Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Khai thông những tắc nghẽn trong cải cách thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

Nguyễn Văn Hồng

KHAI THÔNG NHỮNG TẮC NGHẼN
TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUẾ THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA
TẠI CƠ QUAN THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

Nguyễn Văn Hồng

KHAI THÔNG NHỮNG TẮC NGHẼN
TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUẾ THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA
TẠI CƠ QUAN THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công.
Mã số: 8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Lê Quang Cường

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hồng


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau gần 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo đặc biệt là sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Lê Quang Cường. Đồng thời, tôi cũng nhận được
nhiều sự giúp đỡ của các anh (chị) tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp, đến nay tôi đã
hoàn thành Luận văn Thạc Sỹ "Khai thông những tắc nghẽn trong Cải cách thủ
tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp".
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Lê Quang Cường người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để

Luận văn được hoàn thành một cách thuận lợi và chỉn chu.
Với sự nỗ lực hết mình thực hiện nghiên cứu, tìm tòi tài liệu để hoàn thành
Luận văn, bản thân trực tiếp tham gia thực hiện trong Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp nên Luận văn này của tôi
được viết theo thực tế tại đơn vị mình đang công tác. Tuy nhiên trong quá trình
nghiên cứu, Luận văn còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi mong muốn nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và những người quan tâm tới vấn đề
được đề cập trong Luận văn để tôi tiếp tục hoàn thiện Luận văn hơn nữa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hồng


iii

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………...………………i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………….…..…………ii

MỤC LỤC…………………………………………………………………..…....iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..………………………………………………..….viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ …………………………………………………ix
TÓM TẮT …………………………………………………………………….....…x
CHƢƠNG 1_ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN…………….……..1
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài …………………………………….……….1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………..………3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………..……3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….….……4
1.5. Ý nghĩaikhoa học và thực tiễnicủa đề tài……………………………………….4
1.6.iKết cấu củaiđề tài…………………………………………….…………………5
CHƢƠNG 2_ CƠiSỞ LÝiLUẬNiVỀ CẢIiCÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNHiVÀiCẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠiCHẾ
MỘTiCỬA ...…………………………………………….…………………………6
2.1. Khái quát về thủ tục hành chính…………………………..…………………….6
2.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính………………………...……………….6
2.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính……………………...………………9
2.1.3.iÝ nghĩa của thủ tục hành chính………………….…………………..10
2.1.4. Phân loạiithủ tục hành chính………………….……………………...11
2.2. Cải cách thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa………………………………………………………………………………….13
2.2.1. Một số quan niệm về cải cách thủ tục hành chính………...…………13
2.2.1.1. Khái niệm cải cách hành chính……………………………..13


iv

2.2.1.2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính……………………..15
2.2.1.3.iSự cần thiết phảiicải cách thủ tục hành chính………………15
2.2.2. Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính……………..………………16
2.2.3. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa……………………17
2.2.3.1. Các khái niệm có liên quan…………………………………17
2.2.3.2. Bản chất của cải cáchithủ tục hành chính theo cơ chế
mộticửa……………………………………………………...……………………...18
2.2.3.3. Các nguyênitắc thực hiện cơ chếimột cửa………………….18
2.2.3.4. Cơ quanivà phạm viiáp dụngicơ chế mộticửa………………19
2.2.3.5. Ý nghĩa của cơ chế một cửa……………………...…………19

2.2.3.6. Quy trìnhithực hiện cơichế mộticửa………………………..20
2.3. Các yêu cầu khi thực hiện cơichế một cửa………………...…………………..23
2.4. Hiệu quả từ việc thựcihiện cơ chế một cửa……………..……………………..26
2.5. Bài học kinh nghiệm……………………………………..……………………26
CHƢƠNG 3_ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCHiTHỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ
THEO CƠiCHẾ MỘT CỬA CƠ QUAN THUẾiTỈNH ĐỒNGiTHÁP….……32
3.1. Cơ cấuitổ chức bộ máy…………………………………………….………….32
3.1.1. Lịch sử hành thành……………………………………...……………32
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay…………………...…………………33
3.1.3. Chức năng của cơiquan thuế……………………...………………….35
3.1.4. Trách nhiệm của cơ quan thuế………………………...……………..35
3.1.5. Quyền hạnicủa cơ quanithuế……………………...………………….36
3.1.6. Một số dịch vụ hành chính công của ngành thuế…………………….36
3.2. Giới thiệu về cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp…………………..……………….38
3.2.1. Tổ chứcibộ máy …………….……………………………………….38
3.2.2.iChức năng củaicác phòng thuộc cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp..……39
3.3. Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa tại cơ
quan Thuế tỉnh Đồng Tháp ………………………………...……………………..41


