Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.61 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ HƯƠNG HUẾ

SỰ THAM GIA CỦA CÔNG CHÚNG TRONG
XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI, 2019


Công trình được hoàn thành tại: …………………………………….
……………………………………………………………………….

Người hướng dẫn khoa học

: 1. PGS.TS. Võ Kim Sơn
2. PGS.TS. Đặng Khắc Ánh

Phản biện 1:…………………………………………………………
……………………………………………………………………….
Phản biện 2:………………………………………………………….
………………………………………………………………………..


Phản biện 3:…………………………………………………………..
………………………………………………………………………...

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện,
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ,
Nhà , Học viện Hành chính Quốc gia,
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi…..giờ…..ngày..… tháng ….năm…..

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
hoặc Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
I. Bài đăng trên tạp chí khoa học
1. Về các hình thức tên gọi văn bản “điều lệ”, “thể lệ” và “nội quy”, Tạp chí Quản lý

Nhà nước - Học viện Hành chính, Số 179, năm 2010.
2. Một số ý kiến trao đổi về các hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí
văn thư lưu trữ Việt Nam, Số 04, năm 2012.
3. Hệ quả từ việc sử dụng sai hình thức văn bản, Tạp chí văn thư lưu trữ Việt Nam,
Số 9, năm 2012.
4. Khung năng lực – các nguyên tắc và quy trình xây dựng, Tạp chí Quản lý Nhà
nước - Học viện Hành chính, Số 199, năm 2012.
5. Bàn thêm về kỹ thuật soạn thảo quyết định hành chính cá biệt, Tạp chí văn thư lưu
trữ Việt Nam, Số 7, năm 2013.
6. Bàn về tên gọi “Luật Ban hành quyết định hành chính”, Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Học viện Hành chính, Số 221, năm 2014.
7. Một vài ý kiến trao đổi về soạn thảo tờ trình, Tạp chí văn thư lưu trữ Việt Nam, Số
12, năm 2015.

8. Tính khuôn mẫu của văn bản hành chính, Tạp chí Quản lý Nhà nước - Học viện
Hành chính, Số 234 năm 2015.
9. Năng lực quản trị nhà nước – đánh giá từ góc độ năng lực huy động công dân
tham gia góp ý kiến xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Nội san Khoa Văn
bản và Công nghệ hành chính, Số 02 năm 2015.
10. Quy định của Nhà nước về ngôn ngữ giao tiếp nơi công sở, Tạp chí Đông Nam Á,
Số tháng 5 năm 2016.
11. Sự tham gia của công chúng trong hoạt động lập chương trình xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 306, năm 2017.
12. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, Số 262, Tạp chí Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính, năm 2017.
II. Đề tài khoa học
1. Thư ký Đề tài khoa học cấp cơ sở: Chuẩn hoá quy trình ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Học viện Hành chính Quốc gia,
2015.
2. Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp cơ sở Thu hút sự tham gia của người dân vào quá
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của bộ, Học viện Hành chính Quốc gia,
2015.
III. Sách chuyên khảo
1. Thành viên sách chuyên khảo “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quản trị

nhà nước”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2018.
2. Thành viên sách chuyên khảo “Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính trong quá
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2018.



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đảm bảo sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng, tính hiệu lực,
hiệu quả và tính khả thi của VBQPPL. “Sự tham gia của công chúng là yếu tố cốt yếu để
có được nền quản trị tốt” [157: tr.23], “là phương pháp tiếp cận được đánh giá là cách
hiệu quả nhất để đạt được được sự công bằng xã hội và sự phát triển của loài người”
[155: tr.2].
Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã
nêu rõ quan điểm: “có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu hoạch định
chính sách pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến các tầng lớp
nhân dân đối với các dự án, dự thảo VBQPPL” [10]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân...”[38].
Tuy nhiên thực trạng hoạt động tham gia của công chúng hiện nay còn mang tính
hình thức, bị động, không hiệu quả. Theo Báo cáo Chỉ số quản trị và hành chính công cấp
tỉnh (PAPI) năm 2015, “về vấn đề tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của người
dân trên phạm vi toàn quốc, chỉ có 13% số người được hỏi cho biết họ đã tham gia vào
quá trình lấy ý kiến về các dự thảo VBQPPL cấp quốc gia và địa phương”[5].
Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật” là nhằm luận giải những vấn đề cơ bản nhất về sự tham gia,
xây dựng cơ sở lý luận về sự tham gia của công chúng trong hoạt động xây dựng VBQPPL
ở Việt Nam. Từ đó có đóng góp cho thực tiễn, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước áp
dụng các biện pháp để đảm bảo sự tham gia hiệu quả nhằm đạt mục đích cuối cùng là nâng
cao chất lượng của VBQPPL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ hơn các khía cạnh lý luận và
thực tiễn về sự tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm đảm bảo sự tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL, góp phần

nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của VBQPPL.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến đề
tài, từ đó rút ra những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu;
- Xây dựng khung lý thuyết về sự tham gia của công chúng trong xây dựng
VBQPPL, trong đó xác định các vấn đề cơ bản về nội dung tham gia, hình thức tham gia,
các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL ở Việt
Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL của Việt
Nam hiện nay.
- Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo sự tham gia của công chúng trong xây dựng
VBQPPL của Việt Nam, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu
quả của VBQPPL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề liên quan đến hoạt động tham gia của
công chúng trong xây dựng VBQPPL.
1


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về
sự tham gia của công chúng, trong đó trả lời hai vấn đề cơ bản nhất về sự tham gia là nội
dung tham gia và hình thức tham gia.
- Phạm vi thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu sự tham gia của công chúng trong xây
dựng VBQPPL trong khoảng thời gian từ khi Luật Ban hành VBQPPL 2015 chính thức có
hiệu lực đến nay.
- Phạm vi đối tượng khảo sát: Luận án lựa chọn 3 hình thức VBQPPL: Luật, Nghị
định và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Phạm vi không gian: Phạm vi khảo sát thu thập số liệu về sự tham gia của công

chúng trong xây dựng VBQPPL ở 5 tỉnh, thành phố trên cả nước. (Thái Nguyên, Đắc lắc,
Sơn La, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Quan điểm tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án
4.1. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu luận án
Muốn ban hành các VBQPPL đảm bảo chất lượng, phục vụ sự phát triển kinh tế xã
hội và đời sống của nhân dân thì cách quan trọng nhất là để cho chính công chúng (với tư
cách là đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự thảo VBQPPL) được tham gia thực chất
vào quá trình xây dựng VBQPPL, có quyền gây ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của dự
thảo VBQPPL. Tuy nhiên từ góc độ quản lý, xây dựng VBQPPL là hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Cho nên để hoạt động
xây dựng VBQPPL hiệu quả thì cần xem xét công chúng nên tham gia nội dung gì và mức
độ ảnh hưởng đến nội dung của dự thảo VBQPPL của công chúng đến đâu là quan trọng.
Do vậy trong luận án đề cập đến hai vấn đề cơ bản của vấn đề sự tham gia của công chúng
đó là: Công chúng tham gia cái gì và công chúng tham gia như thế nào vào hoạt động xây
dựng VBQPPL?
4.2. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu được dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động xây dựng
VBQPPL. Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp luận liên ngành để nghiên cứu về hoạt
động tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL.
4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
4.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát điều tra
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Công chúng tham gia nội dung gì trong xây dựng VBQPPL?
Câu hỏi 2: Công chúng tham gia bằng hình thức nào trong xây dựng VBQPPL?
Câu hỏi 3: Thực tế tham gia hiện nay của công chúng trong xây dựng VBQPPL như
thế nào?
Câu hỏi 4: Làm thế nào để đảm bảo sự tham gia thực chất của công chúng trong xây
dựng VBQPPL?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1. Công chúng cần tham gia vào tất cả các nội dung của hoạt động xây
dựng VBQPPL, bao gồm hoạt động xây dựng chính sách (xác định bản chất vấn đề cần
2


