Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.01 KB, 85 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH TUẤN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH
HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH TUẤN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH
HẬU GIANG
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒ THỦY TIÊN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, được thực hiện với sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn. Các số liệu
trong nghiên cứu này là trung thực, các nhận xét và đề xuất dựa trên kết quả
phân tích thực tế và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình
thức nào trước khi báo cáo và công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận văn
Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Tác giả

Phạm Minh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học
Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tác giả
những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian học tại trường để làm
hành trang vững bước trong cuộc sống.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Thủy Tiên – giáo viên

hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, góp ý hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ
cung cấp số liệu, thông giúp tôi hoàn thành chương trình cao học này.
Cuối cùng tác giả xin chúc quý Thầy, Cô và các bạn bè, đồng nghiệp
luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy,
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Phạm Minh Tuấn


iii

MỤC LUC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................x
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. xi
ABSTRACT ................................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................1

1.2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................1

1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2
1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................2
1.3.2 Không gian nghiên cứu .........................................................................2
1.3.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................2
1.3.4 Nội dung nghiên cứu.............................................................................3
1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………...3

1.5

CẤU TRÚC LUẬN VĂN .....................................................................3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
NÔNG HỘ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................................5
2.1

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG……………….5

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ RỦI RO
TÍN DỤNG ................................................................................................... 17
2.3


CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ......... 19

2.4 TÓM LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ... 22


iv
2.4.1 Tóm lược các phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng ............................ 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 28
3.1

PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................... 28

3.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ ........................................... 28
3.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 29

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 29
3.2.2 Phương pháp phân tích ....................................................................... 31
3.2.3 Các kiểm định của mô hình................................................................. 35
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG
TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG .................. 37
4.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG ......................................................................... 37
4.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên
Việt ........................................................................................................... 37
4.1.2 Lịch sử hình thành .............................................................................. 37
4.1.3 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên
Việt – Chi Nhánh Hậu Giang......................................................................... 38
4.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của LienVietPostBank

Chi Nhánh Hậu Giang ................................................................................... 38
4.1.5 Lĩnh vực kinh doanh của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang ... 38
4.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP BƯU
ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG TỪ 2016-2018.................... 40
4.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Chi
Nhánh Hậu Giang 2016 - 2018 ...................................................................... 39
4.2.2 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của LienVietPostBank
Chi Nhánh Hậu Giang ................................................................................... 44
4.3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU
ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG TỪ 2016-2018.................... 47
4.3.1 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018 ............. 47
4.3.2 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018 ............... 47
4.3.3 Tình hình dư nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018 ................ 48


v
4.3.4 Tình hình phân loại nhóm nợ nông nghiệp nông thôn qua các năm
2016-2018 ..................................................................................................... 49
4.3.5 Đánh giá thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng qua
các năm 2016-2018 ....................................................................................... 51
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN
HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG...... 53
5.1

ĐẶC ĐIỂM VỀ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................... 53

5.2 ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG NÔNG HỘ NGÂN HÀNG TMCP BƯU
ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG ............................................ 54
5.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ

NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU
GIANG …………………...………………………………….………………56
6
5.3.1 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ................................... 56
5.3.2 Kết quả ước lượng mô hình Hồi quy Binary Logostic ......................... 57
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NÔNG HỘ
NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU
GIANG......................................................................................................... 60
6.1

Cơ sở đề xuất giải pháp....................................................................... 60

6.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang .................................................................... 61
6.2.1 Quy định chặt chẽ về tỷ lệ vốn tự có và tỷ lệ cho vay.......................... 61
6.2.2 Kiểm soát chặt chẽ sau cho vay .......................................................... 62
6.2.3 Chú trọng chính sách nhân sự đối với các chuyên viên làm công tác
tín dụng tại Ngân hàng .................................................................................. 62
6.2.4 Tăng cường liên kết cho vay với các tổ liên kết sản xuất ..................... 63
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 65
7.1

KẾT LUẬN ........................................................................................ 65

7.2

KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 66

7.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang66
7.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang .......... 66



vi
7.2.1 Đối với Chính quyền địa phương ........................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 68


