BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP ĐIỆN ĐƯỢC NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP ĐIỆN ĐƯỢC NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Hương, tác giả của luận văn tốt nghiệp “Tác động của
quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần sản xuất
và cung cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam”. Tơi xin
cam đoan nội dung của luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang. Những số liệu sử dụng cho việc chạy
mô hình là trung thực được chính tác giả thu thập và có nguồn gốc rõ ràng, minh
bạch; các số liệu khác phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được thu thập
từ các nguồn trích dẫn khác nhau và đã ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Hương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................viii
DANH MỤC PHỤ LỤC.......................................................................................... ix
TĨM TẮT ................................................................................................................. x
ABSTRACT ............................................................................................................. xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2
1.4. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.7. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.8. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.9. Bố cục bài luận văn .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA
DOANH NGHIỆP .................................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý thuyết về vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi ................................ 5
2.1.1.Vốn luân chuyển... ..................................................................................... 5
2.1.1.1. Khái niệm vốn luân chuyển ................................................................. 5
2.1.1.2. Thành phần vốn luân chuyển............................................................... 5
2.1.2. Khả năng sinh lợi ...................................................................................... 8
2.2. Các nghiên cứu về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh
lợi của doanh nghiệp .................................................................................................. 8
iii
2.2.1. Tác động của số ngày khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp.... ..................................................................................................................... 9
2.2.2. Tác động của số ngày tồn kho đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.10
2.2.3. Tác động của số ngày khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp.... ................................................................................................................... 12
2.2.4. Tác động của chu kỳ tiền mặt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.14
2.3. Kết luận về các nghiên cứu trước ................................................................... 18
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 20
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Thống kê mơ tả ........................................................................................ 21
3.3.2. Phân tích ma trận tương quan ................................................................. 21
3.3.3. Phân tích hồi quy ..................................................................................... 21
3.4. Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 22
3.4.1. Biến phụ thuộc là ROA ........................................................................... 22
3.4.2. Biến phụ thuộc là ROE ........................................................................... 22
3.5. Mô tả các biến và cách đo lường các biến trong mơ hình .............................. 23
3.5.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................ 24
3.5.2. Biến độc lập ............................................................................................. 24
3.5.2.1. Số ngày khoản phải thu (AR) ............................................................ 24
3.5.2.2. Số ngày tồn kho (INV) ...................................................................... 25
3.5.2.3. Số ngày khoản phải trả (AP) ............................................................. 25
3.5.2.4. Chu kỳ tiền mặt (CCC) ...................................................................... 25
3.5.3. Biến kiểm soát ......................................................................................... 26
3.5.3.1. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ........................................................... 26
3.5.3.2. Tỷ lệ nợ (DEBT) ............................................................................... 26
3.5.3.3. Tăng trưởng doanh thu (SGROW) .................................................... 26
3.5.3.4. Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm (GDPGR) .................................... 27
iv
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 30
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................... 30
4.1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ........... 30
4.1.2. Kỳ thu tiền ............................................................................................... 31
4.1.3. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho.................................................................. 32
4.1.4. Kỳ trả tiền ................................................................................................ 32
4.1.5. Chu kỳ tiền mặt ....................................................................................... 33
4.1.6. Quy mô doanh nghiệp ............................................................................. 33
4.1.7. Tỷ lệ nợ ................................................................................................... 34
4.1.8. Tốc độ tăng trưởng doanh thu ................................................................. 35
4.1.9. Tỷ lệ tăng trưởng GDP ............................................................................ 35
4.2. Phân tích tương quan ...................................................................................... 35
4.3. Phân tích hồi quy ............................................................................................ 36
4.3.1. Ước lượng mơ hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS ........... 36
4.3.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................... 39
