các type đặc biệt do một số nguyên nhân như khiếm khuyết về gien
trong chức năng tế bào beta, các bệnh lý tụy ngoại tiết, và ĐTĐ do thuốc
hoặc hóa chất…


5
 ĐTĐ thai kỳ: ĐTĐ được chẩn đoán trong khi có thai và không phải là
ĐTĐ với các biểu hiện rõ rệt.
1.1.4. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường
 Biến chứng cấp tính: gồm các biến chứng như nhiễm toan ceton, tăng áp
lực thẩm thấu, nhiễm toan lactic và biến chứng hạ đường huyết do điều trị.
 Biến chứng mạn tính: bao gồm các biến chứng có tính chất đặc hiệu hoặc
không đặc hiệu liên quan tới ĐTĐ như
 Biến chứng mạch máu lớn: bệnh mạch vành, mạch não và mạch máu
ngoại vi do ĐTĐ.
 Biến chứng mạch máu nhỏ: bệnh lý võng mạc, bệnh lý thận và bệnh lý
thần kinh do ĐTĐ.
 Một trong những biến chứng mạn tính thuộc hệ niệu dục hay gặp ở nam
giới là rối loạn cương. Đây là biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng. Đây là vấn đề đang
được quan tâm vì việc tìm hiểu đúng căn nguyên và điều trị thích hợp sẽ

giúp cải thiện triệu chứng cũng như chất lượng sống cho người bệnh.
1.2. Rối loạn cương ở người đái tháo đường
1.2.1. Khái niệm và dịch tễ học
Khái niệm: rối loạn cương là không có khả năng đạt được và duy trì độ
cứng của dương vật để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn [16].
Rối loạn cương ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng có tới 70%
người mắc không được điều trị. Các phân tích gộp về dịch tễ học cho thấy có tới
5-20% nam giới bị rối loạn cương mức độ trung bình tới nặng [17].
Tỉ lệ rối loạn cương ở nam giới mắc ĐTĐ còn cao hơn nhóm không mắc
ĐTĐ. Theo nghiên cứu Massachusets trên nam giới lớn tuổi, rối loạn cương ở


6
người ĐTĐ gặp nhiều gấp ba lần so với người không mắc ĐTĐ [4] và tỉ lệ mắc
hàng năm theo lứa tuổi ở nam giới ĐTĐ cao gấp hai lần so với không ĐTĐ [18].
Tỉ lệ mắc rối loạn cương ở nam giới ĐTĐ dao động trong các nghiên cứu rất
khác nhau. Tỉ lệ gặp thấp nhất trong nghiên cứu tại Anh là 35% [19] và cao nhất
trong nghiên cứu tại Nhật là 90% [20]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về rối loạn
cương trên bệnh nhân ĐTĐ cho thấy trên một nửa số bệnh nhân ĐTĐ có rối loạn
cương [7],[8],[9].
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ và liên quan đến rối loạn cương ở người ĐTĐ [21]
 Tuổi cao, thời gian mắc bệnh kéo dài.
 Kiểm soát đường huyết kém.
 Lối sống thụ động, ít vận động thể lực.
 Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và béo phì là những tình trạng thường
đi kèm với ĐTĐ cũng là các yếu tố nguy cơ độc lập với rối loạn cương ở
nam giới ĐTĐ.
 Các biến chứng mạch máu
 Nhiều loại thuốc như chẹn beta, lợi tiểu thiazide, hút thuốc lá, uống quá
nhiều rượu cũng là các yếu tố làm tăng thêm nguy cơ mắc rối loạn cương ở

người ĐTĐ.
1.2.3. Sinh bệnh học của rối loạn cương ở người ĐTĐ [21]:
Cơ chế của rối loạn cương ở người ĐTĐ có thể phân loại theo các nhóm
nguyên nhân khác nhau như bệnh lý mạch máu, bệnh lý thần kinh, suy sinh dục,
các yếu tố bệnh học tại chỗ…
1.2.3.1. Yếu tố tâm lý:
Những thay đổi trong tâm lý tình dục và các rối loạn có liên quan là các
yếu tố dẫn đến rối loạn cương ở cả người ĐTĐ cũng như không ĐTĐ. Nam giới


7
mắc ĐTĐ và các biến chứng của ĐTĐ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi
người bình thường. Các triệu chứng trầm cảm có giá trị lớn trong dự đoán khả
năng mắc rối loạn cương. Mặt khác sự xuất tiến triển của rối loạn cương cũng
làm xấu đi tình trạng trầm cảm có từ trước.
1.2.3.2. Các yếu tố thực thể
 Bệnh lý mạch máu: bệnh lý mạch máu do ĐTĐ bao gồm bệnh lý mạch máu
lớn, bệnh lý mạch máu nhỏ và rối loạn chức năng nội mạc. Tất cả các yếu tố
này đều đóng vai trò trong sinh bệnh học của rối loạn cương.
 Bệnh lý mạch máu lớn và các bệnh lý phối hợp đóng vai trò quan trọng
trong cơ chế bệnh sinh của rối loạn cương do làm giảm dòng máu đến
dương vật.
 Bệnh mạch máu nhỏ do ĐTĐ dẫn đến thiếu máu cục bộ các sợi thần kinh,
cùng với các tổn thương trực tiếp của các sợi thần kinh do ĐTĐ là một
trong các cơ chế quan trọng gây rối loạn cương.
 Rối loạn chức năng nội mạc: tích tụ của các sản phẩm cuối của quá trình
đường hóa (AGEs-advanced glycation end products), tăng nồng độ các gốc
oxi tự do hoặc các nhóm oxi phản ứng với NO dẫn đến hậu quả là giảm sản
xuất, hoạt tính NO, suy giảm các yếu tố giãn cơ liên quan đến NO... gây ra
rối loạn cương.