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-----o0o-----

NHTM :

Ngân hàng Thương Mại

NHTW :

Ngân hàng Trung Ương

NHNN :

Ngân hàng Nhà Nước

RRTD

:

Rủi ro tín dụng


TMCP

:

Thương mại cổ phần

TPCT

:

Thành phố Cần Thơ

NVTD :

Nhân viên tín dụng

NH

:

Ngân hàng

TSĐB

:

Tài sản đảm bảo


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng dến rủi ro tín dụng 23
Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ....................................... 24
Bảng 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang ........................................................... 33
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu
Giang từ năm 2016 – 2018 ............................................................................ 43
Bảng 4.2 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn (2016-2018) theo mục
đích vay......................................................................................................... 47
Bảng 4.3 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn (2016-2018) theo mục đích
vay ................................................................................................................ 48
Bảng 4.4 Tình hình dư nợ nông nghiệp nông thôn từ năm 2016-2018 ........... 48
Bảng 4.5 Tình hình phân loại nhóm nợ tại LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu
Giang qua các năm (2016-2018) .................................................................... 49
Bảng 4.6 Thực trạng tín dụng tại LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu Giang
qua các năm (2016-2018) .............................................................................. 51
Bảng 5.1 Các đặc điểm về mẫu nghiên cứu ................................................... 54
Bảng 5.2 Các thông tin về mẫu nghiên cứu.................................................... 55
Bảng 5.3 Mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến RRTD nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh
Hậu Giang ..................................................................................................... 57
Bảng 5.4 Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD nông hộ Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang năm 2018 ............... 58
Bảng 5.5 Kết quả kiểm định tính chính xác của mô hình dự báo rủi ro tín dụng
nông hộ ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang ......... 59
Bảng 6.1 Hệ thống cơ sở đề xuất giải pháp và giải pháp hạn chế RRTD tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang ...................... 61



ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Mô hình tổ chức hoạt động của LienVietPostBank Chi Nhánh Hậu
Giang ............................................................................................................ 39


x

TÓM TẮT
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD
nông hộ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang,
từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Đề tài đã phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng tín
dụng nông hộ bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so
sánh số tuyệt đối, tương đối. Thông qua việc thu thập số liệu từ 250 hồ sơ vay
của nông hộ có dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2018, tác giả sử dụng mô
hình hồi quy nhị phân Binary Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
RRTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang là: Tỷ lệ cho
vay/tài sản đảm bảo (X1), Khả năng tài chính của người vay (X4), Kinh
nghiệm của nhân viên tín dụng (X6), Kiểm tra giám sát khoản vay (X7), Tổ
liên kết (X8). Trong đó, nhân tố khả năng tài chính của người vay có ảnh
hưởng mạnh nhất với hệ số tương quan 9,531. Năm nhân tố trên giải thích
được 78,5% độ biến động của mô hình và mô hình có tỷ lệ dự báo chung đạt
69,77%.
Dựa vào kết quả phân tích trên kết hợp với thực trạng hoạt động tín dụng
nông hộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Hậu Giang,
tác giả đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín
dụng tại ngân hàng như: Quy định chặt chẽ về tỷ lệ vốn tự có và tỷ lệ cho vay,

kiểm soát chặt chẽ sau cho vay, chú trọng chính sách nhân sự đối với các nhân
viên làm công tác tín dụng, tăng cường liên kết cho vay với các tổ liên kết.
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, nông hộ, Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt.


