Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

GIAO AN HOA 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.33 KB, 82 trang )

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HOÁ HỌC 8
Tiết Bài Tên bài dạy
1 1 Mở đầu môn Hoá Học
Chương I: Chất - Nguyên tử. Phân tử
2 2 Chất(T1)
3 2 Chất(T2)
4 3 Bài thực hành số 1
5 4 Nguyên tử
6 5 Nguyên tố hoá học(T1)
7 5 Nguyên tố hoá học(T2)
8 6 Đơn chất và hợp chất. Phân tử(T1)
9 6 Đơn chất và hợp chất. Phân tử(T2)
10 7 Bài thực hành số 2
11 8 Bài luyện tập 1
12 9 Công thức hoá học
13 10 Hoá trị(T1)
14 10 Hoá trị(T2) (KT 15 phút)
15 11 Bài luyện tập 2
16 Bài kiểm tra viết
Chương II: Phản ứng hoá học
17 12 Sự biến đổi chất
18 13 Phản ứng hoá học(T1)
19 13 Phản ứng hoá học(T2)
20 14 Bài thực hành 3(Lấy điểm)
21 15 Định luật bảo toàn khối lượng
22 16 Phương trình hoá học(T1)
23 16 Phương trình hoá học(T2)
24 17 Bài luyện tâp 3
25 Kiểm tra viết
26 18 Mol
27 19 Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất


28 Luyện tập (KT 15)
29 20 Tỉ khối của chất khí
30 21 Tính theo CTHH(T1)
31 21 Tính theo CTHH(T2)
32 22 Tính theo Phương trình hoá học(T1)
33 22 Tính theoPTHH (T2)
34 23 Bài luyện tập 4
35 Ôn tập học kì 1
36 Kiểm tra học kì 1
1
Tiết Bài Tên bài dạy
Chương III: Oxi - Không khí
37 24 Tính chất của oxi (T1)
38 24 Tính chất của oxi(T2)
39 25 Sự oxi hoá- PƯHH- ứng dụng của oxi
40 26 Oxit
41 27 Điều chế oxi- Phản ứng phân huỷ
42 28 Không khí- Sự cháy(T1)
43 28 Không khí- Sự cháy(T2)
44 29 Bài luyện tập 5
45 30 Bài thực hành 4
46 Kiểm tra viết
47 31 Tính chất -Ứng dụng của Hiđro(T1)
48 31 Tính chất -Ứng dụng của Hiđro(T2)
49 32 Phản ứng oxi hoá khử
50 33 Điều chế khí Hiđro - Phản ứng thế
51 34 Bài luyện tập 6
52 35 Bài thực hành 5
53 Bài kiểm tra viết
54 36 Nước(t1)

55 36 Nước(T2)
56 37 Axit- Bazơ - Muối(T1)
57 37 Axit- Bazơ - Muối(T2)
58 38 Bài luyện tập 7
59 39 Bài thực hành 6
60 40 Dung dịch
61 41 Độ tan của một chất trong nước
62 42 Nồng độ dung dịch(T1)Pha chế dung dịch
63 42 Nồng độ dung dịch(T2)
64 43 Pha chế dung dịch(T1)
65 43 Pha chế dung dịchT2)
66 44 Bài luyện tập 8
67 45 Bài thực hành 7
68 Ôn tập học kì II
69 Ôn tập học kì II
70 Kiểm tra học kì II
2
Tuần 1
Tiết 1 MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
Người dạy : Nguyễn Quang Chánh
NS:04/9/06
ND:5/9/06
I/Mục tiêu:
1/ HS biết hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất,sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.Hoá học là
môn khoa học quan trọng và bổ ích.
2/ Bước đầu, các em HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Chúng ta phải
có kiến thức về các chất để biết phân biết phân biệt và sử dụng chất.
3/ HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để học tốt môn hoá học.
II/ Chuẩn bị:
GV:

* Dụng cụ: *Hoá chất:
- Giá ống nghiệm có 3 ống nghiệm - DD: NaOH; CuSO
4
; HCl
-ống hút - Đinh sắt cột sẵn dây chỉ
-Bảng phụ
III/Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: I/Hoá học là gì?
Hoạt động của GV: Hoạt động của HS:
GV: Giới thiệu qua về bộ môn và cấu trúc chương
trình bộ môn hoá ở THCS.
Để em hiểu hoá học là gì, chúng ta tiến hành một vài
TN đơn giản sau
GV: giới thiệu dụng cụ hoá chất.Yêu cầu HS quan sát
nhận xét màu sắt của các chất
Ống 1:dd CuSO
4
;ống 2:dd NaOH; ống 3:dd HCl;
GV: -Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 5-7 giọt dd CuSO
4
ở ống
1 sang ống 2
-Thả chùm đinh sắt vào ống 3 đựng dd HCl.
- Đặt nhẹ chiếc đinh sắt vào ống 1,sau đó lấy ra
Yêu cầu HS lần lượt nêu từng hiện tượng sau khi GV
làm từng TN
Qua quan sát TN trên em có rút ra kết luận gì?
Khẳng định: ở ống 2 chất không tan màu xanh đó là
đồng (II)hiđroxit, ống 3 có bọt khí đó là khí hiđro, ống
1chiếc đinh sắt có màu đỏ là do đồng tạo thành bám

trên bề mặt của đinh sắt. Ở các TN trên đều có sự biến
đổi chất.
GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn các cốc nhôm đựng:nước;
nước vôi; giấm ăn.Cách sử dụng nào đúng?Vì sao?
GV: các em chưa giải thích được là vì các
em chưa có kiến thức về hoá học.Vì vậy chúng ta phải
học hoá học.Vậy hoá học là gì?


1/ Thí nghiệm:
HS: quan sát , nhận xét:
Ống 1:dd trong suốt, màu xanh
Ống 2:dd trong suốt, không màu
Ống 3:dd trong suốt không màu
HS:
Ở ống 2 có chất mới màu xanh không tan tạo
thành.
Ở ống 3 có bọt khí
Trong ống 1 chiếc đinh sắt ở phần tiếp xúc với
dd CuSO
4
có màu đỏ

HS: thảo luận nhóm rút ra kết luận:
Ở các TN trên đều có sự biến đổi các chất
HS:trả lời cốc nhôm đựng nước là đúng nhưng
không thể giải thích được.
2/Kết luận:
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất,sự
biến đổi các chất và ứng dụng của chúng.