giải quyết, mục tiêu giải quyết vấn đề, sự cần thiết ban hành chính sách, xây dựng
phương án chính sách và lựa chọn giải pháp tối ưu và tác động tích cực, tiêu cực của
chính sách) và hoạt động quy phạm hoá chính sách thành dự thảo VBQPPL (xác định
tính hợp pháp, hợp lý, ngôn ngữ sử dụng trong dự thảo văn bản).
Giả thuyết 2. Có nhiều hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng
VBQPPL, tương ứng với các mức độ tham gia, trong đó về cơ bản có năm hình thức
tham gia: Thông tin – Tham vấn – Phản biện xã hội – Trưng cầu ý dân – Sáng kiến xây
dựng VBQPPL.
Giả thuyết 3. Thực tế hiện nay công chúng không tham gia đầy đủ các nội dung của
hoạt động xây dựng VBQPPL, đồng thời các hình thức tham gia hiện nay ở Việt Nam
chưa đảm bảo đủ và chất lượng để công chúng có thể sử dụng hiệu quả trong việc tham
gia xây dựng VBQPPL.
Giả thuyết 4. Để đảm bảo sự tham gia thực chất, hiệu quả từ đó góp phần nâng cao
chất lượng của VBQPPL cần đảm bảo công chúng được tham gia xác định các nội dung
của giai đoạn xây dựng chính sách và quy phạm hoá chính sách thành dự thảo VBQPPL.
Đồng thời có cơ chế để công chúng sử dụng hiệu quả năm hình thức tham gia Thông tin –
Tham vấn – Phản biện xã hội – Trưng cầu ý dân – Sáng kiến xây dựng VBQPPL.
6. Đóng góp mới của luận án

6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về sự tham gia của
công chúng trong xây dựng VBQPPL ở Việt Nam, một lĩnh vực vẫn còn đang trống hiện nay.
Xác định được khái niệm Công chúng tham gia xây dựng VBQPPL; Khái niệm tham gia của
công chúng trong xây dựng VBQPPL; Nội dung tham gia của công chúng trong xây dựng
VBQPPL; Hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL (trong đó đề xuất hai
hình thức tham gia của công chúng vào hoạt động xây dựng VBQPPL chưa được áp dụng hiện
nay là Trưng cầu ý dân và Sáng kiến xây dựng VBQPPL). Đồng thời còn xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Đóng góp về mặt thực tế
Các giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết được xây dựng và cơ sở thực tế là
những góp ý có ý nghĩa đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng
VBQPPL. Cụ thể, luận án cung cấp: Sổ tay Hướng dẫn các nội dung tham gia của công
chúng vào hoạt động xây dựng VBQPPL. Mẫu Bộ câu hỏi về các vấn đề xin ý kiến của
công chúng trong hoạt động xây dựng VBQPPL. Đây là những công cụ thể chế không bắt
buộc giúp các cơ quan, tổ chức khi thực hiện hoạt động lấy ý kiến góp ý xây dựng
VBQPPL tham khảo, sử dụng. Ngoài ra các giải pháp cụ thể về việc nâng cao hiệu quả
của việc áp dụng các hình thức tham gia như: sử dụng các phương tiện truyền thông xã
hội, quy định hình thức trưng cầu ý dân trong xây dựng luật, cho phép công chúng có
quyền sáng kiến xây dựng VBQPPL là những gợi ý tốt để cơ quan nhà nước nghiên cứu,
đưa vào quy định của Nhà nước.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Cơ sở lý luận về sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật
Chương 3. Thực trạng tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật ở Việt Nam
Chương 4. Quan điểm, giải pháp đảm bảo sự tham gia của công chúng trong xây

dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
3


Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các nghiên cứu về văn bản quy phạm pháp luật
Các nghiên cứu về VBQPPL khá nhiều, phản ánh sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu cũng như sự không thống nhất trong cách hiểu về loại văn bản này. Xu hướng thứ
nhất, trong các nghiên cứu Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước của tác giả
Nguyễn Văn Thâm [91]; Kỹ thuật lập quy của tác giả Lưu Kiếm Thanh [90]; Những kiến
thức cơ bản về soạn thảo VBQPPL của tác giả Nguyễn Minh Phương [76]; Văn bản và
công tác văn bản trong cơ quan nhà nước của tác giả Văn Tất Thu [96]... đều sử dụng
khái niệm VBQPPL đã được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL. Xu hướng thứ hai
là bàn về vấn đề xem xét lại khái niệm VBQPPL trong Luật Ban hành VBQPPL, trong
một loạt các bài viết Về khái niệm VBQPPL của tác giả Ngô Hồng Thuỷ [97]; Về thẩm
quyền ban hành VBQPPL của HĐND và UBND của tác giả Phạm Tuấn Khải [61]; Khái
niệm VBQPPL nhìn từ khía cạnh lý luận và thực tiễn của tác giả Đoàn Thị Tố Uyên
[103]...
1.1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Các nghiên cứu cụ thể về hoạt động xây dựng VBQPPL ở Việt Nam hiện nay còn
khá ít. Đa số các sách, giáo trình hiện nay như: Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật
của Trường Đại học Luật Hà Nội [35]. Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản
của Học viện Hành chính [57]. Những kiến thức cơ bản về soạn thảo VBQPPL của tác giả
Nguyễn Minh Phương [76]. Văn bản và công tác văn bản trong cơ quan nhà nước của tác
giả Văn Tất Thu [96]; Kỹ thuật lập quy của tác giả Lưu Kiếm Thanh [90]... chỉ đề cập đến
quy trình xây dựng VBQPPL và quy trình đó là dựa trên cơ sở Luật ban hành VBQPPL và

các văn bản hướng dẫn. Hầu như không có cuốn sách nào đề cập đến và làm sáng tỏ bản chất
của hoạt động xây dựng VBQPPL từ góc độ lý thuyết. Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác
đề cập đến hoạt động xây dựng VBQPPL.
1.1.1.3. Các nghiên cứu về khái niệm công chúng
Các nghiên cứu đề cập đến khái niệm công chúng khá nhiều, có thể liệt kê một số
nghiên cứu điển hình: Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến – Lý luận, thực
tiễn trên thế giới và Việt Nam của nhóm tác giả Đào Trí Úc, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn
Văn Thuận, Vũ Công Giao [102]; Báo cáo đánh giá quá trình tham vấn trong lập pháp
và lập quy tại Việt Nam của Dự án phát triển lập pháp quốc gia năm 2015 [44]; Tham vấn
công chúng: đánh giá thực trạng và đề xuất phương án quy định của tác giả Nguyễn Đức
Lam [63]; Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quy trình xây dựng pháp luật của tác
giả Đinh Ngọc Quý [88]; Báo cáo nghiên cứu điều trần tại các Uỷ ban của Nghị viện và
khả năng áp dụng tại Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu,
John Patterson, Kit Dawnay [64].Trong các nghiên cứu của các tác giả trên, hoặc là không
giải thích thuật ngữ công chúng, hoặc khi giải thích thuật ngữ thì cũng có nhiều quan điểm
khác nhau.
1.1.1.4. Các nghiên cứu về nội dung tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL
Có ít các nghiên cứu đề cập đến nội dung tham gia của công chúng trong xây dựng
VBQPPL. Trong Báo cáo Đề xuất cơ chế tham vấn thích hợp và hiệu quả đối với doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xác
định nội dung tham gia của công chúng nên tham gia vào toàn bộ hoạt động xây dựng
VBQPPL [75]. Trong cuốn sách Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến – Lý
4


luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam [102] đề cập nội dung tham gia của công
chúng vào hoạt động xây dựng Hiến pháp có thể bao gồm việc xác định những quan tâm,
mong muốn của người dân và những chính sách trong dự thảo Hiến pháp. Hoặc là tham
gia góp ý với những nội dung cụ thể của dự thảo Hiến pháp [:tr.53-54]. Trong cuốn Sổ
tay Kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động VBQPPL của Bộ Tư pháp thì cho

rằng “Tuỳ vào mục tiêu cần đạt tới và vấn đề đang xem xét, có thể lấy ý kiến về các vấn
đề khác nhau [11:tr.340].
1.1.1.5. Các nghiên cứu về hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL
Các nghiên cứu về hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL
được nghiên cứu khá đa dạng nhưng chưa có nghiên cứu sâu. Trong bài viết Sự tham gia
của người dân trong quá trình hoạch định chính sách công của tác giả Trần Thị Vành
Khuyên [62]; Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở
Việt Nam trong Văn kiện đối thoại chính sách năm 2006 [109]; Loạt Báo cáo nghiên cứu
thảo luận chính sách về cải cách hành chính công và chống tham nhũng của tác giả Sara
Dix [105] đã đề cập đến các hình thức tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà
nước. Trong đó có hai hình thức tham gia cơ bản là tham gia trực tiếp và tham gia gián
tiếp [103]; Cơ sở pháp lý về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong xây dựng pháp luật
ở Việt Nam, của tác giả Tường Duy Kiên và Tào Thị Quyên [60] đã đề cập đến hình thức
tham gia của các tổ chức xã hội như PBXH”.
1.1.1.6. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào
hoạt động xây dựng VBQPPL ở Việt Nam khá nhiều, có thể kể đến một số nghiên cứu
điển hình sau: Tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà
nước của tác giả Hà Quang Ngọc, Hà Quang Trường (2007) [74]; Tham gia của người
dân vào quy trình chính sách của tác giả Vũ Thanh Sơn [89]; Báo cáo chỉ số hiệu quả
quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2015 [5]; “Bảo đảm quyền tham gia
quản lý nhà nước của công dân ở Việt Nam” của tác giả Phạm Tuấn Anh [2]; Tham
vấn công chúng: đánh giá thực trạng và đề xuất phương án quy định của tác giả
Nguyễn Đức Lam [63]; Báo cáo Đề xuất cơ chế tham vấn thích hợp và hiệu quả đối
với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI); UNDP và OXFAM (2015) [75], Đánh giá pháp lý về quá trình tham vấn của
tác giả Đào Thị Hồng Minh [68], Đánh dấu không gian xã hội dân sự Việt Nam của
tác giả Lê Quang Bình và đồng sự [8]...
1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới

1.1.2.1. Các nghiên cứu về văn bản quy phạm pháp luật
Trên thế giới rất ít quốc gia sử dụng thuật ngữ VBQPPL. Tác giả Nguyễn Văn
Cương [20], [21], 22] đã nghiên cứu khái niệm tương đồng với khái niệm VBQPPL của
Việt Nam trong văn bản pháp luật của một số quốc gia như: Anh, Canada, Mỹ, Úc. Kết
quả nghiên cứu cho thấy thuật ngữ VBQPPL của Việt Nam không được sử dụng trong pháp
luật của các nước. Nhưng xét về bản chất, đặc trưng và hình thức, thuật ngữ VBQPPL của
Việt Nam có nội dung tương đồng với thuật ngữ “legislation” trong tiếng Anh.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Trên thế giới rất ít quốc gia sử dụng thuật ngữ VBQPPL. Do vậy các nghiên cứu
trực diện về VBQPPL không có nhiều, tuy nhiên với tính chất là một loại quyết định
quản lý nhà nước thì các nghiên cứu về cách thức xây dựng khá nhiều. Đề cập đến việc
xây dựng pháp luật từ góc độ lý thuyết xây dựng quyết định quản lý, trong cuốn luận án
tiến sĩ The use of public involvement in Canadian health policy decision-making của tác giả
Kathy K. Li, B.Sc., M.Sc đã đưa ra khái niệm xây dựng chính sách là một quá trình liên
5


quan đến cách thức nhận diện vấn đề và giải pháp, thiết lập những phương án giải quyết và
lựa chọn phương án, thực thi, đánh giá và tổng kết” [145].
1.1.2.3. Các nghiên cứu đề cập đến thuật ngữ công chúng.
Có khá nhiều các nghiên cứu đề cập đến thuật ngữ công chúng. Trong cuốn
Successful transport decision-making. A project management and stakeholder engagement
handbook của (GUIDEMAPS, 2004) [142] , Users and implementers of innovative
concepts. Stakeholder analysis and recommendations for uptake của Buhrmann và cộng
sự, (2009) xác định công chúng ở nghĩa rộng “Công chúng là bất kỳ cá nhân, nhóm hoặc tổ
chức nào bị ảnh hưởng bởi hoặc có thể ảnh hưởng đến dự thảo dự án và việc thực hiện dự
án” [126: tr.2]. Cary Coglianese, Heather Kilmartin, Evan Mendelson (2008) trong nghiên
cứu Transparency and Public Participation in the Rulemaking Process, A Nonpartisan
Presidential Transition Task Force Report, đã thu hẹp đối tượng công chúng khi loại bỏ
các cơ quan, tổ chức của nhà nước và chỉ đề cập đến sự tham gia trong giai đoạn xây dựng

dự thảo quy định, [ 128: tr.2].
1.1.2.4. Các nghiên cứu về nội dung tham gia của công chúng trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật
Các nghiên cứu về nội dung tham gia của công chúng trong xây dựng quyết định quản lý
được nghiên cứu khá nhiều, điển hình The public participation handbook - Making better
decisions through citizen involvement của tác giả James L. Creighton [147], Users and
implementers of innovative concepts. Stakeholder analysis and recommendations for uptake
của Buhrmann và cộng sự, (2009)...[126] và đưa ra quan điểm công chúng nên tham gia vào
tất cả các giai đoạn của hoạt động xây dựng quyết định.
1.1.2.5. Các nghiên cứu về các hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật
Các nghiên cứu đề cập đến các hình thức tham gia của công chúng trong hoạt động
xây dựng pháp luật khá nhiều. Điển hình là một số công trình nghiên cứu sau: A Ladder
of Citizen Participation của Sherry R. Arnstein (1969) [116]; A New Ladder of Citizen
Participation của tác giả Desmond M. Connor (1988) [136]; A guide to effective
participation, David Wilcox [135]; Sự tham gia chủ động của công chúng của OECD;
Spectrum of Public participation (Phạm vi ảnh hưởng về sự tham gia của công chúng)
của IAPP [157]; The public participation handbook - Making better decisions through
citizen involvement của tác giả James L. Creighton [147]... Các nghiên cứu đã đề xuất mô
hình tham gia với các hình thức tham gia khác nhau.
1.12.6. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Trên thế giới, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng
rất đa dạng. Trong luận án “Public participation in the making and implementation of policy
in Mauritus with reference to Port Louis’s local government” của tác giả Sanjiv Kumar
Babooa đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng chủ quan của người tham gia như: không có mong
muốn thay đổi, không hiểu biết về nhu cầu; môi trường không chấp thuận, phản hồi kém,
xung đột [160]. Trong nghiên cứu “An evaluation of public participation theory and
practice: The Waterloo Region case” của tác giả Galina Miroshnikova (2014) đã chỉ ra các
lý do trì hoãn tiến trình tham gia của công chúng [140].

