Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Anh (chị) hãy cho biết các thước đo lạm phát, tăng trưởng của một nền kinh tế và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng Anh (chị) hãy cho biết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.18 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
1. Anh (chị) hãy cho biết các thước đo lạm phát, tăng trưởng của một
nền kinh tế và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng?........................2
1.1. Thước đo lạm phát của một nền kinh tế................................................2
1.2. Thước đo sự tăng trưởng của một nền kinh tế.......................................3
1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng............................................4
2. Anh (chị) hãy cho biết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của
Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018?.........................................................6
3. Anh (chị) hãy bình luận nhận định trên của Thủ tướng được đưa ra
trong bài báo trên?..........................................................................................8
KẾT LUẬN........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................12

1


MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế vĩ mô.
Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và
không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế. Lạm phát là một vấn
đề không phải xa lạ và là một đặc diểm của nền kinh tế hàng hoá và ở mỗi thời
kì kinh tế với các mức tăng trưởng kinh té khác nhau sẽ có những mức lạm phát
phù hợp. Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng
kinh tế là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong
quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần
thiết. Bài tiểu luận sau của em sẽ xem xét và phân tích về lạm phát và việc phát
triển kinh tế. Với kiến thức chưa cao bài làm sẽ còn nhiều thiếu sót, em mong
thầy cô sẽ góp ý sửa chữa để em hoàn thiện kiến thức hơn. Em xin chân thành
cảm ơn !
1. Anh (chị) hãy cho biết các thước đo lạm phát, tăng trưởng của một


nền kinh tế và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng?
1.1. Thước đo lạm phát của một nền kinh tế.
Lạm phát là gì ?
Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên thì
gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vì vậy lạm
phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
Thước đo lạm phát của một nền kinh tế.
Chỉ số CPI là chỉ số thông dụng nhất để làm thước đo lạm phát, chỉ số
này được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời
gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, các gia đình phải chi tiêu nhiều tiền hơn
trước để duy trì mức sống như cũ.
Các chỉ số giá khác được sử dụng rộng rãi cho việc tính toán lạm phát
giá cả bao gồm:
2


Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường sự thay đổi trung bình trong giá
nhà sản xuất trong nước nhận được cho đầu ra của họ. Điều này khác với
chỉ số CPI trong đó trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể làm cho số tiền
nhận của nhà sản xuất khác với những gì người tiêu dùng trả. Ngoài ra còn
thường có một sự chậm trễ giữa sự gia tăng chỉ số PPI và bất kỳ sự gia tăng
cuối cùng nào trong chỉ số CPI. Chỉ số giá sản xuất đo áp lực được đưa vào
sản xuất do chi phí nguyên liệu của họ. Điều này có thể được "truyền" cho
người tiêu dùng, hoặc nó có thể được hấp thụ bởi lợi nhuận, hoặc được bù
đắp bởi năng suất ngày càng tăng. Ở Ấn Độ và Hoa Kỳ, một phiên bản cũ
của PPI được gọi là Chỉ số giá bán buôn.
Chỉ số giá hàng hóa, đo lường giá của một lựa chọn các mặt hàng.
Hiện nay chỉ số giá hàng hóa được gia quyển bằng tầm quan trọng tương
đối của các thành phần đối với chi phí "tất cả trong" một nhân công.
Chỉ số giá cơ bản: vì giá thực phẩm và dầu có thể thay đổi nhanh

chóng do sự thay đổi trong điều kiện cung và cầu trong thị trường thực
phẩm và dầu, nó có thể khó phát hiện các xu hướng dài hạn trong mức giá
khi những giá này được bao gồm. Vì vậy hầu hết cơ quan thống kê cũng
báo cáo một đo lường “lạm phát cơ bản”, trong đó loại bỏ các thành phần
dễ bay hơi nhất (như thực phẩm và dầu) khỏi một chỉ số giá rộng như chỉ
số CPI. Vì lạm phát cơ bản là ít bị ảnh hưởng bởi nguồn cung ngắn hạn và
điều kiện nhu cầu tại các thị trường cụ thể, các ngân hàng trung ương dựa
vào nó để đo lường tốt hơn các tác động lạm phát của chính sách tiền tệ
hiện tại.
1.2. Thước đo sự tăng trưởng của một nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là gì ?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính
bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Thước đo sự tăng trưởng của một nền kinh tế.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt
đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
trong một giai đoạn.
3


Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai
kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa
quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô
kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu
quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ

tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo
bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP)
thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các
chỉ tiêu danh nghĩa.
1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng.
Sự kiện lịch sử của nhiều nước cho thấy những thời kì kinh tế phát
đạt, tăng trưởng cao thì lạm phát có xu hướng tăng lên và ngược lại. Song
giữa tăng trưởng và lạm phát có mỗi quan hệ như thế nào, đâu là nguyên
nhân, đâu là kết quả? Vấn đề này kinh tế vĩ mô chưa có câu trả lời rõ ràng.
Có rất nhiều lý thuyết và quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng.
Theo lý thuyết của Keynes: Trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm
phát và tăng trưởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải
chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng
trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục
chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng
thêm mà có xu hướng giảm đi.
Theo chủ nghĩa trọng tiền : đại diện là Milton Friedman cho rằng lạm
phát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức
độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lập luận này cũng được thể hiện
trong công thức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ Quantity theory of Money):
MV = PY
Trong đó: M: cung tiền
V: Hệ số tạo tiền
4


P: Giá
Y: sản lượng đầu ra (GDP thật)
Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2

lần mà thu nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan
tâm đến việc tăng giá hàng hóa. Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng
không bị suy giảm bởi lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì
không ảnh hưởng nguy hiểm đến tăng trưởng kinh tế. Nói tóm lại, theo
quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi
cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng. Nếu cung tiền tăng
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ
cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm
phát.
Theo lý thuyết tân cổ điển: Tobin (1965, theo Vikesh Gokal, Subrina
Hanif 2004) phát triển mô hình Mundell (1963, theo Vikesh Gokal, Subrina
Hanif 2004) cho rằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ
tiền mà chuyển tiền thành các tài sản sinh lợi. Điều này sẽ làm gia tăng sự
tích lũy vốn trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo mô hình
này giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều.
Bổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tế
học Sidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan
điểm với chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô
cùng dửng dưng” (superneutral) với lạm phát. Kết quả nghiên cứu của ông
là khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng
lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Mô hình của Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif
2004) – một nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển – thì cho rằng
lạm phát tăng cao sẽ làm cho tăng trưởng giảm.
Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác
nhau, tuy mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng
minh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung
của các trường phái có thể nhận thấy là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng không phải là mối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại.
5



Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng
thường có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là nếu muốn tăng trưởng đạt tốc
độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ này
không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng
cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã
đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc
này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nền kinh tế.
Đến thời điểm hiện tại, có thể nói rằng quan điểm của Keynes nhận
được sự ủng hộ lớn hơn so với quan điểm của trường phái cổ điển. Vào
năm 1965, Mundell và Tobin công bố kết quả nghiên cứu rằng lạm phát có
tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế hay năm 2005
Mubarik đưa ra kết luận lạm phát vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy có thể kết luận lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ qua lại
lẫn nhau, mối quan hệ này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, thời điểm khác
nhau của nền kinh tế.
2. Anh (chị) hãy cho biết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của
Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018?
Nhìn chung, tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở VN trong giai
đoạn 2010 – 2018 đều có sự thay đổi qua các năm.
Tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở VN ( giai đoạn 2010
-2018)

6


Giai đoạn 2010 – 2011 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng
chậm lại trong khi chỉ số lạm phát tăng nhanh, biến động mạnh giai đoạn
2010 – 2011 nhưng đến năm 2012 lạm phát đột ngột giảm đáng kể.

