Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho học sinh trường THPT bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 21 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa ứng xử là chuẩn mực đánh giá đạo đức, lối sống, nếp sống, cách suy
nghĩ, trình độ nhận thức của mỗi con người cũng như đề đánh giá giá trị phẩm
chất con người. Xã hội càng văn mình thì nhu cầu giao tiếp của con người ngày
càng cao. Ngày nay, ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có
hiệu quả, đạt tới mức độ văn minh, nghệ thuật được coi như bí quyết thành công
trong cuộc sống, trong công việc và học tập. Nó thể hiện trình độ nhận thức,
trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy nghĩ, hành vi của
mỗi người.
Vì thế, vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử được coi là trọng tâm và quan trọng
trong mỗi nhà trường. Nếu môi trường học đường thiếu văn hóa ứng xử thì
không thể thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng là truyền tải những giá trị, tri
thức và rèn giũa nhân cách, đạo đức cho mỗi học sinh. Vì vậy, văn hóa ứng xử
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gần gũi nhưng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Nó là
mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. Văn hóa ứng xử là một bộ phận
quan trọng của văn hóa giáo dục trong nhà trường. Bên cạnh việc nâng cao chất
lượng giảng dạy là việc tìm ra các biện pháp phù hợp để giáo dục nhân cách cho
học sinh trong đó có văn hóa ứng xử.
Thế nhưng, chúng ta vẫn nghe thấy không ít những câu chuyện đáng buồn về
văn hóa ứng xử của học sinh THPT hiện nay. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý
khẳng định: “Văn hoá ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động
đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh và của cả giáo viên. Văn hoá
học đường đang xuống cấp trầm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một
nền giáo dục!”. Biết bao câu chuyện đau lòng về văn hóa ứng xử học đường đã
diễn ra. Đó là học sinh sẵn sàng lăng mạ nhau, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo
lực hay nói dối, xúc phạm thầy cô…
Trường THPT số Bá Thước là ngôi trường có bề dày truyền thống về dạy và
học. Các thế hệ học trò tự hào về mái trường 52 năm tuổi đã thắp sáng bao ước
mơ, đồng hành thắp lửa tri thức và rèn giũa nhân cách. Học sinh nhà trường tự
hào được học tập và trưởng thành trong môi trường giáo dục có kỷ cương. Tuy


nhiên, trong thực tế chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh là viên sạn nhỏ trong văn hóa
ứng xử như: hiện tượng học sinh né tránh khi gặp khách đến trường, hiện tượng
học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau… Điều đó có ảnh hưởng gì đến thương
hiệu nhà trường, nhân cách của học sinh không? Xuất phát từ thực tế đó, tôi đề
ra ý tưởng của bản thân cũng như lời giải đáp cho hiện trạng này qua đề tài
“Nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho học sinh trường THPT Bá Thước”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước,
đánh giá ưu điểm, tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp để nâng
cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho học sinh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh Trường THPT Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1


- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu,
tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Xây dựng bảng hỏi về thực trạng ứng xử của học sinh hiện nay thông qua
hoạt động của Câu lạc bộ Kỹ năng sống ở trường THPT Bá Thước.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Tiến hành nghiên cứu chuyên sâu
qua hình thức khảo sát những thành viên tiêu biểu.
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động qua các tiêu chí đã đề ra.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
- Phương pháp nghiên cứu tiếp cận vấn đề dưới góc độ tâm lý- xã hội học:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Bộ môn Sinh học- GDCD- Ngữ
văn- GD ngoài giờ trên lớp).
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm “văn hóa”
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu
cách diễn đạt khác nhau tùy theo cách tiếp cận và tùy theo từng giai đoạn lịch sử
của con người. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình
minh của xã hội loài người.
Từ điển triết học định nghĩa: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu
biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội.
Chúng ta có thể suy rộng ra: Văn hóa tập hợp một hệ thống những giá trị
vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử, trải qua hoạt động thực
tiễn. Những giá trị đó được các thế hệ thừa nhận một cách tự nguyện, vận dụng
vào cuộc sống hàng ngày và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để
tạo nên những đặc trưng và bản sắc từng dân tộc.
Văn hóa gắn còn gắn liền với hoạt động sống của cá nhân và cộng đồng,
từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động sản xuất tinh thần, hoạt động chính
trị, văn học nghệ thuật, giáo dục... Văn hóa là sự ứng xử của con người với tự
nhiên, xã hội và đối với bản thân mình.
2.1.1.2. Khái niệm vê “văn hóa ứng xử”
Bàn về khái niệm ứng xử, các ngành nghiên cứu tâm lý, từ góc độ tâm lý
học, chủ yếu tìm hiểu, khai thác khái niệm ứng xử ở khía cạnh những quan hệ
giao tiêp. “Ứng xử là một từ ghép của hai từ ứng và xử. Mà ứng xử lại bao gồm
nhiều nghĩa khác nhau như ứng phó, ứng đáp ứng biến và xử sự, xử thế... "
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người
trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được
thê hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kế
quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau, xét trên bình diện nhân cách
thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể
2



hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người
xung quanh.
Như vậy, ứng xử của con người (cá nhân hay cộng đồng) phản ánh
các mối liên hệ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nói đến ứng xử là nói đến cách xử trí trong quan hệ giữa người
với người hoặc giữa cá nhân với cộng đồng trước những sự kiện hoặc sự việc cụ
thể.
Thứ hai, ứng xử cũng là một phương diện cấu thành của văn hóa, là biểu
hiện tổng hợp của văn hóa.
Các kỹ năng ứng xử gồm:
- Kỹ năng “chỉnh sửa các ấn tượng ban đầu khi mới giao tiếp hạn chế
những sai lệch trong cảm nhận về vẻ bên ngoài của đối tượng giao tiếp”.
- Kỹ năng giao tiếp một cách không định kiến.
- Kỹ năng tự rèn luyện, bồi dưỡng và thể hiện được tính cách tôn trọng
người khác như: thiện chí, tế nhị, trung hậu và cân bằng hợp lý giữa tính nguyên
tắc và tính nhượng bộ.
Văn hóa ứng xử được thể hiện, thực hiện bằng những kỹ năng ứng xử.
Các kỹ năng này chỉ đạt đến chuẩn mực văn hóa khi chúng được bồi dưỡng bởi
tư tưởng, đạo đức, lối sống có văn hóa. Các kỹ năng này hình thành chủ yếu
thông qua con đường giáo dục.
Từ quan niệm về văn hóa ứng xử, có thể hiểu văn hóa ứng xử của học
sinh là hệ thống các khuôn mẫu về ứng xử của học sinh, là hệ thống thái độ, kỹ
năng ứng xử, hành vi ứng xử, thái độ ứng xử, cử chỉ ứng xử, ngôn ngữ ứng xử
trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên - chiều cao, quan hệ với xã hội chiều rộng và quan hệ với bản thân - chiều sâu. Và chính là các giá trị văn hóa,
đạo đức, thẩm mĩ của mỗi cá nhân học sinh.
2.1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu của văn hóa ứng xử trong nhà trường
Mỗi một môi trường khác nhau thì văn hóa ứng xử cũng có những đặc
điểm và yêu cầu khác nhau. Và với mỗi cá nhân mỗi con người khác nhau cũng

có những khuôn mẫu ứng xử khác nhau như: Văn hóa ứng xử trong nhà trường
với những đặc điểm và yêu cầu riêng khác biệt với văn hóa ứng xử trong các
môi trường khác như: môi trường công sở, môi trường bệnh viện. Văn hóa ứng
xử trong nhà trường có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn. Văn hóa ứng xử trong
nhà trường cũng là mục tiêu phát triển luôn được đề cao hàng đầu từ phía nhà
trường và từ phía giáo viên, sinh viên. Bao gồm các đặc điểm đó là những khuôn
mẫu ứng xử, hành vi ứng xử, thái độ ứng xử. Cử chỉ ứng xử và thái độ ứng xử
của học sinh cũng như của giáo viên. Gắn với mối quan hệ với thầy cô, với bạn
bè, với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cả chính với bản thân mình.
Yêu cầu với mỗi học sinh phải luôn ứng xử đúng mực, luôn suy nghĩ kỹ trước
mọi hành vi ứng xử, ngôn ngữ ứng xử để thực hiện được những khuôn mẫu ứng
xử đó thì mỗi học sinh trong nhà trường phải hình thành được lối sống, nếp sống
có chuẩn mực. Khuôn mẫu ứng xử phải được rèn luyện dần dần, thực hiện hàng
ngày trở thành thói quen và trở thành nếp sống của mỗi cá nhân. Trong khuôn
khổ giáo dục tại nhà trường, văn hóa ứng xử hay giao tiếp không thể tách rời với
giáo dục và có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục.
3


Các mối quan hệ giao tiếp ứng xử của học sinh THPT trong nhà trường.
- Giao tiếp, ứng xử với bản thân.
- Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với giáo viên.
- Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh.
- Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với khách đến trường.
- Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với các hoạt động chung của tập thể,
cộng đồng.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Đánh giá về văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước.
2.2.1.2. Những mặt tích cực
Học sinh trường THPT Bá Thước được học tập và trưởng thành trên địa bàn

tập trung dân cư có trình độ dân trí cao nhất huyện. Qua các biểu hiện văn hóa
ứng xử, học sinh nhà trường luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo, tự tin và
thanh lịch. Biểu hiện văn hóa ứng xử của các em học sinh với bản thân, với các
mối quan hệ, với cảnh quan nhà trường được bộc lộ thông qua hành vi ứng xử,
thái độ ứng xử, các yếu tố phi ngôn ngữ và ngôn ngữ ứng xử.
Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ với thiên nhiên, môi trường, học sinh
trường THPT Bá Thước đã thể hiện được vai trò của mình trong phong trào bảo
vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. Qua khảo sát, có tới 80,4% học sinh trong tổng số
học sinh được khảo sát thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Học sinh nhà trường được tham gia một chuỗi các hoạt động bảo vệ môi trường
như: Chăm sóc bảo vệ CTTN (Công trình Thanh niên) của nhà trường, tham gia
câu lạc bộ Môi trường xanh nhằm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường…
Văn hóa ứng xử của các em học sinh với thầy giáo, cô giáo về cơ bản vẫn
giữ vững truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Ứng xử của học sinh với các thầy
giáo, cô giáo luôn chú trọng những khuôn mẫu chuẩn mực như lời chào, cách
xưng hô của trò với thầy. Cách xưng hô với thầy giáo, cô giáo tương đối chuẩn
mực.
Văn hóa ứng xử với bạn bè thể hiện ở tấm gương giúp đỡ nhau cùng học tập
bằng tinh thần tương thân, tương ái. Học sinh nhà trường được tham gia những
hoạt động có ý nghĩa như chương trình “Thắp sáng ước mơ”, tự nguyện ủng hộ
đồng hành cùng học sinh nghèo vượt khó. Học sinh nhà trường còn được tham
gia hoạt động tập thể như: Câu lạc bộ văn nghệ xung kích, giải bóng đá mimi nữ
chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03, thi học sinh tài
năng, thanh lịch, Rung chuông vàng cấp trường, Âm vang xứ Thanh...
Văn hóa ứng xử của học sinh với chính bản thân mình thể hiện qua cách
ăn mặc khi đến trường. Qua khảo sát có tới 91,7% học sinh trong tổng số học
sinh được hỏi thường xuyên mặc đồng phục đến trường vì điều đó giúp các bạn
thêm tự hào khi được trở thành học sinh trường THPT Bá Thước. 50% học sinh
mạnh dạn, tự tin, sẵn sàng, mong muốn được khẳng định mình khi tham gia các
hoạt động tập thể. Ngoài ra, có nhiều học sinh sử dụng thời gian rỗi cho việc học

tập, tham gia các hoạt động tình nguyện, tham gia câu lạc bộ thể thao...
2.2.1.2. Những mặt hạn chế.
Văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước còn có những hạn
chế.
4


