Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SANG KIEN ANH MOI THE DUC 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.54 KB, 11 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NÓI ĐẦU
Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài
người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, mầm móng
của thể dục thể thao đã nảy sinh chính từ thực tế của những hoạt động tự nhiên
ngay trong quá trình lao động. Mặc khác thể dục thể thao chỉ thực sự ra đời khi
con người ý thức được về sự tác dụng và sự chuẩn bị của họ trong tương lai, đặc
biệt là thế hệ trẻ. Ngày nay thể dục thể thao còn là một tổng thể những vật chất,
tinh thần và thể chất do xã hội tạo nên.
Mục đích chính của việc giáo dục thể chất ở nước ta là bồi dưỡng thế hệ
trẻ trở thành những người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất
cường tráng, có tinh thần dân tộc, để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một
cách đắc lực. Con người được tạo ta phải khỏe về thể chất, tinh thần, làm việc
mưu trí dũng cảm trong chiến đáu để bảo vệ tổ quốc Việt nam mãi mãi phồn
vinh vững chắc. Chính vì vậy giáo dục thể chất cho các trường học rất là quan
trọng. Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa của mỗi
dân tộc cũng như văn minh nhân loại. Hoạt động thể dục thể thao quần chúng
cũng thi đấu, thể hiện trình độ vận động cao đã trở thành nhu cầu đông đảo của
quần chúng. Các hoạt động không những là hình thức nghỉ ngơi, giải trí mà còn
nâng cao sức khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
Với lợi ích to lớn mà thể dục thể thao đem lại, Đảng và Nhà nước ta đã thường
xuyên chăm lo đến công tác thể dục thể thao.
Giáo dục thể chất trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng, bên cạnh việc
trang bị kiến thức lý luận cơ bản, còn phát triển tố chất thể lực các môn thể thao,
trong đó có môn điền kinh, giúp các em có sức khỏe tốt.
Tập luyện điền kinh có tác dụng nâng cao sức khỏe, giáo dục tinh thần
dũng cảm, tính kiên trì bền bỉ và phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, khéo léo.
Trong các tố chất thể lực chung thì sức mạnh tốc độ có ý nghĩa quan
trọng. Việc tìm hiểu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho
học sinh đội tuyển nhảy cao có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Việc phát triển tố chất


sức mạnh tốc độ nó giống như chìa khóa để dẫn đến thành tích thể thao.
1


Mặc dù ở mức độ nào đấy tố chất này là khả năng bẩm sinh của con người
song bằng cách sử dụng các bài tập thể lực được lựa chọn sẽ nâng cao thành tích
một cách đáng kể.
Vì vậy việc lựa chọn ứng dụng các bài tập đảm bảo tính khoa học phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý của các em là vấn đề quan trọng quyết định đến thành
tích thể thao.
Do vậy tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số bài tập phát triển sức nhanh
nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho đội tuyển học sinh giỏi thể dục thể
thao”.
II. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng chung:
Sức mạnh tốc độ là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, nó
quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản
ứng vận động khi đánh giá về sức mạnh tốc độ có thể khái quát là khả năng hoạt
động với tốc độ cực hạn.
Sự phát triển tốc độ về thể lực của học sinh đội tuyển đã được sự tập trung
chú ý nhiều. Thể lực là một mặt cơ bản phản ánh trình độ sức khỏe, biểu hiện
bởi năng lực vận động và chỉ số về sức mạnh tốc độ cơ thể. Bởi vậy để khảo sát
đánh giá đối tượng nghiên cứu tôi đã sử dụng một số bài tập phát triển sức
nhanh tốc độ để đánh giá trình độ, sức khỏe và thể lực của đối tượng nghiên cứu.
2. Kết quả, hiệu quả trong thực trạng nghiên cứu
Điền kinh là một môn chính trong nhà trường từ trung học đến phổ thông
đến các trường đại học, trung học chuyên nghiệp nó là chương trình cơ bản
giảng dạy trong các cấp học. Điền kinh còn là một môn thể dục thể thao được
đông đảo tầng lớp tham gia tập luyện. Là môn thi đấu cơ bản trong chương trình
thi đấu hội khỏe phù đổng. Nó đã trở thành truyền thống thi đấu hàng năm được

tiến hành ở các cấp các ngành nhằm góp phần tìm ra các tài năng cho đất nước.
Như chúng ta biết, thể dục thể thao thành tích cao không những phụ thuộc
vào trình độ huấn luyện tiên tiến, hiệu quả tập luyện của vận động viên, phương
tiện kỹ thuật tập luyện tiên tiến hiện đại mà còn phụ thuộc vào phong trào thể
dục thể thao quần chúng, tổ chức xã hội, kinh tế mà đặc biệt là công tác đào tạo
của giáo viên thể dục thể thao.
2


