Tải bản đầy đủ (.docx) (154 trang)

Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương cho thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.35 KB, 154 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X có nêu rõ “Phát huy
lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong
khu vực”[24]. Đây là những tiền đề tạo điều kiện về mặt cơ chế chính sách cho các
hoạt động khai thác, sản xuất chế biến các sản phẩm cá ngừ đại dương có cơ hội phát
triển.
Thực hiện đường lối chủ động và tích cực tham gia hội nhập quốc tế, Việt Nam
đã tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực
trên thế giới. Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, Việt Nam với tư cách thành
viên của ASEAN đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN Nhật Bản (AJCEP). AJCEP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do (FTA)
toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp
tác kinh tế. Sau đó, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã ký kết Hiệp định Hợp tác kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ cuối năm 2009. Bên cạnh đó, Nhật Bản
và Việt Nam cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới, đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày
30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp
định. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Với hai hiệp định thương mại tự do (FTA) trước là Việt Nam - Nhật Bản và
ASEAN - Nhật Bản, một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đã
được xóa bỏ rào cản thuế quan. Với CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối
với 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Nhật Bản, và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm.[3] Trong đó, nhiều mặt hàng thủy sản
sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Trong đó, một số mặt hàng cá
ngừ hiện chịu thuế từ 3,5% trở lên sẽ được miễn thuế ngay lập tức hoặc theo lộ trình
giảm dần về 0% vào năm thứ 6 hoặc 11.
Với việc xoá bỏ các dòng thuế cho hàng hoá của Việt Nam theo các FTA trước và
Hiệp định CPTPP, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng mạnh. Theo số



2
liệu thống kê Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
năm 2018 đạt hơn 18,8 tỷ USD, trong đó thủy sản chiếm tỷ trọng 7,4% với nhiều mặt
hàng tăng cao như nhuyễn thể chân đầu, cá các loại và cá ngừ. Sản phẩm cá ngừ hiện
đã trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam sau tôm và cá ba
sa. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản cũng chiếm
vị trí thứ 3 sau 2 thị trường trọng điểm nhập khẩu là EU và Mỹ.
Tuy nhiên, việc gia tăng xuất khẩu các ngừ sang thị trường Nhật bản đang chịu
áp lực cạnh tranh lớn. Theo VASEP, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam và
Trung Quốc lần lượt là 5 nguồn cung cá ngừ đóng hộp của cho thị trường Nhật Bản,
nhưng Việt Nam chỉ chiếm 5% thị phần tại phân khúc thị trường này, Thái Lan đang
chiếm lĩnh tới 58%, Indonesia 19% và Philippines 17%. Còn tại phân khúc thị trường
thăn/philê cá ngừ đông lạnh, Việt Nam hiện đang đứng thứ 14 trong số 28 nước xuất
khẩu dòng sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản. [60]
Đối với Việt Nam, trong nhiều năm qua thuỷ sản luôn là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực. Trong đó, cá ngừ đại dương được coi là một trong những mặt hàng có tiềm
năng và lợi thế lớn, bởi nước ta có hơn 1 triệu km2 vùng biển đặc quyền kinh tế. Tuy
nhiên, thực trạng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng, đặc
biệt với thị trường Nhật Bản. Đây là một thị trường có dung lượng lớn, Việt Nam –
Nhật Bản cũng đã ký kết các hiệp định thương mại tự do VJEPA, AJCEP và CPTPP.
Tuy nhiên, sản phẩm cá ngừ của Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường
này. Lý giải cho hạn chế này là do chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ của Việt Nam
cho thị trường Nhật Bản chưa phù hợp, chưa gắn kết người sản xuất Việt Nam với
khách hàng Nhật Bản.
Về mặt thực tiễn, lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp trong xu
thế toàn cầu hóa, nhất là với các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ sẽ không chỉ phụ
thuộc vào năng lực của mỗi doanh nghiệp đó mà ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào
sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác trong một chuỗi giá trị, chuỗi cung
ứng sản phẩm. Việc hoàn thiện chuỗi cung ứng đối với sản phẩm cá ngừ đại dương sẽ

giúp cho các doanh nghiệp trong chuỗi có sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn
định, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Từ
đó, sản phẩm cá ngừ Việt Nam dễ dàng có thể đáp ứng các thị trường khó tính khác.


3
Về mặt lý luận, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng sản phẩm,
chuỗi cung ứng thuỷ sản và có đề cập đến chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương. Nhưng
chưa có nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ và đặc
biệt cho thị trường Nhật Bản.
Với các chính sách phát triển đánh bắt thủy hải sản hiện nay của chính phủ,
như: Chính sách khuyến khích đầu tư hiện đại hóa tàu cá, chính sách khuyến khích
phát triển mô hình quản lý nghề cá cộng đồng, chính sách khuyến khích nuôi biển
(thay thế Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg), chiến lược biển đến năm 2020 [4], chính
sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chính sách đầu tư hệ
thống kiểm soát và quản lý chất lượng trong lĩnh vực thủy sản..... Đây là những yếu
tố thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm cá
ngừ đại dương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường Nhật Bản, tạo điều kiện có thể
thâm nhập những thị trường khó tính khác.
Xuất phát từ những vấn đề như trên, để nâng cao hiệu quả khai thác Hiệp định
thương mại Việt Nam – Nhật Bản và các hiệp định có liên quan, nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài "Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương
cho thị trường Nhật Bản" làm đề tài luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành kinh doanh
thương mại.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài luận án
2.1. Tổng quan các đề tài nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước thực
hiện, dưới đây tác giả xin giới thiệu một số công trình của các tác giả sau đây:
- Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương, Bộ

Công Thương:“Các quy định về môi trường của Liên minh Châu Âu đối với nhập
khẩu hàng nông, thuỷ sản và khả năng đáp ứng của Việt Nam”. Nghiên cứu này đã
thực hiện việc nghiên cứu các quy định về môi trường của Liên minh Châu Âu đối
với nhập khẩu hàng nông, thuỷ sản; đánh giá tác động của các quy định về môi
trường của EU đối với xuất khẩu hàng nông thuỷ sản Việt Nam và chỉ ra những hạn
chế của các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường
EU. [12]