Trong mối quan hệ với môi trường vẫn có một bộ phận học sinh thực hiện
chưa thật tốt việc giữ gìn về sinh môi trường 33,8 % học sinh được hỏi trả lời đã
từng vứt rác bừa bãi ở lớp học và sân trường.
Trong mối quan hệ với thầy cô, ngoài lời chào xuất phát từ sự kính trọng,
chân thành vẫn còn tồn tại lời chào chưa phải đạo. Trong giờ học còn có hiện
tượng học sinh thường xuyên nói chuyện trong giờ chiếm 37,1%. Hiện tượng
này, hành vi ứng xử này cần loại bỏ, nó biểu hiện của việc thiếu tôn trọng thầy
cô.
Văn hóa ứng xử với khách đến trường cũng còn hạn chế 3,7 % học sinh
thường xuyên thu mình vào một góc, không tiếp xúc với khách đến trường, hiếu
tự tin, lảng tránh, không chào hỏi khi gặp khách lạ đến trường.
Văn hóa ứng xử với bạn bè cũng còn tồn tại hạn chế như thường chơi tụ
tập theo nhóm, 40% học sinh được phỏng vấn thường xuyên sử dụng điện thoại
trong trường, không có nhu cầu giao tiếp với bạn bè trong giờ ra chơi.
Ngôn ngữ ứng xử cũng còn tồn tại một số hạn chế. Đó là học sinh nhà
trường còn sử dụng từ “lóng”. Nhất là ngôn ngữ với bạn bè còn chưa đúng mực.
Qua khảo sát cho thấy 30% học sinh có nói tục, chửi bậy. Đây là một mức độ
cao nên học sinh cần điều chỉnh để có “lời hay ý đẹp”.
Một hạn chế đáng buồn nữa là có tới 76,6% sử dụng thời gian cho việc
truy cập internet vào các trang như Facebook, nhạc Hàn và chơi game online…
2.2.2. Nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của học sinh trường
THPT Bá Thước.
2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Do tính cách con người: Mỗi người sinh ra đều có tính cách riêng. Đây là
cơ sở hình thành phong cách ứng xử, văn hóa ứng xử. 90,22% học sinh khẳng
định sự ảnh hưởng của yếu tố này tới văn hóa ứng xử học sinh. Người hoạt bát,
sôi nổi sẽ dễ dàng thiết lập các mối quan hệ, có cơ hội tham gia nhiều hoạt động
tập thể vì thế được rèn luyện trong nhiều tình huống ứng xử, có nhiều kinh
nghiệm. Người có tính cách trầm tư thì phạm vi giao tiếp sẽ hẹp hơn, sẽ khó ứng
xử tốt, phản xạ chưa nhanh ở những tình huống phức tạp, bất ngờ. Tuy nhiên,
đây chỉ là yếu tố tiền đề chứ không thể là yếu tố quyết định đến kỹ năng ứng xử
của con người.
Vốn sống: Học sinh trường THPT Bá Thước nói riêng hầu hết chưa năng
động, sáng tạo, vốn hiểu biết về các lĩnh vực trong cuộc sống còn khá nghèo
nàn, chưa biết cách phát huy tài năng, năng lực và phẩm chất của bản thân.
69,1% HS được hỏi khẳng định vốn sống bản thân có ảnh hưởng đến văn hóa
ứng xử của họ.
Tính tích cực của cá nhân. Theo số liệu điều tra, 96,89% học sinh được
hỏi cho rằng tính tích cực của cá nhân là yếu tố quyết định ảnh hưởng mạnh mẽ
đến kỹ năng ứng xử của học sinh. Cùng là một môi trường học tập, rèn luyện là
mái trường THPT Bá Thước với 52 năm truyền thống, học sinh nhà trường có
nhiều cơ hội ngang nhau, có các mối quan hệ ngang nhau để trau dồi kĩ năng
ứng xử song song cùng con đường học tập, giao tiếp. Tuy nhiên, kết quả chỉ tốt
nếu học sinh tích cực và tự giác. Nếu cá nhân tích cực hình thành cho bản thân
5


lối sống, nếp sống lành mạnh, tham gia đầy đủ các hoạt động và rèn kỹ năng ứng
xử sẽ trở thành học sinh văn minh, thanh lịch.
2.2.2.2. Nguyên nhân khách quan
Tác động của xã hội: 57,11% HS được hỏi cho rằng sự phát triển của các
dịch vụ giải trí sẽ ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của học sinh. Xã hội ngày càng
phát triển, các giá trị văn hóa trong cuộc sống có những biến đổi sâu sắc. Do sự

phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như sự bùng nổ công nghệ thông tin
với hệ thống mạng internet dẫn đến sự “xâm lăng” văn hóa ngày càng phức tạp.
Trong nhà trường, học sinh được học bao điều hay lẽ phải nhưng khi bước ra
khỏi cổng trường, học sinh đã phải đối mặt với biết bao tệ nạn xã hội như tình
trạng đánh nhau, chửi thề, nói tục…
Truyền thông đại chúng: 51,78 % học sinh cho rằng thông tin của các
phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của học sinh.
Trong đời sống, truyền thông giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp
thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, thực tế cuộc sống nhằm nâng cao nhận thức.
Từ đó, có thể tác động tới việc hình thành nhân cách và xây dựng hành vi ứng
xử văn hóa cho học sinh. Thế kỷ 21 là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin.
Điều đó tác động tới con người cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Điều đáng nói ở
đây là sự bùng nổ của hệ thống thông tin ấy cùng với xu hướng thương mại hóa
như: phim ảnh, sách báo đã tác động đến con người, ảnh hưởng tiêu cực đến suy
nghĩ lệch lạc về văn hóa. Từ đó dẫn đến hành vi sai lệch, không phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và xã hội. Mạng internet phát triển mạnh mẽ tạo tiện ích cho
cuộc sống. Nhưng cũng cần nhìn thẳng vào sự thật là xu hướng “lai căng”, “Tây
hóa” xuất hiện. Hệ thống phim ảnh, trang web đen dễ xâm nhập vào cuộc sống,
trò chơi trực tuyến bạo lực, ca sĩ ăn mặc lố lăng…đã tác động tới hành vi văn
hóa của học sinh. Hiện nay trên khắp các trang mạng, các tờ báo hay ở ngay
ngoài cuộc sống, thật không khó để ta bắt gặp những hành vi giao tiếp ứng xử
không đẹp của giới trẻ. Tình trạng học sinh đánh nhau, văng tục chửi bậy, có
những hành động không phù hợp với lứa tuổi, không phù hợp với văn hóa nhất
là trong cách ăn mặc và lời nói đang có nguy cơ báo động. Những dòng tít “nữ
sinh đánh nhau”, cách “ăn mặc phản cảm” của giới trẻ khiến cả xã hội phải suy
ngẫm.
Đáng buồn là việc quản lí các phương tiện thông tin đại chúng còn lỏng
lẻo. Rất nhiều trang mạng đen có thể tự do công khai nội dung thiếu lành mạnh,
video phản cảm, ngôn ngữ thiếu trong sáng lành mạnh được tự do “phát truyền”,
vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà quản lí.