Giai đoạn 2011 - 2015 đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức
thấp nhất trong những năm trước đó. Để giải quyết vấn đề lạm phát tăng
cao năm 2011, chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02
năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Mặt khác, trước tình hình tổng cầu
và sức mua của nền kinh tế còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn, lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng tiềm ẩn nguy cơ gia
tăng trở lại, qua các năm Chính phủ vẫn duy trì mục tiêu, nhiệm vụ “điều
hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính
sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế
vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của
các tổ chức tín dụng và nền kinh tế”. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định
kinh tế vĩ mô được giữ vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ
ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải
thiện vững chắc.
Năm 2016 xu hướng lạm phát thấp chủ yếu là do tình hình tăng trưởng
kinh tế chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng GDP 6,21%
trong năm 2016 thấp hơn tương đối nhiều so với mục tiêu 6,7%.
CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 lạm phát chung
có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do
yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá
xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y
tế và giáo dục.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn còn nhờ nhiều vào tín dụng ngân
hàng nhưng giảm dần phụ thuộc. Nếu những năm 2010, mức bơm tín dụng
của ngân hàng vào nền kinh tế luôn trên 30% nhưng GDP tăng trưởng chưa
tương xứng. Từ năm 2013 trở đi, mức bơm tín dụng đã chậm lại nhưng vẫn
ở hai con số 13-18%, tăng trưởng GDP cũng tăng mạnh mẽ trở lại luôn trên
7



mức 6,2% (trừ năm 2014 là 5,98%), đạt cao nhất trong 10 năm qua ở mức
7,08% cho năm 2018.
Tín dụng hỗ trợ tăng trưởng GDP nhưng cũng làm lạm phát tăng cao.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 là 27,6%. Mức tín dụng giảm mạnh từ
năm 2011 còn 10,9% và 8,85% năm 2012 khiến lạm phát những năm sau
đó lao dốc và về mức rất thấp 0,63% năm 2015 khiến nhiều chuyên gia
kinh tế lo ngại giảm phát xuất hiện. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra
khi lạm phát được kiểm soát dưới 4% cho đến năm 2018 nhờ tiền được
bơm ở mức 14 -18%.
Sau giai đoạn mấp mô giữa tăng trưởng tín dụng, tăng lạm phát và
tăng GDP, các yếu tố này đã tăng trưởng hài hoà trở lại từ năm 2016 – 2018
với mức GDP luôn tăng trên 6% và lạm phát dưới 4%.
Như vậy, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tăng trưởng kinh tếvẫn là
những mục tiêu được quan tâm hàng đầu bên cạnh việc hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế ở mức hợp lý.
3. Anh (chị) hãy bình luận nhận định trên của Thủ tướng được đưa ra
trong bài báo trên?
Về nhận định của Thủ tướng : “Không đánh đổi lạm phát cao lấy tăng
trưởng kinh tế” có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Theo em nhận định trên
của Thủ tướng đưa ra là đúng.
Một chút lạm phát là tốt cho nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ tập
trung vào việc giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định, nó sẽ giúp ổn định mức
tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm. Một số người cho rằng lạm phát
vừa phải là 3-4% là tốt cho tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm. Họ
cho rằng mức lương danh nghĩa có xu hướng khó giảm xuống. Công nhân
có thể được chuẩn bị để chịu đựng được mức tiền công thấp khi tỷ lệ lạm
phát là 3%, một tỷ lệ tương đương với một sự suy giảm của thu nhập thực
tế, nhưng họ lại không muốn chấp nhận một sự cắt giảm tiền lương, họ
mang về nhà sẽ ít hơn. Do vậy nếu tỷ lệ lạm phát là 0 thì không thể điều

chỉnh giảm mức lương thực tế trong những nghành công nghiệp hay khu
vực đang suy thoái, mà sự suy thoái này đồng nghĩa với việc gia tăng trong
tỷ lệ thất nghiệp. Những nhà kinh tế trên cho rằng lạm phát làm “bôi trơn”
8


