Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TRÊN địa bàn TP HCM GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN bền VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.63 KB, 5 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Nguyễn Đức Lệnh – NHNN chi nhánh Tp. HCM
Có thể nói giai đoạn từ 2008 – đến nay, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói
chung và họat động của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
chịu tác động ảnh hưởng không nhỏ từ những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh
chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những khó khăn từ thị trường hàng hóa,
thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, cùng với những tồn tại hạn chế trong
chính hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn hội tụ, phát sinh trở thành những vấn đề
lớn của nền kinh tế hiện nay: Nợ xấu& hàng tồn kho – đã và đang tác động ảnh hưởng
đến toàn bộ nền kinh tế. Với ý nghĩa đó bài tham luận đặt vấn đề phân tích đánh giá thực
trạng hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó
đưa ra những giải pháp để hệ thống này tăng trưởng và phát triển bền vững trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng và tác động trực tiếp như hiện nay.
Tổng quan chung hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh:
Hoạt động của các NHTMCP (14 NHTMCP Hội sở chính trên địa bàn) trên địa
bàn đến nay - tổng quan phản ánh qua một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng;
Chỉ tiêu

Tháng 10/2012

Tăng, giảm so với năm 2007

Tổng tài sản

1.089.041

3 lần


Vốn điều lệ

79.678

3,5 lần

Tiền gửi

682.433

3,1 lần

Dư nợ tín dụng

500.016

2,85 lần

<5%

-

-

-

Nợ xấu
Kết quả kinh doanh

Trong 5 năm qua, mặc dù hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu

và những khó khăn từ kinh tế vĩ mô của đất nước. Song hoạt động của các NHTMCP trên
địa bàn thành phố, xét về mặt lượng, có mức độ tăng trưởng cao về quy mô hoạt động và
hệ thống mạng lưới hoạt động. Điều này, phản ánh trên 03 phương diện chính sau:
1. Quy mô hoạt động tăng trưởng và mở rộng. Trong đó tổng tài sản đến 31/10/2012 đạt:
1.089.041 tỷ, tăng 3 lần so với năm 2007; vốn điều lệ đạt: 79.678 tỷ, tăng 3,5 lần so với
năm 2007. Gắn liền với quá trình đó, hệ thống mạng lưới hoạt động mở rộng. Một số

 


NHTMCP lớn gần như đều có Chi nhánh hoạt động trên khắp các tỉnh thành phố của cả
nước, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi; cung ứng vốn và phát triển dịch vụ ngân
hàng;
2. Hoạt động huy động vốn và tín dụng tăng trưởng cao và thị phần mở rộng. Ngoại trừ
02 năm gần đây (năm 2011 và 2012) do thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng trưởng
tín dụng theo chỉ tiêu định hướng và theo quy mô hoạt động, năng lực tài chính của mỗi
TCTD – huy động vốn và tăng trưởng tín dụng trong 02 năm qua của khối NHTMCP
thấp. Song nếu tính chung giai đoạn 5 năm, hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của
các NHTMCP trên địa bàn đạt mức tăng trưởng cao, tăng trưởng nóng. Năm 2009, tín
dụng của khối này tăng tới 62,1% và năm 2010 tăng 38,2%. Cụ thể:
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Huy động vốn
Cho vay vốn

2008

2009

2010


2011

T10/2012

25,14

48,5

43,2

9,2

6,4

13,3

62,1

38,2

11,9

0,54

+ Theo đó, thị phần tiền gửi và thị phần tín dụng của khối này gia tăng và làm thay
đổi cơ cấu thị phần trong mối liên hệ chung với các khối ngân hàng khác (phân tích khối
ngân hàng theo hình thức sở hữu). Nếu năm 2007 khối NHTMCP chiếm 41,5% tổng huy
động vốn và 43,9% tổng dư nợ tín dụng, thì đến tháng 10/2012 huy động vốn của khối
này chiếm 54,6% và dư nợ tín dụng chiếm: 49,85%;

3. Phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong hoạt động kinh doanh
hoàn thiện hơn, phổ biến, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Đây là kết quả vượt trội
trong hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua. Nếu trước năm
2007, quá trình này phát triển ở các mức độ khác nhau, thì hiện nay hầu hết tất cả các
NHTMCP trên địa bàn đã phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong
hoạt động kinh doanh. Phát triển corebanking, cho phép xử lý dữ liệu tập trung, kết nối
và thanh tóan trực tuyến trong toàn hệ thống của Tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện cho tổ
chức tín dụng khai thác và sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả hơn, thúc đẩy và phát triển
hoạt động thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ ngân hàng điện tử, đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế;
Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng tài chính tòan cầu và những khó khăn từ
nền kinh tế vĩ mô, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của các NHTMCP
trên địa bàn thành phố nói riêng gặp không ít khó khăn làm xuất hiện và bộ lộ không ít
những tồn tại hạn chế, không chỉ cần có những giải pháp khắc phục mà trong trung dài
hạn, cần thực tốt quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng đối với toàn hệ
thống ngân hàng và đối với chính mỗi TCTD: chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng,
tăng trưởng về mặt số lượng (như trước đây) sang tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng
chất lượng, hiệu quả và bền vững;
Những tồn tại hạn chế cơ bản:

 


1.Tăng trưởng thiếu ổn định và bền vững. tăng trưởng của các NHTMCP trên địa bàn
trong thời gian qua chủ yếu tăng trưởng về quy mô, về số lượng (Như đã phân tích ở
phần trên), với tốc độ tăng trưởng và phát triển thiếu ổn định: năm 2008 tăng trưởng dư
nợ tín dụng của khối này là: 13,3%; năm 2009 tăng tới 62,1%, năm 2010 là: 38,2% và
năm 2011 giảm còn 11,87%. Qúa trình này làm giảm và ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng và hiệu quả hoạt động của chính TCTD:
+ Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không hợp lý. Vốn huy động ngắn hạn là chủ

yếu, song tập trung nhiều vào cho vay trung dài hạn, cho vay bất động sản. Tiềm ẩn rủi ro
kỳ hạn. Bên cạnh đó một số Ngân hàng hệ số sử dụng vốn cao (trên 100%- trong năm
2007 -2008, có Ngân hàng hệ số sử dụng vốn tới 150%), sử dụng vốn trên thị trường II để
cho vay. Hệ quả là khi các thị trường điều chỉnh, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng
băng, một số NHTMCP gặp không ít khó khăn về thanh khoản và tác động ảnh hưởng
dây chuyền đến toàn bộ hệ thống;
+ Nợ xấu phát sinh và có xu hướng tăng. Qúa trình tăng trưởng nhanh, tăng trưởng
nóng, tiềm ẩn mức độ rủi ro tín dụng cao. Hệ quả là nợ xấu tại các NHTMCP đã và đang
có xu hướng gia tăng. Hiện nay một số ngân hàng nợ xấu cao và ở mức trên 5%;
+ Chất lượng tài sản nợ - tài sản có thấp. Một số lĩnh vực đầu tư chịu tác động
mạnh do thị trường biến động, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh.
2. Năng lực cạnh tranh thấp: Dưới góc độ quản lý, đánh giá các yếu tố hội tụ thuộc về
năng lực cạnh tranh như: vị thế của TCTD; Vốn và lợi nhuận; mức độ rủi ro và các vấn
đề liên quan khác: nguồn vốn và thanh khoản; thị phần…đặt trong mối liên hệ so sánh
với các khối Ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là khối ngân hàng nước ngoài trong
thời gian qua – phản ánh năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước nói chung và
của các NHTMCP trên địa bàn nói riêng còn nhiều hạn chế và trong điều kiện khó khăn
hiện nay, hạn chế này càng thể hiện rõ nét hơn:
+ Sự tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh và việc mở rộng quy mô hoạt
động, mạng lưới hoạt động gắn liền với hiệu quả hoạt động, các sản phẩm dịch vụ sẽ
mang lại tiện ích cho khách hàng, thu hút khách hàng và mở rộng thị phần – đó là kết quả
tăng trưởng hiệu quả, tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên trong thời gian qua, lợi thế này
của các NHTMCP đã và đang ảnh hưởng nhiều, niềm tin thị trường giảm sút. Đặc biệt
trong thời gian gần đây, khi một số vụ việc liên quan đến hoạt động ngân hàng phát sinh,
tâm lý thị trường và niềm tin của người dân ảnh hưởng, trực tiếp tác động ảnh hưởng đến
các hoạt động kinh doanh của một số NHTMCP trên địa bàn.
+ Các NHTMCP chủ yếu giành thị phần, thu hút khách hàng bằng khuyến mãi,
bằng lãi suất, chí phí tăng, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh
tranh mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến đến trật tự thị trường và việc thực hiện hiệu quả
cơ chế chính sách của NHTW về tiền tệ, tín dụng và lãi suất;

+ Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh đều giảm và tăng trưởng thấp. Huy động
vốn, cho vay vốn tăng chậm và thấp; lợi nhuận giảm mạnh; nợ xấu tăng cao. Trong khi

 


đó khối Ngân hàng nước ngoài vẫn tăng trưởng ổn định và duy trì ở mức khá. Trong tổng
kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2012, khối ngân hàng nước ngoài chiếm tới 60%;
3. Hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao. Đây là hạn chế cần đặc biệt quan tâm, có tác động ảnh
hưởng sâu với mức độ cao đối với hoạt động ngân hàng, đòi hỏi sự cần thiết phải tái cơ
cấu hoạt động, tái cấu trúc bộ máy và cơ cấu hệ thống ngân hàng đã phản ánh tất cả
những hạn chế của các NHTMCP. Trong đó hệ quả từ việc sử dụng vốn chưa hợp lý, tập
trung vốn cho vay vào lĩnh vực bất động sản; đầu tư kinh doanh tài chính: trái phiếu
doanh nghiệp; chứng khoán; kinh doanh vàng; huy động vốn và cho vay vốn bằng
vàng… có mức độ tiềm ẩn rủi ro cao và khi các thị trường biến động đã và đang tác động
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng này, tùy theo mức độ
và quy mô đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực này.
Một số nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh những tồn tai hạn chế của
các NHTMCP nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng. Trong đó các nguyên nhân
khách quan thuộc yếu tố môi trường và tác động của khó khăn kinh tế vĩ mô, của thị
trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường vàng…Song về bản chất và nguyên
nhân cơ bản, nguyên nhân sâu sắc vẫn thuộc về chính các tổ chức tín dụng, chính các
NHTMCP trong quá trình hoạt động và phát triển. Cụ thể:
Thứ nhất tăng trưởng nóng và quản trị tài sản nợ - tại sản có chưa hiệu quả. Hệ
quả từ tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm trước đây (bình quân trên 30%/năm).
Trong đó một bộ phận vốn tập trung vào lĩnh vực phi sản xuất. Đặc biệt lĩnh vực bất động
sản. Vì vậy khi thị trường này điều chỉnh, đóng băng thì khó khăn cho các TCTD nói
chung và các NHTMCP nói riêng là rất lớn, do khách hàng vay không có khả năng trả nợ.
+ Khai thác và sử dụng vốn không hợp lý, chủ yếu tập trung tín dụng, đầu tư trái
phiếu Chính phủ; tín phiếu ngân hàng Nhà nước thấp. Một số TCTD không có mục đầu

tư này. Vì vậy khi thị trường khó khăn, tín dụng gặp khó khăn, các TCTD này gặp không
ít khó khăn trong thanh khoản; trong thu nhập và đa dạng hóa đầu tư;
Thứ hai Minh bạch trong hoạt động kinh doanh chưa được tôn trọng triệt để. Đặc
biệt là trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng – lĩnh vực đòi hỏi cao, đòi hỏi đặc biệt hơn về
tính tuân thủ, tính nguyên tắc và tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Song trong
những năm qua, một số TCTD vì chạy theo lợi nhuận, vì mục tiêu kinh doanh không hợp
lý đã lách luật: lách lãi suất; đầu tư tài chính gia tăng; nhận và ủy thác đầu tư không phù
hợp bản chất và đối tượng… Dẫn đến rui ro không nhỏ. Một bộ phận nợ xấu hoặc thất
thoát vốn do sự thiếu minh bạch gây ra là hệ quả của khó khăn vướng mắc hiện nay;
Thứ ba: Nguyên nhân thuộc về các yếu tố nguồn lực và chất lượng của các nguồn
lực. Trong đó:
+ Yếu tố nguồn nhân lực, trình độ nguồn nhân lực thấp và không đồng đều ở các
cấp quản lý. Đặc biệt yếu tố đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng – những sai
phạm do yếu tố con người ở các mức độ khác nhau: từ cán bộ tín dụng; kế toán đến cán
bộ lãnh đạo tại một số TCTD liên quan đến các vụ án phát sinh có xu hướng gia tăng gần

