Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án tự chọn Hóa học 10 tiết 14: LIên kết cộng hóa trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.4 KB, 2 trang )

LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ.
Tự Chọn 14

Ngày soạn: 13/11/2014

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết: Các loại phân tử có liên kết cộng hoá trị
+ Liên kết cộng hoá trị là gì?
+ Nguyên nhân của sự hình thành liên kết CHT.
+ Định nghĩa liên kết cho - nhận.
+ Đặc điểm của liên kết CHT.
2. Kỹ năng:
- Viết được công thức e, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.
- Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong một số phân tử.
3. Phát triển năng lực :
- Năng lực tổng hợp kiến thức
- Năng lực giải giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực suy luận , tư duy, vận dụng
- Năng lực làm bài tập
4. Thái độ, tình cảm:
Rèn luyện tư duy logic, phán đoán: Dự đoán tính chất các hợp chất CHT.
II. Chuẩn bị:
III. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực của học sinh .
IV. Tổ chức hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi:
Hãy giải thích sự hình thành lk giữa các n.tử của các ng.tố sau đây: K và Cl ; Na và O .
3. Bài mới:
A – PHƯƠNG PHÁP
1. Liên kết cộng hóa trị :


- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
- Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị mà trong đó cặp electron dùng chung không
bị lệch về phía nguyên tử nào. Vd Cl2, H2
- Liên kết cộng hóa trị có cực là liên kết cộng hóa trị mà cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử
có độ âm điện lớn hơn. Vd HCl, H2O.
2. Biểu diễn công thức electron, công thức cấu tạo.
- Công thức electron:
+ Mỗi chấm là biểu diễn cho một electron.
+ Để đơn giản ta chỉ biểu diễn các electron tham gia liên kết ( electron góp chung)
- Công thức cấu tạo:
+ Mỗi cặp electron dùng chung trong CT (e) được thay bằng một gạch nối ( - )
VD :
CTPT
CT (e)
CTCT
Cl2
Cl - Cl
Cl Cl
CH4

H
H C H
H

C2H4
C2H2

H

C


C

H

H

H

H C

C H

H
H- C -H
H
H
H
C =C
H
H
H C =C

H


NH3

H N H
H


H-N-H
H

B . BÀI TẬP TỰ LUYỆN
1
12
16
14
32
35
Bài 1: Cho 1 H; 6 C; 8 O; 7 N; 16 S; 17 Cl
a) Viết cấu hình electron của chúng.
b) Viết công thức cấu tạo và công thức electron của CH4 ; NH3 ; N2 ; CO2 ; HCl ; H2S ; C2H6 ; C2H4 ; C2H2 ; C2H6O.
Xác định hoá trị các nguyên tố.
c) Phân tử nào có liên kết đơn? liên kết đôi? liên kết ba? Liên kết cộng hoá trị có cực và không cực?
Bài 2: X thuộc chu kỳ 3, PNC nhóm VI. Y thuộc chu kỳ 1, PNC nhóm I. Z thuộc PNC nhóm VI, có tổng số hạt là
24.
a) Hãy xác định tên X, Y, Z.
b) Viết công thức cấu tạo của XY2, XZ2.
Bài 3: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau và xác định hóa trị các nguyên tố trong các
phân tử đó: N2O3 ; Cl2O ; SO2 ; SO3 ; N2O5 ; HNO2 ; H2CO3 ; Cl2O3 ; HNO3 ; H3PO4.
Bài 4: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự C, N, O, Cl. Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây và
xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất, vì sao? CH4 ; NH3 ; H2O ; HCl.
Bài 5: Dựa vào độ âm điện,hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion:HClO, KHS, HCO3- .
Cho:Nguyên tố: K
H C
S Cl
O
Độ âm điện: 0,8 2,1 2,5 2,5 3,0 3,5

Bài 6: Hãy nêu bản chất của các dạng liên kết trong phân tử các chất: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2, NH4NO3 .
(Cho độ âm điện của Ag là 0,9 ; của Cl là 3)



×