Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.04 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
I.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Thuận lợi – khó khăn
2.1.2. Thành công – hạn chế
2.1.3. Mặt mạnh – mặt yếu:
2.1.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp.
2.3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp.
2.3.4. Mối liên hệ giữa các giải pháp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

TRANG
2


2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
3
3-9
9
9
9
10
10
10-11
12


1.1. Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI [1] về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo cũng đã xác định rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tô cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm
chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề

nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục
lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học suốt đời”
Giáo dục học sinh không chỉ là trang bị cho các em kiến thức cần thiết mà còn
giáo dục các em cả ý thức trong cuộc sống. Ngày nay nạn bạo lực học đường đang
là mối quan tâm không riêng của mỗi gia đình, của ngành giáo dục, mà đã trở thành
vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng trăn trở. Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường
được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội, các trường học, đã được mọi giới
quan tâm. Bất kỳ trường học nào cũng có không ít học sinh cá biệt, áp dụng biện
pháp nào để có thể giúp cho những học sinh cá biệt này có thể trở thành học sinh
phát triển toàn diện.
Trường THPT Quảng Xương 2 đóng trên địa bàn 8 xã vùng đồng của huyện
Quảng Xương, điều kiện kinh tế một số năm trở lại đây phát triển mạnh hơn do đó
điều kiện vật chất của học sinh cũng được nâng lên. Tuy nhiên một số học sinh lại
đua đòi học những thói hư tật xấu, tham gia vào những trang webstie không lành
mạnh ... dẫn đến những bạo lực học đường, một số bỏ học tự do...
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chon đề tài "Một số biện pháp giáo dục
học sinh cá biệt ở trường THPT"
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi chọn đề tài này với mục đích ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế
hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng học sinh cá biệt ở trường THPT Quảng Xương 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; thống kê ,
xử lí số liệu của học sinh THPT trong trường THPT Quảng Xương 2. Lấy kết quả
thi đua của các tập thể do các giáo viên chủ nhiệm cung cấp để so sánh kết quả năm
học 2015-2016 với kết quả năm học 2016-2017 tại trường Trung Học Phổ Thông
Quảng Xương 2.


PHẦN 2: NỘI DUNG

1


2.1. Cơ sở lí luận:
Đi từ thực tiễn, tiếp xúc với học sinh hàng ngày. Theo sự phản ánh từ Giáo viên
chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn về các vấn đề của học sinh. Từ đó nhiều biện pháp
được đưa ra và đã thống nhất rất cao trong nhóm để đưa vào áp dụng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi – khó khăn
Do tất cả các em đều xuất thân từ những gia đình nông dân. Mặt khác giáo viên
ở đơn vị tôi luôn giữ liên lạc, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Mối quan
hệ giữa gia đình và giáo viên rất thân thiện, cởi mở…
Trở ngại vì trường đóng trên địa bàn tương đối khó khăn về kinh tế có nhiều gia
đình thuộc các xã trường tôi tuyển sinh phải để con ở nhà với ông bà nội hoặc
ngoại chăm sóc còn bố ,mẹ hoặc cả bố mẹ phải vào các thành phố lớn để làm việc,
an ninh cũng chưa thực sự bảo đảm. Khả năng hiểu biết về xã hội bên ngoài của các
em cũng chưa rộng…
2.2.2. Thành công – hạn chế
Đa số các em đều có ý thức trong học tập tốt sau một kỳ học được các Giáo
viên chủ nhiệm áp dụng các hình thức giáo dục dựa theo đề tài này. Từ đó kỷ luật
nhà trường khép chặt hơn. Các em đã tiến bộ rất nhiều trong rèn luyện đạo đức và
trau dồi kiến thức văn hoá và kỹ năng sống.
Bên cạnh đó các em còn mang đậm nét nông thôn, rất bảo thủ, cố chấp, mọi
việc các em đều có xu hướng giải quyết bằng “tay chân”.
2.2.3. Mặt mạnh – mặt yếu:
Các em rất thích làm theo phim ảnh, thần tượng tự tìm ra. Có thói quen cho
phép mình làm theo ý mình. Như vậy rất cần một nhận thức đúng đắn để hướng các

em trở nên hoàn thiện mình.
Mặt yếu của các em là du nhập cách hành xử khác lạ mà không chọn lọc. Các
cách đối nhân xử thế, lối sống không phù hợp với thời đại thể hiện khác xa với khu
vực thành phố.
2.2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Do các em chưa được trang bị kiến thức toàn diện của một người trưởng thành
nên khó chuẩn bị vững chắc cho tương lai của chính mình. Kỹ năng sống còn hạn
hẹp.
Như các điểm đã nêu trên, nhưng phải nói đến các yếu tố tạo nên tính cách của
các em là do Gia đình, Xã hội và Nhà trường.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp.
Làm cho các em hiểu ở độ tuổi của mình thì việc gì nên làm và việc gì không
nên làm. Khi các em cần thì ai sẽ giúp các em cảm nhận về kết quả tốt - xấu của

