Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

đề cươngluận văn thạc sĩ đức PHẬT, NÀNG SAVITRI và tôi của hồ ANH THÁI và ĐƯỜNG xưa mây TRẮNG của THÍCH NHẤT HẠNH dưới góc NHÌN SO SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.04 KB, 12 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tôn giáo là cội nguồn nâng đỡ sức sáng tạo của văn học
nghệ thuật. Phật giáo, cũng như những tôn giáo khác, và văn học ngay
từ khi ra đời đã có mối quan hệ mật thiết trong tiến trình lịch sử nhân
loại. Tư tưởng triết học Phật giáo là tư tưởng triết học hướng nội, chu
trọng đến chữ “tâm”, đến trực cảm tâm linh, đến trực giác. Đó là tư
tưởng triết học hướng về con người với đời sống tâm linh. Tư duy Phật
giáo gần gũi với tư duy văn học ở tính trực cảm, trực giác cảm tính và
hướng nội. Kiểu tư duy này lại phù hợp với yêu cầu sáng tạo nghệ
thuật hơn là tư duy Nho giáo. Ở phương Đông, Phật giáo đã có những
ảnh hưởng sâu đậm trong nền văn học của nhiều quốc gia từ thời trung
đại như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan… Tuy
đều tiếp thu từ chung một nguồn nhưng biểu hiện ở mỗi quốc gia lại có
sự phân hóa tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi dân tộc để tạo nên những
thành tựu rực rỡ. Trong số đó không thể không kể đến: văn học Jakata
(các truyền kì về luc sinh và tuổi xuân của Phật Tổ) ở Ấn Độ, thơ thiền
đời Đường ở Trung Quốc và thơ thiền Lí – Trần ở Việt Nam, thơ
Haiku Nhật Bản… Mặt khác, ở mỗi tác giả khác nhau thì cách sử dụng
chất liệu tôn giáo lại không giống nhau. Cho nên có thể thấy, tư tưởng
triết học và tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng khi đi vào thế giới

1


2

văn chương là đi vào những bến bờ mới sinh động, mênh mông vô tận
của dòng cảm hứng sáng tạo.


1.2. Ở Việt Nam, nhân dân ta vốn có tư tưởng dân chủ, phóng
khoáng, nên khi Phật giáo vào Việt Nam, dân tộc ta đã biết tự mở cửa
tiếp thu tinh hoa của tư tưởng Phật giáo rồi tiếp biến, chuyển hoá nó
thành cái riêng của mình, phù hợp với dân tộc mình và truyền phát,
nhân rộng tư tưởng ấy từ đời này sang đời khác. Chính cảm hứng nhân
đạo chủ nghĩa trong văn học trung đại Việt Nam là kết quả của sự gặp
gỡ giữa tư tưởng từ bi cao cả của Phật với lòng nhân ái bao dung của
dân tộc. Mối quan hệ đầu tiên của Phật giáo với văn học Việt Nam
hiện diện trong kho tàng văn học dân gian. Phần lớn trong số đó là
những Phật thoại đã tách khỏi kinh Phật hoặc lời thuyết giáo đã trở
thành truyện ngụ ngôn, hoặc truyện cổ tích của nhân dân ta. Kế đến là
thơ thiền thời Lý – Trần, tức thơ của các nhà sư và của cả những người
không tu hành nhưng am hiểu và yêu thích triết lí Phật giáo, bày tỏ
trực tiếp hay gián tiếp triết lí, cảm xuc hay tâm lí Thiền. Đó là văn học
thời kì trung đại. Cảm hứng đó kéo dài mãi đến thời hiện đại, nhất là
sau khi cả dân tộc đã trải qua nhiều biến cố quan trọng trong thế kỉ
XX. Con người bắt đầu lại và tiếp tục khai phá nguồn mạch tâm linh
để tìm ra chính mình. Đề tài Phật giáo xuất hiện trở lại trên văn đàn
như một sự tất yếu. Cũng giống như thời trung đại, đội ngũ sáng tác
văn học theo cảm hứng Phật giáo thời kì hiện đại vẫn là các nhà sư và
2


