Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Các mô hình tham số trong ước lượng hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 154 trang )

B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O
TRƯ NG Đ I H C KINH T QU C DÂN
---------------------------------

NGUY N VĂN

CÁC MÔ HÌNH THAM SỐ TRONG
ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LU N ÁN TI N SĨ
NGÀNH KINH T H C

HÀ N I - 2019


B GIÁO D C VÀ ĐÀO T O
TRƯ NG Đ I H C KINH T QU C DÂN
---------------------------------

NGUY N VĂN

CÁC MÔ HÌNH THAM SỐ TRONG
ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Toán kinh t
Mã s : 9310101

LU N ÁN TI N SĨ

NGƯ I HƯ NG D N KHOA H C: PGS.TS. NGÔ VĂN TH



HÀ N I - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày.......tháng.....năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Văn


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................... 7
1.1.Những vấn đề căn bản về năng suất và hiệu quả ............................................. 7
1.1.1. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế và hiệu quả quy mô........ 7
1.1.2. Cải thiện hiệu quả kĩ thuật (TEC), tiến bộ công nghệ (TC) và tăng trưởng

TFP........................................................................................................................ 11
1.2. Tổng quan nghiên cứu về ước lượng hiệu quả kỹ thuật và năng suất nhân
tố tổng hợp ............................................................................................................... 13
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 13
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 17
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả doanh
nghiệp ....................................................................................................................... 19
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 21
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 22
2.1. Các mô hình lý thuyết ...................................................................................... 22
2.1.1. Mô hình SFA .............................................................................................. 22
2.1.2. Mô hình Meta Frontier................................................................................ 23
2.1.3. Mô hình SVFA............................................................................................ 33
2.2. Dữ liệu sử dụng ................................................................................................. 44
2.2.1. Nguồn dữ liệu ............................................................................................. 44
2.2.2. Quy trình xử lý dữ liệu ............................................................................... 45
2.2.3. Biến số trong các mô hình .......................................................................... 46
2.3. Khung nghiên cứu ............................................................................................ 47
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................................. 49


iii
3.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016.......... 49
3.1.1. Thực trạng phát triển theo khu vực doanh nghiệp ...................................... 51
3.1.2. Thực trạng phát triển theo nhóm ngành kinh tế .......................................... 52
3.1.3. Thực trạng phát triển theo quy mô doanh nghiệp ....................................... 54
3.2. Năng suất và hiệu quả hoạt động của các các doanh nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2012-2016 ........................................................................................................ 55
3.2.1. Năng suất lao động của các doanh nghiệp .................................................. 55

3.2.2. Hiệu suất vốn của các doanh nghiệp........................................................... 58
3.3. Thực trạng ngành Dệt may-Da giày Việt Nam.............................................. 61
3.3.1. Thực trạng phát triển của ngành Dệt may-Da giày giai đoạn 2012-2016 .. 61
3.3.2. Năng suất và hiệu quả hoạt động của ngành Dệt may-Da giày giai đoạn
2012-2016 ............................................................................................................. 66
3.4. Thống kê mô tả của các biến trong các mô hình ........................................... 69
3.4.1. Thống kê mô tả của các biến trong các khu vực doanh nghiệp Việt Nam . 70
3.4.2. Thống kê mô tả của các biến trong nghành Dệt may-Da giày ................... 72
Chương 4: ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ NĂNG SUẤT NHÂN
TỐ TỔNG HỢP BẰNG CÁC MÔ HÌNH THAM SỐ ......................................... 76
4.1. Kết quả ước lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 . 76
4.1.1.Kết quả ước lượng bằng mô hình SFA ........................................................ 76
4.1.2. Kết quả ước lượng bằng mô hình meta-frontier ......................................... 85
4.1.3. Kết quả ước lượng bằng mô hình SVFA .................................................... 97
4.2. Kết quả ước lượng cho ngành Dệt may-Da giày ......................................... 107
4.2.1. Kết quả ước lượng bằng meta-frontier SFA cho ngành Dệt may-Da giày108
4.2.2 Kết quả ước lượng bằng mô hình SVFA cho ngành Dệt may-Da giày ..... 114
4.3. Kết luận ........................................................................................................... 119
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............... 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 127
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 135


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
BLUE
BPC


Viết đầy đủ tiếng Anh
Best Linear Unbiased
Estimator
Best Practice Gap Change

BPG
DEA
FDI
GDP
GLS

Best Practice Gap
Data Envelopment Analysis
Foreign Direct Investment
Gross Domestic Product
General Least Squares

GSO

General Statistics Office of
Vietnam
Kalirajan and Obwona
Likelihood Ratio test
Maximum Likelihood
approach
Ordinary Least Squares
Provincial Competitiveness
Index
Pure Technical Efficiency

Return On Assets ratio
Return On Equity ratio
Scale Efficiency
Stochastic Frontier Analysis
Stochastic Varying
Coefficience Frontier Analysis
Technical Change
Technical Efficiency
Technical Efficiency Change
Total Factor Productivity
Technology Gap Change
Technology Gap Ratio

K&O
LR
ML
OLS
PCI
PE
ROA
ROE
SE
SFA
SVFA
TC
TE
TEC
TFP
TGC
TGR


Ý nghĩa tiếng Việt
Ước lượng tuyến tính không chệch
tốt nhất
Thay đổi khoảng cách hoạt động
tối ưu
Khoảng cách hoạt động tối ưu
Phân tích bao dữ liệu
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Phương pháp bình phương tổng
quát
Tổng cục thống kê
Kalirajan và Obwona
Kiểm định hợp lý tổng quát
Phương pháp hợp lý cực đại
Phương pháp bình phương tối thiểu
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Hiệu quả kỹ thuật thuần
Thu nhập ròng/ tổng tài sản
Thu nhập ròng/ vốn chủ sở hữu
Hiệu quả quy mô
Phân tích biên ngẫu nhiên
Phân tích biên với hệ số biến đổi
ngẫu nhiên
Tiến bộ công nghệ
Hiệu quả kỹ thuât
Cải thiện hiệu quả kỹ thuật
Năng suất nhân tố tổng hợp
Thay đổi khoảng cách công nghệ

