Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chương 1 và chương 2 đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.48 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

LẠI THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÙ HỢP

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

LẠI THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÙ HỢP

Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành: 7850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG

HÀ NỘI - 2019



MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCL

:

Bãi chôn lấp

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CTR

:

Chất thải rắn

CTRSH

:


Chất thải rắn sinh hoạt

CTRNH

:

Chất thải rắn nguy hại

NĐ – CP

:

Nghị định - Chính phủ

RTSH

:

Rác thải sinh hoạt

TT

:

Thông tư

UBND

:


Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG

i


Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau......Error: Reference
source not found
Bảng 1.2: Thành phần, phân loại của chất thải rắn.....Error: Reference source not found
Bảng 1.3: Khối lượng CTRSH tại Hà Nam giai đoạn năm 2010 - 2015 Error: Reference
source not found
Bảng 2.1. Các đối tượng phỏng vấn, phát phiếu điều tra.........Error: Reference source not
found
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh CTRSH tại huyện Bình Lục......Error: Reference source not
found
Bảng 3.2: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn trên địa bàn huyện Bình
Lục năm 2018............................................................ Error: Reference source not found
Bảng 3.3. Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục giai đoạn 2013 – 2017
................................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.4: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ thị trấn Bình Mỹ. Error: Reference source
not found
Bảng 3.5: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu xã Mỹ Thọ...Error: Reference
source not found
Bảng 3.6: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu của xã Đồn Xá..............Error:
Reference source not found
Bảng 3.7: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu xã Trung Lương............Error:
Reference source not found
Bảng 3.8. Lượng CTRSH cân tại các hộ dân của 4 xã nghiên cứu........Error: Reference

source not found
Bảng 3.9. Tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Bình Lục năm 2018. Error:
Reference source not found
Bảng 3.10. Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục...Error: Reference source
not found
Bảng 3.11: Tần suất và thời gian thu gom RTSH của các tuyến thu gom...............Error:
Reference source not found
Bảng 3.12: Số lượng phương tiện thu gom rác trên địa bàn nghiên cứu Error: Reference
source not found

ii


Bảng 3.13. Dự báo dân số của huyện Bình Lục đến năm 2025. .Error: Reference source
not found
Bảng 3.14. Khối lượng CTRSH của huyện Bình Lục giai đoạn 2013 - 2017.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.15. Bảng dự báo lượng CTRSH phát sinh tại huyện Bình Lục đến năm 2025
................................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.16: Bảng dự báo lượng CTRSH phát sinh tại 4 xã nghiên cứu trên địa bàn
huyện Bình Lục năm 2025......................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.17. Bảng tính toán các thông số thực hiện 4 xã nghiên cứu......Error: Reference
source not found
Bảng 3.18. Bảng tính toán chi phí công cụ, dụng cụ thu gom....Error: Reference source
not found
Bảng 3.19. Bảng tổng hợp chi phí.............................. Error: Reference source not found
Bảng 3.20. Bảng tổng hợp lợi ích thu được................Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục.....Error: Reference source

not found
Hình 3.2: Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục.Error:
Reference source not found
Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá ý thức của người dân trong việc thực hiện phân loại rác tại
nguồn......................................................................... Error: Reference source not found
Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá ý thức của người dân trong việc tham gia công tác BVMT
................................................................................... Error: Reference source not found
Hình 3.5. Sơ đồ phương án thu gom CTR..................Error: Reference source not found

iii


iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả
về tốc độ lẫn quy mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ
vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, hạn chế mà không một nước đang phát triển
nào không đối mặt, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là hai yếu tố không thể tách rời
trong mọi hoạt động của con người. Phát triển bền vững là chiến lược phát triển toàn
cầu nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng đời sống con người bao gồm việc duy trì các
yếu tố thúc đẩy sự phát triển cho các thế hệ tương lai. Cùng với sự phát triển của công
nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều loại chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động của
con người có xu hướng tăng lên về số lượng. Ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề nổi
cộm ở Việt Nam. Hàng năm cả nước phát sinh trên 15 triệu tấn rác thải. Các khu đô thị
tập trung hơn 25% dân số cả nước nhưng lại chiếm tới 50% tổng lượng rác thải phát
sinh hàng năm. Vấn đề quản lý chất thải rắn đang là vấn đề nan giải trong công tác bảo