 Bệnh lý thần kinh ngoại vi và thần kinh tự động: là các biến chứng thường
gặp ở người ĐTĐ. Cả hai biến chứng này đều là các yếu tố quan trọng trong
bệnh sinh của rối loạn cương.
 Thay đổi trong cấu trúc, chức năng cơ trơn vật hang: suy giảm các thành
phần của cơ trơn, tăng cường sự lắng đọng của collagen dẫn tới làm dầy


8
màng đáy và mất đi các tế bào nội mạc. Ngoài ra một số bệnh lý tại chỗ
cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương.
 Suy sinh dục: Testosteron là hormone giữ vai trò chủ đạo trong chức năng
hoạt động tình dục của nam giới, testosteron tác động lên tế bào sertoli ở
tinh hoàn để sản xuất tinh trùng và có tác dụng tăng ham muốn tình dục.
Người ta nhận thấy rằng nồng độ testosteron thường thấp trong những
người nam giới bị ĐTĐ typ2. Vậy testosterone đóng vai trò như thế nào
trong quá trình cương và sự suy giảm testosterone có mối liên hệ thế nào
đối với rối loạn cương ở người ĐTĐ đã được đề cập trong nhiều nghiên
cứu gần đây.
1.2.4. Chẩn đoán rối loạn cương [16]

 Lâm sàng:
 Hỏi bệnh: cần hỏi đầy đủ về những thay đổi trong ham muốn tình dục,
khả năng cương trong lúc ngủ hoặc sáng sớm, các yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến chức năng cương …
 Khám bệnh: khám các đặc tính sinh dục thứ phát, các test về thần kinh
bao gồm cảm giác quanh hậu môn, trương lực cơ thắt, phản xạ hành
hang…Khám bộ phận sinh dục bao gồm khám kiểm tra tinh hoàn, dương
vật, tuyến tiền liệt.

 Cận lâm sàng

 Các xét nghiệm về nội tiết: định lượng testosterone buổi sáng, có thể thêm
các xét nghiệm prolactin, hormone hướng sinh dục LH, FSH nếu cần.
 Một số test chuyên sâu khác như test đánh giá cương dương vật ban
đêm, siêu âm Doppler dương vật, chụp động mạch khung chậu, chụp
chọn lọc động mạch dương vật… có thể được chỉ định trong những
trường hợp nghi ngờ


9
 Đánh giá chức năng cương dương qua chỉ số IIEF
Thang điểm International Index of Erectile Function (IIEF) [24] từ năm
1997, đã được áp dụng rộng rãi và giúp cho lượng hóa thông tin trong vấn đề
chẩn đoán và xếp loại độ nặng nhẹ của rối loạn cương. Đây là thang điểm rất có
giá trị thực tiễn trong lâm sàng và nghiên cứu, đã được quốc tế hóa. Thang điểm
IIEF đánh giá 5 lĩnh vực trong đời sống tình dục nam giới gồm 15 câu hỏi
 Chức năng cương của dương vật: 6 câu hỏi
 Độ khoái cảm

: 2 câu hỏi

 Ham muốn tình dục

: 2 câu hỏi

 Sự thỏa mãn trong giao hợp : 3 câu hỏi
 Sự thỏa mãn toàn diện

: 2 câu hỏi

Bộ 6 câu hỏi dành cho phần đánh giá chức năng cương dương vật bao gồm:

T
T

Câu hỏi IIEF

m
0

thường Gần như không bao giờ/ không bao giờ
cương được dương Dưới ½ số lần
vật trong lúc hoạt Thỉnh thoảng (khoảng ½ số lần)

1



động
không?
2

Điể

Trong 4 tuần lễ qua, Không hoạt động tình dục/không giao hợp
bạn
1

Câu trả lời

tình


dục Gần hầu hết (hơn ½ số lần)
Luôn luôn hoàn toàn

2
3
4
5

Trong 4 tuần lễ qua, Không hoạt động tình dục/không giao hợp

0

khi bạn có cương Gần như không bao giờ/ không bao giờ

1

dương vật do kích Dưới ½ số lần
thích tình dục. Thỉnh thoảng (khoảng ½ số lần)

2

Gần hầu hết (hơn ½ số lần)