4
- Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thuần Anh, Trần Thị Bích Thuỷ (2016) : “Đề
xuất mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm hải sản tươi sống khả thi, phù hợp với điều
kiện của tỉnh Khánh Hoà”. Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá các bên liên
quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, khả năng đáp ứng và mối
liên kết giữa các bên liên quan, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng
điển hình. Dựa trên các dữ liệu phân tích về hoạt động chuỗi, nghiên cứu đã đề xuất
mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản. Các giải pháp kỹ thuật tập
trung vào việc kiểm soát chất lượng thực phẩm theo chuỗi, tăng cường các chương
trình đảm bảo chất lượng, trao đổi thông tin trong chuỗi và nhóm giải pháp quản lý
góp phần tăng cường hỗ trợ và giám sát thực hiện các giải pháp kỹ thuật. [36]
- Đề tài khoa học cấp Bộ : “Giải pháp tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp
và sản phẩm Việt Nam vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu sau khi Việt
Nam gia nhập WTO” – của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương.
[34]
Bài nghiên cứu, "Vài suy nghĩ về xây dựng mối liên kết phát triển sản xuất
theo chuỗi giá trị", của tác giả Võ Toàn Thắng. Nội dung bài nghiên cứu tập trung vào
vai trò của sự liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Xác định được loại sản
phẩm để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo lý thuyết quản trị chuỗi
nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tái cấu trúc ngành nông nghiệp, trong đó xác định rõ mối
liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị là những vấn đề cần quan tâm nghiên

cứu và ứng dụng vì nó có vai trò lớn đảm bảo sự thành công của đề án tái cấu trúc
ngành nông nghiệp tỉnh nhà trong những năm tới đây [28]
Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản
Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, NXB Công thương, Hà Nội. Cuốn sách tập trung
đến những nội dung, như : Chuỗi giá trị toàn cầu, các khái niệm, phương thức tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu, các đặc điểm của chuỗi giá trị hàng nông sản thế giới, kinh
nghiệm của các nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản từ đó rút ra
những kinh nghiệm cho Việt Nam. [27]
Tác giả Huỳnh Thị Thu Sương (2012) tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng
Đông Nam Bộ”. Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành hệ thống hóa những vấn đề lý


5
luận chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hợp tác chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng đồ gỗ trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng
thời, nghiên cứu phát triển hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác
trong chuỗi cung ứng đồ gỗ nhằm từng bước thiết lập hệ thống tương đương về đo
lường, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả
là một công trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại và nghiên cứu
ứng dụng, qua đó xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Kết quả nghiên cứu phản ánh độ
tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá sự
hợp tác và đề xuất các giải pháp khả thi. [22]
Lê Huy Khôi (2014),”Nâng cao giá trị gia tăng của mặt cà phê trong chuỗi giá
trị cà phê toàn cầu”, Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành thương mại, Viện nghiên
cứu thương mại. Luận án đi sâu giải quyết những nội dung như: luận giải về chuỗi giá
trị cà phê toàn cầu, những khâu trong chuỗi giá trị cà phê mà Việt Nam đang tham
gia. Từ đó, tác giả sử dụng các chỉ tiêu về chuyên môn hóa xuất khẩu (ES), chỉ số
cường độ thương mại (TI), hệ số cạnh tranh hiển thị... nhằm chỉ ra năng lực cạnh

tranh của cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. [9]
Nguyễn Văn Nên, "Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
dừa tại Bến Tre", Đại Học Kinh Tế - Luật, ĐHQG TP.HCM, 2015. Bài nghiên cứu đề
sau phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre. Trong đó tập trung vào các khâu như: Khâu
cung cấp các yếu tố đầu vào, khâu sản xuất nông nghiệp, khâu thu gom dừa, khâu sản
xuất công nghiệp, khâu xuất khẩu. Đồng thời chỉ ra các tác nhân ảnh hưởng đến chuỗi
giá trị dừa (cơ sở sản xuất giống, đại lý phân bón, nông dân, thương lái thu gom, sơ
chế dừa, nhà máy sản xuất các sản phẩm từ dừa, doanh nghiệp xuất khẩu. Từ phân
tích các mối liên kết ngang và mối liên kết dọc của chuỗi giá trị dừa, bài nghiên cứu
đề xuất giải pháp tập trung vào thúc đẩy mối liên kết ngang trong chuỗi giá trị, thúc
đẩy các mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị, tăng cường sự hỗ trợ từ các tác nhân
trong chuỗi giá trị. [17]
Ngô Thị Hương Giang(2015), "Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái
Nguyên", Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành thương mại, Viện nghiên cứu thương
mại, 2015. Luận án đi sâu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên, từ


6
đó hình thành cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng mặt hàng chè. Từ những bài học của
các quốc gia chè như Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm, đề
xuất mô hình, giải pháp vận hành và phát triển chuỗi cung ứng mặt hàng chè. Trong
thực trạng, tác giả luận án đi sâu phân tích các yếu tố, như: Mức độ tham gia chuỗi
của các thành viên, dòng thông tin, cấu trúc của chuỗi cung chè và đề xuất ra các giải
pháp. [7]
Đề tài khoa học của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tác giả Đỗ Thanh Phong, "Nghiên
cứu, áp dụng quản trị chuỗi cung ứng cho Các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu". Nghiệm thu ngày 2/4/2015. Đề tài áp dụng trên các sản phẩm
gồm: bạch tuộc đông lạnh, cá xuất khẩu đông lạnh, cá chỉ vàng khô nội địa và chả cá
Surimi. Các giải pháp mà đề tài đưa ra giúp các doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất
tối ưu, giảm thời gian tồn kho thành phẩm. Doanh nghiệp cũng có thể biết được thông

tin nguyên liệu hàng ngày về giá bán, số lượng và chủng loại, từ đó chủ động được
nguồn nguyên liệu, bình ổn giá, giảm chi phí hoạt động, thực hiện hiệu quả hợp đồng
đã ký. Các giải pháp đưa ra cũng giúp ngư dân giảm 10 ngày lưu giữ thủy sản trên tàu
nhằm đưa nhanh thủy sản vào bờ, từ đó làm giảm các chi phí về nhiên liệu, bảo quản.
Ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản còn đưa
ra giải pháp tăng cường liên kết giúp ổn định tình hình kinh doanh, duy trì được mối
quan hệ bền vững với các đối tượng trong chuỗi...[19]
Đề tài khoa học "Tổng quan chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam", Viện Kinh Tế
và Quy Hoạch Thủy Sản - 12/2008; Báo cáo chuyên đề "Cải cách chính sách thương
mại và thủy sản, cấu trúc lại chuỗi cung ứng, nâng cao nhu cầu đối với quản lý bền
vững ngành thủy sản: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam" của Đoàn Thị Hồng Vân
và cộng sự.
Đề tài nghiên cứu với phạm vi đánh giá chuỗi cung ứng cho sản phẩm khai
thác hải sản (KTHS). Báo cáo chuyên đề được thực hiện nhằm đưa ra sơ đồ chuỗi
cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, trên cơ sở phân tích và đánh giá các bên liên
quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, sự biến động giá sản phẩm
qua các khâu sản xuất và lưu thông, lợi ích và xung đột lợi ích giữa các bên liên quan
đề xuất các giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát
triển bền vững cho lĩnh vực KTHS. Trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo chuyên đề