1.2. Nhận định về kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
1.2.1. Nhận định về kết quả nghiên cứu
Qua tổng thuật tình hình nghiên cứu về VBQPPL, xây dựng VBQPPL và sự tham
gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL cho thấy, mặc dù khái niệm VBQPPL đã
được luật hoá, tuy nhiên trong thực tế vẫn có nhiều tranh luận về nội hàm của khái niệm và
đưa ra các quan điểm khác nhau. Hai là về vấn đề xây dựng VBQPPL, xây dựng
6


VBQPPL thường được nhìn nhận ở góc độ pháp luật, là quy trình, thủ tục ban hành văn
bản mà ít được chú ý từ góc độ lý thuyết xây dựng quyết định quản lý.
Ba là, các nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của công chúng trong xây dựng
VBQPPL được khai thác ở nhiều góc độ nghiên cứu. Thứ nhất, đối với khái niệm công
chúng hiện nay mặc dù đã được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu cũng như những nhà hoạt động thực tiễn, tuy nhiên công chúng là ai vẫn chưa
có sự thống nhất và chưa có quy định chính thức về khái niệm công chúng trong các văn
bản pháp luật. Thứ hai, các nghiên cứu về nội dung tham gia của công chúng để trả lời
cho câu hỏi công chúng tham gia cái gì vào hoạt động xây dựng VBQPPL hiện nay chưa
cụ thể. Thứ ba, các nghiên cứu về các hình thức tham gia của công chúng chỉ ra có rất
nhiều hình thức tham gia phản ánh các mức độ tham gia của công chúng vào hoạt động
xây dựng chính sách, pháp luật. …. Thứ tư, về các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của công chúng đã chỉ ra nhiều yếu tố, từ góc độ cơ quan nhà nước, các yếu
tố thuộc cá nhân người tham gia, các yếu tố thuộc về thể chế pháp lý. Đồng thời còn có
một số nguyên nhân mang tính kỹ thuật, cách thức tổ chức hoạt động tham gia.
1.2.2. Những vấn đề cần đặt ra để tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, cần có một quan điểm thống nhất về VBQPPL xuất phát từ khoa học quản
lý, từ góc độ bản chất là một loại quyết định quản lý nhà nước có tính chất đặc thù có ý
nghĩa quan trọng trong việc đề xuất cơ chế xây dựng và ban hành đảm bảo chất lượng, hiệu
quả của loại văn bản này. Thứ hai, về hoạt động xây dựng VBQPPL cần nhìn nhận về bản
chất là hoạt động xây dựng quyết định quản lý. Từ đây lý giải sự tham gia của công chúng

vào hoạt động xây dựng VBQPPL là một cách thức để đảm bảo chất lượng, hiệu lực, tính
khả thi của văn bản. Thứ ba về khái niệm công chúng tham gia xây dựng VBQPPL, hiện
nay có rất nhiều quan niệm về các đối tượng công chúng, do đó cần xác định rõ công
chúng là ai. Bởi chỉ khi xác định được rõ các đối tượng công chúng mới đảm bảo được sự
tham gia cũng như có cách thức tác động để thu hút sự tham gia hiệu quả của các đối tượng
công chúng. Thứ tư, về việc xác định nội dung tham gia. Thứ năm, về việc xác định các
hình thức tham gia. Mức độ tham gia phản ánh sự tham gia thực chất của công chúng vào
hoạt động xây dựng VBQPPL. Để đưa ra được mô hình tham gia cần có nghiên cứu lý
thuyết cũng như chứng minh bằng thực tế. Do vậy rất cần thiết phải cụ thể hoá và thể chế
hoá nội dung này để hoạt động tham gia của công chúng đi vào thực chất và hiệu quả. Thứ
sáu, cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia của công chúng trong xây
dựng VBQPPL làm cơ sở để hoàn thiện cơ sở lý luận và căn cứ đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả tham gia.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1 tác giả đã khái quát các nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên
quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận án đó là các vấn đề về VBQPPL, hoạt
động xây dựng VBQPPL và sự tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL (trong
đó tìm hiểu các vấn đề cụ thể về thuật ngữ công chúng, khái niệm tham gia, nội dung
tham gia, hình thức tham gia, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia). Kết quả nghiên cứu
cho thấy các nghiên cứu về sự tham gia của công chúng trên thế giới hiện nay khá nhiều.
Tuy nhiên đối với vấn đề tham gia của công chúng trong hoạt động xây dựng VBQPPL ở
Việt Nam thì các nghiên cứu mới chỉ ở các dạng bài viết, các báo cáo tổng kết mà chưa
có nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để trả lời các câu hỏi cơ bản về sự tham gia đó là:
Công chúng là ai? Sự tham gia của công chúng là gì? Sự cần thiết cũng như lợi ích của sự
tham gia là gì? Công chúng tham gia cái gì? Có những hình thức tham gia nào vào hoạt
động xây dựng VBQPPL? Do vậy qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy việc
nghiên cứu luận án là cần thiết và có cơ sở.
7



Chương 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG CHÚNG
TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật
VBQPPL là khái niệm có tính chất chung, dùng để chỉ một nhóm văn bản quản lý nhà
nước có chung một số đặc điểm nhất định. Mặc dù khái niệm này đã được quy định trong
Luật Ban hành VBQPPL, tuy nhiên đây vẫn là khái niệm gây tranh cãi và được nghiên cứu
từ nhiều góc độ khác nhau.
Tiếp cận tổng hợp từ ba cách tiếp cận, trong phạm vi nghiên cứu của luận án xác định
“Văn bản quy phạm pháp luật là một loại quyết định quản lý, do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành, nhằm đề ra quy tắc xử sự chung, trong đó có chứa đựng ý chí chung
của Nhà nước và xã hội và mang tính bắt buộc chung, để điều chỉnh các quan hệ xã hội
thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
2.1.2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2.1.2.1. Khái niệm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Xây dựng VBQPPL với tư cách là “hoạt động quyền lực hoá các chuẩn mực xã hội”
[24], là một hình thức hoạt động quan trọng của nhà nước trong quá trình thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình. Hiện nay khái niệm xây dựng VBQPPL được tiếp cận từ nhiều
góc độ khác nhau.
Tiếp cận từ góc độ coi VBQPPL là một loại quyết định, do vậy “Xây dựng
VBQPPL là quá trình ra quyết định, trong đó bao gồm các hoạt động cụ thể: xác định
vấn đề cần giải quyết; sự cần thiết ban hành chính sách, mục tiêu VBQPPL cần đạt
được; xây dựng phương án; xác định tác động tích cực, tiêu cực của các phương án; lựa
chọn phương án tối ưu và diễn giải nội dung chính sách thành VBQPPL.
2.1.2.2. Các nội dung của hoạt động xây dựng VBQPPL
Một là hoạt động xây dựng chính sách. Trong đó quy trình xây dựng chính sách bao
gồm các hoạt động cơ bản: xác định vấn đề, xác định mục tiêu giải quyết vấn đề, xác định
các giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu [50].
Hai là hoạt động hoạt động soạn thảo (quy phạm hoá chính sách thành VBQPPL).