vệ môi trường và sức khỏe người dân. Những chính sách đầu tư quản lý, xử lý phế thải
sẽ không mang tính hợp lý, kém hiệu quả nếu như không có sự phối hợp hành động
của toàn thể các cơ quan chính phủ, các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, các cơ sở sản
xuất, dịch vụ, trường học, bệnh viện…Cho đến nay, công nghệ thu gom, vận chuyển
chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất với nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Ưu điểm chính của công nghệ này là ít tốn kém và có thể
xử lý nhiều loại rác thải khác nhau.
Cùng với cả nước nói chung, tỉnh Hà Nam cũng là một tỉnh đang trên đà phát
triển mọi lĩnh vực, theo đó khối lượng rác thải cũng ngày một tăng nhanh. Hiện trạng
bức thiết yêu cầu phải xây dựng một quy trình quản lý và xử lý rác thải rắn phù hợp vệ
sinh, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của tỉnh. Bình Lục là huyện
đồng bằng chiêm trũng, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Nam, nơi đây được coi là
tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam trong thời gian tới. Kinh tế - xã
hội của huyện đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, vấn đề môi trường tại huyện chưa
được quan tâm chú trọng, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).
Lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều trong khi đó vấn đề thu gom, phân loại và
vận chuyển chất thải rắn (CTR) tại địa phương chưa triệt để đã tác động đến môi
trường và sức khỏe con người.
Trước tình hình đó, nhằm đánh giá hiện trạng CTRSH trên địa bàn huyện Bình
Lục, tôi đã lựa chọn và tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiện trạng chất thải rắn
1


sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý
phù hợp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Bình Lục.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra trên địa

bàn huyện Bình Lục.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nguồn gốc phát sinh, khối lượng, thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn
huyện Bình Lục.
- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn các xã nghiên
cứu huyện Bình Lục.
- Đánh giá công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục.
- Dự báo sự gia tăng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục.
- Đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện
Bình Lục.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa
bàn huyện Bình Lục.

2


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Một số khái niệm
- Theo Khoản 12 Điều 3 của Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Chất thải là
vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động
khác”.
- Theo Điều 3 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015:
+ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
+ Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm
thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung
chuyển.
- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn
lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
a) Các nguồn phát sinh
Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày
tóm tắt trong bảng:

3


Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau
Nguồn phát sinh

Các dạng chất thải rắn

Khu dân cư

Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy, gỗ, vải, da,
cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy tinh, …), tro, đồ dùng điện tử,
vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh,
…). Chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng,
…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải.

Khu thương mại


Giấy, carton, nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim
loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (đèn,
tủ…), đồ điện tử hư hỏng (tivi, máy giặt, tủ lạnh…), dầu nhớt
xe,…

Cơ quan, công sở

Giấy carton, nhựa, túi nilon,, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim
loại, chất thải nguy hại

Công
dựng

trình

xây Sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống nhựa,…

Dịch vụ công cộng Giấy, nilon, vỏ bao bì, thực phẩm thừa, lá cây, cành cây, bùn
đô thị
cống rãnh.
Khu công nghiệp

Chất thải do quá trình sản xuất công nghiệp, phế liệu.

Nông nghiệp

Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư
hỏng, rơm rạ, chất thải nguy hại như thuốc sát trùng, phân bón,
thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hóa chất đó,…


Nhà máy xử lý chất Bùn
thải và từ các đường
ống thoát nước
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, Giáo trình “Quản lý và xử lý chất thải rắn”, 2007”)
b) Phân loại chất thải rắn
Theo Điều 15 Nghị đinh 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp
với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật).

4


- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su,
nilon, thủy tinh).
- Nhóm còn lại.
Ngoài ra, còn các cách phân loại khác như sau:
- Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên
đường phố, chợ…
- Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô
cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo.
- Theo đặc điểm của nơi phát sinh ra chất thải
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Gồm:
+ Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu
chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…
+ Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực
sinh hoạt của dân cư.

