Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH sử DỤNG, NHU cầu và sự hài LÒNG đối với HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG của SINH VIÊN CHÍNH QUY TRƯỜNG đại học y dược cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.44 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, NHU CẦU VÀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Trần Linh Phương, Trần Thụy Lam Thảo, Huỳnh Phan Tường Vi
Email:
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc tìm kiếm và khai
thác các nguồn tin học thuật chuyên ngành có chất lượng đáng tin cậy không phải là điều dễ
dàng, đặc biệt là những thông tin chuyên ngành y khoa. Mục tiêu nghiên cứu: 1/ Xác định tỷ
lệ và mức độ sinh viên chính quy sử dụng tài liệu và dịch vụ thư viện. 2/ Đánh giá nhu cầu và
sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với hoạt động của thư viện. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện trên 2.846 sinh viên chính quy trường Đại học Y
Dược Cần Thơ năm học 2016-2017. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: tỷ lệ sinh
viên chính quy đến sử dụng thư viện khá cao với tỷ lệ 35,8%, phần lớn sinh viên chính quy
đến sử dụng thư viện ở mức 1-2 lần/tuần đạt tỷ lệ 82,01%. Các nguồn tài liệu dạng in ấn được
sử dụng nhiều như sách (96,3%), luận văn – luận án (63,3%), báo – tạp chí (43,1%). Sách tại
thư viện có mức độ đáp ứng nhu cầu sinh viên chính quy khá cao đạt 83,1%. Nhu cầu bổ sung
sách chủ yếu vẫn là tài liệu tiếng việt, trong đó sách tham khảo 73,7%, sách giáo trình là 35%.
Các dịch vụ thư viện có tỷ lệ đáp ứng trung bình 75%. Kết luận: Tần suất sử dụng thư viện
của sinh viên chính quy chưa cao chỉ ở mức 1-2 lần/tuần, cho thấy việc tự học của sinh viên
chính quy theo yêu cầu đào tạo tín chỉ tại thư viện chưa được hiệu quả. Các chuyên ngành Y
học dự phòng, Y tế công cộng và Điều dưỡng có nhu cầu bổ sung giáo trình cao hơn các
chuyên ngành khác. Để nâng cao hiệu quả sử dụng thư viện của sinh viên chính quy, thư viện
cần phát triển thêm các hình thức phục vụ, hỗ trợ bạn đọc; phát triển thêm cơ sở vật chất: mở
rộng không gian, diện tích thư viện (khu vực đọc sách tại chỗ, khu vực tự học, học nhóm,…)
và tăng thêm chỗ ngồi.
Từ khóa: thư viện, hiệu quả sử dụng
STUDY ON THE REGULAR STUDENT’S USE, NEEDS AND SATISFACTION
WITH THE SCHOOL LIBRARY OPERATIONS OF CAN THO UNIVERSITY OF
MEDICINE AND PHARMACY
ABSTRACT


Background: In the era of information explosion, it is not easy to find and exploit academic
sources of reliable quality, especially specialized medical information. Objectives: 1/
Determine the rate and extent of regular students using library materials and services 2/
Assess the need and satisfaction of regular students for library activities. Materials and
methods: research conducts on 2.846 regular students of Can Tho university of medicine and
pharmacy in the school year 2016-2017. We design a prospective study. Results: the
proportion of students who have used the library at 35.8%, the majority of students come to
the library at 1-2 times/week at the rate of 82.01%. Print resources are used numerously such
as books (96.3%), thesis - dissertations (63.3%), newspapers and magazines (43.1%). The
resource which satisfies the needs of information of students highly is books, with 83.1%. The
additional document needs of the students mostly is vietnamese documents, including 73.7%
of reference books, textbooks was 35%. Library services are well-used by students, with an
average response rate of 75. Conclusions: The frequency of library use is not high, only 1-2
times per week. The self-study of students on credit training at the library has not been
effective. Specialist documents in preventive medicine, public health and nursing has a higher
demand for curricula than other majors. In order to improve the efficiency of library use, the
library needs to develop more forms of service for supporting readers; Additional facilities:

1


space expansion, library space (on-site reading area, self study, group study, etc.) and
additional seating.
Keywords: library, effective usage
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bắt đầu từ năm học 2007-2008, hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đã chuyển sang
hình thức đào tạo theo tín chỉ nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Với hình
thức đào tạo tín chỉ, thư viện đóng vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ cho học tập và giảng
dạy, những điều kiện tiên quyết đặt ra ở đây như hệ thống giáo trình, tài liệu, thư viện điện tử, hạ
tầng mạng internet… phải được đảm bảo nhằm phát huy cao độ tính chủ động của sinh viên

trong quá trình học tập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng ốc phải phù hợp cho mọi loại lớp
học khác nhau, điều kiện giảng dạy cũng cần được tin học hóa [1], [2].
Ngoài việc duy trì và phát triển nhiệm vụ đặc trưng của thư viện là cung cấp những
nguồn thông tin truyền thống như sách, tạp chí, luận văn…. thư viện còn phải thu hút bạn đọc
bằng những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại, cụ thể như xây dựng cơ sở dữ liệu và tổ
chức thành các nguồn thông tin, các chủ đề liên quan đến chương trình giảng dạy và nghiên cứu
của nhà trường.
Từ thực trạng chung và yêu cầu cấp thiết việc nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện
đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo, chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu tình hình sử dụng, nhu
cầu và sự hài lòng đối với hoạt động thư viện trường của sinh viên chính quy Trường Đại
học Y Dược Cần Thơ.” Với các mục tiêu sau:
1/ Xác định tỷ lệ và mức độ sinh viên chính quy sử dụng tài liệu và dịch vụ thư viện.
2/ Đánh giá nhu cầu và sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với hoạt động của thư viện.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên chính quy các lớp khóa 42 đến khóa 37, thực hiện
từ tháng 10/2016 - tháng 10/2017. Cỡ mẫu khảo sát được tính dựa trên công thức ước lượng
một tỷ lệ p chỉ tiêu sinh viên chính quy cần khảo sát bằng 0,4[3], sai số Z1-/2 = 1,96 (hệ số tin
cậy là 95%,=0,05). Do chọn mẫu cụm, phân tầng và hạn chế mất mẫu nên cỡ mẫu là 2.846
mẫu. Phương pháp chọn mẫu cụm, phân tầng, tỷ lệ mẫu lấy tương ứng với tỷ lệ sinh viên
chính quy năm học 2016-2017 theo khóa học, ngành học.
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
- Nội dung nghiên cứu
+ Tỷ lệ, mức độ sinh viên chính quy chính quy sử dụng các nguồn tài liệu và các dịch vụ thư
viện
+ Nhu cầu và sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với hoạt động của thư viện: đánh giá
khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn tài liệu chính – sách (in ấn), nhu cầu bổ sung tài liệu,
thói quen sử dụng tài liệu của sinh viên chính quy, đánh giá hiệu quả các dịch vụ thư viện.
- Dữ liệu được phân tích bằng SPSS 18.0 và Excel 2010.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tỷ lệ, mức độ sinh viên chính quy sử dụng các nguồn tài liệu và các dịch vụ thư viện

3.1.1 Tỷ lệ đến sử dụng thư viện của sinh viên chính quy
Bảng 3.3 Bảng tỷ lệ sinh viên chính quy đến/chưa đến sử dụng thư viện theo ngành học
Ngành
Số lượng
Tỷ lệ đến
Số lượng
Tỷ lệ chưa
Số lượng
đến
(%)
chưa đến
đến (%)
phiếu
Y
512
38,6
816
61,4
1328
Răng hàm mặt
42
25,5
123
74,5
165
Dược
88
24,8
268
75,2

356
Điều dưỡng
103
38,9
162
61,1
265
Y học dự phòng
99
34,3
190
65,7
289
Y tế công cộng
15
27,8
39
72,2
54

2


Y học cổ truyền
88
37,8
145
62,2
233
Xét nghiệm

70
44,9
86
55,1
156
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát trên 2846 phiếu khảo sát cho thấy tỷ lệ sinh viên
chính quy chưa đến sử dụng thư viện khá cao 64,2% (1.829/2.846), tỷ lệ sinh viên chính quy
đã đến chiếm tỷ lệ 35,8% (1.017/2.846). Tỷ lệ sinh viên chính quy đến sử dụng thư viện theo
chuyên ngành có tỷ lệ trung bình 34%, trong đó chuyên ngành Y, Xét nghiệm, Điều dưỡng có
tỷ lệ cao.
- Tần suất sử dụng thư viện của sinh viên chính quy
1-2 lan
1-2 lần
5,7%

3-5 lần
3-5 lan

12,3%

>5 lần
>5 lan

82%

Biểu đồ 3.1 1 Biểu đồ tần suất sử dụng thư viện của sinh viên

Nhận xét: khảo sát thực hiện trên số sinh viên chính quy đã đến sử dụng thư viện
(1.017 phiếu). Biểu đồ khảo sát cho thấy tần suất sinh viên chính quy đến thư viện ở mức 1-2
lần/tuần chiếm tỷ lệ nhiều nhất 82,01%.