2


việc mình làm. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa bản thân các em và mọi người
xung quanh.
2.3.2. Các giải pháp:
Bước thứ 1 : Tìm hiểu hoàn cảnh
Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những
hoàn cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp
học.Kinh nghiệm cho thấy ở lứa tuổi các em học cấp ba, vấn đề tiền bạc không phải
là quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ
chính là điều mà các em cần nhất, do vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định
em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành
viên trong gia đình... vì đó có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "cá
biệt" hoặc cũng có thể trở thành "tự kỷ"...

Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng
con của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh cá biệt" do người cha và mẹ
đi làm ở xa liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể
tâm sự, trao đổi, hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này
thường sống với anh chị hoặc chung sống với ông.Từ đó các em sẽ cảm thấy thiếu
đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha...
Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất
cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành. Thực sự thì
hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lổng, ăn chơi,
trở thành học sinh “cá biệt” và khi phát hiện được thì có thể đã muộn.
Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra
trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè...
có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với các
bạn cùng lớp. Như vậy vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh “không
ngoan”.
Đã có trường hợp xung đột giữa Ông(bà) với Cha(mẹ) khiến cho các em mất
lòng tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ
lực nhằm giải quyết các xung đột với bạn học.
Cũng có trường hợp gia đình của các em quá khó khăn. Các em phải lo phụ
giúp gia đình để kiếm sống và thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế
khiến sức học các em bị đuối dần từ đó các em trở thành học sinh “cá biệt”...
Nếu như giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của học
sinh, chắc chắn sẽ có biện pháp kết hợp với gia đình để cùng nhau đưa ra các biện
pháp giáo dục phù hợp hơn nhằm đưa học sinh trở lại chính mình
Bước thứ 2 : Tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh
Học sinh cấp ba, lứa tuổi 16 đến 19 này có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý [2].
Các em không còn là trẻ nhỏ để được vỗ về chăm sóc nhưng chưa là người lớn để
tự mình giải quyết mọi tình huống.

3



Để khẳng định mình các em dễ có những hành xử bột phát, bất ngờ mà chính
các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến. Vì vậy một sự định
hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình sau này là điều hết
sức quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ cần được
truyền đạt kiến thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều về chính bản
thân, về Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống.
Các em thường có những hành vi bắt chước một cách thụ động với mọi
người gần gũi với mình. Trong một ngày thì các em chỉ ở trường học tối đa là 8 giờ,
còn lại các em sống trong môi trường gia đình, xã hội xung quanh... Có những em
tập tành hút thuốc do thấy người lớn hút thuốc với hình ảnh quá ư là điệu nghệ...
Có những em chửi thề, nói tục một cách vô thức, do đã quen nghe và cảm thấy
như vậy là hay, là sành điệu... Có những em quen kiểu cách ăn mặc, trang điểm
cho giống với một người lớn nào đấy, giống với diễn viên nào đấy và xem đây là
hợp thời, đúng điệu...
Do ảnh hưởng của truyền hình, phim ảnh,... các em có thể chọn cho mình một
thần tượng và sống theo thần tượng ấy một cách hăm hở, vô thức... Từ đó lấy lối
sống, sinh hoạt, trang điểm của thần tượng ấy là điều mà mình phải làm theo...
Nếu như giáo viên chủ nhiệm cập nhật kịp thời những thông tin này của xã hội
thì học sinh sẽ cảm nhận Thầy cô của mình không lạc hậu. Tiếng nói của Thầy cô
sẽ có ảnh hưởng hơn đối với các em. Các em sẽ lắng nghe những phân tính của
Thầy cô từ đó sẽ có nhiều cơ hội giáo dục, định hướng cho em phát triển tâm sinh
lý phù hợp lứa tuổi.
Bước thứ 3 : Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè
Bạn bè, những mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp cũng là điều mà Thầy cô
chúng ta cần quan tâm. Các em có thể tâm sự hàng giờ với bạn mà không bao giờ
hé nửa lời với Thầy cô về một vấn đề nào đó, một số lớn các em học sinh xem bạn
bè mình là chuyên gia tư vấn.
Bạn bè xấu, tốt ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em, người xưa nói