xi

SUMMARY
The main objective of the project is to analyze the factors that affect
household credit risk of Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank - Hau
Giang Branch, thus offering solutions to mitigate risks in credit activities of
the bank. The topic analyzed the business activity and assessed the real
situation of farmer's credit by statistical method combined with the absolute,
relative comparison method. By collecting data from 250 farmer loan
applications with credit outstanding up to 31/12/2018, the author uses a binary
logistic regression model to analyze the factors that affect credit risk. The
research results show that there are 5 factors influencing RRTD at Lien Viet
Post Commercial Joint Stock Bank - Hau Giang Branch: Assets (X1),
Financial capacity of borrower (X4), Experience Credit Officers (X6), Loan
Supervision (X7), Affiliated Group (X8). In particular, the financial capacity
of the borrower has the strongest influence on the correlation coefficient 9,531.
These five factors explain 78,5% of the variation of the model and the model
has a general predictive rate of 69,77%.
Based on the above analysis, combined with the current status of
household credit activity at Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank Hau Giang Branch, the authors propose solutions to minimize credit risk in
banks, such as tight regulation on own capital ratio and lending ratio, strict
control after lending, attach importance to human resources policies for credit
officers, strengthen linkages for borrow with the production associate.
Keywords: Human resources affect credit risk, farmers, banks Lien Viet

Power Joint Stock Company.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa trọng điểm của cả nước với một nền nông
nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông và
cuộc sống của họ cũng còn gặp rất nhiều khó khăn khi thu nhập còn thấp. Họ có nhu
cầu rất lớn về vốn để mua sắm những tư liệu sản xuất quan trọng, đầu tư vào sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng,…Do đó nguồn vốn vay ngân hàng có vai trò rất quan trọng
trong việc giúp người dân thoát khỏi đói nghèo. Vay vốn ngân hàng sẽ hạn chế được
việc cho vay nặng lãi, giúp nông hộ sử dụng vốn với chi phí thấp hơn mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn, giúp cho nền kinh tế của đồng bằng Sông Cửu Long phát triển
ngày càng bền vững.
Nhận thấy được nhu cầu đó, năm 2013, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
đã quyết định đồng hành cùng nông dân với đề án “Đầu tư phát triển Tín dụng nông
nghiệp - nông thôn vùng đồng bằng Sông Cửu Long”. Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt Chi nhánh Hậu Giang là một trong những nơi áp dụng đầu tiên dự án này.
Theo LienVietPostBank, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng tồn kho nhiều, nợ xấu
tăng cao, thì đối tượng khách hàng nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một kênh đầu
tư an toàn, ổn định dù lợi nhuận có thể không bằng cho vay một số lĩnh vực khác. Cho
đến nay, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của LienVietPostBank Chi
nhánh Hậu Giang đã chiếm khoảng hơn 68% tổng dư nợ và trong thời gian tới ngân
hàng cũng sẽ đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những yếu tố tiềm ẩn
trong sản xuất bởi thời tiết, khí hậu, tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa"
vẫn thường xuyên xảy ra với các sản phẩm chủ lực. Trong khi đó, chính sách bảo hiểm
nông nghiệp chưa tạo nền tảng an toàn mở rộng tín dụng cho các hộ sản xuất nông
nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp có khả năng sinh lời thấp, nhiều rủi ro khách

quan, thêm vào đó trình độ của người nông dân còn thấp, quy hoạch trong sản xuất
nông nghiệp chưa tốt nên việc cho vay trong lĩnh vực này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước thực trạng đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi
Nhánh Hậu Giang” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát


2

Mục tiêu chung của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Khái quát thực trạng rủi ro tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang giai đoạn 2016-2018.
Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến rủi
ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang trong những năm tới.
Câu hỏi nghiên cứu:
+ Thực trạng rủi ro tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
tạiChi Nhánh Hậu Giang giai đoạn 2016-2018 như thế nào?
+ Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến rủi ro tín dụng nông hộ
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang ở mức nào?
+ Làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang trong những năm tới ?
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng từ
những hồ sơ vay của nông hộ có tài sản đảm bảo và còn dư nợ tính đến thời điểm
31/12/2018 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt tại Chi Nhánh Hậu Giang.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung thu thập những hồ sơ tín dụng của nông hộ có tài sản bảo đảm,
còn dư nợ tín dụng tính đến ngày 31/12/2018 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
tại Chi Nhánh Hậu Giang.
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu báo cáo từ năm 2016-2018. Số liệu sử dụng trong
nghiên cứu này được thu thập từ 250 hồ sơ vay của khách hàng có dư nợ đến thời điểm
31/12/2018.