+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình
đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.
+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói.
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân
của các động vật khác.
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Chất thải rắn nông nghiệp: chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, ví dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải
ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ…
- Theo mức độ nguy hại
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng độc hại, chất
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

5


(Nguồn: “Quản lý chất thải rắn” (tập 1 – Chất thải rắn đô thị) của các tác giả
Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị, Kim Thái)
c) Thành phần của CTR
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa
phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Bảng 1.2: Thành phần, phân loại của chất thải rắn
% Trọng lượng
Hợp phần


Trọng lượng
riêng (kg/m3)

Độ ẩm

Khoảng
giá trị
(KGT)

Trung
bình
(TB)

KGT

TB

KGT

TB

Chất thải thực phẩm

6 – 25

15

50 - 80

70


128 – 80

228

Giấy

25 – 45

40

4 – 10

6

32 – 128

81,6

Carton

3 – 15

4

4–8

5

38 – 80


49,6

Chất dẻo

2–8

3

1–4

2

32 – 128

64

Vải vụn

0–4

2

6 – 15

10

32 – 96

64


Cao su

0–2

0,5

1–4

2

96 – 192

128

Da vụn

0–2

0,5

8 – 12

10

96 – 256

160

Sản phẩm vườn


0 – 20

12

30 – 80

60

84 – 224

104

Gỗ

1–4

2

15- 40

20

128 – 20

240

Thủy tinh

4 – 16


8

1–4

2

160 – 480

193,6

Can hộp

2–8

6

2–4

3

48 – 160

88

Kim loại không thép

0–1

1


2–4

2

64 – 240

160

Kim loại thép

1–4

2

2–6

3

128 –
1120

320

Bụi, tro, gạch

0 – 10

4


6 – 12

8

320 – 960

480

100

15 – 40

20

180 – 420

300

Tổng hợp

(Nguồn: Nguyễn Đức Khiển, Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, 2006”)
1.1.3. Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người
a) Ô nhiễm môi trường nước
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2015 – 2020, hiện nay
mỗi ngày có một lượng chất thải rắn sinh hoạt rất lớn từ các hộ dân và các cơ sở sản
xuất xuống các dòng kênh, ao, hồ, sông trên địa bàn thành phố gây ô nhiễm nguồn
nước mặt.
6



CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước; CTR nhỏ, nhẹ lơ
lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilon nổi lên trên
mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong
nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc
mùi hôi thối.
b) Ô nhiễm môi trường đất
Nước rò rỉ từ các bãi CTR mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được
kiểm soát xâm nhập vào đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuần hoàn vật
chất trong đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng, vi khuẩn, plastic trong
nước rác gây độc cho cây trồng và động vật đất. Ngoài ra, CTR vứt bừa bãi ra đất hoặc
chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân hủy còn làm thay đổi pH của đất.
c) Ô nhiễm môi trường không khí
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ô
nhiễm không khí. CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu
có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí và kỵ
khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO 2, H2S, CO, CH4, … ngay
từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí CH4 có thể gây cháy nổ nên CTR cũng là nguồn
phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
d) Chất thải rắn làm mất mỹ quan đô thị
CTR không được thu gom nằm tại các con hẻm, khu phố… gây nên những hình
ảnh không đẹp cho các đô thị. Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò
rỉ và phát tán mùi hôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị.
Nguyên nhân quan trọng làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Người dân đổ rác bừa bãi ra các khoảng đất trống, các tuyến đường giao
thông và mương rãnh vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực có trình độ dân trí
thấp và công tác quản lý CTR vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
e) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ
lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được
thu gom, tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân

sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những
người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi,
sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y
tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc bệnh có
7


liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động
vật bị thối rữa trong hơi thối có chứa chất amin và các chất dẫn xuất H 2S hình thành từ
sự phân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh
gây ảnh hưởng xấu tới những người mắc bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi
khuẩn lị là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự
phát huy tác dụng khi có các vật trung gián gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như ổ
chứa chuột, ruồi, muỗi… và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc,
một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch
hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng; ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa; muỗi
truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, …
1.1.4. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
a) Phương pháp xử lý nhiệt – thiêu đốt rác
Đốt là phương pháp xử lý rác phổ biến nhất ngày nay được nhiều quốc gia trên
thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxi hóa chất thải rắn ở nhiệt độ cao tạo thành CO 2 và
hơi nước theo phản ứng:
CxHyOz + (x+y/4+z/2) O2 ⇒ xCO2 + y/2 H2O
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, “Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn”)
Ưu điểm: xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất ô
nhiễm; diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản, có thể xử lý chất thải rắn có chu kỳ
phân hủy lâu dài (nilon, nhựa, cao su, …).
Nhược điểm: sinh ra khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như SO 2, HCl, CO,

