Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phân cấp ngân sách và sự tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.11 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ MỸ LINH

PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ SỰ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH CỦA NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ MỸ LINH
PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ SỰ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH CỦA NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài Chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: Nguyễn Thị Huyền

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


3



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Đồng Tháp, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Huỳnh Thị Mỹ Linh


4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong
suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Huyền, Cô đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện

luật văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Đồng Tháp, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Huỳnh Thị Mỹ Linh


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN
NS
TW
CQTW
CQĐP
NSTW
NSĐP
HĐND
UBND
SXKD
SDĐ
GTGT
TNDN
TTĐB

TNCN
ĐBSCL
XSKT
KT-XH
HTX
DN
TNHH
TNHH
MTV
XDCB
TMCP
ATTP
KHCN

Ngân sách nhà nước
Ngân sách
trung ương
cơ quan trung ương
cơ quan địa phương
ngân sách trung ương
ngân sách địa phương
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
sản xuất kinh doanh
sử dụng đất
giá trị gia tăng
thu nhập doanh nghiệp
tiêu thụ đặc biệt
thu nhập cá nhân
đồng bằng sông cửu long

Xổ số kiến thiết
Kinh tế - xã hội
hợp tác xã
doanh nghiệp
trách nhiệm hữu hạn
trách nhiệm hữu hạn một
thành viên
xây dựng cơ bản
thương mại cổ phần
an toàn thực phẩm
khoa học công nghệ


6

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 8
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 8
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài và câu hỏi cần trả lời: ................................................................... 9
1.2.1 Mục tiêu: ........................................................................................................................... 9
1.2.2 Với mục tiêu trên nhằm trả lời các câu hỏi sau: ................................................................ 9
1.3. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận .............................................................................. 9
1.3.1 Khung phân tích: ............................................................................................................... 9
1.3.2 Dữ liệu thu thập .............................................................................................................. 10
1.3.3 Cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài ...................................................................... 10
1.4 Dự kiến kết cấu luận văn ........................................................................................................ 10
1.5 Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn ....................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH ............................................................................................... 11

2.1 Lý thuyết phân cấp ngân sách ................................................................................................ 11
2.1.1 Tại sao phải phân cấp ngân sách ..................................................................................... 11
2.1.2 Khái niệm phân cấp ngân sách ........................................................................................ 12
2.1.3 Phân cấp hành chính........................................................................................................ 13
2.2 Mất cân bằng hàng dọc và mất cân bằng hàng ngang ............................................................ 13
2.2.1 Mất cân bằng hàng dọc và chỉ số VFI ............................................................................. 14
2.2.2 Mất cân bằng hàng ngang: .............................................................................................. 15
Là những khác biệt về năng lực và nhu cầu giữa các đơn vị cơ quan địa phương trong cùng
một cấp chính quyền. ............................................................................................................... 15
2.3. Khoản chuyển giao liên chính quyền .................................................................................... 15
2.3.1 Khái niệm: ....................................................................................................................... 15
2.4 Cấu trúc ngân sách nhà nước. ................................................................................................ 17
2.4.1 Ngân sách trung ương: .................................................................................................... 17
2.4.2 Ngân sách địa phương: .................................................................................................... 17
2.4.3 Phân định thu chi theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam ............................................. 18
2.5 Tự chủ tài chính: ................................................................................................................ 19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 20
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ SỰ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2011-2019 ........................................................ 21
3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hệ thống ngân sách của tỉnh Đồng
Tháp ............................................................................................................................................. 21


7

3.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Tháp. ....................................................................... 21
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp: ................................................... 22
3.1.3 Hệ thống ngân sách tỉnh Đồng Tháp ............................................................................... 23
3.2 Phân tích phân cấp quản lý ngân sách và sự tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh Đồng Tháp.
...................................................................................................................................................... 24

3.2.1 Khả năng tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh Đồng Tháp: ............................................. 24
3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn thu theo phân cấp từ năm 2011-2019: .................. 42
3.3 Đánh giá tính tự chủ ngân sách địa phương từ năm 2011-2020: ........................................... 54
3.3.1. Những kết quả đạt được của tỉnh Đồng Tháp về tính tự chủ ngân sách địa phương từ
năm 2011-2020: ....................................................................................................................... 54
3.3.2. Những hạn chế trong tự chủ ngân sách địa phương từ năm 2011-2020:........................ 60
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 63
4.1 Kết luận .................................................................................................................................. 63
4.2 Khuyến nghị ........................................................................................................................... 63
4.2.1 Phân cấp quản lý NSNN phải gắn và thực hiện như thế nào với quản lý NS theo kết quả
đầu ra, với kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm (gọi chung là kế
hoạch tài chính – NS trung hạn) ? ............................................................................................ 63
4.2.2 Kiến nghị với Trung ương............................................................................................... 65
4.2.3 Khuyến nghị và trách nhiệm của địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội: ...... 66
4.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu: .............................................................................................. 71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................................................... 72