7
này được giới hạn trong phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm khai thác hải sản và
chỉ phân tích đánh giá chuỗi cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng cho
các sản phẩm tiêu dùng trong nước và đến các nhà nhập khẩu cho các sản phẩm xuất
khẩu. [30]
Rachel Wilshaw, Liesbeth Unger, Đỗ Quỳnh Chi, Phạm Thu Thủy, "Quyền lao
động trong chuỗi cung ứng của Unilever: Từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn áp
dụng”, Oxfam, 2013. Bài viết tập trung vào giải quyết các vấn đề về lao động trong
chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, các tác giả đề cấp đến các khuôn khổ quốc tế về

quyền của người lao động, bối cảnh công ty Uninlever và quốc gia Việt Nam, chính
sách và quy trình quản lý về quyền của người lao động tại Unilever. Đưa ra cách quản
lý các vấn đề về lao động tại Unilever (tiền lương, giờ làm, lao động hợp đồng, tự do
hiệp hội/thương lượng tập thể).[21]
Đề án "Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi", Bộ
Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, 2013. Trên cơ sở các văn bản quy phạm
pháp luật, công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam đang hướng đến, đề án tậm trung
đánh giá thực trạng hoạt động khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ của Việt
Nam. Đông thời đánh giá mối liên kết trong chuỗi khai thác, thu mua, chế biến và
tiêu thụ cá ngừ. Từ những phân tích thực trạng, đề án xác định nhiệm vụ cần đẩy
mạnh trong chuỗi, các dự án cần ưu tiên, đè ra các giải pháp( cơ chế chính sách, dự
báo ngư trường, năng lực quản lý nhà nước, khoa học công nghệ, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, đầu tư) và tổ chức thực hiện đề án. [2]
Luận án " Nâng cao chất lượng tôm trong chuỗi cung ứng của các doanh
nghiệp thủy hải sản đồng bằng sông Cửu Long", tác giả Võ Thị Thành Lộc, trung tâm
nghiên cứu và phát triển Rijksuniversiteit Groningen, Hà Lan, năm 2006. Luận án tập
trung vào những nội dung, như vấn đề về kiểm soát chất lượng thủy hải sản, tiêu
chuẩn quốc tế đối với sản phẩm thủy hải sản, vai trò của chính phủ, quản lý chuỗi
cung ứng thực phẩm....từ đó chỉ ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tôm
trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long.[11]
Huỳnh Thanh Lĩn, Đỗ Thị Thanh Vinh (2014), ‘Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
cá ngừ đại dương sang thị trường Châu Âu – Trường hợp của Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Hải Vương – Tỉnh Khánh Hoà”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thuỷ sản, số


8
2/2014. Mục đích của nghiên cứu này là hướng đến các giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu cá ngừ đại dương của Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hải Vương sang
thị trường châu Âu. Từ kết quả phân tích mô hình chuỗi cung ứng của Công ty sang
thị trường này từ năm 2006 - 2012, tác giả đã chỉ ra ưu, nhược điểm trên từng mắt

xích chuỗi, trên cơ sở đó đề xuất 6 nhóm giải pháp chính để tập trung hoàn thiện
chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương trong thời gian tới,
bao gồm: Giải pháp về nguồn nguyên liệu, Giải pháp về nhà cung cấp, Giải pháp về
sản xuất, Giải pháp về khách hàng, Giải pháp về người tiêu dùng, Giải pháp về nhà
cung ứng dịch vụ. [13]
Nguyễn Hữu Khánh, Hồ Thị Bích Ngân, "Thực trạng bảo quản và quản lý chất
lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch trên tàu khai thác xa bờ ở một số tỉnh miền
trung Việt Nam", Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 3, 2011. Bải nghiên cứu tập
trung vào hoạt động dự trữ bảo quản thủy sản đối với các tàu đánh bắt xa bờ. Trong
đó, tác giả phân tích hệ thống bảo quản của các tàu cá đánh bắt xa bờ có ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm tủy sản, như: Kích thước hầm bảo quản, chất liệu tạo hầm
bảo quản, nhiệt độ bảo quản, tỷ lệ vi sinh vật trong hầm bảo quản, các chất không
được phép cho việc bảo quản thủy sản, phương pháp đánh bắt. Đồng thời các yếu tố
khác có liên quan đến việc truy suất nguồn gốc sản phẩm cũng được tác giả đề cập,
như: sổ nhật ký thuyền trưởng, kiểm định sức khỏe của thuyền viên. [10]
2.2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu nước ngoài
Handfield và Bechtel (2002) khi nghiên cứu về “Vai trò của sự tín nhiệm và mức
độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng” đã đưa ra mô hình nhằm
xây dựng các mối quan hệ chủ yếu giữa nhà cung cấp và người mua dựa vào sự tín
nhiệm, các nhà cung cấp buộc phải đầu tư vào tài lực và nguồn nhân lực, những
người mua phải vận dụng các hợp đồng một cách thận trọng để kiểm soát các mức độ
phụ thuộc liên quan đến mối quan hệ. Mô hình đưa ra biến phụ thuộc là trách nhiệm
của các thành viên trong chuỗi cung ứng thông qua các biến độc lập là mức độ tín
nhiệm và sự phụ thuộc vào người mua, hợp đồng, mức độ đầu tư vào tài sản cố định,
nguồn nhân lực…Các tác giả cũng đưa ra giả định rằng tất cả các biến phụ thuộc có
quan hệ thuận với trách nhiệm chuỗi cung ứng ngoại trừ sự phụ thuộc của người mua
thông qua 9 giả thuyết. Kết quả cho thấy rằng thậm chí trong những trường hợp khi


