Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH sâu RĂNG và TÌNH TRẠNG MẢNG bám TRÊN lợi, độ PH nước bọt ở NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 98 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

BI TH THU HUYN

THựC TRạNG BệNH SÂU RĂNG
Và TìNH TRạNG MảNG BáM TRÊN LợI,
Độ PH NƯớC BọT ở NGƯờI CAO TUổI
THàNH PHố Hà NộI NĂM 2015
Chuyờn ngnh : Rng Hm Mt
Mó s

: CK.62720810

LUN VN BC S CHUYấN KHOA II
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. O TH DUNG

H NI - 2016
LI CM N


Trong quá trình thực hiện đề tài “Thực trạng bệnh sâu răng và tình
trạng mảng bám trên lợi, độ PH nước bọt ở người cao tuổi thành phố Hà
Nội năm 2015” tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ Ban lãnh đạo Viện đào tạo
Răng Hàm Mặt, Ban Giám đốc Trung tâm kỹ thuật cao - Khám chữa bệnh
Răng Hàm Mặt, các Thầy cô, các anh chị đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đào Thị Dung, giáo
viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trương Mạnh Dũng,
người thầy đã cho phép tôi được tham gia vào nhánh nghiên cứu của đề tài


cấp bộ tại Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn
thành luận văn này.
Các Phó Giáo sư. Tiến sĩ trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội
đồng chấm Luận văn Chuyên khoa II của Viện đào tạo Răng hàm Mặt Trường Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Quốc Gia; Viện Răng Hàm Mặt
trung ương, những người thầy đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện và động viên tôi hoàn
thành luận văn này.
Tác giả

Bùi Thị Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Thị Thu Huyền, học viên lớp Bác sĩ Chuyên khoa cấp II khóa
28, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Đào Thị Dung.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Bùi Thị Thu Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

American of Dental Associantion

CRA
CS
CSRM
DMFS

(Hiệp hội nha khoa Mỹ)
Caries Risk Assessment (Đánh giá nguy cơ sâu răng)
Cộng sự
Chăm sóc răng miệng
(Decayed, Missing, Filled, Surface) Chỉ số ghi nhận tổng số

DMFT

mặt răng vĩnh viễn sâu, mặt răng mất, mặt răng trám
(Decayed, Missing, Filled, Teeth) Chỉ số ghi nhận tổng số

DS

răng vĩnh viễn sâu, răng mất, răng trám
(Decayed, Surface) Chỉ số ghi nhận tổng bề mặt răng vĩnh


DT
FS

viễn sâu
(Decayed, Teeth) Chỉ số ghi nhận tổng răng vĩnh viễn sâu
(Filled, Surface) Chỉ số ghi nhận tổng bề mặt răng vĩnh viễn

FT

được trám
(Filled, Teeth) Chỉ số ghi nhận tổng răng vĩnh viễn bị mất do

ICDAS

sâu
(International Caries Detection and Assessment System)

MBVK
MS

Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế
Mảng bám vi khuẩn
(Missing, Surface) Chỉ số ghi nhận tổng bề mặt răng vĩnh

MT

viễn bị mất do sâu
(Missing, Teeth) Chỉ số ghi nhận tổng răng vĩnh viễn bị mất


pH
QHI
RHM
SMT
VSRM
WHO
PI
PCR
API

do sâu
Chỉ số pH nước bọt
Chỉ số mảng bám Quigley-hein
Răng Hàm Mặt
Chỉ số sâu mất trám
Vệ sinh răng miệng
(World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới
(Plaque index simpliflified) Chỉ số mảng bám đơn giản hóa
(Plaque control record) Ghi chép kiếm soát mảng bám
(Appro ximal plaque index) Chỉ số mảng bám mặt bên



