Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

phân tích về năng lực chủ thể của cá nhân và những giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.82 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Khi tham gia giao dịch dân sự cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật đối với
hành vi của mình. Cá nhân tham gia giao dịch dân sự cần phải có năng lực chủ
thể để thực hiện các giao dịch đó. Năng lực chủ thể bao gồm cả năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Hiện nay Bộ luật dân sự 2015 đã có
những điều chỉnh về năng lực chủ thể giúp cho các chủ thể có thể thực hiện giao
dịch dân sự một cách thuận tiện hơn. Bài tiểu luận sau của em phân tích về năng
lực chủ thể của cá nhân và những giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện
về năng lực chủ thể. Với kiến thức chưa cao bài làm sẽ còn nhiều thiếu sót, em
mong các thầy cô sẽ sửa chữa để em hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
1. Năng lực chủ thể của cá nhân.
1.1. Khái niệm năng lực chủ thể của cá nhân
Cá nhân là chủ thể đầu tiên và quan trọng của các quan hệ xã hội, song
để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng
phải có năng lực chủ thể.
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: năng lực chủ thể của cá
nhân là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp
với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho
hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Tâm lý học chia năng lực chủ thể của cá
nhân thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên
môn .
Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay pháp luật không có định nghĩa cụ thể về
năng lực chủ thể của cá nhân. Năng lực chủ thể của cá nhân được xác
định bởi hai yếu tố là Năng lực pháp luật dân sự và Năng lực hành vi dân
sự .
1.2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
1.2.1. Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Để tham gia các quan hệ dân sự, cá nhân phải có năng lực chủ thể.
Trước hết cá nhân đó phải có năng lực pháp luật dân sự. Khoản 1 Điều
1




16 Bộ luật dân sự năm 2015 : “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, theo quy định trên thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có
nghĩa vụ. Năng lực pháp luật dân sự là thành phần không thể thiếu được
của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Ví dụ: Điều kiện để đứng tên thẻ tín dụng :
Chủ thẻ chính: phải đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật dân sự và
năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Những người phạm tội - được coi là không có năng lực pháp luật để
tham gia ký kết hợp đồng kinh tế.
1.2.2. Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự
Thứ nhất, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi
nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế - xã hội tại thời
điểm lịch sử nhất định. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà
nước ghi nhận và quy định bởi vậy năng lực pháp luật dân sự của công
dân mang bản chất giai cấp. Do vậy, trong cùng một nước, cùng một
hình thái kinh tế - xã hội, vào những thời điểm lịch sử khác nhau thì
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau.
Thứ hai, mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật theo Khoản
2 Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015 : “Mọi cá nhân đều có năng lực
pháp luật dân sự như nhau”. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào. Mọi cá nhân công dân đều có khả
năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
Thứ ba, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định
cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự
hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác. Năng lực

pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc nhân thân của chủ thể và không thể
dịch chuyển cho chủ thể khác theo Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2015 :
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường
hợp do pháp luật quy định”. Có hai dạng bị hạn chế như sau :
2


Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được
phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể.
Ví dụ : Người nước ngoài không được phép mua bán nhà ở Việt
Nam.
Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ : Tòa án ra quyết định
Thứ tư, tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự. Khả năng có quyền
và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách quan mà pháp luật quy
định cho các chủ thể. Muốn khả năng này được cụ thể thành các quyền
dân sự cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Điều
kiện khách quan đó là những điều kiện kinh tế, xã hội, chính sách của
Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để đảm bảo năng lực pháp luật dân
sự của công dân được thực hiện tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng là
tạo điều kiện cho khả năng biến năng lực pháp luật của cá nhân thành
các quyền dân sự cụ thể.
1.2.3. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự.
Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.
Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản
pháp luật khác nhau nhưng quan trọng nhất là Hiến pháp 2013 và được
cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự năm 2015. Có thể chia quyền dân sự của
cá nhân thành ba nhóm chính:

Thứ nhất, quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân
gắn với tài sản. Đặc điểm quan trọng nhất trong các quy định về quyền
nhân thân trong Bộ luật dân sự năm 2015 là xác nhận lại các quyền nhân
thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đó và các quyền
nhân thân lần đầu tiên được ghi nhận. Ngoài ra, bảo vệ, tôn trọng quyền
nhân thân còn được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của Bộ luật
dân sự.
Ví dụ: Quyền nhân thân gắn với tài sản: quyền tác giả đối với tác
phẩm, quyền nhân thân đối với các phát minh sáng chế,…
3