Nguyên nhân sinh viên chính quy ít đến sử dụng thư viện: khảo sát trên số sinh
viên chính quy không/không thường xuyên đến sử dụng thư viện (1.829 phiếu).
Bảng 3.7 Bảng tỷ lệ nguyên nhân sinh viên chính quy ít đến sử dụng thư viện
Nguyên nhân
Số lượng
Tỷ lệ
Chưa biết đến Thư viện
75
4,1
Chưa có nhu cầu sử dụng
984
53,8
Không có thời gian
480
26,2
Nguồn tài liệu chưa đáp ứng nhu cầu
170
9,3
Khác
120
6,6
Nhận xét: sinh viên chính quy ít đến sử dụng thư viện chủ yếu do chưa có nhu cầu
53,8% và không có thời gian 26,2%.
3.1.2 Tỷ lệ sử dụng các nguồn tài liệu
Bảng 3.5 Bảng tỷ lệ sinh viên chính quy chưa/đã sử dụng các nguồn tài liệu thư viện
Sách

Luận văn - luận án

Báo


CD-Ebook

8

2
8

3
6

4
4

Tổng*
71

84

24

14

6

4

132

4


179

34

6

3

2

224

4

1

173

14

7

3

0

197

1


3

180

24

9

6

2

221

6

1

0

148

15

4

5

0


172

85

26

17

809

119

48

29

12

1.017

1
12

2
27

3
19


4
13

0
17

1
18

2
19

3
11

4
6

0
23

1
26

2
12

3
5


4
5

0
45

1

Khóa 37

0
0

Khóa 38

2

26

40

46

18

67

29

21


12

3

58

42

19

9

4

Khóa 39

2

69

66

59

28

79

114


16

13

2

107

81

26

6

Khóa 40

2

42

63

59

31

120

66


8

2

1

126

53

13

Khóa 41

15

98

49

37

22

197

16

4


1

3

150

58

9

Khóa 42

17

72

43

23

17

164

7

1

0


0

115

50

Tổng

38

319

288

243

129

644

250

69

39

15

579


310

Nhận xét: khảo sát trên số sinh viên chính quy đã đến sử dụng thư viện (1.017 phiếu),
các nhóm tài liệu được sử dụng nhiều sách (96,3%), báo – tạp chí (43,1%).
3


3.1.3 Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ thư viện
Bảng 3.6 Bảng tỷ lệ sinh viên chính quy chưa/đã sử dụng các dịch vụ thư viện
Dịch vụ thư viện
Chưa sử dụng Tỷ lệ (%) Đã sử dụng Tỷ lệ (%)
Dịch vụ mượn trả sách
Dịch vụ photo-in ấn
Sử dụng máy tính

18
63
47

1,8
6,2
4,7

999
954
970

98,2
93,8

95,3

Khu vực tự học
Dịch vụ tìm tin
Lớp hướng dẫn tìm tin

33
70
77

3,3
6,9
7,6

984
947
940

96,7
93,1
92,4

Hỗ trợ cuả cán bộ thư viện

55

5,5

962


94,5

Nhận xét: khảo sát trên số sinh viên chính quy đã đến sử dụng thư viện (1.017 phiếu).
Tỷ lệ đã sử dụng dịch vụ đều trên mức 90%, các dịch vụ tìm tin, lớp hướng dẫn tìm tin có tỷ
lệ chưa sử dụng cao hơn các dịch vụ khác.
3.2 Đánh giá nhu cầu và sự hài lòng của sinh viên chính quy chính quy đối với hoạt động
của thư viện.
3.2.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn tài liệu tài liệu chính – sách (in ấn)
60,0