Tỷ suất khoảng cách công nghệ


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn giai đoạn 2012-2016 .50
Bảng 3.2: Các đầu vào và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ, vừa
và lớn giai đoạn 2012-2016 ................................................................50
Bảng 3.3: Các đầu vào và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ, vừa
và lớn theo loại hình sở hữu ...............................................................52
Bảng 3.4: Các đầu vào và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ, vừa
và lớn theo nhóm ngành kinh tế ..........................................................53
Bảng 3.5: Các đầu vào và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ, vừa
và lớn theo quy mô doanh nghiệp .......................................................54
Bảng 3.6: Năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn giai
đoạn 2012-2016 ..................................................................................56
Bảng 3.7: Tỷ lệ các doanh nghiệp có ROA, ROE dương trong các doanh
nghiệp nhỏ, vừa và lớn giai đoạn 2012-2016 .....................................59
Bảng 3.8: Cơ cấu của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn trong ngành Dệt
may-Da giày giai đoạn 2012-2016 ......................................................62
Bảng 3.9: Các đầu vào và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ, vừa
và lớn trong ngành Dệt may-Da giày giai đoạn 2012-2016 ...............63
Bảng 3.10: Các đầu vào và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Dệt mayDa giày nhỏ, vừa và lớn theo loại hình sở hữu. .................................64
Bảng 3.11: Các đầu vào và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Dệt mayDa giày nhỏ, vừa và lớn theo quy mô doanh nghiệp ..........................65
Bảng 3.12: Năng suất lao động ngành Dệt may-Da giày giai đoạn 2012-2016 ....66
Bảng 3.13: Tỷ lệ các doanh nghiệp có ROA, ROE dương của ngành Dệt mayDa giày giai đoạn 2012-2016 ..............................................................68
Bảng 3.14: Thống kê mô tả về các đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ...........................................................70
Bảng 3.15: Thống kê mô tả về các đầu vào và đầu ra của ba khu vực doanh

nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ...............................................71
Bảng 3.16: Thống kê mô tả về các đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp
Dệt may-Da giày giai đoạn 2012-2016 ...............................................73
Bảng 3.17: Thống kê mô tả về các đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp
Dệt may-Da giày theo khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2012-2016 ..74


vi
Bảng 4.1: Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên và mô hình phi hiệu quả kỹ
thuật của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 theo
mô hình SFA .......................................................................................79
Bảng 4.2: Các kiểm định giả thuyết cho các tham số về sự ảnh hưởng của phi
hiệu quả kỹ thuật (uit) ..........................................................................80
Bảng 4.3: Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2012-2016 theo mô hình SFA ...................................................83
Bảng 4.4: Ước lượng TEC, TC và tăng trưởng TFP của các doanh nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2012-2016 theo mô hình SFA ............................84
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng đường biên nhóm và mô hình phi hiệu quả kỹ
thuật trong nhóm của các doanh nghệp Việt Nam giai đoạn 20122016 .....................................................................................................87
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng đường biên bằng SFA và Meta-frontier SFA
của các doanh nghiệp Việt Nam giai doạn 2012-2016 .......................90
Bảng 4.7: Hiệu quả kỹ thuật và tỷ suất khoảng cách công nghệ của các khu
vực doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 .............................91
Bảng 4.8: Giá trị thống kê của tỷ suất khoảng cách công nghệ (TGR) của các
khu vực doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ......................92
Bảng 4.9: Thay đổi hiệu quả kỹ thuật và năng suất nhân tố tổng hợp của các
khu vực doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ......................93
Bảng 4.10: Tăng trưởng TFP của các khu vực doanh nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2012-2016 ..................................................................................94
Bảng 4.11: Chỉ số năng suất Malquist TFP toàn cục của các khu vực doanh

nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ...............................................96
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả tỷ suất khoảng cách công nghệ (TGR) của các
khu vực doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ......................97
Bảng 4.13: Giá trị Chi_Square của kiểm định Breusch-Pagan .............................99
Bảng 4.14: Hệ số ước lượng trung bình và hệ số biên của hàm sản xuất theo
K&O ....................................................................................................99
Bảng 4.15: Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2012-2016, tính theo mô hình SVFA của K&O ......................100
Bảng 4.16: Ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong các khu vực doanh nghiệp Việt
Nam giai đọan 2012-2016 theo K&O ...............................................101


vii
Bảng 4.17: Ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong các khu vực doanh nghiệp và
các ngành kinh tế Việt Nam giai đọan 2012-2016 theo K&O ..........102
Bảng 4.18: Các biến số trong mô hình các nhân tố tác động đến TE của doanh
nghiệp ................................................................................................105
Bảng 4.19: Kết quả ước lượng các nhân tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật .......106
Bảng 4.20: Kết quả ước lượng đường biên nhóm và mô hình phi hiệu quả kỹ
thuật trong nhóm của ngành Dệt may-Da giày Việt Nam giai đoạn
2012-2016 .........................................................................................108
Bảng 4.21: Kết quả ước lượng đường biên bằng SFA và Meta-frontier SFA
của các doanh nghiệp Dệt may-Da giày Việt Nam giai đoạn 20122016 ...................................................................................................110
Bảng 4.22: Hiệu quả kỹ thuật và tỷ suất khoảng cách công nghệ của các khu
vực doanh nghiệp Dệt may-Da giày Việt Nam giai đoạn 20122016 ...................................................................................................111
Bảng 4.23: Giá trị thống kê của tỷ suất khoảng cách công nghệ (TGR) của các
khu vực doanh nghiệp Dệt may-Da giày Việt Nam giai đoạn 20122016 ...................................................................................................112
Bảng 4.24: Thay đổi hiệu quả kỹ thuật và năng suất nhân tố tổng hợp của các
khu vực doanh nghiệp Dệt may-Da giày Việt Nam giai đoạn 20122016 ...................................................................................................113
Bảng 4.25: Hệ số ước lượng trung bình và hệ số biên của hàm sản xuất trong

ngành Dệt may-Da giày theo mô hình của K&O..............................115
Bảng 4.26: Phân phối hiệu quả kỹ thuật của ngành Dệt may-Da giày Việt Nam
giai đoạn 2012-2016, tính theo mô hình SVFA của K&O ...............115
Bảng 4.27: Ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong các khu vực doanh nghiệp Dệt
may-Da giày Việt Nam giai đọan 2012-2016, tính theo mô hình
SVFA của K&O ................................................................................117
Bảng 4.28: Ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo quy mô doanh nghiệp của ngành
Dệt may-Da giày Việt Nam giai đọan 2012-2016, tính theo mô
hình SVFA của K&O ........................................................................118