9

lượng cầu vượt quá khả năng cung ứng của nhà cung cấp (lượng cung), sự khan hiếm
xảy ra và khi đó hợp tác để xây dựng lòng tin – sự tín nhiệm (trust) trong mối quan hệ
chuỗi có thể cải tiến được trách nhiệm nhà cung cấp và nâng cao sự hợp tác trong
chuỗi cung ứng.[40]
Togar và Sridharan (2002) trong công trình nghiên cứu về “Chỉ số hợp tác: một
thước đo về sự hợp tác chuỗi cung ứng” đã đưa ra các giả định hướng dẫn để đo
lường sự mở rộng về hợp tác của chuỗi cung ứng cụ thể là sự hợp tác của 2 thành
phần chính trong chuỗi là nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Mô hình giả định về sự hợp tác
kết hợp chặt chẽ các thói quen hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, thống nhất trong
việc ra quyết định và chính sách động viên. Một danh mục hợp tác được đưa ra nhằm
đo lường mức độ thói quen hợp tác. Một khảo sát về nội dung danh mục hợp tác tại
các doanh nghiệp ở New Zealand đã thực hiện và được kiểm định, đánh giá thông
qua việc phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả khảo sát xác nhận độ tin cậy và giá
trị các giả định về danh mục hợp tác tỷ lệ thuận với các kỹ thuật hoạt động. Đóng góp
của nghiên cứu này về mặt lý thuyết đã giới thiệu một danh mục mới nhằm đo lường
sự mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng. Việc đo lường có thể được sử dụng bất kỳ thành
viên nào trong chuỗi để xác định mức độ hợp tác và tìm kiếm sự cải tiến.[50]
Bài về "The Role of Supply Chains in Addressing the Global Seafood Crisis",
UNICEP, 2009. Tài liệu đánh giá sự phức tạp xung quanh sự suy giảm sản lượng thủy
hải sản đánh bắt hiện nay, và trong một số trường hơp gây ra sự suy giảm trữ lượng
cá toàn cầu. Nó thúc đẩy sự cần thiết cho một cách tiếp cận đa chiều để vượt qua
những thách thức hiện nay cần thiết để tạo điều kiện tăng cường tính bền vững trong
ngành thủy hải sản của thế giới. Nó chỉ ra vai trò các bên liên quan khác nhau trong
việc giải quyết các vấn đề chính và những tác động và làm nổi bật tầm quan trọng của
chương trình chứng nhận với doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư có trách nhiệm và
quan hệ đối tác tư nhân / công cộng trong hoạt động tập thể trong chuỗi cung ứng để
giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. [41]
Kazunari Watanabe, "The impact of e-commerce on the Japanese Raw fish supply
chain", Northwestern University Chicago, Ilinois, 2003. Bài nghiên cứu đánh giá tổng
quan thị trường đối với cá tươi của Nhật Bản, triển vọng 2005. Từ việc phân tích sức

cầu của thị trường Nhật Bản đối với sản phẩm cá tươi sống, tác giả cũng chỉ ra đặc


10
tính tiêu dùng của người dân Nhật Bản đối với loại sản phẩm này. Thông qua trung
gian phân phối sản phẩm như: nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ sản phẩm đến tay người
tiêu dùng. Tuy nhiên, kênh bán lẻ đối với sản phẩm này có doanh thu cao hơn so với
kênh bán buôn. Đồng thời bài nghiên cứu cũng chỉ ra những đặc điểm của chuỗi cung
ứng đối với sản phẩm cá tươi sống, bao gồm đặc điểm của các khâu: cung cấp đầu
vào, dự trữ, hoạt động logistisc, hệ thống thông tin, con người và các quy định bổ
sung. Các giải pháp của tác giả tập trung hệ thống bán lẻ và hệ thống bán buôn, trong
đó càn thay đổi hình thức phân phối bán buôn, điều phối trong thực hiện phân phối,
thay đổi về giá cả và mức độ thuận tiện cho khách hàng, có tích hợp kênh nhập khẩu,
tăng mức ảnh hưởng của nhà nhập khẩu trong việc phân phối cá trên thị trường.[52]
MeganBailey và U.Rashid Sumaila, "The cost of juvenile fishing: FADs
management in the western and central Pacific Ocean tuna Fishery", 2010. Bài
nghiên cứu tập trung vào nguồn lợi cá ngừ. Đây là một sản phẩm ưa thích của nhiều
thị trường trên thế giới, nguồn cá ngừ thế giới giảm xuống do con người đánh bắt
quá mức (bao gồm cá ngừ đang chưa trưởng thành). Từ đó, tác giả đề xuất phương
pháp đánh bắt cá ngừ (tập trung vào phương pháp câu cá ngừ), loại cá ngừ được đánh
bắt (không đánh bắt cá ngừ chưa trưởng thành), thực hiện nuôi cá ngừ, thực hiện sự
hợp tác giữa các quốc gia để đảm bảo nguồn tài nguyên cá ngừ thông qua các quy
định về đánh bắt, tiêu chuẩn đối với cá ngừ đánh bắt, sử dụng các phương tiện hiện
đại trong khai thác và kiểm soát khai thác cá ngừ đại dương. Đồng thời tác giả cũng
chỉ ra giá trị đem lại của việc thực hiện. [44]
Amanda Hamitlton, Antony Lewis, Mike A. McCoy (2011), “Marketing and
industry dynamics in the Global tuna supply chain”, bài báo cáo của FFA (Forum
Fisheries Agency). Nội dung: Nghiên cứu vai trò của các quốc gia thuộc Thái Bình
Dương trong hoạt động khai thác và kinh doanh sản phẩm cá ngừ đại dương, mối
quan hệ và sự hiểu biết của các quốc gia này về vai trò của mình trong chuỗi cung

ứng sản phẩm cá ngừ đại dương toàn cầu. Những tác động của thị trường tới chuỗi
cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương toàn cầu, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh
doanh sản phẩm này. Với mười chương, báo cáo cung cấp một cách nhìn tổng quát về
hiện trạng của ngành cá ngừ toàn cầu, các đội tàu đánh bắt, các công ty kinh doanh cá
ngừ, cơ sở chế biến và thị trường chính. Cách tiếp cận đối với chuỗi cung ứng sản


11
phẩm cá ngừ, cải thiện thông tin về thị trường một cách chính xác và có hiệu quả cho
các quốc gia ở Thái Bình Dương. [34]
Liam Campling, Antony Lewis, Micke McCoy (2017), The Tuna Longline
Industry in the Western and Central Pacific ocean and its market dynamics, báo cáo
của FFA (Forum Fisheries Agency). Nội dung: Báo cáo cung cấp thông tin về ngành
công nghiệp cá ngừ, đội tàu khai thác cá ngừ và các công ty có liên quan đến chuỗi
giá trị toàn cầu đối với sản phẩm cá ngừ đại dương. Nghiên cứu còn xem xét đối với
các đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trọng
tâm của nghiên cứu, xác định mục đích chính của hoạt động khai thác, sản xuất, chế
biến sản phẩm cá ngừ đại dương; vai trò của các công ty chế biến, thương mại trong
chuỗi cung ứng toàn cầu; thị trường sản phẩm cá ngừ đại dương và chiến lược
marketing. [39]
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Từ những đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu trên, đã có nhiều điều
tài trong và ngoài nước nghiên cứu về chuỗi cung ứng đối với sản phẩm nông nghiệp,
thủy sản. Mặt khác, đề tài nghiên cứu về mô hình chuỗi cho sản phẩm cá ngừ đại
dương: "Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi"- Bộ Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tập trung theo hướng chuỗi liên kết các khâu khai
thác – thu mua – chế biến – tiêu thụ, nhưng chưa phân tích được các hoạt động trong
chuỗi và cho thị trường cụ thể.
Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án đã đi sâu phân
tích vào các hoạt động: dự trữ, sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin của

doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nói chung. Trong khi đó, sản phẩm cá ngừ có yêu cầu
riêng đối với các hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm và đặc biệt là cho thị
trường Nhật Bản chưa được phân tích và đề cập trong các đề tài nghiên cứu trên.
Tuy nhiên, các đề tài trong và ngoài nước chưa làm rõ một số vấn đề liên quan
đến chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương, như sau:
Thứ nhất, các đề tài trong và ngoài nước đã phân tích sâu các vấn đề về chuỗi
cung ứng, chuỗi giá trị. Tuy nhiên, những nội dung như: Khái niệm về chuỗi cung
ứng sản phẩm cá ngừ đại dương, đề xuất mô hình chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh
hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương, khái niệm về hoàn thiện, nội