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ

Danh mục hình


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính tới cuối năm 2010, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người cao tuổi
(chiếm 9,4% dân số) [1], [2].
Theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng quốc gia Việt Nam năm 2001
cho thấy tỷ tỷ lệ sâu răng của đối tượng từ 45 tuổi trở lên là 78%, chỉ số
DMFT dao động từ khoảng 6,09 - 11,66 [3]. Phạm Văn Việt (2004) cho biết tỷ
lệ sâu răng của người cao tuổi tại Hà Nội là 55,1%, DMFT là 12,6 [4].
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số các yếu tố ảnh hưởng đến thực
trạng bệnh bao gồm: dân tộc, độ tuổi, giới tính, vùng miền, tình trạng kinh tế
hộ gia đình, trình độ học vấn v.v…[5], [6]; một số nghiên cứu cũng đã đề cập
tới sự ảnh hưởng của bệnh sâu răng làm giảm chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi [6], [7], [8].
Người cao tuổi do quá trình lão hóa và tấn công của bệnh tật trong quá
khứ, thường đưa đến các hậu quả: thay đổi của tổ chức cứng của răng (răng bị
mòn mặt nhai, mòn cổ răng,..), xương ổ răng tiêu đi để lại hậu quả lộ chân
răng nơi không được men răng che phủ. Kết hợp với việc người cao tuổi

thường bị hạn chế trong việc tự vệ sinh răng miệng bằng các biện pháp cơ học
do: phương pháp vệ sinh được tạo thành do thói quen, hiện không còn thích
hợp cho việc vệ sinh môi trường răng miệng mới, đã bị thay đổi do lão hóa và
bệnh tật (diện tích vùng kẽ răng tăng lên do tiêu xương kẽ); không đủ phương
tiện vệ sinh phù hợp [7],[9],[10]; kiểm soát vận động của tay - mắt không còn
được như người trẻ. Đây chính là những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả
không làm sạch và kiểm soát được mảng bám răng ở người cao tuổi và làm
tăng nguy cơ sâu răng và bệnh lý răng miệng khác [11].
Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA) đã đưa ra chín yếu tố nguy cơ sâu răng đã
được chứng minh và thường được sử dụng khi đánh giá nguy cơ sâu răng cho cá


11

nhân. Cùng với việc chứng minh được vai trò quan trọng của việc kiểm soát
các yếu tố nguy cơ như mảng bám răng và pH môi trường miệng đã đưa lại
hiệu quả tốt trong kiểm soát và phòng chống sâu răng [12]. Những tiến bộ này
đã dẫn tới sự thay đổi trong dự phòng và điều trị sâu răng, nhằm giảm chi phí
và tăng hiệu quả điều trị [13], [14].
Tại Việt Nam, đến nay những nghiên cứu về thực trạng bệnh sâu răng
của người cao tuổi cũng như việc xác định được những yếu tố nguy cơ, liên
quan cốt lõi được coi là những cơ sở khoa học, dựa trên bằng chứng như pH
nước bọt, tình trạng mảng bám trên lợi để đề ra các biện pháp can thiệp dự
phòng và điều trị sâu răng cho đối tượng này còn rất hạn chế.
Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực
trạng bệnh sâu răng và tình trạng mảng bám trên lợi, độ pH nước bọt ở
người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2015” với hai mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng ở người cao tuổi tại thành phố Hà Nội
năm 2015.


2. Nhận xét độ pH nước bọt, mảng bám trên lợi ở nhóm đối tượng nói trên.


12

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý, bệnh lý răng miệng người cao tuổi
Lão hóa là quá trình tích lũy các thay đổi của cơ thể theo thời gian, bao
gồm thay đổi về sinh lý, tâm lý và xã hội.
♦ Thay đổi về răng
- Men răng: răng trở nên tối màu hơn do men răng ngày càng trong suốt
hơn. Có dấu hiệu của mòn răng - răng, mài mòn, mòn hóa học. Thân răng
ngày càng có nhiều đường nứt dọc.
- Ngà răng liên tục được tạo ra trong suốt cuộc đời.
- Tủy răng: giảm thể tích và kích thước của buồng tủy do sự tạo ngà liên
tục từ phía mặt nhai và vùng chẽ, tủy canxi hóa có thể xảy ra ở buồng hoặc
tủy chân.
♦ Thay đổi mô quanh răng
- Biểu mô lợi ngày càng trở nên mỏng và kém sừng hóa, mô liên kết trở
nên thô và đặc hơn.
- Dây chằng quanh răng: số lượng nguyên bào sợi giảm, cấu trúc tế bào
bất thường, khoảng rộng của dây chằng răng giảm khi răng không tiếp khớp
và tăng khi răng chịu lực nhai lớn.
- Độ dày của xi măng có thể tăng gấp 5 - 10 lần theo tuổi. Xi măng tăng
độ lớn nhất tại vùng chóp chân răng, về phía lưỡi và tại vùng chẽ chân răng
của răng hàm.
- Xương ổ răng, sống hàm và xương hàm: số lượng tế bào tạo xương
giảm, xương có nhiều vùng tiêu xương, bè xương mất cấu trúc, quá trình hủy