những bánh xe của thị trường lao động, cho phép tiền lương thực tế có thể
được điều chỉnh dễ dàng hơn. Vì thế để có tốc độ tăng trưởng cao hay
không thì phải duy trì một tỷ lệ lạm phát nhất định nào đó.
Lạm phát cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, khi lạm phát xảy ra
nó sẽ làm lệch lạc cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và
nguồn nhân lực không được phân bố một cách có hiệu quả, kết cục là làm
cho tăng trưởng chậm lại. Lạm phát cao khuyến khích người dân quan tâm
tới lợi ích trước mắt. Khi có lạm phát xảy ra ở một nước thay cho việc ký
thác tiền trong ngân hàng để hưởng lãi suất hay đầu tư vào khu vực sản
xuất kinh doanh hòng tìm kiếm lợi nhuận, dân chúng có thể đổ xô mua
hàng để dự trữ vì kỳ vọng giá hàng hoá còn tăng nữa. Điều này vô hình
dung làm tăng cầu hàng hoá một cách giả tạo và do vậy càng làm cho lạm
phát có nguy cơ bùng nổ đến mức độ cao hơn.
Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội
của quốc gia. Toàn bộ hoạt động kinh tế bị méo mó, biến dạng nghiêm
trọng gây tâm lý xã hội phức tạp và làm lãng phí ghê gớm trong sản xuất.
Đặc biệt khi lạm phát cao xảy ra, sức mua đối nội của đồng tiền vào hệ
thống ngân hàng và cao hơn nữa là vào chính phủ sẽ bị xói mòn. Điều này
gây tác hại vô cùng lớn lao đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế đất nước.
Mặt khác, từ khi rơi vào tình trạng lạm phát cao đến khi ra khỏi tình trạng
đó nhìn chung đều cần một thời gian dài với sự hao tổn lớn về mặt vật chất
và uy tín. Lạm phát cao làm giảm các nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà
nước. Những tác động làm giảm này xét trên cả hai phương diện trực tiếp
và gián tiếp. Một mặt, lạm phát cao dẫn đến sản xuất bị đình đốn làm cho

nguồn thuế bị giảm sút cả về mặt qui mô và chất lượng. Mặt khác, lạm phát
cao đồng nghĩa với việc sự mất giá của đồng tiền, do đó với cùng một số
lượng tiền thu được từ thuế thì giá trị nguồn thu thực tế của nó bị giảm
xuống khi có lạm phát cao.
Thực tế hơn khi điều hành nền kinh tế và với những kinh nghiệm thực
tiễn sinh động chống lạm phát có thể kết luận rằng lạm phát là một căn
9


bệnh tiềm ẩn của mọi nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Một khi lạm phát
cao xuất hiện thì tổn thất về kinh tế cũng như xã hội là rất lớn.
Vì vậy nhận định của Thủ tướng : “Không đánh đổi lạm phát cao lấy
tăng trưởng kinh tế” là phù hợp bởi lạm phát là biểu hiện của vấn đề mất
cân đối vĩ mô rất phức tạp. Mỗi lần xuất hiện ở mỗi hoàn cảnh và điều kiện
khác nhau thì khác nhau. Có thể nói lạm phát mỗi khi diễn ra đã hàm chứa
đủ các yếu tố như lạm phát cơ cấu, lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và
lạm phát chi phí đẩy…

KẾT LUẬN
Lạm phát và tăng trường kinh tế là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ,
phức tạp. Lạm phát có thể là động lực thúc đẩy kinh tế ngược lại cũng có
thể là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế thậm chí. Vì vậy cần chú
trọng sự cân đối, mối quan hệ hài hoà giữa hai vấn đề này, chỉ có vậy mới
đảm bảo sự phát triển bền vững của Viêt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện
nay. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất
định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các chính sách điều
chỉnh tỉ lệ lạm phát hợp lí. Tuy nhiên những bất ổn sự mất cân đối giữa lạm
phát trong một số thời gian là dấu hiệu để chúng ta cần điều chỉnh và đưa ra
những chính sách có hiệu quả. Hiểu rõ và giải quyết được tốt vấn đề này sẽ
góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta.


10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, nxb Giáo dục Việt Nam.
2) Lạm phát, />3) Tăng trưởng kinh tế, />%C6%B0%E1%BB%9Fng_kinh_t%E1%BA%BF - %C4%90o_l
%C6%B0%E1%BB%9Dng_t%C4%83ng_tr%C6%B0%E1%BB
%9Fng_kinh_t%E1%BA%BF
4) Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế,
/>5) Báo cáo vĩ mô – 2018, C:\Users\Admin\Downloads\SBS++Bao+cao+Vi+mo+-+2018.pdf
6) Kinh tế Việt Nam, />7) Diễn biến tình hình của giá cả và tiêu dùng giai đoạn 2011-2015,
/>8) Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và những giải pháp,
/>9) Lạm phát ở Việt Nam, thực trạng và các giải pháp;
/>11


%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%E1%BB%B1c_tr%E1%BA
%A1ng_v%C3%A0_c%C3%A1c_gi%E1%BA%A3i_ph%C3%A1p

12



×