"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" điều này hoàn toàn không sai... Vấn đề là ai
sẽ đen, ai sẽ sáng thì Thầy cô phải can thiệp một cách tế nhị, đúng lúc, kịp thời...
Nếu như Thầy cô trở thành người bạn của các em thì quả là không gì tốt hơn,
điều này rất khó. Thầy cô có thể tạo môi trường cho các em sinh hoạt chung và từ
đó nảy sinh tình bạn tốt giữa các em. Hãy để cho các em phát triển tình bạn một
cách tự do trong tầm kiểm soát chừng mực của người lớn. Vấn đề này cần có sự
phối hợp của gia đình và nhà trường một cách chủ động.
Bước thứ 4 : Tìm hiểu năng lực học tập
Có những học sinh học giỏi toán, lý, hóa nhưng lại kém văn, sử …Có những
học sinh rất giỏi ngoại ngữ và các môn xã hội nhưng lại sợ toán, lý...Hãy khơi dậy
sự tự hào của các em với nhưng sở trường và khuyến khích các em cố gắng đạt
được những tiến bộ so với chính mình ở ngày hôm qua... "hãy đừng phạm sai lầm

4


ngày hôm qua mình đã gặp" chính là chủ trương mà tất cả học sinh đều phải thấm
nhuần.
Thầy cô, đặc biệt là Thầy cô chủ nhiệm cần phải nắm được học sinh của
mình yếu môn nào, khi nào thì bắt đầu sa sút, để từ đó có biện phái thúc đẩy, nhắc
nhở kịp thời, không để học sinh có cảm giác bị bỏ rơi, không để cho học sinh vì
yếu một môn mà nản lòng rồi kéo theo bỏ học, trở thành “cá biệt.”
Bước thứ 5 : Tìm hiểu sở thích, năng khiếu
Hầu như bất kỳ một học sinh nào đều có một năng khiếu nhất định, năng khiếu
này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, vấn đề của người Thầy là thấy được năng
khiếu ấy và phát huy sở trường của các em nhằm lấy nó làm động lực kéo theo
cho học sinh cố gắng hơn ở những mặt còn kém.
Có những học sinh thích lao động chân tay, khéo tay trong những hoạt động
đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng lại học kém các môn cần sự tư duy. Có những học sinh
thích văn nghệ, ca múa hát... có những học sinh thích thể thao, võ nghệ...

Hãy để cho các em có cơ hội thể hiện mình với các bạn và như vậy các em
sẽ trở nên nổi tiếng với các bạn. Đó chính là động cơ thúc đẩy các em học
tập tốt hơn nhằm không làm xấu đi hình ảnh của mình với các bạn. Như vậy tạo ra
những hoạt động ngoại khóa, những buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cũng chính là
tạo ra những cơ hội cho các em có thể thể hiện tài năng của mình, lấy lại sự tự tin
với các bạn, khẳng định thế mạnh của mình để từ đó các em được nhận sự khuyến
khích của mọi người xung quanh, các em sẽ cố gắng nhiều hơn ở các mặt còn yếu
kém.
Bước thứ 6: Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt
Sau khi đã thực hiện các bước tìm hiểu như trên, Giáo viên sẽ phân tích và xác
định nguyên nhân làm cho học sinh trở thành cá biệt. Nguyên nhân đó có thể là từ:
- Gia đình có mâu thuẫn, đổ vỡ, xung đột...hoặc gia đình đang gặp khó khăn.
- Bản thân học kém một vài môn học nào đó, do mất căn bản...
- Sự lôi kéo của bạn bè vào những hoạt động không thiết thực...
- Một vài Thầy cô nào đó có những hành động khiến cho các em mất lòng tin...
Thông thường các nguyên nhân này đi chung với nhau, chứ không đơn thuần
riêng lẻ từng nguyên nhân.Thầy cô phải tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu:
- Có thể chỉ là một phút ham chơi trò chơi điện tử, học sinh ấy đã lỡ xài hết tiền
học phí, rồi dẫn đến lo sợ, bỏ học...
- Có thể do hoàn cảnh khó khăn, các em phải đi làm thêm ban đêm, buổi sáng
mệt mỏi, buồn ngủ, không đủ sức theo học trong lớp.
- Có thể do buồn chuyện gia đình, cảm giác tự ti xuất hiện, các em cảm thấy
chán nản, mất phương hướng, tuyệt vọng, ...
Từ việc xác định được nguyên nhân chủ yếu, tôi tin rằng phần việc còn lại hoàn
toàn không khó khăn với một Thầy cô tâm huyết với nghề, có tấm lòng yêu thương
các em... nhằm giúp các em có thể khắc phục những khó khăn, thay đổi được