3

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2019 đến tháng 06/2019.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ bao
gồm: Tài sản bảo đảm, số thành viên trong gia đình có thu nhập, lãi suất vay, tình hình
tài chính của khách hàng vay, trình độ học vấn của người vay hoặc chủ hộ, kinh
nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra giám sát khoản vay và tổ liên kết. Các yếu tố về
đạo đức người vay, đạo đức chuyên viên tín dụng và kinh tế vĩ mô không được tác giả
đề cập trong nghiên cứu này.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống lại
các lý luận về RRTD, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD Nông hộ thông qua
nghiên cứu các hồ sơ vay hiện còn dư nợ tại ngân hàng
- Đề tài sau khi được hoàn thành sẽ đóng góp một phần giá trị vào cơ sở lý luận:
khi cho các nông hộ vay vốn, ngân hàng xem xét các yếu tố như: Tỷ lệ cho vay/tài sản
đảm bảo, Khả năng tài chính của người vay

- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các ngân hàng có cái nhìn tổng thể hơn về hoạt
động cho vay trong lĩnh vực NNNT, đề xuất được những giải pháp khoa học và phù
hợp để hạn chế được RRTD nông hộ, xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm tiếp cận và
phục vụ đối tượng khách hàng này
- Ngoài ra, đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan ban
ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý và định hướng phát triển thị
trường tín dụng đối với các nông hộ trên địa bàn; là tài liệu tham khảo cho các tổ chức
hoặc cá nhân khác trong quá trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong thời gian
tới.
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn gồm 7 chương được bố trí như sau:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về rủi ro tín dụng và các nghiên cứu trước.


4

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng tín dụng nông hộ tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
chi nhánh Hậu Giang.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng nông hộ ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang.
Chương 6: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nông hộ Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt Chi Nhánh Hậu Giang.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT RỦI RO TÍN DỤNG

NÔNG HỘ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương này sẽ trình bày tổng hợp những tài liệu có liên quan đến rủi ro tín dụng
nhằm làm cơ sở lý luận đề xuất mô hình nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng.
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT RỦI RO TÍN DỤNG
2.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân
hàng. Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng.
Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài
chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng
của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là một tình trạng bất ổn hay một sự không chắc chắn. Tuy nhiên,
không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn
nào chưa từng xảy ra và không thể ước tính được xác suất xảy ra thì được xem là sự
bất trắc chứ không phải là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể
ước đoán được các xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro
Trong lĩnh vực kinh tế, theo Bernard Manson (1992), “Rủi ro là tác động của
những biến cố xảy ra trong tương lai lên giá trị ròng của một chủ thể kinh tế hoặc một
danh mục tài sản mà khả năng xảy ra biến cố đó có thể dự đoán trước nhưng không thể
dự đoán chính xác biến cố đó sẽ xảy ra như thế nào”. Rủi ro thường được đo lường
bằng sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Rủi ro là vấn đề tất yếu
không thể loại trừ và gắn liền với các hoạt động kinh doanh của bất kỳ một tổ chức
doanh nghiệp nào.
Theo Hiệp ước Basel, RRTD là rủi ro do tính không chắc chắn về khả năng hay
sự sẵn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
Theo Lê Văn Tư (2005), RRTD được định nghĩa là khả năng một khách hàng
vay hoặc một đối tác không hay không thể thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận dẫn đến
việc các khoản cho vay hay các khoản phải thu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không
thu hồi được.