3
4


10
T
T


Câu hỏi IIEF

Câu trả lời

Điể
m

Dương vật của bạn
có đủ cứng để đưa Luôn luôn hoàn toàn

3

4

vào âm đạo không ?
Trong 4 tuần lễ qua, Không hoạt động tình dục/không giao hợp
khi muốn giao hợp Gần như không bao giờ/ không bao giờ
Dưới ½ số lần
bạn có đưa được
Thỉnh thoảng (khoảng ½ số lần)
dương vật vào âm Gần hầu hết (hơn ½ số lần)
đạo người phụ nữ
Luôn luôn hoàn toàn
không?
Trong 4 tuần lễ qua, Không hoạt động tình dục/không giao hợp
suốt trong lúc giao Gần như không bao giờ/ không bao giờ
Dưới ½ số lần
hợp, bạn có duy trì
Thỉnh thoảng (khoảng ½ số lần)

được độ cương sau Gần hầu hết (hơn ½ số lần)
khi đã đưa được
dương vật vào âm
đạo người phụ nữ

5

6

Luôn luôn hoàn toàn

hay không
Trong 4 tuần lễ qua, Không hoạt động tình dục/không giao hợp
bạn có thấy khó Gần như không bao giờ/ không bao giờ
Dưới ½ số lần
khăn khi duy trì
Thỉnh thoảng (khoảng ½ số lần)
cương dương vật để Gần hầu hết (hơn ½ số lần)
giao hợp trọn vẹn
Luôn luôn hoàn toàn
không?
Trong 4 tuần lễ qua, Rất ít / không có
bạn ước lượng sự Ít
Vừa phải
tin tưởng mà bạn có
Cao
được trong việc duy Rất cao

5
0

1
2
3
4
5
0
1
2
3
4

5

0
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5


11
T
T


Câu hỏi IIEF

Câu trả lời

Điể
m

trì cương dương vật
như thế nào?
Phân loại rối loạn cương theo thang chia điểm của IIEF như sau:
- Từ 1-10

: Rối loạn cương nặng

- Từ 11-16 : Rối loạn cương trung bình
- Từ 17-25 : Rối loạn cương nhẹ
- Từ 26-30 : Không rối loạn cương
1.3. Testosterone và suy sinh dục
1.3.1. Đặc điểm của Testosterone [25],[26]
* Sự sản xuất hormone sinh dục: nguồn nguyên liệu chủ yếu để tổng
hợp các hormone sinh dục tại tế bào Leydig là cholesterol. Sự tổng hợp các
androgen trải qua rất nhiều giai đoạn được xúc tác bởi các enzyme thuộc họ
cytochrome P450.
* Các hormone sinh dục ở nam giới: Ba loại hormone sinh dục cơ bản ở
nam giới là testosterone, dihydrotestosterone và estradiol. Androgen quan
trọng nhất là testosterone. Trên 95% testosterone lưu hành được tiết ra từ các
tế bào Leydig ở tinh hoàn (3-10 mg mỗi ngày). Androgen từ thượng thận
đóng góp vào dưới 5% tổng lượng testosterone của cơ thể. Ngoài testosterone,
tế bào Leydig còn tiết ra một lượng nhỏ androgen có hiệu lực mạnh là
dihydrotestosterone (DHT) một và androgen yếu là dehydroepiandrosterone

(DHEA) và androstenedione. Tinh hoàn còn tiết ra một lượng nhỏ estradiol,
estrone, pregnenolone, progesterone. DHT và estradiol không chỉ bắt nguồn
từ sự tổng hợp trực tiếp tại tinh hoàn mà còn từ sự chuyển hóa từ testosterone
ở ngoại vi nhờ enzyme 5α-reductase thành DHT hoặc có thể bị arom hóa
thành estradiol bởi enzyme CYP 19 (aromatase).


12
* Trong máu, testosterone tồn tại dưới 3 dạng khác nhau:
- Testosterone tự do (T tự do): chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng
testosterone nhưng nó có khả năng đi vào các mô của cơ thể và phát huy tác
dụng sinh học.
- Testosterone gắn với albumin: chiếm khoảng 40%. Testosterone gắn
rất lỏng lẻo với albumin và nó có thể trở thành dạng tự do khi lưu hành trong
các mạch máu nhỏ và phát huy tác dụng sinh học.
- Testosterone gắn với globulin gắn hormone giới tính (sex hormone
binding globulin - SHBG): chiếm lượng lớn (khoảng 58%) tổng lượng
testosterone. Đây là mối liên kết rất bền vững nên testosterone dạng gắn
SHBG không có tác dụng sinh học đối với các mô trong cơ thể.
- T tự do và T gắn với albumin được gọi chung là T có khả dụng sinh
học (Bioavailable Testosterone). Nồng độ testosterone toàn phần là tổng của
cả 3 loại T tự do, T gắn albumin và T gắn với SHBG hoặc là tổng của T có
khả dụng sinh học và T gắn SHBG.
* SHBG là một glycoprotein được sản xuất ra ở gan và nồng độ của nó
trong huyết tương bị ảnh hưởng bởi rất nhiều bệnh lý hoặc tình trạng của cơ
thể. Sự thay đổi của nồng độ SHBG sẽ dẫn đến thay đổi của nồng độ
testosterone có khả dụng sinh học. Vì vậy khi đánh giá suy sinh dục, người ta
thường định lượng cả T toàn phần và T tự do hoặc T có khả dụng sinh học nếu
nghi ngờ có sự biến đổi của nồng độ SHBG.
- Các yếu tố làm tăng SHBG là tuổi cao, các bệnh lý viêm mãn tính,

cường giáp, suy sinh dục, viêm gan, xơ gan, dùng các thuốc chống động kinh,
estrogen trị liệu, chế độ ăn chứa nhiều phytoestrogen…
- Các yếu tố làm giảm SHBG là béo phì, androgen trị liệu, suy giáp, hội
chứng thận hư, sử dụng glucocorticoid, cường insulin máu và đái tháo
đường…