12
dung hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam cho thị
trường Nhật Bản chưa được đề cập đến và làm rõ.
Thứ hai, một số đề tài trong và ngoài nước đã có nghiên cứu và đánh giá thực
trạng hoạt động cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương theo mô hình chuỗi, nhưng
việc đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương,
nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi, khó khăn lại chưa được phân tích đối với chuỗi
cung ứng sản phẩm cá ngừ của Việt Nam cho thị trường Nhật Bản.
Thứ ba, xuất phát từ các đánh giá, phân tích về chuỗi cung ứng sản phẩm cá
ngừ đại dương cho thị trường Nhật Bản và luận cứ khoa học đưa ra giải pháp – kiến
nghị hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương cho thị trường Nhật Bản.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Xây dựng luận cứ khoa học và các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá ngừ
đại dương của Việt Nam cho thị trường Nhật Bản, giai đoạn 2019 -2025 và định
hướng đến năm 2030.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm, nội dung hoạt động
chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương, nhân tố ảnh hưởng, đề xuất mô hình

chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương làm cơ sở để phân tích và đánh giá thực
trạng chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản.
- Xác định những nội dung cần hoàn thiện trong chuỗi cung ứng sản phẩm cá
ngừ đại dương, nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương.
- Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương cho thị
trường Nhật bản. Từ đó, chỉ ra những ưu điểm đã đạt được của chuỗi cung ứng sản
phẩm này và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại
dương của Việt Nam cho thị trường Nhật Bản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


13
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương của
Việt Nam cho thị trường Nhật Bản
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương qua,
từ khi cá ngừ nguyên liệu được khai thác (tại ngư trường Việt Nam) đưa vào chuỗi
cho đến khi sản phẩm được chuyển cho nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Về thời gian:Thu thập số liệu từ năm 2008 đến 2018, đề xuất giải pháp tới
2025 và định hương đến năm 2030.
Về nội dung:
- Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng, nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng sản
phẩm cá ngừ đại dương. Tập trung các hoạt động của chuỗi:khai thác, vận chuyển,
bảo quản, thu mua, mối liên kết giữa các thành viên. Nội dung hoàn thiện chuỗi cung
ứng cá ngừ đại dương.
- Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của chuỗi cung ứng sản
phẩm cá ngừ đại dương Việt Nam xuất khẩu cho Nhật Bản.

Về góc độ nghiên cứu: Luận án nghiên cứu đứng trên góc độ nhà khoa học để
đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp, kiến nghị với nhà
nước và các hiệp hội ngành nghề.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp này nhằm
cung cấp cách tiếp cận khoa học để làm rõ bản chất của chuỗi cung ứng nói chung và
chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ cho thị trường Nhật Bản nói riêng, tức là làm rõ mối
quan hệ biện chứng giữa tổ chức chuỗi cung ứng sản phẩm với sự gia tăng nhu cầu
sản phẩm cá ngừ đại dương tại thị trường Nhật Bản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây
Làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng, đáp ứng nhu cầu sản
phẩm cá ngừ đại dương của Nhật Bản.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã phát hành, đề tài
khoa học được công bố , báo cáo tổng kết cấp tỉnh, của Bộ ban ngành trong tổ chức
triên khai mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương.


14
Nguồn số liệu thống kê của các tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến
chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương nói chung và sản phẩm cá ngừ Việt Nam
nói riêng.
5.3. Phương pháp định tính
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thực hiện phỏng vấn 20 chuyên gia,
trong đó là: chuyên gia thuộc Trường Đại Học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội ,
nhà quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chuyên gia của Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam. Số lượng câu hỏi nhắm tới 4 vấn đề: Mối
quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi; thị trường; công nghệ; chính sách của chính
phủ. Kết quả phỏng vấn được nghiên cứu sinh tóm lược theo nội dung của từng câu
hỏi.

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Được sử dụng để phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hoạt động xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại
dương sang thị trường Nhật Bản đến năm 2025.
5.4.Phương pháp khảo sát và xử lý dữ liệu
Tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đại dương thông qua
việc khảo sát thực tế và lấy thông tin bằng các phiếu điều tra hoặc gửi phiếu điều tra
qua thư tín hoặc thư điện tử, khảo sát online, nhắm tới các đối tượng là: doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản, ngư
dân và chủ nậu vựa.
Địa điểm điều tra: Theo khảo sát và tham khảo ý kiến của Hiệp hội Cá ngừ Việt
Nam, Khánh Hoà là địa phương có sản lượng cá ngừ lớn nhất cả nước và có số lượng
chế biến xuất khẩu cá ngừ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, trong đó tập trung
khảo sát 40 doanh nghiệp. Các cảng cá được lựa chọn tiến hành khảo sát đối với ngư
dân và chủ nậu vựa là: cảng Hòn Rớ, cảng Vĩnh Lương, Đá Bạc – Cam Ranh, cảng
Đại Lãnh. Vì đây là những cảng cá được Bộ Nông Nghiệp chỉ định để xác nhận
nguyên liệu thuỷ sản.
Số hộ và chủ nậu vựa điều tra:
Tiêu chí lựa chọn mẫu để tiến hành điều tra: Được tiến hành theo phương pháp
chọn mẫu phi xác suất đối với cả 3 đối tượng: Chủ tàu khai thác cá ngừ (ngư dân),