NOx, … do vậy, khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng cả hệ thống xử lý khí thải
của lò đốt.
Việc sử dụng các lò thiêu đốt hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích
ban đầu của rác, mà còn thu hồi nhiệt để phục vụ các nhu cầu như tận dụng cho lò hơi,
cấp điện, … Ở Việt Nam, công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh
viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài.
b) Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp xử lý hiếu khí tạo thành phân bón (composting)
Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ (vi khuẩn hiếu khí) ⇒ chất mùn + CO2 + H2O + NH3 + SO2
8


Phương pháp ủ hiếu khí dựa trên sự hoạt động của vi khuẩn hiếu khí với sự có
mặt của oxi. Thường chỉ sau 2 ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 45 oC, sau 6 – 7
ngày có thể đạt tới 70 – 75oC. Nhiệt độ này chỉ đạt được với điều kiện duy trì môi
trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động như oxi, độ ẩm, tỉ số C/N, pH và một số chất
dinh dưỡng vô cơ. Chỉ sau 2 – 4 tuần rác sẽ được phân hủy hoàn toàn. Các côn trùng
và vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt do nhiệt độ ủ tăng. Mùi hôi cũng bị khử nhờ quá
trình ủ hiếu khí.
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia nhất là các nước
đang phát triển với ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra
phân bón hữu cơ giúp ích cho công tác cải tạo đất. Việc ủ chất thải rắn với thành phần
chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy có thể tiến hành ngay tại hộ gia đình.


Xử lý kỵ khí

Công nghệ ủ kỵ khí cũng được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc

biệt là Ấn Độ, chủ yếu thực hiện ở quy mô nhỏ.
Chất hữu cơ (vi khuẩn kỵ khí) ⇒ các chất đơn giản + CO2 + CH4 + NH3 + H2S
Ưu điểm: chi phí đầu tư ban đầu thấp, sản phẩm phân hủy có thể kết hợp với
phân hầm cầu và phân gia súc cho phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt
có thể thu hồi khí CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt cho nhu cầu đun nấu, lò hơi…
Nhược điểm: thời gian phân hủy thường kéo dài 4 – 12 tháng, lâu hơn xử lý
hiếu khí. Các chất sinh ra từ qua trình ủ kỵ khí chủ yếu là NH 3, H2S gây mùi hôi khó
chịu. Vi khuẩn gây bệnh không bị tiêu diệt do quá trình phân hủy ở nhiệt độ thấp.


c) Phương pháp xử lý hóa học
Phương pháp ổn định hóa

Phương pháp ổn định hóa (cố định, đóng rắn) chủ yếu được sử dụng để xử lý
chất thải rắn nguy hại nhằm 2 mục đích: giảm rò rỉ các chất độc hại bằng cách giảm bề
mặt tiếp xúc, hạn chế mức cao sự thẩm thấu của chất thải vào môi trường và cải thiện
kích thước chất thải về độ né và độ cứng.
Ổn định chất thải là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn, tạo thành
thể rắn bao lấy chất thải hoặc chất thải trong cấu trúc của vật rắn. Phương pháp này
thường dùng để xử lý chất thải rắn của kim loại, mạ kim loại, chì, tro của lò đốt … tạo
thành khối rắn để vận chuyển và chôn lấp trong bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.


Chôn lấp rác

9


Bãi chôn lấp thông thường (open dump): đây là phương pháp cổ điển được loài
người áp dụng từ lâu đời. Hiện nay, ở Việt Nam và một số nước khác vẫn còn đang áp

dụng bởi đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho việc thu gom và vận
chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên nó có nhiều nhược điểm: Gây ô
nhiễm môi trường, gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến cảnh quan; là môi trường thuận
lợi cho các loại động vật gặm nhấm, côn trùng, vi khuẩn gây bệnh phát triển gây hại
cho sức khỏe con người; bãi thải chiếm diện tích lớn.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill): phương pháp này được nhiều nước
trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh
hoạt ở đô thị (ở Anh, Pháp, Mĩ, …). Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn thích hợp
trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có mặt bằng đủ lớn và nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường ít. Trong bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủ
lớp chống thấm có lắp đặt hệ thống thu nước rỉ rác và hệ thống thu khí thải từ bãi rác.
Nước rỉ rác sẽ được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn quy định. Bãi chôn lấp hoạt động
bằng cách: mỗi ngày trải một lớp rác mỏng, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe
cơ giới, rồi tiếp tục trải một lớp đất mỏng khoảng 20cm. Công việc cứ tiếp tục đến khi
ô chôn lấp rác đầy.
1.2. Các văn bản pháp lý liên quan
- Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP (Phần
phụ lục) và 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày
01/02/2017.
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại.

