Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.89 MB, 262 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THẮNG PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI VÙNG THAN
TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình .................................................................................................................ix
Trích yếu luận án ..............................................................................................................x
Thesis abstract................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài .........................................................................4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 4

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 4

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................ 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất đai vùng than .........................................5

2.1.1.

Quản lý, sử dụng đất đai ....................................................................................5

2.1.2.

Quản lý đất đai vùng than ..................................................................................7

2.1.3.

Sử dụng đất đai vùng than ...............................................................................12

2.1.4.

Phân loại tác hại và ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than ............14

2.1.5.

Cải tạo, phục hồi môi trường mỏ than ............................................................. 19

2.1.6.

Phân vùng chức năng sử dụng đất vùng than ..................................................23

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý, sử dụng đất đai vùng than ....................................28


2.2.1.

Quản lý, sử dụng đất đai vùng than tại một số nước trên thế giới ...................28

2.2.2.

Quản lý, sử dụng đất đai vùng than tại Việt Nam............................................35

2.3.

Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai
vùng than..........................................................................................................39

iii


2.3.1.

Một số công trình nghiên cứu trên thế giới...................................................... 39

2.3.2.

Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 44

2.3.3.

Một số công trình nghiên cứu ở tỉnh Quảng Ninh ...........................................46

2.4.


Nhận xét chung tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của đề tài ................47

2.4.1.

Nhận xét chung về tổng quan tài liệu .............................................................. 47

2.4.2.

Định hướng nghiên cứu của đề tài ...................................................................47

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 49
3.1.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 49

3.1.1.

Đặc điểm vùng than tại thành phố Hạ Long ....................................................49

3.1.2.

Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long .......49

3.1.3.

Tác động của khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan
tại thành phố Hạ Long ..................................................................................... 49

3.1.4.


Định hướng sử dụng đất đai vùng than ............................................................ 49

3.1.5.

Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than.......................... 49

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................51

3.2.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ................................................51

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................ 51

3.2.3.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp .................................................52

3.2.4.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích đất và nước ..................................................54

3.2.5.

Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) ............................................................ 56


3.2.6.

Phương pháp theo dõi mô hình ........................................................................57

3.2.7.

Phương pháp biên tập bản đồ và thống kê số liệu ...........................................60

3.2.8.

Phương pháp phân tích SWOT ........................................................................61

3.2.9.

Phương pháp tiếp cận mô hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Giải
pháp (PSR) .......................................................................................................62

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................65
4.1.

Đặc điểm vùng than tại thành phố Hạ Long ....................................................65

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ..................................................65

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long.................................................69


4.1.3.

Đánh giá chung về vùng than trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của thành phố Hạ Long ....................................................................................71

4.2.

Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng than .......................................72

iv


4.2.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2010 - 2017 ...................... 72

4.2.2.

Thực trạng sử dụng đất đai vùng than thành phố Hạ Long giai đoạn 2010
- 2017 ...............................................................................................................78

4.2.3.

Đánh giá những tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng đất và nguyên
nhân..................................................................................................................85

4.3.

Tác động của khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan

tại thành phố Hạ Long ..................................................................................... 89

4.3.1.

Tác động của hoạt động khai thác than đến tài nguyên đất và sử dụng đất .....89

4.3.2.

Tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường nước ......................... 93

4.3.3.

Tác động của hoạt động khai thác than đến cảnh quan ...................................96

4.3.4.

Đánh giá tác động của khai thác than tới tài nguyên đất và sử dụng đất,
môi trường nước và cảnh quan đô thị .............................................................. 98

4.3.5.

Nhận xét những tồn tại, bất cập và nguyên nhân ...........................................102

4.4.

Định hướng sử dụng đất đai vùng than .......................................................... 102

4.4.1.

Quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản trong quy hoạch sử

dụng đất thành phố Hạ Long..........................................................................102

4.4.2.

Phân vùng chức năng sử dụng đất phục vụ cải tạo, phục hồi môi trường
vùng than........................................................................................................103

4.4.3.

Xác định, đánh giá một số mô hình cải tạo đất đối với khu vực kết thúc
khai thác than .................................................................................................114

4.4.4.

Nhận xét những tồn tại, bất cập và nguyên nhân ...........................................125

4.5.

Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than........................ 131

4.5.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................131

4.5.2.

Nhóm giải pháp chung đối với vùng than...................................................... 133

4.5.3.


Nhóm giải pháp cụ thể đối với các khu vực ..................................................137

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148
5.1.

Kết luận ..........................................................................................................148

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................149

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án ........................................151
Phụ lục ....................................................................................................................... 160

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


CTPHMT

Cải tạo phục hồi môi trường

ĐMT

Đánh giá môi trường tổng hợp

ĐSKT

Đất sau khai thác

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

GCN

Giấy chứng nhận

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐKS

Hoạt động khoáng sản

KCN


Khu công nghiệp

KLN

Kim loại nặng

KTLT

Khai thác lộ thiên

NCS

Nghiên cứu sinh

QLĐĐ

Quản lý đất đai

TKV

Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

vi


DANH MỤC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

3.1.

Khu vực điều tra người dân và số lượng phiếu ...................................................53

3.2.

Các tiêu chí điều tra ............................................................................................ 54

3.3.

Vị trí lấy mẫu đất và nước tại vùng nghiên cứu..................................................55

3.4.

Địa điểm, diện tích và thời gian theo dõi các mô hình cải tạo bãi thải ...............59

4.1.

Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo các đơn vị hành chính vùng than
năm 2017.............................................................................................................68

4.2.

Diện tích và sản lượng các loại cây trồng tại thành phố Hạ Long giai đoạn

từ năm 2013 đến năm 2017.................................................................................70

4.3.

Thực trạng việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất khai thác than của các
doanh nghiệp tại vùng than năm 2017 ................................................................ 73

4.4.

Thực trạng cho thuê đất cho hoạt động khai thác than tại vùng than thành
phố Hạ Long năm 2017 ...................................................................................... 74

4.5.

Hiện trạng bồi thường, giải phóng mặt bằng tại vùng than năm 2017 ...............76

4.6.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai vùng than năm 2017 ......77

4.7.

Hiện trạng sử dụng đất đai vùng than tại thành phố Hạ Long năm 2017 ...........79

4.8.

Cơ cấu sử dụng đất của vùng than thành phố Hạ Long năm 2017 ..................... 80

4.9.


Biến động sử dụng đất tại vùng than giai đoạn 2010 - 2017 .............................. 80

4.10.

Hiện trạng sử dụng đất khai trường năm 2017 ...................................................81

4.11.

Hiện trạng cải tạo phục hồi môi trường tại các khu vực làm bãi thải
năm 2017.............................................................................................................82

4.12.

Hiện trạng sử dụng đất sau khai thác than năm 2017 .........................................83

4.13. Chênh lệch địa hình và độ dốc một số khu vực trong vùng than ........................ 97
4.14. Kết quả AHP xác định thứ tự mức độ tác động của khai thác than (theo
trọng số bậc 1 và 2) ........................................................................................... 100
4.15. Quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản đến năm 2020 ................... 103
4.16. Lựa chọn các tiêu chí phân vùng chức năng ..................................................... 104
4.17. Đặc điểm các tiểu vùng chức năng thuộc vùng than thành phố Hạ Long ........105
4.18.

Đánh giá SWOT cho các khu chức năng vùng khai thác than ......................... 111

4.19. Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây lâm nghiệp ..................................118

vii



4.20. Tỷ lệ sống và chỉ tiêu sinh trưởng của cây lâm nghiệp trên bãi thải ................118
4.21.

Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây nhiên liệu lấy dầu ........................ 120

4.22.

Tỷ lệ sống và chỉ tiêu sinh trưởng của cây cây nhiên liệu lấy dầu ................... 121

4.23. Quy mô sử dụng đất mô hình trồng cây phủ xanh, cải tạo chất lượng đất .......121
4.24.

Tỷ lệ sống của cây cải tạo đất của cây phủ xanh, cải tạo chất lượng đất..........122

4.25.

Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây chống xói lở bãi thải ................... 123

4.26. Tỷ lệ sống và khả năng cải tạo đất của cây chống xói lở bãi thải..................... 123
4.27. Khung phân tích Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng (PSR) cho mỗi tiểu vùng......126
4.28. Sự đánh giá của cộng đồng dân cư địa phương về mức độ ưu tiên cho các
định hướng sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .......129
4.29.

Đề xuất quy trình lồng ghép kế hoạch cải tạo phục hồi môi trường và sử
dụng đất sau khai thác vào thiết kế mở mỏ đối với khu vực chưa khai
thác than ............................................................................................................143

viii



DANH MỤC HÌNH
TT
2.1.

Tên hình

Trang

Các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp của khai thác lộ thiên đối với môi
trường ..................................................................................................................18

3.1.

Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................................ 50

3.2.

Sơ đồ các vị trí lấy mẫu tại thành phố Hạ Long .................................................56

3.3.

Sơ đồ cấu trúc thứ bậc ....................................................................................... 56

3.4.

Sơ đồ các bước mô hình phủ xanh bãi thải ngành than bằng thực vật ...............58

3.5.


Cấu trúc khung lý thuyết về Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng .............................. 63

4.1.

Sơ đồ vị trí vùng than thành phố Hạ Long ......................................................... 65

4.2.

Sản lượng khai thác than thành phố Hạ Long giai đoạn 2008 - 2017 ................69

4.3.

Khu vực sản xuất nông nghiệp và dân cư phường Hà Phong ............................. 92

4.4.

Bãi thải bị xói mòn làm tăng nguy cơ sạt lở vào mùa mưa ................................ 93

4.5.

Sơ đồ các biến đánh giác tác động theo AHP ..................................................... 99

4.6.

Số lượng phiếu đánh giá tác động của hoạt động khai thác than đến các
yếu tố.................................................................................................................101

4.7.

Tỷ lệ cây sống sau thời gian trồng 1 năm (%) ..................................................119


4.8.

Tỷ lệ cây sống sau thời gian trồng 1 năm (%) ..................................................120

4.9.

Tỷ lệ cây sống sau thời gian trồng 1 năm (%) ..................................................122

4.10. Tỷ lệ cây chống xói lở bãi thải sống sau 1 năm (%) .........................................124
4.11. Điểm mức độ đồng thuận về điểm số của người dân địa phương với mỗi
định hướng đưa ra ............................................................................................. 129
4.12. Tổng hợp mức độ đồng thuận của cộng đồng cư dân đối với một số loại
hình sử dụng đất tại vùng than thành phố Hạ Long ..........................................130
4.13. Sơ đồ định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long........................... 132
4.14. Đề xuất sơ đồ quy trình sử dụng đất sau khai thác ...........................................144

ix


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Vũ Thắng Phương
Tên Luận án: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất
đai vùng than tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 9 85 01 03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại vùng than và tác động của hoạt
động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan của thành phố Hạ Long, tỉnh

Quảng Ninh;
- Xác định khả năng sử dụng đất sau khai thác than và đề xuất giải pháp quản lý, sử
dụng hợp lý đất đai vùng than theo hướng cải tạo môi trường, cảnh quan cho thành phố du
lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng như: Phương pháp điều
tra, thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp điều tra,
thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp lấy mẫu, phân tích đất và nước; Phương pháp đối
chiếu, so sánh; Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP); Phương pháp theo dõi mô hình
trồng cây cải tạo bãi thải; Phương pháp biên tập bản đồ và thống kê số liệu; Phương
pháp phân tích SWOT; Phương pháp tiếp cận mô hình khung ma trận Áp lực - Tình
trạng - Giải pháp (PSR).
Kết quả chính và kết luận
Thành phố Hạ Long có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong đó công nghiệp
khai thác than và du lịch là hai lĩnh vực kinh tế chủ đạo của thành phố Hạ Long. Thành
phố có trữ lượng than đá lớn, sản lượng khai thác than có nhiều biến động và xu hướng
giảm dần trong giai đoạn 2010 - 2017. Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững đồng thời
bảo vệ môi trường của di sản thế giới vịnh Hạ Long, công tác quản lý đất đai, bảo vệ
môi trường cần chặt chẽ hơn.
Vùng than tại thành phố Hạ Long gồm 9 mỏ, thuộc quản lý của 6 công ty khai
thác. Tổng diện tích vùng than là 3.441,31 ha, trong đó khu vực đang khai thác than
chiếm 43,47%, khu vực đã kết thúc khai thác than chiếm 17,39%, khu vực chưa khai
thác chiếm 39,14% tổng diện tích vùng than. Diện tích đất khai trường sau khai thác và
đất bãi thải cần CTPHMT là 368,05ha và 436,02 ha. Trên địa bàn thành phố Hạ Long
chưa có quy hoạch sử dụng đất sau khai thác than cho toàn vùng than tại thành phố nên
cần có kế hoạch sử dụng đất hợp lý trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ

x



Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Các tác động khai thác than có ảnh hưởng đến tài nguyên đất, môi trường nước,
cảnh quan thành phố Hạ Long. Trong giai đoạn 2010 - 2017, diện tích khai thác than đã
tăng 740,13 ha, diện tích rừng giảm 520,44 ha và độ che phủ rừng trong vùng than giảm
15,12%. Chất lượng đất cũng chịu tác động lớn từ hoạt động khai thác than, cụ thể: hàm
lượng các kim loại nặng trong đất như: As, Pb Cu, Zn và Cd tại khu vực bãi thải đã
phục hồi và bãi thải đang đổ thải cao hơn nhiều so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT
(riêng As vượt so với QCVN từ 5,4 - 9,45 lần); hàm lượng Fe và Mn, chất rắn lơ lửng,
COD trong nước tăng; pH nước mặt và nước ngầm giảm. Ngoài ra, hoạt động khai thác
than cũng làm tăng nguy cơ sạt lở đất, bồi lấp sông, suối; biến đổi mạnh địa hình và ảnh
hưởng đến cảnh quan chung của thành phố du lịch với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long. Kết quả phân tích chỉ số AHP và đánh giá qua phiếu điều tra của người dân và
cán bộ địa phương về sự tác động của hoạt động khai thác than thì tài nguyên đất và sử
dụng đất ở là nhóm bị tác động mạnh nhất, cụ thể là các yếu tố về sạt lở đất đá, đất đá
thải ô nhiễm đất và nước sông suối là các yếu tố chi tiết chịu nhiều tác động tiêu cực
nhất từ hoạt động khai thác than tại thành phố Hạ Long, tiếp đó là nhóm yếu tố môi
trường nước và cảnh quan đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo khả năng sử dụng đất, phục hồi đất sau khai thác than, theo định hướng,
chức năng sử dụng đất có thể chia toàn vùng than thành phố Hạ Long thành 06 không
gian phát triển (với 15 tiểu vùng chức năng): 1. Bảo vệ và phát triển rừng (lồng ghép với
phát triển hạ tầng du lịch); 2.Phục hồi rừng tự nhiên (lồng ghép với cải tạo chất lượng
môi trường, bảo vệ môi trường nước mặt và nước ngầm); 3. Phát triển khai thác mỏ lộ
thiên (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường; bảo vệ chất
lượng nước ngầm và mặt; phát triển hạ tầng du lịch); 4. Phát triển dịch vụ, du lịch, giải
trí (lồng ghép ngăn ngừa sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ phát triển rừng và
tôn tạo cảnh quan đô thị); 5. Phát triển đô thị (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở đất;
cải tạo môi trường đất; bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm và tôn tạo cảnh quan
đô thị); 6. Phát triển khu công nghiệp (lồng ghép bảo vệ chất lượng nước mặt và nước
ngầm, phát triển hạ tầng du lịch). Đã xác định được 06 loại cây có khả năng phục hồi
các khu vực kết thúc khai thác than (khu bãi thải dừng đổ thải) là: Cây Keo, cỏ Vetiver,

cây Cốt khí, cây Cọc Rào, cây Sở, cây Đậu Dầu.
Các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than được đề xuất trên cơ sở
định hướng không gian sử dụng đất vùng than lồng ghép bảo vệ môi trường, cải tạo
cảnh quan trong đó sử dụng kỹ thuật PSR phân tích cho mỗi khu chức năng. Các nhóm
giải pháp được đề xuất gồm: Nhóm giải pháp chung, nhóm giải pháp cụ thể đối với khu
vực đang khai thác than, khu vực kết thúc khai thác than, khu vực chưa khai thác than
và khu vực chịu ảnh hưởng của khai thác than tại thành phố Hạ Long. Hạ Long.

xi


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Vu Thang Phuong
Thesis title: Study the current situation and propose solutions for proper land
management and use in coal mining in Ha Long city, Quang Ninh province.
Major: Land management
Code: 9 85 01 03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To assess the current situation of land management and use for coal mining
area and the impacts of coal mining activities on land use, environment and landscape in
Ha Long city, Quang Ninh province;
- To determine the possibility of using land after coal mining, to propose
solutions for managing and using land of coal mining area in the direction of improving
the environment and landscape for Ha Long tourist city, Quang Ninh province.
Materials and Methods
The thesis used popular research methods include: method of secondary data
survey and collection; Site selection method; Method of primary data survey and
collection; method of soil and water sampling and analysis; Comparison method;
Analytic Hierarchy Process method (AHP); Method of monitoring the model of

plantation for rehabilitation of waste dumps; method of map editing and data statistics;
SWOT analytic method; Pressure-Situation-Resolution (PSR) matrix model approach.
Main findings and conclusions
Ha Long city has great potential for economic development. In particular, the
mining and tourism industry are the two main economic sectors of Ha Long city.
Mineral resources are abundant, especially coal. However, the output of coal mining has
a lot of fluctuations and tendency to decrease in the period of 2010 - 2017. Socioeconomic development orientation and policies are linked to the trend of sustainable
development. Therefore, the land management and environmental protection should be
more tightly to ensure the economic development while.
The coal zone in Ha Long city include 9 mines under the management of 6
mining companies. The total area of coal zone was 3,441.31 ha. Of which, the area of
current coal mining was 1,495.83 ha (accounted for 43.47% of total area of coal zone)
and the area of post mining was 598.44 ha (accounted for 17.39% of total area of coal
zone). The unexploited coal mining area was 1347.04 ha, accounted for 39.14% of total
coal zone area. The above area included 368.05 ha of post mining area and 436.02ha of
waste dump area, both need to renovate and rehabilitate for environment. In Ha Long
city, there is no land use planning for the whole coal area after exploitation in the city,
therefore it need a suitable land use plan based on the land use planning of Ha Long city
to 2020, orientation to 2030.
Determining the impact of coal mining activities on the land resources, land use,
water environment, and landscape of Ha Long city showed that in the period 2010 2017, the area of coal mining had increased 740.13 hectares, the forest area had

xii


decreased 520.44 hectares and the forest coverage in the coal area had decreased
15.12%. Soil quality was also greatly affected by coal mining activities, in details: the
heavy metal contents in the soil such as As, Pb Cu, Zn and Cd in the recovered waste
dump and the dumping site was much higher than the Vietnam standards QCVN 03MT: 2015 / BTNMT (particularly Arsenic content was from 5.4 to 9.45 times higher
than QCVN); Fe and Mn contents, suspended solids, COD in water increased; pH of

surface water and groundwater decreased. In addition, coal mining activities also
increased the risk of landslides, fills up rivers and streams; strongly changed the
topography and affected the general landscape of the tourist city with the world natural
heritage Ha Long bay. According to the result of analyzing the AHP index and
assessing through the local people's questionnaire about the impact of coal mining
activities, land resources and residential land use is the most impacted group, namely
the elements of landslides, soil and river water pollution by rock and soil discharging
were detailed factors affected by the most negative impacts from coal mining activities
in Ha Long city, followed by factors of water environment and urban landscape, which
are seriously affected.
Determining the possibility to use land after coal mining, restoring areas after
coal mining at waste dumps for models of land improvement by planting, at the same
time orientating and zoning of land use functions for the whole Ha Long city's coal area
into 06 developing areas (with 15 functional sub-zones) including: Forest protection and
development (integration with travel infrastructure development); Natural forest
restoration (integration with improvement of environmental quality, protection of
surface and underground water environment); Development of open-pit mining
(integration of disaster prevention, landslides, improvement of environmental quality,
protection of ground and surface water quality and development of tourism
infrastructure); Development of services, tourism, recreation (integration of landslide
prevention, improvement of environmental quality, forest protection and development,
and embellishment of urban landscapes); Urban development (integration of disaster
prevention, landslides, improving the land environment, protecting the surface and
ground water environment, and improving the urban landscape); Development of
industrial zones (integration of protection of surface and ground water quality,
development of tourism infrastructure). At the same time, determining the possibility to
use land, the restoration of areas after coal mining (waste disposal sites after stopping
waste load) with plantation models for waste dump improvement with 6 varieties, which
were observed from models such as: acacia, vetiver, Tephrosia candida, atropha curcas,
Pongamia pinnata, Camellia oleifera, which were suitable with natural and actual

conditions of waste dump of Ha Long city.
Propose solutions for land management and use for coal area on the basis of
land-use space orientation in the integration of environmental protection and landscape
improvement, using the PSR technology to analyse for each functioning zone. Proposed
solutions includes following groups: general solutions, detailed solutions for current
coal mining areas, post coal mining areas, will-be coal mining areas, solution group for
affected areas of coal mining in Ha Long city.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai và nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất là tiềm năng, nguồn lực
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Do
đó, bảo vệ và quản lý sử dụng hợp lý quỹ đất trong quá trình khai thác khoáng sản và
sau khai thác là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc phát triển bền vững đất
nước. Quốc hội đã nêu theo Luật Khoáng sản (2010): “Khoáng sản là tài nguyên hầu
hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của Quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ,
khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài,
bảo đảm quốc phòng an ninh” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Khai thác khoáng sản là một hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với nước đang phát
triển như Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản thường gây tác
động mạnh đến đất đai, các hệ sinh thái tự nhiên và môi trường sống của con người.
Do vậy, bảo vệ đất đai và môi trường trong các vùng. Khai thác khoáng sản luôn là
mối quan tâm lớn của các nhà quản lý, nhà khoa học nhằm hạn chế các ảnh hưởng
tiêu cực của các hoạt động này gây ra cho con người và môi trường sống.
Việt Nam là một nước đang phát triển, hoạt động khai thác than ở tỉnh Quảng

Ninh đã thực hiện từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay, khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh
chủ yếu tập trung ở khu vực các huyện Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều và
một phần nhỏ diện tích của huyện Hoành Bồ. Theo số liệu của Tập đoàn than và
khoáng sản Việt Nam, trữ lượng than ở Quảng Ninh tính đến ngày 01 tháng 01 năm
2016 là 4.049.559 ngàn tấn, trữ lượng than ở độ sâu dưới mức -300 m của bể than
Quảng Ninh là 6.935.473 ngàn tấn. Các mỏ than đang hoạt động phần lớn phân bố
trên các dãy núi phía Bắc đường quốc lộ 18A từ Mạo Khê đến Mông Dương xen lẫn
các khu dân cư, lân cận với các đô thị, các khu kinh tế trọng điểm, thượng nguồn
sông suối, các hệ sinh thái nhạy cảm cửa sông ven biển và nhiều nguồn tài nguyên
thiên nhiên, văn hóa, lịch sử quan trọng.
Khai thác than lộ thiên làm biến đổi địa hình, biến đổi mạng lưới thủy văn và
hệ thống dòng chảy mặt qua việc khai thác và các bãi thải làm suy thoái và phá hủy
thảm thực vật, suy giảm và ô nhiễm nước ngầm. Vật liệu xói mòn, rửa trôi từ khai
trường khai thác bồi lấp dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường nước. Môi trường
nước biển ven bờ bị xuống cấp và ô nhiễm nặng cục bộ do sự tập trung của các nhà
máy sàng tuyển, các cảng xuất than, do các chất đưa ra từ bãi thải, khai trường khai
1


thác than ra bờ vịnh Hạ Long. Hầu hết các khai trường khai thác nằm gần vịnh Hạ
Long - di sản thiên nhiên thế giới, chúng trở thành nguồn cung cấp vật liệu gây ô
nhiễm môi trường nước và bồi lấp dải ven biển, hoạt động khai thác, vận chuyển và
sàng tuyển than tạo ra nhiều bụi, khí thải và tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường khí
trên một vùng rộng lớn của đô thị Hạ Long. Khai thác than lộ thiên tới tổng thể môi
trường nước, môi trường khí và ảnh hưởng trực tiếp đến hiện trạng tài nguyên đất
và nước. Bên cạnh đó, khai thác than hầm lò cũng có ảnh hưởng lớn nhất đến nước
ngầm và nước vùng ven biển.
Thành phố Hạ Long là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Quảng
Ninh có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di
sản thế giới với diện tích 434km2. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời

điểm này tại Hạ Long là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía Bắc và Đông Bắc thành phố
trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, riêng
Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm các hoạt động khoáng sản (Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long, 2015). Bên cạnh những những
vấn đề tác động khác, khai thác than hiện gây ra nhiều vấn đề bất cập về môi
trường, xã hội, quản lý sử dụng đất. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long đang
có 9 mỏ khai thác than thuộc sự quản lý của 6 doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh đó
còn nhiều mỏ than khai thác trái phép, gây mất ổn định xã hội, làm thất thoát nguồn
tài nguyên khoáng sản, ảnh hưởng đến môi trường và sử dụng đất tại địa phương.
Chất lượng môi trường có xu hướng biến đổi mạnh theo chiều hướng đi xuống, khả
năng xử lý nước thải và rác thải chỉ đạt 40% tổng lượng chất thải xả ra mỗi ngày tại
thành phố Hạ Long (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2014). Nghiêm
trọng hơn, việc khai thác than lộ thiên của một số mỏ than đã và đang trong giai
đoạn thu hồi than để chuẩn bị dừng khai thác và nhiều lộ vỉa đã kết thúc khai thác
(các vùng này lận cận vùng đô thị trọng tâm của khu vực Hạ Long) nên đã và đang
tạo ra nguy cơ gây lãng phí một quỹ đất lớn, có thể được sử dụng cho phát triển
kinh tế Hạ Long, là cầu nối kinh tế lớn trong khu vực. Trong tai biến thiên nhiên tại
thành phố Hạ Long năm 2015, sạt lở đất đã khiến rất nhiều hộ dân sống gần khu
vực khai thác than bị ảnh hưởng, trong đó gần 200 hộ bắt buộc phải di dời chỗ ở để
đảm bảo an toàn (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2015). Các vấn
đề cấp bách đó đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long cần có những giải
pháp để quản lý chặt chẽ và hợp lý.
Vấn đề cần đặt ra làm sao việc khai thác than đảm bảo được vấn đề môi
trường cũng như việc tái sử dụng nguồn đất sau khai thác. Chính vì thế hướng
nghiên cứu của luận án là cần thiết với thực tế nhằm đánh giá thực trạng từ đó đề
xuất khả năng sử dụng đất sau khai thác than đảm bảo sử dụng hợp lý và cải tạo môi
2


trường cho thành phố Hạ Long.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại vùng than và tác động của
hoạt động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan của thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
- Xác định khả năng sử dụng đất sau khai thác than và đề xuất giải pháp quản
lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than theo hướng cải tạo môi trường, cảnh quan cho
thành phố du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tình hình quản lý, sử dụng đất đai vùng than, tác động của hoạt động khai
thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan của thành phố du lịch Hạ Long;
- Các loại đất thuộc vùng than thành phố Hạ Long và vùng chịu ảnh hưởng lan
toả gồm:
+ Đất khai trường, đất bãi thải đang đổ thải, và đất mặt bằng sân công
nghiệp…
+ Đất bãi thải đã kết thúc đổ thải (các khu vực kết thúc đổ thải để chuyển sang
giai đoạn CTPHMT hoặc đang CTPHMT), các moong đã kết thúc khai thác và đất
đã hoàn thành việc CTPHMT;
+ Đất nông nghiệp và phi nông nghiệp còn lại của vùng than (đất rừng phòng
hộ, đất rừng sản xuất, đất ở đô thị, đất sản xuất kinh doanh, đất quốc phòng, đất
nghĩa trang, đất mặt nước).
- Một số mô hình phục hồi, bảo vệ môi trường sinh thái trong sử dụng đất ở
vùng khai thác than đối với thành phố Hạ Long.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi vùng than (vùng quy hoạch
khai thác than) nằm trong địa giới hành chính của 05 phường gồm: Hà Khánh, Hà
Tu, Hà Phong, Hà Lầm và Hà Trung có tổng diện tích 3.441,31ha chia ra các khu
vực như sau:
- Phạm vi nghiên cứu chính là vùng than gồm:

+ Khu vực đang khai thác than: Khu vực khai trường, khu vực bãi thải đang đổ
thải và mặt bằng sân công nghiệp (Chứa than sau khi khai thác),… thuộc quyền
quản lý của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc tại
3


thành phố Hạ Long (diện tích là 1.495,83 ha).
+ Khu vực đã kết thúc khai thác than và kết thúc đổ thải với diện tích là
598,44 ha.
+ Khu vực chưa khai thác than (nằm trong ranh giới quy hoạch vùng than)
thuộc quyền quản lý hành chính của địa phương (diện tích là 1347,04 ha).
- Phạm vi nghiên cứu ảnh hưởng là khu vực ngoài vùng than bị tác động ảnh
hưởng lan tỏa của hoạt động khai thác than từ các khai trường khai thác than.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Giới hạn thời gian được nghiên cứu của luận án từ năm 2010 - 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định các tác động của hoạt động khai thác than đến tài nguyên đất và sử
dụng đất, môi trường nước, cảnh quan đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các mô hình phục hồi đất sau khai thác than và giải pháp quản lý, sử
dụng hợp lý đất vùng than thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn
cho quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái tại những vùng có hoạt
động khai thác than theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác tài
nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đặc biệt là đất sau khai thác than,
giảm thiểu tối đa tác động của hoạt động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường
và cảnh quan.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng, biến động sử dụng đất và những vấn đề tồn tại

trong công tác quản lý, sử dụng đất ở vùng than, những tác động của hoạt động khai
thác than đến tài nguyên đất và sử dụng đất, môi trường nước, cảnh quan thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
- Xác định một số mô hình thực tế có khả năng cải tạo, phục hồi bãi thải sau
khai thác than và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất đất vùng than tại thành
phố hạ Long theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái cho thành phố du lịch Hạ
Long.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÙNG THAN
2.1.1. Quản lý, sử dụng đất đai
2.1.1.1. Đất đai, vai trò của đất đai
Đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của loài người. Không có
đất thì không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của con người (Đường Hồng
Dật, 1994). Đất đai là tài nguyên cơ bản, không thể thiếu trong cuộc sống bền vững
trên trái đất, đồng thời đất đai cũng là tài sản quốc gia, là nguồn lực quan trọng cho
phát triển kinh tế - xã hội; đất đai có đầy đủ thuộc tính của một loại tài sản (FAO,
1996; Vũ Văn Phúc và cs., 2013). Trong tác phẩm Dư Địa chí của Phan Huy Chú có
viết “Của báu của một nước không gì quý bằng đất đai; nhân dân và của cải đều do
đấy mà sinh ra”. Theo Petty (1962): “Lao động là cha, đất đai là mẹ sinh sản ra mọi
của cải vật chất trên thế giới này” (dẫn theo Vũ Ngọc Tuyên, 1994). Ngoài ra, đất
đai còn là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước, được quản lý theo pháp luật (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Đất
đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa
hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong
lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của

con người trong quá khứ và hiện tại để lại (Yuong, 1988; Smyth et al., 1993).
Tùy theo mỗi loại hình kinh tế khác nhau, đất đai cũng có những đặc điểm,
tác dụng rất khác nhau (Phan Văn Thọ và cs., 2013). Bằng cách sử dụng tài chính,
lao động, kỹ năng quản lý và kỹ thuật có thể tìm đến nơi mà họ cần đất để sử dụng;
trong khi đất đai thì không thể dịch chuyển và mỗi vị trí đất có các khả năng sử
dụng, quản lý khác nhau (Smyth et al., 1993).
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý và sử dụng đất
* Khái niệm về quản lý
Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng
quản lý là cai trị, cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ
huy. Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận do điều khiển
học đưa ra như sau:

5


Quản lý là sự tác động, định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật
tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Quan niệm
này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù
hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước.
Hiểu theo góc độ hành động, quản lý là điều khiển và được phân thành 3 loại:
Loại hình thứ nhất: là việc con người điều khiển các vật hữu sinh không phải
con người, để bắt chúng phải thực hiện ý đồ của người điều khiển. Loại hình này
được gọi là quản lý sinh học, quản lý thiên nhiên, quản lý môi trường... Ví dụ con
người quản lý vật nuôi, cây trồng...
Loại hình thứ hai: là việc con người điều khiển các vật vô tri vô giác để bắt
chúng thực hiện ý đồ của người điều khiển. Loại hình này được gọi là quản lý kỹ
thuật. Ví dụ, con người điều khiển các loại máy móc...
Loại hình thứ ba: là việc con người điều khiển con người. Loại hình này được
gọi là quản lý xã hội (hay quản lý con người).

* Khái niệm về quản lý nhà nước
Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhất quản
lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Cụ thể như sau:
- Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người sống và
làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là
công dân.
- Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh
thồ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan
quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy
định.
- Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh.
Vậy Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

6


* Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất
đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại
quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
* Khái niệm về sử dụng đất
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của
thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý

nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đã công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích
sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất.
2.1.2. Quản lý đất đai vùng than
2.1.2.1. Khai thác than và vùng than
Để có thể hiểu khái niệm khai thác than, trước tiên cần cần phải nghiên cứu
khái niệm về khai thác mỏ và khai thác khoáng sản. Khai thác mỏ là hoạt động khai
thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng,
mạch hoặc vỉa than, bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra
trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác khoáng
sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên
quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, 2011). Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý,
sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối, kali cacbonat và than.
Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí
nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Theo Nguyễn Đức Quý (2010),
khai thác khoáng sản là hoạt động bao gồm toàn bộ quá trình từ khảo sát, điều tra
thăm dò địa chất, khai thác, chế biến, sản xuất hàng hóa, lưu thông, phân phối và sử
dụng khoáng sản. Nói cách khác khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng
phương pháp hoặc khai thác lộ thiên hoặc hầm lò để đưa khoáng sản từ lòng đất phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khái niệm khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, chúng ta có thể hiểu khai
thác than là các hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động
có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản than từ lòng đất sau khi đã có giấy

7


phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc khai thác than
được tính từ khi thăm dò, xin cấp phép, xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ);
khai thác bình thường theo công suất thiết kế (giai đoạn khai thác than); cho đến khi

mỏ kết thúc khai thác, cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ, trả lại đất cho
địa phương.
Có 2 hình thức khai thác than cơ bản đó là khai thác lộ thiên và khai thác
hầm lò. Khai thác lộ thiên là hình thức khai thác than được lấy lên từ lòng đất bằng
phương pháp bóc lớp đất đá phủ trên lớp than cần khai thác. Hình thức khai thác
hầm lò là hình thức không bóc lớp phủ mà người ta đào các hầm bên dưới mặt đất
để lấy than (Montrie and Chad, 2003).
Vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tương đồng và các mối liên
kết với nhau theo một số quy luật đặc thù tùy theo mục tiêu của hệ thống phân vùng
(Trương Mạnh Tiến, 2012). Vùng than được hiểu là vùng đất quy hoạch cho hoạt
động khai thác khoáng sản than sau khi đã thăm dò khoáng sản dưới lòng đất và xác
định được trữ lượng than tiềm năng có thể khai thác. Vùng than gồm nhiều loại hình
sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng đất của địa phương, chỉ khi tiến hành khai thác
mới tiến hành các bước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân
sau đó thu hồi đất để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất cho hoạt động khai thác
khoáng sản để cho các doanh nghiệp ngành mỏ thuê sử dụng để khai thác than.
Xét trên không gian bề mặt quản lý thì vùng than gồm nhiều loại hình sử dụng
đất như đất cho hoạt động khai thác khoáng sản, đất ở, đất lâm nghiệp, đất trồng cây
hàng năm… Trong vùng than có khu vực đang khai thác và khu vực chưa khai thác,
trong đó khu vực đang khai thác cơ bản chỉ gồm đất cho hoạt động khai thác khoáng
sản và khu vực chưa khai thác bao gồm các loại đất khác ngoài đất cho hoạt động
khai thác khoáng sản.
Xét trên không gian dưới lòng đất thì vùng than là một phần của bể than
được phân định quy ước chủ yếu theo yếu tố địa lý và các yếu tố địa chất. Theo Bộ
Tài nguyên và Môi trường (2007), các khái niệm về bể than, mỏ than, phân khu mỏ
than, moong than được hiểu như sau:
Bể than là diện tích phân bố các lớp trầm tích chứa than có các điều kiện
thành tạo và phát triển địa chất chung trong một thời kỳ địa chất nhất định.
Mỏ than là đơn vị không gian chứa than, có cấu trúc tương đối đồng nhất, tập
trung các trầm tích chứa than có quan hệ tương đối chặt chẽ, tương đồng về hình

thái, nguồn gốc, cấu trúc - kiến tạo, điều kiện kỹ thuật khai thác và đặc điểm kinh tế
địa chất mỏ.
8