13

xương chiếm ưu thế hơn quá trình tạo xương. Vỏ xương trở nên mỏng, nguy
cơ loãng xương cũng tăng lên theo tuổi.
♦ Thay đổi của tuyến nước bọt
Giảm lượng tiết nước bọt và khô miệng. pH nước bọt thay đổi và
thường bị ảnh hưởng nhiều bởi các thuốc dùng theo đường toàn thân.
Một số đặc điểm bệnh lý răng miệng người cao tuổi
- Tổn thương mô cứng hay gặp nhất là hiện tượng mòn răng, gãy vỡ thân
răng, mòn ở cổ răng và tiêu cổ chân răng hình chêm.
- Bệnh lý tủy răng thường gặp là viêm tủy mạn tính.
- Sâu răng: thường gặp sâu cổ răng, do quá trình co lợi làm hở vùng ranh
giới men - xi măng và ngà răng
- Sâu chân răng: sâu chân răng cũng là dạng sâu răng hay gặp ở người già
- Viêm quanh răng mạn tính.
- Bệnh lý niêm mạc, dưới niêm mạc và lớp cơ thường gặp là các tổn thương
dạng tiền ung thư (Bạch sản, Liken phẳng, hồng sản…), hội chứng bỏng rát
niêm mạc miệng, nhiễm nấm, chứng khô miệng. Đặc biệt là những tổn thương
ung thư niêm mạc miệng thường được phát hiện ở người cao tuổi [15].
- Những dấu hiệu bất thường ở vùng khớp thái dương hàm cũng là mối
quan tâm của nhiều nghiên cứu.
Vấn đề tâm lý của bệnh nhân đối với bệnh răng miệng
Sợ các thủ thuật nha khoa gây đau.
Họ thiếu sự đánh giá cao về sức khỏe răng miệng.
Chi phí có lẽ là rào cản lớn nhất.


14


1.2. Bệnh sâu răng
Bệnh căn sâu răng
Sâu răng là bệnh do nhiều yếu tố gây nên. Sơ đồ Keyes (1960) về cơ chế
bệnh sinh đã được Fejerskov và Manji bổ sung năm 1990 cho thấy mối liên quan
giữa yếu tố bệnh căn - lớp lắng vi khuẩn và các yếu tố sinh học quan trọng ảnh
hưởng tới sự hình thành sang thương bề mặt răng, ngoài ra còn có ảnh hưởng
của các yếu tố thuộc về hành vi và kinh tế - xã hội [16].

Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh sâu răng [16]


15

Sinh lý bệnh quá trình sâu răng
Động học sinh lý bệnh quá trình sâu răng là sự mất cân bằng giữa 2 quá
trình huỷ khoáng và tái khoáng. Khi đó các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn
các yếu tố bảo vệ cho mô răng [16], [17], [18].