15
chủ nậu vựa và doanh nghiệp chế biến. Với tổng số phiếu phát ra là 170 phiếu, thu về
158 phiếu, trong đó 149 phiếu sạch.
- Chủ nậu vựa: Thực hiện kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất, xuất phát từ vấn đề thực
tiễn đòi hỏi có sự quen biết và tin cậy, do đó mẫu phiếu điều tra không thể lựa chọn
ngẫu nhiên. Việc khảo sát được tiến hành với 35 chủ nậu vựa trên bốn cảng cá của
Khánh Hoà.
- Đối với doanh nghiệp chế biến- xuất khẩu thuỷ sản – có sản phẩm cá ngừ đại dương
xuất khẩu : Việc thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thông qua phỏng vấn và gửi

phiếu điều tra tới 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Phương pháp phân tích định lượng
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm
cá ngừ đại dương cho thị trường Nhật Bản thông qua phân tích hệ số tin cậy
Cronbach Alpha. Nhằm mục đích đo lường độ tin cậy của các thang đo.Dữ liệu được
xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 23 (Statistical Package for the
Social Sciences).
Nếu mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:
- Từ 0,8 đến gần 1: Thang đo đo lường rất tốt
- Từ 0,7 đến gần 0,8: Thang đo lường sử dụng tốt
Từ 0,6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện
Sử dụng mô hình phân tích hồi quy bội (Multiple Linear Regression- MLR) để
đo lường mối quan hệ giữa các vấn đề nghiên cứu: Mô hình hình phân tích hồi quy
bội MLR được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của 3 yếu tố: Công nghệ khai
thác; công nghệ bảo quản; công nghệ chế biến tới chất lượng sản phẩm của chuỗi
cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương cho thị trường Nhật Bản. Mô hình hồi quy
được phân tích băng phần mềm SPSS 23.
Cụ thể mô hình như sau:
Y = β1 + β2X2 + β3X3 + β4X4
Y: Chất lượng sản phẩm (biến phụ thuộc)
X2: Công nghệ bảo quản (biến độc lập)
X3: Công nghệ khai thác (biến độc lập)
X4: Công nghệ chế biến ( biến độc lập)


16
β1 : Hệ số tự do (hệ số chặn)
β2, β3, β4 : Hệ số hồi quy riêng
Với các giả thiết của mô hình:
- H0: Công nghệ chế biến, công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản,là độc lập với

nhau
- H1: Chất lượng sản phẩm có mối quan hệ phụ thuộc vào công nghệ bảo quản, công
nghệ khai thác và công nghệ chế biến
Thang đo các biến phụ thuộc, biến độc lập và giải thích các thông số trong mô
hình hội quy (chi tiết ở phụ lục 02.).
Vấn đề nghiên cứu
Hoàn thiện của chuỗi cung ứng sản phẩm cá
ngừ đại dương của Việt Nam cho thị trường
Nhật Bản

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định những nội dung cần hoàn thiện của
chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương của
Việt Nam cho thị trường Nhật Bản

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính
Suy diễn, thống kê mô tả, phỏng vấn nhằm điều
chỉnh tháng đo và mô hình nghiên cứu

Phương pháp định lượng
Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo,
Sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích

Kết quả nghiên cứu & hạn chế của nghiên cứu

Trên những tồn tại và nguyên nhân của chuỗi
cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương, tiêu chí
đánh giá, Xác định rõ những hoạt động chưa

phù hợp.
Giới hạn nghiên cứu của chuỗi, xác định: Từ
khâu đánh bắt cho đến sản phẩm được chuyển
cho nhà nhập khẩu sản phẩm của Nhật Bản

Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung
ứng sản phẩm cá ngừ đại dương


17

Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Nghiên cứu sinh tự đề xuất

6. Những điểm mới của luận án
Xuất phát từ lý luận về chuỗi cung ứng, thực trạng tổ chức chuỗi cung ứng sản
phẩm cá ngừ đại dương, từ đó có đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn và mô hình


18
chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương cho thị trường Nhật Bản, giai đoạn 2019–
2025 và định hướng đến năm 2030.
Về mặt lý luận: Luận án hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về chuỗi cung
ứng sản phẩm cá ngừ đại dương. Làm rõ hơn khái niệm, cấu trúc, đặc điểm, mô hình
liên kết, mô hình chuỗi , tổ chức sản xuất, thu mua và khai thác đối với sản phẩm cá
ngừ đại dương, khái niệm hoàn thiện và nội dung hoàn thiện chuỗi cung ứng sản
phẩm cá ngừ đại dương. Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong việc tổ chức
chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng
cho Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Giúp cho các doanh nghiệp có lựa chọn được đối tượng liên

kết, hình thức liên kết và có những biện pháp giảm thiểu được những ảnh hưởng bởi
nhân tố chủ quan và khách quan. Chỉ ra, chất lượng sản phẩm, chi phí của chuỗi chịu
ảnh hưởng lớn từ khâu nào trong chuỗi, từ đó thành viên trong chuỗi cần phải có
những điều chỉnh cụ thể phù hợp với điều kiện thị trường.
Các nhóm giải pháp và kiến nghị mà luận án đề xuất có giá trị tham khảo cho
các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội ngành nghề trong việc
hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam cho thị trường
Nhật Bản trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo. Luận án có kết cấu 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại
dương sang thị trường Nhật Bản
Chương 2:Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam
cho thị trường Nhật Bản
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ
đại dương của Việt Nam cho thị trường Nhật Bản


19
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÁ
NGỪ ĐẠI DƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Một số vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Chuỗi
Theo quan điểm toán học: "Chuỗi là một dãy vô số các ký hiệu được sắp xếp
thứ tự, nối với nhau bởi dấu cộng" [8]
- Chuỗi cung ứng
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch

vụ vào thị trường” [14]
"Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp,
đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất
và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng"
[14]
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán
thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” [14]
"Chuỗi cung ứng là dòng chảy thông tin, hàng hóa và tiền mặt. Nó bao gồm
việc kiểm soát tất cả các chức năng liên quan đến dòng chảy của nguyên vật liệu, từ
nhà cung cấp đến khách hàng của công ty, bao gồm mua hàng, vận tải, quản lý sản
xuất và hàng tồn kho, chế tạo, lưu kho và vận chuyển" [15]
Từ các khái niệm trên có thể kết luận như sau: chuỗi cung ứng làdòng chảy
thông tin, hàng hóa, tiền mặt. Nó được thực hiện thông qua các hoạt động mua hàng,
sản xuất, tồn kho, vận chuyển và thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Khái niệm về chuỗi cung ứng sản phẩm
Sản phẩm: "Là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay
ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua
sắm, sử dụng hay tiêu dùng." [18]