49,9%

30,5%

40,0
14,8%

20,0

2,7%

2,2%

,0

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ mức độ đáp ứng nhu cầu của dịch vụ tìm tin
Nhận xét: Kết quả khảo sát trên số sinh viên chính quy đã đến sử dụng thư viện
(1.017 phiếu) cho thấy tỷ lệ sách đáp ứng nhu cầu sinh viên chính quy đạt 83,1%, trong đó
mức tương đối (50%-70%) chiếm tỷ lệ 49,9%.
3.2.1 Nhu cầu bổ sung tài liệu: khảo sát trên số sinh viên chính quy đã đến sử dụng thư viện

(1.017 phiếu), tỷ lệ nhu cầu bổ sung từng loại:
+ Sách giáo trình: 35% (356/1.017)
+ Sách tham khảo, chuyên khảo Tiếng Việt: 73,7% (750/1.017)
+ Sách tham khảo, chuyên khảo ngoại văn: 40,7% (414/1.017)
3.2.2 Sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với hoạt động của thư viện
3.2.2.1 Hình thức bố trí và phục vụ các nguồn tài liệu của thư viện: khảo sát trên số sinh
viên chính quy đã đến sử dụng thư viện (1.017 phiếu)
Bảng 3.9 Bảng mức độ khả dụng của các loại tài liệu thư viện
Nguồn tài liệu
Không tìm
Khó tìm
Tương đối
Rất dễ
được
Sách
Luận văn – luận án
Báo – Tạp chí

1,7%
20,6%
21%

4,2%
22,1%
22,2%

49,5%
45,3%
46%


44,6%
12%
10,7%

Tài liệu điện tử (CD, ebook)

37,1%

25,9%

32,4%

4,6%

4


Nhận xét: sinh viên chính quy dễ tìm tài liệu thuộc các nhóm tài liệu dạng in như sách,
luận văn – luận án, báo – tạp chí. Tài liệu điện tử như CD, ebook có tỷ lệ không tìm được cao
37,1%.
3.2.2.2 Các hình thức hỗ trợ tìm kiếm tài liệu tại thư viện: khảo sát trên số sinh viên chính
quy đã đến sử dụng thư viện (1017 phiếu)
Bảng 3.10 Bảng tỷ lệ sử dụng các phương thức hỗ trợ tìm tài liệu của thư viện
Phương thức hỗ trợ
Số lượng sử dụng
Tỷ lệ
Bảng hướng dẫn sử dụng thư viện

243


23,9%

Bảng hướng dẫn, danh mục tại phòng đọc

304

29,9%

Thông tin chủ đề

188

18,5%

Máy tra cứu

179

17,6%

Nhờ cán bộ thư viện trợ giúp
Tự tìm

317
685

31,2%
67,4%

Nhận xét: sinh viên chính quy tìm tài liệu chủ yếu theo thói quen cá nhân – tự tìm tỷ

lệ 67,4% hoặc nhờ cán bộ thư viện trợ giúp 31,2%. Sinh viên chính quy ít sử dụng máy tính
tra cứu và bảng thông tin chủ đề mà thư viện cung cấp.
3.2.2.3 Đánh giá hiệu quả các dịch vụ thư viện: khảo sát trên số sinh viên chính quy đã đến
sử dụng thư viện (1.017 phiếu).
Bảng 3.13 Bảng mức độ hiệu quả sử dụng các dịch vụ thư viện
Mức độ hài lòng Chưa sử
Chưa
Một
Tương
Khá
Rất hiệu
dụng
hiệu quả phần
đối
hiệu quả
quả
Dịch vụ
(1)
(4)
(2)
(3)
(5)
Dịch vụ mượn ­ trả sách
1,8%
4,8%
11,1% 23,5%
28,4%
30,4%
Dịch vụ photo­in ấn


6,2%

37,6%

23,4%

22,8%

13,5%

6,5%

Sử dụng máy tính
Khu vực tự học
Dịch vụ tìm tin
Lớp Hướng dẫn tìm tin

4,6%
3,2%
6,9%
7,6%

10,8%
7,4%
25 %
31,7%

18,7%
14,8%
24,8%

23,5%

26,5%
26,4%
26%
20,5%

25,9%
32,2%
13,4%
12,6%

13,5%
16%
4%
4,2%

Hỗ trợ của cán bộ thư
5,4%
16,6%
19,1% 24,2%
22%
12,7%
viện
Nhận xét: sinh viên chính quy sử dụng hiệu quả các dịch vụ mượn trả sách 28,4%,
máy tính 25,9% và khu vực tự học 32,2%. Các dịch vụ có chưa được sử dụng hiệu quả gồm
photo – in ấn 37,4%, lớp hướng dẫn tìm tin 31,7%.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Xác định tỷ lệ và mức độ sinh viên chính quy đến sử dụng nguồn tài liệu và dịch vụ
của thư viện

4.1.1 Tỷ lệ đến sử dụng thư viện của sinh viên chính quy
Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên chính quy chưa đến sử dụng thư viện khá cao, tỷ lệ 64,2%
(1829/2846). Nguyên nhân sinh viên chính quy ít đến sử dụng thư viện do chưa có nhu cầu sử
dụng (53,8%) và không có thời gian (26,2%). Thư viện cần tăng cường thêm các hình thức giới
thiệu, thu hút sinh viên chính quy biết và và đến sử dụng thư viện. Ngoài ra, thư viện cần phối
hợp với hoạt động giảng dạy của các khoa nói chung và cán bộ giảng nói riêng nhằm định
hướng thói quen đến tự học và tham khảo nguồn tài liệu tại thư viện.

5


4.1.2 Tần suất sử dụng thư viện của sinh viên chính quy
Kết quả khảo sát trên số phiếu 1.017 sinh viên chính quy đã đến sử dụng thư viện về
mức độ thường xuyên (tần suất) đến thư viện, phần lớn sinh viên chính quy đến sử dụng thư
viện ở mức 1-2 lần/tuần đạt tỷ lệ 82,01%. Tương tự với kết quả nghiên cứu tại thư viện Trường
Đại học Y khoa, Đại học Nnamdi Azikiwe, Nigeria [6] cho thấy 84,8% sinh viên sử dụng thư
viện. Sinh viên sử dụng thường xuyên chiếm 44,1% trong khi 40,7% không thường xuyên.Với
tần suất sử dụng thư viện như trên vẫn chưa cho thấy hiệu quả khai thác tài liệu và dịch vụ thư
viện trong việc tự học của sinh viên chính quy theo chương trình đào tạo tín chỉ.
4.1.3 Tỷ lệ sử dụng các nguồn tài liệu
Kết quả khảo sát trên nhóm 1017 sinh viên chính quy đã đến sử dụng thư viện, các
nguồn tài liệu dạng in ấn được sử dụng nhiều như sách (96,3%), luận văn – luận án (63,3%),
báo – tạp chí (43,1%). Nguồn tài liệu điện tử trên CD-ROM và ebook chưa được khai thác tốt,
tỷ lệ chưa sử dụng đến 79,5%. Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang [5] có cùng nhận định như
trên: sách là loại hình tài liệu được sinh viên quan tâm nhiều nhất, tỷ lệ nhu cầu về loại hình
này là 89,2%. Sinh viên chính quy thói quen chỉ sử dụng tài liệu dạng in ấn do còn hạn chế về
khả năng tiếp cận công nghệ thông tin dẫn đến việc khai thác các tài liệu điện tử còn chưa hiệu
quả. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu nguồn tài liệu dạng in ấn, thư viện cần quan tâm phát triển
cơ sở vật chất: máy tính, mạng internet và nguồn tài liệu, khuyến khích và định hướng cho sinh
viên sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu điện tử [10].

