®æi míi c«ng t¸c chØ ®¹o d¹y häc
Vµ c«ng t¸c kiÓm tra, ®¸nh gi¸
häc sinh tiÓu häc
Phần I: Một số vấn đề chung
1. Mục tiêu của giáo dục tiểu học:
Mục tiêu của giáo dục tiểu học được xác
định rõ trong Chương trình giáo dục phổ thông -
cấp Tiểu học (ban hành theo quyết định
số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) là giúp học
sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn về lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp
tục học trung học cơ sở.
2. Nội dung của giáo dục tiểu học :
Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học nêu
tất cả nội dung các môn học theo từng lớp với mức độ cần
đạt của từng chủ đề trong từng môn học đồng thời cũng
xác định : Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ
bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt
động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được. Chuẩn
kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn
học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và
cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho
từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là
cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh
giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục
nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương
trình tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá
trình giáo dục.
Phần II: Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học
1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình và đổi mới phương pháp dạy học.
2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn
luyện của học sinh
3. Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh
lớp dưới lên lớp trên.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp nhằm
giảm tỷ lệ học sinh yếu, khắc phục tình trạng học sinh
bỏ học.
5. Không tổ chức dạy học trước và thi tuyển vào lớp 1.
6. Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
I. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình và đổi mới phương pháp dạy học.
Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học
xác định rõ về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học
như sau :
1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở
các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp
và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục
tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình
giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm
học và tự tin trong học tập.
2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt
động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải:
a) Bảo đảm tính toàn diện, khoa học, khách quan,
trung thực;
b) Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu
về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở
từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ thích
hợp;
c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh
giá định kì ; giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá
của học sinh ; giữa đánh giá của nhà trường và đánh
giá của gia đình, cộng đồng;
d) Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm, tự luận và
các hình thức đánh giá khác.
Dạy học trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kĩ năng là
quá trình dạy học bảo đảm mọi đối tượng HS đều
đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của các môn
học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của
bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển
năng lực riêng của từng HS trong từng môn học
hoặc từng chủ đề của mỗi môn học.
Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến
thức, kĩ năng của chương trình; đẩy mạnh việc chỉ
đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục tiểu học.
Để nâng cao chất lượng dạy và học các môn
học theo Chương trình Giáo dục phổ thông
cấp Tiểu học, Bộ GD&ĐT đã xây dựng bộ tài
liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng các môn học ở tiểu học. Tài liệu được biên
soạn theo kế hoạch dạy học đã được qui định,
đối với từng bài học ở mỗi môn học, tài liệu đã
chỉ rõ nội dung yêu cầu cần đạt cho tất cả học
sinh, nên nó sẽ hỗ trợ giáo viên và CBQLGD
các cấp trong quá trình tổ chức dạy học, đánh
giá và chỉ đạo hoạt động dạy học các môn học ở
tiểu học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, cụ thể:
1. Trong việc lập kế hoạch dạy học ( Soạn bài ):
Mục tiêu của bài học cần bám sát yêu cầu cần đạt về
kiến thức kĩ năng ở từng bài học, tiết học được nêu trong
tài liệu. Trên cơ sở đó giáo viên chuẩn bị thiết bị, đồ
dùng dạy học; xác định nội dung, phương pháp dạy học,
hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp với từng
đối tượng học sinh.
2. Trong tổ chức dạy học:
Căn cứ vào mục tiêu đã xác định, giáo viên tổ chức
các hoạt động dạy học linh hoạt, phù hợp với từng đối tư
ợng đảm bảo cho tất cả học sinh nắm được yêu cầu cơ
bản nhất về kiến thức, kĩ năng bài học. Đồng thời cần có
những hoạt động hỗ trợ học sinh yếu, khuyến khích học
sinh khá, giỏi.
3. Trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh:
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở xác định nội dung
để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc kiểm tra,
đánh giá trước hết đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến
thức, kĩ năng ( chiếm khoảng 80 90% nội dung kiểm
tra ); đồng thời có những yêu cầu phát triển nhằm đáp
ứng sự đa dạng về trình độ nhận thức của học sinh và
đặc điểm vùng miền ( chiếm khoảng 10 20% nội
dung kiểm tra ).
4. Trong việc đánh giá giờ dạy:
Việc đánh giá giờ dạy, căn cứ vào yêu cầu cần đạt
chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học; lấy hiệu quả dạy
học và việc tổ chức dạy học sát đối tượng học sinh làm
tiêu chí cơ bản.
II. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và
rèn luyện của học sinh tiểu học theo Chuẩn kiến thức,
kĩ năng của Chương trình
1. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của đánh giá và
xếp loại; hình thức đánh giá.
1.1. Mục đích:
- Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương
trình và các mặt hoạt động giáo dục.
- Phát huy tính tích cực, sánh tạo, tự tin của học
sinh, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và
học.
- Khuyến khích HS học tập chuyên cần, đảm bảo sự
công bằng trong giáo dục đối với tất cả trẻ em trong độ
tuổi giáo dục tiểu học.
1.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
HS theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản dư
ới đây:
Yêu cầu chung:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm
kết hợp với nhận xét:
- Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi
chủ đề của từng môn học đối với từng lớp, đối với
từng giai đoạn học tập, căn cứ vào yêu cầu cần đạt,
các bài tập cần làm ở mỗi bài học, xác định những
nội dung kiến thức, kĩ năng cần tập trung kiểm tra,
đánh giá của các bài kiểm tra định kì ở từng lớp.