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khái niệm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế ....8
Hình 1.2: Khái niệm hiệu quả quy mô ................................................................10
Hình 1.3: Các khái niệm TEC, TC và TFP .........................................................13
Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật, tỷ lệ khoảng cách công nghệ trong mô hình
đường biên sản xuất chung .................................................................25
Hình 2.2: Đường biên sản xuất chung và chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp
Malmquist toàn cục .............................................................................30
Hình 3.1: Năng suất lao động theo khu vực doanh nghiệp giai đoạn 20122016 .....................................................................................................56
Hình 3.2: Năng suất lao động theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2012-2016 ..57
Hình 3.3: Năng suất lao động theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 20122016 .....................................................................................................58
Hình 3.4: Tỷ lệ các doanh nghiệp có ROA và ROE dương theo khu vực
doanh nghiệp giai đoạn 2012-2016 .....................................................59
Hình 3.5: Tỷ lệ các doanh nghiệp có ROA và ROE dương theo nhóm ngành
kinh tế giai đoạn 2012-2016 ...............................................................60
Hình 3.6: Tỷ lệ các doanh nghiệp có ROA và ROE dương theo quy mô
doanh nghiệp giai đoạn 2012-2016 .....................................................61

Hình 3.7: Năng suất lao động ngành Dệt may-Da giày theo khu vực doanh
nghiệp giai đoạn 2012-2016................................................................66
Hình 3.8: Năng suất lao động ngành Dệt may-Da giày theo quy mô doanh
nghiệp giai đoạn 2012-2016................................................................67
Hình 3.9: Tỷ lệ các doanh nghiệp Dệt may-Da giày có ROA và ROE dương
theo khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2012-2016 ...............................68
Hình 3.10: Tỷ lệ các doanh nghiệp Dệt may-Da giày có ROA và ROE dương
theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2012-2016...................................69
Hình 3.11: Giá trị gia tăng trên vốn và trên lao động của các khu vực doanh
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 ...............................................72
Hình 4.1: Biểu đồ Histogram và mật độ Kernel về hiệu quả kỹ thuật của các
doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016 theo mô hình SFA .....83
Hình 4.2. TEC, TC và tăng trưởng TFP cộng dồn của các doanh nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2012-2016 theo mô hình SFA ...................................84


ix
Hình 4.3. Biểu đồ Histogram và mật độ Kernel về hiệu quả kỹ thuật của các
doanh nghiệp Việt Nam đối với đường biên sản xuất chung giai
đoạn 2012-2016 ..................................................................................91
Hình 4.4: Biểu đồ Histogram và mật độ Kernel về tỷ suất khoảng cách công
nghệ (TGR) của các khu vực doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn
2012-2016 ...........................................................................................92
Hình 4.5: Tăng trưởng TFP cộng dồn của các doanh nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2012-2016 ..................................................................................95
Hình 4.6: Biểu đồ Histogram và mật độ Kernel về hiệu quả kỹ thuật của các
doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016, tính theo mô hình
SVFA của K&O ................................................................................100
Hình 4.7: Biểu đồ Histogram và mật độ Kernel về tỷ suất khoảng cách công
nghệ (TGR) của các khu vực doanh nghiệp Dệt may-Da giày Việt

Nam giai đoạn 2012-2016 .................................................................112
Hình 4.8: Biểu đồ Histogram và mật độ Kernel về hiệu quả kỹ thuật của ngành
Dệt may-Da giày Việt Nam giai đoạn 2012-2016, tính theo mô
hình SVFA của K&O ........................................................................116
Hình 4.9: Biểu đồ Histogram và mật độ Kernel về hiệu quả kỹ thuật của các
khu vực doanh nghiệp Dệt may-Da giày Việt Nam giai đoạn 20122016, tính theo mô hình SVFA của K&O ........................................117
Hình 4.10: Biểu đồ Histogram và mật độ Kernel về hiệu quả kỹ thuật theo quy
mô doanh nghiệp của ngành Dệt may-Da giày Việt Nam giai đoạn
2012-2016, tính theo mô hình SVFA của K&O ...............................118


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định phương hướng tiếp tục đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế theo hướng kết hợp có hiệu quả cao hơn cả sự phát triển
kinh tế theo chiều rộng và sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: “Mô hình tăng
trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu,
chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh
trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, đổi
mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và
chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững”.
Nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng, hiện nay cả nước đang thực
hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Điều này đặt ra các vấn đề liên quan đến chất
lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất và đổi mới thể chế. Để có thể đưa ra các giải
pháp cho các vấn đề trên đỏi hỏi chúng ta phải đánh giá lại chất lượng tăng trưởng.
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng là hiệu quả và
năng suất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Có nhiều phương pháp khác nhau
về mặt lý thuyết để làm điều này. Lý thuyết về đo lường hiệu quả và năng suất trên



thế giới thường sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp ước lượng hàm sản
xuất gộp và hạch toán tăng trưởng của Solow (1957); Phương pháp bao dữ liệu
được gợi ý bởi Farrell (1957); Phương pháp bán tham số được đề xuất bởi Olley và
Pakes (1996) và được Levinsohn và Petrin (2003) phát triển; Và một số phương
pháp tham số như: Phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được đưa ra lần đầu
bởi Aigner và Chu (1968); Phương pháp đường biên sản xuất chung (meta-frontier)
được Battese và cộng sự (2002, 2004) đưa ra và được O’Donnell và cộng sự (2008)
phát triển; Phương pháp hệ số biến đổi ngẫu nhiên được đề xuất lần đầu bởi
Kalirajan và Obwona (1994) vv…


Trong những năm qua việc đo lường mức hiệu quả kỹ thuật (TE) của các


doanh nghiệp, các ngành kinh tế ở Việt Nam chủ yếu thực hiện bởi hai phương
pháp tham số và phi tham số. Phương pháp phi tham số thường được áp dụng là
phương pháp bao dữ liệu (DEA) và phương pháp tham số được áp dụng phổ biến là
phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA). Các kết quả của DEA thường
nhạy cảm với các quan sát trội và không tính đến ảnh hưởng của nhiễu thống kê.
Trong khi đó, nhược điểm của SFA là việc giả định các doanh nghiệp có cùng tham


2
số công nghệ ở mỗi thời kỳ có thể dẫn đến các ước lượng chệch về năng suất. Các
hệ số phản ứng trong ước lượng bằng SFA là các hệ số trung bình do đó không phản
ánh được tầm quan trọng của từng yếu tố đầu vào của mỗi doanh nghiệp, của mỗi
ngành kinh tế. Hơn nữa các hệ số ước lượng khá nhạy cảm với giả định về phân
phối của nhiễu thống kê.



