Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước viên 1980 so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.97 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG ANH TÚ

VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
TRƯỚC THỜI HẠN THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980SO SÁNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG ANH TÚ

VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
TRƯỚC THỜI HẠN THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980SO SÁNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. DƯƠNG ANH SƠN

Tp.Hồ Chí Minh, 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đặng Anh Tú – mã số học viên: 7701240587A, là học viên lớp
Cao học Luật kinh tế Khóa 24 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo Công ước Viên 1980 – So
sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận
văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và
có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

Đặng Anh Tú


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

v

Danh mục chữ viết tắt

v

Tóm tắt luận văn…………………………………………………………….


1

Phần mở đầu…………………………………………………………………

4

Chương 1: Những vấn đề lý luận về vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hóa trước thời hạn…………………………………………………………...

8

1.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa……………………..

8

1.2 Khái niệm, lịch sử và đặc điểm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
trước thời hạn……………………………………………………….............

9

1.2.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn……….

9

1.2.2 Lịch sử vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn…………..

12

1.2.3 Đặc điểm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn…..........


13

1.3 Các yếu tố xác định vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời
hạn……………………………………………………………………………

15

1.3.1 Có dấu hiệu, bằng chứng gây ra vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
trước thời hạn…………………………………………………………………………

15

1.3.2 Khả năng dự đoán hậu quả của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
trước thời hạn…………………………………………………………………………

17

1.3.3 Hậu quả, thiệt hại của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời
hạn………………………………………………………………………………………

18

1.4 Các chế tài và điều kiện áp dụng các chế tài khi vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa trước thời hạn xảy ra………………………………….

21

1.4.1 Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn là căn cứ áp
dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng……………………………………...


21

1.4.2 Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn là căn cứ áp
dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng………………………………………………………

23

Kết luận chương 1…………………………………………………………...

25


Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về vi phạm hợp đồng mua
bán hàng hóa trước thời hạn theo Công ước Viên………………………..

28

2.1 Các vụ tranh chấp vi phạm hợp đồng mua bán trước thời hạn theo Điều
71 Công ước Viên…………………………………………………….............

28

2.2 Các vụ tranh chấp vi phạm hợp đồng mua bán trước thời hạn theo Điều
72 Công ước Viên…………………………………………………….............

33

2.3 Các vụ tranh chấp vi phạm hợp đồng mua bán trước thời hạn theo Điều
73 (2) Công ước Viên…………………………………………………………


37

Kết luận chương 2…………………………………………………………...

40

Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với qui định
về vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn………………….

42

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện qui định về vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa trước thời hạn…………………………………………………….

42

3.1.1 Luật thương mại chỉ thừa nhận vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
trước thời hạn đối với hợp đồng giao hàng từng phần kèm theo một chế tài
duy nhất là hủy bỏ hợp đồng……………………………………………………….

42

3.1.2 Bộ luật dân sự chỉ qui định hoãn thực hiện hợp đồng nếu tài sản hoặc
khả năng thực hiện nghĩa vụ bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể
thực hiện được nghĩa vụ……………………………………………………………..

44

3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề vi phạm hợp

đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn……………………………………

47

3.2.1 Qui định bổ sung áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn trong Bộ luật dân sự……………

47

3.2.2 Qui định bổ sung chế tài tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ và hủy bỏ hợp
đồng đối với hợp đồng không qui định giao hàng từng phần trong Luật
thương mại…………………………………………………………………………….

47

3.2.3 Thừa nhận tuyên bố của một bên sẽ không thực hiện nghĩa vụ là căn
cứ xác định vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn xảy ra……
3.2.4 Bổ sung yếu tố khách quan trong việc xác định vi phạm hợp đồng mua

48


bán hàng hóa trước thời hạn xảy ra……………………………………………….

48

Kết luận chương 3…………………………………………………………...

49


Kết luận………………………………………………………………………

50

Danh mục tài liệu tham khảo

v

Danh mục văn bản pháp luật

v


Danh mục chữ viết tắt
BLDS

:

Bộ luật dân sự

LTM

:

Luật thương mại 2005

CISG

:


United Nations Convention on Contracts for the International
Sale of Good – Công ước Viên 1980.

HĐMBHH :

Hợp đồng mua bán hàng hóa


1

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với đặc điểm của HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa và là hợp đồng song vụ
nên khi các bên tham gia hợp đồng thì có nhiều nghĩa vụ qua lại, cụ thể là các nghĩa
vụ có liên quan đến việc giao hàng hóa và thanh toán tiền hàng. Khi các nghĩa vụ
này đến hạn phải thực hiện mà một bên hoặc các bên không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng thì vi phạm hợp đồng sẽ xảy ra. Và vi
phạm này được xếp vào loại vi phạm hợp đồng theo thuyết truyền thống. Ngược lại
với thuyết truyền thống, nếu trước khi đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ, một bên
nhận thấy có dấu hiệu cho rằng bên kia chắc chắn sẽ không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc đã được pháp
luật qui định thì việc sẽ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không
đúng này được gọi là vi phạm HĐMBHH trước thời hạn.
Vi phạm HĐMBHH trước thời hạn có lịch sử khá lâu đời từ án lệ của Anh trong
vụ kiện nổi tiếng giữa Hochster v. De la Tour năm 1853. Tuy nhiên ở Việt Nam,
mãi đến năm 2005, vi phạm HĐMBHH trước thời hạn mới bắt đầu xuất hiện thông
qua BLDS 2005 và LTM.
So với vi phạm HĐMBHH theo thuyết truyền thống, vi phạm HĐMBHH trước
thời hạn có những đặc điểm riêng biệt và đặc trưng, đó là hành vi không thực hiện,
thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ chưa xảy ra và loại vi phạm
này mang tính chất tiên liệu, dự đoán. Để có thể xác định vi phạm HĐMBHH trước

thời hạn có xảy ra hay không cần dựa vào ba yếu tố: Thứ nhất là có dấu hiệu, bằng
chứng sẽ gây ra vi phạm. Dấu hiệu, bằng chứng này có thể là sự khiếm khuyết
nghiêm trọng trong khả năng thực hiện nghĩa vụ, cung cách hay cách thức chuẩn bị
thực hiện nghĩa vụ, một bên không thực hiện nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô
hàng nào (theo CISG) hoặc có thể là sự giảm sút khả năng thực hiện nghĩa vụ (theo
BLDS 2015), một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng (theo
LTM). Yếu tố thứ hai là khả năng dự đoán hậu quả sẽ xảy ra, cơ sở để dự đoán là
mối quan hệ nhân quả mà nguyên nhân là dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm,
còn hậu quả là sự vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện. Yếu tố thứ ba là hậu quả, thiệt
hại sẽ xảy ra. Theo CISG thì hậu quả, thiệt hại này có thể là một phần chủ yếu
những nghĩa vụ sẽ không được thực hiện hoặc sẽ vi phạm chủ yếu đến hợp đồng
hoặc vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai.
Còn theo pháp luật Việt Nam thì hậu quả, thiệt hại này có thể là bên vi phạm sẽ


2

không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết (BLDS 2015) hoặc vi phạm cơ
bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau (LTM).
Để bảo vệ bên bị vi phạm, cả CISG và pháp luật Việt Nam đều cho phép bên bị
vi phạm áp dụng một số chế tài với những điều kiện nhất định. Cụ thế chế tài thứ
nhất là tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng khi có dấu hiệu, bằng chứng sẽ
gây ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn mà hậu quả, thiệt hại sẽ không thực hiện
một phần chủ yếu những nghĩa vụ (theo CISG) hoặc không thực hiện được nghĩa vụ
đã cam kết (theo BLDS 2015). Khi áp dụng chế tài này thì bên bị vi phạm phải
thông báo ngay cho bên kia biết và hợp đồng sẽ được tiếp tục thực hiện khi những
bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ được cung cấp (theo CISG) hay bên vi
phạm có khả năng hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (theo BLDS
2015). Chế tài thứ hai là hủy bỏ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với các lô hàng
sau được áp dụng khi có dấu hiệu, bằng chứng sẽ gây ra vi phạm hợp đồng trước

thời hạn mà hậu quả, thiệt hại sẽ gây ra vi phạm chủ yếu đến hợp đồng (theo CISG)
hoặc sẽ gây ra vi phạm chủ yếu đối với các lô hàng sau (theo CISG và LTM). Trừ
trường hợp một bên tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ thì khi áp dụng chế tài
hủy hợp đồng, nếu có đủ thời giờ thì phải gửi cho bên kia một thông báo hợp lý và
đối với việc hủy hợp đồng với các lô hàng sau thì phải thực hiện trong một thời gian
hợp lý.
Cùng một thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn nói trên nhưng giữa CISG và
Pháp luật Việt Nam có những khác biệt nhất định trong việc áp dụng trên thực tế.
CISG được đánh giá là một công ước thành công và được áp dụng rộng rãi. Điều
này được chứng minh qua số vụ tranh chấp nói chung và số vụ tranh chấp liên quan
đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn nói riêng, cụ thể số lượng này là 154 vụ trên
tổng số 3.152 vụ tranh chấp được giải quyết bằng CISG1. Qua các vụ tranh chấp
điển hình đã được tòa án và trung tâm trọng tài của các nước giải quyết cho thấy vi
phạm HĐMBHH trước thời hạn được qui định trong CISG rất linh hoạt, phù hợp,
tạo sự công bằng cho các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa. Ngược lại ở
Việt Nam, từ lúc thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn xuất hiện vào năm 2005

1

Pace Law School Institude of International Commercial Law, CISG Database Country
Case Schedule Tham khảo tại: Truy
cập ngày 03/09/2016


3

cho đến nay, chưa thấy có vụ tranh chấp nào liên quan được tòa án hay trung tâm
trọng tài thụ lý và giải quyết.
Chính vì CISG tạo sự công bằng cho các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng
hóa khi vi phạm hợp đồng trước thời hạn xảy ra như thực tiễn đã chứng minh nên

pháp luật Việt Nam cần thiết phải điều chỉnh loại vi phạm này và đặc biệt cần phải
hoàn thiện hơn khi mà các qui định hiện tại trong BLDS 2015, LTM còn nhiều điểm
hạn chế như LTM chỉ thừa nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn đối với hợp đồng
giao hàng từng phần kèm theo một chế tài duy nhất là hủy bỏ hợp đồng hay BLDS
chỉ qui định hoãn thực hiện hợp đồng nếu tài sản hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ
bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ hay cả BLDS
và LTM không thừa nhận việc một bên trong hợp đồng tuyên bố sẽ không thực hiện
nghĩa vụ là căn cứ để xác định vi phạm hợp đồng trước thời hạn xảy ra .
Để khắc phục những điểm hạn chế của BLDS 2015 và LTM, Người viết đưa ra
bốn định hướng hoàn thiện. Thứ nhất là cần bổ sung trong BLDS 2015 chế tài hủy
bỏ hợp đồng khi xảy ra vi phạm HĐMBHH trước thời hạn mà hậu quả sẽ gây ra vi
phạm cơ bản hợp đồng. Thứ hai là cần bổ sung chế tài tạm ngừng thực hiện và hủy
bỏ hợp đồng đối với hợp đồng không qui định giao hàng từng phần trong LTM. Thứ
ba là cần thừa nhận tuyên bố của một bên sẽ không thực hiện nghĩa vụ là căn cứ xác
định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra. Thứ tư là cần bổ sung yếu tố khách
quan trong việc xác định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra.


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp
giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Để bảo vệ lợi ích của mình và mong muốn
có sự công bằng khi tranh chấp xảy ra, các doanh nhiệp thường cố gắng lấy CISG
để điều chỉnh các mối quan hệ mua bán với nhau. Từ khi có hiệu lực ngày
01/01/1988 cho đến nay, CISG đã trở thành một trong các công ước quốc tế về
thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất. Trong các quốc gia thành
viên, có sự góp mặt của các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau 2. Một
trong những lí do thành công của CISG là nội dung của CISG được đánh giá hiện

đại, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Các qui phạm, trong đó có qui phạm “vi phạm
HĐMBHH trước thời hạn” được thiết kế khá rõ ràng và chặt chẽ.
So với CISG, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, qui phạm “vi phạm
HĐMBHH trước thời hạn” xuất hiện khá muộn và khiêm tốn thông qua LTM 2005,
BLDS 2005. Chính sự khiêm tốn hay nói cách khác là các nhà làm luật ở Việt Nam
không mạnh dạn thừa nhận rõ ràng qui phạm này như CISG thể hiện đã dẫn đến
không ít khó khăn cho các doanh nghiệp giao thương với các đối tác nước ngoài,
cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế của các nước trên thế giới thì
việc hoàn thiện pháp luật về kinh doanh thương mại nói chung và pháp luật vi phạm
HĐMBHH trước thời hạn nói riêng là điều cần thiết phải thực hiện. Tuy nhiên trước
khi quyết định hoàn thiện bất kỳ một qui phạm pháp luật nào của Việt Nam thì cần
phải xem xét qui phạm này đã được qui định, áp dụng như thế nào ở trong nước
cũng như ngoài nước và từ đó đánh giá pháp luật Việt Nam có cần thiết phải điều
chỉnh loại vi phạm hợp đồng trước thời hạn hay không và nếu cần điều chỉnh thì qui
định như hiện tại có cần thay đổi và thay đổi như thế nào.
Với những suy nghĩ trên, Người viết đã lựa chọn đề tài “vi phạm hợp đồng mua
bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước Viên 1980 – So sánh và định hướng
hoàn thiện pháp luật Việt Nam” để xem qui phạm “vi phạm HĐMBHH trước thời
2

Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Thành công của Công ước Viên 1980,
Tham khảo tại: Truy cập ngày 03/09/2016


5

hạn” đã được CISG cũng như pháp luật Việt Nam qui định và áp dụng trên thực tế
ra sao trước khi có những ý kiến đối với pháp luật Việt Nam.
2. Câu hỏi nghiên cứu

2.1 Vi phạm HĐMBHH trước thời hạn là gì? Đặc điểm và các yếu tố xác định vi
phạm HĐMBHH trước thời hạn? Chế tài và điều kiện nào được áp dụng khi có vi
phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra?
Với câu hỏi nghiên cứu này, Người viết sẽ đưa ra một khái niệm chung về vi
phạm HĐMBHH trước thời hạn từ những qui định trực tiếp và gián tiếp của CISG,
Pháp luật Việt Nam. Đồng thời xác định loại vi phạm này so với vi phạm hợp đồng
thông thường có những đặc điểm và yếu tố cụ thể nào. Và khi vi phạm HĐMBHH
trước thời hạn xảy ra ở mức độ nào, thỏa điều kiện nào thì CISG, pháp luật Việt
Nam cho phép bên bị vi phạm áp dụng chế tài tương ứng với mức độ vi phạm đó.
2.2 Thực tiễn áp dụng vi phạm HĐMBHH trước thời hạn như thế nào?
Dựa vào câu hỏi nghiên cứu này, Người viết sẽ trình bày một số vụ án điển hình
đã được tòa án, trung tâm trọng tài các nước giải quyết trên cơ sở các qui định của
CISG, từ đó đưa ra những nhận định về sự phù hợp và không phù hợp về vi phạm
HĐMBHH trước thời hạn trong CISG. Đồng thời cũng tìm hiểu xem ở Việt Nam đã
có vụ tranh chấp nào liên quan đến vi phạm HĐMBHH trước thời hạn đã được tòa
án hay trung tâm trọng tài nào giải quyết chưa.
2.3 Pháp luật Việt Nam có cần thiết phải điều chỉnh loại vi phạm hợp đồng này hay
không?
Sau khi phân tích các qui định về vi phạm HĐMBHH trước thời hạn của CISG,
pháp luật Việt Nam và đúc kết thực tiễn áp dụng của loại vi phạm HĐMBHH trước
thời hạn, Người viết sẽ xác định pháp luật Việt Nam có cần thiết phải điều chỉnh
loại vi phạm này hay không. Nếu cần thiết phải điểu chỉnh loại vi phạm này thì
những qui định về vi phạm HĐMBHH trước thời hạn trong pháp luật Việt Nam
hiện nay còn những hạn chế nào không, nếu có thì những hạn chế này là gì và cần
hoàn thiện theo hướng nào.
3. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, cho đến nay, có một số công trình và bài viết khoa học nghiên cứu
về vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn, điển hình như:
Bài viết “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi
phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ” của tác giả Dương Anh



6

Sơn3 đã nêu hai vấn đề là sự điều chỉnh vi phạm hợp đồng khi chưa đến hạn thực
hiện nghĩa vụ trong các hệ thống pháp luật khác nhau và sự cần thiết phải có sự điều
chỉnh loại vi phạm này trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam.
Bình luận bản án số 73/2005/KDTM-ST của tác giả Đỗ Văn Đại4 đã nêu ra
những vấn đề về thời điểm được xem là vi phạm HĐMBHH trước thời hạn và cách
xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trước thời hạn dựa trên tình tiết của vụ
tranh chấp cụ thể.
Nội dung nghiên cứu về “vi phạm thấy trước hay vi phạm tiên liệu trước” của
tác giả Nguyễn Ngọc Khánh5 đã nêu sơ lược qui định của CISG và BLDS, LTM
Việt Nam về vi phạm tiên liệu trước.
Các bài viết nghiên cứu của các Tác giả trên nhìn chung cũng đã nêu thế nào là
vi phạm HĐMBHH trước thời hạn, các chế tài áp dụng khi có vi phạm xảy ra và sự
thiếu qui định chế định vi phạm trước thời hạn trong pháp luật Việt Nam so với các
nước trên thế giới cũng như CISG. Tuy nhiên các bài viết này chưa phân tích sâu
các vấn đề này cũng như nêu bật đặc điểm, yếu tố xác định vi phạm HĐMBHH
trước thời hạn và thực tiễn áp dụng loại vi phạm này.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Người viết trong luận văn này là làm rõ những vấn đề
pháp lý về “vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn” đã được CISG qui
định, đồng thời so sánh và trả lời câu hỏi pháp luật Việt Nam có cần thiết điều chỉnh
loại vi phạm này hay không, nếu cần điều chỉnh thì những qui định hiện tại đã phù
hợp chưa, có những điểm hạn chế nào cần hoàn thiện không.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung về “vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa trước thời hạn” được qui định trong CISG và pháp luật Việt

3

Dương Anh Sơn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi
phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 4(216) năm 2006.
4
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội, 2008.
5
Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2007.


7

Nam, các chế tài áp dụng để bảo hộ bên bị vi phạm khi một bên trong hợp đồng
mua bán hàng hóa vi phạm.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi của CISG và pháp luật Việt Nam (cụ thể là
LTM và BLDS 2015) đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp so sánh luật học
So sánh sự khác biệt của CISG với LTM và BLDS của Việt Nam nhằm mục
đích tìm ra những điểm hạn chế để có hướng hoàn thiện cụ thể.
5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích từng chi tiết các khái niệm, qui định, và các vấn đề liên quan đến “vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn”. Sau đó sẽ tổng hợp làm rõ
những câu hỏi đặt ra trong luận văn này.
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Sau khi nghiên cứu, luận văn này sẽ làm rõ những điểm phù hợp của vi phạm
HĐMBHH trước thời hạn được qui định trong CISG và đã được kiểm chứng từ
những vụ án cụ thể, điển hình. Từ đó làm sáng tỏ những điểm khác biệt, hạn chế
của vi phạm HĐMBHH trước thời hạn ở Việt Nam, để làm cơ sở đưa ra những
định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRƯỚC THỜI HẠN
1.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHH là loại hợp đồng song vụ, theo đó người bán và người mua đều có
nghĩa vụ lẫn nhau. Người bán thì có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ đúng số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản cũng như giao hàng đúng địa điểm, đúng
thời gian đã thỏa thuận và người bán cũng có nghĩa vụ bảo đảm hàng hóa không bị
tranh chấp bởi bên thứ ba hoặc hàng hóa phải hợp pháp. Trong khi đó người mua có
nghĩa vụ thực hiện những công việc hợp lý để nhận hàng theo thời gian và địa điểm
đã thỏa thuận với người bán. Và quan trọng hơn hết trong tất cả nghĩa vụ của người
mua là nghĩa vụ thực hiện thanh toán theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm
cho người bán.
Một khi HĐMBHH được xác lập theo qui định của pháp luật thì các nghĩa vụ
nói trên phải được người bán và người mua thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu
một bên không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các
bên thì hành vi này được gọi là vi phạm hợp đồng (khoản 12 Điều 3 LTM).
BLDS 2015 không có khái niệm trực tiếp thế nào là vi phạm hợp đồng hay vi
phạm HĐMBHH. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 351 BLDS 2015, Bộ luật này có nhắc
đến “trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ” rằng vi phạm nghĩa vụ là việc một
bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ

nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Trong CISG, ngoài khái niệm thế nào là vi phạm cơ bản hay vi phạm trước
thì không có khái niệm vi phạm HĐMBHH. Nhưng thông qua các điều khoản khác,
CISG cũng đã hàm chứa thế nào là vi phạm HĐMBHH. Tại khoản 1 Điều 45 CISG
đã nói lên người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ
HĐMBHH thì người mua có căn cứ để thực hiện những quyền hạn của mình và đòi
bồi thường thiệt hại. Tương tự khoản 1 Điều 61 CISG qui định nếu người mua
không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo theo HĐMBHH thì người bán có thể
thực hiện quyền của mình và đòi bồi thường thiệt hại. Như vậy vi phạm HĐMBHH
trong CISG là không thực hiện một nghĩa vụ nào đó phát sinh từ hợp đồng, nhưng
khác với pháp luật Việt Nam, không thực hiện nghĩa vụ ở đây đã bao hàm việc thực
hiện không đúng nghĩa vụ, chậm thực hiện nghĩa vụ.


9

Từ những qui định của LTM, BLDS 2015 và CISG, Người viết có thể đưa ra
một khái niệm chung rằng vi phạm HĐMBHH là việc một bên hoặc các bên không
thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ
HĐMBHH. Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra là thời điểm không thực hiện, thực
hiện không đầy đủ và thực hiện không đúng là khi nào. Hiện nay có hai thuyết được
đưa ra, thuyết truyền thống cho rằng hành vi vi phạm HĐMBHH chỉ xảy ra khi đến
hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đầy
đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ. Thuyết này có thể được minh chứng thông qua
Điều 1186 Bộ luật dân sự Pháp, theo đó người có quyền không thể yêu cầu thực
hiện một nghĩa vụ có thời hạn trước khi đến thời hạn đó; người có nghĩa vụ không
thể đòi lại những lợi ích mà mình đã chuyển giao trước thời hạn hay tại khoản 1
Điều 351 BLDS 2015 vừa nêu ở trên rằng vi phạm nghĩa vụ là việc một bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Ngược lại, thuyết thứ hai cho
rằng hành vi vi phạm có thể xảy ra trước thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể

thuyết thứ hai này ra sao thì sẽ được phân tích ở những nội dung tiếp theo sau đây.
1.2 Khái niệm, lịch sử và đặc điểm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước
thời hạn
1.2.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn
Trước khi đi vào định nghĩa vi phạm HĐMBHH trước thời hạn, người viết xin
đưa ra một ví dụ như sau: ngày 03/09/2016, Công ty A và Công ty B ký kết hợp
đồng mua bán phụ gia thực phẩm để Công ty B sản xuất cà phê hòa tan, các bên cho
phép giao hàng vào ngày 30/09/2016. Tuy nhiên đến ngày 12/09/2016, cơ quan an
toàn vệ sinh thực phẩm kết luận và thông báo trên các phương tiện truyền thông
rằng các sản phẩm của Công ty A, trong đó có loại phụ gia thực phẩm mà Công ty
B cần mua bị nhiễm độc chì, nếu sử dụng thì có thể gây ung thư cho người tiêu
dùng. Công ty B nắm bắt được thông tin và thông báo không tiếp tục thực hiện hợp
đồng vì Công ty B cho rằng dù chưa đến thời hạn Công ty A thực hiện nghĩa vụ
giao hàng nhưng tại thời điểm cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm kết luận, Công ty
B biết chắc chắn rằng Công ty A không thể giao hàng đúng như hợp đồng được nữa.
Trong CISG, ví dụ này sẽ được bắt gặp tại khoản 1 Điều 71 CISG: Một bên có
thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi
hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa
vụ của họ bởi lẽ một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay
trong khi thực hiện hợp đồng hoặc cung cách sử dụng của bên kia trong việc chuẩn


10

bị thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng. Và khoản 1 Điều 72 CISG: Nếu
trước ngày qui định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ
gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy.
Hai qui định này có điểm chung là một nghĩa vụ hay một số nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ không được thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng. Từ “sẽ” ở đây nói lên thời gian trong tương lai, tức là nghĩa

vụ chưa đến hạn phải thực hiện nhưng được “dự đoán” chắc chắn sẽ không được
thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng bởi mối quan hệ nhân
quả từ sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hoặc cung cách sử
dụng trong việc chuẩn bị thực hiện. Hậu quả của mối quan hệ nhân quả này có thể
khác nhau tùy vào mức độ khiếm khuyết trong khả năng hay trong cung cách, hậu
quả có thể là một phần chủ yếu những nghĩa vụ sẽ không được thực hiện hoặc có
thể là một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng. Và ứng với hậu quả sẽ xảy ra, bên bị vi
phạm sẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ như ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình
hoặc tuyên bố hủy hợp đồng.
Vi phạm hợp đồng trước thời hạn cũng được đề cập trong Bộ nguyên tắc
Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004. Theo Điều 7.3.3 của Bộ nguyên tắc
này thì một bên có căn cứ để hủy hợp đồng nếu, trước thời hạn, rõ ràng sẽ có việc
không thực hiện chủ yếu từ phía bên kia. Giống như CISG, thời điểm “trước thời
hạn” được nhấn mạnh để nói lên việc sẽ không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng và nghĩa vụ sẽ không thực hiện này phải là nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng.
Và dấu hiệu để một bên nhận biết bên kia không thực hiện nghĩa vụ chủ yếu rõ ràng
và hợp lý, nói cách khác là phải có mối quan hệ nhân quả của dấu hiệu này và việc
không thực hiện nghĩa vụ chủ yếu, tránh trường hợp một bên lợi dụng một dấu hiệu
chưa rõ ràng, hợp lý để trục lợi từ việc hủy hợp đồng.
Ở Việt Nam, khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn lần đầu xuất hiện
vào năm 2005 thông qua BLDS 2005 tại khoản 1 Điều 415, theo đó bên phải thực
hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị
giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết
cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.
So với khoản 1 Điều 71 CISG thì qui định này nêu nguyên nhân cụ thể là tài sản bị
giảm sút nghiêm trọng thay vì qui định bao quát là sự khiếm khuyết nghiêm trọng
trong khả năng thực hiện hay cung cách của một bên như CISG đã đề cập. Còn lại
giống như CISG, vẫn là sự tiên liệu và dự đoán nghĩa vụ sẽ không thể thực hiện như



11

đã cam kết, sở dĩ nói là tiên liệu và dự đoán là do có khoản cách thời gian trước sau
để thực hiện nghĩa vụ của các bên, ở đây nghĩa vụ của bên bị vi phạm thực hiện
trước, còn nghĩa vụ của bên vi phạm thực hiện sau hay chưa tới thời gian thực hiện.
Ngoài ra chế tài áp dụng là ngừng thực hiện hay tạm hoãn nghĩa vụ và điều kiện để
bên tuyên bố tạm hoãn tiếp tục thực hiện là bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình trở lại.
Việc qui định cụ thể nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn là
sự giảm sút nghiêm trọng của tài sản như BLDS 2005 nêu trên sẽ gây bó hẹp về
phạm vi áp dụng vi phạm hợp đồng trước thời hạn. Sở dĩ bó hẹp vì nguyên nhân dẫn
đến vi phạm trong HĐMBHH rất đa dạng, có thể liên quan đến chất lượng sản
phẩm, nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn,…Có lẽ thấy được hạn chế này nên các nhà
làm luật ở Việt Nam đã điều chỉnh lại như BLDS 2015. Tại khoản 1 Điều 411
BLDS 2015 qui định bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện
nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng
đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có
khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
So sánh hai Bộ luật này, chúng ta có thể thấy rõ sự thay thế cụm từ “tài sản của bên
kia đã bị giảm sút nghiêm trọng” bằng cụm từ “khả năng thực hiện nghĩa vụ của
bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng”. Với sự thay thế này, qui định về vi phạm hợp
đồng trước thời hạn của BLDS 2015 gần như tương đồng với khoản 1 Điều 71
CISG, khi mà đồng loạt cụm từ “khả năng thực hiện” được nhắc đến. Ngoài sự mở
rộng khái niệm từ tài sản sang khả năng thực hiện, BLDS 2015 cũng mở rộng điều
kiện tiếp tục thực hiện hợp đồng khi xảy ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn. Sự mở
rộng được nhắc đến này là thay thế hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ từ việc
phải có người bảo lãnh sang việc phải có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Sự
thay đổi điều kiện mới này sẽ giúp bên vi phạm có thêm quyền lựa chọn các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay vì chỉ có một biện pháp bảo lãnh như trước
đây.

Cùng với thời điểm vi phạm hợp đồng trước thời hạn xuất hiện trong BLDS
2005, Khoản 2 Điều 313 LTM cũng qui định trường hợp một bên không thực hiện
nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận
rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau
đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với những lần giao
hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này


12

trong thời gian hợp lý. Tuy đây là là loại vi phạm nghĩa vụ giao hàng nhiều lần
trong HĐMBHH, nhưng Người viết cho rằng vi phạm này cũng là vi phạm
HĐMBHH trước thời hạn. Ở đây, lần giao hàng sau được xem là nghĩa vụ phải thực
hiện, còn lần giao hàng trước dẫn đến vi phạm cơ bản như là một khiếm khuyết,
một khả năng thực hiện bị giảm sút nghiêm trọng và sự dẫn đến vi phạm cơ bản của
lần giao hàng trước này sẽ là căn cứ để bên bị vi phạm cho rằng bên vi phạm sẽ vi
phạm nghĩa vụ đối với lần giao hàng sau, mặc dù lần giao hàng sau chưa tới thời
hạn thực hiện. Qui định này của LTM cũng tương đồng với CISG, theo khoản 2
Điều 73 CISG thì nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan
đến bất cứ lô hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự
vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ
có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lô hàng tương lai đó với điều kiện phải
làm việc đó trong một thời hạn hợp lý.
Từ những qui định trên về vi phạm HĐMBHH trước thời hạn của CISG và
pháp luật Việt Nam, Người viết đưa ra một khái niệm tổng quát của loại vi phạm
này, cụ thể vi phạm HĐMBHH trước thời hạn là việc một bên vì sự khiếm khuyết
hay sự giảm sút nghiêm trọng trong khả năng thực hiện nghĩa vụ dẫn đến việc sẽ
không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa đã thỏa
thuận hoặc đã được pháp luật qui định và bên kia cũng thấy được điều này mặc dù
nghĩa vụ trên chưa tới thời hạn thực hiện.

1.2.2 Lịch sử vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn
Vi phạm hợp đồng trước thời hạn xuất hiện khá trễ trong các văn bản luật
của Việt Nam. Các văn bản luật trước đây như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm
1989, LTM 1997 và BLDS 1995 đều không đề cập đến khái niệm này. Mãi đến năm
2005, các nhà làm luật mới đưa vào BLDS và LTM nhưng còn khá khiêm tốn. Khác
với sự chậm trễ ở Việt Nam, Anticipatory breach có lịch sử khá lâu đời với nguồn
gốc từ án lệ của Anh trong vụ kiện giữa Hochster v De La Tour năm 1853 6. Nội
dung vụ kiện này có thể tóm tắt như sau: Tháng tư năm 1852, De La Tour chấp
nhận thuê Hochster với vai trò người hướng dẫn du lịch trong thời gian ba tháng kể
từ ngày 01/06/1852 cho chuyến đi vòng quanh Châu Âu. Vào ngày 11/05/1852, De
6

Dương Anh Sơn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi
phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 4(216) năm 2006


13

La Tour viết thư nói rằng ông không còn cần Hochster nữa. Ngày 22/05/1852,
Hochster đã kiện ra toà với lập luận rằng việc De La Tour sa thải ông đã vi phạm
hợp đồng, do đó De La Tour phải bồi thường thiệt hại. Phản bác lại, De La Tour cho
rằng trong thời gian phải thực hiện nghĩa vụ mà De La Tour yêu cầu, Hochster phải
ở lại chỗ cũ để thực hiện một nghĩa vụ tới hạn khác của mình nên chắc chắn
Hochster sẽ không thể tham gia chuyến đi vòng quanh Châu Âu với vai trò hướng
dẫn du lịch được. Kết quả của vụ kiện này là tòa án bác yêu cầu của Hochster7.
Từ sau vụ kiện giữa Hochster v De La Tour, thuyết này không chỉ giới hạn
trong pháp luật của Anh mà còn được nói đến trong pháp luật của Mỹ và các nước
thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Đầu tiên pháp luật của Anh – Mỹ chỉ điều
chỉnh trường hợp, mặc dù chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng một trong các

bên tuyên bố huỷ hợp đồng. Tuy nhiên sau đó cùng sự phát triển của pháp luật hợp
đồng, thuyết này không những chỉ được áp dụng khi có sự từ chối thực hiện hợp
đồng thực tế mà ngay cả sự từ chối thực hiện hợp đồng dự đoán trước8.
1.2.3 Đặc điểm vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn
So với vi phạm hợp đồng truyền thống, vi phạm HĐMBHH trước thời hạn có
những đặc điểm đặc trưng sau:
- Hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa
vụ chưa xảy ra.
Để xác định hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã xảy ra hay chưa cần dựa vào thời điểm tuyên bố hợp đồng
đã bị vi phạm và thời điểm nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận hoặc pháp luật
qui định nhưng nghĩa vụ này không được thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực
hiện không đúng.
Trước khi xem xét trường hợp vi phạm HĐMBHH trước thời hạn, Người viết
xin phân tích thuyết vi phạm hợp đồng truyền thống. Theo thuyết này thì thời điểm
bắt đầu tuyên bố một bên vi phạm hợp đồng là một cột mốc thời gian phải thực hiện
7

England and Wales High Court (Queen’s Bench Division), Albert Hochster v
Edgar
Frederick
De
La
Tour,
,
Tham
khảo
tại
/>truy
cập

ngày
21/8/2016. 21/8/2016.
8
Dương Anh Sơn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi
phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 4(216) năm 2006, tr 52.


14

nghĩa vụ nhưng khi đến cột mốc thời gian đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực
hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ. Qui định thời điểm bắt đầu
tuyên bố vi phạm hợp đồng được thể hiện rõ nhất trong Điều 1186 Bộ luật dân sự
Pháp mà người viết đã đề cập ở phần trên. Còn trong CISG, tuy không có qui định
trực tiếp như Bộ luật dân sự Pháp nhưng các qui định sau cũng đã ngầm chứng
minh thời điểm tuyên bố vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể như qui định
người bán phải giao hàng đúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định (điểm
a Điều 33 CISG), nếu người bán có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến
hàng hóa thì họ phải thi hành nghĩa vụ này đúng thời gian (Điều 34 CISG), nếu một
bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác, bên kia có quyền đòi
tiền lãi trên số tiền chậm trả đó (Điều 78 CISG). So với CISG, BLDS 2015 cũng có
qui định như bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác ( khoản 2 Điều 278 BLDS 2015),
nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời gian, đúng địa điểm và
phương thức đã thỏa thuận (khoản 1 Điều 280 BLDS 2015), vi phạm nghĩa vụ là
việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ (khoản 1 Điều 351
BLDS 2015), trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện
nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn (khoản 1 Điều
410 BLDS 2015), thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận, bên

bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận, bên mua thanh toán
tiền mua theo thời gian thỏa thuận (khoản 1, khoản 3 Điều 434 BLDS 2015).
Vậy thời điểm tuyên bố một bên đã vi phạm hợp đồng là thời điểm khi đến
hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên đó không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực
hiện không đúng. Điều này cho thấy thời điểm tuyên bố vi phạm hợp đồng và thời
điểm không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ có
thể trùng nhau hoặc thời điểm tuyên bố xảy ra sau khi nghĩa vụ tới hạn đã bị vi
phạm, và do đó hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không
đúng nghĩa vụ đã xảy ra trên thực tế.
Khác với thuyết vi phạm hợp đồng truyền thống, giữa thời điểm một bên nhận
thấy và tuyên bố bên kia sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng và thời điểm
qui định hợp đồng được thi hành luôn có một khoảng cách về thời gian. Cụ thể là
khoảng cách giữa hiện tại và tương lai, hiện tại là lúc một bên phát hiện bên kia vi
phạm HĐMBHH trước thời hạn và được quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình


15

hoặc tuyên bố hợp đồng bị hủy, còn tương lai là nghĩa vụ phải thực hiện đã được
các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định và nghĩa vụ này chắc chắn sẽ không
được thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng. Chính vì nghĩa vụ
nằm ở tương lai nên hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện
không đúng nghĩa vụ này hiển nhiên chưa xảy ra trên thực tế.
- Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn mang tính chất tiên liệu,
dự đoán.
Như ở trên đã nêu, khi hợp đồng được xem là vi phạm trước thời hạn thì hành
vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ chưa
xảy ra. Tuy nhiên, nó sẽ chắc chắn xảy ra dựa vào dấu hiệu khiếm khuyết nghiêm
trọng trong khả năng thực hiện như qui định của CISG hay dựa vào tài sản, khả
năng thực hiện nghĩa vụ bị giảm sút nghiêm trọng như qui định của BLDS Việt

Nam. Chính vì dựa vào những khiếm khuyết, tài sản, khả năng này để đưa ra kết
luận sẽ xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, mà không dựa vào thực tế hành vi vi
phạm đã xảy ra nên việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không
đúng nghĩa vụ chỉ là kết quả của sự dự đoán, tiên liệu của bên bị vi phạm.
1.3 Các yếu tố xác định vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn
Từ những qui định của CISG, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương
mại quốc tế 2004, BLDS và LTM Việt Nam, người viết nhận thấy có ba yếu tố để
xác định vi phạm HĐMBHH trước thời hạn, cụ thể sau:
1.3.1 Có dấu hiệu, bằng chứng gây ra vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá trước
thời hạn.
Theo qui định khoản 1 Điều 71 CISG, dấu hiệu gây ra vi phạm HĐMBHH
trước thời hạn được thể hiện thông qua sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả
năng thực hiện của bên có nghĩa vụ mà khi nhìn nhận, xem xét thì có thể thấy rõ và
chắc chắn rằng bên có dấu hiệu đó sẽ không thực hiện, thực hiện không đầy đủ,
thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà đến hạn phải thi hành. Khi
tham gia một HĐMBHH, bên bán phải có khả năng cung cấp hàng hóa cho bên
mua. Nguồn hàng hóa để bên bán có thể cung cấp là mua lại hàng hóa của bên thứ
ba khác hoặc tự mua nguyên vật liệu và thông qua máy móc, nhân công để sản xuất
ra hàng hóa. Ngược lại bên mua phải có khả năng thanh toán số tiền hàng hóa mà
mình đã mua cho bên bán, nguồn tài chính có thể là nguồn vốn tự có của công ty
hoặc vốn vay từ ngân hàng. Đây là một trong số những yếu tố liên quan đến khả
năng thực hiện nghĩa vụ của bên bán và bên mua. Một khi các yếu tố này bị trục


16

trặc, khiếm khuyết không thể đáp ứng được theo yêu cầu thì sẽ gây ảnh hưởng đến
việc thực hiện nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, không phải khiếm khuyết nào cũng
được xem là dấu hiệu gây ra vi phạm trước thời hạn, chỉ có những khiếm khuyết ở
mức độ nghiêm trọng đến mức bên có khiếm khuyết không thể thực hiện một phần

chủ yếu những nghĩa vụ của họ.
Ngoài dấu hiệu thể hiện qua khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng trên,
cung cách hay cách thức chuẩn bị thực hiện hoặc trong khi thực hiện hợp đồng cũng
được xem là dấu hiệu gây ra vi phạm HĐMBHH trước thời hạn. Để thực hiện một
nghĩa vụ cụ thể nào, bên bán hoặc bên mua phải chuẩn bị các công việc cần thiết
làm tiền đề, như bên bán muốn giao hàng hóa đúng thời gian đã định trong hợp
đồng thì cần phải chuẩn bị hàng hóa, phương tiện chuyên chở,..Tuy nhiên trong quá
trình chuẩn bị này bên mua nhận thấy rằng bên bán ngừng sản xuất hàng, hàng hóa
trong kho đã hết và thời gian giao hàng còn lại rất ít, không đủ để bên bán cung cấp
hàng cho bên mua đúng thời gian đã định.
So với những dấu hiệu trên thì dấu hiệu tại khoản 2 Điều 73 CISG được qui
định bằng sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô
hàng nào. Nguyên gốc của cụm từ “một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng
nào” là “any his obligations in respect of any instalment” chứng tỏ rằng đối với một
lô hàng sẽ có nhiều nghĩa vụ phát sinh mà bên bán và bên mua phải thực hiện. Và
hành vi không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào liên quan đến lô hàng là dấu hiệu
để có thể xác định vi phạm trước thời hạn xảy ra đối với các lô hàng còn lại. Đối với
Người viết, đây được xem là một trường hợp đặc biệt của vi phạm HĐMBHH trước
thời hạn, chính vì dấu hiệu đã thể hiện qua một lần giao hàng từ chính bên mua
hoặc bên bán làm nên sự đặc biệt. Khác với trường hợp đặc biệt này, các trường hợp
qui tại khoản 1 Điều 71 CISG, người bị vi phạm sẽ phải chủ động hơn trong việc
thu thập các dấu hiệu gây nên vi phạm trước thời hạn vì người bị vi phạm phải tìm
kiếm dấu hiệu thông qua những thông tin trung gian như cơ quan truyền thông, các
đối tác khác của bên vi phạm,...thay vì dấu hiệu mà bên vi phạm đã trực tiếp vi
phạm đối với bên bị vi phạm như trường giao hàng từng phần.
Ở Việt Nam, khoản 1 Điều 415 BLDS 2005 đưa ra dấu hiệu có thể gây một vi
phạm hợp đồng trước thời hạn là tài sản của một bên kia đã bị giảm sút nghiêm
trọng, mà tài sản theo Bộ luật này bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản. Như vậy, dấu hiệu ở đây chủ yếu liên quan đến khía cạnh tài chính của công ty,
tài chính được coi là điều kiện để một bên đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của



17

mình. Ví dụ, tại thời điểm hợp đồng được xác lập, tổng tài sản của bên mua là 10 tỷ
đồng, theo nghĩa vụ đến hạn của mình, người mua phải thanh toán cho bên bán 7 tỷ
đồng. Nhưng trước thời hạn bên bán giao hàng, vì một lý do nào đó, tổng tài sản của
bên mua giảm còn 1 tỷ đồng. Bên bán thấy được điều này nên tạm hoãn giao hàng
cho bên mua vì cho rằng với tài sản chỉ còn 1 tỷ đồng thì bên mua không thể thực
hiện nghĩa vụ thanh toán được. Thông qua ví dụ đơn giản này, qui định như BLDS
2005 hoàn toàn phù hợp nhưng chưa đủ vì điều kiện để một bên thực hiện nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá không chỉ có tài chính mà còn những điều
kiện khác như năng lực con người, công nghệ sản xuất,...Và như ở trên Người viết
đã nhắc đến, để khắc phục sự bó hẹp, BLDS 2015 đã mở rộng dấu hiệu gây ra vi
phạm hợp đồng trước thời hạn, cụ thể từ dấu hiệu giảm sút về tài sản mở rộng sang
sự giảm sút khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như đã nói, khả năng thực hiện nghĩa vụ
sẽ bao hàm cả khả năng về tài chính, khả năng của người lao động, công nghệ sản
xuất,...
Mặc dù không có qui định nào tương tự như khoản 1 Điều 71 CISG hay
khoản 1 Điều 415 BLDS 2005, khoản 1 Điều 411 BLDS 2015 nhưng LTM có đề
cập đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn với dấu hiệu đặc biệt như trường hợp giao
hàng từng phần của CISG và dấu hiệu này vẫn là không thực hiện nghĩa vụ đối với
một lần giao hàng.
1.3.2 Khả năng dự đoán hậu quả của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá trước
thời hạn.
Trong vi phạm HĐMBHH trước thời hạn, nghĩa vụ tới hạn phải thi hành chắc
chắn sẽ không được thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng. Sự
chắc chắn này dựa vào mối quan hệ nhân quả, mà nguyên nhân ở đây là các dấu
hiệu đã nêu ở trên, còn kết quả là sự vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện. Tuy nhiên
mối quan tâm ở đây ai là người đưa ra dự đoán và nhận định chắc chắn nghĩa vụ sẽ

bị vi phạm. Tại khoản 1 Điều 71 CISG chỉ nêu “một bên có thể ngừng việc thực
hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho rằng sau khi hợp đồng được ký kết,..”
mà không nói rõ bên bị vi phạm hay bất kỳ ai có năng lực và sự hiểu biết bình
thường thấy được hậu quả của vi phạm trước thời hạn. Tương tự khoản 1 Điều 72
CISG cũng qui định “nếu trước ngày qui định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy
hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng,..”. Với qui
định bên bị vi phạm có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình hay có thể
tuyên bố hợp đồng bị hủy, Người viết cho rằng điều hiển nhiên là bên bị vi phạm là


18

một trong những người đầu tiên có khả năng nhận thấy hậu quả, vì khi có khả năng
đó bên bị vi phạm mới dự liệu được chắc chắn rằng bên kia sẽ không thực hiện,
thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn phải thi hành
để sử dụng biện pháp bảo vệ lợi ích của mình. Việc bên bị vi phạm là chủ thể có
khả năng này được xác định rõ ràng hơn tại khoản 2 Điều 73 CISG, theo điều này
thì “nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô
hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm chủ
yếu đến hợp đồng...”.
Để tránh sự chủ quan trong khả năng nhận thấy hậu quả của bên bị vi phạm,
Người viết cho rằng ngoài bên bị vi phạm ra thì bên vi phạm hoặc bất kỳ một người
có năng lực và sự hiểu biết thông thường nào khi gặp các dấu hiệu mà bên vi phạm
thể hiện ra đều cũng có thể nhận thấy hậu quả của sự vi phạm giống như qui định về
vi phạm cơ bản hợp đồng mà Điều 25 CISG đã nêu “trừ phi bên vi phạm không tiên
liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được
nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”. Việc khách quan trong khả năng nhận thấy
nghĩa vụ tới hạn sẽ bị vi phạm từ dấu hiệu của một bên là một điều rất quan trọng,
sẽ là một trong những căn cứ để phân xử khi xảy ra tranh chấp.
Tại khoản 1 Điều 415 BLDS 2005 và khoản 1 Điều 411 BLDS 2015 không

xác định rõ ràng chủ thể có khả năng nhận thấy nghĩa vụ của một bên sẽ bị vi phạm,
thay vào đó chỉ nêu chung chung rằng bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền
hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu tài sản hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia
đã bị giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên với việc tài sản, khả năng “đã” bị giảm sút
thì dường như đây là điều khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bên bị vi
phạm. Khác với sự chung chung của BLDS, khoản 1 Điều 313 LTM thể hiện rõ khả
năng nhận thấy của bên bị vi phạm khi qui định rằng “một bên không thực hiện
nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận
rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau”.
1.3.3 Hậu quả, thiệt hại của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời
hạn.
Khi một vi phạm HĐMBHH trước thời hạn xảy ra, hậu quả hay thiệt hại có
thể xảy ra ngay hoặc có thể sẽ xảy ra khi tới thời điểm nghĩa vụ phải thi hành bị vi
phạm. Điển hình cho việc thiệt hại có thể xảy ra ngay khi thời điểm hợp đồng được
cho là vi phạm trước thời hạn là ví dụ mà Người viết đã đề cập trong phần khái
niệm vi phạm HĐMBHH trước thời hạn [mục 1.2.1], nếu như ngay khi cơ quan an


×