4.3.3. Kiểm định phương sai thay đổi ............................................................... 39
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 44
4.4.1. Mơ hình 1A,1B: Nghiên cứu tác động của kỳ thu tiền đến tỷ suất sinh
lợi……...................................................................................................................... 45
4.4.2. Mơ hình 2A, 2B: Nghiên cứu tác động của kỳ luân chuyển hàng tồn kho
đến tỷ suất sinh lợi ................................................................................................... 45
4.4.3. Mơ hình 3A,3B: Nghiên cứu tác động của kỳ trả tiền đến tỷ suất sinh
lợi……… ................................................................................................................. 46
4.4.4. Mơ hình 4A, 4B: Nghiên cứu tác động của chu kỳ tiền mặt đến tỷ suất
sinh lợi............ .......................................................................................................... 46
4.4.5. Tác động của các biến kiểm soát đến tỷ suất sinh lợi ............................. 46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ...................................................................................... 48
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 48
5.2. Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ......................................... 48
v
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................... 51
5.3.1. Hạn chế .................................................................................................... 51
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 52
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 54
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 58
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AP
Kỳ trả tiền
AR
Kỳ thu tiền
CCC
Chu kỳ tiền mặt
DEBT
Tỷ lệ nợ
FEM
Mơ hình ảnh hưởng cố định
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
GLS
Bình phương nhỏ nhất tổng quát
GOP
Lợi nhuận hoạt động gộp
HNX
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
INV
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
OLS
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
REM
Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
ROA
Lợi nhuận trên tài sản
ROE
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROI
Hệ số thu nhập trên đầu tư
SGROW
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
SIZE
Quy mô công ty
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt kết quả các nghiên cứu có liên quan .................................. 16
Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu ........................................... 27
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình .................................................. 30
Bảng 4.2: Số liệu trung bình năm của 22 công ty .................................................... 35
Bảng 4.3: Kết quả ma trận tương quan ..................................................................... 36
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS theo biến phụ thuộc
ROA .......................................................................................................................... 37
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS theo biến phụ thuộc
ROE ........................................................................................................................... 38
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................... 39
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi .................................................... 39
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo biến phụ thuộc ROA (sau khi đã khắc phục hiện
tượng phương sai thay đổi) ....................................................................................... 41
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo biến phụ thuộc ROE (sau khi đã khắc phục hiện
tượng phương sai thay đổi) ....................................................................................... 42
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................. 44
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Tỷ suất sinh lợi bình quân 22 công ty theo từng năm ............................ 31
ix
DANH MỤC PHỤ MỤC
Phụ lục 1: Thống kê mô tả .....................................................................................58
Phụ lục 2: Ma trận hệ số tương quan .....................................................................59
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS theo biến phụ thuộc
ROA ........................................................................................................................60
Phụ lục 4: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS theo biến phụ thuộc
ROE .........................................................................................................................64
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................68
Phụ lục 6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ................................................69
Phụ lục 7: Kết quả hồi quy theo biến phụ thuộc ROA (sau khi đã khắc phục hiện
tượng phương sai thay đổi) .....................................................................................71
Phụ lục 8: Kết quả hồi quy theo biến phụ thuộc ROE (sau khi đã khắc phục hiện
tượng phương sai thay đổi) .....................................................................................75
Phụ lục 9: Danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu .......................................78
Phụ lục 10: Danh sách mẫu quan sát trong nghiên cứu ..........................................79
Phụ lục 11: Số liệu bình quân từng công ty trong 5 năm (từ 2014 đến 2018) ........85
x
TÓM TẮT
Vốn luân chuyển là một phần quan trọng trong cơng tác quản lý tài chính của
một doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Quản trị vốn luân
chuyển hiệu quả sẽ đảm bảo tính thanh khoản và lợi nhuận, đây là hai mục tiêu quan
trọng để duy trì hoạt động của cơng ty.
Ngành điện là một ngành quan trọng, đóng vai trị chủ đạo trong việc đảm bảo
cung cấp điện cho nền kinh tế. Để tham gia thị trường điện cạnh tranh đang từng
bước hoàn thiện, các công ty sản xuất và cung cấp điện cần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy
bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu tác động của việc quản trị vốn luân
chuyển đến tỷ suất sinh lợi của của các công ty sản xuất và cung cấp điện được
niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả lựa chọn một mẫu gồm 22
công ty sản xuất và cung cấp điện trong khoảng thời gian từ 2014 đến năm 2018.
Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của các biến đại diện cho vốn luân chuyển
đến khả năng sinh lợi của các công ty như sau: AR tác động ngược chiều với ROA
nhưng lại không tác động với ROE, INV và AP có mối tương quan nghịch chiều với
ROA lẫn ROE, CCC khơng cho kết quả có ý nghĩa thống kê với cả hai biến phụ
thuộc ROA và ROE. Ngồi ra, các biến kiểm sốt DEBT có tác động ngược chiều
với ROA lẫn ROE; SGROW có tác động cùng chiều với ROA và ROE; SIZE và
GDPGR không cho kết quả có ý nghĩa thống kê với cả ROA lẫn ROE.
Các kết quả thu được từ quá trình phân tích chính là các căn cứ để tác giả đưa
ra các khuyến nghị liên quan đến việc nâng cao khả năng sinh lợi của các cơng ty.
Từ khóa: Quản trị vốn luân chuyển, tỷ suất sinh lợi, Công ty sản xuất và cung cấp
điện.
xi
ABSTRACT
Woking capital is an important part of a company's financial management
because it directly affects profits. Effective management of working capital will
ensure liquidity and profitability, which are two important goals to maintain the
company's operations.
The electricity industry is an important industry, playing a key role in
securing electricity supply for the economy. To participate in the competitive
electricity market being gradually forming, electrical manufacturing and providing
enterprises need to improve business performance.
In this topic, the author uses the least squares regression method (OLS) to
analyse the effect of working capital management on the profitability of electrical
manufacturing and providing enterprises listed on the Vietnam Stock Market. The
samples of 22 electrical manufacturing and providing enterprises for the period
2014 - 2018 were selected.
The research results indicated the effects of working capital management on
the profitability. The study finds AR had negative impact on ROA but didn’t have
impact on ROE, INV and AP had a negative correlation with ROA and ROE, CCC
did not give statistically significant results with both dependent variables ROA and
ROE. In addition, DEBT had the negative impact on both ROA and ROE. The
author observed that ROA and ROE were influenced positively by SGROW. There
was no impact of the firm size (SIZE) and the GDP growth (GDPGR) on the
enterprises’ profit.
The results from the analysis played an important role from which this study
provided the recommendations related to improving the profitability for the
enterprises.
Keywords: Working capital management, profitability, electrical manufacturing
and providing enterprises.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Vốn luân chuyển là một phần quan trọng trong cơng tác quản lý tài chính
doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi. Quản trị vốn luân
chuyển hiệu quả sẽ đảm bảo tính thanh khoản và lợi nhuận, đây là hai mục tiêu quan
trọng duy trì hoạt động của một cơng ty. Vốn luân chuyển là sự chênh lệch giữa tài
sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, là một thước đo sự dịch chuyển của dòng tiền mặt.
Trong mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, chúng chuyển hóa từ tiền mặt,
đến hàng tồn kho, rồi đến khoản phải thu và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền
mặt. Khi cơng ty đầu tư quá nhiều vào các khoản phải thu, hàng tồn kho, vốn sẽ tồn
đọng bên trong vốn luân chuyển, từ đó hạn chế khả năng phát triển của công ty.
Quản trị vốn luân chuyển mà cụ thể là quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn một cách hiệu quả là duy trì từng bộ phận cấu thành nên vốn luân chuyển, đó là
tiền mặt, khoản phải thu hàng tồn kho và khoản phải trả, một cách tối ưu nhất.
1.2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ln là
động lực kích thích các doanh nghiệp tìm cách phát huy tối đa tiềm năng của mình
nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy vấn đề quản trị vốn luân chuyển
nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết.
Quản trị vốn luân chuyển là nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của
các doanh nghiệp. Quản trị vốn luân chuyển góp phần sử dụng hợp lý các nguồn
vốn, tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế. Thách thức khơng nhỏ đó là sự cạnh tranh gay gắt của nền
kinh tế thị trường. Vì vậy làm thế nào để duy trì hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi
nhuận là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp trong các ngành, các lĩnh vực đều
quan tâm.
2
Ngành Điện hiện nay là một trong những ngành quan trọng của quốc gia, giữ
vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế, chủ trương của
Chính phủ về tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 – 2020 định hướng đến năm
2025 là tiếp tục chuyển đổi hoạt động của ngành điện theo cơ chế thị trường, xây
dựng thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ: phát điện, bán buôn điện và bán lẻ
điện. Do đó các cơng ty sản xuất và cung cấp điện cần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh và cần thiết phải tìm hiểu sự tác động của việc quản trị vốn luân chuyển
đến khả năng suất sinh lợi nhằm nâng cao năng lực để có nhiều cơ hội tham gia trên
thị trường điện cạnh tranh. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của quản
trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần sản xuất và
cung cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên
cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin giá trị cho các nhà đầu tư,
cung cấp sự hiểu biết toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi
của công ty sản xuất và cung cấp điện và là căn cứ để các nhà đầu tư ra quyết định
đầu tư vào cổ phiếu các công ty này.