5



những suy nghĩ chưa đúng, để có thể trở thành những học sinh bình thường như
bao bạn khác.Thầy cô hãy thông báo kịp thời cho Ban giám hiệu nhà trường tất cả
các trường hợp mà Thầy cô cho rằng đấy là những học sinh cá biệt, để cùng nhau
có biện pháp phối hợp giữa các bộ phận, bộ môn.Thầy cô không nên tự tin cho rằng
chỉ một mình thôi có đủ bản lĩnh cảm hóa, giáo dục các em cá biệt, hậu quả sẽ khôn
lường nếu như Thầy cô rơi vào trạng thái bất lực, khi đó sẽ là quá muộn để có thể
sự phối hợp giáo dục các em này và lúc này, chính Thầy cô sẽ là người đẩy các em
ra xa hơn môi trường giáo dục phổ thông.
Bước thứ 7: Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm
- Yêu cầu về phẩm chất
Giáo viên chủ nhiệm cần có một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vị trí, yêu cầu
đối với chính bản thân mình và công việc. Không chỉ trang bị cho mình những
kiến thức cần thiết cho việc giảng dạy, những vốn sống sâu sắc về con người,
cuộc đời… người Giáo viên chủ nhiệm còn cần phải rèn luyện cho chính mình đạt
những phẩm chất đạo đức có tính chuẩn mực để trên cơ sở đó, mới có thể nhắc
nhở, uốn nắn học sinh. Từ hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách suy nghĩ, đánh giá
những sự việc trong cuộc sống, những thói quen trong sinh hoạt… tất cả luôn cần
được người Giáo viên chủ nhiệm tự xem xét, điều chỉnh để có thể không ngừng
hoàn thiện mình trong mắt học trò. Đơn giản một sự việc là, khó có thể yêu cầu
các em gọn gàng, ngăn nắp, sống đẹp nếu bản thân người Giáo viên chủ nhiệm
chưa là một “hình mẫu” đối với các em.
Cần nhận thức rõ, giáo dục một con người là một quá trình không có điểm cuối
cùng. Đó là công việc kéo dài cả một đời người chứ không phải là chuyện của
ngày một, ngày hai. Vì thế, người Giáo viên chủ nhiệm không bao giờ được chủ
quan, nóng vội. Một câu nói vô tình, một trách phạt nôn nóng, một hành xử thiếu
cân nhắc đôi khi gây tổn thương và - biết đâu đó - các em sẽ mang theo vết thương
kia thành một ám ảnh khôn nguôi!... Trước mọi sai lầm, vi phạm của học sinh,
Giáo viên chủ nhiệm cần hết sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem xét, giải
quyết, xử lý vấn đề.
Với một học sinh lười, một học sinh cá biệt… chúng ta không nên ảo tưởng là

các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay xử phạt của Giáo viên chủ nhiệm.
Có khi, các em vẫn tiếp tục lười, tiếp tục phạm lỗi lầm với mức độ liên tục hơn,
nghiêm trọng hơn - như một cách thách thức, một cách khẳng định mình với bạn
bè, với thầy cô, với mọi người. Chính ở những khoảnh khắc này, người Giáo viên
chủ nhiệm cần thể hiện rõ bản lĩnh và năng lực sư phạm - trong đó - có cả năng
lực "chịu đựng" của mình. Chịu đựng những vi phạm cố tình, những thách thức
nông nổi và chịu đựng cả những nỗi bực bội, tức giận đang phải dồn nén trong
người. Cần tạo được ở các em, trước hết là sự tôn trọng và sau đó là một sự gần
gũi, cảm thông.
- Yêu cầu về kỹ năng