2.2. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu về sự tham gia của công chúng trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
2.2.1. Khái niệm công chúng và sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật
Công chúng là một khái niệm rộng, đa nghĩa và đến nay chưa có cách hiểu thống nhất
và chưa được quy định trong văn bản pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án xác
định “Công chúng tham gia xây dựng VBQPPL là các cá nhân, tổ chức chịu tác động
trực tiếp bởi dự thảo VBQPPL sắp ban hành”.
Khái niệm sự tham gia có lịch sử lâu đời [117]. Đồng thời khái niệm sự tham gia
không phải là một khái niệm thuần nhất, mà nội hàm của sự tham gia chứa đựng nhiều yếu
tố, nhiều mức độ tham gia [140]. Tiếp cận từ góc độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước
trong việc đảm bảo sự tham gia thực chất của công chúng trong xây dựng VBQPPL, luận
án xác định “Sự tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL là quá trình công
chúng tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách và hoạt động soạn thảo VBQPPL
bằng nhiều mức độ khác nhau, từ việc được tiếp cận thông tin về hoạt động xây dựng
VBQPL, được tham gia đóng góp ý kiến, phản biện đối với chính sách trong đề nghị xây
dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL, đến việc biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân
và được trao quyền đề xuất sáng kiến xây dựng VBQPPL, nhằm gây ảnh hưởng đến nội
dung của VBQPPL.
8


2.2.2. Đặc điểm sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật
Về mặt chủ thể tham gia
Về mặt nội dung tham gia
Về mặt hình thức và mức độ tham gia
Về mặt mục đích tham gia
2.2.3. Yêu cầu về sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật

2.2.3.1. Sự tham gia của công chúng là nhằm phát huy dân chủ
2.2.3.2. Sự tham gia của công chúng là nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch
2.2.3.3. Sự tham gia của công chúng là nhằm nâng cao chất lượng của văn bản quy
phạm pháp luật
2.2.3.4. Sự tham gia của công chúng nhằm nâng cao năng lực của công chúng, thúc
đẩy trách nhiệm xã hội của công dân.
2.3. Nội dung và hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật
2.3.1. Nội dung tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật
Nội dung tham gia của công chúng phản ánh các vấn đề mà công chúng tham gia
góp ý kiến xây dựng VBQPPL.Trả lời câu hỏi công chúng tham gia cái gì vào hoạt động
xây dựng VBQPPL.Việc xác định nội dung tham gia của công chúng có ý nghĩa đối với cả
cơ quan nhà nước và bản thân các đối tượng công chúng.
2.3.1.1. Mục đích của việc xác định nội dung tham gia
Mục đích của việc xác định nội dung tham gia đối với công chúng
Trước hết, việc xác định nội dung tham gia giúp công chúng nhanh chóng nắm bắt được
nội dung của dự thảo VBQPPL. Thứ hai, giúp công chúng tiết kiệm thời gian và công sức khi
tham gia xây dựng VBQPPL. Thứ ba, nâng cao chất lượng tham gia của công chúng vào
hoạt động xây dựng VBQPPL.
Mục đích của việc xác định nội dung tham gia đối với cơ quan nhà nước
Thứ nhất, giúp cơ quan nhà nước thu thập được các thông tin hữu ích và có chủ đích.
Thứ hai, giúp cơ quan nhà nước tiết kiệm thời gian, nguồn lực tổ chức hoạt động tham gia của
công chúng. Thứ ba, đảm bảo sự tham gia thực chất, hiệu quả.
2.3.1.2. Quan điểm tiếp cận việc xác định nội dung tham gia của công chúng trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
Quan điểm tiếp cận đánh giá hiệu quả tham gia từ góc độ quy trình
Quan điểm tiếp cận bản chất hoạt động xây dựng VBQPPL là hoạt xây dựng quyết
định quản lý
2.3.1.3. Các nội dung tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật
* Tham gia xác định bản chất của vấn đề cần giải quyết
Công chúng cần được tham gia vào việc xác định nội dung bản chất của vấn đề cần
giải quyết là gì? Để hiểu rõ bản chất của vấn đề cần giải quyết, cơ quan nhà nước cần xác
định rõ các vấn đề: vấn đề cần giải quyết là gì? Nguyên nhân phát sinh vấn đề cần giải
quyết là gì? Ai là chủ thể chủ yếu làm phát sinh vấn đề cần giải quyết?
* Tham gia xác định sự cần thiết phải đề xuất chính sách mới.
Việc xác định sự cần thiết phải ban hành VBQPPL rất quan trọng bởi vì mỗi một
chính sách ban hành cần rất nhiều công sức và sự thay đổi.Cơ quan nhà nước cần hỏi
công chúng về các nội dung: Các VBQPPL hiện hành có giải quyết được vấn đề phát
sinh không? Có cần thiết phải ban hành chính sách mới không? Tại sao?
9


* Tham gia xác định mục tiêu của chính sách
Mục tiêu của chính sách là kết quả hay giá trị mà nhà nước mong muốn đạt được
khi ban hành VBQPPL. Do đó, cơ quan nhà nước cần xác định rõ các vấn đề để công
chúng tham gia vào hoạt động xây dựng mục tiêu chính sách trong dự thảo VBQPPL là:
Mục tiêu của chính sách là gì? Lý do nhà nước lựa chọn mục tiêu chính sách?
* Tham gia đề xuất các phương án giải quyết vấn đề chính sách và lựa chọn giải
pháp chính sách
Giải pháp là cách thức để giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục tiêu chính sách [50:
tr.23]. Do đó, cơ quan nhà nước cần xác định các nội dung để công chúng tham gia bao gồm:
Có các phương án nào để giải quyết vấn đề chính sách? Phương án nào là tối ưu?
* Tham gia xác định tác động tích cực, tiêu cực của chính sách
Việc công chúng tham gia vào việc xác định mức độ tác động tích cực hoặc tiêu cực
của chính sách đến quyền và lợi ích của mình có ý nghĩa quan trọng trong việc gây ảnh
hưởng đến nội dung của chính sách trong dự thảo VBQPPL. Do vậy, trong nội dung này
cơ quan nhà nước cần hỏi công chúng các câu hỏi: chính sách sắp ban hành có tác động
thế nào đến cuộc sống của người dân? Công chúng có mong muốn, nguyện vọng gì đối

với việc giải quyết vấn đề trong dự thảo VBQPPL?
* Tham gia góp ý về tính hợp pháp của dự thảo VBQPPL
Công chúng tham gia vào việc xác định tính hợp pháp của dự thảo VBQPPL là tham
gia góp ý về các vấn đề: hình thức, nội dung dự thảo VBQPPL có phù hợp với thẩm quyền
của chủ thể ban hành không? Nội dung dự thảo VBQPPL có phù hợp với quy định của
VBQPPL hiện hành có giá trị pháp lý cao hơn không? Công tác xây dựng VBQPPL có tuân
thủ trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành VBQPPL không?
* Tham gia góp ý về tính hợp lý của dự thảo VBQPPL
Hợp lý là “đúng lẽ phải, phù hợp với logic của sự vật” [39: tr.486]. Tính hợp lý của
dự thảo VBQPPL được thể hiện ở sự phù hợp của VBQPPL với quy luật vận động khách
quan của các sự vật, hiện tượng, quá trình liên quan đến nội dung của dự thảo VBQPPL
trong những điều kiện, hoàn cảnh xác định, đồng thời cũng bao gồm việc đảm bảo tính khả
thi của văn bản.
* Tham gia góp ý về ngôn ngữ của dự thảo VBQPPL
Những nội dung cần công chúng tham gia về ngôn ngữ bao gồm: Bố cục nội dung
của dự thảo VBQPPL có đảm bảo tính hợp lý, khoa học không? Ngôn ngữ sử dụng trong
dự thảo VBQPPL có rõ ràng, dễ hiểu hay tạo ra sự mơ hồ, khó hiểu?
2.3.2. Hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật
2.3.2.1. Quan điểm đề xuất các hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật
Các hình thức tham gia khác nhau là để đáp ứng các mức độ tham gia khác nhau của
công chúng trong xây dựng VBQPPL. Bởi suy cho cùng hình thức tham gia cũng chính
là biểu hiện bên ngoài, là cơ chế, cách thức để công chúng sử dụng quyền tham gia của
mình ở các mức độ đã được đề xuất. Do vậy quan điểm tiếp cận việc đề xuất các hình
thức tham gia là dựa trên cơ sở các mức độ tham gia của công chúng vào hoạt động xây
dựng VBQPPL.
Tổng hợp các mô hình xác định về mức độ tham gia của công chúng vào hoạt động
xây dựng pháp luật cho thấy về cơ bản công chúng tham gia vào hoạt động xây dựng
pháp luật có bốn mức độ cơ bản: Thông tin – Tham vấn – Biểu quyết -Trao quyền. Trong

đó mỗi một mức độ tham gia tương ứng với các hình thức tham gia cụ thể và tương ứng
với mục đích hướng tới của nhà nước.

10


Mức độ
tham gia
1. Được biết thông tin về
hoạt động xây dựng
VBQPPL
2. Được hỏi ý kiến về nội
dung VBQPPL

3. Được biểu quyết khi
Nhà nước hỏi ý kiến
4. Được trao quyền đề
nghị xây dựng VBQPPL

Hình thức
tham gia

Mục đích hướng tới
của nhà nước
Khi nhà nước muốn thông tin cho công
1. Thông tin chúng về nội dung của VBQPPL sắp
ban hành
2. Tham vấn Khi nhà nước muốn tìm kiếm thông tin
bổ sung để hoàn thiện dự thảo VBQPPL
Khi nhà nước muốn minh bạch hoá quy

3. Phản biện trình xây dựng VBQPPL và sẵn sàng
tiếp thu ý kiến góp ý của công chúng
xã hội
Khi nhà nước mong muốn có được sự
4. Trưng cầu đồng thuận của công chúng về nội dung
của VBQPPL
ý dân
Khi nhà nước muốn tìm kiếm ý tưởng
5. Sáng kiến chính sách xây dựng VBQPPL từ công
chúng
xây dựng
VBQPPL

Bảng 2.1. Bảng biểu thị mối quan hệ giữa mức độ tham gia,
hình thức tham gia và mục đích hướng tới của nhà nước đối với hoạt động tham gia
của công chúng trong xây dựng VBQPPL.
2.3.2.2. Các hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật
* Thông tin
Thông tin là một trong những hình thức tham gia cơ bản, đầu tiên và là tiền đề quan
trọng nhất để công chúng tham gia ở các mức độ cao hơn. Hình thức tham gia này cung
cấp dòng thông tin mang tính chất một chiều, từ phía cơ quan, tổ chức đến các đối tượng
công chúng.
* Tham vấn
Theo Từ điển tiếng Việt “Tham vấn” là hỏi hoặc phát biểu ý kiến để tham khảo
(thường là vấn đề quan trọng) [113]. Do vậy rất cần thiết phải hiểu đúng, từ đó tiến tới việc
quy định cơ chế chính thức của hình thức tham gia này và trong đó xác định nội hàm của
hình thức tham vấn bao gồm các nội dung sau: Thứ nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đề nghị công chúng góp ý kiến xây dựng dự thảo VBQPPL. Thứ hai, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của công chúng. Thứ ba, cơ quan nhà nước có

thẩm quyền giải trình việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến góp ý của công chúng.
* Phản biện xã hội
PBXH chỉ có thể hiện thực khi đảm bảo ba nội dung sau: Một là, cơ quan soạn thảo
phải có đề nghị phản biện đối với dự thảo VBQPPL. Hai là, công chúng chuẩn bị các nội
dung để phản biện. Ba là, có sự trao đổi, tranh luận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
với công chúng để tiến tới sự đồng thuận.
* Trưng cầu ý dân
Trong tiếng Anh, TCYD (Referendum) là việc đưa một văn bản của cơ quan lập pháp,
một đề nghị sửa đổi Hiến pháp hay một vấn đề quan trọng của quốc gia để toàn dân quyết
định dưới hình thức bỏ phiếu. Trong tiếng Pháp, TCYD (Référendum) là thủ tục cho phép
công dân của một quốc gia bày tỏ sự tán thành hay bác bỏ một biện pháp (giải pháp) do cơ
quan nhà nước đưa ra thông qua hình thức bỏ phiếu [47].

11


* Sáng kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Sáng kiến xây dựng VBQPPL là một hình thức tham gia có cơ sở từ hình thức Sáng
kiến chương trình nghị sự - một trong bốn hình thức của dân chủ trực tiếp [102: tr.10,11].
Ở hình thức tham gia này, công chúng có quyền đề xuất sáng kiến xây dựng VBQPPL,
đây là một loại quyền chủ thể được pháp luật ghi nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có trách nhiệm phải xem xét đề xuất sáng kiến xây dựng VBQPPL của công dân để đưa
vào chương trình xây dựng VBQPPL.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật
2.4.1. Yếu tố khách quan
* Thể chế.
* Sự phát triển của xã hội dân sự
* Sự phát triển của mạng xã hội
* Yếu tố văn hoá tham gia

2.4.2. Yếu tố chủ quan
* Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của cơ quan nhà nước
* Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của công chúng
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 đã giải quyết các vấn đề cơ sở lý luận về sự tham gia của công chúng trong
xây dựng VBQPPL. Lý giải các vấn đề cơ bản về VBQPPL, hoạt động xây dựng
VBQPPL, yêu cầu về sự tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL. Và nội dung
trọng tâm của Chương 2 là việc đề xuất khung lý thuyết về sự tham gia của công chúng với
hai vấn đề: nội dung tham gia của công chúng vào hoạt động xây dựng VBQPPL, trả lời
câu hỏi công chúng tham gia cái gì và hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng
VBQPPL, trả lời câu hỏi công chúng tham gia như thế nào. Nội dung tham gia của công
chúng phản ánh các vấn đề mà công chúng tham gia góp ý kiến khi xây dựng VBQPPL.
Từ lý thuyết về sự tham gia chỉ ra công chúng nên tham gia vào tất cả các giai đoạn của
hoạt động xây dựng VBQPPL, từ đó đề xuất năm hình thức tham gia của công chúng vào
hoạt động xây dựng VBQPPL bao gồm: Thông tin – Tham vấn – PBXH – TCYD và Sáng
kiến xây dựng VBQPPL. Đồng thời cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL.

12


SỰ THAM GIA

Lý thuyết xây dựng
quyết định hợp lý

Lý thuyết xây dựng quyết
định có sự tham gia

Hình thức

tham gia

Lý thuyết dân chủ
trực tiếp

Nội dung
tham gia

1. Bản chất vấn đề cần giải quyết
2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
3. Sự cần thiết ban hành VBQPPL
4. Xây dựng và lựa chọn phương án
5. Tác động tích cực, tiêu cực
6. Tính hợp pháp
7. Tính hợp lý
8. Ngôn ngữ sử dụng

1. Thông tin
2. Tham vấn
3. Phản biện xã hội
4. Trưng cầu ý dân
5. Sáng kiến xây dựng
VBQPPL

Các yếu tố ảnh hưởng
- Khách quan
- Chủ quan

Hình 2.2. Sơ đồ mô tả khung lý thuyết về sự tham gia
của công chúng trong xây dựng VBQPPL


13


Chương 3.
THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CÔNG CHÚNG TRONG XÂY DỰNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng pháp luật quy định về sự tham gia của công chúng trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Các văn bản pháp luật quy định sự tham gia của công chúng trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
3.1.2. Đánh giá chung các quy định pháp luật về sự tham gia của công chúng
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay
Thứ nhất, các quy định pháp luật hiện nay vẫn hạn chế quyền tham gia của công
chúng trong xây dựng VBQPPL. Thứ hai, các quy định pháp luật hiện hành đang hạn chế
mức độ tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL Thứ ba, một vấn đề rất quan
trọng cần thể chế hoá đó là xác định các nội dung tham gia của công chúng thì Luật Ban
hành VBQPPL 2015 mới chỉ nêu nguyên tắc chung “phải xác định rõ từng chính sách
trong đề nghị cần xin ý kiến phù hợp với đối tượng cần lấy ý kiến” đối với giai đoạn lập
đề nghị xây dựng VBQPPL. Còn giai đoạn soạn thảo thì không có quy định về nội dung
tham gia.
3.2. Về thực trạng tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật
3.2.1. Thực trạng về số lượng công chúng tham gia xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật
3.2.1.1. Số lượng công chúng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Kết quả khảo sát tỉ lệ công chúng tham gia xây dựng VBQPPL cho thấy một thực
trạng chung là có rất ít công chúng tham gia xây dựng VBQPPL. Mặc dù các dự thảo
VBQPPL đều có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
3.2.1.2. Kết quả khảo sát nguyên nhân công chúng không tham gia xây dựng văn bản

quy phạm pháp luật
a, Kết quả khảo sát đánh giá của CB, CC về nguyên nhân không tham gia xây dựng
VBPPL

Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát nguyên nhân công chúng không tham gia
xây dựng VBQPPL
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, Câu 8, Phụ lục I, II)
b, Kết quả khảo sát đánh giá của người dân về nguyên nhân không tham gia xây dựng
VBPPL
14


Khảo sát tương tự về nguyên nhân không tham gia xây dựng VBQPPL của nhóm
người dân cũng cho thấy có sự đánh giá khá tương đồng với nhóm CB,CC.
3.2.2. Thực trạng công chúng tham gia xây dựng nội dung văn bản quy phạm
pháp luật
3.2.2.1. Thực trạng đăng tải hồ sơ đề nghị xây dựng VBQPPL trên Cổng thông tin điện
tử của cơ quan chủ trì soạn thảo
3.2.2.2. Sự cần thiết phải xác định nội dung tham gia của công chúng trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật
a, Kết quả khảo sát CB,CC về mức độ cần thiết phải xác định nội dung tham gia của
công chúng trong xây dựng VBQPPL

Biểu đồ 3.4. Kết quả khảo sát CB,CC về mức độ cần thiết phải xác định nội dung tham
gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL
Đơn vị tính: %
(Nguồn khảo sát: của tác giả, Phụ lục I, Câu 8).
b, Kết quả khảo sát người dân về mức độ cần thiết phải xác định nội dung tham gia của
công chúng trong xây dựng VBQPPL

Kết quả khảo sát đối với nhóm người dân cho thấy, người dân cũng đánh giá các nội
dung đề xuất tham gia của luận án ở mức “rất cần thiết” và “cần thiết” ở tỉ lệ rất cao.
3.2.2.3. Mục đích của việc xác định nội dung tham gia của công chúng trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
a, Đánh giá của CB,CC về sự cần thiết áp dụng các hình thức tham gia của công
chúng trong xây dựng VBQPPL
Kết quả khảo sát cho thấy, với sáu ý nghĩa của việc xác định nội dung tham gia đều
có tỉ lệ lựa chọn rất cao.
b, Đánh giá của người dân về sự cần thiết áp dụng các hình thức tham gia của công
chúng trong xây dựng VBQPPL
Khảo sát tương tự với nhóm người dân, thì tỉ lệ đánh giá về mục đích, ý nghĩa của
việc xác định mục đích của việc xác định nội dung tham gia của công chúng vào hoạt
động xây dựng VBQPPL ở mức “rất đúng” và “đúng” cũng rất cao.
3.2.2.4. Thực trạng công chúng tham gia xác định các nội dung của hoạt động xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
a, Thực trạng CB,CC tham gia xác định các nội dung của hoạt động xây dựng
VBQPPL

15


Biểu đồ 3.8. Kết quả khảo sát thực trạng CB, CC tham gia xác định
các nội dung của hoạt động xây dựng VBQPPL
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, Câu 10, Phụ lục I).
b, Thực trạng người dân tham gia xác định các nội dung của hoạt động xây dựng
VBQPPL

Biểu đồ 3.9. Kết quả khảo sát thực trạng người dân tham gia xác định các
nội dung của hoạt động xây dựng VBQPPL

Đơn vị tính: %
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, Câu 10, Phụ lục II).
3.2.3. Thực trạng việc sử dụng các hình thức tham gia của công chúng trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
3.2.3.1. Kết quả khảo sát sự cần thiết áp dụng các hình thức tham gia của công
chúng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
a, Đánh giá của CB,CC về sự cần thiết áp dụng các hình thức tham gia của công
chúng trong xây dựng VBQPPL

16


Biểu đồ 3.10. Kết quả khảo sát CB,CC về sự cần thiết sử dụng các hình thức
tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, Câu 11 Phụ lục I).
b, Đánh giá của người dân về sự cần thiết áp dụng các hình thức tham gia của công
chúng trong xây dựng VBQPPL
Về phía người dân, tỉ lệ đánh giá về sự cần thiết sử dụng các hình thức tham gia của
công chúng vào hoạt động xây dựng VBQPPL ở mức rất cao.
3.2.3.2. Thực trạng việc sử dụng hình thức thông tin trong hoạt động xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật
a, Kết quả khảo sát mức độ công chúng tiếp cận thông tin về hoạt động xây dựng
VBQPPL thông qua Cổng thông tin điện tử
b, Kết quả khảo sát cách thức công chúng tiếp cận thông tin về hoạt động xây dựng
VBQPPL
* Đối với nhóm CB,CC, kết quả khảo sát cho thấy việc tìm hiểu thông tin về hoạt
động xây dựng VBQPPL thông qua các kênh thông tin được quy định trong Luật Ban
hành VBQPPL là rất ít.
* Đối với nhóm khảo sát là người dân thì tỉ lệ người tham gia khảo sát “thường

xuyên” tìm hiểu thông tin về hoạt động xây dựng VBQPPL cũng rất thấp, trung bình chỉ
có (10.1%).
3.2.3.3. Thực trạng việc sử dụng hình thức tham vấn công chúng trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật
a, Đánh giá của CB,CC về sử dụng hình thức tham vấn trong xây dựng VBQPPL

Biểu đồ 3.14. Kết quả khảo sát thực trạng CB,CC sử dụng hình thức
tham vấn công chúng trong xây dựng VBQPPL
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, Câu 13,14,15, Phụ lục I)
17


b, Đánh giá của người dân về sử dụng hình thức tham vấn trong xây dựng VBQPPL

Biểu đồ 3.15. Kết quả khảo sát thực trạng người dân sử dụng
hình thức tham vấn công chúng trong xây dựng VBQPPL
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, Câu 13,14,15, Phụ lục II)
3.2.3.4. Thực trạng việc sử dụng hình thức phản biện xã hội
a, Đánh giá của CB,CC về việc áp dụng hình thức PBXH

Biểu đồ: 3.16. Kết quả khảo sát thực trạng CB,CC sử dụng hình thức PBXH
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Khảo sát của tác giả, Câu 16, 17,18, Phụ lục I )
b, Đánh giá của người dân về việc áp dụng hình thức PBXH

Biểu đồ: 3.17. Kết quả khảo sát thực trạng người dân
sử dụng hình thức PBXH
Đơn vị tính: %

(Nguồn: Khảo sát của tác giả, Câu 16, 17,18, Phụ lục II )
c, Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các cách thức PBXH
* Thực trạng sử dụng cách thức PBXH của CB,CC
Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các cách thức PBXH cho thấy, trong ba cách thức tổ
chức hoạt động PBXH hiện nay được sử dụng nhiều nhất là hình thức hội nghị PBXH.
* Thực trạng sử dụng cách thức PBXH của người dân