8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo các lý thuyết phân cấp ngân sách đều cho rằng nhờ ở gần dân hơn nên so
với chính quyền trung ương chính quyền địa phương có thông tin tốt hơn về nhu
cầu và ý nguyện của người dân, đồng thời thấu hiểu hơn những điều kiện đặc thù
của địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương có thể đáp ứng nhanh hơn và hiệu
quả hơn trước các yêu cầu của người dân, và do vậy thích hợp hơn trong việc ra các
quyết định tác động trực tiếp đến phúc lợi của người dân địa phương. Ở chiều
ngược lại, vì người dân ở gần chính quyền địa phương hơn nên tiếng nói của họ

cũng được chính quyền cảm nhận một cách nhanh chóng và rõ ràng hơn. Tựu trung
lại, các lý thuyết về phân cấp cho rằng việc chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm
từ chính quyền trung ương xuống cho chính quyền địa phương, nhờ đó đưa cấp
chính quyền ra quyết định đến gần dân hơn, sẽ giúp tăng cường hiệu quả, tính công
bằng, sự minh bạch, và trách nhiệm giải trình của khu vực công và chính quyền địa
phương là nơi gần dân có thể cung cấp dịch vụ công thuần túy và không thuần túy
gắn với địa bàn lãnh thổ cụ thể như chính sách phân cấp hành chính, phân cấp ngân
sách cũng được xây dựng tương ứng và phù hợp với các cấp chính quyền ví dụ như
trường học, bệnh viện, nước sạch nông thôn v..v.
Thúc đẩy CQĐP nâng cao năng lực quản lý và tinh thần phục vụ nhân dân.
Phân cấp làm cho CQĐP hiểu dân, gần dân hơn so với Trung ương; đồng thời,
người dân cũng hiểu CQĐP hơn là hiểu CQTW. Tình hình này cũng tương tự nếu
đề cấp đến chính quyền cấp tỉnh và cấp cơ sở. Điều đó dẫn đến việc CQĐP có thể
cung cấp được những hàng hóa công cộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cụ thể, đa dạng
của người dân; nhưng cũng thúc đẩy lãnh đạo địa phương nâng cao tính trách nhiệm
và giải trình đối với người dân, nâng cao tinh thần dân chủ và sự tham gia của người
dân.
Lý thuyết "Bỏ phiếu bằng chân" của Charles M. Tiebout cho rằng: Người dân
có thể di chuyển tự do giữa các địa phương, các CQĐP sẽ cạnh tranh với nhau trong
việc cung ứng hàng hóa công cộng địa phương để cho mật độ dân số của địa


9

phương mình ở mức thích hợp, do đó có thể đạt được sự phân bổ tối ưu nguồn lực.
Trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình, CQĐP sẽ nỗ lực đưa ra các chính
sách kinh tế - xã hội, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân tốt nhất nhằm nâng cao
thành tích trong con mắt người dân. Phân cấp một mặt có thể làm cho địa phương tự
chủ hơn trong công việc quản lý cũng như tài chính; mặt khác, phân cấp cũng làm
giảm bớt khối lượng công việc, giải quyết các sự vụ của những nhà lãnh đạo cấp

cao, ở các bộ ở Trung ương để tập trung hơn vào chính sách.
Hơn 15 năm Đồng Tháp là địa phương nhận trợ cấp cân đối ngân sách từ trung
ương để thực hiện nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương trên địa bàn. Nguồn
lực ngân sách luôn bị phụ thuộc bởi nền kinh tế nông nghiệp phát triển chậm, kinh
tế hạ tầng chưa phát triển, tính nhanh nhạy của chính quyền cũng đang từng bước
được cải thiện và những khó khăn không thể giải quyết một sớm một chiều làm thế
nào để cải thiện tính tự chủ ngân sách địa phương của tỉnh Đồng Tháp trong bối
cảnh phân cấp ngân sách của Việt Nam hiện nay là một nhu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ những cấp thiết trên, tôi chọn đề tài “Phân cấp ngân sách và sự
tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh Đồng Tháp.” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài và câu hỏi cần trả lời:
1.2.1 Mục tiêu:
Nhằm chỉ rõ những trở ngại hoặc tồn tại của việc huy động nguồn thu theo
phân cấp và sử dụng nguồn thu để đáp ứng trách nhiệm chi tiêu của chính quyền địa
phương trường hợp tỉnh Đồng Tháp
1.2.2 Với mục tiêu trên nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Chính quyền cấp tỉnh cần nỗ lực gì hoặc cải cách như thế nào để cải thiện tính
cân đối của ngân sách địa phương trên dịa bàn tỉnh Đồng Tháp?.
1.3. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận
1.3.1 Khung phân tích:
Tác giả chọn khung lý thuyết phân tích là phân cấp ngân sách. Trong đó phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền. Quá trình thực hiện phân
cấp ngân sách thường xảy ra hai loại mất cân bằng như: mất cân bằng hàng dọc và


10

mất cân bằng hàng ngang. Dẫn đến khoản chuyển giao liên chính quyền và cấu trúc
ngân sách nhà nước của Việt Nam (Ngân sách trung ương - địa phương). Tự chủ tài
chính. Các cơ sở lý thuyết nêu trên là nền tảng để dựa vào đó tác giả phân tích ở

chương 3.
1.3.2 Dữ liệu thu thập
Dữ liệu thứ cấp: số liệu thống kê từ năm 2011-2019.
1.3.3 Cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài
Để trả lời câu hỏi trên tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp so sánh; phương pháp dự báo; kế thừa có chọn lọc những công trình
nghiên cứu khoa học để phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ đó đưa ra giải pháp phù
hợp.
1.4 Dự kiến kết cấu luận văn
Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Khung phân tích
Chương 3: Phân tích phân cấp ngân sách và sự tự chủ tài chính của ngân sách
tỉnh Đồng Tháp.
Chương 4: Kết luận và Khuyến nghị
1.5 Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn
Tác giả kỳ vọng sẽ đưa ra được các giải pháp nhằm tăng nguồn thu từ chính
quyền địa phương để chính quyền địa phương có thể tự chủ tài chính thực hiện các
nhiệm vụ gắn trách nhiệm chi tiêu và chính quyền thực sự là chính quyền phục vụ
người dân.