13
1.3.2. Điều hòa sản xuất testosterone: ở nam giới trưởng thành, sự sản xuất
testosterone phụ thuộc vào sự điều hòa của trục dưới đồi - tuyến yên - tinh
hoàn [25],[26]:
- Vùng dưới đồi tổng hợp ra hormone hướng sinh dục là GnRH
(Gonadotropin- Realesing Hormone). GnRH sẽ đi tới thùy trước tuyến yên và
gắn với vùng sinh dục để kích thích tiết cả LH (Luteinizing Hormone) và FSH
(Follicle-Stimutating Hormone). GnRH được giải phóng theo nhịp mỗi 30
phút đến 2 giờ, dẫn đến sự đáp ứng theo nhịp của LH và FSH. Nhịp tiết này
gây ra một sự dao động rất rộng của LH và testosterone trên cùng một cá thể.
Đỉnh tiết các hormone sinh dục vào sáng sớm nên người ta thường định lượng
các hormone này trước 8-10 giờ sáng.
 LH gắn với các receptor đặc hiệu trên màng các tế bào Leydig dẫn đến
tổng hợp và tiết các androgen.
 FSH gắn với các receptor đặc hiệu tại tế bào Sertoli để điều hòa sự sản
sinh tinh trùng. Tuy nhiên sự trưởng thành của tinh trùng không những
cần tác động của FSH mà còn cần cả testosterone. FSH còn kích thích
tế bào Sertoli sản xuất ra chất ức chế B có tác động ức chế chọn lọc
FSH từ tuyến yên.
- Sự tổng hợp testosterone lại được kiểm soát gián tiếp qua cơ chế điều hòa
ngược (feedback) của testosterone lên cả vùng dưới đồi và tuyến yên. Khi
nồng độ androgen tăng sẽ ức chế ngược sự tiết LH của thùy trước tuyến yên
thông qua tác động ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi.

1.3.3. Vai trò của testosterone [25],[26]
Trong quá trình phát triển của bào thai: testosterone sản xuất từ các tế
bào Leydig có tác dụng hỗ trợ sự phát triển và biệt hóa cấu trúc ống wolffian
để phát triển thành mào tinh, ống dẫn tình và túi tính. Testosterone chuyển
hóa thành DHT dẫn đến sự hình thành tuyến tiền liệt, dương vật, niệu đạo và


14
bìu. Testosterone cũng tham gia vào quá trình di chuyển xuống của tinh hoàn
qua ống bẹn.
Ở giai đoạn dậy thì: testosterone tác động tới sự phát triển và hoàn
thiện của bìu, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt và dương vật.
Testosterone kích thích sự phát triển của hệ cơ, xương, của sụn khớp dẫn đến
tăng nhanh chiều cao ở tuổi dậy thì. Testosterone kích thích sự phát triển của
lông mu, lông nách, râu, ria..và sự hoạt động của các tuyến bã nhờn.
Đối với người trưởng thành: testosterone cần thiết để duy trì khả năng
sinh sản, ham muốn về tình dục, duy trì năng lượng cho các hoạt động thể lực
và tinh thần. Testosterone giúp cho sự vững chắc của khối cơ, duy trì độ
khoáng của xương, kích thích sự sản sinh hồng cầu. Các nghiên cứu gần đây
còn cho thấy vai trò của testosterone đối với các quá trình chuyển hóa
glucose, lipid. Sự thiếu hụt testosterone liên quan tới nguy cơ phát triển bệnh
ĐTĐ type 2 và hội chứng chuyển hóa ở nam giới.


Vai trò của testosterone với chức năng cương [22]
 Testosterone và sự cương dương vật: các nghiên cứu thực nghiệm

trên động vật và nuôi cấy tế bào người cho thấy testosterone kiểm soát hàng
loạt cơ chế dẫn đến cương và cứng dương vật. Đầu tiên, nó đảm bảo cho quá
trình biến đổi từ các tế bào mầm dương vật trở thành các tế bào cơ trơn toàn

vẹn về cấu trúc và chức năng cần thiết cho sự cương dương. Testosterone
kiểm soát sự hoạt hóa của một loạt các men trong vật hang. Testosterone có
tác dụng điều hòa nitric oxide thông qua tác động tới các men nitric oxide
synthase của nội mạc và nơ ron. Ngoài ra testosterone còn điều hòa men
phosphodiesterase type 5 (PDE 5). Suy giảm testosterone gặp ở khoảng 1/3 số
người bị rối loạn cương và việc bổ xung testosterone ở những bệnh nhân suy
sinh dục giúp cải thiện chức năng cương và chỉ định bổ xung testosterone đã