Hình 1.2. Sự hủy khoáng [19]

Hình 1.3. Sự tái khoáng [19]


16

1.3. Một số nghiên cứu bệnh sâu răng ở người cao tuổi
Bảng 1.1. Tình hình sâu, mất, trám và chỉ số sâu mất trám (SMT) qua một
số nghiên cứu trên thế giới
Tác giả, Quốc gia

Châu Á
Luan W.M và Cs,
Beijing Chinese [20]
Châu Úc
Bergmani J.D và Cs [21]
Melbourne Autralian
Châu Mỹ
Broudeur J.M và Cs,
Quebec Canada [22]
Galan D và Cs,
KeeWatin Canada [23]
Douglass C.W và Cs,
New England U S [24]

Năm Tuổi

Số
lượng

1989 ≥ 60 1744

Tổng
số còn
răng

Tỷ lệ
%

Sâu


Mất Trám SMT

-

60,0

5,8

13,5 0,5

19,8

303

108

63,4

1,2

18,4 5,2

24,8

1992 ≥65 1822

510

-


2,3

7,7

2,4

12,4

1993 ≥60

54

35

66,0

2,8

23,0 0,1

25,9

1993 ≥70

1151

718

36,0


0,6

1990 ≥60

-

18,5

-

Bảng 1.2. Tình hình sâu, mất trám và chỉ số SMT qua một số nghiên cứu
tại Việt Nam
Tác giả, Quốc gia

Năm Tuổi

Số

Tỷ lệ Sâu

Mất

Trám SMT


17

lượn
g
Nguyễn Võ Duyên Thơ

Và Cs,TP HCM [9]
Trần Văn Trường và
Cs,
Việt Nam [3]
Trần Thanh Sơn [5]

%
18,1

1992 ≥60 318

96,8 7,90 10,0

0,2

2002 ≥45 999

89,7 2,10

6,6

0,2

8,90

-

-

-


2007 >65

-

61

1,77

0

1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng
1.4.1. Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng (MBR)
* Yếu tố vi khuẩn
Hiệp hội nha khoa Mỹ năm 2006, việc đếm số lượng vi khuẩn
Streptococcus mutans trong nước bọt của bệnh nhân là một trong các tiêu chí
khi đánh giá yếu tố nguy cơ gây sâu răng [12].
* Màng sinh học (Biofilm)
Marsh đưa ra quan niệm mới về mảng bám răng: mảng bám răng được xem
như là màng sinh học trong đó cộng đồng các vi khuẩn bám dính trên bề mặt răng
được bao phủ bởi một khuôn Polymer ngoại bào của ký chủ hay vi khuẩn [25].
Khả năng gây sâu răng của mảng bám phụ thuộc vào độ dính của chúng
lên răng, khả năng gây acid (các acid Lactic, Formic) từ đường C 12 và C6, độ
pH của môi trường miệng [26], [27], [28].
ADA Mỹ năm 2006, cũng đã đưa việc kiểm tra mảng bám trên răng là
một trong các tiêu chí quan trọng khi đánh giá yếu tố nguy cơ gây sâu răng.
Phân loại mảng bám răng
MBR được phân loại thành mảng bám trên lợi và mảng bám dưới lợi:



18

- Mảng bám trên lợi nằm ở trên bờ lợi, phần mảng bám tiếp xúc trực tiếp
với bờ lợi gọi là mảng bám bờ lợi.
- Mảng bám dưới lợi: nằm dưới bờ lợi, giữa bề mặt răng và thành trong
của rãnh lợi.
Thành phần của mảng bám răng
Chủ yếu là vi khuẩn, 1g MBR (ướt) có 200 tỷ vi khuẩn . Có hơn 500 loài
vi khuẩn được tìm thấy ở MBR.
Chất gian khuẩn, chiếm khoảng 20% đến 30% khối lượng MBR, gồm có
chất vô cơ và hữu cơ có nguồn gốc từ nước bọt, dịch lợi và sản phẩm vi khuẩn.
Chất hữu cơ trong MBR gồm có: polysaccharide, protein, glycoprotein
và lipid.
Thành phần vô cơ của MBR chủ yếu là calci và phospho, ngoài ra còn
có muối Na, K fluoride.
Sự tạo thành mảng bám răng trên lợi
Tạo màng vô khuẩn
Chỉ với vài phút hay vài giờ, một răng đã được làm sạch tuyệt đối được
bao phủ bởi một lớp màng dày khoảng 0,1- 0,8 µm có thành phần là
glycoprotein, lớp màng này có nguồn gốc chủ yếu từ nước bọt, ngoài ra từ
dịch lợi, vi khuẩn, các tế bào vật chủ và mùn thức ăn.
Cơ chế tạo màng trên mặt răng gồm: lực tĩnh điện, lực Van Der Waals, áp
lực kỵ nước.
Trong những giờ đầu, lớp màng này có tác dụng bảo vệ răng, làm trơn bề
mặt, ngăn tổ chức bề mặt không bị khô.
Bám vi khuẩn giai đoạn đầu lên màng vô khuẩn
Trong vài giờ đầu, vi khuẩn bám lên màng chủ yếu là vi khuẩn Gram
dương như là Actinomyces viscosus(Av) và Streptococcus sanguis (Ss), các vi
khuẩn này bám lên màng nhờ những phân tử đặc hiệu gọi là chất kết dính nằm
trên bề mặt vi khuẩn với các receptor trên màng:



19

MBR tiếp tục phát triển do sự sinh sôi của các vi khuẩn đã dính trên
MBR và sự bám lên của các loài vi khuẩn khác, có sự chuyển từ cộng đồng
của các vi khuẩn hiếu khí sang cộng đồng chủ yếu là các vi khuẩn kị khí mà
vi khuẩn Gram âm là chủ yếu.
Bám vi khuẩn giai đoạn sau lên mảng bám răng và MBR trưởng thành:
Quá trình bám vi khuẩn lên vi khuẩn gọi là kết cụm (microcolonies) do
sự tương hợp hóa học lập thể giữa các phân tử protein và cacbonhydrate trên
bề mặt vi khuẩn, ngoài ra còn có lực tĩnh điện, lực kị nước, lực Van Der
Waals.
Những vi khuẩn bám ban đầu lên màng vô khuẩn sử dụng oxy (hiếu khí)
và làm giảm khả năng cung cấp oxy của môi trường, kích thích sự phát triển
của vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn Gram dương dùng đường làm năng lượng và
nước bọt làm nguồn cung cấp carbon. Các vi khuẩn kỵ khí dùng amino acid
và peptid làm năng lượng.
Các chỉ số đánh giá mảng bám thông dụng
Chỉ số mảng bám đơn giản hóa – Ghi chép kiểm soát mảng bám
Plaque index simplified /PI – Plaque control record, PCR (PI; PCR–
O’Leary et al. 1972 )[17]
Chỉ số chính xác này chỉ ra sự hiện diện của mảng bám trên lợi ở tất cả
bốn mặt của răng. Trong kiểm nghiệm này, mảng bám đã được nhuộm màu.
Sự xuất hiện có (+) hay không (-) của mảng bám được ghi lại bằng một biểu
đồ đơn giản, và phạm vi tác động của mảng bám có trong khoang miệng được
biểu lộ bằng một tỷ lệ chính xác.
PI là một chỉ số dùng trong thực nghiệm.
PI =


Số lượng mặt có mảng bám xuất hiện
Số lượng mặt đánh giá

Chỉ số mảng bám mặt bên API

x 100


20

Approximal plaque index (API) – Lange 1986 [29], [30]
Dựa vào sử dụng dung dịch nhuộm màu mảng bám, một đánh giá đơn
giản (có)/(không), đánh giá được mảng bám có bao phủ các mặt bên có (+)
hay không (-). Phần mảng bám bao phủ mặt bên được biểu diễn bằng một tỷ
lệ phần trăm. Thông thường, giống như chỉ số chảy máu nhú lợi (Papilla
bleeding index - PBI), ở một cung răng nhất định, các mặt bên được tính điểm
chỉ từ một phía, ví dụ: cung 2 và 4 đánh giá từ mặt ngoài; cung 1 và 3 đánh
giá từ mặt trong.
API được chỉ định cho tập hợp dữ liệu của mỗi bệnh nhân. Nó tương
quan với PBI và được tính bằng công thức sau:
API =