4.1.4 Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ thư viện
Qua khảo sát trên số sinh viên chính quy đã đến sử dụng thư viện (1.017 phiếu), tỷ lệ sử
dụng các dịch vụ hiện có của thư viện đều trên 90%, cho thấy hiệu quả của các hoạt động giới
thiệu, hỗ trợ tại thư viện đã thu hút tốt được quan tâm và tỷ lệ sử dụng của sinh viên chính quy.
Tỷ lệ trên gần giống với kết quả nghiên cứu [9] có 58% sinh viên đến thư viện để mượn trả
sách; 24% sinh viên đến thư viện để tìm kiếm tài liệu chuẩn bị cho việc viết luận văn và 19%
sinh viên đến thư viện để đọc báo.
4.2 Đánh giá nhu cầu và sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với hoạt động của thư
viện
4.2.1 Đánh giá nhu cầu của sinh viên chính quy đối với nguồn tài liệu tại thư viện
4.2.1.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn tài liệu
Kết quả khảo sát cho thấy sách tại thư viện có mức độ đáp ứng nhu cầu sinh viên chính
quy khá cao đạt 83,1%. Tỷ lệ trên thấp so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thu Hoài [4],
có tỷ lệ 73% sinh viên chính quy năm cuối của học viện Chính trị Hành chính Quốc gia – TP.
Hồ Chí Minh đánh giá thư viện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thông tin. Thư viện không chỉ
cần đánh giá lại chất lượng và hình thức phục vụ của các nguồn tài liệu hiện có mà còn cần
nghiên cứu nhu cầu bổ sung tài liệu của sinh viên chính quy nhằm đáp ứng chính xác, đầy đủ
nhu cầu thông tin và nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tài liệu của sinh viên chính quy[7].
4.2.1.2 Nhu cầu bổ sung tài liệu
Kết quả khảo sát nhu cầu sinh viên chính quy cho thấy nhu cầu bổ sung sách chủ yếu
vẫn là tài liệu tiếng Việt, trong đó sách tham khảo 73,7%, sách giáo trình là 35%. Tài liệu
ngoại văn sinh viên chính quy chưa có nhu cầu bổ sung nhiều. Với nhu cầu tài liệu ngày càng
tăng, phục vụ cho sinh viên chính quy tự học theo học chế tín chỉ, thư viện cần cập nhật số
lượng đầu sách chuyên ngành hàng năm đủ về nội dung các chuyên ngành và đủ về số lượng
bản trên tỷ lệ sinh viên chính quy. Chú trọng các tài liệu chuyên khảo (sách, tạp chí chuyên
ngành) còn thiếu cho một số chuyên ngành mà sinh viên chính quy có nhu cầu cao: Xét nghiệm,
Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, …
4.2.2 Sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với các hoạt động thư viện
4.2.2.1 Hình thức bố trí và phục vụ các nguồn tài liệu của thư viện
Kết quả khảo sát việc tìm kiếm tài liệu tại thư viện của sinh viên chính quy cho thấy

việc bố trí phục vụ tài liệu dạng in, đặc biệt là sách đạt hiệu quả cao hơn cả, có 44,6% sinh viên

6


chính quy đánh giá việc tìm sách rất dễ và 49,5% ở mức độ tương đối dễ tìm. Tài liệu là CD,
ebook vẫn chưa được khai thác tốt, có đến 37,1% sinh viên chính quy không tìm được ebook
và 25,9% sinh viên chính quy đánh giá nhóm tài liệu dạng điện tử này khó tìm, mặc dù việc
tìm kiếm, khai thác đều thực hiện trên máy tính, mạng internet nhưng khả năng tiếp cận và việc
sử dụng của sinh viên chính quy vẫn còn hạn chế.
4.2.2.2 Các hình thức hỗ trợ tìm kiếm tài liệu tại thư viện
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên chính quy chưa sử dụng hiệu quả các hình thức hỗ
trợ tìm kiếm tài liệu tại thư viện. Tỷ lệ sử dụng máy tra cứu rất thấp tỷ lệ 17,6%. Qua đó cho
thấy kỹ năng tìm kiếm thông tin của sinh viên chính quy chưa đủ tốt để có thể tự khai thác
nguồn tài liệu thông qua các hướng dẫn, hỗ trợ của thư viện như máy tra cứu mà phần nhiều là
tự tìm theo thói quen chiếm tỷ lệ 67,6% hoặc nhờ cán bộ thư viện (31,2%). Để hình thành và
nâng cao kỹ năng thông tin cho sinh viên, thu viện cần cải tiến và phát triển hình thức hỗ trợ
hiện có đồng thời, thư viện cũng cần nhiều hơn hỗ trợ từ các đơn vị khác trong nhà trường. Thư
viện nên tiến hành nghiên cứu người dùng theo các khoảng thời gian đều đặn, để hiểu rõ nhu
cầu thông tin người dùng và hành vi tìm kiếm thông tin [8].
4.2.2.3 Đánh giá hiệu quả các dịch vụ thư viện
Kết quả khảo sát sinh viên chính quy cho thấy hiệu quả sử dụng các dịch vụ thư viện
đáp ứng nhu cầu sinh viên chính quy khá tốt, tỷ lệ đáp ứng trung bình 75%, trong đó dịch vụ
mượn trả sách có tỷ lệ sử dụng rất hiệu quả cao nhất 30,4%. Các dịch vụ photo-in ấn, dịch vụ
tìm tin và lớp hướng dẫn tìm tin có tỷ lệ sử dụng chưa hiệu quả khá cao (dịch vụ photo-in ấn có
tỷ lệ 37,6%, dịch vụ tìm tin 25% và lớp hướng dẫn tìm tin 31,7%), thư viện cần đánh giá lại
hoạt động, hình thức phục vụ nhằm cải thiện tốt chất lượng phục vụ và hiệu quả sử dụng dịch
vụ.
V. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ sinh viên chính quy đến thư viện đạt 35,8%, chủ yếu ở nhóm sinh viên chính