3
Hoạt động 2: II/ Hoá Học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
GV đặt vấn đề:Vậy hoá học có vai trò như thế nào?
GV nêu câu hỏi:
-Emhãy kể tên một vài đồ dùng sinh hoạt được sản
xuất từ sắt, nhôm, chất dẻo,...
-Em hãy kể một số sản phẩm hoá học dùng trong nông
nghiệp.
-Em hãy kể tên một số sản phẩm hoá học phục vụ cho
học tập và bảo vệ sức khoẻ cho gia đình em.
GV giới thiệu ứng dụng của hiđro, chất dẻo,công nghệ
chế biến dầu mỏ.
Vậy em có kết luận gì về vai trò của Hoá Học trong
cuộc sống của chúng ta?
HS kể:
-soong, nồi, cuốc, dao, ấm, thau,...
-Phân bón hoá học:đạm, lân,...Thuốc trừ
sâu;thuốc diệt cỏ;...
Sách; vở; bút; mực;...
Các loại thuốc chữa bệnh
HS Kết luận:
Hoá Học có vai trò rất quan trọng trong cuộc
sống của chúng ta.
Hoạt động 3: III/ Các em cần phải làm gì để học tốt môn Hoá Học?
Muốn học tốt môn Hoá Học em cần phải làm
gì?
GV: gợi ý cho các em trả lời theo 2 phần:
+ Các hoạt động cần chú ý khi học môn Hoá
Học?
+ Phương pháp học tập môn Hoá Học như

thế nào là tốt?
HS: thảo luận nhóm rút ra:
1/Các hoạt động cần chú ý khi học môn Hoá Học:
-Thu thập kiến thức.
-Xử lí thông tin; nhận xét hoặc rút ra kết luận.
-Vận dụng.
2/Phương pháp học tập môn Hoá Học như thế nào là
tốt?
-Biết làm TN, biết quan sát nhận xét hiện tượng trong
TN, trong tự nhiên, trong cuộc sống.
-Có hứng thú say mê,chủ động sáng tạo.
-Nhớ một cách chọn lọc.
-Tự tham khảo sách.
Hoạt động 4: Tổng kết- Dặn dò:
GV: gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài học:
-Hoá Học là gì?
-Hoá Học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
-Phương pháp học tập bộ môn Hoá Học?
GV: Dặn dò: Chuẩn bị bài: Chất
-Chất có ở đâu?
-Biết tính chất của chất để làm gì?
• Rút kinh nghiệm :
4
Tuần 1
Tiết 2 CHẤT
ND: Nguyễn Quang Chánh
NS:09/9/06
ND:10/9/06
I/ Mục tiêu:
1/HS phân biệt được vật thể ( tự nhiên và vật thể nhân tạo) vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó

có chất.Các vật thể tự nhiên dược hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu,mà
vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
2/-Biết được cách quan sát,dùng dụng cụ đo, làm TNđể nhận ra tính chất của chất
-Biết được mỗi chất đều có những tính chất nhất định.
-HShiểu được: Chúng ta phải biết tính chất của chất để nhận biết và sử dụng các chất đó vào triong những
việc thích hợp trong đời sống, sản xuất.
3/ Bước đầu được làm quen với một số dụng cụ, hoá chất TN,làm quen với một số thao tác đơn giản: cân; đo,
hoà tan các chất.
II/ Chuẩn bị:
GV:- Chuẩn bị TN để HSlàm quen với việc nhận ra tính chất của chất.
-TN để HS phân biệt được cồn với nước.
*Hoá chất: *Dụng cụ:
-Một miếng nhôm. -Cốc thuỷ tinh.
-Nước cất -Đũa thuỷ tinh.
-Cồn. -Diêm.
-Muối ăn
HS: chuẩn bị bảng nhóm
III/Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: KTBC-Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV kiểm tra 1HS:
Hoá Học là gì? Vai trò của Hoá Học đối với
cuộc sống? Phương pháp học tập bộ môn?
GV: giới thiệu bài:
Môn Hoá Học nghiên cứu về chất, sự biến đổi
chất. Vậy chất có ở đâu? Nó có những đặt
điểm gì? Ta tìm hiểu qua bài chất.
HS:trả lời
HS: lắng nghe
Hoạt động 2: I/ Chất có ở đâu?

5
Em hãy kể những vật thể chung quanh ta!
-Như các em đã biết, ở vật lí lớp 7 vật thể
được chia thành 2 loại chính đó là: vật thể tự
nhiên và vật thể nhân tạo.

HS kể:
Bàn, ghế, sách vở, cây cỏ, không khí,sông suối,bút,...
HS:tự phân loại:
Vật thể tự nhiên:cây cỏ, không khí, sông suối,...
Vật thể nhân tạo:bàn, ghế, sách vở,...
Em hãy cho biết đâu là vật thể tự nhiên, đâu là
vật thể nhân tạo?
GV:HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau:
TT Tên vật thể Vật
thể
TN
Vật
thể
NT
Chất
tạo
nên
vật thể
1 Quả chuối
2 Ấm nhôm
3 Mía
4 Bàn
5 Nhà
Qua bài tập trên, em hãy cho biết chất có ở

đâu?
GV: qua bài tập trên ta thấy, vật thể tự nhiên
được hình thành từ chất còn vật thể nhân tạo
được làm ra từ các vật liệu mà mọi vật liệu
đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
HS:Thảo luận nhóm, điền vào bảng và báo cáo kết quả
HS: Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là có
chất. Chất nằm trong vật thể tự nhiên và vật thể nhân
tạo.
Hoạt động 2: II/Tính chất của chất
GV: thông báo: mỗi chất có những tính chất
nhất định.
GV: thuyết trình:
Vậy làm thế nào để biết tính chất của chất?
GV: giới thiệu một số dụng cụ, hoá chất
sau:cốc,dụng cụ thử tính dẫn điện, đũa thuỷ
tinh và một miếng nhôm, muối ăn. Em hãy tự
tiến hành một số thí nghiệm để biết được một
số tính chất của các chất trên?
GV:Em hãy tóm tắt lại cách để xác định tính
chất của chất?
GV:Để biết tính chất vật lí ta có thể quan sát
hoặc dùng dụng cụ đo hoặc làm TN.Còn tính
chất hoá học thì phải làm TN mới biết được
1/Mỗi chất có những tính chất nhất định
HS: nghe và ghi vào vở.
a) Tính chất vật lí gồm: trạng thái, màu sắt, mùi vị, tính
tan trong nước. nhiệt dộ sôi,nhiệt độ nóng chảy,....
b) Tính chất hoá học:
Khả năng biến đổi chất này thành chất khác( khả năng

phân huỷ, tính cháy được...)
HS:tự suy nghĩ rồi đưa ra cách tiến hành TN và tiến
hành TN:
-Quan sát: thấy được một số tính chất bề ngoài
-Dùng dụng cụ đo
-Làm TN:
HS: nêu lại các cách trên và ghi vở
6
Vậtthể
thểTN
VThể NT
V.thểTN
Vậtthể
thểTN
GV: tại sao chúng ta phải biết tính chất của
chất? Để trả lời câu hỏi trên, em hãy cho biết
lọ nào đựng nước, lọ nào đựng cồn?
GV: làm TN đốt cháy cồn và nước.
GV: Tại sao chúng ta phải biết tính chất của
chất?
GV: Kể thêm một só tác hại của việc sử dụng
chất không đúng do không biết tính chất của
chất.
2/Việc hiểu biết tính chất của chất coa lợi gì?
HS: dựa vào tính chất khác nhau của nước và cồn là cồn
cháy được còn nước không cháy được.HS quan sát GV
làm TN
HS:
a) Giúp ta phân biệt được chất này với chất khác( nhận
biết được chất)