Để nâng cao chất lượng đào tạo, để dự báo có độ tin cậy về những khả
năng tiềm tàng của học sinh đội tuyển nhảy cao nói riêng và các môn khác nói
chung của trường THCS Quang Trung. Việc nghiên cứu xác định mức độ cần
thiết tối thiểu của các tố chất đặc trưng ban đầu là việc làm hữu ích và có ý
nghĩa to lớn trong nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình giảng dạy từ thực
trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn cải tiến nội dung
phương pháp: “Ứng dụng một số bài tập phát triển sức nhanh tốc độ nhằm nâng
cao thành tích môn nhảy cao cho đội tuyển”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Sau khi tôi ứng dụng các bài tập dã đem lại kết quả rất khả quan, thành
tích của các em đã được nâng lên một cách rõ rệt so với nhóm đối chứng, thông
qua kinh nghiệm này tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
+ Một là: nên ứng dụng các bài tập sức nhanh vào các giờ thể dục trong
chương trình chính khóa, điều đó sẽ đem lại cho các em có đủ các yếu tố cần
thiết để thực hiện các bài tập và khả năng giải quyết độc lập của các em với nội
dung khác của một giờ thể dục. Bời vì sức mạnh là tiền đề, là nền tảng cho các
hoạt động của con người, các em có đủ các phẩm chất thể lực từ đó tự tin giải
quyết các bài tập.
+ Hai là: việc ứng dụng các bài tập phải tùy thuộc vào tình hình thực tế,
vào trình độ lứa tuổi, giới tính, lứa tuổi của học sinh từng khối, lớp cần phải

uyển chuyển, linh hoạt, không cứng nhắc, đối với các em học sinh ở lứa tuổi này
không nên kéo dài thời gian tập (tĩnh lực) sức mạnh, mà nên kết hợp với sức
nhanh, mềm dẻo, khéo léo để nâng cao hiệu quả bài tập.
Thứ ba: Cở sở vật chất phải đảm bảo an toàn, bố trí hợp lý khoa học, gây
hứng thú cho học sinh các em tiếp thu và thực hiện các bài tập dễ dàng từ đó
nâng cao khả năng sáng tạo, tự động hóa kĩ năng, từ đó giải quyết bài tập nhanh
chóng, chính xác sẽ đem lại hiệu quả cao.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh tốc độ nhằm nâng
cao thành tích cho học sinh đội tuyển nhảy cao.
3


Từ những thực trạng trên cho thấy trong những năm qua do điều kiện sân
bãi tập luyện chưa được đáp ứng với yêu cầu tập luyện để nâng cao thành tích
cảu học sinh dẫn đến các giải thi đấu cấp huyện, cấp tỉnh ở những năm qua chưa
đạt kết quả như mong muốn. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả giờ học và phát
triển những năng khiếu của các em, từ đó sàng lọc lựa chọn đưa vào đội tuyển
ứng dụng một số bài tập nhằm đáp ứng những yêu cầu nâng cao thành tích để dự
thi các kỳ thi học sinh giỏi. Đại hội TDTT, cũng như hội khỏe phù đổng các cấp.
Vậy để lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao
thành tích cho học sinh đội tuyển tôi đã ứng dụng một số nguyên lý kỹ thuật các
môn nhảy thành tích nhảy cao được tính bằng công thức:
H = h0 +

V0
sin 2α
2g

Trong đó:

H: Thành tích nhảy cao
H0: Độ nhảy cao trọng tâm cơ thể
V0: Tốc độ nhảy ban đầu
α : Góc bay của trọng tâm

g: Là gia tốc rơi tự do
Phân tích công thức trên ta thấy:
Các yếu tố không thể cải thiện đó là: h0; g: còn có góc bay α chỉ là yếu tố
có giới hạn, trong thực tế con người chỉ có thể nâng cao thành tích tới vô hạn khi
năng lực của chính họ làm thay đổi độ lớn V0.
Đây cũng là điểm xuất phát để nguyên lý kĩ thuật các môn nhảy khẳng
định về mặt lý luận rằng: Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành tích môn
nhảy cao là việc thực hiện tốt hay xấu kĩ thuật giai đoạn giậm nhảy. Bởi vì giai
đoạn này thực hiện hoàn chỉnh nhiệm vụ ra V0 và α ….
Cũng theo nguyên lý kĩ thuật các môn nhảy thì yếu tố có ý nghĩa quyết
định trong việc thực hiện nhiệm vụ giậm nhảy là tố chất sức nhanh tốc độ trong
động tác kĩ thuật mới đảm bảo chắc chắn rằng giai đoạn giậm nhảy mới kế thừa
hết tốc độ của giai đoạn chạy đà và đồng thời mới tạo ra cho được một tốc độ
ban đầu lớn nhất một góc bay hợp lý…

4


Bảng 1: Các bài tập nhằm phát triển sức nhanh tốc độ.

TT

Nội dung bài tập

Lượng vận động

Khối
Cường độ
lượng
tập luyện
8 – 10 phút Cực đại

1

- Trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ.

8 – 10 phút

Cực đại

2

- Các bài tập với bóng.
* Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.
- Bật cao chạm vật quy định.

16 - 18 lần

Cực đại

- Bật xa bằng hai chân liên tục.

10 -15 lần

Cực đại


- Bật lên cao bằng hai chân liên tục trong hố cát. 05 - 08 lần

Cực đại

- Bật nhảy lò cò từng chân một.

10 - 15 lần

Cực đại

- Chạy 30 – 60m xuất phát thấp.

03 - 04 lần

Cực đại

- Chạy 30 – 60m xuất phát cao.
02 - 03 lần
* Bài tập bổ trợ nhằm hoàn thiện kĩ thuật

Cực đại

3

nhảy cao.

4

- Chạy đà chính diện, giậm nhảy đá lăng, rơi 04 - 06 lần
xuống bằng chân giậm.


Cực đại

- Bài tập hoàn thiện kĩ thuật trên không.

Cực đại
Cực đại

04 – 06 lần
Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao mức xà trên 06 – 08 lần
trung bình.

Mặt khác, cũng xét về mặt lý luận giáo dục thể chất, người ta chỉ có thể
thực hiện việc có hiệu quả trong việc phát triển tố chất sức mạnh tốc độ khi thực
hiện các bài tập với các yêu cầu sau đây:
+ Thực hiện trong thời gian ngắn.
+ Các lần tập kế tiếp phải đảm bảo năng thực hiện động tác không bị giảm
sút về tốc độ.
+ Để thực hiện các yêu cầu này động tác thực hiện phải tự động hóa.
Chính vì vậy mà tính chất quãng đường nghỉ trong khi thực hiện động tác
này mang tính tích cực rõ rệt. Vì nó phải đảm bảo sự hồi phục hoàn toàn về năng
5


lượng nhưng lại phải giữ gìn tính hưng phấn của động tác.
Những thực trạng trên đây là tiền đề lý luận để tôi lựa chọn các bài tập
phát triển sức mạnh tốc độ trong khi huấn luyện đội tuyển nhảy cao. Trên bảng 1
trình bày hệ thống các bài tập mà tôi đã lựa chọn.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập được lựa chọn để phát triển
sức mạnh tốc độ cho học sinh đội tuyển nhảy cao.

2.1. Tổ chức thực nghiệm.
Tôi đã thực hiện hai nhóm học sinh mỗi nhóm 3 em gồm: 1 nhóm thực
nghiệm, 1 nhóm đối chứng. Nhóm đối chứng học tập và rèn luyện bình thường
theo lớp. Nhóm thực nghiệm theo bài tập lựa chọn.
Bảng 2. Kết quả thu được trước thực nghiệm
TT
1
2
3

Kết quả
Test thực nghiệm
Bật xa tại chỗ (cm)
Bật xa với bảng (cm)
Thành tích nhảy cao