Quyền nhân thân không gắn với tài sản: quyền về họ tên, dân
tộc,...
Thứ hai, quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa
kế. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự năm
2015 quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng
và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản
xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản mà pháp luật
quy định không thuộc quyền sở hữu tư nhân. Ngoài ra công dân có
quyền hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo
quy định của pháp luật.
Thứ ba, quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa vụ
phát sinh từ các quan hệ đó.. Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua
các giao dịch dân sự là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm
phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền này được thể hiện
trong các nguyên tắc của luật dân sự theo Điều 3 Bộ luật dân sự năm
2015 và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong phần thứ ba của Bộ luật dân
sự. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứ
khác.

1.2.4. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Theo khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015: “Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó
chết”.
Với quy định này, pháp luật thừa nhận rằng năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh
hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh,… Trường hợp ngoại lệ
được pháp luật quy định là: “Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở
thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết”
vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chế để lại. Như vậy thai nhi đã
được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.
1.2.5. Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết.

4


Cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làm chấm dứt tư cách chủ thể của
cá nhân nhưng cái chết đó được xác định một cách đích xác và theo quy
định của pháp luật thì phải “khai tử” theo Điều 30 Bộ luật dân sự.
Trong thực tế có những trường hợp vì các lí do khác nhau đã không thể
xác định được cá nhân đó còn sống hay đã chết. Trong trường hợp như
vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, những người có quyền,
lợi ích liên quan, pháp luật quy định những điều kiện, trình tự để tạm
dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới 2 hình thức: tuyên
bố mất tích và tuyên bố đã chết.
Tuyên bố mất tích
• Điều kiện:
Căn cứ vào Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 tòa án có thể tuyên bố một
người mất tích khi có các điều kiện sau:
Biệt tích hai năm trở lên, không có một tin tức nào về người đó còn sống

hay đã chết.
Từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó thì người có quyền,
lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố người đó mất tích.
• Hậu quả của việc tuyên bố mất tích:
Việc tuyên bố một người mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất
định:
Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích, tuy
nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Tài sản
của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quy định của tòa án được
quy định tại các điều 65, 66, 67, 69 Bộ luật dân sự năm 2015 về quản lí tài
sản của người vắng mặt, của người bị tuyên bố là mất tích, quyền và nghĩa
vụ của người quản lí tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố mất
tích.
• Hủy bỏ việc quyết định tuyên bố mất tích:
Việc tuyên bố một người mất tích chỉ tạm dừng năng lực chủ thể của
người đó. Việc tạm dừng này có thể thay đổi theo một trong hai hướng:
phục hồi năng lực chủ thể hoặc chấm dứt tư cách chủ thể. Việc chấm dứt
tư cách chủ thể được diễn ra khi có tin tức rằng họ đã chết hoặc bị tuyên
bố là đã chết.
5


Phục hồi tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích xảy ra trong
hai trường hợp: người bị tuyên bố là mất tích trở về hoặc có tin tức chứn
tỏ người đó còn sống. Khi có một trong hai trường hợp đó thì theo yêu cầu
của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án ra quyết định
hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất tích. Người bị tuyên bố mất tích
trở về có quyền yêu cầu người quản lí tài sản trả lại tài sản cho mình. Tuy
nhiên, quyết định li hôn của vợ hoặc chồng người bị tuyên bố là mất tích
vẫn có hiệu lực pháp luật.

Tuyên bố là đã chết
Theo Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 tòa án có thể tuyên bố một người
đã chết trong 4 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Sau ba năm kể từ ngày ra quyết định tuyên bố mất tích
của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là người đó còn
sống. Trong trường hợp này việc tuyên bố môt người bị mất tích tạm dưng
năng lực chủ thể của họ được diễn ra theo hướng chấm dứt tư cách chủ
thể của người đó.
Trường hợp 2: Biệt tích đã năm năm liên liền trở lên và không có tin tức
là còn sống hay đã chết.
Trường hợp 3; Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến
tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Tùy theo
từng hoàn cảnh và các cuộc chiến tranh cụ thể mà cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định hoặc được xác định theo thông lệ quốc tế.
Trường hợp 4: Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 1 năm kể từ
ngày chấm dứt các sự kiện đó mà không có tin tức là còn sống.
Tùy từng trường hợp mà tòa án xác định ngày chết của người đó trong
bản án hoặc quyết định của tòa án. Nếu không xác định ngày người đã
chết trong bản án hoặc quyết định của tòa án thì ngày chết là ngày bản án
hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.
1.3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
1.3.1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Cùng với năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự là bộ phận
cấu thành năng lực chủ thể của cá nhân. Điều 19 Bộ luật dân sự năm
2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
6


hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Nếu năng
lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì

năng lực hành vi hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực
hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra năng lực hành vi dân sự còn bao
hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Ví dụ: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các
giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
1.3.2. Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
• Năng lực hành vi đầy đủ
Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự. Pháp luật quy định độ tuổi tối thiểu mà không
quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy
đủ. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi khi có quyết định của tòa án về việc hạn chế hoặc mất năng lực
hành vi dân sự.
• Năng lực hành vi một phần
Người có năng lực hành vi một phần là những người chỉ có thể xác lập,
thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do
pháp luật dân sự quy định theo Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo đó, cá nhân dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân
sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu
những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thỏa mãn những nhu cầu
thiết yếu hằng ngày phù hợp với lứa tuổi mà không cần sự đồng ý trực
tiếp của người đại diện của họ.
Ví dụ: trẻ em chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự
mua đồ ăn, đồ chơi,… mà không cần sự đồng ý của người đại diện của
mình.
Người đại diện của những cá nhân ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên
bố những giao dịch do người chưa thành niên thực hiện mà không có sự

7


đồng ý của họ là vô hiệu và tòa án xem xét trong những trường hợp cụ thể
chấp nhận yêu cầu đó theo quy định của pháp luật. Nếu người đại diện
không yêu cầu xem xét những giao dịch đó thì mặc nhiêm những giao
dịch này được coi là có hiệu lực.
Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập,
thực hiện cá giao dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và không cần
sự đồng ý của người đại diện. Trong trường hợp pháp luật có quy định về
sự đồng ý của người đại diện thì áp dụng tương tự như trường hợp vị
thành niên nói chung.
Ví dụ: Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản mà muốn
lập di chúc thì phải được cha mẹ hoặc người đại diện đồng ý theo Điều
625 BLDS 2015 : “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di
chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
• Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự
Thông thường năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự
chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó. Tuy nhiên khi người
thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều
kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần
hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi cá
nhân của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. Trên cơ sở kết
luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, tòa án có thể tuyên bố một
người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan. Mọi giao dịch dân sự của những người này do người đại diện
của họ xác lập thực hiện. Trong trường hợp vì những nguyên nhân mà do
đó, họ bị tuyên bố là mất năng lực hành vi nhưng nay không còn tồn tại
nữa thì họ hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu
tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi. Tuy nhiên giải

quyết việc này theo chính yêu cầu của người đó sẽ bị vướng mắc về tố
tụng.
Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở
những điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 2 Bộ luật dân sự năm
8


2015. Năng lực hành vi của người thành niên bị hạn chế khác với năng lực
hành vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Năng lực hành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc nhiên được
công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định, còn việc
hạn chế năng lực hành vi phải thông qua tòa án theo trình tự tố tụng dân
sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích
dẫn đến hậu quả phá sản tài sản của gia đình.
Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực
hành vi dân sự dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, tư cách chủ thể
của những người này như những người có năng lực hành vi một phần.
Ví dụ: E 20 tuổi nghiện ma túy. Muốn có tiền mua thuốc nên E bán
chiếc xe máy của mình do bố mua cho. Theo yêu cầu của bố mẹ E, tòa án
ra quyết định tuyên bố E bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do đó, theo
quy định thì E không thể tự mình thực hiện các giao dịch dân sự mà phải
thông qua sự đồng ý của bố mẹ, trừ những giao dịch phục vụ nhu cầu của
bạn thân như ăn uống, học tập….
• Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
Đây là chủ thể mới được ghi nhận với các đặc điểm được nêu trong
Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015.
Với các chủ thể này, nếu sau này không còn các căn cứ được nêu ở
Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 và có kết luận giám định pháp lí tâm
thần là họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi một cách bình
thường thì tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người

có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
2. Các trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện về năng lực chủ
thể.
2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự là gì?
Theo Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự là hợp
đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào?
Giao dịch dân sự vô hiệu khi:
9