b) Biết cách sử dụng chất.
c) Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản
xuất.
Hoạt động 5:Củng cố, Dặn dò, bài tập về nhà :
-Chất có ở đâu?
-Chất có những tính chất nào?
- Biết tính chất của chất có lợi gì?
Bài tập về nhà:
HS trung bình:1,2,3,4
HS yếu :1,2,3,
HS khá giỏi :làm thêm bài 5,6
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
-Phải có TN
-HS cần biết được vật thể nhân tạo được tạo nên từ đâu?
-HS biết cách sử dụng chất hợp lí.
Tuần 2
Tiết 3 CHẤT( tt)
ND: Nguyễn Quang Chánh
NS:11/9/06
7
ND:12/9/06
I/Mục tiêu:
1/ HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Biết được chất tinh khiết có những tính chất
nhất định, còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định.
2/ Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của chất đẻ tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
3/ HS biết làm quen với một số dụng cụ TN và tiếp tục được rèn một số thao tác TN đơn giản.
II/ Chuẩn bị:
*GV:-Một số mẫu chất : lưu huỳnh, phốt pho, nhôm, đồng, muối tinh khiết
-Chai nước khoáng( có ghi thành phần trên nhãn)
-5 ống nước cất.

-Dụng cụ để đo độ nóng chảy của lưu huỳnh và đun nóng hỗn hợp nước muối.
-Dụng cụ thử tính dẫn điện.
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập
III/ Tiến trình dạy và học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Tổ chức tình huống học tập
GV:- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài của HS ở nhà.
1/ Hãy chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên đâu là vật thể nhân tạo đâu là chất trong các câu sau:
-Trong quả chanh có chứa axit ci tric, nước và vitamin.
- Dao kéo làm bằng sắt.
-Đường ăn được sản xuất từ cây mía, củ cải đường.
- Cốc làm bằng thuỷ tinh dễ vỡ hơn cốc làm bằng nhựa.
2/ -Hãy so sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của đườngvà muối ăn.
-Căn cứ vào đặc điểm nào mà đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điên còn nhựa dùng làm vỏ
dây điện?
Giới thiệu bài:Mỗi chất có những tính chất nhất định. Vậy chất như thế nào thì có những tính chất nhất
định?Ta tìm hiểu qua phần III
Hoạt động 2: III/ Chất tinh khiết:
GV: Cho HS quan sát chai nước khoáng và
các ống nước cất và cho biết chúng có
những tính chất nào giống nhau?
-Nêu cách sử dụng của nước khoáng và
nước cất.
-Tại sao lại có cách sử dụng khác nhau như
vậy?
GV: khẳng định nước khoáng có lẫn một số
chất khác hoà tan có lợi cho cơ thể nên
dùng để uống còn nước cất chỉ có nước
không có chất khác nên dùng để pha chế
thuốc tiêm. Vậy nước khoáng gọi là hỗn
hợp.

-Em hãy cho ví dụ một số hỗn hợp.
-Vậy hỗn hợp là gì?
-Làm thế nào để có nước cất?
GV: mô tả quá trình chưng cất nước liên hệ
với những giọt nước đọng lại trên nắp ấm
đun nước.
-Nước cất có những chất nào?
GV: nước cất là chất tinh khiết.
-Làm thế nào để khẳng định nước cất là
1/ Hỗn hợp và chất tinh khiết:
HS:Giống nhau về trạng thái lỏng trong suốt không
màu.
HS: tự nêu
HS: Do thành phần của chúng khác nhau.
HS:Hỗn hợp : nước trong thiên nhiên,sữa,nước
mắm,...
HS: trả lời và ghi vở
HS: khẳng định chỉ có nước
HS: Tiến hành đo nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,...
8
chất tinh khiết?
GV giới thiệu tiến hành đo nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng.
Vậy theo em chất như thế nào mới có
những tính chất nhất định?
-Vậy hỗn hợp có tính chất như thế nào?
GV: tính chất của hỗn hợp thay đổi tuỳ
thuộc vào bản chất và tỉ lệ pha trộn giữa
các chất.
GV thông báo: trong thực tế không thể có

chất tinh khiết tuyệt đối, chỉ có những chất
lẫn 0,000001% tạp chất được gọi là siêu
tinh khiết.
GV: cho HS quan sát tinh muối ăn trước
khi làm TN.
-Hoà tan muối ăn vào nước, yêu cầu HS
quan sát nhận xét.
-Yêu cầu thảo luận nhóm và nêu cách làm
rồi làm TN,
Dựa vào đâu mà ta thu được muối và nước
cất?
GV thông báo nhiệt độ sôi của muối là 1450
0
C, nhiệt độ sôi của nước là 100
0
C.
GV: Ngoài ra còn dựa vào sự khác nhau về
tính tan, khối lượng riêng,...để tách chất ra
khỏi hỗn hợp.
GV: Dựa vào đâu để tách 1 chất ra khỏi
hỗn hợp?
GV: Người ta dùng nhiều phương pháp
khác nhau như: lọc, lắng, gạn, chưng cất,
làm bay hơi, sư dụng từ tính,...
HS:Chỉ có chất tinh khiết mới có những tính chất
nhất định.
HS: hỗn hợp không có tính chất nhất định.
:
1/Hỗn hợp:
Hai hay nhiều chất

trộn lẫn vào nhau
gọi là hỗn hợp.
VD: Nước trong tự
nhiên.
Hỗn hợp có tính
chất thay đổi tuỳ
thuộc vào bản chất
và tỉ lệ pha trộn
giữa các chất.
2/Chất tinh khiết:
Chất tinh khiết là
không có chất khác
lẫn vào.
VD: Nước cất
Chất tinh khiết mới
có những tính chất
nhất định.
3/Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
HS:ta được hỗn hợp nước muối trong suốt
HS: thảo luận nhóm và nêu cách làm:
Đun nóng hỗn hợp nước muối, nước bay hơi hết,
muối ăn kết tinh lại.
Làm TN
HS: dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau mà tách muối ra
khỏi hỗn hợp nước muối.
HS Kết luận:
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí mà ta có thể
tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
HS: làm bài tập:

1/Khi phân tách hỗn hợp A, người ta sử dụng phương pháp. Hãy nêu sự tương ứng A-B nếu:
A là các hỗn hợp B là các phương pháp phân tách
1. Rượu và nước 1. Lọc
2.muối ăn trong nước 2.Lắng gạn
3.Nước và bột gạo 3.Sử dụng từ tính
4.Bột sắt lẫn bột lưu huỳnh 4.Làm bay hơi
2/Kim loại thiếc có t
0
nc
=232
0
C thiếc hàn có t
0
nc
=180
0
C Vậy thiếc hàn là tinh khiết hay có lẫn chất
khác?
Về nhà làm bài tập:7,8/SGK/11
9
Xem trước phần phụ lục trang 145 và bài thực hành 1
• Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
-Viết bài bằng cách so sánh đối chiếu.
-Dư thời gian nên cho trò chơi.
***---***---***