6

Theo Nguyễn Văn Tiến (1999), RRTD được định nghĩa là tình hình tài chính
khách hàng yếu không khả năng trả nợ làm cho ngân hàng phát sinh các khoản lỗ vốn
có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Nguyễn Minh Kiều (2012) đã đề cập đến phân tích nguồn gốc rủi ro tín dụng thì
có hai nguồn gốc: Từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng.
+ Từ khách hàng: nguyên nhân chủ quan là do khách hàng vay có trình độ hiểu
biết kém hoặc thiếu thiện chí trả nợ. Nguyên nhân khách quan là do sự thay đổi hay
nhu cầu của
thị trường, sự thay đổi về pháp lý hay chính sách của Chính phủ khiến tình hình
tài chính khách hàng khó khăn không khắc phục được.
+ Nguyên nhân từ ngân hàng: rủi ro giao dịch là rủi ro mà phát sinh từ sai sót ở
khâu định giá, thẩm định và xem xét duyệt cho vay, hoặc phát sinh ở khâu kiểm tra sử
dụng vốn, sơ hở ở khâu đảm bảo và cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro
tại danh mục tín dụng là rủi ro liên quan đến việc cho vay có tài sản đảm bảo hay
không có tài sản đảm bảo, do lãi suất cao nên chỉ tập trung cho vay vào các dự án có
rủi ro cao.
Theo Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (1998), Rủi ro trong hoạt động tín
dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được lãi hoặc gốc hay cả
hai.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN
Việt Nam, RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là không thực hiện
hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết và khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng.
Từ các định nghĩa trên ta có thể thấy rằng RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá
trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện qua việc người đi vay không trả được nợ hoặc
trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Các ngân hàng sẽ ảnh hưởng RRTD nếu muốn

thu lại được cả gốc và lãi của các khoản cho vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người
vay đang gặp khó khăn về tài chính hoặc người vay có khả năng nhưng không có thiện
chí trả nợ thì tất cả gốc và lãi khoản vay trong tình trạng rủi ro không khả năng thu hồi
được. Như vậy, rủi ro tín dụng là rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng,
biểu hiện trong thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng
hạn cho ngân hàng.


7

Đối với các nước đang phát triển và các ngân hàng thiếu đa dạng hóa trong kinh
doanh các dịch vụ tài chính, vì vậy tín dụng được xem là dịch vụ sinh lời chủ yếu, đặc
biệt đối với các ngân hàng có quy nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp nó sẽ quyết
định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.1.2 Phân loại nhóm nợ
Trong đề tài này, RRTD sẽ được đo lường thông qua chất lượng các khoản vay
thể hiện bằng trạng thái nhóm nợ mà các khoản vay được phân loại theo quy định hiện
hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam thì các khoản cho vay của các
NHTM sẽ được phân vào năm (05) nhóm là:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn và các TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn;
+ Các khoản nợ quá hạn <10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
+ Các khoản nợ quá hạn nhưng khách hàng đã thanh toán đầy đủ phần nợ gốc, lãi
bị quá hạn và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu
(06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ
ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; đồng thời có tài liệu,
hồ sơ minh chứng các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục

và tổ chức tín dụng có đầy đủ cơ sở đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ
gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ nhưng khách hàng đã trả đầy đủ nợ
gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối
với các khoản nợ trung, dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ
ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; đồng thời có tài liệu,
hồ sơ chứng minh tất cả các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ
đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở pháp lý để đánh giá là khách
hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;


8

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là DN, các
tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc
và lãi đầy đủ đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên, trừ các khoản nợ đã
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đã được phân loại vào nhóm 2.
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng vay không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ gốc, lãi được cơ cấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với lần thứ hai.
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh và nợ chờ xử lý;
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.
Như vậy chất lượng các khoản vay sẽ được chia thành năm (05) mức theo cách
phân nhóm nợ với nhóm 1 là những khoản vay tốt nhất và nhóm 5 là những khoản vay


9

xấu nhất. Rủi ro tín dụng sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng khoản vay với nhóm 1 là
những khoản vay có rủi ro thấp nhất và nhóm 5 là những khoản vay có rủi ro cao nhất.
Theo quy định của NHNN Việt Nam thì tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ
từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo thứ tự lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Các khoản
nợ thuộc ba nhóm 3,4,5 được gọi là nợ xấu (NPL – Non Performed Loan) và là tiêu
chí để phản ánh RRTD, các khoản nợ xấu càng cao thì RRTD càng lớn và ngược lại.
2.1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng
Để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng, một số ngân hàng sử dụng mô hình
định tính, tuy nhiên mức độ chính xác của mô hình này phụ thuộc rất lớn vào kinh
nghiệm của NVTD. Một số khác sử dụng các mô hình định lượng để đo lường rủi ro
bằng các công cụ, phần mềm nhằm lượng hóa rủi ro và tính chính xác khả năng xảy ra
rủi ro, cũng như mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Sau đây, nghiên