v

3.3.1. Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính thuế trước khi áp dụng
cơ chế một cửa ……………………………………..…………………………..….41
3.3.2. Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính thuế sau khi áp dụng cơ
chế một cửa ……………………………………………………………………..…42
3.3.2.1. Khái quát tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế
theo cơ chế một cửa ……………………………….………………………………42
3.3.2.2. . So sánh kết quả đạt được trong cải cách thủ tục hành chính
thuế sau khi áp dụng theo cơ chế một cửa …...........................................................44

3.3.2.3.iQuy trìnhithực hiện cơichế mộticửa………………………..45
3.3.2.4. Những kết quả đạt được trong cải cách thủ tục hành chính
thuế theo cơ chế một cửa ……………..……………………………………..…….50
3.3.3 Những thuận lợi và điểm nghẽn trong quá trình thực hiện cải cách thủ
tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa ………………...……………………..…62
3.3.3.1.

Những

thuậnilợi

trong

quáitrình

thực

hiệnicơ

chế

mộticửa…………………………………………………………………………..…62
3.3.3.2. Điểm nghẽn trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành
chính thuế theo cơ chế một cửa ……………………………………………………63
3.3.4. Những nguyên nhân đem lại điểm nghẽn khi thực hiện cải cách thủ tục
hành chính thuế theo cơ chế một cửa ……………...………………………………66
CHƢƠNG 4_ KHAI THÔNG NHỮNG TẮC NGHẼN TRONG CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ THEO CƠ CHẾiMỘT CỬAiTẠI CƠ
QUAN THUẾiTỈNH ĐỒNGiTHÁP…………………………………………..…70
4.1. Giải pháp chung trong cải cách thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa

toàn ngành thuế ……………………………………………………………………70
4.1.1 Thực hiện theo đúng Tuyên ngôn của ngành thuế…………..….…….72
4.1.2. Giải pháp liên quan đến cải cách thủ tục hành chính thuế tạo sự tin cậy
đối với người nộp thuế…………………….……………………………….………72


vi

4.1.3. Giải pháp công tác phối hợp và trách nhiệm của các phòng (bộ phận)
và công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thuế của người nộp
thuế.……………………………………………………………………….………..73
4.1.4. Giải pháp trong công tácichỉ đạo,iđiều hành…….…………..………75
4.1.5. Giải pháp khác…………………………….…………………..……..76
4.2. Khai thông những tắc nghẽn trong cải cách thủ tục hành chính thuế theo cơ chế
một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp …………………..………………..…....77
4.2.1. Khai thông tắc nghẽn trong thực hiện chính sách thuế………………77
4.2.2. Khai thông tác nghẽn về năng lực chuyên mônivà trách nhiệmicủa
công chức thuế………………………………………………………………..……77
4.2.3. Khai thông tác nghẽn về thực hiện công tác phối hợp……………….78
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..………81
BIÊN BẢN HỌP LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA………………………………..83
PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT............................................................92


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT


TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

TTHC

Thủ tụcihànhichính

2

CCHC

Cải cáchihành chính

3

NNT

Ngườiinộp thuế

4

CBCC

Cán bộicông chức

5


UBND

Ủy ban nhân dân

6

NSNN

Ngân sách nhà nước

7

QHS

Quản lý hồ sơ

8

QPPL

Quy phạm pháp luật


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

TÊN BẢNG BIỂU


TRANG

1

Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình tiếp nhận, giải quyết TTHC thuế

51

2

Bảng 3.2. Thống kê về hồ sơ trả lời vướng mắc bằng văn bản

53

3

Bảng 3.3. Thống kê về hồisơ đăng ký thuế

54

4

Bảng 3.4. Thống kê về hồ sơ hoàn thuế

56

5

Bảng 3.5. Thống kê về hồ sơ miễn giảm thuế


57

6

Bảng 3.6. Thốngikê về hồ sơ khiếu nại về thuế

59

7

Bảng 3.7. Thống kê về hồ sơ về hóa đơn

60

8

Bảng 3.8. Thống kê về hồ sơ xác nhận số nộp ngân sách

61

9

Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả khảo sát nhận xét của người nộp