Tuần 2
Tiết:4
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT

TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
ND:Nguyễn Quang Chánh
Soạn ngày:14/9/06
Dạy ngày:16/9/06
I/Mục tiêu:
10
1/ Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chả của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ
níng chảy của một số chất.
2/ -HS làm quen và biết cách sự dụng một số dụng cụ trong PTN.
-Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
3/ HS thích làm TN, phát triển óc quan sát và tư duy.
II/ Chuẩn bị: GV:
* Dụng cụ TN:Cho 6 nhóm, mỗi nhóm gồm: *Hoá chất:
-Ống nghiệm:12 -Lưu huỳnh
-Nhiệt kế: 6 -Giá đỡ: 6 -Muối ăn có lẫn cát
-Cốc thuỷ tinh:12 -Giấy lọc -Parafin
-Phễu nhựa: 6 -Đèn cồn: 6
-Diêm: 6 -Đũa thuỷ tinh: 6
Một số dụng cụ khác để giới thiệu cho HS
HS: đọc trước bài thực hành và phần phụ lục, kẻ sẵn bảng tường trình theo mẫu
Stt Tên TN Dụng cụ, hoá
chất
Cách tiến hành TN Quan sát và giải
thích hiện tượng
Kết quả của
thí nghiệm
1
2
III/ Tiến trình dạy- học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV: Hôm nay chúng ta thực hành, làm quen với cách học ở PTN, các chất khác nhau thì có nhiệt độ
nóng chảy như thế nào? Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp
Hoạt động 2: I/ Một số quy tắc an toàn. Cách sự dụng hoá chất, một số dụng cụ trong PTN .
GV: Hướng dẫn HS đọc phần phụ lục 1
trang 154 SGK để nắm được một số quy tắc
an toàn trong PTN.
-Giới thiệu với HS một số dụng cụ và công
dụng của nó như:các loại bình cầu,binh kíp,
ống đong hình trụ, đèn cồn, cách gấp giấy
lọc,...
-giới thiệu một số kí hiệu nhãn đặt biệt ghi
trên các lọ hoá chất:đọc, dễ nổ, dễ cháy.
-Giới thiệu một số thao tác cơ bản lấy chất
lỏng, chất rắn, cách châm và tắt đèn cồn,
đun chất rắn trong ống nghiệm,...
HS: 1 HS đọc SGK cả lớp lắng nghe.
HS:quan sát, lắng nghe.
HS: theo dõi
Hoạt động 3:Tiến hành thí nghiệm:
GS: -Giới thiệu dụng cụ và hoá chất TN 1
-Treo bảng phụ ghi rõ nội dung TN 1 yêu
cầu HS đọc.
- Thao tác mẫu hướng dẫn cụ thể lấy hoá
chất lưu huỳnh và parafin vào 2 ống
nghiệm ( chỉ bằng hạt đậu phộng),cách đặt
ống nghiệm vào cốc nước cao 2cm, nhiệt kế
để đứng cho dể đọc.
-Theo dõi sự nóng chảy của parafin ghi lại
nhiệt độ parafin bắt đầu nóng chảy và nóng
chảy hoàn toàn. Kết luận nhiệt độ nóng

chảy của parafin từ....đến....Khi nước sôi
xem lưu huỳnh nóng chảy chưa,kết luận
nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh.
1/Thí nghiệm 1:Theo dõi sự nóng chảy của chất
parafin và lưu huỳnh:
HS:-Kiểm tra dụng cụ hoá chất.
-1 HS đọc- cả lớp theo dõi
-HS quan sát
11
Qua TN1 em có kết luận gì?
GV:cho HS ôn kiến thức cũ; Dựa vào đâu
mà tách chất ra khỏi hỗn hợp?Làm thế nào
để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp?
-Yêu cầu HS đọc cách tiến hành TN trên
bảng phụ.
-Thao tác mẫu vừa hướng dẫn HS:
+ Cách gấp giấy lọc.
+Quan sát hiện tượng, so sánh dd trước
khi lọc và sau khi lọc.
+Đun nóng phần nước lọc( vài giọt) trên
ngọn lửa đèn cồn
+Quan sát chất rắn thu được, so sánh với
muối ăn lúc đầu.
HS:Tiến hành thực hành theo nhóm. Quan sát, ghi lại
kết quả.
HS: Báo cáo kết quả TN:
t
0
nc
Của parafin từ 38

0
đến 42
0
C
t
0
nc
của S> 100
0
C
HS: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác
nhau.
Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và
cát
HS:Tự trả lời
HS: -đọc cách tiến hành TN

-Quan sát
HS:-Thực hành theo nhóm, quan sát,ghi lại kết quả.
-Báo cáo kết quả TN:
Trước khi lọc dd đục, sau khi lọc dd trong suốt ,cát
được giữ trên giấy lọc, cho nước lọc bay hơi hết ta thu
được muối ăn.
Hoạt động 4: Tổng kết- Viết tường trình-Thu dọn .
-HS viết tường trình theo mẫu .
-Dọn vệ sinh
-Tiết sau thu chấm.
-Chuẩn bị bài:Nguyên tử
+Nguyên tử là gì?
+Cấu tạo nguyên tử?

+Trong nguyên tử các electron được sắp xếp như thế nào?
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
- Chuẩn bị bảng tường trình trước khi học.
-Kiểm tra dụng cụ hoá chất, làm thí nghiệm thử trước khi dạy.
-Ôn tập kiến thức liên quan đến bài thực hành .
Tuần 3
Tiết:5 NGUYÊN TỬ
ND: Nguyễn Quang Chánh
NS:18/9/06
ND:19/9/06
I/ Mục tiêu:
12
1/-HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về diện và tạo ra mọi chất.nguyên tử gồm hạt
nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. Electron kí hiệu là e, có điện tích
âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-)
-HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron; kí hiệu proton là p, có điện tích ghi bằng dấu ( +),
còn kí hiệu nơtron là n, không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân,
Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
2/-HS biết trong nguyên tử số proton bằng số electron.Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và
sắp xếp thành từng lớp.Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV:
-Vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo nguyên tử của: Hidro, Oxi, Natri, Nitơ,Magie, Neon
-Phiếu học tập có ghi sẵn các bài tập.
2/ HS: Bảng nhóm
III/ Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
-Thành phần các vật thể tự nhiên?
-Mọi vật thể nhân tạo được làm ra từ đâu?