11

CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH
2.1 Lý thuyết phân cấp ngân sách
2.1.1 Tại sao phải phân cấp ngân sách
Theo xu thuế tất yếu khách quan và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nhà nước
không còn quản lý nền kinh tế theo kiểu mệnh lệnh hành chính, chế độ bao cấp như

những năm 1975 và Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra một quyết
định quan trọng để quản lý nền kinh tế như xóa bỏ bao cấp chuyển sang hạch toán
kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Điều chỉnh mối quan hệ giữa NSTW và
NSĐP bằng chính sách phân cấp ngân sách để tạo điều kiện cho địa phương chủ
động khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu và chủ
động bố trí các nhiệm vụ chi của NSĐP.
Bên cạnh đó, chính quyền trung ương luôn bị quá tải, phân cấp được đẩy mạnh
với kỳ vọng rằng nó sẽ giúp giải tỏa những ách tắc trong quá trình ra quyết định,
giảm bớt sự phiền hà của thủ tục hành chính và tăng tính nhạy cảm của chính quyền
trước nhu cầu, ý nguyện và điều kiện đặc thù của địa phương.
Đồng thời, khi chính quyền địa phương gần người dân hơn thì các quyết định
công khi ban hành sẽ phù hợp điều kiện địa phương và người dân tại địa phương
biết thông tin đầy đủ về chi phí cho các dịch vụ công, các phương án lựa chọn để
cung cấp dịch vụ công, các nguồn lực mà địa phương hiện có để người dân có thể
tham gia vào quá trình ra quyết định, nhất là quyết định về NS một cách thực chất.
Và thông tin được minh bạch thì một mặt sẽ giúp đảm bảo rằng việc cung ứng hàng
hóa - dịch vụ công là phù hợp tình hình địa phương mặt khác người dân giám sát
một cách hiệu quả đối với kết quả hoạt động của chính quyền địa phương. Những
chính sách của chính quyền địa phương ban hành phải có cơ chế lấy ý kiến của
người dân trong cộng đồng để họ có thể trình bày nguyện vọng của mình, hơn nữa,
buộc các đại biểu dân cử phải có trách nhiệm đối với các nguyện vọng đó. Có như
vậy, người dân mới tích cực tham gia vào quá trình phân cấp. Cùng với việc yêu cầu
công khai minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình sẽ khuyến khích người dân


12

tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình từ khi ban hành đến khi áp dụng chính sách.
Chính quyền địa phương khi ban hành quyết định công (đối tượng được phân cấp)
có trách nhiệm giải trình với cấp trên và đối tượng chịu tác động trực tiếp khi thực

hiện phân cấp. Về nguồn lực: phân cấp phải gắn kết quyền tự chủ về tài chính - NS
với thẩm quyền cung ứng dịch vụ công và chức năng của CQĐP. Nhờ tự chủ về tài
chính, các nhà lãnh đạo địa phương mới có thể đảm bảo nguồn tài chính cho các
quyết định của mình, cũng như đảm bảo thực hiện các cam kết trước cử tri. Phải có
cơ chế buộc CQĐP phải báo cáo công khai hoạt động và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động để nhân dân có thể giám sát họ.
Các chính sách ban hành phải chú trọng đến tăng phúc lợi xã hội cho các địa
phương và toàn thể quốc gia.
Phân bổ nguồn lực trong khu vực công chủ yếu là theo ý chí chính trị. Nhu cầu
về hàng hóa công cộng rất khác nhau giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân và các
cá nhân. CQTW chỉ cung cấp được tốt những hàng hóa công cộng quốc gia, chung
cho mọi vùng và mọi người dân, không cung cấp được tốt hàng hóa công cộng địa
phương. Nếu chỉ để Trung ương cung cấp toàn bộ hàng hóa công cộng thì sẽ làm
giảm tổng phúc lợi xã hội của tổng hàng hóa công cộng. Nếu phân cấp cho các địa
phương cung cấp hàng hóa công cộng địa phương thì không những tăng phúc lợi
của địa phương mà còn tăng tổng phúc lợi xã hội quốc gia. Người dân có thể di
chuyển tự do giữa các địa phương, CQĐP sẽ cạnh tranh với nhau trong việc cung
cấp hàng hóa công cộng. Sự cạnh tranh và tự do di chuyển của người dân, cùng với
cơ chế cung cấp hàng hóa công cộng, kết quả có thể đạt được hiệu quả Pareto trong
phân bổ nguồn lực.
Từ những cơ sở nêu trên, nhà nước phải thực hiện chính sách phân cấp quản lý
ngân sách để việc điều hành ngân sách có hiệu quả hơn góp phần phát triển đất
nước.
2.1.2 Khái niệm phân cấp ngân sách