64

thuế



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

TÊN HÌNH VẼ

TRANG

1

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thực hiện cơ chế một cửa

20

2

Hình 2.2. Mô hình khái quát thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan

24

thuế
3

Hình 3.1. Sơ đồ khái quát tổ chức bộ máy tại cơ quan thuế tỉnh Đồng

34

Tháp

4

Hình 3.2. Sơ đồ khái quát Tổ chức bộ máy tại Chiicục Thuế

34

5

Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp

39

hiện nay


x

TÓM TẮT
Các nghiên cứu trước đây về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa đã được xác nhận là một bước đột phá trong cải cách hành chính nhằm tạo ra
một môi trường thuận lợi và minh bạch cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
mọi tổ chức và cá nhân. Cải cách thủ tục hành chính thuế một cửa tại cơ quan thuế
tỉnh Đồng Tháp góp phần giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp
thuế một cách đơn giản, gọn nhẹ, công khai và minh bạch; cải thiện môi trường
kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nghiên cứu này phân tích
tác động trực tiếp đến tắc nghẽn trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính
thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa. Bằng các phương pháp thống kê, mô
tả và phân tích cho thấy rõ các tắc nghẽn trong quá trình thực hiện. Kể từ đó, đưa ra
các giải pháp để giải tỏa tắc nghẽn trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính

thuế theo cơ chế một cửa, tạo ra các sản phẩm phù hợp để làm hài lòng người nộp
thuế.
Từ khóa: Thủ tục hành chính, cải cách hành chính, người nộp thuế.


xi

ABSTRACT

Previous studies on administrative procedure reform under the one-stop
mechanism have been confirmed as a breakthrough step in administrative reform in
order to create a favorable and transparent environment for business production
activities of every organizations and individuals. Reforming follow one-stop tax
administrative procedures at Dong Thap provincial tax office contributes to solving
the relationship between tax authorities and taxpayers in a simple, compact, open
and transparent manner; improve business environment, free all resources and
enhance competitiveness, ensure conditions for the economic develop fast and
sustainable. This research analyzes the direct impact on congestion in the process of
solving tax administrative procedures of taxpayers under the one-stop mechanism.
By statistical methods, the description and analysis clearly show the bottlenecks in
the implementation process. Since then, offering solutions to clear congestion in the
process of solving tax administrative procedures under the one-stop mechanism,
creating appropriate products to satisfy taxpayers.
Keywords: Administrative procedures, administrative reform, taxpayers.


1

CHƢƠNG 1_ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà
nước. Thuế là đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Trải
qua hơn nữa thế kỷ xây dựng và phát triển dưới chính quyền cách mạng, công tác
thuế của nước ta không ngừng được cải tiến, cải cách để hoàn thiện theo đà phát
triển và lớn mạnh của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và sự chỉ
đạo của Bộ Tài chính, ngành thuế đã kịp thời nghiên cứu chính sách thu thuế phù
hợp với chủ trương đường lối của Đảng, của Nhà nước, trong từng giai đoạn cách
mạng. Qua đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khơi dậy năng lực
nội sinh của đất nước, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN, góp phần chống lạm
phát, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý thuế trong thời kỳ hội nhập quốc tế không chỉ đảm bảo cho nhu cầu
chi tiêu bộ máy Nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế xã hội mà còn là một dịch vụ
hành chính công phục vụ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Trong mối
quan hệ này, tổ chức, cá nhân nộp thuế trở thành “khách hàng”, còn cơ quan thuế là
“người phục vụ” luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức,cá nhân có nhiều thuận
lợi để phát triển sản xuất kinh doanh,thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối
với Nhà nước.
Nhận thức được điều đó, ngành thuế cả nước nói chung và ngành thuế tỉnh
Đồng Tháp nói riêng trong thời gian qua đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để
nâng cao hiệu quả công tác cải cách TTHC thuế, phục vụ tốt hơn cho NNT. Trong
đó, việc thực hiện giải quyết các TTHC thuế cho NNT theo cơ chế một cửa là quan
trọng hàng đầu của cơ quan thuế. Đảm bảo các TTHC thuế được giải quyết theo
trình tự về thời gian, không gian khi thực hiện. Xem đây là khâu đột phá để tạo môi
trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của tổ chức,cá nhân.Tiến hành rà soát tất
cả các TTHC tuế trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định sai