-Thành phần của mọi vật liệu?
GV:Có chất mới có vật thể. Vậy các chất
được tạo ra từ đâu? Ta tìm hiểu bài
"nguyên tử"
HS:
-Mọi vật thể tự nhiên đều gồm có các chất
-Mọi vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu, mà vật
liệu đều gồm có chất hay hỗn hợp một số chất.
HS: Lắng nghe
Hoạt động 2: I/ Nguyên tử là gì?
GV: Các chất được tạo nên từ nguyên
tử.Vậy nguyên tử là gì?
GV:-Yêu cầu HS đọc phần 1 bài đọc thêm
SGK .
-Treo sơ đồ ngtử Hidro giới thiệu hạt nhân
mang điện tích dương và vỏ ngtử có chứa
electron mang điện tích âm. Yêu cầu HS
nhận xét số điện tích dương và số điện tích
âm.
GV: Không những ngtử Hidro mà những
ngtử khác cũng có số điện tích dương bằng
số điện tích âm nen ngtử trung hoà về điện.
Vậy ngtử là gì?
GV: Treo sơ đồ ngtử Oxi và giới thiệu chỉ
cho HS phần nhân mang điệ tích dương và
phần vỏ mang điện tích âm.
-Vậy ngtử có cấu tạo như thế nào?
GV: Thông báo đặc điểm của hạt electron
GV: Chúng ta biết ngtử gồm có hạt nhân và
vỏ ngtử, trước hết ta tìm hiểu hạt nhân có

cấu tạo như thế nào?
HS:lắng nghe.
HS: Đọc phần 1 bài đọc thêm SGK
HS:Quan sát, nhận xét: Trong ngtử Hidro số điện tích
dương bằng số điện tích âm
HS:Trả lời và ghi vở:
Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.
HS: quan sát và trả lời-ghi vở:
Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương.
+Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm
Electron:
- kí hiệu: e
- Điện tích: 1-
- Khối lượng vô cùng nhỏ
Hoạt động 3 : II/ Hạt nhân nguyên tử
13
GV: giới thiệu:
- Hạt nhân ngtử được tạo bởi hai loại hạt là
hạt proton và nơtron
- Thông báo đặc điểm từng loại hạt
GV: Nhấn mạnh khái niệm ngtử cùng loại
GV: Yêu cầu HS quan sát lại các sơ đồ cấu
tạo ngtử và nhận xét số proton và số
electron trong cùng 1 ngtử.
Em hãy so sánh khối lượng của 1 hạt
proton với 1 hạt nơtron và khối lượng 1 hạt
electron?
GV: Khối lượng electron rất bé (bằng
0,0005 khối lượng proton) không đáng kể

nên bỏ qua. Vậy xác định khối lượng ngtử
dựa vào đâu?
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 sau:
Cho biết thành phần hạt nhân của 4 ngtử
X,Y,Z,T theo bảng sau:
Ngtử Hạt nhân
X 8 proton, 8 nơtron
Y 12 proton, 11 nơtron
Z 8 proton, 9 nơtron
T 12proton,12 nơtron
Em hãy cho biết những ngtử nào cùng loại?
GV: Trong ngtử dựa vào đâu ta tìm số
electron?
GV: Biết số p ta suy ra số e trong ngtử.
Trong hoá học cần quan tâm đến sự sắp
xếp của các electron này.
HS: Nghe và ghi vở:
* Hạt nhân ngtử tạo bởi proton và nơtron:
+ Proton:
- Kí hiệu:p
- Điện tích: 1+
- Khối lượng:1,6748.10
24

gam
+Nơtron:
- Kí hiệu:n
- Điện tích: Không mang điện
- Khối lượng:1,6748.10
24


* Những ngtử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
HS: Vì ngtử trung hoà về điện nên :
Số p = số e
HS: Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron
có khối lượng rất bé.
HS: Dựa vào khối lượng hạt nhân.
Vậy khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên
tử.
HS: Trao đổi theo đôi bạn học tập và trả lời: ngtử Xvà
ngtử Z là những ngtử cùng loại; ngtử Y và ngtử T cùng
loại.
HS: dựa vào số p ta tìm dược sốe vì số p = số e
Hoạt động 4 : III/ Lớp electron
14
GV: Treo sơ đồ các ngtử Hidro, Oxi,Natri
yêu cầu HS quan sát và cho biết số p, số e
trong mỗi ngtử.
GV: chỉ vào sơ đồ giới thiệu: Trong ngtử
các electron chuyển động rất nhanh xung
quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp,
mỗi lớp có một số e nhất định.
-Chỉ số lớp e và số e lớp ngoài cùng
GV:Treo sơ đồ vẽ sẵn ở bảng phụ các ngtử
sau:Nitơ, Magie , Neon, Canxi. Em hãy
quan sát các sơ đồ ngtử và điền vào bảng
sau:
Ngtử Số p
trong
hạt

nhân
Số e
trong
ngtử
Số lớp
e
Số e
lớp
ngoài
cùng
Nitơ
Magie
Neon
Canxi
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm khoảng 3
phút.
GV: nhận xét ghi điểm 1nhóm xuất sắc.
-Quan sát sơ đồ các ngtử trên, em hãy nhận
xét số ngtử tối đa ở lớp1, lớp 2 là bao
nhiêu?
GV: yêu cầu HS làm bài tập2 dụa vào bảng
1 để tra tên từng loại ngtử:
Ngtử số p
trong
hạt
nhân
Số e
trong
ngtử
Số lớp

e
Số e
lớp
ngoàu
cùng
13
6
14
2
HS: quan sát và trả lời số p số e của từng ngtử.
HS: quan sát-lắng nghe ghi vở:
-Trong ngtử,electron chuyển động rất nhanh xung quanh
hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp,mỗi lớp có một số
electron nhất định.
-Nhờ có electron mà các ngtử có khả năng liên kết được
với nhau.
HS: -Thảo luận theo nhóm 3 phútghi đung kết quả vào
bảng
-Báo cáo kết quả ở bảng nhóm
-Các nhóm bổ sung, nhận xét
HS:Quan sát và trả lời:
-Số e tối đa ở lớp 1 là 2e.
Số e tối đa ở lớp 2 là 8e.
HS: làm vào vở và lên bảng
Hoạt động 5 : Củng cố-dặn dò
GV: Yêu cầu HS nhặc lại các kiến thức trọng tâm:
-Ngtử là gì?
-Ngtử được cấu tạo bởi những loại hạt nào? Nêu rõ đặc điểm của mỗi loại hạt.
-Tại sao ngtử chỉ có trên 100 loại còn chất lại có đến hàng chục triệu chất khác nhau?
-Vì sao ngtử có khả năng liên kết được với nhau?

* Về nhà đọc bài đọc thêm. Làm bài tập 1,2,3,4,5 trang 15, 16 SGK
HS khá giỏi làm thêm bài tập 4.1 4.4 SBT.
Chuẩn bị bài "Nguyên tố hoá học"
-Nguyên tố hoá học là gì?
-Kẻ trước bảng kí hiệu hoá học dán vào đầu trang vở.
15
-Có bao nhiêu nguyên tố hoá học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
-Nhất thiết phải vẽ sơ đồ các nguyên tử.
* * * --- * * * ---* * *

ND: Nguyễn Quang Chánh
16
Tiết 6 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Ngày soạn : 22/9/06
Ngày dạy : 23/9/06
I/ Mục tiêu:
1/ Nắm được " Nguyên tố hoá học là tập hợp những ngtử cùng loại có cùng số proton trong hạt
nhân".Biết được kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn ngtố còn chỉ 1 ngtử của ngtố đó.
2/ Biết được cách ghi và nhớ kí hiệu của một số ngtố thường gặp.
Biết được khối lượng các ngtố có trong vỏ trái đất không đồng đều. HS biết được một số ngtố có
nhiều nhất trong vỏ trái đất như: Oxi, silic,...
HS rèn được cách viết kí hiệu hoá học của các ngtố hoá học.
3/ HS có niềm tin về sự tồn tại của vật chất.
II/Chuẩn bị:
* GV:- Tranh vẽ:" Tỉ lệ thành phần khối lượng các ngtố có trong vỏ trái đất"
- Bảng một số ngtố hoá học.
* HS: học kĩ bài ngtử.
III/ Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1 : KTBC- Sửa bài tập.
GV: Kiểm tra 2 HS:

1-Ngtử là gì? Ngtử được cấu tạo bởi những loại
hạt nào?
Áp dụng: quan sát sơ đồ ngtử Magie cho biết số
p, số e, số lớp e, số elớp ngoài cùng.
2- Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là
khối lượng ngtử?
- Vì sao ngtử có thể liên kết được với nhau?
3- HS 3 sửa bài 5 SGK
HS 1: Trả lời lí thuyết.
Ngtử Magie có:12 p,12 e, số lớp e là 3,số e lớp
ngoài cùng là 2e
HS 2: Trả lời
HS 3: Sửa bài tập số 5
Hoạt đông 2 : Tổ chức tình huống học tập
GV: Vì sao máu động vật và máu người lại có
màu đỏ? Đó là do trong máu có chứa NTHH
sắt. Một số người thiếu máu do thiếu sắt trong
thành phần của máu có NTHH sắt.Vậy NTHH
là gì,bài học này giúp chúng ta trả lời câu hỏi
đó.
HS: Lắng nghe.
Hoạt động 3 : I/ Nguyên tố hoá học là gì?
GV: Các chất được tạo nên từ đâu?
-Nước được tạo nên từ ngtử Hidro và ngtử oxi
-Giới thiệu 1 gam nước cất. Để tạo ra 1 gam nước
cất cũng cần tới ba vạn tỉ tỉ ngtử oxi và số ngtử
hidro còn nhiều gấp đôi.Vậy em có nhận xét gì về số
lượng ngtử hidro và ngtử oxi tạo nên 1 gam nước?
GV: Do số lượng ngtử vô cùng lớn nên đáng lẽ nói
nước là do những ngtử hidro và những ngtử oxi tạo

nên thì người ta nói nước là do ngtố hoá học hidro
và oxi tạo nên.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút với nội
dung sau:
- Biết khí cacbonic là do 2 loại ngtử là cacbon và oxi
tạo nên, thay từ loại ngtử em có thể diễn đạt theo
cách khác?
1/ Định nghĩa:
HS: Tạo nên từ ngtử
HS: Quan sát và lắng nghe.
HS: Số lượng ngtử hidro và oxi tạo ra 1 gam
nước là vô cùng lớn.
HS: Lắng nghe.
17
- Cho biết: ngtử X có số p là 11, số n là 10
- ngtử Y có số p là 11, số n là 11
- ngtử Z có số p là 11, số n là 12
Những ngtử trên có phải là ngtử cùng loại không?
Vì sao?
- Từ 2 câu trên em rút ra kết luận NTHH là gì?
GV: Hạt nhân tạo bởi 2 loại hạt proton và nơtron
nhưng số proton mới là số quyết định. Những ngtử
nào có cùng số proton trong hạt nhân thì cùng một
ngtố. Nên người ta nói: Số p là đặc trưng một
NTHH
-Các ngtử thuộc cùng một ngtố hoá học đều có tính
chất hoá học như nhau.
GV chuyển ý: Trong khoa học để trao đổi với nhau
về vấn đề NTHH cần có cách biểu diễn ngắn gọn và
có tính thống nhất toàn thế giới đó là kí hiệu hoá

học.
-Giới thiệu bảng 1 trang 42 SGK yêu cầu HS quan
sát, nhận xét về cách ghi KHHH của các ngtố?
GV: Hướng dẫn HS cách viết KHHH.
-Thông báo: KHHH biểu diễn NTHH và chỉ 1ngtử
của ngtố đó.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3/20 SGK vào vở. Yêu
cầu 1 HS làm bảng lớp.
GV chuyển ý: Các em đã biết có hàng chục triệu chất
khác nhau nhưng chỉ có trên 100 loại ngtử. Vậy có
bao nhiêu NTHH?
HS: Thảo luận nhóm 3 phút rồi báo cáo kết
quả:
- Khí cacbonic là do ngtố cacbon và oxi tạo
nên.
-Ngtử X,Y,Z là những ngtử cùng loại vì có
cùng số proton trong hạt nhân.
HS: Kết luận:
Nguyên tố hoá học là tập hợp những ngtử
cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
Lưu ý: Số p là số đặc trưng của một NTHH.
2/ Kí hiệu hoá học:
HS: Quan sát và nhận xét cách ghi:
Mỗi NTHH được biểu diễn bằng 1 hoặc 2
chữ cái.Chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái sau
viết thường.
HS: nghe và ghi vở:
KHHH biểu diễn ngtố và chỉ một ngtử của
ngtố đó.
VD: C:ngtố cacbon còn chỉ 1 ngtử cacbon

Ca: Ngtố canxi và chỉ 1 ngtử canxi
HS: cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng.
Hoạt động 4: II/ Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
GV: Yêu cầu HS đọc mục III SGK
-Treo tranh H 1.7 giới thiệu trái đất và cho HS biết:
Vỏ trái đất do các NTHH tạo nên.
-Treo tranh H1.8 yêu cầu HS nhận xét các ngtố có
trong vỏ trái đất.
GV: Hiện nay có khoảng 114 ngtố. Các ngtố tự
nhiên coi là những ngtố tạo nên các chất cấu thành
vỏ trái đất.
-Giới thiệu những ngtố tìm ra thời tiền sử: vàng,
bạc, đồng, sắt, thiếc, chì, thuỷ ngân.
Những ngtố phi kim như cacbon, lưu huỳnh được
tìm ra ngẫu nhiên nhưng rất quan trọng cho sự phát
triển loài người. Ngtố tự nhiên phát hiện sau cùng là
franxi năm 1939.Những ngtố nhân tạo do con người
tổng hợp được, ngtố 114 được tổng hợp năm 1999
tại viện Dupna (Nga)
-Ngtố nào có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất?
Những ngtố nào thiết yếu cho sinh vật, sinh vật lấy
HS: quan sát, lắng nghe.
HS: Quan sát và nhận xét:
Các ngtố có trong vỏ trái đất không đồng
đều
HS:ghi vở:
Có hơn 110 ngtố hoá học.
Oxi là ngtố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái
đất.
18

những ngtố đó từ đâu?
HS: tự trả lời
Hoạt động 5: Củng cố-Dặn dò
-Ngtố hoá học là gì?
-Số đặc trưng của ngtố?
Chuẩn bị: Làm bài tập 1,2,3 SGK trang 20
HS khá giỏi làm thêm bài 5.1, 5.2, 5.3 SBT trang 6
Bài mới: Phần II
-Thế nào là đơn vị cac bon?
-Ngtử khối là gì?
-Cách tìm NTK.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
- Cần giới thiệu thông tin về các NTHH có trong tự nhiên và nhân tạo để gây hứng thú học tập.
-Khắc sâu kiến thức NTHH.
Tuần 4
Tiết 7 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
ND: Nguyễn Quang Chánh
Ngày soạn : 25/9/06
19
Ngày dạy : 26/9/06
I/ Mục tiêu:
1/- HS hiểu được " Nguyên tử khối là khối lượng của ngtử tính bằng đơn vị cacbon."
- Biết được mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của ngtử C.
- Biết mỗi ngtố có một ngtử khối riêng biệt. Biết ngtử khối, sẽ xác định được đó là ngtố nào.
2/- Dựa vào bảng 1 SGK để tìm kí hiệu và ngtử khối khi biết tên ngtố. Ngược lại khi biết ngtử khối, hoặc
biết số proton thì xác định được tên và kí hiệu của ngtố đó.
- Rèn luyện kĩ năng viết KHHH.
3/ HS có niềm tin về sự tồn tại vật chất.
II/ Chuẩn bị:
* GV:-Hình vẽ trang 18