Phân khu mỏ than là một phần của mỏ than, được khoanh định bởi yêu cầu
thăm dò địa chất hoặc yêu cầu thiết kế khai thác mỏ.
Moong than là dạng địa hình được hình thành do khai thác than lộ thiên và
nằm xen kẽ giữa các dạng cảnh quan vùng khai thác than. Đây là dạng địa hình có
xu hướng tích tụ vật liệu, do đó có ý nghĩa rất lớn trong thiết kế các biện pháp ngăn
chặn vật liệu xói mòn, rửa trôi, trượt lở, sạt lở.
Theo Hoàng Danh Sơn (2006), xói mòn đất vùng khai thác than là dạng vận
động di chuyển vật chất đặc thù trong mỏ khai thác. Quá trình xói mòn diễn ra dưới
các hình thức: xói mòn bề mặt, xói mòn theo khe rãnh do mưa và xói mòn do gió.
Trong đó, xói mòn bề mặt là đặc trưng của quá trình di chuyển vật chất xảy ra đối với
lớp phủ bề mặt vùng khai thác than; xói mòn khe rãnh là dạng di chuyển rất mạnh lớp
vật chất bề mặt trên các cảnh quan bãi thải dưới tác động của dòng chảy tập trung trên
mặt. Phương pháp chống xói mòn đất vùng than: (i) Ngăn cản lực xung kích giọt
nước mưa va đâp mặt đất gây nên xói mòn mặt; (ii) Hạn chế và tiêu diệt dòng chảy
tập trung trên mặt đất nhằm làm giảm yếu và hạn chế động năng của dòng chảy cuốn
trôi đất đá ở mặt dốc; (iii) Làm giảm vận tốc dòng chãy giữ và lắng đọng bùn cát theo
dòng chảy.
2.2.2.2. Một số khái niệm liên quan đến quản lý đất đai vùng than
Quản lý đất đai (Land management) bao gồm các quy trình để sử dụng tài
nguyên đất có hiệu quả. Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất. Theo định
nghĩa của Liên hợp quốc, quản lý đất đai là quá trình lưu giữ và cập nhật những
thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất
(United Nations, 1996). Đó là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng,
phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê,
bán) và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đối tượng quản lý đất đai

liên quan đến cả 2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất
đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các
thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
(Engelke and Vancutsem, 2012; Georgia, 2001).
Quản lý hành chính về đất đai (Land administration) liên quan đến việc xây
dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và
giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy quản lý đất đai hiệu
quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản. Quản lý Nhà nước về đất đai có thể có
nhiều nghĩa khác nhau tại các nước khác nhau. Quản lý nhà nước về đất đai có thể
9


đồng nghĩa với quản lý đất đai, tập trung vào cách thức Chính phủ xây dựng và thực
hiện các chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả các loại đất không phân biệt
quyền sử dụng đất (Tommy, 2011).
Quản trị đất đai (Land Governance) thể hiện trách nhiệm của Chính phủ trong
quản lý đất đai thông qua việc tập trung vào các vấn đề chính sách và tầm quan
trọng của việc quản lý hiệu quả. Quản trị đất đai có thể được hiểu là cách Chính phủ
điều hành cơ chế quản lý đất đai (Tommy, 2011).
Quản lý đất đai bền vững kết hợp kỹ thuật, chính sách và các hoạt động nhằm
thống nhất các nguyên tắc kinh tế xã hội với các mối quan tâm về môi trường để
đồng thời gìn giữ hoặc tăng cường sản xuất, giảm mức độ rủi ro của sản xuất, bảo
vệ tiềm năng của nguồn tài nguyên thiên nhiên và phòng chống (đệm để chống lại)
sự thoái hoá đất đai và nước, phát triển về mặt kinh tế và chấp nhận được về mặt xã
hội (Smyth and Dumanski, 1993). Việc quản lý, sử dụng đất sau khai thác than phải
đảm bảo hai mục tiêu: (i) đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, (ii) đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường. Hiện nay,
quan điểm phát triển bền vững chưa được triển khai đầy đủ nên các cơ quan quản lý
nhà nước gặp nhiều vấn đề trong giải quyết những bức xúc, khiếu kiện của người
dân liên quan đến sử dụng đất vùng than. Cơ chế, chính sách bồi thường quyền sử

dụng đất hiện hành đang có những bất cập lớn trong thực tiễn, chưa đặt đúng mức
các lợi ích về xã hội và môi trường. Sự thiếu hụt các cơ chế, chính sách phát triển
bền vững còn là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân chia lợi ích
cũng như chia sẻ ô nhiễm môi trường của phát triển. Vì vậy, trước mắt cần có
những nghiên cứu chính sách cụ thể hoá quan điểm chủ đạo về phát triển bền vững
trong quản lý và sử dụng đất, trong đó có những nguyên tắc và cơ chế bồi thường
phù hợp cho người dân.
Quản lý sử dụng đất tập trung vào đất và cách đất được sử dụng cho mục đích
sản xuất, bảo tồn cảnh quan (Verheye, 2010). Quản lý sử dụng đất yêu cầu ra quyết
định và được xác định bởi mục đích sử dụng nó ví dụ cho sản xuất lương thực, nhà
ở, giải trí, khai khoáng… và được xác định bởi bản chất và giá trị của đất. Trước
đây quản lý sử dụng đất tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp. Ngày nay, quản lý
đất đai còn phải đối mặt với các vấn đề công nghiệp hóa, đô thị hóa, bảo tồn, khai
khoáng… (Ferber, 2009).
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được sử
dụng bởi chính quyền để quản lý đất được sử dụng và phát triển bao gồm: quy
10