1.3. Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
10


1.3.1. Tình hình quản lý và xử lý rác thải ở Việt Nam
a) Quản lý rác thải ở Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang là thách thức lớn đối với các
nhà quản lý. Tốc độ gia tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ
tăng, mà còn vì xu hướng của người dân đang ngày một tăng lên.
Theo nguồn trích dẫn từ báo cáo hiện trạng môi trường năm 2017 thì tỷ lệ thu
gom chất thải sinh hoạt trung bình toàn quốc đạt 71%, ở các khu vực đô thị nhỏ hơn
20%, các khu vực nông thôn tỷ lệ thu gom dao động từ 10 – 20%. Lượng CTR công
nghiệp được thu gom đạt 85 – 90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60 – 70%.
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh
phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham
gia. Tính chất xã hội hóa hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ
động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp
kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
Hiện nay, trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận
chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh. Mà tùy theo yêu cầu
bức xúc của các quận, huyện và mỗi địa phương mà hình thành một xí nghiệp công trình
công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải
công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do công ty môi
trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham
gia công việc này. Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường
làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.
URENCO cho biết, trung bình mỗi ngày công ty thu gom hơn 2000 tấn rác thải,
trong đó, thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽ tận dụng được tới 40%.

Hiện nay, công nhân của Công ty này tự phân loại được 100 tấn rác hữu cơ/ngày để
làm phân bón ở nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn. Theo tính toán của cơ quan chuyên
môn, nếu thực tiện tốt mô hình 3R mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần
4 tỷ đồng chi phí xử lý rác.
b) Xử lý rác thải tại Việt Nam
* Về phương pháp xử lý:

11


Phương pháp xử lý rác thải chủ đạo là chôn lấp tại các bãi rác. Theo báo cáo
của Sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh, thành và theo kết quả quan trắc
của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ
sinh trong đó 13 đô thị đã được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trừ bãi chôn lấp chất thải
rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại
thành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi trường một
cách tương đối, còn các bãi khác, kể cả bãi chôn lấp rác thải hiện đại như Gò Cát ở
thành phố Hồ Chí Minh cũng đang trong tình trạng hoạt động không hợp vệ sinh.
* Về hoạt động tái chế:
Việc ứng dụng các công nghệ tái chế rác thải để tái sử dụng còn rất hạn chế,
chưa được tổ chức, quy hoạch và phát triển. Chỉ có một phần nhỏ rác thải được chế
biến thành phân bón vi sinh vật và chất mùn hợp vệ sinh. Các cơ sở tái chế rác thải có
quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu do các lao động nghèo làm nghề thu mua
phế liệu, và một số người đi bới rác tự do bán cho các cơ sở tái chế nhỏ, và một số
làng nghề đúc, tái chế nhựa… tỷ lệ này ước tính chỉ đạt 13 – 15%, tuy nhiên, một số
làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như: Chỉ Đạo
(Hưng Yên), Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy Dương Ô (Bắc Ninh)…
Ở Hà Nội đã thu hồi tái chế và sử dụng được hơn 15% lượng chất thải rắn phát sinh.
Tuy nhiên, việc tiếp xúc trực tiếp với chất thải tại các bão chôn lấp gây nguy hiểm tới sức
khỏe con người, dễ mắc một số bệnh như: uốn ván, nhiễm trùng và các loại dịch bệnh.

1.3.2. Tình hình quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Chịu trách nhiệm quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Nam là Công ty Cổ phần
Môi trường Hà Nam. Công ty hiện có 322 người, được trang bị khoảng 300 xe đẩy tay,
15 xe chuyên dụng chở rác, hàng ngày thu gom được 120 - 735 m 3 rác (chiếm 80%
lượng rác phát sinh). Khối lượng CTR được thu gom đưa về bãi chôn lấp CTR Thung
Đám Gai – xã Thanh Thủy – huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam có diện tích 5 ha. Về
chất thải rắn bệnh viện, hiện nay bệnh việc đa khoa tỉnh Hà Nam có lò đốt rác thủ công
nhưng không sử dụng, hầu hết các loại CTR y tế đều được tập trung trong khu vực
bệnh viện, …
a) Khối lượng thải.
Theo số liệu báo các tài liệu kỹ thuật cho thấy mức CTRSH bình quân khoảng 1
– 1,2 kg/người/ngày ở thành phố lớn và 0,5 – 0,65 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam đã tiến hành thống kê CTRSH. Qua quá trình
thống kê đã cho thấy rằng khối lượng CTRSH có xu hướng tăng dần theo các năm.
Khối lượng CTRSH phát sinh trong những năm gần đây như sau:
12