15
được đưa vào các hướng dẫn điều trị giúp cải thiện chức năng cương cũng
như các rối loạn chuyển hóa ở những bệnh nhân suy sinh dục
 Testosterone và hành vi tình dục: Testosterone có vai trò rõ ràng đối
với hành vi tình dục ở con người. Nhiều vùng trong não bao gồm hạch hạnh
nhân, vùng tiền thị giữa, nhân cạnh não thất của vùng dưới đồi, chất xám
quanh cống đều trình diện các receptor với androgen. Khi có các kích thích
phù hợp, testosterone có tác động lên các hành vi tình dục dẫn đến làm tăng
ham muốn và cương dương vật. Trong các nghiên cứu trên bệnh nhân bị rối
loạn cương, những người có suy giảm ham muốn tình dục thường có nồng độ
testosterone thấp hơn so với những người vẫn còn ham muốn tình dục.
1.3.4. Suy sinh dục nam
Suy sinh dục ở nam giới là hội chứng lâm sàng do tinh hoàn suy giảm
không sản xuất đủ lượng testosterone sinh lý và không đủ lượng tinh trùng
bình thường do sự cắt đứt một hoặc nhiều khâu của trục dưới đồi-tuyến yêntinh hoàn.
1.3.4.1. Phân loại: bất thường trục dưới đồi-tuyến yên-tinh hoàn tại tinh hoàn
dẫn đến suy tinh hoàn nguyên phát hay suy sinh dục nguyên phát. Bất thường
tại vùng dưới đồi hoặc tuyến yên dẫn đến suy tinh hoàn thứ phát hay suy sinh
dục thứ phát. Suy sinh dục có thể là hậu quả của suy cả tinh hoàn và vùng
dưới đồi [25],[26].
 Suy sinh dục nguyên phát: hay suy tinh hoàn nguyên phát do bất

thường chức năng tinh hoàn. Hậu quả là giảm nồng độ testosterone, suy
giảm sự sản sinh tinh trùng và tăng nồng độ hormone hướng sinh dục
LH và FSH.
 Suy sinh dục thứ phát: do bất thường tại vùng dưới đồi hoặc tuyến yên
dẫn đến giảm nồng độ testosterone, suy giảm sự sản sinh tinh trùng và
giảm nồng độ hormone hướng sinh dục LH và FSH.


16
 Suy sinh dục nguyên phát và thứ phát hỗn hợp dẫn đến giảm nồng độ
testosterone, suy giảm sự sản sinh tinh trùng và giảm nồng độ hormone
hướng sinh dục biến thiên tùy thuộc vào suy của khâu nào chiếm ưu thế.
Suy sinh dục nguyên phát và thứ phát phối hợp có thể xảy ra trong
những bệnh lý như nhiễm sắt, thalassemia, điều trị bằng glucocorticoid, người
nghiện rượu, đột biến DAX-1, người nhiều tuổi...
1.3.4.2. Suy sinh dục ở nam giới đái tháo đường
Sự suy giảm testosterone ở người bệnh đái tháo đường dẫn đến các
triệu chứng suy giảm androgen với các mức độ khác nhau từ các rối loạn nặng
đến các rối loạn nhẹ hoặc có một tỉ lệ không có triệu chứng. Suy sinh dục ở
nam giới ĐTĐ được xếp vào loại Suy sinh dục xuất hiện muộn (LOH-Late
Onset of Hypogonadism) hay Thiếu hụt một phần androgen ở nam giới lớn
tuổi (Partial Androgen Deficiency of the Aging Male - PADAM).
*Khái niệm: là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa liên quan tới sự gia
tăng của tuổi tác, các bệnh lý kèm theo liên quan tới tuổi tác và sự sa sút của
tình trạng sức khỏe đặc trưng bởi các triệu chứng và sự thiếu hụt của nồng độ
testosterone. Điều này cũng có thể tác động ngược lại tới nhiều bộ phận trong
cơ thể dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống cũng như sự thay đổi chức năng
sinh dục [28].
Chẩn đoán suy sinh dục muộn cần loại trừ những trường hợp suy sinh
dục có nguyên nhân như bệnh tuyến yên, tinh hoàn, bất thường nhiễm sắc thể.

*Tỉ lệ mắc bệnh: các nghiên cứu cho thấy có tới 25-40% nam giới ĐTĐ
type 2 bị suy sinh dục. Tỉ lệ suy sinh dục cũng cao hơn ở nam giới trẻ tuổi
mắc ĐTĐ type 2. Trong một nghiên cứu khác, người ta thấy 29% nam giới
ĐTĐ type 2 có nồng độ testosterone dưới mức bình thường trong đó 25% là
suy sinh dục thứ phát và 4% là suy sinh dục nguyên phát [28].