18


Biểu đồ 3.19. Kết quả khảo sát mức độ người dân sử dụng các cách thức PBXH
Đơn vị tính: %
(Nguồn: khảo sát của tác giả, Câu 19 , Phụ lục II)
3.2.3.5. Thực trạng việc sử dụng hình thức trưng cầu ý dân
Kết quả khảo sát công chúng về sự cần thiết áp dụng hình thức TCYD trong xây
dựng VBQPPL cho thấy có đến (89.6%) CB,CC đánh giá ở mức “rất cần thiết” và “cần
thiết”. Tỉ lệ này còn cao hơn đối với nhóm người dân, có đến (96.6%) số người dân được
hỏi đánh giá cần thiết phải TCYD ở mức “cần thiết” và “rất cần thiết”. Không có ý kiến
nào đánh giá là “không cần thiết”.
3.2.3.6. Thực trạng việc sử dụng hình thức sáng kiến xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật
Hiện nay Luật Ban hành VBQPPL 2015 đã quy định ngoài các chủ thể có thẩm
quyền như Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, MTTQVN và các tổ chức thành viên thì
đã có quy định cụ thể về quyền và cơ chế để bảo đảm quyền sáng kiến lập pháp của đại
biểu quốc hội. Còn người dân với tư cách là đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của
VBQPPL thì chưa có quy định.
3.2.4 Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
3.2.4.1. Đánh giá của CB,CC về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Rất ảnh hưởng
77.6
19.4

3

1. Thể chế

61
28.6
7.2 3.2
2. Văn hoá
tham gia

Ảnh hưởng

87.4

71.4
22

Hiếm khi

5.6 1

9.2 3.4

Không ảnh hưởng
76.2
14 7 2.8


3. Sự phát triển 4. Sự phát triển 5. Năng lực
của xã hội dân của mạng xã hội của cơ quan
soạn thảo
sự

78.4
10.27.2
6. Năng lực
tham gia của
công chúng

Biểu đồ 3.20. Kết quả khảo sát đánh giá của CB, CC về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của công chúng vào hoạt động xây dựng VBQPPL
Đơn vị tính: %
(Nguồn: khảo sát của tác giả, Câu 20, Phụ lục I).

19


3.2.4.2. Đánh giá của người dân về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Biểu đồ 3.21. Kết quả khảo sát đánh giá của người dân về các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tham gia của công chúng vào hoạt động xây dựng VBQPPL
Đơn vị tính: %
(Nguồn: khảo sát của tác giả, Câu 20, Phụ lục II).
3.3. Đánh giá chung về thực trạng tham gia của công chúng trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật
3.3.1. Những điểm tích cực

Đánh giá thực trạng tham gia của công chúng vào hoạt động xây dựng VBQPPL từ
góc độ nội dung tham gia, kết quả thực tế cho thấy:
Một là, về số lượng công chúng tham gia xây dựng VBQPPL hiện nay tuy ở mức độ
rất thấp (chỉ từ 9.6% đến 31.2%) (Biểu đồ 3.1), nhưng cũng đã có thay đổi đáng kể so với
kết quả khảo sát tương tự trong Báo cáo Chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh
(PAPI) năm 2015.
Hai là, về việc tham gia xây dựng nội dung của VBQPPL. Kết quả khảo sát thực trạng
về việc công chúng tham gia xây dựng nội dung của VBQPPL cho thấy đa số công chúng
nhận thức đúng về sự cần thiết phải xây dựng các nội dung để công chúng tham gia góp ý
xây dựng nội dung của dự thảo VBQPPL.
Ba là, về việc sử dụng các hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng
VBQPPL. Điểm tích cực trong kết quả khảo sát về việc sử dụng các hình thức tham gia của
công chúng trong xây dựng VBQPPL là công chúng đã có nhận thức đúng về việc cần thiết
phải tăng cường tham gia sâu hơn vào hoạt động xây dựng VBQPPL.
3.3.2. Những điểm hạn chế
Thứ nhất, về số lượng công chúng tham gia xây dựng VBQPPL hiện nay rất thấp
(chỉ từ 9.6% đến 31.2%).
Thứ hai, về thực trạng công chúng hiện nay tham gia góp ý về các nội dung của dự
thảo VBQPPL, kết quả khảo sát chỉ ra một thực tế là công chúng rất ít khi tham gia góp ý
các nội dung của dự thảo VBQPPL.
Thứ ba, việc áp dụng các hình thức tham gia hiện nay chưa phát huy hiệu quả.
3.3.3. Nguyên nhân của thực trạng
Thứ nhất, về mặt thể chế, các cơ quan nhà nước đã có ý thức trong việc quy định rõ
về phạm vi tham gia để công chúng dễ dàng xác định nội dung tham gia. Tuy nhiên
những quy định trên là chưa đủ để bắt buộc cũng như hướng dẫn các cơ quan chủ trì soạn
thảo VBQPPL thiết kế một bộ tiêu chí về các nội dung tham gia, có tính chất là nguyên
tắc để công chúng có cơ sở để tham gia. Thứ hai là do yếu tố chủ quan của cơ quan tiến
hành hoạt động lấy ý kiến góp ý của công chúng. Thứ ba, xuất phát từ chính hiểu biết của
công chúng, năng lực tham gia xây dựng VBQPPL của công chúng. Sự hiểu biết về nội
dung dự thảo quyết định xu hướng góp ý kiến. Do vậy người dân thấy quan tâm đến nội


20


dung gì thì góp ý kiến cho vấn đề đó, dẫn tới tình trạng “thày bói xem voi” trong nhận
xét, đánh giá và góp ý về nội dung dự thảo VBQPPL đang tiến hành lấy ý kiến.
3.3.4. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
3.3.4.1. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan
Nhìn chung các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng trong
hoạt động xây dựng VBQPPL ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Bên cạnh đó thì các yếu tố ảnh hưởng này hiện nay vẫn chưa phát huy được vai trò
tích cực thúc đẩy sự tham gia.
3.3.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng có tính chất hai mặt đến sự tham gia của
công chúng. Ở khía cạnh tích cực, năng lực của CB,CC, cụ thể là nhận thức của CB,CC
về ý nghĩa, tác dụng của việc tham vấn công chúng đối với hoạt động quản lý nhà nước
cũng đã được thay đổi, các CB,CC đã có thái độ chân thành, cầu thị hơn trong việc tiếp
thu ý kiến góp ý của người dân.

Tiểu kết Chương 3
Nội dung của Chương 3 tiến hành đánh giá thực trạng tham gia của công chúng trong
xây dựng VBQPPL ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng tham gia của công chúng được đánh giá
trên hai vấn đề cơ bản là nội dung tham gia và hình thức tham gia.
Kết quả khảo sát thực trạng về việc tham gia các nội dung của hoạt động xây dựng
VBQPPL cho thấy. Về vấn đề hình thức tham gia của công chúng trong xây dựng VBQPPL
hiện nay. mới có ba hình thức là Thông tin, Tham vấn và PBXH là đã có quy định và đã thực
hiện trên thực tế, còn hai thức tham gia TCYD và Sáng kiến xây dựng VBQPPL là đề xuất
mới. Kết quả khảo sát thực trạng về việc áp dụng các hình thức tham gia cả bằng phương pháp
định lượng (khảo sát số liệu sơ cấp và thứ cấp), cả bằng định tính (PVS) cho thấy hai vấn đề.

Thứ nhất công chúng cũng cho rằng các hình thức tham gia đề xuất là rất cần thiết để công
chúng có được cơ chế tham gia đa dạng, hiệu quả. Thứ hai, thực trạng hiện nay với các hình
thức tham gia đang sử dụng như Thông tin – Tham vấn – PBXH thì chưa phát huy hiệu quả.
Đánh giá nguyên nhân của thực trạng, luận án đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn tới việc
không xác định nội dung tham gia, người dân không tham gia góp ý các nội dung của hoạt
động VBQPPL và việc các hình thức tham gia hiện nay chưa phát huy được hiệu quả. Ngoài ra
còn khảo sát về tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng trong
xây dựng VBQPPL, từ đó đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tham gia của công chúng trong hoạt động xây dựng VBQPPL.

21


×