Bảng 1.3: Khối lượng CTRSH tại Hà Nam giai đoạn năm 2010 - 2015
Nội dung

Đơn
vị

Năm
2010

Năm
2011


Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Tổng lượng
CTRSH
phát sinh

Tấn

461.064

463.674

465.674

465.763

473.452

475.683


Tại các đô
thị (thành
phố, thị
trấn)

Tấn

66.605

69.551

75.179

84.070

91.216

94.163

Tại các
vùng nông
thôn

Tấn

394.459

394.123

390.495


381.693

382.236

381.520

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hà Nam,2010- 2015)
b) Công tác thu gom
Căn cứ Quyết định số 371/QĐ-UBND ngày 02/3/2018 của UBND tỉnh Hà Nam
về việc chỉ định đơn vị xử lý và phân vùng xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà
Nam thì Công ty Cổ phần Môi trường và đô thị Hà Nam được phân vùng để vận
chuyển, xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục, Phủ Lý, Kim
Bảng. Việc thu gom CTR đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Công ty Cổ phần Môi
trường và đô thị Hà Nam cùng với một số Hợp tác xã môi trường của từng huyện thực
hiện.
c) Hiện trạng xử lý CTRSH tại bãi rác.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Công ty Cổ phần Môi trường và đô thị Hà
Nam và Hợp tác xã môi trường huyện, thị trấn chưa áp dụng công nghệ xử lý chất thải
rắn sinh hoạt hiện đại để xử lý chất thải một cách triệt để. Đây cũng là tình trạng chung
của cả nước chứ không riêng ở tỉnh Hà Nam.
Biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt đơn giản, chưa xử lý triệt để, chủ yếu rác thải
xử lý bằng phương pháp phun EM, phơi, đốt và để lộ thiên. Mặc dù các bãi rác của các
huyện đã được đầu tư với mục tiêu là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, do chưa
được đầu tư đúng mức nên việc xử lý chất thải hiện nay vẫn là bãi chứa CTRSH lộ
thiên. Với biện pháp xử lý chất thải nêu trên. Cộng thêm cơ sở hạ tầng của bãi rác chưa
13


được đồng bộ cho nên chưa kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi

chôn lấp chất thải.
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bình Lục
a. Vị trí địa lý
Bình Lục là huyện đồng bằng chiêm trũng, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà
Nam, trong tọa độ địa lý từ 20021'40" đến 20032'52" vĩ độ Bắc và từ 105051'30" đến
105059'12" kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên 14.421,42ha, gồm 18 xã, thị trấn.
- Phía Bắc giáp huyện Duy Tiên và Lý Nhân;
- Phía Nam giáp huyện Ý Yên và huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định;
- Phía Đông giáp huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định;
- Phía Tây giáp thành phố Phủ Lý và huyện Thanh Liêm.
b. Địa hình địa mạo
Bình Lục có địa hình thấp trũng nhất so với các huyện trong tỉnh và vùng đồng
bằng sông Hồng, cốt đất trung bình từ 1 đến 1,5 m, cao dần về khu vực ven sông Châu
Giang, thấp dần về phía nội đồng.
c. Khí hậu, thời tiết
Bình Lục nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo
Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa xuân ấm áp, mùa Hè
nóng, mùa Thu mát mẻ và mùa Đông lạnh.
Lượng mưa nhiều nhất trong 8 năm trở lại đây là khoảng 2.138 mm, lượng mưa ít
nhất khoảng 1.510,3mm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khu vực Bình Lục
không lớn, dao động từ 81,3- 84,4%. Nhiệt độ trung bình các năm (từ năm 2006 2013) dao động trong khoảng từ 23 oC đến 24,6oC. Tổng số giờ nắng trung bình trong
các năm là 1.215,7 giờ. Tại Bình Lục, trong năm có 2 hướng gió chính. Mùa đông có
gió hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
d. Thủy văn, nguồn nước
Bình Lục có hệ thống sông ngòi, tương đối dày với 2 con sông lớn là sông Châu
Giang và sông Sắt.
Ngoài 2 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao, hồ,
đầm là nguồn bổ sung và dự trữ nước rất quan trọng khi mực nước các sông chính
xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.