- Kết quả nghiên cứu cịn là nguồn thơng tin cung cấp đến các nhà quản trị
của các công ty trong sản xuất và cung cấp điện, hỗ trợ các nhà quản trị đưa ra các
quyết định tài chính hợp lý để đạt được mục tiêu tối đa giá trị doanh nghiệp.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi của 22
công ty cổ phần sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Từ kết quả thu được, người viết đưa ra những khuyến nghị để
giúp các công ty cổ phần sản xuất và cung cấp điện lựa chọn phương thức quản trị
vốn luân chuyển tối ưu để nâng cao giá trị công ty.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
3
- Các yếu tố của vốn luân chuyển tác động như thế nào đến khả năng sinh
lợi của các công ty cổ phần sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam?
- Khi có kết quả nghiên cứu, có đề xuất kiến nghị gì cho các doanh nghiệp
trong việc quản trị vốn luân chuyển.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu vốn luân chuyển tác động đến khả
năng sinh lợi của 22 công ty cổ phần sản xuất và cung cấp điện niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu việc quả trị vốn luân chuyển tác động
đến khả năng sinh lợi các công ty nêu trên trong 5 năm từ năm 2014 đến 2018.
1.7. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị vốn luân chuyển tác động đến khả năng sinh lợi của các công ty cổ
phần sản xuất và cung cấp điện được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
1.8. Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê mô tả
Tác giả thu thập số liệu, tóm tắt, tính tốn bằng phần mềm STATA và trình
bày mơ tả tổng qt các đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích ma trận tương quan
Tác giả sử dụng bảng ma trận tương quan để tìm hiểu mối quan hệ giữa các
biến trong mơ hình.
- Phân tích hồi quy
Tác giả sử dụng phần mềm STATA để thực hiện ước lượng mơ hình hồi quy
tuyến tính nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập cũng như các biến
kiểm soát đối với các biến phụ thuộc bằng phương pháp OLS và thực hiện kiểm
4
định như kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích, kiểm định
hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu mơ hình có xảy ra các khuyết tật trên thì tác
giả sẽ thực hiện khắc phục.
1.9. Bố cục bài luận văn
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan và sơ lược về
ngành điện Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Nhận xét.
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỢI CỦA DOANG NGHIỆP
2.1. Cơ sở lý thuyết về vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi
2.1.1. Vốn luân chuyển
2.1.1.1. Khái niện vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển là chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Trong
mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn luân chuyển chuyển hóa qua tất cả các dạng – từ tiền
mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và quay trở về hình thái cơ bản ban đầu là
tiền mặt. Vốn luân chuyển có vai trị quan trọng trong việc tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp.
2.1.1.2. Thành phần vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển bao gồm bốn thành phần: Số ngày khoản phải thu, số ngày
tồn kho, số ngày khoản phải trả và chu kỳ tiền mặt.
- Số ngày khoản phải thu:
Số ngày khoản phải thu là khoảng thời gian từ khi bán hàng hóa dịch vụ cho
khách hàng cho đến khi thu được tiền.
Mở rộng tín dụng thương mại cho khách hàng, đồng nghĩa với việc tăng
khoảng thời gian thu tiền, sẽ làm tăng doanh thu vì tín dụng thương mại có thể xem
như một sự giảm giá hiệu quả (Brennan và cộng sự, 1988; Petersen và Rajan, 1997).
Điều này khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm trong những thời điểm nhu
cầu thấp (Emery, 1984), cho phép khách hàng kiểm tra xem sản phẩm họ nhận được
(cả về số lượng và chất lượng) có đúng như thỏa thuận hay khơng và để đảm bảo
rằng các dịch vụ trong hợp đồng được thực hiện (Smith, 1980). Khi mở rộng tín
dụng trong hoạt động bán hàng hóa dịch vụ, doanh nghiệp có thể gia tăng được thị
phần, từ đó gia tăng được doanh thu bán hàng và lợi nhuận.
