Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường – Qua đó liên hệ thực tiễn về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.85 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện nay đang ở thời kì quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, nền kinh tế còn
đang tồn tại nhiều thành phần, nhiều thiếu sót còn tồn tại trong thời gian qua. Còn
nhiều điều phải làm khi muốn vươn tới một nền kinh tế phát triển ổn định và vững
mạnh. Chính vì vậy vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường là rất quan
trọng. Vì vậy sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và quản lý xã hội phải có
những giải pháp hiệu quả để mang lại thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Bài
tiểu luận sau của em trình bày “Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
– Qua đó liên hệ thực tiễn về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay”. Với kiến
thức chưa cao, bài làm sẽ còn nhiều thiếu sót em mong thầy cô sẽ sửa chữa, góp ý
để em hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

NỘI DUNG
Chương 1. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
1. Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác
động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng
hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
2. Các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ
Để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Chính phủ thực hiện các
chức năng kinh tế chủ yếu sau:
2.1.

Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết

Nhà nước đề ra hệ thống pháp luật, trên cơ sở đó đặt ra những điều luật cơ
bản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động của thị trường. Chính phủ cũng
như chính quyền các cấp còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy
chế điều tiết… nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn
cho sự phát triển có hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội.


1


2.2.

Ổn định và cải thiện các hoạt động của nền kinh tế

Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như: kiểm soát thuế
khóa, kiểm soát số lượng tiền trong nền kinh tế và cố gắng làm dịu những
dao động lên xuống trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát,
phá vỡ sự trì trệ.
2.3.

Tác động đến việc phân bổ các nguồn lực

Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng cách trực tiếp
tác động đến sản xuất cái gì qua sự lựa chọn của Chính phủ, qua hệ thống
luật pháp; tác động đến khâu phân phối cho ai qua thuế và các khoản chuyển
nhượng. Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực một cách gián
tiếp thông qua thuế, trợ cấp đối với giá và mức sản lượng sản xuất.
2.4.

Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư và kết cấu hạ tầng

Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là điều kiện quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tầm quan trọng và quy mô của nó đòi hỏi
Nhà nước phải là người đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch, đến tổ chức
phối hợp đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng.
Xây dựng các chính sách, các chương trình tác động đến khâu phân phối
lại thu nhập, nhằm đảm bảo công bằng xã hội; thông thường đó là các

chương trình kinh tế - xã hội; chính sách thuế, trợ cấp, đầu tư cho các công
trình phúc lợi.
3. Các công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động vào kinh tế
3.1.

Chi tiêu của Chính phủ

Chi tiêu của Chính phủ là rất lớn và có vai trò tích cực trong nền kinh tế
thị trường.
Các khoản tiền chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ mà lớn nhất là dành cho y tế,
giáo dục, quốc phòng, an ninh, sử dụng trực tiếp các yếu tố sản xuất tham
gia vào việc phân chia các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Các khoản chi
tiêu của Chính phủ về thanh toán chuyển nhượng như trợ cấp xã hội, lương
2


hưu. Nhà nước chuyển sức mua từ nhóm người tiêu dùng này (nhóm những
người đóng thuế) sang một nhóm người tiêu dùng khác (nhóm những người
nhận thanh toán chuyển nhượng hay trợ cấp). Chi tiêu của Nhà nước kích
thích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phá vỡ sự trì trệ. Chi tiêu của Chính
phủ bảo đảm và tăng cường khả năng gia tăng lượng cung.
3.2.

Kiểm soát lượng tiền lưu thông

Ngân hàng Nhà nước là nơi kiểm soát lượng tiền, có thể tăng nhanh số
lượng tiền hơn nữa trong cơn suy thoái. Khi lạm phát cao, ngân hàng Nhà
nước có thể hạn chế phát hành và giảm bớt lượng tiền lưu thông để giảm tỷ
lệ lạm phát.
Ngân hàng thông qua việc điều chỉnh các tỷ lệ lãi suất tiền gửi, tiền cho

vay đầu tư mà tác động vào tổng cung, tổng cầu và cân bằng cung cầu của
nên kinh tế quốc dân.
3.3.

Thuế

Thuế là một công cụ tài chính rất quan trọng. Có thể phân loại các loại
thuế theo nhiều tiêu thức. Theo đối tượng đánh thuế, có thể chia ra làm ba
loại thuế: thuế trực tiếp, thuế gián tiếp và thuế tài sản.
Thuế trực tiếp là loại thuế mà từng cá nhân nộp thuế thu nhập về khoản
tiền kiếm được do sức lao động, tiền cho thuê, cổ tức và lãi suất.
Thuế gián tiếp là những loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa hoặc
dịch vụ. Nguồn thu từ thuế gián tiếp quan trọng nhất là thuế giá trị gia tăng
(VAT); trên thực tế đó là thuế đánh vào hàng hóa bán lẻ khác với thuế tiêu
thụ được thu vào điểm bán hàng cuối cùng đối với người tiêu dùng, thì VAT
được thu ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất).
Thuế tài sản là loại thuế đánh vào bản thân tài sản, chứ không phải thu
nhập sinh ra chính tài sản đó. Có thể có thuế đánh vào giá trị tài sản và thuế
chuyển nhượng tài sản.
3.4.

Tổ chức và sử dụng hệ thống kinh tế Nhà nước
3


Sự can thiệp của Nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Trong đó,
có việc kiểm soát trực tiếp một số ngành thông qua sở hữu Nhà nước.
Hệ thống kinh tế Nhà nước là một công cụ đắc lực để định hướng phát
triển nền kinh tế; khắc phục các khuyết tật, trục trặc của nền kinh tế thị
trường, đồng thời góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngân

sách Nhà nước.
Sự hình thành của hệ thống kinh tế Nhà nước là một tất yếu khách quan.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quy mô cần thiết và cơ cấu ngành nghề của hệ
thống doanh nghiệp Nhà nước. Hay nói cách khác, ranh giới của quy mô khu
vực nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân cần được vạch ra một cách hợp lý.
Chính phủ có thể đảm nhận sản xuất các mặt hàng và dịch vụ công cộng
như quốc phòng, y té, giáo dục và một số ngành tạo ra hàng hóa, dịch vụ cá
nhân. Tuy nhiên, cần phải giải quyết một cách dứt khoát với hiện tượng độc
quyền để đảm bảo chi phí biên xã hội bằng với lợi ích cận biên xã hội, nhằm
tối đa hóa phúc lợi cho xã hội.
4. Phương pháp điều tiết của Chính phủ
 Điều tiết độc quyền tự nhiên
Độc quyền tự nhiên là một doanh nghiệp cung ứng toàn bộ hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường, có sức mạnh thị trường. Độc quyền tự nhiên hình
thành do ba nguyên nhân: Phát minh sáng chế, kiểm soát đầu vào, qui định
của Chính phủ và có đặc điểm chủ yếu là đường AC không uốn cong thành
hình chữ U mà dốc thoải xuống trục hoành và tiệm cận với trục hoành,
đường MC luôn nằm dưới đường AC và không bao gờ cắt đường AC ở điểm
cực tiểu. Nếu không điều tiết độc quyền tự nhiên thì độc quyền tự nhiên sẽ
lũng đoạn toàn ngành và gây ra những trục trặc nhất định là tổn hại đến lợi
ích của người tiêu dùng và của xã hội. Có 2 phương pháp điều tiết:
+ Điều tiết qua giá: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức giá tối đa
(giá trần).
4


+ Điều tiết qua sản lượng: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức sản
lượng tối thiểu.
Phương pháp điều tiết qua sản lượng dễ được chấp nhận nhất, vì đó là
phương pháp thỏa thuận và thương lượng. Các loại chi phí cho điều tiết

thường gồm : chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí bắt buộc khác. Cần
so sánh hiệu quả, mục tiêu điều tiết với các chi phí này.
Chính phủ không điều tiết ở QA và PA (vì ở đây thua lỗ) và ở Q B và PB (vì
ở đây ĐQTN có lợi nhuận) và ở Q C và PC chính là mức sản lượng tối thiểu
và mức giá tối đa (giá trần) mà Chính phủ quy định cho độc quyền tự nhiên.
Chương 2. Liên hệ thực tiễn về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung
ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí
nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến
nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập
trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp
đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm,
điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất
thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu
chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải
tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến
chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà
máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh
đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn
cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa
đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó
5


làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công
nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung

với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó,
gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân
đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành
các xung đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề
thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát
triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường
do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng.
Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các
làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO 2, SO2 và Nox thải ra trong quá
trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam,
hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền
thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả
lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề
được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển
nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông
Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của
những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống
ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy
sinh các xung đột xã hội gay gắt.
2. Vai trò của Chính phủ trong vấn đề ô nhiễm môi trường của Việt Nam
hiện nay
2.1. Chi tiêu của Chính phủ

6


Nhận thức được tầm quan trọng của bỏ vệ môi trường trong sự nghiệp

phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Nhà nước ta đã xác định dành tối thiểu
1% tổng chi ngân sách nhà nước để chi cho bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tỷ
lệ chi cho bảo vệ môi trường được xác định tăng dần cùng với tăng tưởng
kinh tế.
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 quy định: “Đa dạng hóa các
nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ
môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các
nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử
dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường”.
Thực hiện chủ trương này, trong kế hoạch ngân sách hàng năm đều được
xây dựng và bố trí kinh phí chi cho bảo vệ môi trường. Các khoản chi cho
bảo vệ môi trường đều được lập dự toán và thực hiện quyết toán chi theo
đúng Luật Ngân sách Nhà nước.
Số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, chi ngân sách cho bảo vệ môi
trường trong giai đoạn 2012 – 2016 là 131.857 tỷ đồng. Trong đó, chi
thường xuyên cho bảo vệ môi trường thuộc của cả ngân sách trung ương và
địa phương khoảng 89.131 tỷ đồng; chi cho ngành Tài nguyên và môi trường
thực hiện các nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường là 24.246 tỷ đồng; chi dự
phòng ngân sách Trung ương để phòng chống, khắc phục thiên tai 18.480 tỷ
đồng (Lê Hữu Việt, 2017). Với số chi thực tế như trên, tỷ lệ chi ngân sách
cho BVMT đã đạt khoảng 2% tổng chi ngân sách Nhà nước.
Các khoản chi ngân sách cho bảo vệ môi trường bao gồm cả chi trực tiếp
và gián tiếp. Do chi gián tiếp cho bảo vệ môi trường được lồng ghép trong
các nội dung chi khác của ngân sách Nhà nước nên không thể thống kê đầy
đủ (Chẳng hạn như việc chi ngân sách Nhà nước cho phòng và chữa các
bệnh gây ra bởi khói thuốc lá là một phần của chi cho y tế).

7



Tuy nhiên, với số liệu về chi ngân sách trực tiếp cho bảo vệ môi trường
cho thấy, trong nhiều năm qua, chính sách tài chính bảo vệ môi trường đã cụ
thể hóa tốt chủ trương của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
2.2. Thuế 
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là sắc thuế thuộc nhóm thuế gián thu đánh vào
những hàng hóa mà trong quá trình sản xuất và sử dụng có hại cho môi
trường nhưng không thể đo lường được nồng độ và khối lượng chất gây ô
nhiễm môi trường, hoặc nếu có thể đo lường thì chi phí quá tốn kém.
Thuế bảo vệ môi trường cấu thành trong giá bán của các mặt hàng chịu
thuế nên góp phần giảm mức độ tiêu dùng các hàng hóa gây ô nhiễm môi
trường.
Chính sách thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện được cụ thể hóa
trong Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 được Quốc hội khóa
XII thông qua ngày 15/11/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường, các mặt hàng thuộc diện chịu thuế
bảo mệ môi trường bao gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn; Than đá; Dung dịch
hydro-chloro-fluoro-carbon; Túi ni lông thuộc diện chịu thuế; Thuốc diệt cỏ
thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng;
Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc khử trùng kho
thuộc loại hạn chế sử dụng.
Thuế bảo vệ môi trường được tính theo mức thuế tuyệt đối, chẳng hạn
như, theo khung biểu thuế hiện hành, mặt hàng xăng từ 1.000 đồng đến
4.000 đồng/lít; than đá từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng/tấn; túi ni lông từ
30.000 đồng đến 50.000 đồng/kg.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam trong thời gian qua đã dần được
hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu về thu ngân sách và điều tiết kinh tế vĩ mô.
8



Quá trình điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng góp phần
bảo vệ môi trường thể hiện trên ba phương diện cơ bản sau:
Một là, đưa vào diện chịu thuế các mặt hàng mà quá trình sản xuất và tiêu
dùng gây hại cho môi trường và sức khỏe con người như xăng, thuốc lá…
(áp dụng nhất quán hơn 20 năm qua).
Hai là, quy định thuế suất theo hướng điều tiết cao vào những mặt hàng
gây ô nhiễm nhiều hơn, chẳng hạn như điều chỉnh tăng thuế suất với thuốc lá
từ 65% năm 2009 lên 70% từ năm 2016 đến 2018 và lên 75% từ 1/1/2019;
áp dụng thuế suất cao đối với xe ô tô chở người có dung tích động cơ lớn
(theo Luật số 106/2016/QH13 thì kể từ ngày 1/1/2018, trong khi xe chở
người từ 9 chỗ trở xuống có dung tích động cơ từ 1.500 cm3 trở xuống mức
thuế suất chỉ là 35% thì loại có dung tích động cơ trên 6.000 cm3 thuế suất
là 150%).
Ba là, áp dụng thuế suất thấp để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo,
năng lượng thân thiện với môi trường.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2009, mức thuế suất áp dụng đối với xe ô tô sử
dụng năng lượng sinh học chỉ bằng 50% mức thuế suất của xe cùng loại; xe
ô tô sử dụng xăng kết hợp với điện và năng lượng sinh học mức thuế suất chỉ
bằng 70% đối với xe cùng loại.

KẾT LUẬN
Vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng với nền kinh tế. Vai trò ấy được
thể hiện qua mọi mặt của nền kinh tế, Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh
tế, tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu của đất nước và đưa đất nước phát
triển đúng hướng. Trong việc bảo vệ môi trường, Nhà nước đưa ra những
chính sách, biện pháp phù hợp để khắc phục làm cho môi trường trở nên tốt

9



hơn, nhằm thực hiện phát triển một nền kinh tế bền vững đưa đất nước trở
nên văn minh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Kinh tế thị trường, />
%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng
(2) Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay,

/>(3)

Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, />
10



×