14


e. Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên đất
Bình Lục có diện tích tự nhiên 14.421,42 ha. Đất đai trong huyện chủ yếu được
hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang.
Đất đai của Bình Lục có địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn là đất phù sa, hàm
lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình khá là một trong những điều kiện thuận
lợi cơ bản để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững trên cơ sở áp dụng
các tiến bộ về khoa học kỹ thuật.
 Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Được lấy chủ yếu từ sông Châu Giang, các sông nhánh và
nước mưa được lưu giữ trong các bể nước gia đình, ao hồ, kênh mương, mặt ruộng.
- Nguồn nước ngầm: Qua điều tra, khảo sát ban đầu cho thấy nguồn nước ngầm
của huyện tương đối phong phú, có ở độ sâu 6 - 8 m vào mùa khô và 4 - 5 m vào mùa
mưa. Tuy nhiên hàm lượng sắt trong nước ngầm khá cao nên trước khi sử dụng cần
qua xử lý làm sạch.
 Tài nguyên khoáng sản
Bình Lục là huyện nghèo khoáng sản, theo các tài liệu điều tra khảo sát từ trước
tới nay mới chỉ tìm thấy mỏ sét bồi ở lòng sông Châu Giang nhưng trữ lượng nhỏ, khó
khai thác.
 Tài nguyên nhân văn
Huyện Bình Lục được hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, là nơi phát hiện thấy trống đồng Ngọc Lũ - một trong những trống đồng cổ nhất
của văn hoá Đông Sơn và được coi là biểu trưng của nền văn hoá Việt Nam. Ngày nay
trên địa bàn huyện còn có nhiều di tích lịch sử liên quan đến các tướng lĩnh từ thời tiền
Lê, đời Lý, đời Trần…
f. Thực trạng môi trường
Bình Lục là huyện đồng bằng, nằm bên bờ sông Châu Giang thơ mộng. Những

cánh đồng lớn, những điểm dân cư, cơ sở hạ tầng phân bố hài hoà mang đậm nét đặc
trưng của làng xã vùng đồng bằng sông Hồng từ hình thái kiến trúc đến phong tục
tập quán trong cộng đồng dân cư. Đan xen trong các xóm, làng còn có hàng trăm
ngôi đình chùa, miếu phủ, từ đường với kiến trúc hoa văn cổ xưa độc đáo. Bên cạnh
đó, các công trình văn hoá, phúc lợi xã hội đã được xây dựng khang trang, nhà ở,
đường làng, ngõ xóm được xây dựng mới, các làng nghề, lễ hội truyền thống…tạo
15


nên cho Bình Lục bức tranh quê quyến rũ, tiêu biểu của vùng nông thôn đồng bằng
Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới.
Môi trường sinh thái của huyện nhìn chung chưa bị ô nhiễm lớn. Tuy nhiên
việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều và
rác thải sinh hoạt trong các khu dân cư chưa được xử lý đã gây tác hại không nhỏ đến
môi trường đất, nước và không khí. Trong giai đoạn tới thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn cần phải có sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề môi trường
trên địa bàn từng xã, thị trấn và toàn huyện.
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bình Lục
Theo Báo cáo kinh tế xã hội của huyện Bình Lục năm 2018:
- Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 35,2 triệu đồng
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp giảm còn 32% (kế hoạch 32,5%); Công nghiệp xây dựng 34,6% (kế hoạch 34,1%); Dịch vụ - thương mại 33,4% (kế hoạch 33,4%);
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,1%.
- Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh 98%.;
- Tỷ lệ rác thải được thu gom 93,5%, trong đó xử lý chôn lấp đạt 80,5%.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy về “Phát triển nông
nghiệp, nông thôn”. Hoàn thiện, triển khai thực hiện Quy hoạch và các Đề án phát
triển trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất để
sản xuất lúa chất lượng cao, rau, củ, quả sạch làm vệ tinh cho các doanh nghiệp có
thương hiệu; phát triển Chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản. Tập trung chỉ đạo, điều hành

sản xuất nông nghiệp theo đúng kế hoạch đề ra.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Năm 2018, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục
ổn định và phát triển; đã thu hút được 2 Doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất. Toàn huyện
hiện có 185 doanh nghiệp đang hoạt động, với thu nhập bình quân từ 5-6 triệu
đồng/người/tháng; 7.238 hộ kinh doanh cá thể với tổng số là 10.600 lao động tham gia.
c. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ, du lịch

16


Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và
tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu thương mại và dịch vụ
năm 2018 ước đạt 2.853,1 tỷ đồng tăng 10,1% so với CK.
d. Dân số, lao động và việc làm
Dân số: Theo Chi cục thống kê huyện Bình Lục, dân số năm 2018 của huyện
Bình Lục là 131.505 người, mật độ dân số 834 người/km 2. Huyện Bình Lục có 19 xã,
thị trấn bao gồm: thị trấn Bình Mỹ và 18 xã: An Mỹ, An Đổ, An Lão, An Ninh, An
Nội, Mỹ Thọ, Đồng Du, Bồ Đề, Bối Cầu, Đồn Xá, Bình Nghĩa, Tràng An, La Sơn,
Tiêu Động, Hưng Công, Bồ Đề, Ngọc Lũ, Vũ Bản.
Bảng 1.4. Dân số huyện Bình Lục năm 2018
STT

Xã, thị trấn

Dân số

STT

Xã, thị trấn


Dân số

1

Thị trấn Bình Mỹ

9.725

10

Bối Cầu

4.481

2

Bình Nghĩa

5.923

11

An Mỹ

5.600

3

Tràng An


5.278

12

An Nội

2.940

4

Đồng Du

6.700

13

Vũ Bản

8.535

5

Ngọc Lũ

8.137

14

Trung Lương


12.334

6

Hưng Công

6.136

15

Mỹ Thọ

5.066

7

Đồn Xá

7.825

16

An Đổ

8.063

8

An Ninh


5.546

17

La Sơn

6.239

9

Bồ Đề

5.767

18

Tiêu Động

7.182

19

An Lão

10.028

Tổng Cộng

131.505

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Lục, năm 2018)

Thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia
đình, tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm duy trì ở mức 1,1%.
Những năm qua, đời sống của người dân được cải thiện. Công tác xóa đói, giảm
nghèo được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả. Một số người dân đã ý thức được vấn đề
kinh tế nên đã chủ động tìm hiểu và học qua các trường lớp đào tạo nghề của tỉnh.
17


1.4.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Giao thông của huyện gồm 3 loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thủy.
- Đường bộ: Toàn huyện có 636,30 km, bao gồm quốc lộ 21A, Quốc lộ 21A
mới, các tuyến tỉnh lộ: tỉnh lộ 971, tỉnh lộ 974, tỉnh lộ 975, tỉnh lộ 976.
- Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn huyện.
- Đường thủy: Sông Châu Giang và sông Sắt có thể khai thác cho vận tải thuỷ.
b. Thủy lợi
Là huyện sản xuất nông nghiệp, địa hình thấp trũng nên thủy lợi của Bình Lục
luôn được quan tâm hàng đầu. Từ những năm đầu của thập kỷ 70 Bình Lục đã sớm đi
vào nghiên cứu quy hoạch và xây dựng các vùng thủy lợi theo mô hình tưới tiêu bằng
động lực từ 6 trạm bơm lớn vùng Bắc Nam Hà.
c. Năng lượng, bưu chính - viễn thông
Trong những năm qua, ngành bưu chính viễn thông của huyện đã có bước tiến
mạnh mẽ. Hiện nay huyện có 1 bưu điện trung tâm đặt tại thị trấn Bình Mỹ, 20 điểm
bưu điện văn hoá ở các xã và phát triển mạng lưới điện thoại rộng khắp trên địa bàn
huyện.
d. Giáo dục - đào tạo
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục - Đào tạo của huyện đã đạt được
những kết quả quan trọng, có sự chuyển biến toàn diện, vững chắc.

e. Y tế
Tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch sốt xuất
huyết, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn huyện. Tăng cường thanh kiểm tra,
giám sát hành nghề Y, Dược, vệ sinh an toàn thực phẩm, trong năm đã kiểm tra, giám
sát được 107/159 cơ sở Y, Dược, Y học cổ truyền; 166/189 cơ sở dịch vụ ăn uống, phối
hợp kiểm tra 10 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.
f. Văn hoá thông tin
Các hoạt động văn hoá, thông tin, phát thanh, truyền thanh diễn ra sôi nổi từ
huyện đến cơ sở, tập trung tuyên truyền về các hoạt động và các ngày Kỷ niệm lớn của
quê hương, đất nước, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của huyện.
18


×