quy khóa 39, 40 và 41 và chuyên ngành Y, Điều dưỡng và Xét nghiệm. Tần suất sử dụng thư
viện của sinh viên chính quy chưa cao, chỉ ở mức 1-2 lần/tuần, cho thấy việc tự học của sinh
viên chính quy theo yêu cầu đào tạo tín chỉ tại thư viện chưa được hiệu quả. Các nguồn tài liệu
dạng in ấn được sử dụng nhiều như sách (96,3%), luận văn – luận án (63,3%), báo – tạp chí
(43,1%). Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ hiện có của thư viện đều trên 90%, cho thấy hiệu quả của
các hoạt động giới thiệu, hỗ trợ tại thư viện đã thu hút tốt được quan tâm và tỷ lệ sử dụng của
sinh viên chính quy.
- Nguồn sách tại thư viện có mức độ đáp ứng nhu cầu sinh viên chính quy khá cao đạt
83,1%. Nhu cầu bổ sung sách chủ yếu vẫn là tài liệu tiếng Việt, trong đó sách tham khảo
73,7%, sách giáo trình là 35%. Thói quen tìm kiếm tài liệu của sinh viên chính quy vẫn phụ
thuộc nhiều vào việc tự tìm hoặc nhờ cán bộ thư viện, chưa hình thành tốt các kỹ năng tìm
kiếm thông tin đủ để có thể tự khai thác nguồn tài liệu thông qua các hướng dẫn, hỗ trợ của thư
viện như máy tra cứu, bảng hướng dẫn. Kết quả khảo sát sinh viên chính quy cho thấy hiệu quả
sử dụng các dịch vụ thư viện đáp ứng nhu cầu sinh viên chính quy khá tốt, tỷ lệ đáp ứng trung
bình 75%. Tỷ lệ nhu cầu sinh viên chính quy đối với các dịch vụ thư viện số khá cao 56,8%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Mộng Hà (2007). Vai trò của thư viện, tài nguyên học tập trong việc giảng dạy
và học tập theo học chế tín chỉ. Kỷ yếu hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy
theo học chế tín chỉ, tr. 38-42.
2. Nguyễn Văn Hành (2008). Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ
đào tạo theo tín chỉ. Tạp chí Thông tin và Tư liệu; số 1/2008
3. Nguyễn Thị Kim Dung (2013). Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên chính quy Đại
học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1/ 2013, tr. 341351

7


4. Lê Thu Hoài (2010). Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ
cho việc học tập của sinh viên chính quy năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện chính
trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Trường Đại học

Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Huyền Trang (2010). Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đáp ứng sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học của
đất nước. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, ĐH
Quốc Gia Hà Nội.
6. Ebele N. Anyaoku (2015), “Evaluating Undergraduate Students Awareness and Use of
Medical Library Resources: A study of Nnamdi Azikiwe University, Nigeria”,
International Journal of Library Science 2015, 4(3), 53-58 p.
7. Megan Oakleaf (2015), “The Library’s Contribution to Student Learning: Inspirations and
Aspirations”, College & Research Libraries, 76(3), 353-358 p.
8. Mukesh Saikia, Anjan Gohain (2013), “Use and User’s Satisfaction on Library Resources
and Services in Tezpur University (India): a study”, Library Philosophy and Practice (ejournal).
9. Octavia-Luciana, Porumbeanu Madge (2013), “Evaluation of usage patterns and promotion
of electronic resources in academic medical libraries: the case of the Central Library of the
"Carol Davila" University of Medicine and Pharmacy in Bucharest, Romania”, Qualitative
and Quantitative Methods in Libraries (QQML) ,4, 387 – 392 p.
10. Sanjay Kumar Pandey, M. P. Singh (2014), “Users’ satisfaction towards library resources
and services in government engineering colleges of guru gobind singh indraprastha
university, delhi: an evaluative study”, Journal of Library, Information and
Communication Technology (JLICT), Vol. 6 : Issue (1-2).

8



×