6
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp mở rộng việc bán chịu hàng hóa cho khách
hàng sẽ làm nợ phải thu gia tăng. Tăng thời gian khoản phải thu sẽ làm tăng nguy
cơ đối mặt với rủi ro đối với doanh nghiệp, do tăng các khoản chi phí quản lý nợ,
chi phí thu hồi nợ, chi phí lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu do
vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Tình trạng nợ quá hạn khó địi
hoặc khơng thu được do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của doanh nghiệp, điều này
ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Ngược lại, khi doanh nghiệp giảm thời gian khoản phải thu bằng cách thắt
chặt tín dụng, thu được tiền nhanh, cải thiện tính thanh khoản, nhưng doanh thu có
thể sụt giảm do sức cạnh tranh trên thị trường giảm, từ đó sẽ giảm khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp. Do đó việc cần thiết đối với nhà quản trị doanh nghiệp là duy trì
khoản phải thu ở mức tối ưu.
- Số ngày tồn kho
Số ngày tồn kho là khoảng thời gian cần thiết để chuyển hóa nguyên vật liệu
sang thành phẩm và bán những thành phẩm này.
Đối với các doanh nghiệp, hàng tồn kho có vai trị như tấm đệm an tồn giữa
các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ - sản xuất – và
tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc nào
cũng diễn ra đồng bộ.
Thơng thường, số ngày tồn kho càng ngắn, vịng quay hàng tồn kho cao thì
việc quản trị hàng tồn kho càng có hiệu quả. Tuy nhiên, số ngày tồn kho thấp có thể
là dấu hiệu của việc duy trì số lượng tồn kho q ít, từ đó có khả năng xuất hiện rủi
ro là việc sản xuất bị chậm trễ nếu vật liệu không được phân phối đúng hạn, khả
năng sinh lời sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Ngược lại, số ngày tồn kho dài thường là dấu hiệu của việc số lượng tồn kho
cao, điều này mang lại lợi ích làm giảm rủi ro do thiếu nguyên vật liệu, một lượng
tồn kho lớn làm cho hoạt động sản xuất có thể tiến hành được dài hơn, liên tục hơn
và tiết kiệm hơn, từ đó tăng khả năng cải thiện được lợi nhuận. Nhưng việc dự trữ
7
tồn kho phải trả giá, đó là lãi suất mất đi do tiền phải đầu tư vào dự trữ tồn kho, tiền
thuê kho phải trả, nguy cơ hàng hóa sẽ hư hỏng và giảm chất lượng.
Do vậy, muốn cải thiện lợi nhuận, các doanh nghiệp phải xác định mức độ
đầu tư vào hàng tồn kho tối ưu, khi đó nhà quản trị cần so sánh lợi ích đạt được và
chi phí phát sinh, kể cả chi phí cơ hội của tiền được đầu tư vào hàng tồn kho.
Có hai loại chi phí liên quan đến tồn kho là chi phí lưu giữ (bao gồm chi phí
lưu giữ và quản lý; chi phí bảo hiểm và thuế; thiệt hại do lỗi thời, hư hỏng hoặc
trộm cắp; chi phí cơ hội của số vốn đầu tư vào hàng tồn kho) và chi phí thiếu hụt (là
chi phí liên quan đến việc khơng đủ hàng tồn kho). Do đó tồn kho tối ưu đạt được
khi giảm thiểu tổng hai loại chi phí trên.
- Số ngày khoản phải trả
Số ngày khoản phải trả (kỳ trả tiền) là khoảng thời gian từ khi mua nguyên
vật liệu, hàng hóa, dịch vụ cho đến khi doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp.
Kỳ trả tiền càng dài doanh nghiệp sẽ tận dụng được nguồn vốn tạm thời để đầu tư
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tín dụng thương mại là nguồn tài chính làm
giảm số tiền cần thiết để tài trợ cho các khoản hàng tồn kho và tài khoản phải thu
khách hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu kéo dài kỳ thanh tốn có thể
ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của cơng ty.