3

những nhà văn chuyên nghiệp. Có thể điểm qua một số sáng tác nổi
bật theo hướng này như Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh
Thái và Đường xưa mây trắng của hòa thượng Thích Nhất Hạnh.
1.3. Hồ Anh Thái được xem như một hiện tượng văn chương
của thế hệ văn nhân thời hậu chiến sau 1975. Ngay từ những năm 80

của thế kỉ XX, Hồ Anh Thái đã sớm gây dựng được tên tuổi của mình
thông qua những truyện ngắn với but pháp thực sự mới mẻ. Đầu
những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước
Âu – Mỹ, đặc biệt là sáu năm tại Ấn Độ, ông trở lại văn đàn với những
chùm truyện ngắn độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: Người
đứng một chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi
chác… Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao và
gây tranh luận như Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày,
Bốn lối vào nhà cười, Mười lẻ một đêm… Năm 2001, Nhà văn Lê
Minh Khuê có nhận xét về tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng,
Hồ Anh Thái viết từ 1986: Có lẽ ngay từ ngày ấy, tác giả này đã ý
thức rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập được với dòng văn học
chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện
thực giản đơn [3]. Tên tuổi của nhà văn ngày càng được khẳng định
một cách vững chắc theo thời gian. Hồ Anh Thái đặc biệt quan tâm
đến mảng đề tài về Ấn Độ và đã cho ra đời không ít tác phẩm về xứ sở
huyền bí này như Người Ấn, Người đứng một chân, Chuyện cuộc đời
3


4

Đức Phật, Đến muộn, Kiếp người đi qua, Tiếng thở dài qua rừng kim
tước… Tuy nhiên, khi tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi ra đời
vẫn gây ra nhiều tranh luận. Anh Chi trong bài “Hiện tượng văn
chương Hồ Anh Thái” đã có nhận định khá sắc sảo: “Đây là một đề tài
lớn cho văn chương nhiều dân tộc, và là vấn đề lớn của đời sống hôm
nay, sẽ nhìn nhận thế nào đây về lịch sử, về con người Đức Phật qua
màn sương mù mịt của 26 thế kỷ. Sáng tạo đầu tiên có tính chìa khoá
để mở ra mọi vấn đề là nhà văn đã tạo được mối liên kết giữa lịch sử

và thực tại” [3]. Điểm quan trọng ở đây chính là việc cuốn sách đã
khai thác hình tượng Đức Phật thông qua lăng kính của một học giả
nghiên cứu văn hóa Ấn Độ với nhiều cứ liệu lịch sử kết hợp với quan
điểm cá nhân của một tiểu thuyết gia. Vì thế, hình tượng Đức Phật
hiện lên trong tính đa dạng như chính cuộc sống.
Khác với Hồ Anh Thái, hòa thượng Thích Nhất Hạnh trước hết là
một nhà tu hành. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Ông sinh
ra ở Thừa Thiên Huế năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16
tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là nhà lãnh đạo Phật
giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lai Lạt-ma”
[32]. Ông viết nhiều về Phật giáo và nổi bật lên trong số đó là tiểu
thuyết Đường xưa mây trắng. Tác phẩm là một thiên anh hùng ca tỏ
bày lòng ngưỡng mộ chân thành trước một lối sống gương mẫu đầy
những hành vi và mục đích cao cả của Buddha qua cái nhìn của Thích
4


5

Nhất Hạnh. Toàn bộ câu chuyện theo suốt bước chân Đức Phật từ khi
sinh ra cho đến luc nhập diệt cũng như tái hiện lại lịch sử Phật giáo
những ngày đầu khai sinh. Có thể nói Đường xưa mây trắng hoàn toàn
bám sát những gì đã được kể lại trong kinh Phật.
Hiện nay ở Việt Nam, Hồ Anh Thái là một tác giả được nghiên
cứu khá nhiều. Ngay cả tiểu thuyết rất mới là Đức Phật, Nàng Savitri
và tôi cũng đã kịp đưa vào bình luận, đánh giá. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu thường chỉ đi vào tìm hiểu các tác phẩm của ông
trong cả hệ thống sáng tác chứ chưa đặt nó trong mối tương quan với
một tác giả, tác phẩm nào khác. Còn Đường xưa mây trắng vốn đã ra
đời từ lâu nhưng vì một số lí do mà đến năm 2007 mới được xuất bản

lần đầu tiên ở Việt Nam. Do đó, không nhiều người biết đến cuốn sách
này, nhưng không vì vậy mà giá trị của nó kém đi trong cộng đồng văn
chương thế giới. Thực tế, Đường xưa mây trắng đã bán được hơn một
triệu bản tại Bắc Mỹ và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, trong đó có
tiếng Hindu. Nhận thấy một số tương đồng mà khởi điểm là đều viết
về một nhân vật đã góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới, chung tôi
cho rằng, việc so sánh hai cuốn sách này sẽ góp phần làm rõ sự tương
đồng và khác biệt về nội dung cũng như nghệ thuật giữa hai tác phẩm
được viết bởi hai tác giả có xuất phát điểm khác nhau. Về lí thuyết, so
sánh hai tác phẩm này là một bước nhỏ để góp phần tìm hiểu sự vận
động nội tại trong nền văn học Phật giáo nói riêng, từ đó hiểu được
5