- Bảng 1 trang 42 SGK
- Phiếu học tập ghi đề các bài luyện tập.
* HS: Bảng nhóm
III/ Tiến trình dạy-học:
Hoạt đông1: KTBC- Tổ chức tình huống học tập.
GV: Gọi 1 HS kiểm tra lí thuyết:
-Định nghĩa ngtố hoá học. Viết KHHH của
các ngtố sau: Nhôm, Canxi, Kẽm, Magie,
lưu huỳnh, Clo, Đồng.
-HS 2: Sữa bài tập 1.
-HS 3: Sữa bài tập 3 SGK.
GV: Trong Hoá Học, để định lượng người
ta đưa ra khái niệm nguyên tử khối. ta tiếp
tục tìm hiểu.
HS: Trả lời và viết KHHH của các ngtố.
HS 2: Điền các từ theo thứ tự:
a/ ngtử, ngtử,ngtố, ngtố.
b/ Proton, ngtử, ngtố
HS 3: Sữa bài tập 3
Hoạt động 2: III/Nguyên tử khối:
GV: Nêu ví dụ: Khối lượng ngtử
C =1,9926.10
23

g. Em có nhận xét gì về số trị
của ngtử C tính bằng gam?
- Vì tính bằng gam có số trị quá nhỏkhông tiện
sử dụng nên trong khoa học dùng cách riêng để
biểu thị khối lượng ngtử, đó là đơn vị cacbon.
Vậy thế nào là đơn vị cacbon ?

GV giới thiệu: Người ta quy ước lấy 1/12 khối
lượng của ngtử cacbon làm đơn vị khối lượng
ngtử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đ.v.c.
-Vậy khối lượng của một ngtử cacbon bằng bao
nhiêu đ.v.c?
- Một đơn vị cacbon bằng bao nhiêu?
GV: Nêu qui ước cách viết C = 12 đ.v.c.
GV: Yêu cầu HS nêu ví dụ về khối lượng của
một số ngtử.
GV thông báo: Các giá trị khối lượng này chỉ cho
biết sự nặng, nhẹ giữa các ngtử. Vậy những ngtử
trên, ngtử nào nhẹ nhất? ngtử nào nặng nhất?
- Ngtử oxi nặng hay nhẹ hơn ngtử hidro bao
nhiêu lần?
-Ngtử C nặng hay nhẹ hơn ngtử O bao nhiêu
HS: Khối lượng của ngtử C tính bằng gam có số
trị quá nhỏ.
HS: Lắng nghe.
Khối lượng của 1 ngtử cacbon bằng 12 đ.v.c.
Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của ngtử
C.
HS: H =1 đ.v.c; O =16 đ.v.c; Ca = 40 đ.v.c
HS: Lắng nghe và trả lời:
Ngtử hidro nhẹ nhất.
Ngtử canxi nặng nhất.
Ngtử oxi nặng gấp ngtử hidro 16 lần (
1
16
= 16
20

lần?
GV: Từ so sánh trên ta có thể nói: Khối lượng
của ngtử tính bằng đơn vị cacbon chỉ là khối
lượng tương đối giữa các ngtử và khối lượng này
là ngtử khối.Vậy nguyên tử khối là gì?
GV: Cách ghi: H = 1 đ.v.c; O = 16 đ.v.c; Ca = 40
đ.v.c;... đều để biểu đạt ngtử khối của 1 ngtố có
đúng không? Vì sao?
GV: NTK được tính từ chỗ gán cho ngtử C có
khối lượng =12 chỉ là hư số nên thường bỏ bớt
các chữ đ.v.c sau các trị số NTK.
GV: Mỗi ngtố có một NTK riêng biệt, từ đây,
dựa vào NTK của một ngtố chưa biết ta sẽ tìm
được tên ngtố.
GV: Hướng dẫn HS tra bảng 1 SGK để biết
nguyên tử khối của các ngtố.
-Cho biết tên các ngtố sau: Kali, Clo, Lưu
huỳnh, Nhôm.Dựa vào bảng 1,tìm KHHH,NTK,
số p, số e của các ngtử trên?
-Cho biết tên, KHHH của các ngtố có NTK
sau:23,65,12,31.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài 1: Ngtử khối của ngtố R có khối lượng nặng
gấp 14 lần ngtử H. Em hãy tra bảng 1 và cho
biết:
- R là ngtố nào?
- Số p và số e trong ngtử R.
GV hướng dẫn HS làm bài:
-Dựa vào đâu để xác định ngtố R?
- Với dữ kiện bài toán trên, ta có thể xác định số

p trong ngtử được không?
- Ta phải dựa vào ngtử khối. Cách xác định ngtử
khối trong bài tập này?
lần)
Ngtử O nặng hơn ngtử C
12
16
=
4
3
lần.
HS: Trả lời và ghi bảng:
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính
bằng đơn vị cacbon.
HS: Trả lời: Đúng, vì: Mỗi KHHH còn chỉ 1
ngtử của ngtố đó.
Cách ghi NTK:
H = 1; O = 16; C = 12;...
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.
HS: Tra bảng1 tìm theo yêu cầu của GV.
HS: suy nghĩ và làm bài
-Dựa và ngtử khối hoặc số p.
- Ta không xác định được số p.
HS: giải:
Nguyên tử khối của R là:
R = 14 × 1 = 14 ( đ.v.c)
Vậy R là Nitơ, kí hiệu là: N
Có số p = số e = 7
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
Củng cố:

- Lấy bao nhiêu phần khối lượng của ngtử cacbon làm đơn vị cacbon? Ngtử khối là gì?
- Làm bài tập 5,6 SGK.
Hướng dẫn bài tập về nhà: Bài 7 SGK
a/
12
10.9926,1
23

g =
12
10.926,19
24

g ≈ 1,66.10
24

g
b/m
Al
=27.1,66.10
24

= 44,82.10
24

g = 4,482.10
23

g
21

Đọc bài đọc thêm trang 21.
Chuẩn bị bài: " Đơn chất và hợp chất "
- Đơn chất là gì?
- Đặc điểm cấu tạo đơn chất?
- Hợp chất là gì? Đặc điểm cấu tạo của hợp chất?
Làm bài tập 4,5,6,7, 8 /20 SGK HS khá giỏi làm thêm bài 5.1→ 5.6/6 SBT.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
- Làm bài tập 5 ngay sau phần so sánh sự nặng nhẹ giữa các ngtử.
Tiết 8 ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT-
PHÂN TỬ
ND: Nguyễn Quang Chánh
Ngày soạn : 28/9/06
Ngày dạy : 30/9/06
I/Mục tiêu:
22
1/-Hiểu được khái niệm đơn chất, hợp chất.
- Phân biệt được kim loại và phi kim.
- Biết được trong một mẫu chất ( cả đơn chất và hợp chất ) ngtử không tách rời mà đều coa liên kết
với nhau hoặc sắp xếp liền nhau.
2/- Rèn luyện khả năng phân biệt được các loại chất.
- HS rèn luyện cách viết kí hiệu của các ngtố hoá học.
II/ Chuẩn bị:
* GV:Tranh vẽ hình 1.10; 1.11; 1.12; 1.13.
* HS: Ôn lại các khái niệm về chất, hỗn hợp, ngtử, ngtố hoá học.
III/ Tiến trình dạy- học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Sữa bài tập về nhà.
GV: Gọi 1 HS:
- Định nghĩa ngtử khối là gì? Thế nào là
đơn vị cacbon?
- Biết ngtử R nặng gấp 2 lần ngtử oxi. Tra

bảng 1, cho biết tên, KHHH của ngtố R?
Gọi HS 2 sữa bài tập 5 SGK
HS 1:Trả lời và làm bài tập:
- NTK của R là:
R = 16.2 = 32 đ.v.C
Vậy R là ngtố Lưu huỳnh, KHHH là S
HS 2: Sữa bài tập 5
a/ Ngtử Mg nặng gấp 2 lần ngtử C:

12
24
= 2 (lần)
b/ Ngtử Mg nhẹ hơn ngtử S:

32
24
= 0,75( lần)
c/ Ngtủ Mg nhẹ hơn ngtử Al:

27
24
= 0,88 (lần )
Hoạt động 2: I/ Đơn chất và II/ hợp chất:
GV: HD HS chia đôi vở một bên ghi đơn
chấp, một bên ghi hợp chất.
- Treo tranh H1.10;1.11giới thiệu mô hình
tượng trưng mẫu kim loại đồng( rắn) & mô
hình tượng trưng mẫu khí hidro và khí oxi.
Yêu cầu HS quan sát, nhận xét thành phần
của đơn chất.

- Vậy đơn chất là gì?
GV: Tiếp tục treo tranh H1.12 & H 1.13 và
giới thiệu đó là mô hình tượng trưng một số
mẫu hợp chất nước và muối ăn.
- Các hợp chất có đặc điểm gì khác đơn
chất về thành phần?
- Nhấn mạnh : không những có 2 loại ngtử
mà còn có thể có nhiều loại ngtử hơn nữa.
Vậy hợp chất là gì?
GV: yêu cầu HS làm bài tập 1:
Phân biệt các chất sau, đâu là đơn chất ,
hợp chất?
-Đá vôi tạo nên từ: Ca, C và O.
HS: chia đôi vở:
I/ Đơn chất:
1/Đơn chất là gì?
II/ Hợp chất:
2/ Hợp chất là gì?
HS: Một mẫu đơn chất chỉ gồm 1 loại ngtử hay 1
NTHH.
HS:Trả lời và ghi vở vào phần 1
Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 NTHH.
HS: quan sát- lắng nghe- nhận xét:
Một mẫu hợp trên gồm 2 NTHH
HS: Trả lời và ghi vở vào phần 2:
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
HS: làm miệng:
- Đơn chất: Kẽm, lưu huỳnh.
- Hợp chất: Đá vôi, khí metan
23

- Kẽm tạo nên từ: Zn
- Lưu huỳnh tạo nên từ: S
- Khí Metan tạo nên từ: C và H
GV: Trong các chất vừa nêu trên thì Zn có
tính dẫn nhiệt, dẫn điện, có ánh kim còn S
thì không dẫn nhiệt, dẫn điện, không có
ánh kim.Trong thực tế qua kiến thức vật lí,
có đơn chất nào có tính chất giống Zn,
giống S?
- Những đơn chất có tính chất giống Zn gọi
là gì, giống S gọi là gì?
- Vậy đơn chất được chia thành những loại
nào?
GV: Giới thiệu bảng 1 SGK một số kim loại
thường gặp( chữ in đen) và một số phi kim
thường gặp( chữ in xanh). Yêu cầu HS về
nhà học thuộc.
- Giới thiệu phân loại hợp chất : có 2 loại
là: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
GV chuyển ý: Đơn chất và hợp chất có cấu
tạo như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát mẫu đơn chất đồng
và nhận xét sự sắp xếp các ngtử đồng?
GV nhấn mạnh: Trong đơn chất kim loại,các
ngtử sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác
định.
- Yêu cầu quan sát lại mẫu khí hidro và oxi.
Nhận xét sự sắp xếp các ngtử?
GV: Trong đơn chất phi kim, các ngtử liên kết
với nhau theo một số nhất định thường là 2

như: khí hidro, oxi,...(trừ ozôn)
- Yêu cầu HS quan sát mẫu nước và mẫu
muối ăn nhận xét về số ngtử ,trật tự liên kết
các ngtử?
HS kể: -Giống Zn như: AL,Cu, Fe,...gọi là kim loại
- Giống S như:C, P, ...gọi là phi kim.
HS: Trả lời và ghi vở phần I.2/ Phân loại :
- Vậy đơn chất được chia thành 2 loại là: Kim loại và phi
kim.
HS: nghe và ghi vở phần II.2/ Phân loại:
-Hợp chất vô cơ.
- Hợp chất hữu cơ.
HS:Các ngtử đồng sắp xếp khít nhau.
HS: ghi vở
- Trong mẫu khí hidro và oxi thì 2 ngtử liên kết với
nhau và cách xa nhau.
HS: Ghi vở
HS:Nhận xét và ghi vở:
Trong các hợp chất,ngtử của các ngtố liên kết với nhau
theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm:
Tự chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Khí hidro, khí oxi và khí clo là những...
(1)......đều tạo nên từ một...(2).....
- Nước, muối ăn( Natriclorua), axit
clohidric là những(3)....đều tạo nên từ hai.
(4).....Trong thành phần hoá học của nước
và axit đều có chung..(5).......muối ăn và axit
clohidric lại có chung...(6)......

HS: thảo luận nhóm, điền theo thứ tự:
1- Đơn chất phi kim
2- NTHH
3- Hợp chất
4- NTHH
5- Ngtố hidro
6- Ngtố Clo
Dặn dò:
Làm bài tập về nhà bài:1, 2, 3SGK(HS yếu & TB)
HS khá, giỏi làm thêm bài 6.1; 6.2; 6.3 SBT/7
Chuẩn bị tiếp phần III
24
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
-Ghi bài theo cách so sánh.
- Dạy theo phương pháp so sánh đối chiếu.
Tuần : 5
Tiết:10
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
SỰ LAN TOẢ CỦA CHẤT
ND: Nguyễn Quang Chánh
Ngày soạn : 30 /9/06
Ngày dạy : 2/10/06
I/Mục tiêu:
-HS biết được sự chuyển động của phân tử chất ở thể khí và chất trong dung dịch .
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ , hoá chất trong PTN .
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×