6


Một trong những kỹ năng quan trọng của người Giáo viên chủ nhiệm là nắm
vững tâm lý học sinh. Ở hầu hết các lớp học đều có nhiều vấn đề cần suy nghĩ.
Các em học sinh cấp ba đang ở lứa tuổi còn nhiều biến đổi tâm sinh lý.
Đằng sau tất cả mọi kiến thức, kỹ năng… cần trang bị và rèn luyện, còn lại là
một yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chi phối tất cả,
đó chính là cái “tâm” của người giáo viên. Không có một tấm lòng, mọi công việc
sẽ chỉ là hình thức. Và như vậy, yêu thương chăm sóc các em không chỉ là mệnh
lệnh mà còn là một nhu cầu không thể thiếu của trái tim người thầy cô giáo, đặc
biệt là người giáo viên chủ nhiệm.
Mặc dù khi nhận trách nhiệm các giáo viên đều nhìn thấy khó khăn phía trước
như những điểm yếu của tập thể, có học sinh “cá biệt”… nhưng với bản lĩnh nghề
nghiệp, họ coi đó chỉ là những khó khăn tạm thời.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều Giáo viên chủ nhiệm kêu than bây giờ làm công tác
chủ nhiệm lớp không dễ chút nào, điều đó là có căn cứ. Nếu trước đây học sinh rất
thuần, chăm ngoan, luôn nghe lời thầy cô thì bây giờ có nhiều em ngỗ ngược, luôn
muốn tự khẳng định mình. Tuy nhiên, theo một số Giáo viên chủ nhiệm muốn

hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước hết phải thực sự thương yêu học sinh, coi
các em như người thân của mình. Khi đã có tình yêu thương thì người thầy sẽ hiểu
và biết cách dạy học sinh, ngược lại các em quý mến giáo viên của mình hơn. Chỉ
khi tình yêu thương đặt đúng chỗ, học sinh mới cảm nhận được tình cảm từ trái
tim thầy cô. Nói cách khác, giữa thầy và trò luôn có sự đồng điệu về tâm hồn. Tại
sao cùng một học sinh cá biệt nhưng đối với thầy cô này thì em chống đối còn với
thầy cô khác lại phục tùng và nghe lời? Rõ ràng, điều quan trọng không phải là học
sinh đã phạm lỗi ra sao mà nằm ở chỗ các em đã nhìn thấy lỗi của mình như thế
nào? Làm được điều này chính là nhờ sự thu phục nhân tâm của Giáo viên chủ
nhiệm. Ngoài cá tính của từng em, phải nói thật rằng có nhiều học sinh nổi loạn là
do… thầy. Thầy làm sai, phân biệt đối xử với trò thì lời nói trước lớp khó có trọng
lượng. Một số Giáo viên chủ nhiệm giỏi đã đưa ra kinh nghiệm, học sinh bây giờ
thích khuyên bảo nhẹ nhàng hơn là trách phạt.
Giáo viên chủ nhiệm có “quyền lực” trong tay nhưng không phải vì thế mà lúc
nào cũng lạm dụng nó, phải biết khi nào cứng rắn và khi nào mềm dẻo để xử lý các
tình huống. Vì thế, ngoài năng lực chuyên môn Giáo viên chủ nhiệm còn là một
nhà tâm lý giỏi, hiểu thấu đáo những suy nghĩ, tâm tư của học trò. Nhiều lúc Giáo
viên chủ nhiệm phải tự đặt mình vào vị thế của học sinh để hiểu được hành vi và
thái độ của các em với cương vị là người trong cuộc.
Một số Giáo viên chủ nhiệm khác đã tâm sự, làm công tác chủ nhiệm cũng phải
có “duyên”. Theo Thầy cô đó, cái “duyên” của Giáo viên chủ nhiệm là biết hòa
đồng, thân thiện với học sinh và điều quan trọng nhất là phải luôn được các em yêu
quý, trân trọng. Không chỉ có tình yêu thương, Giáo viên chủ nhiệm cần xử lý linh
hoạt các tình huống xảy ra trên lớp. Cách xử lý thuyết phục được các em là phải