Ngoài ra, có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả và năng xuất của doanh
nghiệp. Bao gồm các nhân tố thuộc đặc tính của doanh nghiệp, các nhân tố thuộc thể
chế môi trường kinh doanh và môi trường vĩ mô. Việc đánh giá tác động của nhóm các


nhân tố thuộc đặc tính của doanh nghiệp đến hiệu quả, năng suất là cần thiết để giúp
các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và năng suất. Tuy nhiên, ngay cả khi các doanh
nghiệp cải thiện được các nhân tố nội tại cũng không đưa hiệu quả đạt mức tối ưu. Do
đó, việc cải cách môi trường kinh doanh và môi trường vĩ mô đóng vai trò quan trọng
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp.


Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Các mô
hình tham số trong ước lượng hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp Việt
Nam” nhằm áp dụng các mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA), mô hình
đường biên sản xuất chung (meta-frontier) và mô hình hệ số biến đổi ngẫu nhiên
(SVFA) để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và năng suất nhân tố tổng hợp cho các


doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016. Bên cạnh đó đề tài sẽ phân tích tác
động của các nhân tố thuộc đặc tính của doanh nghiệp và các nhân tố thuộc thể chế
môi trường kinh doanh đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. Từ việc áp
dụng một số mô hình khác nhau, đề tài sẽ có các phân tích so sánh giữa các mô
hình, từ đó có các phân tích về hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp Việt
Nam một cách toàn diện, qua đó đánh giá chính xác hơn chất lượng tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Điều này đóng góp những thông tin quan trọng cho các nhà
hoạch định chính sách để định hướng đúng mô hình tăng trưởng, giúp nền kinh tế
Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững.



2. Mục tiêu nghiên cứu
• Phân tích hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ, năng suất nhân tố tổng hợp
và khoảng cách công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng các mô hình
hàm sản suất biên ngẫu nhiên (SFA), đường biên sản xuất chung (meta- frontier) và


mô hình hệ số biến đổi ngẫu nhiên (SVFA) trong đo lường hiệu quả, năng suất của
các doanh nghiệp và một số ngành kinh tế Việt Nam.



3
• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên
cứu sau:
1. Những mô hình tham số phổ biến nào trên thế giới hiện nay dùng để
đo lường, phân tích hiệu quả kỹ thuật và năng suất nhân tố tổng hợp của các
doanh nghiệp?
2. Những mô hình tham số này phù hợp như thế nào trong việc đo lường
phân tích hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ, khoảng cách công nghệ và năng
suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả và năng suất của các doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiệu quả và năng suất là các khái niệm rộng, do đó
luận án chỉ tập chung vào việc phân tích hiệu quả kỹ thuật và năng suất các nhân tố
tổng hợp của các doanh nghiệp.

• Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp Việt Nam, lựa chọn
phân tích cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và doanh nghiệp lớn (Theo nghị định
56/2009/NĐ-CP của chính phủ), dữ liệu của các doanh nghiệp siêu nhỏ không được
đưa vào các mô hình. Bên cạnh đó, luận án lựa chọn phân tích riêng cho ngành Dệt
may-Da giày. Thời kỳ nghiên cứu của luận án là 05 năm, từ 2012 đến 2016.
Luận án chọn phạm vi nghiên cứu như trên vì các doanh nghiệp nhỏ, vừa và
doanh nghiệp lớn là xương sống của nền kinh tế, chiếm trên 80% về tổng số lao


động và trên 70% tổng số vốn đầu tư của toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn
nữa, thời kỳ lựa chọn nghiên cứu 2012-2016 là thời kỳ mà các doanh nghiệp Việt
Nam chịu nhiều ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới 2008-2010 .


Khi phân tích hiệu quả, năng suất mà gộp chung cho tất cả các doanh nghiệp
sẽ có những khác biệt lớn về công nghệ sản suất giữa các doanh nghiệp ở các ngành
kinh tế khác nhau. Điều này có thể dẫn đến các kết quả ước lượng còn hạn chế


trong việc diễn giải. Do đó, luận án lựa chọn phân tích riêng cho nhóm ngành Dệt
may-Da giày để thấy được sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật, năng suất nhân tố tổng


4
hợp và khoảng cách công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nhóm ngành có công
nghệ sản xuất tương đối giống nhau. Luận án lựa chọn phân tích cho ngành Dệt
may-Da giày vì ngành này đang là lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam, với quy
mô hơn 6000 doanh nghiệp, tạo việc làm cho hơn 2.5 triệu lao động, tổng vốn đầu
tư gần 700 nghìn tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016 đạt khoảng hơn

28,5 tỷ USD . Ngành Dệt may-Da giày hiện nay chiếm tỷ lệ lớn về vốn và lao động


trong các ngành kinh tế, mang lại giá trị xuất khẩu cao và có sự phát triển mạnh mẽ
trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, luận án sử dụng các mô hình tham số: Mô


hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và phi hiệu quả kỹ thuật của Battese và Coelli
(1992, 1995), mô hình đường biên sản xuất chung (meta-frontier) được Battese và
cộng sự (2002, 2004) đưa ra và được O’Donnell và cộng sự (2008) phát triển, mô
hình hệ số biến đổi ngẫu nhiên được đề xuất bởi Kalirajan và Obwona (1994). Bên
cạnh đó luận án cũng áp dụng mô hình chỉ số năng suất nhân tố Malmquist toàn cục
do Pastor và Lovell (2005) xây dựng và được Oh và Lee (2010) phát triển để có các
phân tích so sánh.


Dữ liệu sử dụng trong tính toán và xây dựng mô hình là dữ liệu thu thập từ
điều tra doanh nghiệp hàng năm của tổng cục thống kê (GSO), dữ liệu điều tra năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu cho 5 năm gần đây, từ
năm 2012 đến 2016.
5. Đóng góp của luận án
Luận án sử dụng các mô hình tham số để ước lượng hàm sản xuất, hiệu quả


và năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh sự kế thừa từ các nghiên
cứu trước đây ở Việt Nam, luận án đã khắc phục một số hạn chế cũng như áp dụng
mô hình mới trong ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ
thể, luận án đã có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:



Về mặt lý luận: Luận án đã có những phân tích về cơ sở lý thuyết và thực


nghiệm của một số mô hình tham số điển hình (SFA, Meta-frontier và SVFA) trong
đo lường hiệu quả và năng xuất. Thông qua các mô hình, luận án đã phân tích thực
nghiệm về hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ, khoảng cách công nghệ và năng
suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016.



5
Luận án là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên áp dụng mô hình SVFA để ước


lượng hiệu quả kỹ thuật cho các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, luận án đã thiết
lập đầy đủ các thủ tục ước lượng cho hệ số trung bình và hệ số biên của hàm sản
xuất. Từ đó có được ước lượng của hiệu quả kỹ thuật trong mô hình SVFA với dữ
liệu cắt ngang.