Bên cạnh đó, một điều mà các nhà quản lý cơng ty cần lưu ý là tín dụng tài
chính từ các nhà cung cấp có thể có chi phí ngầm rất cao nếu họ có chính sách giảm
giá khi người mua hàng thanh tốn sớm, vì vậy nếu cơng ty thanh tốn trước thời
hạn các hóa đơn mua hàng cũng có thể được hưởng các khoản chiết khấu trên số
tiền thực tế phải trả nếu trả đúng hạn, dẫn đến tăng lợi nhuận. Nhưng khi chọn kỳ
trả tiền ngắn, doanh nghiệp sẽ không tận dụng được nguồn vốn tạm thời từ các
khoản phải trả mà phải sử dụng nguồn vốn vay bên ngồi nếu có nhu cầu về vốn,
khi đó cơng ty vừa phải trả thêm chi phí sử dụng vốn, gây ảnh hưởng không tốt đến
khả năng sinh lợi, vừa phải công khai thông tin khi theo yêu cầu của các tổ chức tín
dụng, điều này có thể gây bất lợi cho công ty. Do vậy việc sử dụng tín dụng thương
mại từ việc trì hỗn thanh tốn các hóa đơn cho nhà cung cấp như thế nào là vấn đề
8
cần được các nhà quản trị doanh nghiệp lưu tâm. Các nghiên cứu trước đây đã phân
tích chi phí tín dụng thương mại cao và thấy rằng các công ty tự tài trợ bằng tín
dụng người bán khi họ khơng có sẵn các nguồn tài chính khác (Petersen và Rajan,
1994, 1997).
- Chu kỳ tiền mặt:
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (hay còn gọi là chu kỳ tiền mặt) là khoảng thời
gian cần thiết để doanh nghiệp mua nguyên liệu, sản xuất, bán hàng và thu lại tiền
mặt. Thời gian chu kỳ chuyển đổi tiền càng dài, nghĩa là các doanh nghiệp đầu tư
vào vốn lưu động càng lớn. Các doanh nghiệp có chu kỳ tiền mặt dài hơn có thể gia
tăng lợi nhuận vì doanh số cao hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận doanh nghiệp cũng có thể
giảm khi tăng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, điều này xảy ra khi chi phí đầu tư vào
vốn lưu động cao hơn và tăng nhanh hơn lợi ích đem lại từ việc lưu trữ nhiều hàng
tồn kho và mở rộng chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng (Delagger,
2003).
2.1.2. Khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi, chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty, là kết quả thu được khi so sánh giữa
lợi nhuận và các chỉ tiêu như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu,...
2.2. Các nghiên cứu về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp
Nhận thấy tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển trong cơng tác tài
chính của doanh nghiệp, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam
đã tập trung vào nghiên cứu sự tác động của việc quản trị vốn luân chuyển, được đo
lường thông qua số ngày khoản phải thu (AR), số ngày tồn kho (INV), số này khoản
phải trả (AP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) đến khả năng sinh lợi của các
doanh nghiệp. Tác giả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã sử dụng mẫu
nghiên cứu là những công ty thuộc các ngành nghề khác nhau, tại nhiều nước trên
thế giới, vào những khoảng thời gian khác nhau, từ đó họ đã tìm thấy mối quan hệ
giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Việc quản
9
trị vốn luân chuyển, thể hiện qua các yếu tố cấu thành nên, tác động đến khả năng
sinh lợi của các doanh nghiệp được thể hiện như sau:
2.2.1. Tác động của số ngày khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp
Theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, kỳ thu tiền có mối tương quan
ngược chiều với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng các
nhà quản lý có thể cải thiện khả năng sinh lợi bằng việc giảm thời gian khoản phải
thu khách hàng. Kết quả này được thể hiện ở những nghiên cứu về quản trị vốn luân
chuyển tác động đến khả năng sinh lợi của công ty của các tác giả sau:
Deloof (2003) thu thập số liệu của 1009 doanh nghiệp phi tài chính của Bỉ
trong thời gian từ năm 1992 đến năm 1996, sử dụng mơ hình tương quan và hồi
quy, với biến phụ thuộc dùng để đo lường khả năng sinh lợi được tính bằng tổng thu
nhập hoạt động; biến độc lập dùng để đo lường quản trị vốn luân chuyển là số ngày
khoản phải thu (RCP), số ngày hàng tồn kho (ICP), số ngày khoản phải trả (PDP),
chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC); biến kiểm soát quy mơ cơng ty, địn bẩy tài
chính, tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tài sản tài chính trên tổng tài sản.
