Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ÚT THƯ

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ÚT THƯ

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này được viết xuất phát từ nhu cầu học tập và nghiên cứu của tác
giả. Nội dung luận văn được viết dựa vào các nghiên cứu và tài liệu trích dẫn cụ thể,
hoàn toàn minh bạch. Các dữ liệu tính toán dựa trên nguồn thông tin đáng tin cậy và
được công bố rộng rãi trên các Website. Tác giả cam kết không sao chép lại nội
dung các nghiên cứu khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Út Thư


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT …………………………………………………...…………………………………………… 1
Giới thiệu đề tài ................................................................................ 3
Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3
Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu .................................................................. 4
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 5
Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 5
Bố cục của đề tài .............................................................................................. 6
Tổng quan các nghiên cứu trước đây ............................................... 7
Mô hình lý thuyết ............................................................................................. 7
2.1.1 Lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển............................................................. 7

2.1.2 Sở hữu nhà nước và quản trị vốn luân chuyển ............................................... 11
Tổng quan các nghiên cứu trước đây.............................................................. 12
Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 20
Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 20
Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.2.1 Biến độc lập và các giả thuyết nghiên cứu..................................................... 21
3.2.1.1 Kỳ thu tiền khoản phải thu bình quân(AR) .................................................. 21
3.2.1.2 Kỳ lưu kho hàng tồn kho bình quân (INV) ................................................... 22
3.2.1.3 Kỳ trả tiền khoản phải trả bình quân (AP) .................................................. 22
3.2.1.4 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) ............................................................ 23
3.2.2 Biến phụ thuộc ............................................................................................... 24
3.2.3 Biến kiểm soát ................................................................................................ 25


3.2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 26
Các bước phân tích định lượng ....................................................................... 26
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ................................................... 29
Thống kê mô tả ................................................................................................ 29
Phân tích tương quan giữa các biến................................................................. 30
Kết quả hồi quy ............................................................................................... 31
4.3.1 Kết quả hồi quy Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS) ..................... 31
4.3.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp Random Effects Model (REM) ............. 33
4.3.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed Effects Model (FEM) .................. 35
4.3.4 Kiểm định Hausman để so sánh hai mô hình REM và FEM ......................... 36
4.3.5 Kiểm định phương sai thay đổi đối với mô hình FEM .................................. 38
4.3.6 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................................. 40
Giải thích kết quả hồi quy ............................................................................... 41
4.5. Phân tích với biến giả STATE ........................................................................ 43
Kết luận .......................................................................................... 47
Kết luận chung ................................................................................................. 47

Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng mở rộng .............................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCC

: Chu kỳ luân chuyển tiền mặt

GOI

: Lợi nhuận hoạt động

INV

: Chu kỳ tồn trữ hàng tồn kho

AR

: Chu kỳ khoản phải thu

AP

: Chu kỳ khoản phải trả

Size

: Quy mô công ty


DR

: Tỷ lệ nợ

CR

: Chỉ số thanh toán hiện thời

OLS

: Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất

FEM

: Mô hình tác động cố định

REM

: Mô hình tác động ngẫu nhiên

GLS

: Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2: Phân tích tương quan giữa các biến

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo OLS
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo REM
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo FEM
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman tương ứng với 4 mô hình
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi
Bảng 4.8: Kết quả sử dụng phương pháp GLS khắc phục phương sai thay đổi
Bảng 4.9: Kết quả hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.10: Kết quả GLS khắc phục phương sai thay đổi và tự tương quan
Bảng 4.11 Mô tả các chỉ tiêu của nhóm các công ty có sở hữu nhà nước
Bảng 4.12 Mô tả các chỉ tiêu của nhóm các công ty không có sở hữu nhà nước
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy với biến giả STATE


1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét ảnh hưởng của việc quản trị
vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, đặc biệt tác giả mở rộng hơn khi
nghiên cứu trên mẫu các công ty có sở hữu nhà nước để đánh giá xem liệu rằng hình
thức sở hữu có tác động như thế nào đến mối quan hệ này. Quản trị vốn luân chuyển
được xem xét thông qua chỉ tiêu chu kỳ luân chuyển tiền mặt (cash conversion
cycle – CCC), mà chu kỳ luân chuyển tiền mặt bao gồm chu kỳ các khoản phải thu,
chu kỳ hàng tồn kho và chu kỳ các khoản phải trả, còn khả năng sinh lợi được tìm
hiểu thông qua chỉ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản trừ tài sản tài
chính. Tác giả thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 164 công ty trên hai sàn
chứng khoán HNX và HOSE trong vòng 6 năm liên tiếp, sau đó thực hiện hồi quy
với các phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), hiệu ứng cố định (FEM), hiệu
ứng ngẫu nhiên (REM) với dữ liệu bảng và dùng các kiểm định T-test và Hausman
để lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp nhất, sau đó tiến hành các kiểm định

phương sai thay đổi và tự tương quan, nhận thấy dữ liệu có các hiện tượng này nên
tác giả đã thực hiện phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để
khắc phục nhằm cho ra kết quả ước lượng chính xác nhất. Kết quả nghiên cứu cho
thấy doanh nghiệp càng quản trị vốn luân chuyển hiệu quả thì khả năng sinh lợi sẽ
càng tăng lên bằng chứng là chu kỳ luân chuyển tiền mặt ảnh hưởng nghịch biến lên
lợi nhuận hoạt động, cụ thể khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng chỉ tiêu của chu kỳ
luân chuyển tiền mặt lên lợi nhuận thì cho kết quả: chu kỳ các khoản phải thu, các
khoản phải trả ảnh hưởng ngược chiều đối với lợi nhuận, riêng chu kỳ tồn trữ hàng
tồn kho không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa khi chu kỳ các khoản phải
thu khách hàng, chu kỳ các khoản phải trả và chu kỳ luân chuyển tiền mặt được rút
ngắn lại thì khả năng sinh lợi của công ty sẽ được cải thiện.
Sau đó tác giả tiến hành chia mẫu thành nhóm các công ty có tỷ lệ sở hữu
nhà nước trên 50% và nhóm không có sở hữu nhà nước hoặc tỷ lệ sở hữu nhà nước


2

thấp hơn 50% và hồi quy với biến giả STATE để xem xét ảnh hưởng của sở hữu
nhà nước lên mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận. Kết quả
cho thấy những công ty có sở hữu nhà nước có tỷ lệ tăng của lợi nhuận thấp hơn
những công ty không có sở hữu nhà nước khi số ngày luân chuyển tiền mặt giảm
xuống.
Kết quả của bài nghiên cứu đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về
mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận để từ đó các nhà quản trị có
thể có những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị vốn luân chuyển, giúp công ty
tăng khả năng sinh lợi, đặc biệt là ở các công ty có sở hữu nhà nước.

Từ khóa: quản trị vốn luân chuyển, chu kỳ luân chuyển tiền mặt, lợi nhuận, chu kỳ
hàng tồn kho, chu kỳ khoản phải thu, chu kỳ khoản phải trả, sở hữu nhà nước.



3

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Theo Shim và Soenen (1998), Malik và cộng sự (2010) thì sự thành công hay
thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào cách quản trị vốn luân chuyển
bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và tính thanh khoản của công ty. Đã có rất
nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy tầm quan trọng
của quản trị vốn luân chuyển (Richards and Laughlin, 1980; Stewart, 1995; Turuel
và cộng sự, 2007; Mansoori và Muhammad, 2012…).
Vốn luân chuyển là nguồn vốn công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh hằng ngày, vốn luân chuyển tồn tại ở các hình thức là các khoản phải thu,
hàng tồn kho hay các khoản phải trả. Và quản trị vốn luân chuyển chính là quản trị
các thành phần này và mối quan hệ giữa chúng (Abuzayed, 2012). Theo Mathuva
(2010) thì đầu tư quá mức vào vốn luân chuyển sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp, nhưng đầu tư thiếu hụt sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản, vì vậy luôn
phải duy trì mức vốn luân chuyển tối ưu mà ở tại đó cân bằng được giữa mục tiêu
lợi nhuận và thanh khoản. Một cơ chế quản trị vốn luân chuyển yếu kém có thể gây
tiêu cực đến lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp (Gill và Biger, 2010). Làm sao để
quản trị vốn luân chuyển hiệu quả luôn là thách thức đối với các nhà quản trị, đặc
biệt là trong nền kinh tế thế giới hiện nay luôn vận động và thay đổi từng ngày.
Hơn nữa tác giả muốn tìm hiểu sâu hơn liệu rằng hình thức sở hữu, cụ thể là
doanh nghiệp có sở hữu nhà nước (tỷ lệ cổ phiếu nhà nước nắm giữ trên 50%) và
không có sở hữu nhà nước (tỷ lệ cổ phiếu nhà nước nắm giữ dưới 50% hoặc không
nắm giữ), có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng
sinh lợi khác nhau như thế nào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhà quản trị
ở các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước thường có khả năng quản trị yếu, họ thường
quan tâm đến thành quả chính trị hơn là thành quả tài chính của công ty, vì vậy rất
cần thiết khi xem xét liệu rằng sự xuất hiện của các cổ đông đại diện phần vốn góp

của nhà nước ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam


4

có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi
hay không. Với mong muốn góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ
này, để giúp các nhà quản trị hiểu hơn về vai trò của quản trị vốn luân chuyển, cũng
như ảnh hưởng của từng thành phần trong một chu kỳ luân chuyển tiền mặt đối với
lợi nhuận để có thể tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị công ty, tác giả thực hiện bài
nghiên cứu “Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của
các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam”. Bài viết lấy số liệu
trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty niêm yết trên hai sàn
chứng khoán thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với số liệu cập nhật tới
năm 2015.
Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu tìm ra mối quan hệ giữa quản trị vốn
luân chuyển với thành quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, đặc biệt khi xem xét đến hình thức sở hữu của doanh nghiệp.
Quản trị vốn luân chuyển được xem xét thông qua chỉ tiêu chu kỳ luân chuyển tiền
mặt và các thành phần của nó, bao gồm kỳ thu tiền khoản phải thu, kỳ tồn trữ hàng
tồn kho và kỳ trả tiền các khoản phải trả. Thành quả tài chính của công ty được xem
xét thông qua chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động gộp. Vì vậy xem xét mối quan hệ giữa
quản trị vốn luân chuyển với thành quả tài chính chính là xem xét ảnh hưởng của
chu kỳ luân chuyển tiền mặt và từng thành phần của nó đến lợi nhuận hoạt động
gộp. Ngoài ra tác giả còn muốn xem xét mối quan hệ này khác nhau như thế nào
giữa các công ty có hình thức sở hữu khác nhau, cụ thể là giữa các công ty có sở
hữu nhà nước và không có sở hữu nhà nước. Vì vậy, tác giả đặt ra 2 mục tiêu
nghiên cứu lớn sau đây:
Thứ nhất, quản trị vốn luân chuyển được thể hiện thông qua chu kỳ luân

chuyển tiền mặt và các thành phần của chu kỳ này liệu rằng có ảnh hưởng đến lợi
nhuận hoạt động của công ty hay không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?


5

Thứ hai, mức độ tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi
của các công ty có sở hữu nhà nước khác với các công ty không có sở hữu nhà nước
như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính từ năm 2010 đến năm
2015 của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Toàn bộ dữ liệu được lấy từ www.cafef.vn và
www.vietstock.vn, đảm bảo số liệu từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của
các công ty.
Sau đó tác giả loại bỏ các công ty không đầy đủ dữ liệu, các công ty có dữ
liệu không phù hợp, cuối cùng tác giả đã thu thập được số liệu của 164 công ty, với
984 quan sát. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cân bằng với công cụ sử dụng trong
phân tích là phần mềm phân tích thống kê STATA 12.0 tác giả đã tiến hành hồi quy
theo 3 phương pháp là mô hình bình phương bé nhất (Pooled Ordinary Least Square
– pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed effective model –FEM), mô
hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effective model –REM), sau đó tác giả sử
dụng các phép kiểm định F-test và Hausman để so sánh tìm ra mô hình phù hợp
nhất, tiếp theo là kiểm định phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan và tiến
hành hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (General Least
Square – GLS) để khắc phục các hiện tượng trên.
Cuối cùng tác giả đưa biến giả STATE đại diện cho hình thức sở hữu vào mô
hình và sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS để thực hiện
hồi quy.
Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Từ kết quả của bài nghiên cứu tác giả mong muốn đóng góp thêm bằng
chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển với thành quả tài
chính của công ty, đặc biệt ở nhóm các công ty có sở hữu nhà nước, giúp các nhà
quản trị thấy rõ hơn tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển, từ đó sẽ xem xét,


6

cân nhắc kỹ hơn trong việc ra các quyết định về quản trị dòng tiền, giúp công ty sử
dụng hiệu quả nhất nguồn vốn ngắn hạn, nâng cao khả năng sinh lợi.
Bố cục của đề tài
Ngoài các phần tóm tắt, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của bài nghiên cứu bao gồm 5 chương sắp xếp
theo bố cục như sau:
Phần 1: giới thiệu về đề tài. Trong chương này, bài nghiên cứu đưa ra lý do
chọn đề tài cũng như tổng quan về mục tiêu, phương pháp, ý nghĩa của bài nghiên
cứu.
Phần 2: trình bày tổng quan lý thuyết, các nghiên cứu trước đây về tác động
của quản trị vốn luân chuyển đối với lợi nhuận.
Phần 3: trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Chương này giới
thiệu về các biến, dữ liệu thu thập. Bên cạnh đó cũng giới thiệu quy trình phân tích
định lượng.
Phần 4: trình bày kết quả thực nghiệm, xem xét, lựa chọn mô hình phù hợp
nhất và đánh giá những kết quả đã đạt được.
Phần 5: trình bày kết luận, đồng thời nêu ra hạn chế của bài nghiên cứu cũng
như định hướng cho những bài nghiên cứu tiếp sau.


7


TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY
Mô hình lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển là nguồn vốn công ty sử dụng trong hoạt động hằng ngày,
là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Quản trị vốn luân chuyển là
quản trị vốn ngắn hạn, quản trị dòng tiền vào và dòng tiền ra từ các hoạt động kinh
doanh nhằm giúp dự báo thành quả tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, quản
trị vốn luân chuyển hiệu quả giúp công ty chủ động trước tình hình thiếu hụt tiền
mặt, giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài cũng như chủ động sử dụng
nguồn tiền mặt dư thừa để đầu tư một cách hiệu quả, từ đó cải thiện được tính thanh
khoản cũng như vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường (Brewer và Speh,
2000). Chiến lược quản trị dòng tiền của công ty thông qua việc quản trị khoản phải
thu, phải trả và quản trị hàng tồn kho đã được các công ty kết hợp và sử dụng rộng
rãi trong việc cải thiện thành quả tài chính của các công ty (Richards và Laughlin,
1980; Stewart, 1995).
Tài sản ngắn hạn gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu và những tài sản ngắn hạn
khác. Đây là những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh chóng, không
tốn nhiều chi phí và có chu kỳ hoạt động ít hơn 1 năm.
Nợ ngắn hạn gồm: các khoản vay ngắn hạn, nợ nhà cung cấp, thuế thu nhập
hoãn lại, lãi vay, cổ tức và các khoản nợ ngắn hạn khác. Các khoản nợ ngắn hạn này
là một trong những nguồn tài trợ cho hoạt động hằng ngày của công ty.
Cổ đông và các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu sẽ cung cấp nguồn vốn cho
công ty, công ty sử dụng nguồn vốn này để mua nguyên vật liệu cần thiết, trong giai
đoạn này nếu các nhà cung cấp cho trả chậm thì công ty đã được tài trợ bằng một
khoản tín dụng ngắn hạn. Chính phủ và ngân hàng cũng có thể tham gia vào chu


8


trình này thông qua các chương trình tài trợ hoặc cho vay vốn để công ty chi trả lao
động, chi phí quản lý. Nguồn nguyên vật liệu mua vào sẽ được sản xuất tạo ra thành
phẩm, thành phẩm bán ra có thể thu tiền ngay hoặc ở dạng các khoản phải thu khách
hàng. Tiền thu từ bán hàng, được dùng để trả nợ, đầu tư thêm vào hoạt động công ty
hoặc chia cổ tức kết thúc một chu kỳ vốn luân chuyển (Pass và Hike, 2007).
Những công ty có vốn luân chuyển dương, tức là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ
ngắn hạn. Nguồn tài sản ngắn hạn để thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn, đồng thời
có thể sử dụng nguồn tiền mặt còn lại cho các hoạt động kinh doanh khác, thanh
toán nợ dài hạn hoặc trả cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên vốn luân chuyển thặng dư
nhiều cũng không hẳn là tốt vì những tài sản ngắn hạn có khả năng sinh lợi thấp.
Nếu vốn luân chuyển là âm, tức là thâm hụt vốn luân chuyển, nợ ngắn hạn
lớn hơn tài sản ngắn hạn, điều này rất nguy hiểm do không đủ nguồn để thanh toán
nợ ngắn hạn, dễ đẩy công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, buộc các
công ty phải vay mượn thêm hoặc bán tài sản để trả nợ.
Có thể thấy vốn luân chuyển rất quan trọng, các nhà đầu tư cần sử dụng
nhiều cách đo lường khác nhau để tính toán mức độ vốn luân chuyển cần nắm giữ
trong mỗi giai đoạn. Một trong những cách đo lường phổ biến là sử dụng chu kỳ
luân chuyển tiền mặt (cash conversion cycle – CCC) được đề xuất bởi Richards và
Laughlin (1980). Chu kỳ luân chuyển tiền mặt gồm 3 thành phần là: kỳ thu tiền
khoản phải thu, kỳ lưu kho hàng tồn kho, kỳ phải trả người bán.
Chu kỳ luân
chuyển tiền mặt

Kỳ lưu kho

Kỳ thu tiền
=

khoản phải thu


+

hàng tồn kho

Kỳ phải trả
-

người bán

Kỳ thu tiền khoản phải thu là khoảng thời gian được tính từ khi công ty bán
hàng cho khách hàng đến khi công ty nhận được doanh thu bằng tiền. Khi công ty
nới lỏng chính sách tín dụng bằng cách nới rộng thời gian thu tiền thì kỳ thu tiền dài
hơn, khách hàng có thể ưa chuộng giải pháp này, sẽ tăng mua hàng của công ty, từ
đó dẫn đến tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc này cũng làm tăng rủi
ro không thu hồi được nợ, nợ xấu gia tăng. Kỳ thu tiền khoản phải thu càng ngắn
chứng tỏ công ty thu tiền càng nhanh, giúp công ty cải thiện được tính thanh khoản,


9

có nguồn tiền để đầu tư vào các hoạt động khác, từ đó tăng được doanh thu, tăng lợi
nhuận. Tuy vậy, rút ngắn kỳ thu tiền sẽ không được khách hàng ưa thích vì vậy
công ty cần có những giải pháp khác để không ảnh hưởng đến mối quan hệ với
khách hàng như chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm. Wort và Zumwalt
(1985) cho rằng chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm thông qua
việc cho khách hàng nhận một khoản chiết khấu mặc dù làm cho doanh thu công ty
ít hơn nhưng việc nhận được tiền nhanh hơn sẽ giúp công ty tăng khả năng thanh
toán và giảm rủi ro tín dụng. Lý thuyết quản trị dòng tiền cho rằng, kỳ thu tiền
khoản phải thu càng ngắn thì thành quả tài chính càng được cải thiện (Stewart,

1995; Churchill và Mullins, 2001).
Kỳ lưu kho hàng tồn kho là khoảng thời gian được tính từ lúc nguyên vật liệu
được mua vào cho đến khi được chuyển hóa thành thành phẩm và bán ra cho khách
hàng. Hàng tồn kho là những tài sản mà công ty dự trữ để kịp thời cung cấp hàng
hóa cho khách hàng, hàng tồn kho nhiều có thể công ty đang có các đơn hàng tốt,
nguồn tồn kho luôn sẵn sàng đáp ứng, tuy nhiên nhiều hàng tồn kho lại làm tăng chi
phí bảo quản, tồn trữ hàng, nên việc cắt giảm hàng tồn kho giúp công ty giảm bớt
chi phí, giải phóng được một lượng tiền mặt để có thể tăng đầu tư, giúp công ty cải
thiện tính thanh khoản và tăng lợi nhuận. Nhưng công ty cũng cần chú ý lượng hàng
tồn kho giảm nhưng vẫn phải đảm bảo đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nguồn hàng
cho khách hàng, tránh tình trạng gián đoạn. Việc giảm đầu tư vào hàng tồn kho vừa
có ưu điểm vừa có nhược điểm, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy khi công ty nắm
giữ hàng tồn kho ít hơn thường làm cải thiện tính thanh khoản cũng như thành quả
tài chính của công ty (Chen, 2005; Swamidass, 2007; Capkun, 2009). Ngày nay,
nhiều công ty đã trang bị hệ thống quản trị hàng tồn kho, đặc biệt với những công ty
sản xuất lớn, hệ thống sẽ tự động tính toán để đưa ra mức tồn kho hợp lý, đồng thời
đưa ra cả kế hoạch sản xuất để hàng tồn kho luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng
mà lại không để tồn ở kho quá nhiều và quá lâu, có thể gây ra hư hỏng hàng hóa hay
tăng chi phí bảo quản.


10

Kỳ phải trả người bán là khoảng thời gian kể từ khi công ty mua nguyên vật
liệu cho đến khi công ty thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Kỳ phải trả người bán
càng dài sẽ cho phép công ty nắm giữ tiền mặt lâu hơn, cải thiện được tính thanh
khoản cho công ty (Stewart, 1995), tuy nhiên lúc đó công ty sẽ không được nhận
các khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp, hơn nữa thời gian này kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến vị thế của công ty, nhà cung cấp có thể cung cấp hàng hóa kém chất
lượng cho công ty. Ngoài ra, khi công ty trả nợ đúng hạn sẽ ngăn ngừa được việc

tranh chấp, kiện tục vốn rất mất thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.
Chu kỳ luân chuyển tiền mặt được sử dụng rất thường xuyên nhằm đánh giá
tình hình quản trị dòng tiền cho công ty. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt là khoảng
thời gian từ khi chi tiền để mua nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm lưu kho đến khi
bán được hàng thu tiền (Gill và cộng sự, 2010). Nghiên cứu của Deloof (2003) cho
rằng kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài thì mức độ đầu tư vào vốn luân chuyển càng
cao. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt dài có thể làm tăng lợi nhuận do chính sách tín
dụng thương mại được nới lỏng, doanh thu bán hàng cao. Tuy nhiên cũng có nhiều
bằng chứng thực nghiệm cho thấy, vòng quay chuyển đổi tiền mặt càng ngắn thì lợi
nhuận lại càng cao do công ty bán hàng nhanh và thu tiền nhanh, mật độ hàng tồn
kho thấp, tín dụng thương mại được sử dụng như một công cụ tài trợ trong ngắn
hạn.
Hình 2.1: Chu kỳ luân chuyển tiền mặt


11

2.1.2 Sở hữu nhà nước và quản trị vốn luân chuyển:
Công ty cổ phần có sở hữu nhà nước được xem xét trong bài nghiên cứu là
những công ty có vốn đầu tư của nhà nước trên 50%. Những công ty này thường
gặp mâu thuẫn lợi ích giữa những nhà chính trị đại diện cho phần vốn góp của nhà
nước trong doanh nghiệp với các chủ sở hữu không phải là nhà nước (Sheleifer and
Vishny, 1997). Những nhà quản lý của những công ty này thường yếu trong khả
năng quản lý, họ thường ít chú trọng trong việc giám sát tài chính, hàng hóa, lao
động mà ngược lại họ thích duy trì quyền lực, đánh giá doanh nghiệp dựa trên thành
quả chính trị hơn là thành quả tài chính hay tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp. Những
doanh nghiệp có sở hữu nhà nước thường yếu kém trong cơ chế quản lý (Borisova
và cộng sự, 2012), vì vậy được đánh giá là đầu tư vào vốn luân chuyển kém hiệu
quả, những doanh nghiệp này thường có xu hướng nắm giữ tiền mặt hơn là phân
phối cổ tức cho cổ đông và có xu hướng đầu tư quá mức vào vốn luân chuyển để

duy trì tính thanh khoản (Ben-Nasr, 2015). Mà theo Banos-Caballero và cộng sự
(2014) thì mối quan hệ giữa mức đầu tư vào vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi
có hình chữ U ngược, tức là khi đầu tư quá mức vào vốn luân chuyển thì sẽ làm
giảm khả năng sinh lợi, điều này được giải thích do chi phí cơ hội và chi phí tài trợ
như chi phí lãi vay sẽ cao hơn, đi kèm với đó là rủi ro tín dụng, rủi ro nợ xấu không
thu hồi được, hơn nữa nó còn làm giảm khả năng công ty đầu tư vào các dự án sinh
lời.
Những công ty có sở hữu nhà nước thường tiếp cận với các nguồn vốn vay
dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn các công ty cổ phần bình thường và họ cũng
thường được ngầm bảo vệ khi có vấn đề khủng hoảng xảy ra. Chahrumilind và cộng
sự (2006) khi nghiên cứu các công ty ở Thái Lan đã cho thấy các công ty có liên
quan đến các ngân hàng và các nhà chính trị thường được ưu tiên với các khoản vay
dài hạn và cần ít tài sản thế chấp hơn so với các công ty khác trước cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997. Vì vậy, những công ty có sở hữu nhà nước
thường ít bị các rào cản tài chính so với các công ty không có sở hữu nhà nước, điều
này có thể dẫn đến mối quan hệ nghịch biến giữa vốn luân chuyển và giá trị công ty


12

ở các công ty có sở hữu nhà nước sẽ ít trầm trọng hơn so với các công ty không có
sở hữu nhà nước khi xét đến mức độ đầu tư vào vốn luân chuyển vượt quá mức
trung bình.
Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều bài nghiên cứu về
tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của công ty. Hầu hết
các bài nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa 2 biến này, tức là quản
trị vốn luân chuyển càng hiệu quả, thông qua chỉ tiêu chu kỳ luân chuyển tiền mặt
càng rút ngắn thì lợi nhuận càng tăng lên. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng
mối quan hệ này là phi tuyến, đường thể hiện mối quan hệ có hình chữ U ngược và

có một mức đầu tư vốn luân chuyển tối ưu mà tại đó giá trị doanh nghiệp là lớn
nhất.
Jimmy D. Moss và Bert Stine (1993) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện
có mối quan hệ giữa vòng quay chuyển đổi tiền mặt, quy mô và thành quả tài chính
của các công ty. Hai tác giả cho thấy vòng quay chuyển đổi tiền mặt thể hiện tốc độ
luân chuyển tiền của các công ty có quy mô nhỏ luôn dài hơn so với các công ty có
quy mô lớn. Bên cạnh đó, vòng quay chuyển đổi tiền mặt có tương quan âm với
thành quả tài chính của công ty, điều này hàm ý rằng các nhà quản trị của các công
ty nhỏ có thể cải thiện hiệu quả quản trị dòng tiền cho công ty thông qua việc rút
ngắn độ dài vòng quay chuyển đổi tiền mặt. Điều này có thể thực hiện bằng cách
thu hẹp hoạt động tín dụng thương mại, cắt giảm số ngày lưu kho của hàng tồn kho,
kéo dài thời gian chiếm dụng tiền của nhà cung cấp hay kết hợp cùng lúc các chiến
lược này.
Tương tự, Shin và Soenen (1998) cũng tìm thấy mối tương quan âm giữa chu
kỳ thương mại ròng và thu nhập hoạt động của các công ty. Tác giả đã nghiên cứu
trên mẫu gồm 58.985 công ty trong giai đoạn từ 1975 đến 1994. Tác giả sử dụng
chu kỳ thương mại ròng (Net Trade Cycle) như một cách để đo lường hiệu quả quản
trị vốn luân chuyển.


13

Deloof (2003) sử dụng chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) làm thước đo quản trị
vốn luân chuyển cho một mẫu nghiên cứu gồm 1.009 công ty phi tài chính lớn của
Bỉ trong giai đoạn 1992 – 1996. Cũng bằng cách phân tích tương quan và hồi quy,
tác giả đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận hoạt động gộp và kỳ thu
tiền khoản phải thu, kỳ lưu hàng tồn kho và kỳ phải trả người bán. Từ đó tác giả đề
xuất giải pháp để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp là giảm số ngày các khoản
phải thu và hàng tồn kho.
Lazaridis và Trifonidis (2006) nghiên cứu 131 công ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán Athens từ năm 2001 – 2004 và nhận thấy mối quan hệ nghịch
biến giữa lợi nhuận, được đo lường thông qua chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động ròng và
chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Từ đó tác giả đề xuất để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp
cần duy trì kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của nó (số ngày các khoản
phải thu, phải trả, hàng tồn kho) ở mức tối ưu nhất.
Mathuva (2009) nghiên cứu tác động của các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả
của việc quản trị dòng tiền đến thu nhập hoạt động của các công ty và cho thấy rằng
có tồn tại mối tương quan âm giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lợi của
công ty, tuy nhiên lại có tương quan dương giữa kỳ lưu kho và kỳ phải trả bình
quân đối với khả năng sinh lợi. Điều này nghĩa là để cải thiện thành quả tài chính,
các công ty cần áp dụng chính sách thương mại thắt chặt, quản trị hiệu quả các
khoản phải thu, cắt giảm số ngày phải thu khách hàng xuống mức thấp nhất có thể,
đồng thời cần gia tăng dự trữ hàng tồn kho để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách
hàng cũng như tận dụng khoản tiền trì hoãn trả cho nhà cung cấp như nguồn vốn tài
trợ ngắn hạn.
Chatterjee (2010) cũng tìm thấy mối tương quan âm đáng kể giữa tính thanh
khoản và khả năng sinh lợi của các công ty ở Anh và mối quan hệ cùng chiều giữa
quy mô và khả năng sinh lợi của các công ty.
Garcia, Martins và Brandao (2011) đã nghiên cứu 2.974 công ty phi tài chính
niêm yết trên 11 thị trường chứng khoán châu Âu trong 12 năm 1998 – 2009, kết


14

quả phân tích hồi quy GLS và OLS cho rằng các công ty có thể gia tăng khả năng
sinh lợi bằng cách giảm khoảng thời gian vốn luân chuyển mà công ty nắm giữ.
Jay J. Ebben và Alec C.Johnson (2011) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa vòng
quay chuyển đổi tiền mặt, tính thanh khoản, vốn đầu tư và thành quả cho những
công ty nhỏ qua thời gian thông qua một mẫu quan sát gồm 879 công ty sản xuất
nhỏ và 833 công ty bán lẻ nhỏ của Mỹ. Tác giả nhận thấy có tồn tại mối tương quan

đáng kể giữa vòng quay chuyển đổi tiền mặt với tính thanh khoản, vốn đầu tư và
thành quả tài chính của công ty. Những công ty với vòng quay chuyển đổi tiền mặt
ngắn hơn sẽ có tính thanh khoản cao hơn, cần ít nguồn tài trợ bên ngoài hơn và có
khả năng sinh lợi cao hơn. Chính vì vây, vòng quay chuyển đổi tiền mặt là công cụ
quản trị quan trọng mà các chủ sở hữu hay các nhà quản lý kinh doanh của các công
ty nhỏ nên tìm hiểu và giám sát thường xuyên. Các công ty có tính thanh khoản thấp
hay có thành quả dưới mức có thể cải thiện vị thế của mình bằng cách lưu tâm nhiều
hơn tới vòng quay chuyển đổi tiền mặt cũng như phải tìm cách thu được các khoản
thanh toán của khách hàng nhanh hơn, rút ngắn thời gian tồn kho của mình nhiều
hơn.
Ngược lại với nghiên cứu trên, Mathias Bernard Baveld (2012) lại chỉ ra có
mối tương quan dương giữa khoản phải thu và tỷ suất sinh lợi gộp. Do vậy, các
công ty có quy mô lớn có thể gia tăng lợi ích lâu dài thông qua chính sách gia tăng
khoản phải thu, mở rộng chính sách bán chịu. Điều này dựa trên thực tế rằng một
chính sách tín dụng thương mại nới lỏng sẽ mở rộng số lượng khách hàng, góp phần
gia tăng lợi nhuận.
Ba tác giả Caballero, Teruel và Solano (2013) đã xem xét mối quan hệ giữa
quản trị dòng tiền và hiệu quả công ty và mở rộng hơn khi đưa yếu tố hạn chế tài
chính vào xem xét, đã lý giải tại sao mức độ hạn chế tài chính được tạo ra bởi công
ty lại ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào dòng tiền của các công ty. Nghiên cứu
bổ sung cho lý thuyết quản trị vốn luân chuyển, đặc biệt là cung cấp thêm bằng
chứng mới về tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên hiệu quả hoạt động
của công ty khi cho kết quả rằng mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và giá trị doanh


15

nghiệp có hình chữ U ngược. Theo đó thì có một mức đầu tư vốn luân chuyển tối ưu
mà ở đó giá trị doanh nghiệp là cao nhất, đầu tư dưới mức tối ưu đó thì vốn luân
chuyển có tác động thuận chiều lên giá trị doanh nghiệp, nhưng khi đầu tư vượt qua

mức tối ưu thì mối quan hệ này lại ngược chiều, điều này chứng tỏ mối quan hệ phi
tuyến giữa 2 yếu tố. Và nhà quản trị cần phải tìm được mức tối ưu này để tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp.
Julius Enqvist, Michael Graham và Jussi Nikkinen (2014) nghiên cứu trên
mẫu lớn là tất cả các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Phần Lan từ năm
1990 đến 2008 cũng đã cho thấy mối quan hệ nghịch biến của kỳ luân chuyển tiền
và lợi nhuận, họ khẳng định rằng quản trị vốn luân chuyển hiệu quả là cần thiết và
có vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp và do vậy nên được đưa
vào kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Ở châu Á, Nobanee, Abdullatif và Al Haijjar (2009) ở Nhật hay Azhar và
Noriza (2010) ở Malaysia cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ luân
chuyển tiền và khả năng sinh lợi của công ty. Vijay Kumar (2011) nghiên cứu ở Ấn
Độ hoặc Mansoori và Muhammad (2012) cũng tìm thấy các kết quả tương tự.
Riêng tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về mối tác động này. Tác giả
Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ
luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi, được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động
gộp trên một mẫu 130 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong
giai đoạn 2006 – 2008. Nhóm tác giả đã tìm ra mối quan hệ mạnh giữa khả năng
sinh lợi và chu kỳ luân chuyển tiền và cho rằng ban quản trị có thể gia tăng giá trị
tài sản cho cổ đông bằng cách xác định chu kỳ luân chuyển tiền phù hợp và duy trì
từng thành phần của chu kỳ này ở mức tối ưu.
Hai tác giả Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) cũng đã tìm
thấy mối quan hệ ngược chiều này trên mẫu nghiên cứu gồm 208 công ty niêm yết
trên 2 sàn chứng khoán ở Việt Nam, trong vòng 7 năm từ 2006 đến 2012. Ngoài ra
hai tác giả còn đi sâu nghiên cứu mối quan hệ này tác động đối với từng ngành. Cụ
thể tác giả chia mẫu thành 8 ngành khác nhau và kết quả hồi quy cho thấy tất cả các


16


ngành đều có tương quan âm giữa quản trị vốn luân chuyển với khả năng sinh lợi
của công ty với biến đại diện là kỳ luân chuyển tiền mặt, trong đó ngành bất động
sản là ngành có lợi nhuận tăng cao nhất khi kỳ luân chuyển tiền mặt giảm 1 ngày.
Như vậy những nghiên cứu thực nghiệm đa phần đều khẳng định mối tương
quan âm giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và khả năng sinh lợi của công ty, tức rút
ngắn vòng quay chuyển đổi tiền mặt sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu cụ thể các thành phần của chu kỳ luân chuyển tiền mặt
gồm kỳ thu tiền khoản phải thu, kỳ trả tiền khoản phải trả và kỳ lưu kho thì lại cho
ra nhiều kết quả không thống nhất, điều này có thể do các nghiên cứu được tiến
hành trên các mẫu ở các quốc gia khác nhau với thời gian quan sát khác nhau.
Ngoài ra cũng có những nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa quản trị vốn luân
chuyển và lợi nhuận là mối quan hệ phi tuyến và có một điểm được gọi là mức đầu
tư vốn luân chuyển tối ưu mà tại đó giá trị doanh nghiệp là lớn nhất.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của hình thức sở hữu đến các
quyết định tài chính của doanh nghiệp, trong đó có quyết định về vốn luân chuyển.
Yuanto Kusnadi (2014) trong một nghiên cứu ở thị trường Trung Quốc đã chỉ ra
rằng các công ty không có sở hữu nhà nước nắm giữ ít tiền mặt hơn các công ty có
sở hữu nhà nước. Công ty sở hữu nhà nước có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt để
đáp ứng các nhu cầu thanh khoản và cũng là đáp ứng các nhu cầu của nhà quản trị
hơn là sử dụng nguồn vốn để đầu tư hay để chia cổ tức.
Bên cạnh đó tác giả Hamdi Ben-Nasr (2016) còn nghiên cứu sở hữu nhà
nước và sở hữu nước ngoài ảnh hưởng như thế nào lên hình dáng của đường thể
hiện mối quan hệ của giá trị doanh nghiệp và mức độ đầu tư vốn luân chuyển ròng.
Tác giả thu thập mẫu của 558 công ty ở 54 quốc gia để tiến hành nghiên cứu. Kết
quả cho thấy đường giá trị doanh nghiệp – vốn luân chuyển ròng có hình chữ U
ngược và giá trị của doanh nghiệp có nhà nước sở hữu tăng ít hơn so với doanh
nghiệp không có sở hữu nhà nước khi tăng đầu tư vào vốn luân chuyển ròng và điều
này diễn ra khi mức độ đầu tư vào vốn luân chuyển đang ở mức thấp hơn mức tối
ưu.



17

Kế thừa từ những bài nghiên cứu trước, tác giả tiến hành bài nghiên cứu này
nhằm kiểm định lại mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi
ở thị trường Việt Nam với số liệu cập nhật mới nhất (tới năm 2015), đồng thời xem
xét hình thức sở hữu có ảnh hưởng đến mối quan hệ này không, từ đó đưa ra các
kiến nghị nhằm nâng cao thành quả tài chính cho công ty.
Bảng 2.1: Tổng hợp các bài nghiên cứu trước đây
Tác giả
Jimmy D.Moss và Bert
Stine

Shin và Soenen

Năm

Kết quả nghiên cứu
Việc rút ngắn độ dài của vòng quay chuyển đổi

1993

tiền mặt có thể cải thiện hiệu quả quản trị dòng
tiền của công ty

1998

Chu kỳ luân chuyển tiền mặt dài hơn sẽ làm gia
tăng khả năng sinh lời cho các công ty
Công ty có thể gia tăng khả năng sinh lời, gia


Deloof

2003

tăng giá trị tài sản của cổ đông bằng cách giảm
số ngày phải thu trung bình và số ngày lưu kho
trung bình
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị của

Lazaridis và Trifonidis

2006

doanh nghiệp như chu kỳ luân chuyển tiền mặt,
kỳ tồn kho, kỳ phải thu bình quân, kỳ phải trả
có tác động đến khả năng sinh lợi của công ty

Mathuva

2009

Kỳ thu tiền bình quân có tương quan âm với
thành quả tài chính của công ty
Có thể gia tăng thành quả tài chính cho công ty

Nobanee, Abdullatif và
Al Haijar

2009


bằng cách giảm vòng quay chuyển đổi tiền mặt,
rút ngắn kỳ thu tiền khoản phải thu, kỳ lưu kho
hàng tồn kho và kéo dài kỳ phải trả người bán


18

Có mối tương quan âm giữa tính thanh khoản
Chatterjee

2010

và khả năng sinh lợi và tương quan dương giữa
quy mô và khả năng sinh lợi của các công ty

Azhar và Noriza

Dong, Huynh Phuong
và Jyh-tay Su

Garcia, Martins và
Brandao
Jay J.Ebben và Alec
C.Johnson
Vijay Kumar

Mathias Bernard
Baveld
Caballero, Teruel và

Solano
Mansoori và
Muhammad
Caballero, Teruel và
Solano

2010

Quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ luân chuyển
tiền và khả năng sinh lợi của công ty
Khả năng sinh lợi có tương quan âm với số

2010

ngày phải thu, số ngày tồn kho và số ngày phải
trả bình quân
Khả năng sinh lợi của công ty được giả tăng

2011

thông qua việc giảm vòng quay chuyển đổi tiền
mặt

2011

2011

Vòng quay chuyển đổi tiền mặt có dương quan
dương với thành quả tài chính của công ty
Chu kỳ luân chuyển tiền quan hệ nghịch biến

với khả năng sinh lợi của công ty
Các công ty có quy mô lớn có thể gia tăng

2012

thành quả tài chính trong dài hạn thông qua
chính sách gia tăng khoản phải thu

2012

2012

Những hạn chế tài chính có thể ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư vào dòng tiền của các công ty
Chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi
của công ty có quan hệ nghịch biến
Mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và giá trị

2013

doanh nghiệp có hình chữ U ngược và có một
mức đầu tư vốn luân chuyển tối ưu mà ở đó giá


×