2


pháp luật, không phù hợp để kiên quyết sửa đổi, bổ sung và thay thế. Đây là khâu
cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc trong cộng đồng NNT; cần tập trung chỉ
đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này.
Mục tiêu của cải cách TTHC thuế nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan
thuế với tổ chức, cá nhân theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và công khai, minh bạch;
để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và
nâng cao năng lực cạnh tranh,bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế phát triển
nhanh,bền vững. Trong đó, việc thực hiện giải quyết TTHC thuế của NNT theo cơ
chế một cửa là bước đột phá xuất sắc trong việc thực hiện CCHC. Cụ thể là cắt
giảm và nâng cao chất lượng giải quyết TTHC thuế trong tất cả các lĩnh vực, nhất là
TTHC thuế liên quan tới người dân, doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc ban
hành mới các TTHC thuế theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả
các TTHC bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất khi giải
quyết TTHC thuế tại cơ quan thuế; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của NNT về
các quy định hành chính thuế để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành
chính và giám sát việc thực hiện TTHC thuế của cơ quan thuế các cấp.
Hiện nay, TTHC thuế tại cơ quan thuế thực hiện theo cơ chế một cửa vẫn tồn
tại một số nhược điểm như: hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho
NNT, rườm rà, chưa rõ ràng về trách nhiệm, chưa phù hợp với yêu cầu của thời kỳ
mở cửa và hội nhập. TTHC thuế theo cơ chế một cửa thiếu thống nhất, đồng bộ,
thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công khai, minh bạch. Hậu quả của
nhược điểm trên là gây phiền hà, tốn thời gian, chi phí cho việc thực hiện giải quyết
các TTHC thuế của cộng đồng NNT, ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan,
gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác quốc tế. Xuất hiện nhiều căn bệnh mới, đó
là tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính thuế, là nơi thuận
lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh.
Trong quá trình thực hiện cải cách TTHC thuế theo cơ chế một cửa tại cơ
quan thuế bọc lộ nhiều hạn chế trong công tác tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả
TTHC thuế cho NNT như: các chính sách thuế thay đổi, sửa đổi, bổ sung liên tục



3

kéo theo sự thay đổi về các TTHC thuế; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công
chức trong thực hiện giải quyết thuế còn hạn chế; trách nhiệm của các Phòng ban
(bộ phận) trong công tác thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như sự phối hợp với
nhau trong giải quyết các yêu cầu TTHC thuế; công tác phối hợp giữa cơ quan thuế
với các cơ quan khác trong thực hiện giải quyết yêu cầu của NNT;… từ đó, sẽ dẫn
đến tình trạng tắc nghẽn trong quá trình giải quyết các TTHC thuế của NNT theo cơ
chế một cửa, dẫn đến tình trạng trả kết quả cho NNT bị trễ hạn.
Câu hỏi đặt ra là: các điểm nghẽn nào trong cải cách TTHC thuế theo cơ chế
một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp trong việc giải quyết các TTHC thuế cho
NNT?
Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn đề tài “Khai thông những tắc nghẽn
trong cải cách thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế
tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn thạc sĩ để thực hiện với mong muốn tìm ra được sự
tắc nghẽn trong thực hiện giải quyết các TTHC thuế theo cơ chế một cửa. Qua đó,
giúp ngành thuế tháo gỡ sự tắc nghẽn, nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện
CCHC tại cơ quan thuế góp phần thực hiện tạo lập một môi trường kinh doanh
trong sạch, bền vững và nâng cao nâng lực canh tranh trong lĩnh vực thuế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình cải cách TTHC thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan
thuế tỉnh Đồng Tháp. Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả của việc thực hiện
tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết các TTHC thuế theo cơ chế một cửa
để rút ra những điểm nghẽn trong việc thực hiện và từ đó đưa ra một số kiến nghị cụ
thể nhằm khai thông những tắc nghẽn trong cải cách TTHC thuế theo cơ chế một
cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu quá trình cải cách TTHC thuế theo cơ chế một cửa tại
cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp.
- Phạm vi nghiên cứu:


4

+ Không gian: Tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thuế theo
cơ chế một cửa cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp.
+ Thời gian: Giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp mô tả: bằng quan sát và nghiên cứu các văn bản, bản báo cáo,
luận văn tiến hành phân tích và đánh giá những công việc đặc thù theo cơ chế tổ
một cửa theo chức năng, nhiệm vụ được mô tả tại tổ một cửa cơ quan thuế tỉnh
Đồng Tháp. Qua đó, rút ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện,
để qua đó đề xuất áp dụng các kiến nghị thích hợp nâng cao hiệu quả trong quá trình
tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế
tỉnh Đồng Tháp.
- Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá: thông qua phương pháp so
sánh; phương pháp thống kê và phát phiếu khảo sát về nhận xét của NNT; thống kê,
tổng hợp, luận văn tiến hành phân tích và đánh giá việc thực hiện tiếp nhận, giải
quyết và trả kết quả hồ sơ thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng
Tháp.
Kết hợp các phương pháp thống kê, mô tả nói trên để đánh giá các tồn tại,
hạn chế trong việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thuế theo cơ chế một
cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp, từ đó tìm ra những điểm nghẽn và các kiến
nghị để khai thông những tắc nghẽn trong cải cách TTHC thuế theo cơ chế một cửa.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống và tập trung

hệ thống hoá cơ sở lý luận về thực hiện công tác cải cách TTHC thuế theo cơ chế
một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp, đánh giá những kết quả đạt được và hạn
chế của quá trình thực hiện. Từ đó, đề xuất các kiến nghị trong cải cách TTHC thuế
theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần thực hiện tốt quá trình
thực hiện công tác cải cách TTHC thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế tỉnh


5

Đồng Tháp nói riêng và có thể nhân rộng ra các đơn vị trực thuộc (Chi cục Thuế)
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Các số liệu, thông tin thực tế của luận văn có thể giúp các nhà quản lý, các
nhà hoạch định chính sách làm cơ sở để xây dựng và điều chỉnh quy trình cho phù
hợp với điều kiện thực tế của ngành thuế. Các kiến nghị đưa ra trong luận văn này
có thể được ứng dụng vào thực hiện quy trình cải cách TTHC thuế theo cơ chế một
cửa tại cơ quan thuế các cấp.
1.6.Kết cấu của đề tài
Tên đề tài: “Khai thông những tắc nghẽn trong cải cách TTHC thuế theo cơ
chế một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp”.
Kết cấu đề tài: Ngoài phần Mở đầu và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được chia thành 4 chương:
- Chương 1_Giới thiệu tổng quan về luận văn.
- Chương 2_ Cơ sở lý luận về cải cách TTHC và Cải cách TTHC theo cơ chế
một cửa.
- Chương 3_ Đánh giá cải cách TTHC thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan
thuế tỉnh Đồng Tháp.
- Chương 4_ Khai thông những tắc nghẽn trong cải cách TTHC thuế theo cơ
chế một cửa tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp.
Tóm tắt chương 1

Chương 1 giới thiệu một cách tổng quát nhất về luận văn như: lý do chọn đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thời gian, không gian của nghiên
cứu,… Từ đó, trình bày một cách chung nhất về những đóng góp của luận văn cũng
như giới thiệu về kết cấu luận văn.


6

CHƢƠNG 2_ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA
2.1. Khái quát về thủ tục hành chính
2.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thủ tục là cách thức tiến hành một công
việc và nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước. Như vậy, hoạt
động quản lí nhà nước nào cũng đều được tiến hành theo những thủ tục nhất định.
Mỗi hoạt động quản lí theo cách nói thông thường (ví dụ, hoạt động ban hành văn
bản QPPL, hoạt động cấp giấy phép, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính...) thực
chất là một chuỗi những hoạt động diễn ra theo trình tự nhất định mà mỗi hoạt động
cụ thể trong đó có thể được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau, ở những thời
điểm khác nhau, với nội dung và nhằm những mục đích khác nhau. Kết quả của
hoạt động quản lí phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ thuộc một phần đáng kể
vào số lượng, thứ tự các hoạt động cụ thể, mục đích, nội dung, cách thức tiến hành
các hoạt động cụ thể trong một chuỗi hoạt động thống nhất, tức là phụ thuộc vào thủ
tục tiến hành các hoạt động quản lí. Thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc điều
hành bộ máy nhà nước cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của người dân. Chính vì
vậy, thủ tục tiến hành các hoạt động quản lí nhà nước được quan tâm cả dưới góc độ
nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật và thực hiện thủ tục trên thực tế. Bản thân
thủ tục không có mục đích tự thân, thủ tục chỉ thể hiện cách thức tổ chức thực hiện
các hoạt động của nhà nước. Vì vậy, thủ tục bị quy định bởi chính các hoạt động
quản lí. Nói cách khác, các hoạt động quản lí khác nhau cần có các thủ tục khác

nhau để tiến hành. Tương ứng với ba lĩnh vực hoạt động của nhà nước (lập pháp,
hành pháp, tư pháp) là ba nhóm thủ tục: Thủ tục lập pháp, TTHC, thủ tục tư pháp.
Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp và làm luật, do các chủ thể sử
dụng quyền lập pháp tiến hành. Thủ tục tư pháp là thủ tục giải quyết các vụ án hình
sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế, do các chủ thể sử dụng quyền tư pháp tiến
hành. TTHC là thủ tục tiến hành các hoạt động quản lí hành chính nhà nước được
thực hiện bởi các chủ thể sử dụng quyền hành pháp. Có nhiều cách hiểu khác nhau


7

về thủ tục và TTHC. Có quan điểm cho rằng thủ tục là trình tự giải quyết một công
việc, một loại việc. Lẽ dĩ nhiên, thứ tự diễn biến về mặt thời gian (trình tự) của các
hoạt động quản lí là nội dung quan trọng của thủ tục nhưng hiểu thủ tục theo nghĩa
hẹp như vậy là hạ thấp vai trò, ý nghĩa của thủ tục trong quản lí. Ngược lại, quan
điểm khác lại cho rằng trình tự nằm ngoài phạm vi khái niệm thủ tục, chẳng hạn
Luật ban hành văn bản QPPL xác định “Luật này quy định thẩm quyển, thủ tục và
trình tự ban hành văn bản QPPL. Cách hiểu này cũng làm sai lệch khái niệm thủ tục
bởi lẽ nói đến thủ tục trước hết phải nói đến trình tự thực hiện các hoạt động trong
quá trình giải quyết một công việc nhất định. Cũng có quan điểm cho rằng TTHC là
tổng thể các QPPL xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các
quan hệ xã hội do luật hành chính xác lập nhằm thực hiện các quy phạm vật chất
của luật hành chính. Thực ra TTHC do QPPL hành chính quy định nên TTHC là nội
dung của một nhóm QPPL hành chính (thường gọi là quy phạm thủ tục) chứ thủ tục
khống phải là QPPL.
Theo tinh thần, nội dung các văn kiện của Đảng (Nghị quyết đại hội Đảng
VII, Nghị quyết trung ương lần thứ 8 khoá VII. Nghị quyết đại hội Đảng VIII, IX,
X) và các văn bản pháp luật (Nghị quvết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về
cải cách một bước TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức,
Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001- 2010) thì TTHC có
nội dung rất rộng, bao gồm:
- Số lượng các hoạt động cụ thể cần thực hiện để tiến hành những hoạt động
quản lí nhất định.
- Nội dung, mục đích của các hoạt động cụ thể.
- Cách thức tiến hành, thời hạn tiến hành các hoạt động cụ thể.
- Trình tự của các hoạt động cụ thể; mối liên hệ giữa các hoạt động đó.
Có thể nói, đây là cách hiểu đầy đủ nhất về TTHC. Cách hiểu này cho phép
đánh giá đúng ý nghĩa, vai trò của TTHC trong quản lí nhà nước, tạo điều kiện cho
việc tìm hiểu nhu cầu, định ra phương hướng, biện pháp thích hợp để cải cách


8

TTHC nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lí nhà nước
trong điều kiện hiện nay.
Quản lí hành chính là hoạt động đa dạng và phức tạp nên TTHC cũng đa
dạng, phức tạp theo. TTHC hợp lí sẽ tạo nên sự hài hòa, thống nhất trong bộ máy
nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, góp phần thúc đẩy xã hội phát
triển. TTHC bất hợp lí là mảnh đất tốt cho tệ tham nhũng, cửa quyền, làm giảm lòng
tin của nhân dân vào chính quyền. Do vai trò quan trọng của TTHC như vậy nên số
lượng QPPL quy định về TTHC chiếm tỉ trọng khá lớn trong số QPPL hành chính
nhằm tránh tình trạng các chủ thể thực hiện thủ tục không thực hiện thủ tục theo
đúng thứ tự cần thiết, loại bỏ một số hoạt động quan trọng hay thực hiện những hoạt
động không cần thiết.
Trong nền hành chính nhà nước, để giải quyết các công việc cần phải tuân
thủ theo những thủ tục phù hợp. Những thủ tục này, theo nghĩa chung nhất, “là
phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ
thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết
quả mong muốn”. Đó là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định chung phải

tuân theo khi thực hiện một công việc nhất định. Theo đó, TTHC “do các cơ quan
nhà nước xây dựng và công bố để thực hiện chức năng quản lý của nền hành chính
nhà nước và đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm thực thi các
thủ tục đó”.
Như vậy, TTHC là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lí hành chính
nhà nước được quy định trong các QPPL hành chính bao gồm trình tự, nội dung,
mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các
công việc của quản lí hành chính nhà nước (Phạm Ngọc Minh – 2018).
Hiện nay, khái niệm về TTHC được nhà nước ta đề cập tới tại Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, TTHC là trình tự, cách thức thực
hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy
định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức (Khoản 1
Điều 3).


9

2.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi, nội dung TTHC. Tuy
nhiên, các quan điểm về vấn đề này đều thống nhất theo các đặc điểm chung của
TTHC, Lương Thị Thu Huỳnh (2017), bao gồm:
Một là, là tổng thể các hành động diễn ra theo trình tự thời gian, TTHC được
thực hiện bởi cơ quan và công chức nhà nước. Tuy nhiên mỗi TTHC ở các cơ quan
khác nhau thì sẽ có những tính chất đặc thù riêng.
Hai là, TTHC là thủ tục giải quyết công việc của nhà nước và công việc liên
quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Chính vì vậy, đối tượng
cần thực hiện các TTHC để giải quyết thường không giống nhau mà rất phức tạp,
dẫn đến yêu cầu TTHC cần đơn giản, nhanh gọn, ít khâu, nhưng vẫn đảm bảo chính
xác.
Ba là, quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động định hướng, mang

tính mệnh lệnh cưỡng chế đòi hỏi phải thi hành nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Chính vì vậy, TTHC phải kết hợp khuôn mẫu ổn định tương đối và chặt chẽ với các
biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và từng đối tượng.
Bốn là, hoạt động quản lý hành chính đang ngày trở nên phong phú, đa dạng
về nội dung, hình thức cũng như biện pháp do sự chuyển đổi của nhà nước từ cơ chế
tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cùng sự chuyển
đổi của nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ. Do đó, TTHC rất đa
dạng và phức tạp.
Năm là, các TTHC do nhà nước thực hiện chủ yếu tại văn phòng của công sở
nhà nước và phương tiện truyền đạt quyết định cũng như các thông tin quản lý phần
lớn là văn bản, vì thế nó gắn chặt với công tác văn thư, với việc tổ chức ban hành,
sử dụng và quản lý văn bản trong cơ quan nhà nước.
Sáu là, trong bối cảnh toàn cầu hóa, TTHC sẽ chịu ảnh hưởng và tác động,
đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, v.v… đòi hỏi TTHC phải
có những thay đổi phù hợp không chỉ với yêu cầu trong nước mà còn cả với quốc tế
để có thể dễ dàng hội nhập và mở cửa. Do đó TTHC cần nhạy bén và so với các quy


10

phạm của luật hành chính, TTHC có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi
nhanh hơn một khi thực tế cuộc sống đã có những yêu cầu mới.
2.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
Mục tiêu của cải cách nền hành chính nhà nước là xây dựng một nền hành
chính chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nên TTHC càng trở
nên có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước, do đó TTHC có
được những ý nghĩa sau:
Thứ nhất, TTHC đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành. Nếu
không thực hiện các TTHC thì một quyết định hành chính trong nhiều trường hợp
có thể bị vô hiệu hóa, gây ra bệnh quan liêu, cửa quyền, tùy tiện và quyết định đó sẽ

không được đưa vào thực hiện hoặc bị hạn chế tác dụng. Thủ tục càng có tính chất
cơ bản thì ý nghĩa của nó càng lớn, bởi vì các thủ tục cơ bản thường tác động đến
giai đoạn cuối cùng của quyết định hành chính.
Thứ hai, TTHC đảm bảo cho việc thi hành quyết định được thống nhất và có
kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện các
quyết định hành chính tạo ra.
Thứ ba, TTHC khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, sẽ tạo ra
khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý, đem lại hiệu quả
thiết thực cho quản lý nhà nước. Bởi TTHC liên quan đến quyền lợi công dân, do
vậy khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa thiết
thực, làm giảm sự phiền hà, chống được tệ quan liêu, tham nhũng, củng cố được
mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân.
Thứ tư, TTHC là một bộ phận pháp luật hành chính, do đó nắm vững và thực
hiện các quy định về TTHC sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình cải cách nền hành
chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cũng cần nhấn mạnh rằng, TTHC có ý nghĩa
như công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, không thể tách rời khỏi các
tổ chức hành chính.


11

Như vậy, có thể khẳng định rằng: TTHC là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ
quan nhà nước với nhân dân và các tổ chức, có khả năng làm bền chặt mối quan hệ
đó, làm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Trên một phương diện nhất định, TTHC biểu hiện trình độ văn hóa đó là văn
hóa giao tiếp, văn hóa điều hành, mức độ văn minh của nền hành chính. Vì vậy, cải
cách TTHC không đơn thuần liên quan đến pháp luật, mà còn là yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển chung của đất nước về chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng
giao lưu hợp tác quốc tế.

2.1.4. Phân loại thủ tục hành chính
Kinh nghiệm thực tế của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cho thấy
muốn xây dựng và áp dụng TTHC một cách có hiệu quả thì cần phân loại chúng
một cách khoa học theo một số tiêu chí nhất định. Lợi ích của cách phân loại này là
giúp cho người quản lý xác định được tính đặc thù của lĩnh vực mình phụ trách, từ
đó đề ra yêu cầu xây dựng cho lĩnh vực này các thủ tục cần thiết thích hợp, nhằm
quản lý tốt nhiệm vụ, mục tiêu của quản lý nhà nước. Theo Tác giả GS.TS. Nguyễn
Văn Thâm và Võ Kim Sơn (2002) thì dựa theo những tiêu chí khác nhau có thể
phân loại TTHC như sau:
* Phân loại theo đối tƣợng quản lý hành chính nhà nƣớc
Các TTHC được xây dựng cho từng lĩnh vực quản lý nhà nước và được phân
loại theo cơ cấu, chức năng của bộ máy quản lý nhà nước hiện hành. Theo tiêu chí
phân loại này, chúng ta có các loại thủ tục như sau:
- Thủ tục cấp giấy phép xây dựng;
- Thủ tục đăng ký kinh doanh;
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thủ tục hộ tịch, hộ khẩu, v.v…
* Phân loại theo công việc của cơ quan Nhà nƣớc
Cách phân loại này đơn giản và có khả năng áp dụng rộng rãi. Theo cách
phân loại này, TTHC bao gồm:


12

- Thủ tục thông qua và ban hành văn bản: Thủ tục thông qua và ban hành
quyết định hành chính, thủ tục thông qua và ban hành văn bản hành chính;
- Thủ tục tuyển dụng CBCC: thủ tục tuyển dụng cán bộ quản lý, tuyển dụng
cán bộ kỹ thuật, tuyển dụng nhân viên, v.v...;
- Thủ tục khen thưởng CBCC.
Đặc điểm của các thủ tục trên là gắn liền với hoạt động cụ thể của các cơ

quan, phản ánh tính đặc thù trong quá trình vận dụng các thủ tục đó vào thực tiễn.
Cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp cho các chủ thể
TTHC định hướng dễ dàng và chính xác hơn trong giải quyết các công việc có liên
quan.
* Phân loại theo chức năng chuyên môn hoạt động của các cơ quan
Cách phân loại này thường được áp dụng trong các cơ quan có chức năng
quản lý chuyên môn. Các cơ quan chuyên môn thực hiện các hoạt động của mình
phải đảm bảo những thủ tục cần thiết theo yêu cầu chung của Nhà nước.
Theo cách phân loại này, có các loại TTHC như sau:
- Thủ tục cung cấp các dịch vụ thông tin;
- Thủ tục kiểm tra mức độ an toàn trong lao động;
- Thủ tục hải quan;
- Thủ tục về thuế, v.v…
* Phân loại theo quan hệ công tác
Cách phân loại này còn thường được gọi là phân loại theo tính chất quan hệ
TTHC. Theo cách phân loại này, có bốn nhóm thủ tục sau đây:
- TTHC nội bộ: là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan nhà
nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung.
- TTHC thực hiện thẩm quyền, hay (TTHC liên hệ): Là thủ tục tiến hành giải
quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; phòng
ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính; trưng thu, trưng mua các
động sản và bất động sản của tổ chức và công dân khi nhà nước có yêu cầu giải
quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng đồng.


×