XA

XB

NĐĐ

NTN

263,0
56.4
146.0

264.0
56.2

147.0

α

Ttinh

P

5.30
12.58
5.90

0.210
0.126
0.071

> 0.50
> 0.05
> 0.05

Thông qua các test kiểm tra tương đối đồng đều, dựa trên các chỉ số sau:
- Đứng tại chỗ bật xa (cm).
- Bật xa với bảng (cm).
- Thành tích nhảy cao (cm).
Trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích
ban đầu (bằng các test) cả 2 nhóm đều thu được kết quả như bảng 2.
Qua kiểm tra đánh giá thành tích ban đầu ta thấy Ttính < Tbảng.
Sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0.05.
2.2. Thực nghiệm
Bảng 3. Nội dung huấn luyện cụ thể.

T

Nội dung huấn luyện

LVĐ
1

Chu kỳ huấn luyện (tuần)
2
3
4
5
6
7

8
6


T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12

Tổng số buổi tập luyện

16
buổi
Tổng thời gian tập 40h
luyện
Tổng thời gian kiểm tra 6h
Thể lực phát triển 4h
chung và chuyên môn
Trò chơi vận động
2h
Bài tập hoàn thiện kỹ 2h
thuật nhảy cao
Bài tập hoàn thiện kỹ 40
thuật nhảy cao
lần
Chạy đà 3 bước giậm 16
nhảy liên tục
lần
Thực hiện bằng 2 chân 346
liên tục
lần
Thực hiện nhảy lò cò 1780
từng chân môt
lần
Bật cao bằng 2 chân 839
liên tục trong hố cát

lần
Hoàn thiện kĩ thuật 30
nhảy cao
lần

2

2

2

2

2

2

2

2

5

5

5

5

5


5

5

5

1

5

30l

30l

30l

30l

30l

30l

30l 30l

15l

15l

15l


15l

15l

15l

15l 15l

45l

45l

10l

8l

6l

6l

8

8

10

3

5


3

3

2

2

2

2

2

2

2

71

35

50

45

45

50


50

260 260 320 270 300 240 240
90

90

244 103
5

15
6

15
6

7

5

5

8

Để nội dung bài tập đưa vào thực nghiệm đạt hiệu quả tốt tôi lập tiến trình
giảng dạy và phối hợp lượng vận động đã trình bày trong 3 bảng.
Trước khi thực hiện tôi thu được các chỉ số đã trình bày trong bảng 2. Sau
8 tuần tập luyện cả 2 nhóm đều đạt thành tích nhất định.
3. Kết quả

Để so sánh sự khác nhau giữa thành tích của 2 nhóm tôi đã sử dụng toán
thống kê để tính Ttinh theo công thức đã trình bày ở thực nghiệm để thấy rõ sự
phát triển thành tích của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm kết quả thu được
của 2 nhóm thực nghiệm được trình bày như sau:
Bảng 4. Thành tích sau khi thực nghiệm
TT

Kết quả
Test thực nghiệm

XA

XB

NĐĐ

NTN

α

Ttinh

P
7


1
2
3


Bật xa tại chỗ (cm)
Bật xa với bảng (cm)
Thành tích nhảy cao

268.0
57.9
154.0

278.6
67.2
162.5

0.3
2.6
2.6

2.696
2.450
3.507

> 0.50
> 0.05
> 0.05

Kết quả so sánh ở trên cho ta thấy Ttính < Tbảng sự khác biệt có ý nghĩa ở
ngưỡng xác suất P < 0,05.
Như vậy tôi đưa vào ứng nghiệm thực nghiệm là hoàn toàn đúng với các
phương pháp giải pháp giảng dạy và huấn luyện của giáo viên – học sinh đội
tuyển trong những năm qua đã có kết quả phát triển sức mạnh tốc độ qua đó
nâng cao được thành tích nhảy cao. Sở dĩ có được kết quả đó là do các phương