Lazaridis và Tryfonidis (2006) với mẫu nghiên cứu tập trung vào thị trường
chứng khốn Anthens (Hi Lạp) gồm 131 cơng ty trong khoảng thời gian 2001-2004.
Mosa và cộng sự (2012) nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý vốn luân
chuyển và lợi nhuận của các công ty thực phẩm ở Tehran, Iran. Họ nghiên cứu một
mẫu gồm 33 công ty từ năm 2006 đến năm 2011.
Ukaegbu (2014) với dữ liệu nghiên cứu 102 cơng ty có quy mơ lớn (20 công
ty từ Ai Cập, 20 công ty từ Nigeria, 20 công ty từ Kenya và 42 công ty từ Nam Phi)
trong những năm 2005 - 2009, đã xem xét mối quan hệ giữa việc quản trị vốn luân
chuyển và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (GOP) là biến phụ thuộc dùng để đo lường
khả năng sinh lợi. Biến độc lập dùng để đo lường việc quản trị vốn luân chuyển là
số ngày khoản phải thu (AR), số ngày khoản phải trả (AP), số ngày tồn kho (INV),
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC); biến kiểm soát được sử dụng trong mơ hình là
quy mơ của cơng ty được tính bằng logarit của tổng tài sản (SIZE), quy mơ Ban
10
Giám đốc cơng ty được tính bằng logarit của số lượng giám đốc (CG), tổng sản
phẩm quốc nội (GDP). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn luân chuyển
có tác động đến khả năng sinh lợi của các cơng ty trong mẫu nghiên cứu, trong đó
số ngày khoản phải thu có mối tương quan nghịch với lợi nhuận. Điều này cũng
hàm ý rằng việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng khi công ty bán sản phẩm
của mình cũng là một cách để cơng ty cạnh tranh với các đối thủ trên thương
trường, nhưng nếu quản lý khoản phải thu kém dẫn đến các khoản nợ khó địi sẽ
ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi. Do đó bắt buộc cơng ty phải lựa chọn chính sách
tín dụng áp dụng với khách hàng một cách phù hợp, vừa đảm bảo mục tiêu thanh
khoản, đồng thời phải bảo đảm lợi nhuận.
Dong và Su (2010) sử dụng dữ liệu 130 công ty niêm yết tại Việt Nam trong
3 năm từ 2006-2008 để kiểm tra mối quan hệ giữa việc quản trị vốn luân chuyển và
lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ đã chạy nhiều mơ hình hồi quy bao gồm biến phụ
thuộc là lợi nhuận hoạt động gộp (GROSSPR) đại diện cho khả năng sinh lợi, các
biến kiểm soát được sử dụng là quy mơ của cơng ty được tính Logarit tự nhiên của
doanh số (LOS), Tỷ lệ nợ được tính bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản (DR), Tỷ lệ
tài sản tài chính cố định trên tổng tài sản (FATA); các biến độc lập như kỳ thu tiền
(RCP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP), kỳ trả tiền (PDP), kỳ chuyển đổi tiền
mặt (CCC). Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa việc quản trị vốn luân
chuyển và khả năng sinh lợi, trong đó kỳ thu tiền có mối tương quan nghịch chiều
với lợi nhuận hoạt động gộp.
Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) nghiên cứu mối quan hệ
của việc quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi của các công ty tại Việt Nam,
họ đã sử dụng mẫu gồm 208 công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường Chứng
khốn Việt Nam vào các năm từ 2006 - 2012 bằng phương pháp phân tích tương
quan và phân tích hồi quy Pooled OLS, GLS, FEM.