Ảnh hưởng cách ứng xử của người lớn trong gia đình và nhà trường,
nơi công cộng: 73,11% học sinh được hỏi cho rằng truyền thống gia đình, dòng
họ và 61.11% học sinh cho rằng ảnh hưởng điều kiện kinh tế gia đình chi phối
tới văn hóa ứng xử của học sinh. Chính vì biểu hiện ứng xử của người lớn chưa
làm gương, sự thiếu quan tâm của gia đình đã dẫn đến hiện trạng hành vi giao
tiếp ứng xử của giới trẻ (đặc biệt lứa tuổi học sinh THPT) chưa đúng chuẩn. Về
phía nhà trường, các yếu tố như nền nếp, kỷ cương nhà trường, thầy cô và lối
sống cũng sẽ chi phối tới văn hóa ứng xử của học sinh
6


2.3. Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử cho
học sinh trường THPT Bá Thước.
2.3.1. Phát huy năng lực làm chủ của mỗi học sinh
Vai trò của chính bản thân học sinh rất quan trọng, là yếu tố quyết định
hàng đầu đến văn hóa ứng xử của mỗi học sinh. Vì nếu các chuẩn mực văn hóa,
các nội qui, chương trình hành động nhà trường đưa ra nhưng học sinh không
hưởng ứng, không tự giác thì không thể xây dựng nếp ứng xử có văn hóa. Để trở
thành học sinh toàn diện, phát triển về mọi mặt, một người có trình độ học vấn,
có văn hóa, có hành vi ứng xử đẹp thì tự bản thân mỗi học sinh phải tự ý thức, tự
nhận thức, tự trau dồi nét đẹp văn hóa cho bản thân. Cần học cách ứng xử sao
cho phù hợp với hoàn cảnh, tình huống và đối tượng giao tiếp, ứng xử. Có ý
thức bảo lưu, giữ gìn, bảo vệ nét đẹp trong ứng xử truyền thống để phân biệt
đúng-sai, phù hợp-không phù hợp khi giao tiếp. Để chỉnh sửa hoàn thiện hơn,
biến hành vi ứng xử chuẩn mực đó thành thói quen và dần trở thành tính cách,
lối sống cho bản thân. Phải luôn tôn kính, có thái độ đúng mực với thầy giáo, cô
giáo. Hòa đồng, bình đẳng, thân thiện với bạn bè mà không vụ lợi. Tham gia tích
cực vào các hoạt động của trường, của lớp, các hoạt động xã hội để thấy mình
sống có ích hơn. Đó cũng là cách ứng xử đẹp bởi các em cần cống hiến sức lực,
tuổi trẻ của mình cho sự phát triển của đất nước. Hơn thế nữa, học sinh cần nỗ

lực học hỏi từ thực tế cuộc sống, có tinh thần đoàn kết, có ý thức làm việc tập
thể với bạn bè. Nỗ lực hoàn thiện bản thân về mọi mặt, có lối sống, nếp sống,
đạo đức và văn hóa ứng xử cao đẹp để trở thành công dân năng động, sáng tạo,
công dân ứng cử có văn hóa, văn minh.
2.3.2. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng
về hành vi giao tiếp ứng xử văn hóa, văn minh.
Trên địa bàn huyện, mỗi tổ chức, đơn vị cần phải xây dựng Bộ Qui tắc
ứng xử văn hóa, những nội qui- qui định riêng, phù hợp với đặc thù và tố chất
công việc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tác động đến nhận thức, từ
nhận thức góp phần thay đổi hành vi của mỗi người.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm thông qua việc đẩy mạnh công tác
tuyên truyền

Hình ảnh về ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông.

7


- Ban hành Bộ Qui tắc văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước.
Hiện tại, có rất nhiều bộ qui tắc ứng xử đã được ban hành hợp nhằm tác động
trực tiếp đến mỗi cá nhân trong việc nâng cao ý thức tự giác, tự điều chỉnh hành
vi và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy qui tắc văn hóa ứng
xử sẽ thật sự có ích hơn khi nó là sản phẩm của học sinh. Chính vì lẽ đó, được
sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường, câu lạc
bộ kỹ năng sống đã phát động cuộc thi xây dựng Qui tắc ứng xử văn hóa dành
cho học sinh trường THPT Bá Thước nhằm phát huy sự sáng tạo của tập thể.
Trên cơ sở ý tưởng của các lớp, Câu lạc bộ kỹ năng sống đã đưa ra bộ Qui tắc
văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước. Bộ Qui tắc văn hóa ứng
xử bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách
học sinh; phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận; phù hợp