pháp, giải pháp giảng dạy mang tính khoa học toàn diện của giáo viên và sự nỗ
lực của học sinh đội tuyển. Cần nhấn mạnh rằng kết quả này hoàn toàn là khách
quan vì trong điều kiện tập luyện như nhau.
4. Nhận xét đánh giá (rút ra bài học kinh nghiệm)
Từ những kết quả nghiên cứu thu được tôi có một số nhận xét như sau:
Thứ nhất: Thành tích nhảy cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố tâm lý, ý chí,
kĩ thuật, thể lực, trong đó yếu tố thể lực đặc trưng là sức mạnh, sức nhanh, có
yếu tố quyết định đến thành tích nhảy cao. Vì vậy trong quá trình giảng dạy
cũng như huấn luyện đội tuyển để nâng cao thành tích phải chú ý đến sự phát
triển sức mạnh tốc độ.
Thứ 2: Là phải có cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo an toàn bố trí một cách
hợp lý, thuận tiện để tiện cho việc ứng dụng các bài tập chắc chắn sẽ mang lại
hiệu quả cao nhất.
Thứ 3: Là cần phải lựa chọn sàng lọc nhwngxem có năng khiếu và phải
biết vận dụng các bài tập cho phù hợp.
* Bài học rút kinh nghiệm:
+ Tăng cường đổi mới phương pháp luyện tập đối với học sinh đội tuyển.
+ Xây dựng động cơ và thái độ tập luyện đúng đắn cho học sinh đội tuyển.
+ Bồi dưỡng, rèn luyenj cho các em có một hệ thống kỹ năng luyện tập.
+ Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tự học, tự luyện.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu thu được tôi đi đến kết luận sau:
8


Sức mạnh tốc độ là năng lực vận động nhanh mạnh của cơ thể là một
trong những tố chất thể lực quan trọng và cần thiết, đối với mọi người nói chung
và các em học sinh giỏi đội tuyển môn nhảy cao nói riêng. Trong các môn thể
thao sức mạnh tốc độ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sức mạnh tốc độ có cơ chế

hình thành và phát triển theo quy luật khách quan, song việc huấn luyện sức
mạnh tốc độ cho học sinh đội tuyển môn nhảy cao cần được sử dụng hợp lý các
phương pháp phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao.
Hiệu quả của bài tập sức nhanh tốc độ trong thời gian ngắn tuy đã có sự
phát triển đáng kể, song chưa đạt được ở mức độ cao nhất. Nhưng xét về mặt
thời gian huấn luyện các bài tập lựa chọn để tạo nên thành tích cao hơn so với
các bài tập trong kế hoạch cũ.
Tôi đã lựa chọn 2 nhóm bài tập với khối lượng thời gian và sự sắp xếp
trong kế hoạch đã trình bày là những bài tập có kết quả rõ rệt với sự phát triển
sức mạnh tốc độ của đội tuyển nhảy cao, kết quả nghiên cứu này tôi có thể vận
dụng vào các khóa học môn nhảy cao tiếp theo để nâng cao hiệu quả huấn luyện
và giảng dạy.
2. Kiến nghị
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, số lượng học sinh thực nghiệm
còn ít thời gian tập chưa đủ để tiến hành thực nghiệm một cách triệt để vì vậy tôi
xin mạnh dạn đề xuất sau:
Cần quan tâm hơn nữa việc giáo dục thể chất cho học sinh trong trường
THCS Quang Trung thông qua đó tăng cường các đồ dùng dạy học, thường
xuyên tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao như tổ chức giao lưu học
sinh giỏi tăng cường tình đoàn kết hữu nghị.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho giáo viên nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy.
Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc học tập.

9


LỜI CẢM ƠN
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà trường đã giúp cho

bộ môn có nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, hội khỏe Phù Đổng
cũng như Đại hội thể dục thể thao cấp thị, cấp tỉnh. Kết quả đó đã động viên đội
ngũ giáo viên tự tin, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, huấn luyện phù
hợp với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với trình độ học sinh, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ năm học góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường đề tài:
Ứng dụng một số bài tập phát triển sức nhanh tốc độ nhằm nâng cao thành
tích nhảy cao cho học sinh giỏi thể dục thể thao” là một cố gắng của chúng tôi,
mặc dù đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi áp dụng vào tình hình thực tế
của nhà trường, chắc chắn đang còn nhiều thiếu sót rất mong được các đồng chí
trong hội dồng giáo dục nhà trường và các đồng chí trong bộ môn đóng góp ý
kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

Tôi xin cam đoan SKKN này là của tôi.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Ngày….tháng…..năm 2019
Người viết

Nguyễn Văn Đại

10


MỤC LỤC

11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×