cứu sẽ trình bày ngắn gọn về 2 mô hình như sau:
a. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có uy
tính, thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này sẽ
liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6C” của khách hàng, theo Trần Huy Hoàng
(2011, trang 13), chương 5 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng để lượng hóa
mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an
toàn tối đa của một khách hàng cũng như việc trách lâp quỹ dự phòng rủi ro. Mô hình
6C sau đây được áp dụng tương đối phổ biến để đo lường rủi ro tín dụng:
 Tư cách người vay (Character): Chuyên viên tín dụng phải xác định rõ mục
đích xin vay vốn của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện tại của ngân
hàng hay không, đồng thời xem xét, đánh giá về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách
hàng cũ; còn đối với khách hàng mới thì cần thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau như thông tin tín dụng CIC…
 Năng lực của người đi vay (capacity): Người đi vay phải có năng lực hành vi
dân sự và năng lực pháp luật, người vay phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
 Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết cần phải đánh giá và xác định được
nguồn trả nợ của người vay vốn như các dòng tiền từ kinh doanh bán hàng hay tiền từ
bán thanh lý tài sản hoặc tiền từ phát hành chứng khoán …
 Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và cũng
là nguồn tài sản thứ hai nhằm dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.


10

 Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính
sách tín dụng của ngân hàng theo từng thời kỳ như cho vay đối với hàng xuất khẩu với
điều kiện thu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương quy định theo từng thời kỳ.
 Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật,

quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của Ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, nhưng mô hình này hạn chế là nó
phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng
như trình độ phân tích đánh giá của NVTD.
b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
Mô hình dạng định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá các rủi ro tín
dụng. Hiện nay, hầu hết ở các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro
hiện đại để lượng hóa rủi ro tín dụng. Mô hình điểm số Z; Mô hình điểm số tín dụng
tiêu dùng; Mô hình định mức tín nhiệm của Standard & Poor’s, Moody’s Investor
Service và Fitch Ratings. Trong đó mô hình điểm số Z của Altman dùng để đo lường
rủi ro tín dụng trong các hoạt động cho vay bằng phương pháp cho điểm tín dụng đối
với các doanh nghiệp vay vốn. Đối với các các nhân vay vốn mô thì mô hình đánh giá
xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm đánh giá khách hàng vay vốn qua phân tích, đánh
giá các chỉ tiêu rủi ro tài chính của chuyên viên tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ
tiêu tài chính, phi tài chính. Đặt biệt mô hình này là một trong những mô hình rất đơn
giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng cho khách hàng.
* Các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu về tài chính mà các chuyên viên tín dụng
thường được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn của mình
bao gồm:
- Các tỷ số về tính thanh khoản nhằm để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp như: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả năng trả
lãi, Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); Hệ số thanh khoản nhanh;….
- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động nhằm để đo lường các mức độ hiệu quả
trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay khoản phải thu;
Kỳ thu tiền bình quân; Vòng quay hàng tồn kho; Vòng quay tổng tài sản.
- Các tỷ số đòn bẩy tài chính nhằm để đo lường các mức độ sử dụng nợ để tài trợ
cho hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu;
Phân tích hệ số khả năng hoàn trả lãi vay; Hệ số khả năng trả nợ; Hệ số nợ so với tổng
tài sản; Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ dài hạn.