với quy định của pháp luật; phù hợp với mục tiêu, đặc điểm học sinh của nhà
trường; đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi. Đặc biệt, phải đảm bảo tính
dân chủ, nhân văn. Điểm mới của Bộ Qui tắc văn hóa ứng xử dành cho học sinh
trường THPT Bá thước là:
+ Do chính các em học sinh xây dựng dưới sự kiểm soát của các thầy cô trong
Ban giám hiệu nhà trường và Đoàn thanh niên.
+ Nội dung: Các qui tắc được xây dựng dựa trên các mối quan hệ ứng xử cơ
bản của học sinh với bản thân, thầy cô, bạn bè…Mỗi trang của Bộ qui tắc chứa
đựng hai nội dung: Những điều học sinh được làm và những điều không được
làm. Ngoài qui tắc, trang cuối là câu chuyện sưu tầm từ Quà tặng cuộc sống.
+ Hình thức: Thiết kế dưới dạng sổ tay, hình quạt. Trên mỗi trang có sử dụng
hình ảnh minh họa, có hai khung màu chính: màu đỏ chứa nội dung học sinh
được làm, màu xanh chứa đựng nội dung học sinh không được làm. Tiện ích, dễ
sử dụng.
2.3.3. Xây dựng các phong trào văn hóa cho học sinh gắn kết với kế
hoạch giáo dục.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực để tạo lập môi trường
cho học sinh phát triển toàn diện. Một môi trường học tập tốt, thì sẽ có những
học sinh văn minh – thanh lịch. Nhà trường ngày càng phát triển với truyền
thống văn hóa tốt đẹp, học sinh kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đó.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường phải là chỗ dựa tin
cậy của bộ máy quản lý trường học, luôn thể hiện trách nhiệm vai trò hạt nhân
trong việc tổ chức đời sống tinh thần và trang bị hành trang đạo đức, lối sống, lý
tưởng tốt đẹp cho học sinh.
Các thầy giáo, cô giáo luôn phải xác định vai trò của mình, không chỉ
truyền dạy cho học sinh những kiến thức tri thức khoa học trên sách vở mà phải
rèn luyện cả về đạo đức, văn hóa ứng xử cho mỗi học sinh. Là tấm gương sáng
để học sinh noi theo.
Để vun đắp hành vi ứng xử, đạo đức cho học sinh nhà trường phải nâng
cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức văn hóa ứng xử, hình thành niềm tin cho học

sinh. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để định hướng cho học
sinh, tổ chức các hội thi bàn về lối sống đẹp, sống có ích, sống có văn hóa…
8


2.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ.
Các câu lạc bộ bao gồm: Câu lạc bộ an toàn giao thông vì hạnh phúc mọi
nhà; Câu lạc bộ Môi trường xanh; Câu lạc bộ Kỹ năng sống với qui tắc ứng xử
văn hóa, văn minh.
Các câu lạc bộ này hoạt động có sự phối hợp với nhau và đặc biệt có sự
phối hợp với cơ quan chức năng. Thành viên trong các câu lạc bộ có nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ 1 năm. Cụ
thể như sau:
+ Tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống bằng các hoạt động ngoại khóa và phát
huy tối ưu tác dụng của Bộ quy tắc ứng xử.
+ Tuyên truyền về luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông tại gia đình,
nhà trường và địa bàn khu dân cư, phát hiện- phối kết hợp với cơ quan có thẩm
quyền xử lý hành vi vi phạm. Xây dựng chương trình tổ chức các hoạt động chủ
điểm (tháng 9- tháng hành động vì ATGT, tết Nguyên đán- vì một cái tết vui vẻ,
an toàn)
+ Tuyên truyền về ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường Xanh- Sạch- Đẹp tại
gia đình, trường học và khu dân cư bằng những khẩu hiệu, hành động cụ thể.
Trong nhà trường câu lạc bộ Môi trường xanh đã phát cho mỗi lớp một thùng
đựng giấy bỏ không sử dụng và thu gom vào cuối mỗi tuần học. Số giấy này
được mang bán, tiền thu được sẽ đóng quỹ duy trì hoạt động của câu lạc bộ hoặc
các mục đích có ích khác. Thực hiện hoạt động ra quân dọn dẹp môi trường vào
những ngày như: ngày Ông Công, Ông Táo (23/12) dọn túi nilon khi người dân
thả cá; ngày 27/7, ngày 22/12 đi thắp hương, don dẹp đài tưởng niệm hay nghĩa
trang anh hùng liệt sĩ; thu dọn và làm sạch các tuyến đường.


Hình ảnh học sinh chung tay chăm sóc CTTN

9


2.3.5. Phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi ứng xử thiếu văn hóa
Nhà trường, các tổ chức Đoàn thanh niên cần quan tâm, theo dõi, nắm bắt
những hành vi, cử chỉ, thái độ nhận thức của học sinh để có các biện pháp uốn
nắn, xử lý kịp thời những hành vi ứng xử thiếu văn hóa còn tồn tại.
Tăng cường, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán
bộ, giáo viên, học sinh như: các tệ nạn xã hội, giáo dục văn hóa đạo đức để uốn
nắn, trở thành những khuôn mẫu ứng xử chuẩn mực cho học sinh trong toàn
trường.
Nhà trường mở các buổi trao đổi với học sinh về kỹ năng sống. Lên án,
phê phán những hành vi tiêu cực và đẩy lùi những hành vi đó bằng những hình
thức kỷ luật nghiêm minh. Giữ gìn và phát huy hình ảnh của học sinh năng
động, sáng tạo, thanh lịch.
2.4. Hiệu quả của áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Với giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền gắn với sử dụng Bộ
Qui tắc ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước.
- Sau khi ra Bộ Qui tắc văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước,
được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường,
chúng tôi đã ban hành bộ Qui tắc đến học sinh 3 khối.
- Phối kết hợp triển khai các giải pháp (tuyên truyền dưới nhiều hình thức, phối
hợp với các tổ chức đoàn thể, …) trong phạm vi trường THPT Bá Thước.
- Đưa một số nội dung trong Bộ qui tắc vào đánh giá, xếp loại đoàn viên, thanh
niên từng tuần.
- Khách thể thực nghiệm:
+ Lựa chọn nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng, Số lượng học sinh cụ thể:
Khối 10