 


đây đã phản ánh mức độ nghiêm trọng và cần đặc biệt quan tâm, có biện pháp chấn chỉnh
và thay đổi phương pháp quản lý từ chính các TCTD nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động;
+ Xây dựng hệ thống quản lý, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch không phù hợp thiếu
khoa học. Tại một số TCTD trong thời gian qua, các chỉ tiêu kế hoạch (về huy động vốn;
về cho vay; về lợi nhuận…) đã trở thành áp lực đối với các Chi nhánh, đối với mỗi các bộ
nhân viên của TCTD và hệ quả phát sinh cạnh tranh không lành mạnh, trong điều kiện
cho vay… trong tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiền tệ và
hoạt động ngân hàng, đến chính TCTD do phát sinh nợ xấu; nợ quá hạn;
+ Một số TCTD công tác dự báo, phân tích đánh giá thị trường còn hạn chế. Khi
các thị trường biến động, đặc biệt là thị trường bất động sản; thị trường vàng khó khăn

như hiện nay, có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các TCTD này;
+ Phương thức cho vay và thẩm định tín dụng, dựa quá nhiều vào TSBĐ nợ vay,
các hình thức cho vay dựa trên dòng tiền; đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả dự án
vẫn còn chưa được khai thác tối đa. Vì vậy ngay cả khi có TSĐB nợ vay là nhà cửa, đất
đai đầy đủ, thì khi xử lý thu hồi nợ vẫn tiềm ẩn rủi ro không nhỏ (thị trường bất động sản
đóng băng, khó bán, khó xử lý; thi hành án chậm…);
Giải pháp tăng trưởng và phát triển bền vững:
1.Tái cơ cấu hoạt động hiệu quả. Việc thực hiện tái cơ cấu hoạt động, tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng không chỉ đối với TCTD yếu kém, mà cần thiết và ý nghĩa quan trọng
đối với cả các TCTD mạnh. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, cũng đồng thời là cơ hội
để các NHTMCP trên địa bàn thực hiện đổi mới, tái cơ cấu hoạt động, nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động và đổi mới mô hình tăng trưởng. Đảm
bảo tăng trưởng và phát triển bền vững;
2. Xử lý nợ xấu gắn liền với tăng trưởng tín dụng hiệu quả. Đây là 02 hoạt động có mối
liên hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp và hệ quả. Trong đó nợ xấu làm cản trở quá trình tăng
trưởng tín dụng. Đòi hỏi phải xử lý nợ xấu để tăng trưởng tín dụng. Ngoài việc thực hiện
các giải pháp xử lý nợ xấu mà các TCTD đã và đang thực hiện (thông qua công ty quản
lý khai thác tài sản; xử lý dự phòng; phân loại đánh giá nợ để cơ cấu lại nợ…). Tuy nhiên
trong quá trình đó, các NHTMCP cần tập trung các giải pháp để tăng trưởng tín dụng
hiệu quả, tăng thu nhập, bù đắp chi phí và từng bước khắc phục nợ xấu, tạo sự lan tỏa tích
cực từ chính hoạt động tín dụng của mỗi TCTD.
3. Tiếp tục phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng, phát triển và cung cấp dịch
vụ tiện ích cho khách hàng, thu hút và mở rộng thị phần, tạo sự chuyển biến cơ bản từ thu
nhập dịch vụ trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Tăng trưởng bền vững nhằm hạn chế
bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro;
4. Khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, đúng bản chất kinh doanh và hoạt động trong lĩnh
vực ngân hàng. Tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nền kinh tế thực. Đầu tư
hợp lý trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN để đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhằm đảm
bảo sự ổn định trong hoạt động mỗi khi thị trường biến động.


 



×