13

Phân cấp ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà

nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
2.1.3 Phân cấp hành chính
Có ba mức độ phân cấp hành chính: Tản quyền, ủy quyền và trao quyền.
Tản quyền: là hình thức chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm cho các đơn vị
đại diện chính quyền trung ương ở các vùng hay địa phương (ví dụ văn phòng đại
diện của bộ ở các vùng, theo đó các cơ quan đại diện này thực thi các chính sách
quốc gia do các cơ quan trung ương ban hành. Đây là hình thức thấp nhất trong các
hình thức phân cấp hành chính, thậm chí có người cho rằng nó không phải là hình
thức phân cấp bởi vì việc chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm chỉ diễn ra trong
nội bộ ngành dọc của trung ương.
Ủy quyền: là hình thức phân cấp hành chính trong đó chính quyền trung ương
chuyển giao quyền quyết định và trách nhiệm điều hành cho cơ quan địa phương
trong khuôn khổ các hướng dẫn do chính quyền cấp cao hơn ban hành. Trong hình
thức phân cấp này, chính quyền địa phương thay mặt chính quyền trung ương để ra
quyết định, song chính quyền trung ương vẫn chịu trách nhiệm về các quyết định
này.
Phân quyền: là cấp độ phân cấp hành chính cao nhất theo đó toàn bộ chức
năng ra quyết định, quản lý và tài chính được chuyển giao cho chính quyền địa
phương. Trong các trường hợp cụ thể, chính quyền địa phương phải chịu trách
nhiệm giải trình trước các quan chức dân cử. Đồng thời, các quan chức dân cử sẽ
chịu trách nhiệm giải trình trước cử tri chứ không phải là trước chính quyền các cấp
cao hơn.
2.2 Mất cân bằng hàng dọc và mất cân bằng hàng ngang
Trong quá trình phân cấp ngân sách thường xảy ra hai loại mất cân bằng: mất
cân bằng hàng dọc và mất cân bằng hàng ngang.


14

2.2.1 Mất cân bằng hàng dọc và chỉ số VFI

Theo Wilon (1996): mất cân bằng hàng dọc dùng để chỉ khoảng cách giữa nhu
cầu chi tiêu và nguồn thu sẵn có của các cấp chính quyền.
Theo Odd Helge Fjeldstad (2001): “Hầu như không có ngoại lệ, các nước phân
định chức năng chi tiêu cho chính quyền địa phương luôn nhiều hơn nguồn thu
được phân giao cho cấp chính quyền đó. Kết quả của sự không tương khớp giữa
chức năng và nguồn lực này gọi là mất cân bằng hàng dọc_ là các chính quyền địa
phương thường phụ thuộc vào khoản chuyển giao từ các cấp chính quyền cao hơn”
Theo Bird và Tarasov (2004): “Kết quả sự khác nhau giữa chi tiêu và nguồn tự
thu của các cấp chính quyền khác nhau gọi là mất cân bằng hàng dọc”
Một cách nhìn khác của Rodden (2003), Oates (2006) xem mất cân bằng hàng
dọc là sự phụ thuộc khoản chuyển giao”.
Do phần lớn thuế thuộc về Trung ương hoặc cấp trên nên CQĐP thường gặp
khó khăn liên quan đến trách nhiệm phải chi. Ở một số nước, Trung ương hoặc cấp
trên thường đưa về địa phương những nhiệm vụ thuộc Trung ương hoặc cấp trên
nhằm giảm áp lực NS của mình, nhưng lại không chuyển NS về cho địa phương. Sự
không phù hợp nguồn thu và các khoản chi do mối quan hệ dọc (quan hệ trên dưới) có thể làm cho việc sử dụng NS không hiệu quả hoặc làm cho nhiều hoạt
động kinh tế, đầu tư khó thực hiện và có thể tạo ra sự chênh lệch giữa các vùng.
Mất cân bằng hàng dọc được đo lường bằng chỉ số gọi là chỉ số mất cân bằng
hàng dọc – VFI:
Theo Eyraud và Lusinyan (2013), chỉ số mất cân bằng hàng dọc-VFI (vertical
fiscal imbalance):
VFI=1- rown/sown
Trong đó rown và sown là nguồn tự thu và chi tiêu của cơ quan địa phương. Nếu
VFI= 0,5 có nghĩa cơ quan địa phương nhận khoản chuyển giao từ trung ương
chiếm tỷ trọng 50% tổng thu ngân sách địa phương hay đáp ứng 50% tổng chi ngân
sách địa phương.


15


2.2.2 Mất cân bằng hàng ngang:
Là những khác biệt về năng lực và nhu cầu giữa các đơn vị cơ quan địa
phương trong cùng một cấp chính quyền.
Đó là sự không bình đẳng giữa các đơn vị hành chính cùng cấp, các vùng khác
nhau có thể thu chi rất khác nhau. Bổ sung của Trung ương hoặc cấp trên có thể hạn
chế sự không bình đẳng đó, nhưng vấn đề lại là ở chỗ Trung ương hoặc cấp trên có
chuyển giao hay không, cơ chế chuyển giao và thời điểm chuyển giao NS. CQĐP
thường không muốn cung cấp các hàng hóa công cộng vượt ra khỏi địa giới hành
chính của mình và thường cung cấp dưới khả năng. Chuyển giao tài chính từ Trung
ương hoặc cấp trên có thể hỗ trợ việc cung cấp hàng hóa công cộng vượt ra ngoài
địa giới. Để khắc phục những cản trở dọc và ngang nói trên rất cần phải có cơ chế
phân cấp quản lý NSNN hợp lý, rõ ràng, minh bạch và đòi hỏi Trung ương, CQĐP
cấp trên và CQĐP cấp dưới tôn trọng thực hiện.
2.3. Khoản chuyển giao liên chính quyền
2.3.1 Khái niệm:
Khoản chuyển giao ngân sách là khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên bổ sung
cho ngân sách cấp dưới nhằm tạo điều kiện điều hòa ngân sách và bổ sung ngân
sách.
Điều hòa và bổ sung ngân sách: năng lực thu NS ở các địa phương thường
khác nhau, do đó phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi có thể gây ra mất cân bằng về
tài chính. Nhiệm vụ chi của CQĐP không cân bằng với nguồn thu của địa phương
được gọi là mất cân bằng theo chiều dọc. Khả năng tài chính của các địa phương
khác nhau nhưng phải thực hiện các nhiệm vụ chi như nhau được gọi là mất cân
bằng theo chiều ngang. Để giải quyết sự mất cân bằng giữa thu và chi NS của các
cấp chính quyền, cần phải có cơ chế điều hòa và bổ sung NS. Có thể thực hiện theo
các giải pháp:


16


(1) Để lại nguồn thu để giải quyết vấn đề cân bằng theo chiều dọc hoặc điều
tiết nguồn thu từ nơi có nguồn thu cao đến nơi có nguồn thu thấp để giải quyết vấn
đề cân đối theo chiều ngang.
(2) Bổ sung NS: Bổ sung trọn gói không điều kiện để tạo cân bằng thu chi của
các cấp chính quyền; hoặc bổ sung có mục tiêu. Nguồn bổ sung có thể lấy từ NS
cấp này chi cho NS cấp khác hoặc thông qua một quỹ điều hòa NS. Theo thông lệ
quốc tế, khi chuyển giao (điều hòa và bổ sung) NS giữa các cấp chính quyền cần
phải chú ý:
- Chuyển giao phải được xác định khách quan, công khai, minh bạch theo
những quy định cụ thể. Thiết kế chuyển giao cần được Trung ương quyết định.
- Phải ổn định tương đối một số năm. Muốn vậy, đòi hỏi phải thiết kế được
mục tiêu, lượng NS chuyển giao cũng như công việc được chuyển giao.
- Công thức tính chuyển giao cần rõ ràng, dựa vào các yếu tố khả thi và đơn
giản.
Ở Việt Nam có 2 khoản chuyển giao liên chính quyền là bổ sung cân đối và bổ
sung có mục tiêu.
Bổ sung cân đối ngân sách: là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân
sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình
để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bổ sung có mục tiêu: là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp
dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.
Chuyển giao ngân sách bao gồm: chuyển giao ngân sách có điều kiện và
chuyển giao ngân sách không điều kiện.
Chuyển giao có điều kiện: là những khoản chuyển giao ngân sách đi kèm với
những điều kiện về mục đích sử dụng khoản kinh phí. Thường thì điều kiện được
gắn với kết quả đạt được từ việc sử dụng khoản trợ cấp này.
Chuyển giao không có điều kiện: là việc chuyển giao ngân sách nhằm giải
quyết vấn đề mất cân đối ngân sách theo chiều dọc.



17

2.4 Cấu trúc ngân sách nhà nước.
2.4.1 Ngân sách trung ương:
Là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và
các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
Ngân sách Trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước Trung ương (sự nghiệp văn xã, sự nghiệp kinh tế, an ninh
quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đầu tư phát triển). NSTW còn là trung tâm điều
hòa hoạt động ngân sách của các địa phương. Trên thực tế NSTW ở Việt Nam là
ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn tài chính quốc gia và đảm bảo
nhu cầu chi có tính huyết mạch của Nhà nước.
2.4.2 Ngân sách địa phương:
Là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu
bổi sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân
sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Ngân sách địa phương gồm: Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh), ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện), ngân sách cấp xã, phường, thị trấn
(gọi chung là ngân sách xã).
+ Ngân sách tỉnh: Phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ quản lý toàn diện kinh tế xã hội của chính quyền cấp Tỉnh nhằm
khai thác các thế mạnh trên địa bàn tỉnh để tăng thu và thực hiện cân đối ngân sách.
+ Ngân sách huyện: Là một bộ phận của ngân sách địa phương, thực hiện kế
hoạch thu chi tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà
nước cấp huyện.
+ Ngân sách xã: Nguồn thu của ngân sách xã được khai thác trên địa bàn và
nhiệm vụ chi cũng được bố trí phục vụ cho cộng đồng dân cư trong xã mà không
qua một khâu trung gian nào. Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống
NSNN, đảm bảo tài chính cho chính quyền xã chủ động khai thác thế mạnh về đất

đai, phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.


18

2.4.3 Phân định thu chi theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam
Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2013/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015. Có
hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Cụ thể là phương trình cân bằng tài khóa địa phương như sau:
A = B + t.C + T
Trong đó:
- A = Tổng chi ngân sách của địa phương
- B = Các khoản thu NSĐP hưởng 100%
- C = Các khoản thu chia sẻ giữa TƯ và ĐP
- t = Tỷ lệ phân chia
- T = Chuyển giao (trợ cấp) từ TƯ cho ĐP
Theo công thức này:
- Nếu A > B + C thì NSTƯ sẽ bù thông qua trợ cấp (hay chuyển giao) T = A –
(B + C). Tất nhiên khi ấy tỷ lệ phân chia ngân sách t = 100%.
2.4.3.1 Nguồn thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp:
Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương
Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.
2.4.3.2 Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Chi đầu tư phát triển
Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong
các lĩnh vực
Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.


19

Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9
Điều 9 của Luật này.
2.5 Tự chủ tài chính:
Khái niệm tự chủ tài chính: tự chủ tài chính là cơ chế quản lý nhằm tăng
cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị về các mặt hoạt động tài
chính, tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động qua đó làm tăng chất lượng hoạt động và
cung cấp dịch vụ của đơn vị.
Xuất phát từ thực trạng tài chính công hiện nay và yêu cầu về cải cách hành
chính nhà nước, trong những năm tới sẽ trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các đơn vị trong khu vực công để gắn hoạt động của nó với cơ chế thị trường, ngày
càng nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công đáp ứng nhu cầu phát
triển không ngừng của xã hội; đồng thời phải tăng cường các hoạt động giám sát
toàn diện đối với các đơn vị này, nhất là đối với việc cung cấp và bảo đảm chất
lượng các dịch vụ công. Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước là cơ sở cho việc
hoàn thiện phương thức quản trị công theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng
phí, ngăn chặn tham nhũng, tạo điều kiện cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp
công lập thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động,
sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản
lý chi tiêu tài chính. Nhờ đó, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện.
Đồng thời, đây cũng là điều kiện để từng bước vững chắc tiến đến mô hình quản trị
công mới. Tuy nhiên, sự trao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các đơn vị
công chưa có gắn kết chặt chẽ với nhau. Quản trị của các đơn vị công không thoát

ra khỏi phương thức tập trung kiểm soát các yếu tố đầu vào. Kiểm tra nội bộ hay
bên ngoài chủ yếu tập trung vào đánh giá tính tuân thủ các khoản mục chi tiêu hơn
cải thiện kết quả hoạt động. Các đo lường đầu ra cũng như đánh giá kết quả thực
hiện không được quan tâm đúng mực. Người quản lý và đội ngũ CBCC không có
đủ thông tin về kết quả trong quá trình phân bổ nguồn lực.


20

Quản trị công mới với phương thức quản trị theo kết quả chính là chuyển
từ việc chú trọng đến đầu vào hoặc các hoạt động được triển khai để thực hiện chính
sách sang các cấp kết quả (đầu ra, kết quả, tác động) mà chính sách nhằm đạt tới.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, quản trị theo kết quả không phải là từ bỏ hoàn toàn
việc kiểm soát đầu vào và hoạt động để chuyển sang kiểm soát đầu ra, kết quả mà là
giảm bớt sự chú trọng đến đầu vào/hoạt động và tạo một sân chơi cởi mở, linh hoạt
hơn cho các đơn vị thực hiện chính sách.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã hệ thống hóa, phân tích làm rõ thêm được cơ sở lý
luận về phân cấp quản lý NSNN. Cụ thể là: (1) Lý thuyết hân cấp ngân sách nhà
nước. (2) Mất cân bằng hàng dọc và mất cân bằng hàng ngang (3) Khoản chuyển
giao liên chính quyền.
Từ phân tích ở Chương 2 cho phép rút ra một số kết luận chủ yếu sau:
Phân cấp quản lý NSNN là một cách thức, một giải pháp cơ bản để phát huy
tính chủ động, sáng tạo của địa phương; tăng cường năng lực quản lý nhà nước của
các cấp chính quyền; tăng hiệu quả sử dụng NSNN và cung ứng tốt nhất hàng hóa
công cộng cho nhân dân.
Phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp và đồng bộ với phân cấp tổ chức bộ
máy chính quyền nhà nước; mỗi cấp CQĐP được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ
chi cụ thể; đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tính chủ động của NSĐP; ở mỗi
tỉnh, đảm bảo vai trò chủ đạo của NS cấp tỉnh và tính chủ động của NS các cấp bên

dưới; phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và trình độ quản lý của chính
quyền nhà nước các cấp; v.v...


21

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ SỰ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH CỦA NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2011-2019
3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hệ thống ngân sách
của tỉnh Đồng Tháp
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Tháp.
Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba
tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, có tổng diện tích 3.374 km²; phía bắc giáp Campu-chia, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông
giáp Long An và Tiền Giang. Đồng Tháp là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm về sản
xuất lương thực - thực phẩm của cả nước, đứng thứ ba cả nước về tổng sản lượng
lúa với trên 3,07 triệu tấn/năm, sản lượng lúa hàng hóa trên 2 triệu tấn. Thủy sản
được coi là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp hiện là tỉnh đứng đầu cả nước về sản
lượng cá tra xuất khẩu.
Tiềm năng phát triển kinh tế:
Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn, hệ thống giao thông
thuận lợi tạo điều kiện để Đồng Tháp kết nối chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh,
Cần Thơ và các tỉnh lân cận, kể cả sang nước bạn Campuchia. Hai nhánh sông Cửu
Long là sông Tiền và sông Hậu chảy qua tạo nên hệ thống giao thông bằng đường
thủy tại Đồng Tháp rất thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận
chuyển hàng hoá thuận tiện ra biển Đông và Campuchia.
Đồng Tháp có đường biên giới giáp với tỉnh Prây-veng (Campuchia) dài 48
km, trên tuyến biên giới có 02 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà thuộc
Khu Kinh tế cửa khẩu Tỉnh) và 05 cặp cửa khẩu phụ. Đồng Tháp đã ký kết hợp tác
tăng cường giao thương với Campuchia, đẩy mạnh khai thác kinh tế cửa khẩu.

Hệ thống Logistics tại Đồng Tháp phát triển đồng bộ, sau khi đưa vào khai
thác cảng container Tân Cảng - Sa Đéc, công suất 6.000 TEU/tháng, Tổng Công ty
Tân Cảng Sài Gòn sẽ triển khai tiếp nhận container tại cảng Cao Lãnh, đồng thời sẽ
làm thủ tục và triển khai đầu tư vào cảng Thường Phước và các bến xếp dỡ


22

container hàng hóa khác như: Tháp Mười sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khách
hàng tại Đồng Tháp xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cảng khu vực thành phố Hồ
Chí Minh, cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải và tăng cường giao thương với
Campuchia.
Cơ sở hạ tầng cho công nghiệp của tỉnh được quy hoạch và phát triển đồng bộ.
Đồng Tháp đã quy hoạch tổng thể 01 khu kinh tế cửa khẩu và là khu tổng hợp đa
ngành, đa lĩnh vực gắn với các cửa khẩu quốc tế, là trung tâm giao lưu phát triển
kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mêkông, đặc biệt là cửa ngõ giao thương với
Campuchia; 08 khu công nghiệp, trong đó có 3 khu công nghiệp tập trung (Trần
Quốc Toản, Sa Đéc, Sông Hậu) với quy mô lớn đảm bảo về hạ tầng, thuận tiện về
giao thông cả đường bộ, đường thủy và thực hiện quy hoạch 31 cụm công nghiệp,
tỉnh đang tiếp tục kêu gọi đầu tư cho 17 cụm. Các khu, cụm công nghiệp đều có
đường điện cao, trung thế và hệ thống nước sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của các nhà đầu tư.
Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại
nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai
con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây
cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước.
Xác định vai trò hết sức quan trọng của lực lượng doanh nghiệp trong chiến
lược xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, trong nhiều năm qua, Đồng Tháp đã
triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng môi trường kinh doanh thuận
lợi nhằm thu hút thêm nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp:
Theo thống kê đến cuối năm 2018, dân số gần 1,7 triệu người, mật độ dân cư
495 người/km2, thu nhập bình quân đầu người ở Đồng Tháp mới đạt hơn 36 triệu
đồng/người/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (hơn 50 triệu
đồng/người/năm). Tăng trưởng GRDP đạt 6,91%. Điều đó cho thấy Đồng Tháp còn
phải vươn lên rất nhiều, không được thỏa mãn.


23

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua tiếp tục có
bước phát triển với những dấu ấn quan trọng, góp phần nâng cao đời sống của
người dân tại địa phương.
Hiện nay, việc triển khai thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng
đạt được kết quả bước đầu. Các địa phương đã tổ chức lại sản xuất theo quy trình an
toàn (tiêu chuẩn GAP), ứng dụng công nghệ cao và thực hiện cơ giới hóa trong các
khâu sản xuất; từng bước hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, đẩy mạnh
kết nối hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người nông dân
(thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác), bảo đảm chất lượng nông sản đủ sức cạnh tranh
trên thị trường.
Đối với sản phẩm chủ lực của Tỉnh ngày càng đi vào khuôn khổ do công ty
thủy sản liên kết với nông dân từ khâu con giống, thức ăn cho đến sản phẩm đầu ra
để công ty tiêu thụ, không để nuôi tràn lan và được mùa thì rớt giá.
Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì từng bước được củng cố, nâng cao
tính cạnh tranh của sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng, gắn với phát triển sản
phẩm mới. Trong đó, các ngành, địa phương tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình và
tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm duy trì sản xuất nên hầu hết các sản
phẩm công nghiệp chế biến chủ lực của tỉnh Đồng Tháp đều đạt mức tăng trưởng
khá được củng cố.
Còn về thương mại - dịch vụ cũng ngày càng phát triển hệ thống phân phối

hàng hoá ngày càng mở rộng và đa dạng với chuỗi các siêu thị tổng hợp, cửa hàng
tiện ích, cửa hàng nông sản sạch từng bước được hình thành và phát triển, phục vụ
tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
Đặc biệt, chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã
phát huy hiệu quả. Những lao động tham gia làm việc ở nước ngoài có thu nhập khá
cao và ổn định, đã tích lũy gửi tiền về cho gia đình từng bước ổn định cuộc sống và
vươn lên khá giàu…
3.1.3 Hệ thống ngân sách tỉnh Đồng Tháp


24

Nhìn dước góc độ chưa lồng ghép, NSĐP tỉnh Đồng Tháp là NS của 1 trong
63 CQĐP cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. NSĐP tỉnh Đồng Tháp bao
gồm: (1) NS cấp tỉnh. (2) NS cấp huyện ở 9 huyện (Huyện Hồng Ngự, Tân Hồng,
Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành) và
2 thành phố thuộc tỉnh (thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc) và 01 thị xã (TX
Hồng Ngự). (3) NS cấp xã ở 118 xã, 17 phường và 09 thị trấn của 9 huyện, 2 thành
phố và 01 thị xã nói trên.
3.2 Phân tích phân cấp quản lý ngân sách và sự tự chủ tài chính của ngân sách
tỉnh Đồng Tháp.
3.2.1 Khả năng tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh Đồng Tháp:
3.2.1.1 Nguồn thu ngân sách Tỉnh giai đoạn 2011-2019:
Giai đoạn 2011-2016: Trong giai đoạn 2011-2016, các huyện, thị, thành phố
khai thác tốt quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng như chợ, trung tâm thương mại, các
khu dân cư đô thị, chương trình cụm, tuyến dân cư giai đoạn I. Tỉnh tổ chức sắp xếp
và bố trí lại trụ sở làm việc đối với các cơ quan, đơn vị còn đặt trụ sở tại khu phố
chợ, trung tâm thương mại hoặc nơi có khả năng kinh doanh sinh lợi, sau đó tổ chức
bán đấu giá các trụ sở dôi dư để bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Theo
Luật NSNN năm 2002 thì nguồn thu từ Xổ số kiến thiết hạch toán quản lý qua NS

và nguồn thu này Tỉnh thu đạt và vượt dự toán qua các năm, nhờ nguồn thu này mà
Tỉnh đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng chủ yếu thực hiện phúc lợi xã hội
như chi tập trung lĩnh vực giáo dục và y tế.
Bảng 3.1: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn năm 2011-2016
ĐVT: tỷ đồng

Nội dung

A
Tổng thu NSNN trên địa
bàn

Dự
toán
2011

TH
năm
2011

Dự
toán
2012

1
3.581

4.936

TH

năm
2012

Dự
toán
2013

2
4.194

5.208

TH
năm
2013

Dự
toán
2014

3
4.501

5.750

TH
năm
2014

Dự

toán
2015

4
4.375

4.876

TH
năm
2015

Dự
toán
2016

5
3.773

5.721

TH
năm
2016
6

5.536

7.055



25

A. Tổng thu NSNN trên
địa bàn (I + II)

3.181

3.552

3.794

3.829

4.101

3.788

3.975

3.116

3.173

4.019

4.836

4.967


I. Thu nội địa

2.901

3.195

3.446

3.410

3.681

3.331

3.345

2.976

2.873

3.775

4.536

4.870

1.038

1.095


1.369

1.250

1.495

1.259

1.438

749

794

731

777

771

373
11
88
16
5
70

312
13
77

17
36
84

401
15
78
17
24
80

335
11
56
19
23
85

433
15
80
19
22
92

353
14
68
21
24

86

335
14
61
20
13
97

381
18
55
20
19
103

348
15
70
21
13
97

341
21
62
20
18
140


449
18
61
22
19
133

334
28
74
21
26
185

24
200
620
102
300

1
23
212
651
112
394

17
255
730

103
300

1
7
243
647
109
414

13
265
685
121
359

0
9
238
554
137
313

8
205
500
119
350

1

9
256
670
144
380

1
8

8

263
650
133
250

1
8
311
1.299
188
384

320
2.053
140
350

1
8

342
2.273
178
454

15
127
26

14
30
12

21
163
26

16
52
15

25
207
25

21
152
12

30

125
17

22
177
12

36
199
17

29
143
15

53
105
16

1. Thuế giá trị gia tăng
2. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
3. Thuế tài nguyên
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt
5. Thuế môn bài
6. Thu khác
7. Lệ phí trước bạ
8. Thuế sử dụng đất nông
nghiệp
9. Thuế nhà đất

10. Thuế thu nhập cá nhân
11. Thu phí xăng dầu
12. Thu phí, lệ phí
13. Thu tiền sử dụng đất
14. Thu tiền thuê mặt đất
mặt nước
15. Thu khác
16. Thu tại xã
II. Thu từ hoạt động XK,
NK
B. CÁC KHOẢN THU
ĐỂ LẠI CHI QLQNSNN
Trong đó: Thu xổ số kiến
thiết
Tổng thu NSĐP
A. Các khoản thu cân đối
NSĐP
- Các khoản thu 100%
- Thu phân chia theo tỷ lệ
phần trăm (%)
- Thu bổ sung từ NSTW
+ Thu BS cân đối ngân
sách
+ Thu BSCMT
- Các khoản thu khác còn
lại
B. Các khoản thu được
để lại chi và QLQNSNN
Trong đó: Thu XSKT


13
29
12
280

358

348

419

420

457

630

140

400

1.384

400

1.379

400

1.962


400

1.760

400

688

400

805

400

942

400

4.795

10.958

5.722

12.529

6.998

14.065


4.395
561

9.706
848

5.322
592

11.436
879

6.598
700

2.320

2.347

2.833

2.530

1.515

4.391

1.898


1.146

2.524

369

300

244

300

97

600

1.702

700

2.088

955

600

1.086

700


1.163

7.046

15.340

7.503

16.920

8.730

17.825

12.850
860

6.646
713

14.055
864

6.903
630

15.218
1.031

8.030

793

16.727
1.076

2.958

2,471

2.539

2.111

2.124

2.744

3.660

3.794

5.975

2.783

7.478

3.332

8.828


3.991

9.257

3.233

8.774

1.174

2.578

1.174

3.439

1.174

3.973

1.174

4.113

1.174

3.072

1.867


724

3.397

1.609

4.039

2.158

4.855

2.817

5.144

2.059

5.702

-

2.120

-

2.051

157


2,041

62

2.251

157

2.185

344

3.082

400
400

1.252
688

400
400

1.093
805

400
400


1,215
942

400
400

1.285
955

600
600

1.702
1.086

700
700

1.099
1.163

Nguồn: báo cáo quyết toán NS Tỉnh đã thông qua HĐND tỉnh


×