Hơn nữa, ngoài việc phân tích tác động của các nhân tố thuộc đặc tính doanh
nghiệp đến hiệu quả kỹ thuật như các nghiên cứu trước đây. Luận án đã đưa vào
phân tích tác động của các nhân tố thuộc thể chế môi trường kinh doanh tới hiệu
quả kỹ thuật của các doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Luận án có khung lý thuyết vững chắc, sử dụng các mô
hình tham số và dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas, với bộ dữ liệu điều tra doanh
nghiệp của GSO và bộ dữ liệu PCI để ước lượng hiệu quả và năng suất cho các
doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2016.

Bằng chứng thực nghiệm từ các mô hình đối với các doanh nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2012-2016 cho thấy: Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam


trong giai đoạn này còn thấp (57.29% trong mô hình SFA và 43.5% trong mô hình
SVFA). Dư địa về hiệu quả kỹ thuật trong các doanh nghiệp còn nhiều, đặc biệt là dư
địa về hiệu quả kỹ thuật đối với đường biên sản xuất chung. Tăng trưởng năng suất
nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp trong giai đoạn này còn chưa cao (5.6% trong
mô hình SFA và 4.57% trong mô hình meta-frontier SFA). Các nhân tố đóng góp
chính vào thay đổi TFP là tiến bộ công nghệ (trong mô hình SFA) và cải thiện hiệu
quả kỹ thuật trong mỗi khu vực doanh nghiệp (trong mô hình meta-frontier SFA).
Tồn tại khoảng cách công nghệ giữa các khu vực doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó
khu vực doanh nghiệp FDI có công nghệ sản xuất tốt nhất và khu vực doanh nghiệp
tư nhân có công nghệ sản xuất lạc hậu nhất. Sự thay đổi khoảng cách công nghệ đang
suy giảm cho thấy khoảng cách công nghệ giữa các doanh nghiệp ngày càng rộng và
sự suy giảm đó là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng TFP.


Đối với ngành Dệt may-Da giày nói riêng, kết quả ước lượng cho thấy: Điểm
hiệu quả kỹ thuật trung bình đối với mô hình SVFA đạt 43.2% trong giai đoạn
2012-2016. Tồn tại khoảng cách công nghệ giữa các khu vực doanh nghiệp Dệt
may-Da giày nhà nước, tư nhân và FDI, trong đó khu vực Dệt may-Da giày FDI có
công nghệ sản xuất tốt nhất. Tuy nhiên, sự thay đổi khoảng cách công nghệ của cả


ba khu vực doanh nghiệp Dệt may-Da giày đều tăng, do đó khoảng cách công nghệ


6
giữa các doanh nghiệp đang được thu hẹp. Năng suất nhân tố tổng hợp của ngành Dệt

may-Da giày tăng trung bình 14% năm. Đặc biệt cả ba thành phần trong TFP của
ngành Dệt may-Da giày là cải thiện hiệu quả kỹ thuật (TEC), thay đổi khoảng cách
công nghệ (TGC) và tiến bộ công nghệ (TC) đều có tăng trưởng tích cực và thành phần
đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng TFP của ngành là tiến bộ công nghệ (TC).


Khi phân tích sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả kỹ thuật, kết quả cho
thấy: Các nhân tố thuộc đặc tính của doanh nghiệp đều có tác động lên TE. Trong đó,
đối với nhân tố vùng miền thì các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long có hiệu quả kỹ thuật cao hơn. Đối với nhân tố hình thức sở hữu thì khu
vực doanh nghiệp FDI có TE tốt nhất. Về quy mô, các doanh nghiệp lớn có TE tốt hơn
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và các nhân tố “Doanh nghiệp nằm trong khu công
nghiệp, khu chế xuất”, “Doanh nghiệp có tham gia thương mại quốc tế” đều có tác
động thuận chiều lên TE của doanh nghiệp. Còn đối với nhóm nhân tố thuộc thể chế
môi trường kinh doanh thì cả hai nhân tố “Gia nhập thị trường” và “Hỗ trợ doanh
nghiệp” đều có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở kết quả ước lượng từ các mô hình kinh tế lượng và sự phân tích
so sánh giữa các mô hình của luận án, sẽ gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách
đưa ra hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp
Việt Nam, góp phần tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
6. Bố cục của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao
gồm 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng về hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp
Việt Nam
Chương 4: Ước lượng hiệu quả kỹ thuật và năng suất nhân tố tổng hợp bằng
phương pháp tham số



7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong chương này, luận án trình bày các khái niệm về hiệu quả kỹ thuật và
năng suất nhân tố tổng hợp cũng như việc đo lường chúng làm cơ sở lý luận cho các
mô hình ước lượng tham số. Đồng thời, luận án trình bày tổng quan các nghiên cứu
trong và ngoài nước về hiệu quả kỹ thuật, năng suất nhân tố tổng hợp và tổng quan
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật.
1.1.Những vấn đề căn bản về năng suất và hiệu quả
1.1.1. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế và hiệu quả quy mô
Theo Nguyễn Khắc Minh (2004) thì “hiệu quả-efficiency” trong kinh tế được
định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng
hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được
các thị trường phân phối tốt như thế nào”. Như vậy, hiệu quả thể hiện mối tương
quan giữa lượng đầu ra thu được so với lượng đầu vào cần thiết để sản xuất ra lượng
đầu ra đó, nó phản ánh mức độ thành công mà doanh nghiệp đạt được trong việc
phân bổ các đầu vào được sử dụng và các đầu ra được sản xuất nhằm đáp ứng một
mục tiêu nào đó.
Farell (1957) trong quá trình đánh giá nguồn gốc dẫn đến sự khác biệt trong
năng suất nhân tố tổng hợp đã phân chia hiệu quả của doanh nghiệp thành hai thành
phần là hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là “khả năng
cực tiểu hóa sử dụng đầu vào để sản xuất một véc tơ đầu ra cho trước, hoặc khả
năng thu được đầu ra cực đại từ một véc tơ đầu vào cho trước”, nó phản ánh các
doanh nghiệp cố gắng tránh lãng phí bằng việc sử dụng kết hợp tối ưu các yếu tố
sản xuất. Còn hiệu quả kinh tế là “khả năng cho biết kết hợp các nhân tố đầu vào
cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một sản lượng nhất định”. Ở đây mục
tiêu của các doanh nghiệp đỏi hỏi sản xuất đầu ra với chi phí tối thiểu, hoặc sử dụng
các đầu vào hiện có nhằm tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bổ đầu vào và đầu ra để

tối đa hóa lợi nhuận.
Mặc dù khái niệm hiệu quả kỹ thuật ra đời trong thời kỳ kinh tế học tân cổ
điển, nhưng không quan tâm đến đo lường nó. Điều này được giải thích bởi lý
thuyết sản xuất tân cổ điển luôn giả định đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa. Nhưng
Leibenstein (1966) đã chỉ ra những vấn đề tồn tại giữa các giả định lý thuyết này và