7


đạt tình và thấu lý với những giải pháp tối ưu nhất được cả tập thể tán thành và ủng
hộ. Như vậy, lúc này Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một quan tòa có lập

luận sắc bén, biết cầm cân nảy mực và đặc biệt là phải quang minh chính đại,
không thiên vị một ai.Trên thực tế, nhiều giáo viên ngán ngại làm chủ nhiệm vì
trước hết công tác này chiếm quá nhiều thời gian. Ngoài tiết sinh hoạt hàng tuần
trên lớp, các thầy cô phải bỏ thời gian để tiếp xúc với học sinh, trao đổi với phụ
huynh, làm việc với Ban giám hiệu…
2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Giáo viên muốn thực hiện các giải pháp trên thì cần : Hiểu thế nào là học sinh
cá biệt.
- Học sinh có những hành vi chống đối vô lối với giáo viên.
- Học sinh có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực.
- Học sinh có những hành động kỳ quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng
thái bất ổn.
- Học sinh có thái độ xem thường bạn bè, Thầy cô...
- Học sinh thường xuyên ăn nói thô tục...
- Học sinh thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập của lớp.
Để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt một cách đúng
đắn. Bên cạnh đó cần có sự cận kề chia sẻ của các đồng nghiệp, giúp đỡ của các tổ
chức đoàn thể … Đặc biệt là có sự hiện diện của Ban giám hiệu nhà trường.
2.3.4. Mối liên hệ giữa các giải pháp.
Thực ra các biện pháp nêu ra không phải theo cấp độ quan trọng từ trên xuống
dưới mà thực ra lại phụ thuộc vào chính người vận dụng thuần thục cả bảy bước
trên. Cần làm gì trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Khi đã làm đủ bảy bước thì
tất yếu sẽ thành công để cảm hoá được học sinh được coi là “cá biệt” của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Khi chủ nhiệm lớp A2 khóa 2012 - 2015 có em Nguyễn Thị Hạnh năm lớp 10
là một học sinh học rất yếu, em thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm rất kém
ở các bài kiểm tra, em chán nản và có ý định bỏ học nhưng vì gia đình ép nên em
đành phải đi học. Em tỏ ra lầm lì ít nói, mặc cảm với bạn bè, với thầy cô, xa lánh
mọi người, nhất là đối với tôi em lại càng lẩn tránh hơn. Khi đó tôi đã gặp trực tiếp

em, biết được tâm tư, nguyện vọng của em, tôi động viên em học, trong các giờ học
tôi thường xuyên quan tâm em nhiều hơn, trao đổi với giáo viên bộ môn tạo điều
kiện tốt hơn để em tự tin trong học tập, phân công các em học sinh giỏi ở gần nhà
đến giúp đỡ, ở lớp - tôi phân một em học sinh giỏi, nhiệt tình ngồi cạnh để quan
tâm nhiều đến em hơn. Dần dần em tự tin hơn, em được nhiều người quan tâm, em
nỗ lực cố gắng và đã có những tiến bộ rõ nét và hoàn thành chương trình phổ
thông, tuy không đăng ký dự tthi vào trường đại học hay cao đẳng mà em chỉ học

8


nghề nhưng bây giờ đã đi làm, có thu nhập giúp đỡ được gia đình. Nhiều lần gặp lại
tôi em chỉ tủn tỉm cười.
Trường hợp Nguyễn Văn Hải lớp B6 khóa học 2013 - 2016 là một học sinh nằm
trong một hoàn cảnh đặc biệt, cha mất sớm, một mình mẹ nuôi em ăn học, vất vả vì
công việc, thu nhập ít, đời sống vô cùng chật vật, tuy nhiên em lại có học lực rất
khá. Năm lớp 10 theo bạn, bỏ học, đánh lộn, chơi điện tử, bi da, có hôm lấy trộm
tiền của các bạn trong lớp, thành tích học tập của em đi xuống rõ rệt.
Mặc dù chỉ là giáo viên bộ môn của lớp, sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích
hoàn cảnh của Hải, tôi gặp riêng em sau gìơ học cuối cùng của ngày thứ bảy- cả lớp
đã ra về tôi gọi em ở lại để khuyên nhủ em, trước mặt tôi em rất ngoan ngoãn
không có biểu hiện gì. Tôi bắt đầu từ việc hỏi thăm gia đình em, mẹ em thế nào? cô
nghe nói vừa qua mẹ em bị ốm nặng bây giờ thế nào rồi... trước sự quan tâm chân
tình của tôi, Hải nói chuyện với tôi chân tình. Khi thấy em không ngần ngại gì
trong tâm sự cùng tôi, tôi bắt đầu gợi ý nhắc nhở từng vi phạm của em, chú ý trong
các vi phạm của em tôi đều đưa em vào thế bị lôi kéo theo bạn mà hư. Tôi dùng
tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em: Em là niềm an ủi duy nhất đối với mẹ mẹ là chỗ dựa duy nhất của em, mẹ tần tảo nuôi em ăn học là muốn em trở thành
người tốt, bao vất vả nặng nhọc mẹ đều gánh chịu để em được có điều kiện tốt mà
học tập bằng bạn bằng bè, thế mà vừa rồi cô nghe mẹ ngã bệnh là do biết em theo
các bạn bỏ học, trộm cắp... em không thương mẹ sao? Nói đến đây, tôi thấy đôi mắt