17
*Cơ chế bệnh sinh của suy sinh dục ở người ĐTĐ type 2 [28],[31]: cơ
chế của suy sinh dục ở nam giới ĐTĐ hiện giờ vẫn chưa rõ ràng. Người ta
thấy có vai trò của nhiều yếu tố.
Vai trò của estradiol: sự dư thừa khối lượng mỡ đặc biệt là mỡ nội tạng
có thể dẫn đến tăng hoạt tính của enzyme aromatase gây ra tăng chuyển hóa
testosterone thành estrogen. Nồng độ estradiol tăng lên ở người béo phì từ
mức độ nhẹ đến vừa. Tăng estrogen dẫn đến cơ chế feedback ngược ức chế
giải phóng hormone hướng sinh dục của tuyến yên. Hậu quả là sự giảm sản
xuất của cả testosterone và tinh trùng trưởng thành. Điều trị người béo phì
bằng thuốc ức chế men aromatase hoặc giảm cân đều dẫn đến kết quả tăng
nồng độ testosterone. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lại nhận thấy nồng độ
estradiol thấp ở nam giới lớn tuổi suy sinh dục. Suy sinh dục ở nam giới ĐTĐ
có cân nặng bình thường có vẻ không liên quan đến tăng nồng độ estradiol.
Vai trò của kháng insulin: dựa trên các nghiên cứu trên động vật và các
thực nghiệm cấy ghép tế bào, người ta thấy các bằng chứng về tác dụng của
insulin và đáp ứng của insulin trên não cần thiết cho sự cân bằng chức năng
của trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tình hoàn. Giảm nhạy cảm với insulin ở
vùng dưới đồi có thể tham gia vào cơ chế gây suy suy sinh dục thứ phát ở
những người béo phì, kháng insulin. Các yếu tố chuyển hóa như leptin,
insulin, ghrelin tác động lên vùng dưới đồi gây ức chế sự giải phóng các
hormone hướng sinh dục GnRH. Kisspeptin, một chất peptide kích thích giải
phóng GnRH giúp điều hòa chức năng trục sinh dục cũng bị ức chế ở những

người béo phì, kháng insulin.
Vài trò của các yếu tố viêm: giảm nhạy cảm với insulin cũng liên quan
tới tăng nồng độ các protein của quá trình viêm trong máu. Các cytokine như
TNF-α, IL-1β trong các thực nghiệm trên động vật và in vitro cũng cho thấy
tác dụng ức chế GnRH của cùng dưới đồi và LH, FSH của tuyến yên. Người


18
ta thấy protein C- phản ứng (protein C-reactive- CRP)) tăng lên một cách
đáng kể ở nam giới ĐTĐ type 2 suy sinh dục so với nam giới ĐTĐ type 2 có
nồng độ testosterone bình thường. Vì vậy các chất trung gian của quá trình
viêm có thể tham gia vào cơ chế ức chế trục vùng dưới đồi-tuyến yên và hội
chứng suy sinh dục thứ phát ở nam giới ĐTĐ type 2.
ĐTĐ type 2/ hội chứng chuyển
hóa

TKTƯ

Kháng insulin


SHBG

Cytokine
s

Kích thích biệt hóa tế bào
mỡ và thu nhận triglyceride

mỡ bụng


Cytokines
Insulin
Leptin
Ghrelin

Giảm biệt
hóa tế
bào
mỡ/chức
năng ti
lạp thể

Testosterone
Trục dưới
đồi-tuyếnyên
-tinh hoàn

Kisspeptin
LH

Gan
Xương

Triệu chứng
suy sinh dục
Tuổi tác và các
bệnh lý phối
hợp


Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ hai chiều giữa béo bụng và testosterone: vòng xoắn
dẫn đến kháng insulin [31]


19
*Hậu quả của suy sinh dục ở người ĐTĐ type 2 [28]
Suy giảm chức năng tình dục: các nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ cao các triệu
chứng như giảm ham muốn tình dục (64%), rối loạn cương (74%) và mệt mỏi
(63%) ở nam giới ĐTĐ type 2 suy sinh dục. Tuy nhiên các biểu hiện này cũng gặp
với tần xuất khá cao ở nam giới ĐTĐ type 2 không suy sinh dục.
Bệnh lý tim mạch: các chứng cứ gần đây cho thấy nồng độ testosterone
thấp liên quan đến tăng tần suất các biến cố tim mạch. Trong một nghiên cứu
tiến cứu theo dõi trên gần 800 nam giới lớn tuổi cho thấy tỉ lệ tử vong do mọi
nguyên nhân và tử vong do tim mạch tăng lên ở nhóm có nồng độ T có khả
dụng sinh học thấp so với nhóm có nồng độ bình thường. Thậm chí nồng độ T
tự do ở dưới ngưỡng bình thường cũng có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ
và nhồi máu não thoáng qua . Testosterone thấp có giá trị dự đoán tăng tỉ lệ tử
vong do mọi nguyên nhân trong thời gian theo dõi dài hạn và việc bổ xung
testosterone có thể cải thiện tỉ lệ tử vong ở nam giới ĐTĐ type 2 suy sinh dục.
Nhạy cảm với insulin: nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ hai chiều
giữa suy giảm testosterone và tình trạng kháng insulin. Kháng insulin gây suy
giảm testosterone và ngược lại giảm nồng độ testosterone cũng dẫn đến tăng
đề kháng với insulin. Hơn nữa testosterone thấp còn có thể là yếu tố nguy cơ
hoặc có thể dự đoán cho sự phát triển của ĐTĐ type 2. Một số nghiên cứu đã
cho thấy bổ xung testosterone ở nam giới có suy sinh dục có thể cải thiện tình
trạng kháng insulin ở cả người có hoặc không có ĐTĐ type 2. Cơ chế
testosterone cải thiện tình tình trạng kháng insulin có thể liên quan tới ảnh
hưởng của testosterone lên chuyển hóa glucose ở gan, cơ và mô mỡ và bởi
việc testosterone làm giảm các yếu tố viêm cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng kháng insulin như TNF-α, IL-1β.