8
thực tế thực nghiệm. Điều này dẫn đến việc cần thiết trong đo lường mức hiệu quả
kỹ thuật của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế.
Khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc đo lường hiệu quả kỹ thuật bắt đầu với
những mô tả của công nghệ sản xuất. Các công nghệ sản xuất có thể được biểu diễn
bằng các đường đồng lượng, các hàm sản xuất, các hàm chi phí hoặc các hàm lợi
nhuận. Bốn mô hình cung cấp bốn công cụ khác nhau để đo lường hiệu quả kỹ
thuật. Mặc dù các phân tích dựa trên các mô hình này xuất hiện những khác biệt,
nhưng chúng được tiếp cận cơ bản giống nhau.
Q

Q1

P
A1

Q2

A’

P

C


Q3

F’

P’
D

Q4

P’

B

F
A
O

I2

I3

I1

I

Hình 1.1: Khái niệm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế
Trong lý thuyết tân cổ điển, tất cả các doanh nghiệp hoạt động ở hiệu quả kỹ
thuật tiềm năng tại các điểm dọc theo biên FF’ (Hình 1.1). Do đó, nếu một doanh
nghiệp đang hoạt động trên biên FF’ của nó, thì điểm hiệu quả kinh tế của nó có thể

là B, điểm tiếp xúc với đường giá của nó. Nếu nó hoạt động ở B, với đầu vào I1 và
đầu ra Q1 sẽ có lợi nhuận tối đa là π1 và đạt hiệu quả kinh tế tối đa. Cần lưu ý rằng,
các doanh nghiệp được đề cập đến ở đây đang hoạt động trên các đường biên kỹ
thuật của chúng nên hiệu quả phân bổ sẽ giống như hiệu quả kinh tế bởi giả định lý
thuyết của hiệu quả kỹ thuật tiềm năng. Vì vậy, nếu một doanh nghiệp đang hoạt
động tại điểm A trên biên của nó, sử dụng đầu vào I2 và sản xuất sản lượng Q2, lợi
nhuận của nó có thể thu được là π 2 , và sự phi hiệu quả phân bổ của nó sẽ được tính
bằng

π2
.
π1


9
Trong thực tế, với một công nghệ mới, các doanh nghiệp sẽ hoạt động ở mức
thấp hơn so với hiệu quả kỹ thuật tiềm năng do kiến thức không đầy đủ về kỹ thuật
thực hành tốt nhất hoặc do các yếu tố tổ chức cản trở doanh nghiệp hoạt động trên
đường biên của kỹ thuật ấy. Vì vậy, một doanh nghiệp sẽ hoạt động với một hàm
sản xuất thực tế nằm dưới đường biên tiềm năng, giống như đường AA' trong hình
1. Ở đầu vào I2, nó hoạt động tại điểm C, sản xuất ra sản lượng Q3 và thu được lợi
nhuận π 3 . Ở trên hàm sản xuất thực tế này, điểm C là phi hiệu quả phân bổ. Để tối
đa hóa lợi nhuận của mình ( π 4 ) nó sẽ phải hoạt động tại điểm D, sử dụng đầu vào I3
và sản xuất ra sản lượng Q4. Tuy nhiên, tại D nó sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế
tiềm năng (theo định nghĩa, hiệu quả kinh tế tiềm năng chỉ có thể đạt được với hiệu
quả kỹ thuật tiềm năng). Để phù hợp với lý thuyết sản xuất tân cổ điển, hiệu quả chỉ
nên được đo lường ứng với hàm sản xuất biên FF'. Vì vậy, nếu một doanh nghiệp
đang hoạt động tại C trên hàm sản xuất thực tế, thì phi hiệu quả kinh tế của nó sẽ
π
Q

được đo bằng tỷ số 3 , hoặc 3 . Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trong Hình 1.1
π1
Q1
đó là: Phi hiệu quả kinh tế bao gồm hai thành phần, phi hiệu quả kỹ thuật và phi
hiệu quả phân bổ. Về lợi nhuận, tổng thiệt hại về phi hiệu quả kinh tế trong hoạt
động tại điểm C là π 1 − π 3 . Trong số này, sự tổn thất từ phi hiệu quả kỹ thuật là

π 3 − π 2 , và tổn thất do phi hiệu quả phân bổ là π 1 − π 2 . Về đầu ra, tổn thất tương
ứng là Q2-Q3 và Q1-Q2. Mô hình cơ sở này cung cấp khung lý thuyết để đo lường
hiệu quả và phi hiệu quả. Các mô hình khác để đo lường được dựa trên khung khái
niệm này.
Các công cụ thường được sử dụng nhất trong phân tích đo lường hiệu quả kỹ
thuật là hàm sản xuất nguyên thủy. Trong lý thuyết sản xuất tân cổ điển, hàm sản
xuất nguyên thủy xác định sản lượng tối đa có thể có của một doanh nghiệp với sự
kết hợp của các yếu tố đầu vào và công nghệ hiện có, có nghĩa nó là hàm sản xuất
biên. Bởi vì, lý thuyết tân cổ điển cho rằng các doanh nghiệp sẽ sử dụng các kỹ
thuật thực hành tốt nhất với công nghệ đã chọn. Do đó, đường biên sản xuất của
doanh nghiệp thứ i, sản xuất một đầu ra duy nhất với nhiều đầu vào theo những kỹ
thuật thực hành tốt nhất có thể được định nghĩa như sau:
Yi * = f ( xi1 , xi 2 ,..., xim ) T

Ở đây Yi * và xij

(1.1)

( j = 1,.., m ) lần lượt là biên của đầu ra và các đầu vào của

doanh nghiệp thứ i, T là công nghệ chung của tất cả các doanh nghiệp trong mẫu.