(10A1, 10A5)

Khối 11
Khối 12
(11A1, 11A6) (12A1,12A6

Tổng

Nhóm
thực nghiệm

40

32

37

109

Nhóm
đối chứng

38

34

33

105


Kết quả cụ thể:
Trước khi thực nghiệm, năm học 2017- 2018, tôi đã điều tra và thu được
bảng số liệu về thực trạng mức độ các biểu hiện của văn hóa ứng xử ở nhóm
thực nghiệm (viết tắt TN) và nhóm đối chứng (viết tắt ĐC) như sau:
ST
T

1

Các biểu hiện văn hóa ứng xử

Mức độ
Thường xuyên

Hành
vi

Ứng xử
với cảnh

Vứt rác
bừa bãi

TN
(%)
27

ĐC
(%)
25


Thỉnh thoảng
TN
(%)
7

ĐC
(%)
10

Không
bao giờ
TN ĐC
(%) (%)
66 65

10


quan môi
trường

Ứng xử
với bản
thân

Ứng xử
với thầy,



Ứng xử
với bạn


Ứng xử
ngoài xã
hội

Sử dụng
điện, nước
lãng phí
Vệ sinh
lớp học
Tham gia
vào các hoạt
động bảo vệ
môi trường
Mặc đúng
đồng phục
nhà trường
Thực hiện
các nhiệm
vụ học tập
tự giác
Tham gia
các câu lạc
bộ trong
trường
Chơi game
Tôn trọng,

lễ phép
Nghe lời
thầy, cô
ngay cả khi
không
đồng tình
Mất trật tự
trong
giờ học
Chơi theo
bè phái
Gây gổ, cãi,
đánh nhau
Sẵn sàng
trao đổi,
thảo luận,
hợp tác
Vượt đèn
đỏ, không
đội mũ bảo
hiểm khi
tham gia
giao thông

10

11

18


14

72

75

67

63

28

22

5

15

53

55

29

27

18

18


78

80

19

15

3

5

64

66

19

23

17

11

39

45

26


22

35

33

66
77

62
73

16
19

23
21

18
8

15
6

69

71

16


15

19

38

42

53

45

9

13

22

24

17

20

61

56

6


4

9

8

90

88

55

58

27

30

18

12

9

5

5

3


86

92

10

11


2

3

Tham gia
hoạt động
tình nguyện
vì cộng
đồng
Ứng xử
Sứt mẻ tình
trong tình bạn vì tình
yêu học
cảm riêng
đường
Giúp đỡ,
cùng nhau
tiến bộ
Cử chỉ phản
cảm trong
trường học

Ngôn
Sử dụng tiếng lóng
ngữ
Từ ngữ tục tĩu, thiếu
văn hóa
Sử Cử chỉ chưa đúng mực
dụng Thái độ thiếu tôn trọng
yếu
tổ
phi
ngôn
ngữ

15

19

5

8

80

73

12

17

8


4

80

79

43

37

18

15

39

48

8

7

3

4

89

89


39
36

42
30

22
49

19
44

39
15

39
26

12
8

9
12

24
7

21
9


64
85

70
79

Sau khi thực nghiệm, năm học 2018- 2019, chúng tôi đã thu được kết quả
và tổng kết tại bảng dưới đây:
STT

Các biểu hiện văn hóa ứng xử
Thường xuyên

1

Hành
vi

Ứng
xử
với
cảnh
quan
môi
trường

Ứng
xử với


Vứt rác
bừa bãi
Sử dụng
điện, nước
lãng phí
Vệ sinh
lớp học
Tham giavào
các hoạtđộng
bảo vệ môi
trường
Mặc đúng
đồng phục
nhà trường

Mức độ
Thỉnh thoảng

Không bao
giờ
TN ĐC
(%) (%)
82
60

TN
(%)
13

ĐC

(%)
27

TN
(%)
5

ĐC
(%)
13

4

12

10

10

86

78

89

66

11

22


0

12

81

58

19

22

0

20

100

77

0

18

0

5

12



bản
thân

2
3

Thực hiện
79
các nhiệm vụ
học tập
tự giác
Tham gia các
68
câu lạc bộ
trong trường
Chơi game
34
Ứng
Tôn trọng, lễ
94
xử với
phép
thầy,
Nghe lời
78

thầy, cô giáo
ngay cả khi

không
đồng tình
Mất trật tự
8
trong giờ học
Ứng
Chơi theo
3
xử với
bè phái
bạn bè Gây gổ, cãi
0
đánh nhau
Sẵn sàng
75
trao đổi,
thảo luận,
hợp tác
Ứng
Vượt đèn đỏ,
0
xử
không đội
ngoài mũ bảo hiểm
xã hội khi tham gia
giao thông
Tham gia
43
hoạt động
tình nguyện

vì cộng đồng
Ứng
Sứt mẻ tình
1
xử
bạn vì tình
trong
cảm riêng
tình
Giúp đỡ,
89
yêu
cùng nhau
học
tiến bộ
đường Cử chỉ phản
0
cảm trong
trường học
Sử dụng tiếng lóng
10
Ngôn Từ ngữ tục tĩu, thiếu
8
ngữ
văn hóa
Cử chỉ chưa đúng mực
0

63


14

18

7

19

37

26

26

6

37

70
73

16
6

23
21

50
0


7
6

68

18

4

15

46

43

45

49

9

24

4

20

93

56


3

3

7

97

90

56

21

28

4

16

6

0

3

100

91


17

35

8

22

75

16

3

5

96

79

50

7

17

4

33


9

1

7

99

84

32
31

27
19

34
54

63
73

34
15

9

4


21

96

70

17

13


Sử Thái độ thiếu tôn trọng
dụng
yếu
tố
phi
ngôn
ngữ

3

13

4

7

93

80


Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy những hành vi ứng xử học
đường tiêu cực của nhóm thực nghiệm đã giảm một cách rõ rệt, các hành vi tích
cực ngày một tăng. Trong khi đó, ở nhóm đối chứng, % các hành vi về ứng xử
học đường hầu như không có gì thay đổi, thậm chí các hành vi tiêu cực còn tăng.
2.4.2 Với giải pháp thành lập và đưa vào hoạt động câu lạc bộ nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền.
+ Hiệu quả của giải pháp thành lập câu lạc bộ an toàn giao thông: Đa số học
sinh đều chấp hành tốt luật ATGT.