6

những đóng góp của hai tác giả này đối với nền văn học nước nhà
chung. Do đó, chung tôi chọn “Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ
Anh Thái và Đường xưa mây trắng của Thích Nhất Hạnh dưới góc
nhìn so sánh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tác giả Hồ Anh Thái vốn dĩ được đánh giá cao với chùm truyện
ngắn về Ấn Độ và sau đó là những tác phẩm gây tranh luận như Cõi
người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười,
Mười lẻ một đêm… Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi đã có
hàng loạt công trình nghiên cứu cũng như rất nhiều bài viết ngắn về
ông. Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Nghệ thuật
trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Phạm Thị My (ĐH Sư
phạm Hà Nội, 2004), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
của Nguyễn Thanh Tâm (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011),

Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác Hồ Anh Thái của Bùi Ngọc Anh
(ĐH Sư phạm Hà Nội, 2012),… Có thể nhận thấy rằng, đa phần các
công trình nghiên cứu lớn về Hồ Anh Thái đều tập trung vào các
phương thức biểu hiện đặt trong mối quan hệ của cả hệ thống tác phẩm
mà hiếm khi đi sâu vào một tác phẩm cụ thể nào. Nếu có thì cũng chỉ
là một số bài viết thuộc dạng giới thiệu tác phẩm. Tình trạng này đã
hoàn toàn thay đổi khi Đức Phật, nàng Savitri và tôi ra đời.

6


7

Đức Phật, nàng Savitri và tôi ra mắt bạn đọc vào năm 2007.
Khoảng thời gian từ đó đến nay không hẳn đã dài nhưng cũng đủ để
tác phẩm khẳng định bản thân trong làng văn Việt Nam. Hàng loạt bài
phê bình được viết bởi các tác giả uy tín xuất hiện trên văn đàn như
Phật sử và hư cấu văn chương (Hoài Nam), Diễn tả cái vô minh bằng
tiểu thuyết (Thích Chơn Thiện)… PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái
trong bài viết Đức Phật, nàng Savitri và tôi có nhận xét: “(…) Lần đầu
tiên (ít nhất là ở Việt Nam), Đức Phật hiển thị trong tiểu thuyết này
như một nhân vật tiểu thuyết. Ngài đã hoàn toàn được khúc xạ trong
ánh sáng hư cấu, được hiển hiện trong mơ của một nhà tiểu thuyết tay
nghề cao, với ý niệm độc đáo về lao động viết tiểu thuyết như một giấc
mơ dài” [27]. Còn nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế thì cho rằng: Đây
là cuốn sách được viết ra không bình thường trong thời đại hiện nay.
Và sẽ còn lâu lắm văn chương Việt mới có một nhà văn đủ tự tin cũng
như tài năng để động vào bàn phím viết về đề tài này [14].
Viết về một nhân vật lịch sử vốn không hề dễ dàng, mà viết về
một con người như Đức Phật lại càng phức tạp. Bởi lẽ đức tin về tôn

giáo là vô cùng thiêng liêng mà chỉ cần có chut sai lệch không tạo
được sự đồng tình nơi giáo chung thôi cũng đủ gây nên tai họa. May
mắn thay, cả người được coi là đệ tử Phật môn như hòa thượng Thích
Chơn Thiện cũng đã nói về tác phẩm với một niềm ưu ái chân thành:
Tập sách là một tiểu thuyết rõ ràng, mà sao nghe như lời ký sự hành
7


8

hương xứ Phật? […]Hình ảnh Đức Phật ở đây xuất hiện thật dung dị
và gần gũi với con người. Đạo Phật là thế. Giản dị mà siêu thế [28].
Vậy thì, thành công của “Đức Phật, nàng Savitri và tôi” là một điều
không thể phủ nhận.
Với Đường xưa mây trắng của hòa thượng Thích Nhất Hạnh,
mọi chuyện có lẽ hơi khác một chut. Đầu tiên cần phải biết rằng Thích
Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo
cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ông là
người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism)
trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của mình. Các sáng
tác của thiền sư khá phong phu về thể loại như truyện, thơ, khảo
luận… và dồi dào về số lượng. Trong đó nổi bật nhất là tiểu thuyết
Đường xưa mây trắng được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1990 ở
nước ngoài và lần đầu tiên vào năm 2007 ở Việt Nam. Theo chung tôi
khảo sát, ở nước ta hiện nay không có công trình nghiên cứu hay chí ít
là bài phê bình về tác giả nói chung và tác phẩm Đường xưa mây
trắng nói riêng. Có lẽ người ta vẫn chu ý nhiều về vai trò tôn giáo của
thiền sư Thích Nhất Hạnh hơn là sự nghiệp văn học của ông. Tình
trạng này cũng diễn ra tương tự ở phương Tây nơi ông có nhiều hoạt
động tôn giáo nhất.