20
Chuỗi cung ứng sản phẩm là dòng chảy sản phẩm từ nhà cung ứng tới khách
hàng,liên kết chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua
các hoạt động của chuỗi.Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung
cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.
Khái niệm về chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương
Chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương làdòng chảy sản phẩmcá ngừ
đại dương từ khâu cung ứng các yếu tố đầu vào cho đến cung ứng sản phẩm cuối
cùng, nhằm kiểm soát tối đa chi phí, thời gian thỏa mãn tối đa nhu cầu của

người tiêu dùng, đạt lợi nhuận mục tiêu của chuỗi.
Chuỗi cung ứng hàng hóa nói chung hay sản phẩm cá ngừ đại dương nói riêng
đều phải thỏa mãn mục tiêu cuối cùng, đó là người tiêu dùng. Để thỏa mãn tốt người
tiêu dùng và đạt được mục tiêu lợi nhuận trong chuỗi, cần phải thực hiện các hoạt
động cung ứng hàng hóa đầu vào ( của doanh nghiệp cung ứng, trung gian, người
khai thác), cung ứng trong khâu sản xuất, cung ứng sản phẩm cho nhà phân phối, bán
lẻ và cho người tiêu dùng. Không những vậy, một chuỗi tốt cũng thể hiện tính liên kết
giữa các thành viên ở mức cao. Từ đó, các mục tiêu và hoạt động của chuỗi có thể
được tổ chức tốt.
1.1.2. Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương
1.1.2.1. Các mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương
- Mô hình chuỗi cung ứng theo chiều dọc
Mô hình chuỗi cung ứng theo chiều dọc phản ảnh số lượng các cấp dọc theo
chiều dài của chuỗi. Khoảng cách theo chiều dọc được tính là khoảng cách từ thành
viên là nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng của chuỗi, được thể hiện theo
hình sau:
- Nhà sản xuất: Là những tổ chức làm ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm các công
ty sản xuất nguyên liệu thô và những công ty sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà
sản xuất hoàn chỉnh sử dụng nguyên liệu thô và linh kiện được làm bởi các nhà sản
Nhà cung cấpxuất
đầu khác
tiên đểNhà
cấpphẩm.
làmcung
ra sản

Công ty

Khách hàng


Khách hàng cuối cùng

Nhà cung cấp dịch vụ

Nhà cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực như: Hậu cần, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm


21

Hình1.1: Mô hình chuỗi cung ứng
Nguồn: [14, trang 46]
- Nhà phân phối: Là những công ty lấy một số lượng lớn hàng tồn kho từ nhà
sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm có liên quan với nhau đến khách hàng. Nhà
phân phối cũng được gọi là nhà bán buôn. Họ bán sản phẩm cho những doanh nghiệp
khác, với số lượng lớn hơn mức mà khách hàng cá nhân thường mua. Nhà phân phối
giúp cho nhà sản xuất giảm tác động từ những biến động trong nhu cầu thị trường
bằng cách dự trữ hàng tồn kho và làm hầu hết các công việc bán hàng để tìm kiếm và
phục vụ khách hàng.
- Nhà bán lẻ: Dự trữ hàng tồn kho và bán chúng cho khách hàng là người tiêu
dùng. Nhà bán lẻ cũng thu thập thông tin về sự yêu thích và nhu cầu của khách hàng.
Nhà bán lẻ cũng thực hiện việc quảng bá sản phẩm và kết hợp với giá cả, chọn lọc
sản phẩm, dịch vụ, sự tiên lợi thành những công cụ chính để thu hút khách hàng.
- Khách hàng: Là người tiêu dùng, là bất cứ tổ chức/ cá nhân nào mua và sử
dụng sản phẩm. Một tổ chức có thể mua sản phẩm để kết hợp với các sản phẩm khác
rồi thực hiện việc bán lại cho doanh nghiệp chế biến hay sản xuất, lúc này họ trở
thành nhà phân phối. Hoặc khách hàng là người sử dụng cuỗi cùng của sản phẩm mà
họ mua với mục đích để sử dụng/ tiêu dùng sản phẩm đó.
- Nhà cung cấp dịch vụ: Tổ chức cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Việc thực hiện tính chuyên môn hóa cao dẫn
đến nhà cung cấp dịch vụ có mức giá tốt hơn so với các nhà sản xuất, nhà phân phối

hay nhà bán lẻ trong việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ phổ
biến đối với tất cả các chuỗi cung ứng là: nhà cung cấp vận tải và dịch vụ kho bãi;
nhà cung cấp dịch vụ tài chính- cung cấp các dịch vụ cho vay, phân tích tài chính; nhà
cung cấp các dịch vụ thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn
quản lý; nhà cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ thu thập dữ liệu. [14]


22
- Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu
Chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương là chuỗi của sản phẩm, thể hiện
được dòng chảy sản phẩm. Trên cơ sở đó, mô hình cũng thể hiện được dòng chảy
thông tin giữa các bên trong chuỗi. (mô hình 1.3)
Doanh nghiệp nhập khẩu

Cá ngừ nhập khẩu

Khai thác cá ngừ
đại dương

Doanh nghiệp
chế biến

Doanh
nghiệp
nhập khẩu
nước ngoài

Thị trường
xuất khẩu


Doanh nghiệp xuất khẩu
Cơ sở thu mua;
cơ sở cung cấp dịch vụ

Thị trường nội địa

: Dòng sản phẩm
: Thông tin
Hình 1.2: Chuỗi sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu
Nguồn: Nghiên cứu sinh đề xuất
Dòng sản phẩm
Là dòng chảy không thể thiếu được trong chuỗi, xuất phát từ các nhà cung cấp
đầu tiên đến người tiêu dùng [35]. Dòng nguyên liệu đi từ nhà cung cấp đầu tiên
trong chuỗi ( người khai thác, nhà nhập khẩu trong nước) được xử lý, trung chuyển
qua các trung gian và đến nhà phân phối của thị trường nhập khẩu. Khâu trung gian
không chỉ đóng vai trò là trung gian chuyển nguyên liệu hoặc sản phẩm mà còn có
vai trò quan trọng trong việc giữa và duy trì chất lượng nguyên liệu và thành phẩm
cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hoặc nguyên liệu được các
doanh nghiệp chế biến thu mua trực tiếp từ các nhà cung cấp trong nước và nước


23
ngoài. Sau khi nguyên liệu được chuyển đến doanh nghiệp để sản xuất ra thành phẩm
hoặc xuất khẩu ngay cho các nhà phân phối nước ngoài (đối với sản phẩm tươinguyên con) và chuyển đến tay khách hàng thông qua các kênh phân phối, số cấp
kênh phân phối và thành viên kênh phân phối sản phẩm còn phụ thuộc vào đặc điểm
sản phẩm và thị trường.Dòng nguyên vật liệu chảy trong chuỗi bị ảnh hưởng rất lớn
bởi cấu trúc vật lý của các thành viên trong chuỗi (máy móc, thiết bị,…). Đặc biệt là
đối với sản phẩm cá ngừ đại dương, trang thiết bị đánh bắt, kỹ thuật đánh bắt, trang
thiết bị cấp đông, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chế biến, trang thiết bị theo
dõi , thời gian vận chuyển sản phẩm.. có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm

xuất khẩu và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến.
Dòng thông tin trong chuỗi
Dòng thông tin có tính 2 chiều [36], gồm:
Thứ nhất : Dòng thông tin đặt hàng từ phía khách hàng đến doanh nghiệp sản
xuất chế biến. Nó bao gồm các thông tin: thông tin thị trường; đặc điểm sản phẩm;
nhu cầu của khách hàng (khối lượng và chất lượng, khả năng thanh toán của khách
hàng); các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cá ngừ đại dương phù hợp với thị trường xuất
khẩu và những thông tin phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Thứ hai: Dòng phản hồi từ phía các nhà cung cấp: Nhận và xử lý thông qua bộ
phận thu mua. Các thông tin phản hồi này phản ảnh tình hình hoạt động của thị
trường nguyên liệu, giá cả, chất lượng sản phẩm, chính sách đối với khách hàng, các
dịch vụ cung cấp, thông tin được chuyển tới khách hàng có thể thông qua hệ thống
bán hàng hoặc thông qua các phương tiện truyền thông được doanh nghiệp sử dụng
tác động đến khách hàng mục tiêu.
Giá trị của thông tin là kịp thời và chính xác, phụ thuộc vào lợi ích mà các
doanh nghiệp có thể nhận được từ thông tin đó, giá trị không còn nếu cơ hội đã trôi
qua. Việc xử lý chậm hoặc trì hoãn chuyển giao thông tin theo dòng ngược càng làm
ảnh hưởng trầm trọng đến tốc độ đáp ứng của dòng sản phẩm dịch vụ theo chiều xuôi
tới khách hàng, do vậy ảnh hưởng đến cả dòng tiền phía sau.
1.1.2.2. Những thành viên tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương
- Người khai thác cá ngừ đại dương


24
Đó là những người trực tiếp khai thác cá ngừ đại dương, như: ngư dân; chủ tàu
thực hiện hoạt động khai thác cá ngừ tại các vùng biển được phép. Người khai thác
phải sử dụng dụng phương tiện khai thác phù hợp với các yêu cầu của quốc tế và tiêu
chuẩn của thị trường xuất khẩu đối với ngư trường khai thác. Trong đó, việc đảm bảo
quy trình khai thác, từ ghi chép của thuyển trưởng, đến phương pháp khai thác - bảo
quản cá ngừ cần được thực hiện đúng cách. Từ đó, giúp cho sản phẩm đáp ứng được

các yêu cầu về truy suất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu
đối với các sản phẩm sashimi và các sản phẩm chế biến khác.
- Cơ sở thu mua và cơ sở cung cấp dịch vụ
Cơ sở thu mua trong chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương, là người trung gian
thực hiện thu mua cá ngừ đại dương từ người khai thác, sau đó cung cấp cho các
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đây là thành viên có mối liên hệ trực tiếp với
người khai thác, với doanh nghiệp chế biến và hưởng chênh lệch giá giữa giá mua từ
người khai thác và giá cung cấp cho doanh nghiệp chế biến. Trên cơ sở các yêu cầu
của doanh nghiệp chế biến đối với cá ngừ nguyên liệu, trung gian thu mua đặt ra yêu
cầu đối với người khai thác và lựa chọn những nguyên liệu phù hợp để cung cấp.
Cơ sở cung cấp dịch vụ: thực hiện các hoạt động cung cấp các nguyên liệu cho
hoạt động khai thác tại cảng, bến, bãi. Giúp và hỗ trợ cho người khai thác trong việc
vận chuyển cá ngừ vào bờ, cung cấp các dịch vụ bốc dỡ, nguyên nhiên liệu, dụng cụ
khai thác, sửa chữa cho tàu khai thác cá ngừ.
- Doanh nghiệp chế biến
Cung cấp và chế biến các sản phẩm làm từ cá ngừ đại dương. Làm đa dạng hoá
sản phẩm cá ngừ cung cấp cho thị trường xuất khẩu và cho các nhóm đối tượng khách
hàng khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu của chế biến, các doanh nghiệp thực hiện thu
mua cá ngừ trực tiếp từ ngư dân; từ cơ sở thu mua; nhà cung cấp cá ngừ nước ngoài;
doanh nghiệp nhập khẩu cá ngừ trong nước. Các yêu cầu về chất lượng cá ngừ thu
mua được yêu cầu đối với các nhà cung cấp đầu vào. Thông tin về chất lượng nguyên
liệu, giá cả, số lượng được cập nhật thường xuyên và được thể hiện trong các hợp
đồng mua của doanh nghiệp chế biến đối với các bên cung cấp. Đáp ứng được các
yêu cầu đầu ra về chủng loại sản phẩm, số lượng, chất lượng và giá cả phù hợp với
yêu cầu của nhà nhập khẩu ở thị trường nước ngoài. Với chức năng bao quát từ khâu


25
khai thác, sản xuất - chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp chế biến có vai
trò quan trọng nhất đối với chuỗi, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, chi phí, lợi ích

của các bên trong chuỗi.
- Doanh nghiệp nhập khẩu
Tham gia việc cung ứng cá ngừ đại dương cho các doanh nghiệp chế biến. Để
đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhập khẩu phải lựa
chọn các nhà cung cấp cá ngừ đại dương từ nước ngoài. Đồng thời các sản phẩm cá
ngừ nhập khẩu không những chỉ đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp chế biến các
sản phẩm cá ngừ đại dương, mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch động
thực vật tại thị trường trong nước.
Doanh nghiệp phải có mối liên hệ mật thiết đối với doanh nghiệp chế biến sản
phẩm cá ngừ đại dương; với doanh nghiệp cung ứng nước ngoài cung cấp cá ngừ đại
dương.
- Doanh nghiệp xuất khẩu
Thực hiện chức năng phân phối sản phẩm cá ngừ đại dương cho doanh nghiệp
nước ngoài, bao gồm cá ngừ để chế biến sản phẩm shasimi và các sản phẩm chế biến
khác. Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài trong việc lựa chọn cá ngừ đại dương
đảm bảo yêu cầu về chất lượng, phù hợp với thị trường nước ngoài đề xuất khẩu.
Thực hiện chức năng thông tin cho người khai thác về tiêu chuẩn đối với cá ngừ đạt
chuẩn. Nắm bắt thông tin thị trường sản phẩm cá ngừ đại dương, trên cơ sở đặt hàng
và thông tin cho các nhà chế biến về chủng loại, chất lượng sản phẩm, bao gói, quy
cách, mẫu mã, truy suất nguồn gốc, và các giấy tờ - thủ tục có liên quan đến hàng hoá
xuất khẩu.
- Doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài (nhà phân phối tại nước ngoài)
Với chức năng phân phối sản phẩm cá ngừ đại dương cho thị trường nước
ngoài, nhà phân phối nước ngoài thực hiện liên kết với nhà bán buôn, bán lẻ. Với vai
trò liên kết giữa thị trường cá ngừ xuất khẩu với thị trường cá ngừ nhập khẩu, doanh
nghiệp nước ngoài phải nghiên cứu thông tin về thị trường tiêu thụ, cung cấp thông
tin cho doanh nghiệp đối tác.
1.1.2.3. Thành viên dẫn dắt chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương



×