hoạch, kế hoạch sử dụng đất, luật pháp, quyền sử dụng đất, định giá đất và thông tin
bất động sản (World Bank, 2010).
Từ các khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm quản lý đất đai đối với hoạt
động khai thác than là quá trình quản lý việc sử dụng đất của các mỏ dưới hình thức
nhà nước cho doanh nghiệp thuê đất có thời hạn dùng cho mục đích khai thác than
đảm bảo sử dụng đất đúng quy hoạch, hiệu quả đồng thời bảo vệ môi trường sinh
thái nơi có hoạt động khai thác mỏ theo hướng bền vững.
2.2.2.3. Nguyên tắc quản lý đất đai vùng than
- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước: Đất đai là tài
nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không thể có bất kỳ một
cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của

mình được. Chỉ có nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới
có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập
trung quyền lực và thống nhất của nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh
vực đất đai nói riêng.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất
đai: Theo Luật dân sự năm 2015, quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu
đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai.
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất
đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển
giao quyền sử dụng. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà thực hiện hoạt động
này thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng… từ những chủ thể trực tiếp sử dụng
đất. Vậy, để áp dụng nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng có hiệu quả
nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành
lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho từng cá nhân, vừa đảm bảo lợi
ích của nhà nước.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa các lợi ích: Đất đai phản ánh mối quan hệ về lợi
ích giữa cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội. Đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất
vì vậy trước hết phải đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất. Mặt khác, đất đai là tài
nguyên quốc gia nên nó phải được đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Kết hợp hài
hòa ba lợi ích trên có nghĩa là phải chú ý đồng thời cả ba lợi ích, không để lợi ích
này lấn án hay triệt tiêu lợi ích khác. Việc đảm bảo hài hòa ba lợi ích được thực
hiện thông qua công tác quy hoạch, chính sách tài chính về đất đai, các quy định về
quyền và nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng.
11


- Tiết kiệm và hiệu quả: Đây là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất
quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo
nguyên tắc này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc quản lý
nhà nước về đất đai được thể hiện bằng việc xây dựng các phương án quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao; quản lý và giám sát việc thực hiện các
phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có như vậy, vai trò quản lý nhà nước
về đất đai của nhà nước mới được tăng cường, phục vụ cho chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích
đề ra.
2.1.2.4. Vai trò của quản lý đất đai vùng than
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai
có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội của đất nước; bảo
đảm sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm; giúp cho Nhà nước quản
chặt chẽ đất đai, giúp người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử
dụng đất đai có hiệu quả cao.
- Thông qua công tác đánh giá, phân hạng đất, Nhà nước nắm chắc toàn bộ
quỹ đất đai về số lượng, chất lượng để làm căn cữ cho các biện pháp kinh tế - xã hội
có hệ thống, có căn cữ khoa học nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai, tạo ra cơ
sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách giá cả, chính sách
thuế, chính sách đầu tư… Nhà nước khuyến khích kích thích các tổ chức, các chủ thể
kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao góp
phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước
nắm chắc tình hình diễn biến về sử dụng đất đai và phát hiện những vi phạm, giải
quyết những vi phạm pháp luật đất đai.
2.1.3. Sử dụng đất đai vùng than
2.1.3.1. Một số khái niệm liên quan đến sử dụng đất vùng than
- Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết
quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế có nhiều loại hình sử dụng
đất chủ yếu như cây trồng hàng năm, lâu năm, đồng cỏ, trồng rừng, cảnh quan du
12



lịch,… Ngoài ra, còn có sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng đất
chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là hiện tại nhưng cũng
có thể trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến
bộ khoa học công nghệ thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất thường gắn với những
đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể (Nguyễn Quang Thi, 2017). Việc sử dụng
đất phải được dựa trên những cơ sở khoa học, hợp lý và mang lại hiệu quả (Đào
Đức Mẫn, 2014).
- Sử dụng đất bền vững (Sustainable Land Use): Sử dụng đất bền vững là sử
dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hoá học, sinh học có ảnh hưởng đến khả
năng của đất. Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) sử dụng thuật ngữ “chất
lượng đất đai’’ trong sử dụng bền vững bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sự bền
vững của tự nhiên đất khi sử dụng cho các mục đích nhất định, chất lượng đất có thể
khác nhau trên nhiều phương diện như khả năng cung cấp nước tưới, khả năng cung
cấp dinh dưỡng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, khả năng chống chịu xói mòn,
sức sản xuất của tự nhiên và phân bố địa hình ảnh hưởng đến khả năng cơ giới hoá.
Để duy trì được sự bền vững của sử dụng đất đai, Smith and Jalian (1993) đã xác
định năm nguyên tắc có liên quan đến sử dụng đất bền vững là: (i)duy trì hoặc nâng
cao hơn nữa hoạt động sản xuất; (ii) giảm mức độ rủi ro với sản xuất; (iii) bảo vệ
tiềm năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (iv) chống lại sự thoái hoá chất
lượng đất và nước; (v) khả thi về mặt kinh tế và được xã hội chấp nhận. Năm
nguyên tắc này được coi như những trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Nếu
trong thực tế đạt được cả 5 nguyên tác trên thì khả năng bền vững sẽ thành công,
còn nếu chỉ đạt được một vài nguyên tác thì khả năng bền vững cũng được coi như
thành công được ở từng bộ phận. Như vậy, có thể nói sử dụng đất bền vững được
thể hiện trong hoạt động quản lý và sử dụng đất theo yêu cầu và mục đích của con
người. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai được coi là sử dụng bền vững phải dựa
trên cơ sở đảm bảo khả năng hoạt động sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng
tài nguyên đất không bị suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh

hưởng xấu tới con người và các sinh vật.
- Mô hình sử dụng đất hợp lý: Mô hình sử dụng đất được đánh giá là hợp lý
khi hình thức sử dụng đất cung cấp lợi ích cho cộng đồng, an toàn môi trường, phát
triển bền vững tốn nhiều chi phí cho bảo trì, phù hợp với mục đích sử dụng hiện
hữu và tương lai. Mô hình sử dụng đất hợp lý vùng than phải mang những đặc trưng
sau đây (Đào Đức Mẫn, 2012): (i) là hình mẫu tối ưu nhằm phục hồi đất, cải tạo môi
trường với mục tiêu bảo vệ môi trường hướng đến phát triển kinh tế trong điều kiện
13


×