Số lượng mặt có mảng bám xuất hiện
Số lượng mặt đánh giá

x 100

Chỉ số mảng bám Silness & Loe
Plaque index (PI) – Silness & Loe 1964 [29], [30]
Chỉ số này xác định độ dày của mảng bám dọc theo đường viền lợi – mảng

bám này đóng vai trò chính trong nguyên nhân của bệnh viêm lợi. Để nhìn thấy
mảng bám, thổi khô răng bằng hơi. Mảng bám không được nhuộm màu.
Chỉ số mảng bám được chỉ định cho những nghiên cứu dịch tễ học mà
trong đó chỉ số lợi được ghi lại đồng thời. Chỉ số này có ít tác dụng trong biểu
đồ nha khoa thông thường.
Mức độ:
0: không có mảng bám
1: một lớp mảng bám mỏng ở viền lợi, chỉ được phát hiện khi lấy ra bởi
thám châm
2: lớp mảng bám dày trung bình dọc theo đường viền lợi ; không có
mảng bám mặt bên, nhưng mảng bám có thể nhìn thầy bằng mắt thường
3: mảng bám dày dọc theo đường viền lợi, khoảng giữa răng được lấp
đầy mảng bám.


21

Chỉ số mảng bám Quigley – Hein cải tiến bởi S.Turesky, N.D.Gilmore
and I.Glickman [29], [30]
Mảng bám được nhuộm màu với thuốc nhuộm màu mảng bám. Chỉ số
này đánh giá mảng bám ở mặt trong và mặt ngoài của răng (không tính mặt có
miếng trám) theo một thang điểm từ 0 đến 5. Chỉ số này đánh giá trên tất cả
các răng ngoại trừ răng hàm lớn thứ 3. Chỉ số cho toàn miệng được tính bằng
cách chia tổng số điểm cho tổng số mặt được kiểm tra.

Hình 1.4. Chỉ số mảng bám Quigley-Hein cải tiến
0: không có mảng bám.
1: vài đốm nhỏ mảng bám cô lập ở đường viền lợi.
2: một dải liên tục có độ rộng lên đến 1mm ở đường viền lợi.
3: mảng bám có độ rộng lớn hơn 1mm đến bao phủ một phần ba bề mặt răng.

4: mảng bám bao phủ từ 1/3 đến 2/3 bề mặt răng.
5: mảng bám bao phủ lớn hơn 2/3 bề mặt răng.
1.4.2. Vai trò của Carbonhydrat
Các chất bột, đường là loại thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất, đặc biệt
là đường sucrose, đây là chất ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng, nó chuyển
hóa thành acid và chính sự sinh acid này làm mất khoáng men.
Điều quan trọng là khả năng gây sâu răng không phải do số lượng
đường, mà do số lần sử dụng và thời gian đường bám dính trên răng.
Đường trong trái cây, rau (xilitol, sorbitol) ít gây sâu răng hơn đường
trong bánh kẹo.
Tinh bột không phải là nguyên nhân đáng kể vì trong nước bọt có
enzyme amylaze biến tinh bột thành đường rất chậm.


22

1.4.3. Các yếu tố nội sinh và ngoại sinh
Các yếu tố nội sinh :
- Men răng: khả năng hòa tan men tỷ lệ nghịch với nồng độ Fluor của
men răng do các tinh thể Fluor rapatite ít bị hòa tan bởi acid hơn các tinh thể
hydro xyapatite khi pH trên 4,5 (tới hạn của Fluora paptite).
- Nồng độ của ion fluor trong cấu trúc của men răng
- Thiểu sản men răng hay men răng kém khoáng hóa có thể ảnh hưởng
đến tiến triển của thương tổn sâu răng.
- Hình thể răng: răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do lắng
đọng và tập trung mảng bám.
- Vị trí răng: răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám.
Các yếu tố ngoại sinh
- Nước bọt có vai trò quan trọng bảo vệ răng:
+ Dòng chảy và tốc độ lưu chuyển của nước bọt trong miệng là yếu tố