10
Hãy xem xét tình huống: Một doanh nghiệp i, không sản xuất sản lượng tối
đa có thể của nó do một số đình trệ trong sản xuất được gây ra bởi các nhân tố khác
nhau như phi giá cả và cơ cấu tổ chức kinh tế-xã hội. Hàm sản xuất của doanh
nghiệp i có thể được viết trong khung lý thuyết tân cổ điển sửa đổi như sau:

Yi = f ( xi1, xi 2 ,..., xim ) exp ( ui )

(1.2)

Trong đó ui đại diện cho sự kết hợp các ảnh hưởng của nhiều yếu tố như phi
giá cả và cơ cấu tổ chức mà nó kìm hãm doanh nghiệp đạt sản lượng tối đa có thể
của nó ở mức Yi * . Nói cách khác, exp (ui) phản ánh khả năng doanh nghiệp thứ i
trong sản xuất ở mức hiện tại, hay còn gọi là hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp i.
Các giá trị của u phụ thuộc vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp phải đối mặt. Tuy
nhiên, giới hạn trên có thể được thiết lập cho các giá trị của u. Khi không có các khó
khăn kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp, u có giá trị 0. Khi doanh nghiệp
phải đối mặt với những khó khăn, u nhận trị nhỏ hơn không. Giá trị thực tế của u
phụ thuộc vào mức độ mà các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các sự kìm hãm. Một
thước đo về hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp i có thể được định nghĩa như sau:
exp(ui)=Yi /Yi* = Sản lượng thực tế/Sản lượng tối đa có thể sản xuất

CR

FF

q
q1

VRS


C
PP

q2
q3

(1.3)

B
A

0
Hình 1.2: Khái niệm hiệu quả quy mô

x

Hình 1.2 biểu diễn khái niệm hiệu quả theo quy mô. PP là đường biên sản
xuất có hiệu suất thay đổi theo quy mô, FF là đường biên có công nghệ với hiệu
suất không đổi. Hiệu quả quy mô có thể được đo lường bởi tỉ số giữa hai công nghệ


11
này. Nó chính là q2/q1, phản ánh sự tăng lên của mức sản lượng từ đơn vị có hiệu
suất thay đổi theo quy mô đến đơn vị có quy mô tối ưu, tại cùng một mức đầu vào.
Theo những khái niệm trên, TE tương ứng với hiệu suất thay đổi theo quy
mô là hiệu quả kỹ thuật thuần túy. TE tương ứng với hiệu suất không đổi theo quy
mô là tổng hiệu quả kỹ thuật. Mối quan hệ giữa chúng có thể được xác định bởi
phương trình:
TE = SE x PE

Trong đó, TE là hiệu quả kỹ thuật tương ứng với hiệu suất không đổi theo
quy mô. PE là hiệu quả kỹ thuật thuần túy tương ứng với trường hợp hiệu suất thay
đổi theo quy mô và SE là hiệu quả quy mô (phản ánh sự tăng lên của sản lượng từ
hàm sản xuất thay đổi theo quy mô so với trường hợp không đổi).
Phương trình (1.3) là mô hình cơ bản thường được sử dụng để đo lường hiệu


quả kỹ thuật. Trong mô hình này, tử số quan sát được nhưng mẫu số thì không.
Nhiều phương pháp sử dụng các giả định khác nhau đã được đề xuất để ước lượng
mẫu số và do đó có được exp(ui). Chúng có thể được nhóm lại theo ba cách tiếp cận
chính cho thuận tiện đó là: Các phương pháp xác định, các phương pháp ngẫu nhiên
và các phương pháp Bayesian. Farrell đi tiên phong theo phương pháp xác định để
đo lường hiệu quả kỹ thuật vào năm 1957, ông đi theo quan điểm của Debreu
(1951) và Koopmans (1951). Mặt khác, việc ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên một cách đầy đủ (theo nghĩa thống kê), đã được xuất bản lần đầu vào năm
1977 một cách độc lập bởi Aigner, Lovell & Schmidt và Meeusen & Van den
Broeck. Phương pháp Bayesian để đo lường hiệu quả kỹ thuật được thảo luận chi
tiết bởi Van den Broeck và cộng sự năm 1994.


1.1.2. Cải thiện hiệu quả kĩ thuật (TEC), tiến bộ công nghệ (TC) và tăng trưởng TFP
Theo Coelli (2005) thì năng suất là “Lượng đầu ra đạt được bao nhiêu từ
lượng đầu vào cho trước”. Nếu chúng ta đo lường lượng đầu ra trên mỗi đơn vị lao
động hoặc vốn thì tương ứng có các khái niệm năng suất lao động hoặc năng suất
vốn. Còn khi chúng ta kết hợp tất cả các yếu tố đầu vào để tính lượng đầu ra thì
chúng ta có khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp.
Khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) được Tinbergen (1942) đề
xuất. Tuy nhiên, TFP được biết đến rộng rãi qua định nghĩa của Solow (1957).
Solow đã coi TFP là trình độ công nghệ được thể hiện trong mô hình tăng trưởng



12
cổ điển như sau: Y=A(t).F(K,L), trong đó A(t) là trình độ công nghệ hay năng
suất nhân tố tổng hợp.
Tuy nhiên, theo Domar (1961), Leibenstein (1966) thì định nghĩa của Solow
(1957) về TFP là chưa toàn diện. Các ông cho rằng sự thay đổi công nghệ không
phải là sự đóng góp duy nhất vào năng suất nhân tố tổng hợp. Farell (1957) cho
rằng sự tiến bộ công nghệ và thay đổi hiệu quả kỹ thuật là nguồn gốc tăng trưởng
của năng suất nhân tố tổng hợp. Còn Coelli (2005) cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ ra
sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng và tiến bộ công nghệ
là sự mở rộng của hàm sản xuất. Qua đó Coelli (2005) cho thấy nguồn gốc về sự
khác biệt trong tăng trưởng TFP là: Tiến bộ công nghệ, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
quy mô và hiệu quả phân bổ.