Trước khi thực hiện giải pháp

Sau khi thực hiện giải pháp

+ Với giải pháp thành lập và đưa vào hoạt động câu lạc bộ hoạt động vì môi
trường xanh sạch đẹp: Nhóm đã thực hiện khảo sát sân sinh hoạt tập thể chung
của nhà trường, quan sát và nhận thấy luôn sach, đẹp.
+ Với giải pháp thành lập và đưa vào hoạt động Câu lạc bộ Kỹ năng sống gắn
liền sử dụng Quy tắc văn hóa ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước.
Lấy 30 học sinh làm đối tượng nghiên cứu. Từ đó rút ra nhận xét kết quả
của việc thực hiện giải pháp (trong 5 tháng) xếp vào bảng sau:
DANH SÁCH HỌC SINH HẠN CHẾ VĂN HÓA ỨNG XỬ
ST
Họ và tên
Lớp
Xếp loại
Đánh giá hạn chế
T
văn hóa ứng xử
Họclực Hạnh kiểm

1 Cao Bằng Tin
12A6
Khá
Tốt
Nhóm 1: Hành vi
ứng xử với khách đến
2 Phạm Thị Nhung
12A6
Khá
Tốt
trường còn hạn chế:
3 Bùi Văn Thuận
12A6
TB
Tốt
Không tự tin giao
4 Hà Tiến Dương
10A5
TB
Tốt
tiếp trước khách lạ
5 Lê Thế Anh
10A1
TB
Tốt
đến trường, còn lẩn
tránh.
6

Nguyễn Thị Thanh

Phương

12A1

Giỏi

Tốt
14


7
8
9
10
11
12
13
14

Trương Thị Quỳnh
Lương Uyển Nhi
Trịnh Văn Thảo
Bùi Thị Oanh
Lục Thị Khải
Trương Văn Xuân
Trương Hải Giang
Nguyễn Hoàng
Giang
15 Trương Văn Thắng


12A1
10A5
10A5
10A5
12A6
12A6
12A6
10A1

Khá
Khá
TB
Khá
Khá
TB
TB
TB

Tốt
Tốt
Khá
Tốt
Tốt
Khá
Khá
Khá

10A1

Khá


Khá

16
17
18
19
20

Lò Thị Mai
Hà Văn Thành
Nguyễn Công Nam
Hà Thúy Kiều
Phạm Anh Tuấn

12A6
12A6
12A1
12A1
12A1

Khá
TB
Khá
Khá
TB

Tốt
Khá
Tốt

Tốt
Khá

21
22
23
24
25

Hà Ngọc Thương
Hà Thùy Dung
Đinh Thế Hoàng
Vi Thị Thương
Bùi Văn Đảm

10A5
10A5
10A5
12A6
12A1

TB
Khá
TB
Khá
Khá

Khá
Tốt
Tốt

Tốt
Tốt

26 Trương Công Tú
27 Bùi Văn Khánh
28 Nguyễn Đăng
Minh
29 Phạm Văn Đồng
30 Hà Văn Bình

12A6
12A6
12A6

TB
TB
Yếu

Yếu
TB
TB

12A6
12A6

TB
Khá

Khá
Khá


Nhóm 2: Ngôn ngữ
khi giao tiếp với bạn
bè chưa phù hợp.
Nhóm 3: Hạn chế
trong sử dụng yếu tố
phi ngôn ngữ khi
giao tiếp.
Không dám thẳng
thắn bày tỏ quan
điểm với thầy cô. Dễ
buông xuôi, bất mãn.
Nhóm 4: Hành vi
ứng xử trong tình yêu
học đường chưa thật
có văn hóa, để tình
cảm chi phối tới kết
quả học tập.
Nhóm 5: Hành vi
ứng xử với môi
trường chưa tốt: vứt
rác bừa bãi, lãng phí
nước, không tắt điện
khi ra khỏi phòng.
Nhóm 6: Ứng xử với
thầy cô chưa tốt: còn
hay mất trật tự trong
giờ, chưa thật tự giác
khi làm bài tập về
nhà, hay nói trống

không với thầy cô.
02 Hs sử dụng điện
thoại di động trong
giờ học.

Thành lập ban tham vấn tư vấn cho 30 em học sinh về văn hóa ứng xử ở
phương diện các bạn còn hạn chế như: hành vi ứng xử với môi trường, hành vi
ứng xử với thầy cô, hành vi ứng xử trong tình yêu học đường, hạn chế trong
ngôn ngữ và sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp.
Sử dụng Bộ qui tắc ứng xử của học sinh trường THPT Bá Thước: kiểm
tra định kỳ theo tuần, tháng qua phỏng vấn thầy cô giáo nhà trường, cán bộ
đoàn, cán bộ các lớp về việc thực hiện Qui tắc ứng xử của học sinh trường
THPT Bá Thước. Tham gia vào các hoạt động của Câu lạc bộ kỹ năng sống như
15


chủ đề Học sinh trong mối quan hệ với bạn bè, Khi khách đền trường chúng ta
sẽ làm gì? Tri ân thầy cô…
Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của 30 học sinh trước và sau khi tác động
tăng theo hướng tích cực:
Học lực
Hạnh kiểm
Học lực
Hạnh kiểm
G
27%
T
46%
G
17%

T
33%
K
51%
K
37%
K
36%
K
37%
TB
20%
TB
13%
TB
37%
TB
23%
Y
2%
Y
4%
Y
10%
Y
7%
Kết quả trước khi tác động
Kết quả sau khi tác động
Kết quả khắc phục những hạn chế trong văn hóa ứng xử của 30 học sinh
sau khi tác động:

Vấn đề khảo sát
Trước khi
Sau khi
thực hiện giải pháp
thực hiện giải pháp
Nhóm 1: Hành vi ứng xử Không tự tin giao tiếp Chủ động đón khách đến
với khách đến trường
trước khách lạ đến trường.
trường, còn lẩn tránh
Nhóm 2: Ngôn ngữ khi Ngôn ngữ sử dụng chưa Không có HS nói tục.
giao tiếp với bạn bè
phù hợp: còn nói tục
Nhóm 3: Sử dụng yếu tố Hạn chế trong sử dụng Phát huy được ánh mắt,
phi ngôn ngữ.
yếu tố phi ngôn ngữ khi cử chỉ để thể hiện tình
giao tiếp.
cảm, thái độ khi giao
tiếp.
Nhóm 4: Hành vi ứng xử Chưa thật có văn hóa, để - Đã điều chỉnh hài hòa,
trong tình yêu học tình cảm chi phối tới kết hạn chế để tình cảm cá
đường ở nhà trường
quả học tập.
nhân chi phối.
Có hành động chưa văn - Không còn hành động
hóa: ôm bạn, ngồi trên phản cảm.
đùi bạn ở ghế đá.
Nhóm 5: Hành vi ứng xử Vứt rác bừa bãi, lãng phí Không còn Hs vi phạm.
với môi trường chưa tốt: nước, không tắt điện khi
ra khỏi phòng.
Nhóm 6: Ứng xử với -Còn hay mất trật tự - Không còn HS vi phạm

thầy cô.
trong giờ (8 lần)
-Chưa thật tự giác khi
làm bài tập về nhà,
-Hay nói trống không
với thầy cô.
02 Hs sử dụng điện thoại - Dám bày tỏ thẳng thắn
di động trong giờ học.
thái độ của bản thân.
- Không dám thẳng thắn
bày tỏ quan điểm với
thầy cô. Dễ buông xuôi,
16


bất mãn.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Qua phân tích những nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của học
sinh trường THPT Bá Thước hiện nay có hai nguyên nhân chính đó là nguyên
nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nhưng yếu tố tiên quyết, nhân tố
quyết định đến văn hóa ứng xử của học sinh chính là tính tích cực của mỗi cá
nhân học sinh hay chính là nhận thức của học sinh. Ngoài ra, môi trường nhà
trường, bạn bè, xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng tác động
không nhỏ đến văn hóa ứng xử của học sinh.
Căn cứ vào những tác động đó để đưa ra những giải pháp thiết thực, phù
hợp trong việc nâng cao văn hóa ứng xử cho học sinh trường THPT Bá Thước.
Những giải pháp tập trung vào giáo dục để mỗi học sinh tự nhận thức phát huy
năng lực chủ thể của mình, nhận thức được điều hay lẽ phải, xây dựng hình

thành cho mình lối sống, nếp ứng xử văn hóa. Văn hóa ứng xử tuy rất gần gũi
trong cuộc sống hằng ngày những là hành trang cao đẹp không thể thiếu để hoàn
thiện bản thân của mỗi học sinh. Văn hóa ứng xử là một môi trường rất quan
trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục đạo đức của mỗi học sinh. Là thước đo
đánh giá đạo đức, lối sống, nếp ứng xử của học sinh. Là hệ quy chiếu so sánh
cách ứng xử giữa học sinh với học sinh. Văn hóa ứng xử cao sẽ giúp cho mỗi
học sinh phát triển toàn diện bản thân trở thành học sinh có đạo đức, phẩm chất
tốt, năng động, sáng tạo, thanh lịch.
Văn hóa ứng xử của học sinh nhà trường đã được nâng cao, dần hình thành
phong cách học sinh trường THPT Bá Thước, góp phần xây dựng thương hiệu
nhà trường, có thêm nền tảng để phấn đấu trở thành trường chất lượng cao của
tỉnh nhà.
3. 2. Đề xuất
- Tăng cường công tác quản lý của nhà trường đối với từng biểu hiện văn
hóa ứng xử của các em học sinh.
- Tiếp tục phát động các hoạt động ngoại khóa hướng tới việc giữ gìn và
phát huy nét đẹp học đường của học sinh trường THPT Bá Thước.
- Tiếp tục công tác thực hiện hoạt động CLB “Kỹ năng sống”.
- Xây dựng đội ngũ giám sát việc thực hiện Quy tắc văn hóa ứng xử của
từng học sinh.
- Kiến nghị thành lập phòng tham vấn về tâm lý dành cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 6 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
17



Hà Thị Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
4. Nguyễn Huy Cẩn, Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp.
5. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, NXB Văn hóa thông tin.
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Văn hóa và giáo dục, giáo dục và văn
hóa, NXB Giáo dục Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp, Nguyễn Hữu Nghĩa (biêndịch) (1987),
Tâm lý học thanh niên, NXB Trẻ.
8. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, từ góc
nhìn giá trị học, NXB Văn hóa – thông tin.
9. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia.
10. Thanh Lê (2000), Văn hóa và lối sống, NXB Thanh niên.
11.Phạm Minh Thảo (2000), Nghệ thuật ứng xử của người Việt, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
12.Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP Hồ Chí
Minh.
13.Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, NXB Từ
điển Bách khoa và Viện văn hóa.
14.Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.

18



PHỤ LỤC- Bộ quy tắc văn hóa ứng xử

19


Trang: Quy tắc ứng xử với
môi trường

Trang: Quy tắc ứng xử với bản thân

Trang: Quy tắc ứng xử với thầy cô
và các bác nhân viên nhà trường

Trang: Quy tắc ứng xử với bạn bè

Trang: Quy tắc ứng xử với khách
đến trường

Trang: Quy tắc ứng xử với tình yêu học đường

20


Trang: Sưu tầm câu chuyện về văn hóa ứng xử từ quà tặng cuộc sống

21




×