11

- Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lãi của doanh nghiệp,
chẳng hạn như: Hệ số thu nhập/tổng tài sản; Khả năng sinh lãi so
với doanh thu; ROA, ROE,…
* Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập và đánh giá
từ các nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
của khách hàng, uy tín trong quan hệ với các TCTD trình độ về quản lý của nhà lãnh
đạo DN, môi trường hoạt động kinh doanh của DN, khả năng ứng phó và xử lý các vấn
đề của DN trên thương trường, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, … Thông thường
việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thông qua mô hình 6C gồm: Tư cách
người vay (Character); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions);
Năng lực của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cash); Kiểm soát
(Control).
Có thể nhận định rằng đây là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại
các NHTM Việt Nam, bởi lẽ mô hình này có rất nhiều lợi thế và khá phù hợp với các
NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể như sau:
- Tận dụng được nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các chuyên gia
tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính, các chuyên viên tín dụng. Việc phân tích
và đánh giá dựa trên công nghệ giản đơn sử dụng các yếu tố không mang tính lượng
hoá, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có,.
- Đây là mô hình khá đơn giản, bên cạnh đó còn các hạn chế của mô hình này là
khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của NVTD, nó phụ thuộc vào
mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập. Các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa
vào đánh giá theo ý chủ quan của NVTD.
- Mô hình này có thể áp dụng đối với các khoản vay riêng lẻ, mang tính chất đặc
thù chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền về các phong tục, tập quán thì việc dựa trên
các yếu tố định lượng để xác đinh, sẽ không đưa ra được quyết định chính xác mà phải
dựa trên các ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn của nhân viên tín dụng.

- Các ngân hàng thương mại sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao nguyên do
tốn nhiều thời gian để đánh giá và đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp,
kỹ năng và có thâm niên trong nghề.
- Mô hình này thực sự rất khó đo lường vai trò của các yếu tố đến hạng tín nhiệm
của khách hàng, vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với
việc thẩm định hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng.
- Vì đây là mô hình khá đơn giản cho nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực về tài
chính ở trung bình với một đội ngũ chuyên viên tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ
thống thông tin quản lý cập nhật là có thể thực hiện được.


12

3.1.1.4 Một số nguyên nhân của RRTD
Hoạt động tín dụng, bản thân nó vốn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Có rất nhiều
nguyên nhân có thể làm cho việc khách hàng không thể trả được nợ vay cho ngân hàng
đúng số tiền và kỳ hạn đã thoả thuận khi vay vốn. Qua nghiên cứu, phân tích hoạt
động tín dụng của các NHTM Việt Nam và các tình huống RRTD điển hình, GS.
TS.Lê Văn Tư đã hệ thống hoá các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động
NHTM Việt Nam như sau:
 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Các ngân hàng không có được một chính sách quản trị tín dụng hợp lý
Hoạt động từ tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy
nếu có một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, mạng lưới, khả năng
quản trị rủi ro, nguồn nhân lực,... sẽ giúp các hoạt động tín dụng đạt hiệu quả tốt hơn.
Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng tốt và thông minh của những nguyên
tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Các
ngân hàng cần phải làm tốt công tác kiểm tra kiểm soát, có dự báo và định hướng cho
các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Nếu không thực
hiện tốt thì những khuyến cáo về ngành hàng nào không nên hoặc hạn chế cho vay

thường chỉ được đưa ra khi RRTD đã phát sinh ở một số chi nhánh khác hay tín dụng
đã tăng trưởng đến mức nóng.
Chính sách tín dụng của Hội sở chính là rất cần thiết nhưng chưa đủ, bản thân
mỗi đơn vị thành viên cũng phải đề ra được một chính sách tín dụng phù hợp với địa
bàn mình hoạt động và khai thác tốt nhất năng lực cốt lõi của mình. Kế hoạch kinh
doanh không thể là một bảng số liệu khô cứng chỉ để báo cáo về trên mà nó phải kèm
theo những phương thức thực hiện cụ thể và dễ dàng điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp
với những thay đổi của thị trường.
Đối với tầm nhìn chiến lược không tốt của các ngân hàng cũng là nguyên nhân
ảnh hưởng đến tình trạng cạnh tranh lôi kéo khách hàng bằng cách như thực hiện nhiều
chương trình khuyến mãi, giảm lãi suất. Lãi suất cho vay được giảm cho khách hàng
bất chấp rủi ro là một trong nhứng yếu tố tác động chính đến tính rủi ro trong hoạt
động tín dụng của các ngân hàng.
- Quy trình cấp tín dụng và mô hình quản trị rủi ro chưa phù hợp
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận
nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng quyết định cho vay, giải ngân,


×