Chủ thể không có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự không hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã hội.
2.2. Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về
năng lực chủ thể
2.2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
(Khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015)
“Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, toà án tuyên bố
giao dịch đó là vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này
phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý”

Ví dụ: Anh A bị tâm thần, không có khả năng nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình đã kí hợp đồng bán nhà cho ông B, giao dịch là vô
hiệu vì trong trường hợp này người bị tâm thần không thể tự mình thực
hiện giao dịch mua bán nhà được mà cần phải có người đại diện của họ
(trường hợp này vô hiệu do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi thực hiện).
Ví dụ: Con trai ông C mang xe máy anh ta đứng tên đi bán, tuy nhiên
anh ta nghiện mà túy và tòa án đã ra quyết định hạn chế năng lực hành vi
dân sự của con trai ông C và ông C là người đại diện của con trai mình
trước khi anh ta mang xe đi bán. Việc mang xe đi bán của con trai ông C
không được sự đồng ý của ông C. Vì vậy giao dịch này là vô hiệu do giao
dịch này không có sự đồng ý của người đại diện của người bị hạn chế
năng lực hành vi là ông C (trường hợp này vô hiệu do người bị hạn chế
năng lực hành vi thực hiện).
10


2.2.2.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và

làm chủ được hành vi của mình (Điều 128 Bộ luật dân sự năm 2015)
“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào
đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ giao dịch dân sự nói
riêng là quan hệ tự nguyện, tự do định đoạt ý chí của chủ thể tham gia vào
giao dịch. Vì vậy, vào thời điểm xác lập giao dịch, chủ thể của những giao
dịch dân sự mà pháp luật quy định cá nhân tham gia giao dịch này phải có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì giao dịch mới có hiệu lực. Đây là

trường hợp người có năng lực hành vi dân sự những tại thời điểm xác lập
giao dịch dân sự do những lý do khác nhau nên không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình. Việc không nhận thức và làm chủ được hành
vi được thể hiện ra bên ngoài bằng những điều bất hợp lý mà trong điều
kiện bình thường một người nhận thức sẽ không làm như vậy.
Ví dụ: trong khi say rượu A đã ký hợp đồng với B bán chiếc xe máy A
đang sở hữu cho B với giá chỉ bằng một nửa giá thị trường tại thời điểm
đó. Trong trường hợp này, giao dịch vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao
dịch, A không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2.2.3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám
hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ ( Khoản 1 Điều 59
Bộ luật dân sự năm 2015)
“…Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có
liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường
hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự
đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
Ví dụ : Hợp đồng giữa D là người mất năng lực hành vi dân sự và F là
người giám hộ của D về việc bán giấy sử dụng đất do D được thừa kế cho
F sẽ bị coi là vô hiệu nếu F không chứng minh được có sự đồng ý của
người giám sát việc giám hộ và giao dịch đó được thực hiện vì lợi ích của
D.
11


Như vậy, những trường hợp nêu trên sẽ bị coi là vô hiệu do vi phạm điều
kiện về năng lực chủ thể.
KẾT LUẬN
Cá nhân khi tham gia vào một giao dịch dân sự nào đó cần phải có năng
lực chủ thể để thực hiện các giao dịch. Qua những điều đã phân tích ở trên
ta thấy rằng những tình huống nhiều khi diễn ra theo nhiều chiều đòi hỏi

những người giải quyết phải có cái nhìn thấu đáo, nắm vững pháp luật. Sự
đa dạng của các vấn đề trong thực tiễn cũng đặt ra yêu cầu không ngừng
hoàn thiện đối với hệ thống pháp luật hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2) Bộ luật Dân sự Việt Nam, NXB Lao Động.
3) Năng lực chủ thể của cá nhân trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 : luận văn thạc sĩ luật học / Nguyễn Thị Thanh Hảo ;
TS. Trần Thị Huệ hướng dẫn
4) Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu :
luận văn thạc sĩ luật học / Trịnh Thị Hòa ; TS. Nguyễn Minh Tuấn hướng
dẫn
5) Hợp đồng vô hiệu, />6) Giao dịch có lợi cho người chưa thành niên: Sẽ không bị tuyên vô
hiệu, />
12



×