em chớp chớp, rưng rưng... Tôi đã cảm hoá được em, từ đó tôi thường xuyên trao
đổi với em, mỗi lần trao đổi riêng, tôi đều tìm cách khen ngợi những tiến bộ của
em. Đến năm lớp 12 em quyết tâm đăng ký dự thi vao đại học và bây giờ đã là sinh
viên năm thứ nhất.
Hiện tại, tôi đang chủ nhiệm lớp 11 A2 khóa học 2015 -2018, có em Dương Thị
Hạnh Trang, hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt, bố mẹ bỏ nhau sau đó mẹ đi lấy
chồng, bố cũng lâm bệnh mất em phải ở với ông bà ngoại từ nhỏ. Năm lớp 10 em
có cảm giác tự ti, xa lánh bạn bè và đặc biệt không chịu khó học tập. Biết chuyện
tôi đã gặp riêng em, phân tích cho em rõ không bạn bè nào chê trách em cả, đặc
biệt tôi đã lấy gương em Bùi Thị Tuyết Mai lớp 12B1 cũng có hoàn cảnh giống em
nhưng chị ấy dã quyết tâm học tập và đã thi đỗ vào trường Đại Học Kiến Trúc Hà
Nội, từ ấy em trang đã có nhiều thay đổi, chịu khó vươn lên trong học tập. Năm lớp
11 em đạt học sinh tiên tiến với điểm tổng kết TBC 7,3.
Trên đây là một sô trường hợp tôi đã trực tiếp áp dụng ccacs giải pháp của sáng
kiến để giúp các em học sinh cá biệt có thể trở lại năng động hơn, say mê học tập
hơn. Ngoài ra tôi còn trao đổi, thảo luận giúp một số giáo viên chủ nhiệm có học
sinh cá biệt để giaoa dục các em và đều mang lại kết quả rất khả quan.
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.

9


Trên đây là một vài điều phân tích về một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá
biệt trong nhà trường phổ thông, mà tôi đã đúc kết được từ thực tiễn giảng dạy.
Vấn đề giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi,
được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Để có thể giáo dục tốt các em học sinh cá biệt, cần phải có sự phối hợp cả gia
đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan
trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có thể

có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có ích cho
xã hội, hiếu thảo trong gia đình và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các em
học sinh khác mà người Thầy sẽ luôn lấy các em ra làm ví dụ khi giáo dục các học
sinh khác.
3.2. Kiến nghị.
Càng ngày trong mắt học sinh thì hình ảnh của chúng ta càng tầm thường, nhiều
lúc còn bị coi là “gai mắt”. Do đâu? Phải chăng là do trong đội ngũ của chúng ta
còn quá nhiều người coi rẻ bản thân mình? Học trò là con, là cháu của chúng ta.
Cán bộ giáo viên cần phải xem xét lại cách ăn mặc, cử chỉ, …vì các em trong sáng
hay không phụ thuộc vào tấm gương là mỗi chúng ta.
Về phía nhà trường, để làm tốt công tác giáo dục học sinh cá biệt, cần phải có
sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các Thầy Cô. Vai trò của Thầy Cô chủ
nhiệm là rất quan trọng. Trong lớp, Thầy Cô chủ nhiệm như là cha mẹ của các em,
có tiếng nói điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa đúng của các em, là tấm gương
cho các em noi theo.
Thầy Cô giáo dục các em không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động, cử chỉ,
thái độ, tác phong hàng ngày... Hãy cảm hóa, giáo dục các em bằng cả tấm lòng của
người Thầy, người cha, người chị, người mẹ...
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO
10



1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
2. Tâm lý lứa tuổi THPT: />
11



×