làm sạch tự nhiên, lấy đi các mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn trên bề mặt răng.
+ Tạo lớp màng mỏng có tác dụng như một hàng rào bảo vệ răng khỏi
sự tấn công của acid.
+ Tăng cường khoáng hóa nhờ có sẵn các ion canxi, fluor, phosphat.
+ Khả năng đệm, trung hòa acid của nước bọt. Vai trò của pH nước bọt
đóng góp rất quan trọng trong việc bảo vệ sự toàn vẹn của men ngà răng, việc
duy trì mức pH nước bọt ở mức trung bình 6,5 - 7,3 là điều kiện giúp men
răng không bị hủy khoáng và có thể tái khoáng lại các cấu trúc bị tổn thương
sớm. Nếu mức pH < 5 quá trình hủy khoáng diễn ra trên một số tinh thể men
ngà, nếu sự sụt giảm pH tiếp tục xuống dưới mức 4,5 thì những thành phần
tinh thể chính như Hydroxyapatite cũng bị hòa tan, khi pH < 4,0 thì toàn bộ


23

những tinh thể cứng nhất của men ngà đều bị hòa tan.
+ Sự hiện diện của các yếu tố kháng khuẩn như IgA, Lyzozyme...
Ngày nay, dựa trên y học bằng chứng việc kiểm tra lưu lượng nước bọt
cũng đã được ADA đưa vào tiêu chí khi đánh giá nguy cơ sâu răng cho bệnh
nhân [12].
- Chế độ ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn
chính làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Các yếu tố di truyền, kinh tế xã hội, môi trường, sử dụng các thuốc gây
nghiện, chỉnh nha, phục hình không đúng quy cách v.v… đã được chứng minh
và được xếp vào nhóm các yếu tố nguy cơ gây sâu răng cần được cân nhắc
khi đánh giá và can thiệp kiểm soát sâu răng [12], [31], [32].
1.4.4. Một số yếu tố liên quan tới bệnh sâu răng ở người cao tuổi
- Kiến thức sức khoẻ răng miệng của người cao tuổi chủ yếu là những
kinh nghiệm tích luỹ của bản thân hoặc do người xung quanh truyền lại.
- Sức khoẻ răng miệng người cao tuổi chịu sự tác động của nhiều yếu tố.

Các yếu tố ảnh hưởng khác có thể do trình độ học vấn thấp, mức thu nhập,
sức khoẻ chung suy yếu, tập quán văn hoá,số lượng và chất lượng khám chữa
bệnh của các cơ sở dịch vụ nha khoa [33], [34], [35].
- Bệnh sâu răng tác động và làm giảm sức khỏe toàn thân và chất lượng
cuộc sống của người cao tuổi [36], [37], [38]. Hiện trên thế giới có rất nhiều
nghiên cứu tập trung đánh giá các tác động của bệnh răng miệng nói chung,
bệnh sâu răng nói riêng tác động đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
với nhiều các thức đánh giá khác nhau, tuy nhiên tùy từng nghiên cứu cũng
như đặc điểm riêng của từng quốc gia và chủng tộc mà các bộ công cụ đánh
giá được chuẩn hóa sao cho phù hợp nhất cho việc đánh giá, đa số các tác giả
đều cho rằng sâu răng và hậu quả của nó làm giảm chất lượng cuộc sống của


24

người cao tuổi [39], [40], [41]. Tại Việt Nam bộ công cụ OHIP14VN đã được
việt hóa bởi Nguyễn Thị Châu Thoa, tác giả cũng đã nghiên cứu và đánh giá
tác động của bệnh răng miệng, hậu quả mất răng làm giảm chất lượng cuộc
sống của người cao tuổi tại miền Nam Việt Nam [42].
1.5. Đánh giá nguy cơ sâu răng
1.5.1. Mô hình cân bằng và mất cân bằng của sâu răng
Mô hình cân bằng và mất cân bằng là cách trình bày cho thấy tính chất
đa yếu tố của bệnh sâu răng.
Bằng cách sử dụng thông tin cụ thể của từng bệnh nhân dựa vào mô hình
cân bằng và mất cân bằng, có thể đánh giá nguy cơ khử khoáng hoặc tái
khoáng trong tương lai nhờ vào cân nhắc giữa những yếu tố chỉ thị bệnh và
yếu tố nguy cơ so với những yếu tố bảo vệ [12].
- Yếu tố chỉ thị bệnh
Yếu tố chỉ thị bệnh khác với yếu tố nguy cơ. Những yếu tố chỉ thị bệnh
chỉ ra những quan sát lâm sàng cho thấy hoạt động bệnh trong quá khứ và