2.2.2. Tác động của số ngày tồn kho đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp
11
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đưa ra kết quả khác nhau về mối
quan hệ giữa số ngày tồn kho và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày tồn kho và khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp, điều này hàm ý rằng doanh nghiệp đẩy nhanh chu kỳ luân chuyển
hàng tồn kho sẽ cải thiện được khả năng sinh lợi. Kết quả này được thừa nhận trong
các nghiên cứu sau:
Garcia Teruel và Martinez – Solano (2007) nghiên cứu về ảnh hưởng của
việc quản lý vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi của một mẫu gồm 8872 doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Tây Ban Nha trong khoảng thời gian 1996-2002 với phương
pháp nghiên cứu là phân tích ma trận tương quan và hồi quy dữ liệu bảng bằng mơ
hình tác động cố định, mơ hình hồi quy.
Karaduman và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu bảng của một mẫu gồm 140
công ty được niêm yết tại Thị trường giao dịch chứng khoán Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
trong giai đoạn 2005- 2008 và chạy nhiều mơ hình hồi quy bao gồm các biến kiểm
sốt và các biến độc lập phản ánh việc quản trị vốn luân chuyển để kiểm tra sự tác
động của việc quản lý vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi của các công ty này.
Pais và Gama (2015) nghiên cứu dữ liệu của 6063 công ty vừa và nhỏ ở Bồ
Đào Nha trong thời gian từ 2002 – 2009 để tìm mối quan hệ giữa việc quản trị vốn
lưu động và lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả sử dụng mơ hình
hồi quy với biến phụ thuộc là lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA)
để đo lường khả năng sinh lợi; biến độc lập dùng làm thước đo việc quản trị vốn
luân chuyển bao gồm: số ngày khoản phải thu (AR), số ngày khoản phải trả (AP),
số ngày tồn kho (INV), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) được tính bằng
AR+INV-AP. Ngồi ra các biến kiểm sốt: quy mơ của cơng ty (SIZE), tăng trưởng
doanh số (SGROW), tỷ lệ nợ (DEBT), tỷ lệ tài sản ngắn hạn chia tổng tài sản
(CAR), tỷ lệ nợ ngắn hạn chia tổng nợ phải trả (CLR), mức tăng trưởng GDP hàng
năm (GDPGR). Sau khi thu được kết quả của mơ hình hồi quy, tác giả kết luận rằng
các biến AR, AP, INV, CCC có mối tương quan nghịch với ROA.
12
Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam (2015) nghiên cứu tác động của quản trị
vốn lưu động đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp bằng phương pháp hồi
quy tương quan (OLS) với dữ liệu sử dụng là báo cáo của 27 doanh nghiệp lớn
trong ngành thực phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn 2009 – 2013.
Ngược lại với kết quả trên, Makori và Jagongo (2013) phân tích ảnh hưởng
của quản lý vốn lưu động đối với khả năng sinh lợi với mẫu nghiên cứu gồm 10
công ty sản xuất và xây dựng niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Nairobi ở
Kenya trong giai đoạn 2003 đến 2012, tương ứng 100 quan sát. Các mơ hình tương
quan Pearson và mơ hình hồi quy OLS được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa
việc quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của công ty, biến phụ thuộc dùng để đo
lường khả năng sinh lợi là lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA); biến độc lập
dùng để đo lường việc quản trị vốn lưu động bao gồm kỳ thu tiền (ACP), số ngày
tồn kho (ICP), kỳ trả tiền (APP), chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC); biến kiểm
soát: quy mô công ty (SIZE), tăng trưởng doanh số (GROWTH), địn bấy tài chính
(LEV), tỷ số thanh tốn hiện hành (CR). Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ của các
phần cấu thành vốn luân chuyển và ROA, trong đó số ngày tồn kho tác động cùng
chiều đến tỷ suất sinh lợi. Kết quả này cho thấy ban quản trị công ty có thể gia tăng
giá trị cơng ty bằng việc tăng hàng tồn kho lên mức hợp lý, sẽ làm giảm chi phí có
thể xảy ra nếu bị gián đoạn trong quá trình sản xuất và kinh doanh do khan hiếm
nguyên liệu, sản phẩm. Làm như vậy, sẽ cải thiện được khả năng sinh lợi của công
ty.
2.2.3. Tác động của số ngày khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp
Phần lớn các nghiên cứu có liên quan cho thấy kết quả có mối tương quan
nghịch chiều giữa số ngày khoản phải trả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Điều này hàm ý rằng giảm số ngày các khoản phải trả có thể làm tăng lợi nhuận.
Kết quả này thể hiện ở những nghiên cứu sau: