Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
________________________________

PHẠM HOÀNG BẢO NGỌC

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
________________________________

PHẠM HOÀNG BẢO NGỌC

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt.
Các số liệu được phân tích và chạy mô hình hồi quy trong nghiên cứu là trung
thực do chính tác giả thu thập, có nguồn gốc minh bạch rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Bảo Ngọc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 6
TÓM TẮT ............................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1

1.1.

Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................ 1

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu .................................................. 3

1.6.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................. 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ..................................................... 5
2.1.

Tổng quan lý luận về nợ xấu ................................................................... 5


2.1.1. Khái niệm nợ xấu................................................................................. 5


2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ............................................................... 6
2.1.3. Hậu quả của nợ xấu ............................................................................. 7
2.2.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu ............................................................... 8

2.2.1. Các yếu tố vĩ mô .................................................................................. 8
2.2.2. Các yếu tố vi mô .................................................................................. 9
2.3.

Tổng quan các nghiên cứu trước ........................................................... 10

2.4.

Điểm mới của đề tài .............................................................................. 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM ....................................................... 16
3.1.

Giới thiệu về các NHTM Việt Nam ....................................................... 16

3.1.1. Hệ thống các NHTM Việt Nam ......................................................... 16
3.1.2. Quy mô NHTM Việt Nam ................................................................. 17
3.2.


Thực trạng nợ xấu các NHTMCP Việt Nam .......................................... 19

3.3.

Mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô và vi mô tác với nợ xấu tại NHTMCP

Việt Nam ............................................................................................................ 23
3.3.1. Các yếu tố vĩ mô ................................................................................ 23
3.3.2. Các yếu tố vi mô ................................................................................ 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 31
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ
XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM.............................................................. 32
4.1.

Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 32

4.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 32
4.1.2. Các biến nghiên cứu .......................................................................... 36


4.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 39
4.2.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 40

4.3.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 40


4.4.

Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 41

4.4.1. Thống kê mô tả .................................................................................. 41
4.4.2. Phân tích tương quan ......................................................................... 43
4.4.3. Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................... 43
4.4.4. Kết quả ước lượng hồi quy mô hình nghiên cứu ................................. 44
4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................ 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 58
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU NỢ XẤU TẠI
CÁC NHTMCP VIỆT NAM ............................................................................... 59
5.1.

Các giải pháp chính phủ và NHNN ....................................................... 59

5.2.

Đối với các NHTMCP........................................................................... 62

5.3.

Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ........................ 64

5.3.1. Hạn chế của đề tài .............................................................................. 64
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

VAMC

Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

Tiếng Anh
GDP

Gross Domestic Product

OLS


Ordinary Least Square

REM

Random Effect Model

FEM

Fix Effect Model

ROA

Return On Assets

ROE

Return On Equity

VIF

Variance Inflation Factor

NPL

Non Performing Loan

FGLS

Feasible Generalizied Least Squares



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu ....................................................................... 12
Bảng 3.1 : Số lượng ngân hàng Việt Nam 2008-2018 ............................................ 16
Bảng 3.2 : Quy mô NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2018 .................................... 18
Bảng 3.3: Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở
Việt Nam ............................................................................................................... 19
Bảng 4.1: Tổng hợp các biến nghiên cứu của tác giả ............................................. 38
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ............................... 41
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình .......................... 43
Bảng 4.4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 44
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Pool OLS ..................................................................... 44
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi.................................................. 45
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan ........................................................... 46
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) .......................... 47
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) ........................... 48
Bảng 4.10: Kiểm định Hausman ............................................................................ 49
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS ............................................ 50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở
Việt Nam giai đoạn 2008-2017 .............................................................................. 20
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu .................. 23
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu ..................................... 24
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu ................................. 25
Hình 3.5: Mối quan hệ tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu .................. 26
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu ................ 27
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ nợ xấu ........................................... 29
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu ....................... 30



TÓM TẮT
Tiếng Việt
Hoạt động tín dụng là hoạt động xương sống của các ngân hàng, đóng góp to
lớn vào lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên nếu chất lượng tín dụng chưa cao và việc
quản trị rủi ro chưa tốt sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu. Tác giả nghiên cứu đánh giá thực
trạng về nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam và chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu,
từ đó đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu.
Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, nguồn từ NHNN,…
tác giả sử dụng phương pháp định tính để phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu.
Tác giả cũng sử dụng phương pháp định lượng được ước lượng bằng mô hình FEM,
REM và thực hiện các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu là tốc độ tăng trưởng
GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu
năm trước. Kết quả này phù hợp với lý thuyết, thực trạng ở Việt Nam cũng như phù
hợp với kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.
Kết luận và hàm ý: Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến
nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, tác giả có được các bằng chứng thực nghiệm để
đề ra một số giải pháp cho các ngân hàng cũng như đối với các chính sách vĩ mô cho
nền kinh tế để hạn chế nợ xấu.
Từ khóa: Yếu tố tác động nợ xấu


ABSTRACT
English
Credit activity is key activity of banks, making a significant contribution to the
bank’s profit. However, if credit quality is not high and risk management is not good,
bad debt will be caused. From the assessment of the current situation of bad debts in
Vietnamese commercial banks and pointing out the factors affecting bad debts, it will

help to provide solutions to minimize bad debts.
From secondary data collected from financial statements, sources from the State
Bank, ... the author uses a qualitative method to assess the status of bad debts. The
author also uses quantitative method by using the table data regression model
estimated by FEM model, REM model and tests to select the most suitable model.
The research results show that factors affecting bad debt are Gross Domestic
Products, unemployment rate, inflation rate; Bank scale, bad debt ratio previous year.
This result is consistent with the theory and situation in Vietnam as well as consistent
with the results of previous empirical studies.
Conclusions and implications: From the current situation and the results of
research on micro and macro factors affecting bad debts of Vietnamese commercial
banks, the author has obtained empirical evidence to propose some solutions for bank
as well as macro policies for the economy to prevent and limit bad debts.
Keywords: Determinants of Non Performing Loans


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài

1.1.

Thực hiện đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi
nền kinh tế Việt Nam phải đáp ứng khối lượng vốn tiền tệ rất lớn. Thị trường vốn của
Việt Nam hiện nay chưa phải là kênh phân bổ vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, vốn
đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn
vốn tín dụng của hệ thống các ngân hàng. Cùng với những lợi thế về hệ thống mạng
lưới ngân hàng rộng khắp cả nước và đối tượng khách hàng đa dạng, các NHTM Việt
Nam với vai trò là trung gian tài chính đã trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho

nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, hoạt động của hệ thống các NHTM Việt Nam đã có
những chuyển biến tích cực. Hoạt động cơ bản nhất của NHTM là hoạt động tín dụng,
thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến 80% thu nhập của các ngân hàng, do đó
khi có rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của ngân hàng. Nếu
chất lượng tín dụng chưa cao và việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập sẽ dẫn đến tình
trạng nợ xấu, nợ quá hạn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Do đó một trong những vấn đề cần quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là
bằng cách nào để hạn chế nợ xấu tại ngân hàng.
Theo báo cáo của NHNN, trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đang
giảm và thấp hơn ngưỡng 3%, tuy nhiên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý
nợ xấu. Nợ xấu tăng cao sẽ tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Từ
việc nhìn nhận, đánh giá về thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, chỉ ra các
yếu tố tác động đến nợ xấu từ đó sẽ giúp đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu
và rủi ro cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói
riêng. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:


2

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam
hiện nay, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu và mức độ tác động, từ
đó đưa ra giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:

Thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay như thế nào?
Các yếu tố vi mô và vĩ mô nào tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam
hiện nay?
Giải pháp nào để phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam?
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
Phạm vi nội dung:
Phân tích thực trạng về nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, thực trạng và mức
độ tác động của các yếu tố vĩ mô, vi mô tác động đến nợ xấu các NHTMCP Việt
Nam.
Phạm vi không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nợ xấu tại 24 NHTMCP Việt Nam.
Phạm vi thời gian:
Do hạn chế số liệu của năm 2018, tác giả dẫn chứng số liệu thực trạng nợ xấu tại
các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài
chính, thông tin từ NHNN, nguồn từ Internet và các tài liệu chuyên môn, tác giả sử
dụng phương pháp so sánh tổng hợp, thống kê mô tả lập bảng biểu, vẽ đồ thị để đánh
giá và nhận xét thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng mô
hình hồi quy dữ liệu bảng được ước lượng bằng mô hình Fix Effect Model (FEM),



3

Random Effect Model (REM) và các kiểm định trên phần mềm Stata 14.0 để lựa chọn
mô hình nào là phù hợp.
1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Có thể nói đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Việt Nam” là đề tài mang tính thực tiễn, từ việc phân tích thực trạng hoạt
động của các NHTMCP Việt Nam, nợ xấu của các Ngân hàng, phân tích các yếu tố
vi mô vĩ mô tác động đến nợ xấu hiện nay để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải
pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh
tranh, góp phần phát triển hoạt động của các Ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và
cho nền kinh tế nói chung.
1.6.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu.
Chương 3: Thực trạng nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP
Việt Nam.
Chương 4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP
Việt Nam.
Chương 5: Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt
Nam.



4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động của các NHTMCP Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro, dưới sự tác động
của các yếu tố vĩ mô và vi mô. Bài nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố vĩ mô và vi mô
nào tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, từ đó tìm ra giải pháp nhằm
hạn chế nợ xấu. Trong chương 1 tác giả nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa
học của đề tài nghiên cứu, bố cục của bài nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
2.1.

Tổng quan lý luận về nợ xấu

2.1.1.

Khái niệm nợ xấu

Nợ xấu (Non performing loan) được hiểu là khoản nợ khó đòi (doubtful debt)
theo Fofack (2005), hoặc được hiểu là các khoản vay có vấn đề (loans problem) theo
Berger và De Young (1997). Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và
bị nghi ngờ về khả năng trả nợ, là các khoản nợ không trả được mà ngân hàng không
thể thu lợi được từ nó (Ernst&Young, 2004).
Một số quan điểm về nợ xấu:

Theo Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF, 2004), nợ xấu được định nghĩa: “Một khoản
vay được xem là nợ xấu khi nó quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi trong 90 ngày hoặc
hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại,
hoặc gia hạn nợ theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày
nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn
trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh
mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục
nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó
hoặc thu hồi được khoản vay thay thế”.
Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thì nợ xấu được
định nghĩa qua hai yếu tố: quá hạn trên 90 ngày, hoặc khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Quan điểm nợ xấu của ECB được xác định dựa trên kết quả thu hồi nợ của Ngân
hàng.
Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS) xác định khoản nợ bị xem là
không có khả năng trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra:
- Ngân hàng đánh giá người vay không có khả năng trả đầy đủ khi ngân hàng
chưa thực hiện hành động nào để cố gắng thu hồi
- Người vay đã bị quá hạn thanh toán 90 ngày


6

Như vậy theo BCBS, nợ xấu bao gồm các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và
có dấu hiệu người đi vay không thể trả được nợ.
Theo NHNN Việt Nam, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành
quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của TCTD của thống đốc NHNN ngày 22/04/2005 có nêu lên
khái niệm nợ xấu, theo đó Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (nợ nghi ngờ), và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Các nhóm nợ được phân
loại tại Điều 6 tại quyết định này, trong đó, nợ nhóm 3 có thời gian quá hạn từ 90 đến

180 ngày; nợ nhóm 4 có thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày; nợ nhóm 5 có thời
gian quá hạn trên 360 ngày.
Tổng hợp rút ra từ các định nghĩa trên, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới
chuẩn mà NHTM cho vay không thu hồi được gốc và lãi đúng thời hạn cam kết. Cụ
thể hơn là những khoản nợ quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên.
2.1.2.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

2.1.2.1.

Nguyên nhân chủ quan

Sự yếu kém trong cách quản lý trong nội tại các Ngân hàng như công tác quản lý
rủi ro còn yếu kém, chưa đánh giá triệt để về thực trạng và nhận định thị trường. Các
Ngân hàng chưa chú trọng, không giám sát chặt chẽ danh mục cho vay của Ngân hàng
làm cho tỷ trọng cho vay rủi ro cao chiếm phần lớn trong danh mục cho vay.
Ngân hàng giảm bớt ràng buộc, quy định về điều kiện cấp tín dụng nhằm tăng
tính cạnh tranh nhưng điều này dẫn đến cấp tín dụng cho các đối tượng chưa đủ tiêu
chuẩn, làm gia tăng nợ xấu cho Ngân hàng.
Ngân hàng thiếu thông tin trong việc thẩm định và đánh giá khách hàng đi vay,
dẫn đến đưa ra quyết định cấp tín dụng chưa phù hợp.
Do rủi ro đạo đức, năng lực cán bộ chuyên môn của Ngân hàng còn non kém,
thiếu khách quan trong việc thẩm định khách hàng.


7

Nguyên nhân từ phía khách hàng do năng lực kinh doanh hạn chế, các phương
án kinh doanh triển khai không hiệu quả, thông tin cung cấp cho Ngân hàng thiếu

minh bạch dẫn đến Ngân hàng không đánh giá đúng khả năng trả nợ khách hàng.
2.1.2.2.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ những thay đổi trong chính sách quản lý của Nhà nước, những
quy định đặt ra còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân bất khả kháng do vấn đề của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên
tai,… hoặc về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội như sự phát triển của nền kinh tế,
khung pháp lý, hoặc nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế.
2.1.3.

Hậu quả của nợ xấu

2.1.3.1.

Đối với các NHTM

Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng, một khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao
ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và uy tín
của ngân hàng.
Nợ xấu gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. Hoạt động huy
động vốn và cho vay là hoạt động đóng vai trò xương sống của Ngân hàng, khi các
khoản cho vay của ngân hàng gặp rủi ro dẫn đến khó thu hồi vốn trong khi ngân hàng
phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các khoản tiền gửi đến hạn, do đó nợ xấu gây
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
Nợ xấu còn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, hạn chế khả năng tăng trưởng tín
dụng. Nợ xấu cao làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút đáng kể, bên cạnh đó
ngân hàng phải tăng thêm chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý và các chi phí
liên quan khác trong vấn đề xử lý nợ xấu.

Nợ xấu cũng có thể gây ra phá sản ngân hàng một khi khả năng thanh toán đặc
biệt là các khoản vay lớn, dễ dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của ngân hàng do
suy yếu về tài chính, hệ số an toàn vốn không đảm bảo và dẫn đến nguy cơ phá sản
ngân hàng.


8

2.1.3.2.

Đối với nền kinh tế

Không chỉ ảnh hưởng riêng đến ngân hàng riêng rẻ mà một khi nợ xấu tăng cao,
gây đổ vỡ cả hệ thống ngân hàng, gây mất lòng tin của người dân, các nhà đầu tư. Và
do đó làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của cả quốc gia.
Nợ xấu gây ảnh hưởng đến dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế bị hạn chế,
nhiều thành phần kinh tế không tiếp cận được nguồn vốn dẫn đến trì trệ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
Khi nợ xấu tăng cao đặt ra vấn đề xử lý nợ xấu, các khoản chi phí để xử lý nợ
xấu thường rất lớn nên ngân hàng không thể tự bản thân xử lý mà cần dựa vào ngân
sách nhà nước.
2.2.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu

2.2.1.

Các yếu tố vĩ mô

Yếu tố vĩ mô bao gồm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố khách quan

bên ngoài ngân hàng, tác động đến nợ xấu và hiệu hoạt động của ngân hàng. Một số
nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát,
tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực, cung tiền,… đều tác động đến nợ
xấu ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu
nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay làm cho nợ xấu
giảm xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, khả năng trả nợ của
người đi vay có vấn đề, làm nợ xấu sẽ tăng lên.
Tỷ lệ lạm phát: lạm phát làm giảm giá trị khoản vay nên làm thuận lợi hơn về
khả năng trả nợ, tuy nhiên lạm phát tăng cũng làm giảm thu nhập thực của khách
hàng, một khi tiền lương tăng chậm hơn lạm phát thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu cho các
khoản vay của khách hàng tại ngân hàng (Fofack 2005).
Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có
việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Nguyên nhân do tình trạng hoạt


9

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ sa sút nên phải sa thải bớt một
lượng người lao động hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía người lao động không
muốn tìm kiếm việc làm. Khi người lao động bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập để
trả nợ vay ngân hàng, và do đó tăng nợ xấu.
2.2.2.

Các yếu tố vi mô

Yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu bao gồm các yếu tố xuất phát từ chính ngân
hàng như quy mô, hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Quy mô ngân hàng: Ngân hàng có quy mô lớn phản ánh ngân hàng có sức mạnh
lớn, ngân hàng cho vay ở nhóm phân khúc khách hàng tiềm năng và có khả năng trả

nợ tốt do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Tuy nhiên ở một góc độ khác, các ngân hàng lớn
thường xu hướng chấp nhận mức rủi ro cao, các ngân hàng tăng tỷ lệ đòn bẩy và tối
đa hóa lợi nhuận bằng cách cho vay khách hàng dưới chuẩn, nới lỏng các điều kiện
cấp tín dụng, đầu tư vào danh mục rủi ro cao, tăng nguy cơ rủi ro tín dụng và do đó
nguy cơ nợ xấu sẽ tăng cao.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng: một số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng các ngân
hàng mở rộng hoạt động tín dụng sẽ giúp người cần vốn dễ dàng tiếp cận khoản vay
hơn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế và nợ
xấu sẽ giảm xuống. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng trưởng tín
dụng quá nóng và tập trung cho vay vào các đối tượng không đủ chuẩn sẽ không đảm
bảo khả năng trả nợ, làm tăng nợ xấu.
Tỷ suất sinh lời: tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, tỷ suất sinh lời được đo lường dựa trên tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngân hàng có tỷ suất
sinh lời ổn định sẽ kiểm soát tốt được rủi ro hoạt động, giảm thiểu được nợ xấu.
Dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và
hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho các tổn thất có thể sẽ xảy ra cho các
ngân hàng. Dự phòng gia tăng làm tăng dự trữ cho ngân hàng để hạn chế nợ xấu. Một


10

số nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa dự phòng rủi ro tín dụng và
tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Nợ xấu là vấn đề không thể giải quyết dứt điểm trong
vòng một năm mà thường phải kéo dài qua nhiều năm, do đó chỉ tiêu này cũng phản
ánh được nợ xấu năm nay của ngân hàng và mối quan hệ này là cùng chiều.
2.3.

Tổng quan các nghiên cứu trước


Các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế
Shu (2002) nghiên cứu tác động các yếu tố vĩ mô đến nợ xấu của các Ngân hàng
ở Hồng Kông 1995-2002 cho thấy lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế cũng có tác
động đến nợ xấu. Theo đó, lạm phát (được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI)
và tăng trưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, lãi suất
danh nghĩa có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) đối với trường hợp của các ngân hàng
Tây Ban Nha giai đoạn từ 1985-1997, thông qua cả hai yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội
tại Ngân hàng như tốc độ tăng trưởng GDP, nợ của doanh nghiệp và gia đình, tỷ lệ
thu nhập cận biên, chi phí rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy
động, quy mô Ngân hàng, định hướng tăng trưởng tín dụng để giải thích nguyên nhân
nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô ngân hàng
có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng
chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Godlewski (2004) đã sử dụng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE) làm chỉ số đo lường ảnh hưởng đến nợ xấu, có thể thấy ROA
và ROE có tương quan ngược chiều với nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
Garciya-Marco và Robles-Fernandez (2008) tại 129 Ngân hàng Tây Ban Nha giai
đoạn 1993-2000 chỉ ra rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao sẽ làm tăng rủi
ro nợ xấu.


11

Nghiên cứu của Hasan và Wall (2004) về các ngân hàng trên 24 quốc gia giai
đoạn từ 1993-2000 chỉ ra kết quả quan hệ cùng chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng
và tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của Boudriga et al. (2009) đưa ra kết quả về quan hệ
ngược chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.
Hu và cộng sự (2006) nghiên cứu tại 40 NHTM Đài Loan giai đoạn 1996-1999

chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của Bofondi và Ropele (2011) cho các ngân hàng ở Ý đã chỉ ra rằng
lãi suất thả nổi cũng ảnh hưởng đến nợ xấu, tác động của lãi suất đến nợ xấu là cùng
chiều. Khi có sự gia tăng của các khoản thanh toán lãi suất sẽ dẫn đến có sự gia tăng
của các khoản nợ xấu. Nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng
đến nợ xấu, khi thất nghiệp gia tăng thì dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng lên.
Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013) về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác
động đến 85 NHTM của Ý, Đức, Tây Ban Nha tử năm 2004-2008 bao gồm các biến
vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP kỳ trước, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và các
biến vi mô như ROA, ROE, tỷ lệ LLP, tốc độ tăng trưởng tín dụng để đo lường mức
độ tác động đến nợ xấu. Nghiên cứu thông qua mô hình tác đông ngẫu nhiên, kết quả
cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa GDP, ROA, ROE với tỷ lệ nợ xấu; mối quan
hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực, tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy
mô Ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của Bruna Škarica (2014) chỉ ra rằng GDP và tỷ lệ lạm phát có ảnh
hưởng đến chỉ số nợ xấu tại các nước CEE. Khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức
thu nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay và làm cho
nợ xấu giảm xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, nợ xấu sẽ tăng
lên.
Nghiên cứu của Ekanayake & Azeez (2015) với mô hình hồi quy dữ liệu bảng,
tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô và vi mô. Cụ thể tỷ
lệ dư nợ trên tổng tài sản, lãi suất thực có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu; quy
mô, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, GDP, lạm phát
có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.


12

Nghiên cứu của Rajha (2016) tại Ngân hàng Jordan giai đoạn 2008-2012 cũng
chỉ ra rằng nợ xấu chịu tác động từ hai nhóm yếu tố vĩ mô và vi mô. Kết quả nghiên

cứu cho thấy ở nhóm yếu tố vĩ mô có quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tỷ lệ lạm phát đến nợ xấu. Ở nhóm yếu tố vi mô, có mối quan hệ cùng chiều
với tỷ lệ nợ xấu năm trước đó, và chỉ số nợ trên tổng tài sản.
Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), tác giả dựa trên dữ liệu thu thập từ
10 Ngân hàng lớn với các biến vi mô như hiệu quả hoạt động, quy mô hoạt động
Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, ROA; các biến vĩ mô như GDP, lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát, quy mô
Ngân hàng, nợ xấu kỳ trước với tỷ lệ nợ xấu; quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng
GDP, hiệu quả hoạt động, ROA với tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) tại 26 Ngân
hàng thương mại từ 2009-2012 chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân
hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu; mối quan hệ ngược chiều giữa GDP
với tỷ lệ nợ xấu.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu
Yếu tố

Tác động

Nghiên cứu thực nghiệm

Các yếu tố vĩ mô
Shu (2002), Salas và Saurina
(2002), Ahlem Selma Messai (2013),
Tốc

độ

tăng


trưởng GDP

Ngược chiều

Bruna Škarica (2014), Ekanayake &
Azeez (2015), Rajha (2016), Đỗ Quỳnh
Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ
Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014)

Tỷ lệ lạm phát

Cùng chiều

Bruna Škarica (2014), Đỗ Quỳnh
Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013)


13

Ngược chiều
Tỷ

lệ

thất

nghiệp

Cùng chiều


Shu (2002), Ekanayake & Azeez
(2015), Rajha (2016)
Bofondi và Ropele (2011), Ahlem
Selma Messai (2013)
Bofondi và Ropele (2011), Ahlem

Lãi suất thực

Cùng chiều

Selma Messai (2013), Ekanayake &
Azeez (2015)

Lãi suất danh
nghĩa

Cùng chiều

Shu (2002)

Các yếu tố vi mô
Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ
Cùng chiều
Quy mô ngân

Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng
(2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn
(2014)

hàng


Salas và Saurina (2002), Hu và
Ngược chiều

cộng sự (2006), Ekanayake & Azeez
(2015)
Salas và Saurina (2002), Ahlem

Tốc

độ

tăng

Cùng chiều

Bùi Ngọc Toàn (2014)

trưởng tín dụng
Ngược chiều
Hiệu quả hoạt
động

Selma Messai (2013), Võ Thị Quý và

Ekanayake & Azeez (2015)
Ekanayake & Azeez (2015), Đỗ

Ngược chiều


Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng
(2013)
Godlewski (2004), Ahlem Selma

ROA

Ngược chiều

Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và
Nguyễn Đức Hùng (2013)

ROE

Ngược chiều

Godlewski (2004), Ahlem Selma
Messai (2013),


14

Dự phòng rủi ro
trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu
năm trước
Tỷ lệ dư nợ trên
tổng tài sản

2.4.


Cùng chiều

Hasan và Wall (2004)

Ngược chiều

Boudriga et al. (2009)

Cùng chiều
Cùng chiều

Rajha (2016), Đỗ Quỳnh Anh và
Nguyễn Đức Hùng (2013)
Ekanayake & Azeez (2015), Rajha
(2016)

Điểm mới của đề tài

Tác giả dựa trên các khảo lược về các nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước để vận dụng nghiên cứu trong luận văn, tuy nhiên do các nghiên cứu trước
đây hầu hết sử dụng của dữ liệu trong quá khứ, chưa cập nhật đến tình hình hiện tại.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng dữ liệu mang tính cập nhật trong giai
đoạn 2008-2017 tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay, và đồng thời cũng đưa ra các
giải pháp mang tính thời sự, phù hợp với tình hình thực tế.


×