hiện tại, không cho biết nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Những yếu tố chỉ
thị sâu răng cũng là yếu tố tiên đoán hoạt động sâu răng trong tương lai, cho
biết bệnh sẽ tiếp tục trừ khi có can thiệp thích hợp.
Bệnh nhân được xem là có nguy cơ sâu răng với một “có” bất kỳ trong 4
yếu tố chỉ thị, trừ khi được can thiệp điều trị và diễn tiến sâu răng ngưng lại.
- Yếu tố nguy cơ sâu răng
Chín yếu tố nguy cơ đã được chứng minh và thường được sử dụng là: (1)
đếm vi khuẩn MS (Mutans Streptococci) và LB (Lactobacillus) trung bình hoặc
cao; (2) mảng bám nhiều thấy được trên răng; (3) thường xuyên ăn vặt trên 3
lần mỗi ngày giữa các bữa ăn; (4) có trũng rãnh sâu; (5) dùng thuốc gây nghiện;
(6) lưu lượng nước bọt thấp qua đo hoặc quan sát hoặc pH nước bọt thấp;
(7) những tình trạng dẫn đến giảm nước bọt như uống các loại thuốc làm giảm


25

nước bọt, xạ trị, các bệnh toàn thân; (8) có các chân răng bị lộ ra; (9) mang khí
cụ chỉnh nha.
- Yếu tố bảo vệ trong bệnh sâu răng
Hiện tại, các yếu tố được xem là bảo vệ là: (1) sống/ làm việc/ học tập tại
nơi có các biện pháp fluor hóa cho cộng đồng, (2) đánh răng với kem có fluor
ít nhất 1 lần/ ngày, (3) đánh răng với kem có fluor ít nhất 2 lần/ngày, (4) dùng
kem đánh răng 5.000 ppm F hàng ngày, (5) dùng thuốc súc miệng
fluor(0,05% NaF) hàng ngày, (6) được bôi verni fluor trong 6 tháng vừa qua,
(7) đến nha sĩ để đặt fluor tại chỗ trong 6 tháng vừa qua, (8) sử dụng nước súc
miệng chlorhexidine hàng tuần trong 6 tháng vừa qua, (9) dùng kẹo cao su
hoặc kẹo ngậm Xylitol 4 lần/ngày trong 6 tháng qua, (10) sử dụng hỗn hợp
calci và phosphate trong 6 tháng qua, (11) lưu lượng nước bọt thích hợp trên 1
ml khi có kích thích.
1.5.2. Đánh giá nguy cơ sâu răng

Đánh giá nguy cơ sâu răng (CRA) là một cách đơn giản để tập hợp
những “ bằng chứng” theo cách dễ thấy nhất để chẩn đoán bệnh sâu răng hiện
tại, tiên đoán bệnh trong tương lai và xác định những yếu tố nào vượt ngoài
sự cân bằng để từ đó đưa ra những quyết định lâm sàng “ dựa trên chứng cứ”.
Có rất nhiều loại biểu mẫu đã được công bố như biểu mẫu của tác giả
Zero, của ADA, của tổ chức nha khoa trẻ em (American Academy of Pediatric
Dentistry), có biểu mẫu dành cho trẻ dưới 6 tuổi, v.v...
Cách thức lượng giá của các biểu mẫu CRA cũng khác nhau có thể theo
định dạng cột cân bằng, theo toán học.
CRA của mỗi cá nhân luôn thay đổi theo thời gian vì vậy cần được tái
đánh giá theo thời gian.
1.6. Một số đặc điểm của Thành phố Hà Nội


×