20
Thiếu máu: nam giới ĐTĐ type 2 suy sinh dục có hematocrit thấp hơn
với người có nồng độ testosterone bình thường. Thiếu máu thường là thiếu
máu bình sắc hồng cầu kích thước bình thường.
Tác động trên hệ cơ xương: suy sinh dục liên quan đến giảm độ khoáng
xương và tăng tỉ lệ gãy xương. Hơn nữa cấu trúc bè xương cũng bị hủy hoại
nhiều hơn ở nam giới suy sinh dục so với nam giới có chức năng sinh dục
bình thường. Suy sinh dục còn liên quan tới tăng khối mỡ dưới da và giảm
khối cơ.Việc bổ xung testosterone có thể giúp giảm khối mỡ và chỉ số vòng eo
ở nam giới suy sinh dục có hoặc không béo phì.
Tác động của testosterone đối với lipid: nồng độ testosterone thấp liên
quan đến các thành phần lipoprotein gây xơ vữa mạch đặc trưng bởi tăng
LDL-cholesterone và triglyceride. Mối liên hệ âm tính giữa testosterone và
cholesterone toàn phần và LDL-C đã được mô tả trong một số nghiên cứu.
Ngoài ra, mối liên hệ dương tính giữa testosterone và HDL-C cũng đã được
ghi nhận ở cả nam giới khỏe mạnh và ĐTĐ type 2 [36].
* Chẩn đoán suy sinh dục muộn ở nam giới: dựa vào các triệu chứng lâm
sàng và định lượng testosterone [32],[33]
 Lâm sàng: các triệu chứng suy giảm androgen thường không đặc hiệu
và ở người dễ bị lẫn bởi các bệnh lý phối hợp đặc biệt là ở người lớn
tuổi, đái tháo đường. Chẩn đoán suy giảm androgen cần dựa vào ba
nhóm triệu chứng về tình dục, thể chất và tinh thần.
Thể chất:

Giảm khối lượng và sức mạnh của cơ bắp.
Tăng khối mỡ
Giảm mật độ xương và loãng xương.



21
Tinh thần: Giảm sức sống
Giảm sự vui vẻ
Tình dục:

Giảm tần suất cương vào buổi sáng
Giảm ham muốn tình dục
Rối loạn chức năng cương

Sàng lọc: có ba công cụ sàng lọc có giá trị cho chẩn đoán suy sinh dục là bộ
câu hỏi Thiếu hụt Androgen ở nam giới lớn tuổi của trường đại học St. Louis
(Androgen Deficiency in the Aging Male – ADAM), Điều tra về nam giới lớn
tuổi (Aging Male Survey – AMS) và Nghiên cứu về nam giới lớn tuổi
Massachusetts (Massachusetts Male Aging Study) [45],[33].
Bộ câu hỏi Thiếu hụt Androgen ở nam giới lớn tuổi (ADAM)
1

Ông có cảm thấy giảm ham muốn về tình dục không?

Có/Khôn

2

Ông có bị mệt mỏi không?

g
Có/Khôn

3


g
Ông có cảm thấy giảm sút sức mạnh hoặc sự dẻo dai không? Có/Khôn

4

Ông có bị giảm chiều cao không?

g
Có/Khôn

Ông có nhận thấy bị giảm hứng thú trong cuộc sống không?

g
Có/Khôn

Ông có cảm thấy buồn bã hoặc hay cáu gắt không?

g
Có/Khôn

7

Ông có cảm thấy khả năng cương dương bị yếu đi không?

g
Có/Khôn

8


g
Ông có thấy gần đây khả năng chơi thể thao bị kém đi Có/Khôn

9

không?
Ông có bị ngủ gật sau khi ăn tối không?

5
6

g
Có/Khôn


22
g
10 Trong thời gian gần đây khả năng làm việc của ông có bị Có/Khôn
giảm đi không?
g
Nếu câu trả lời Có cho câu hỏi 1 hoặc 7 hoặc câu trả lời là Có cho trên
3 câu hỏi, bệnh nhân có thể bị thiếu hụt Testosterone.
 Xét nghiệm:
Bệnh nhân có các dấu hiệu hoặc triệu chứng lâm sàng gợi ý suy sinh
dục sẽ được định lượng T toàn phần, và/hoặc T tự do. Testosterone cần được
định lượng trước 8-10 giờ sáng. Cần định lượng T tự do bằng phương pháp
phân tích cân bằng để có kết quả chính xác. Có thể thay thế bằng tính toán T
tự do thông qua định lượng nồng độ SHBG cũng cho kết quả chính xác [33].
Các khuyến cáo của các hiệp hội về nam học đang được sử dụng trong
thời gian gần đây để chẩn đoán và điều trị suy sinh dục nam:

-Đồng thuận của các hiệp hội nam học 2008 (ISA, ISSAM, EAU, EAA
and ASA [33] và Hướng dẫn của Hội Thận học châu Âu (EAU) năm 2015
[34] chẩn đoán suy sinh dục khi:
T toàn phần < 230 ng/dL (8 nmol/L)
Nếu T toàn phần = 230 – 346 ng/dL (8-12 nmol/L) cần định lượng
thêm T tự do. Nếu T tự do < 6.5 ng/dL (225 pmol/L) có thể chẩn đoán suy
sinh dục. Định lượng LH nếu T thấp và định lượng prolactin nếu T < 150
ng/dL (5.2 nmol/L)
-Hội Nội tiết Hoa Kỳ (US Endocrine Society) năm 2010: Điều trị thay
thế testosterone nếu các xét nghiệm thấp dưới mức [35]:
T toàn phần= 280 - 300 ng/dL (9.7 - 10.4 nmol/L) (tùy thuộc vào
ngưỡng thấp của labo sinh hóa) và/hoặc:


23
T tự do = 5 - 9 ng/dL (170 – 310 pmol/L) (sử dụng ngưỡng thấp của
ranh giới bình thường theo labo sinh hóa)
Định lượng LH, FSH nếu T thấp hoặc ở giới hạn thấp.


24
1.4. Mối liên quan giữa suy sinh dục với đái tháo đường, rối loạn cương
và các yếu tố liên quan.
1.4.1. Mối liên quan giữa suy sinh dục với đái tháo đường, rối loạn cương [38]
1.4.1.1.Tỉ lệ mắc bệnh:
Suy sinh dục, rối loạn cương và ĐTĐ hay xảy ra đồng thời trên một bệnh
nhân. Trong một nghiên cứu, người ta thấy trên 70% bệnh nhân ĐTĐ type 2
có nồng độ testosterone thấp được ghi nhận có rối loạn cương. Trong nghiên
cứu trên bệnh nhân đến khám vì rối loạn cương, những người ĐTĐ type 2 có
tỉ lệ bị suy sinh dục cao hơn so với những người không bị ĐTĐ. Testosterone

thấp cũng liên quan tới rối loạn cương nặng hơn và HbA1C cao hơn ở những
người ĐTĐ có rối loạn cương.
1.4.1.2. Bệnh học:
Về mặt bệnh học người ta thấy rối loạn chức năng nội mạc mạch máu
dẫn đến xơ vữa mạch có liên quan đến tất cả các vấn đề này. Các gốc tự do ở
bệnh nhân tăng đường huyết có tác động xấu tới NO, dẫn tới suy giảm chức
năng nội mạc. Rối loạn chức năng nội mạc và rối loạn cương có liên quan đến
tình trạng kháng insulin và các yếu tố viêm, cũng thường thấy ở người ĐTĐ
và suy sinh dục. Suy sinh dục, kháng insulin và rối loạn cương có tác động
lẫn nhau và thường xuất hiện đồng thời. Điều quan trọng nữa là cả rối loạn
cương và suy sinh dục trên nam giới ĐTĐ type 2 có thể dự đoán các biến cố
tim mạch sau này.
1.4.1.3. Tác động của điều trị:
Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn, vận động và giảm cân giúp cải
thiện cả tình trạng rối loạn cương và kháng insulin. Trong một nghiên cứu
ngẫu nhiên đối chứng người ta nhận thấy tăng vận động thể lực và thay đổi


25
chế độ ăn làm giảm 10% cân nặng trong vòng 2 năm liên quan đến giảm chỉ
số viêm CRP, nồng độ đường huyết và insulin, chức năng nội mạc và chức
năng cương qua đánh giá bằng thang điểm IIEF. Nhiều nghiên cứu khác cũng
cho thấy điều này. Hơn nữa, chế độ ăn và giảm cân ở nam giới trung niên
cũng liên quan đến giảm tình trạng kháng insulin và tăng nồng độ
testosterone. Nghiên cứu thực hiện chế độ ăn ít calo ở nam giới ĐTĐ béo phì,
người ta thấy có sự cải thiện tình trạng rối loạn cương, tăng testosterone liên
quan đến giảm cân.
Hiệu quả của điều trị thay thế testosterone đối với suy sinh dục ở
người đái tháo đường có rối loạn cương:
 Hiệu quả với ĐTĐ type 2: nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị thay

thế testosterone ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 giúp cải thiện HbA1C và tình trạng
kháng insulin. Thậm chí thay thế testosterone cũng giúp cải thiện tình trạng
kháng insulin đối với những bệnh nhân suy sinh dục không bị ĐTĐ. Việc thay
thế testosterone giúp cải thiện tình trạng kháng insulin có thể thông qua cơ
chế làm giảm khối mỡ giúp giảm cân hoặc qua tác động trực tiếp của
testosterone lên tình trạng kháng insulin.
 Hiệu quả với rối loạn cương: thay thế testosterone giúp cải thiện tình
trạng rối loạn cương ở những bệnh nhân có nồng độ testosterone thấp. Những
bệnh nhân ĐTĐ kiểm soát đường huyết kém và suy sinh dục thường đáp ứng
kém với điều trị rối loạn cương bằng thuốc ức chế PDE-5. Bổ xung
testosterone ở những bệnh nhân này giúp cải thiện chức năng cương từ 34100%. Điều này gợi ý tới việc kết hợp điều trị ức chế PDE-5 và testosterone
có thể đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân rối loạn cương và suy sinh dục.
1.4.2. Suy sinh dục và một số yếu tố liên quan


×