Từ khái niệm TE thảo luận ở trên, chúng ta có thể định nghĩa sự thay đổi
hiệu quả kỹ thuật (TEC), tiến bộ công nghệ (TC) và TFP. Hình 1.3 sử dụng các lập
luận của Sun và Kalirajan (2005) để minh họa những khái niệm này.
Các điểm A và B trên Hình 1.3 biểu diễn các điểm sản xuất thực tế tương
ứng với thời kì t và t+1; PPt và PPt+1 là đường biên sản xuất tại các thời kì t và t +
1; x và q tương ứng là lượng đầu vào và đầu ra. Tăng trưởng lượng đầu ra thể hiện
bởi thay đổi từ A đến B, (Qt +1 - Qt), và có thể phân rã thành:
Tăng trưởng sản lượng = Qt +1 - Qt = AC + CD + FB
= AC + CD + (EF - EB)
= (AC - EB) + CD + EF
= [(Q*t,t - Qt ) – (Q*t+1,t+1 - Qt+1)] + [(Q*t,t+1 - Qt,t) + (Q*t+1,t+1 – Q*t+1)]
Trong đó,(Q*t,t - Qt) đo lường phi hiệu quả kỹ thuật ở thời kì t. Tương tự,
(Q*t+1,t+1 – Q*t+1) đo lường phi hiệu quả ở thời kì t+1.(Q*t,t+1 - Qt,t) đo lường tiến

bộ công nghệ, tức là việc cùng sản xuất từ một lượng đầu vào (Xt) nhưng với các
công nghệ khác nhau là PPt và PPt+1 . (Q*t+1,t+1 - Qt+1) đo lường đóng góp của tăng
trưởng đầu vào từ Xt đến Xt+1 đối với tăng trưởng sản lượng và với công nghệ ở thời
kì t+1. Tóm lại, tăng trưởng sản lượng được phân rã thành:
Tăng trưởng sản lượng = (Đóng góp của TEC) + (Đóng góp của TC) +
(Đóng góp của tăng trưởng đầu vào)
Loại bỏ đóng góp của tăng trưởng đầu vào, các thành phần còn lại chính là
đóng góp của TFP đối với tăng trưởng sản lượng. Nó hàm ý rằng TFP có thể phân
rã thành hai thành phần là TEC và TC.


13

Q*t+1,t+
Qt+1
Q*t,t+1
Q*t+1

D

E
B

PPt+1

F

PP

G


Q*t,t

C

Qt

A

Xt

Xt+1

Hình 1.3: Các khái niệm TEC, TC và TFP
Như vậy, TEC hàm ý sự cải thiện trong mức chênh lệch giữa sản lượng sản
xuất thực tế và sản lượng tối ưu về mặt lý thuyết trên đường biên, tại cùng một mức
đầu vào. Trong khi đó, TC thể hiện sự dịch chuyển lên trên của đường biên sản
xuất. Đây là hai thành phần cấu thành mức tăng trưởng của TFP.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về ước lượng hiệu quả kỹ thuật và năng suất nhân
tố tổng hợp
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Năng suất bộ phận đơn giản được tính bằng tỷ lệ tổng lượng đầu ra trên số
lượng một đầu vào cụ thể. Nhưng năng suất nhân tố tổng hợp được đo bởi các kỹ
thuật phức tạp hơn. Trong lý thuyết kinh tế, người ta thường sử dụng các phương
pháp cơ bản sau trong đo lường TFP: Ước lượng hàm sản xuất gộp; Chỉ số TFP;
Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) và Phương pháp phân tích biên ngẫu
nhiên (SFA).





Trong các phương pháp ước lượng hàm sản suất gộp, giả định hiệu quả kỹ


thuật tối đa thường được sử dụng. Do đó tất cả các kết hợp về sản lượng đều nằm
trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Chỉ có thay đổi công nghệ (TC) làm tăng
trưởng TFP (Solow, 1957). Với khung phân tích này cũng có một số nghiên cứu


14
tính đến sự thay đổi quy mô trong TFP (Capalbo, 1988). Người ta thường dùng hai
cách để ước lượng thay đổi công nghệ trong các phương pháp ước lượng hàm sản suất
gộp đó là : Thêm biến xu hướng thời gian vào hàm sản xuất gộp (Beckmann và cộng
sự, 1972) và hạch toán tăng trưởng (Solow, 1957). Thay đổi về quy mô được tính bằng
tổng ước lượng của các hệ số co giãn giữa các đầu vào với sản lượng. Ước lượng hàm
sản xuất gộp được sử dụng rộng rãi trong ước lượng TFP. Tuy nhiên, phương pháp này
không đem lại các thông tin về một số thành phần của TFP. Hơn nữa kết quả ước lượng
gặp một số vấn đề về kinh tế lượng như: Vấn đề nội sinh; Vấn đề về sự lựa chọn; Vấn
đề về sự thiếu hụt giá các yếu tố đầu vào, đầu ra; Và khá nhạy cảm với việc lựa chọn
dạng hàm. Do đó kết quả ước lượng TFP bị chệch.


Phương pháp bán tham số được đề xuất bởi Olley và Pakes (1996) và được
Levinsohn và Petrin (2003) phát triển. Phương pháp này ngày nay cũng được áp
dụng rộng rãi trong ước lượng TFP. Nó giải quyết được vấn đề nội sinh trong ước
lượng hàm sản xuất gộp bằng cách sử dụng biến đại diện cho các cú sốc về năng
suất. Olley và Pakes (1996) chọn biến đầu tư theo kỹ thuật đại diện cho cú sốc về


năng suất, còn Levinsohn và Petrin (2003) chọn biến trung gian theo kỹ thuật. Tuy

nhiên phương pháp này cũng chưa giải quyết trọn vẹn các vấn đề trong kinh tế
lượng và cũng không có được thông tin về các thành phần của TFP.


Phương pháp chỉ số TFP phi tham số cũng được áp dụng phổ biến trong đo
lường hiệu quả và năng suất. Chỉ số TFP được đưa ra bởi Hicks, Moosteen (1961)
và được phát triển bởi Diewert (1992a). Chỉ số này được xác định bằng tỷ lệ tốc độ
tăng trưởng của tất cả các đầu ra trên tốc độ tăng trưởng của tất cả các đầu vào được
sử dụng trong quá trình sản xuất. Do đó, cần xác định trước các chỉ số về lượng đầu
ra và lượng đầu vào. Có thể tính các chỉ số này dưới một số dạng như: Laspeyres,
Paasche, Fisher và Tornquist (Diewert, 1992a, 1992b). Trong những năm gần đây,
chỉ số Fisher và Tornquist được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp chỉ số TFP khá
dễ áp dụng và không cần những ước lượng phức tạp, nhưng nó lại không tách được
TFP thành hai bộ phận là thay đổi công nghệ (TC) và thay đổi hiệu quả kỹ thuật
(TEC). Hơn nữa, tính chỉ số TFP cần các thông tin về giá đầu vào, đầu ra mà trong
nhiều trường hợp chúng ta không quan sát được.
Phương pháp bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phi tham số để đo lường
hiệu quả kỹ thuật (TE). Phương pháp này ước lượng đường biên sản xuất dựa trên
dữ liệu nghiên cứu bằng cách sử dụng các kỹ thuật quy hoạch tuyến tính. Những kết
hợp hiệu quả nhất sẽ nằm trên đường biên và TE được đo lường bởi khái niệm hàm


×