Chung tôi ghi nhận được rằng, ngoài những nghiên cứu về Dòng
tu Tiếp Hiện (“Tiếp” có nghĩa tiếp xuc, tiếp nhận, “Hiện” có nghĩa
8


9

thực

hiện;

tên tiếng

Anh là The

Order

of

Interbeing, tiếng

Pháp là L’ordre de l’interêtre) và bàn về khái niệm “Phật giáo dấn
thân”, hầu như chỉ có một số bài viết ngắn giới thiệu sách Đường xưa
mây trắng của các blog cá nhân và nhà xuất bản phương Tây. Như bài
bình luận đăng trên Mantra Blogs bởi Harsh Vardhan Dutta: Cuốn
sách “Đường xưa mây trắng” ngoài việc bám sát những chi tiết về
cuộc đời Đức Phật thì nó đã đào sâu vào những lời dạy sâu sắc và
tinh tế của ngài theo cách mà thậm chí một người bình thưởng không
có nền tảng Phật học cũng sẽ tìm thấy chính mình trên con đường an
nhiên khi trang cuối cùng khép lại [4].

Về vấn đề so sánh hai tác giả, tác phẩm này thì cho đến nay
chung tôi chưa tìm thấy một bài viết nào. Tuy nhiên, những ý kiến
đánh giá khác nhau từ giới nghiên cứu và bạn đọc là những gợi mở
đầy quý báu để chung tôi tiếp tục khai phá hai tác phẩm trong phạm vi
luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các yếu tố về nội
dung và nghệ thuật mang tính đối sánh trong Đức Phật, nàng Savitri
và tôi và Đường xưa mây trắng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong hai tác
phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái (ấn bản của nhà

9


10

xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007) và Đường xưa mây trắng của Thích
Nhất Hạnh (nhà xuất bản Đà Nẵng, 2011).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu những vấn đề mà luận văn đặt ra, có thể tiến hành
bằng nhiều phương pháp. Trong quá trình nghiên cứu, chung tôi sử
dụng một số phương pháp cụ thể sau:
4.1. Phương pháp thống kê
Trong quá trình triển khai đề tài, chung tôi thực hiện việc thống
kê một số chi tiết được tác giả sử dụng lại nhiều lần trong hai tác
phẩm, qua đó làm rõ một số vấn đề về đặc trưng nghệ thuật và ý đồ
của mỗi nhà văn.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Vận dụng phương pháp này, đầu tiên chung tôi tiến hành khảo sát

hai tác phẩm, phân tích các dẫn chứng trong thế đối sánh nhằm làm nổi
bật luận điểm cần triển khai, từ đó khái quát vấn đề nghiên cứu.
4.3. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp cốt lõi trong luận văn của chung tôi. Trong
quá trình nghiên cứu, chung tôi tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra
những tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm cũng như những đóng
góp của chung đối với nền văn học dân tộc nói chung và văn học Phật
giáo nói riêng.
10


11

5. Đóng góp của đề tài
5.1. Bằng việc đặt hai tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi
và Đường xưa mây trắng dưới góc độ so sánh, chung tôi muốn làm rõ
vấn đề vẫn hay trở đi trở lại trong văn học nói riêng và nghệ thuật nói
chung. Đó là dù sử dụng những nguyên liệu giống nhau nhưng mỗi tác
giả lại có một cách xử lí khác nhau để sáng tạo nên những tác phẩm
mang cá tính riêng của mỗi người. Từ đó có thể rut ra được một số nét
về phong cách sáng tác của từng tác giả.
5.2. Tôn giáo là đề tài đã trở đi trở lại trong không biết bao
nhiêu sáng tác văn chương trên thế giới. Qua mỗi lần phản ánh, vấn đề
này lại được khuc xạ qua lăng kính chủ quan của người viết và do đó
cũng trở nên lung linh, muôn màu muôn vẻ. Tìm hiểu sự ảnh hưởng
của tôn giáo trong văn học là một vấn đề không còn mới nhưng cũng
không bao giờ là kết thuc. Chính vì vậy, thông qua việc so sánh hai tác
phẩm trên, chung tôi mong muốn được góp một phần nhỏ khám phá vẻ
đẹp của văn hóa nói chung và tôn giáo nói riêng khi đi vào văn học.
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm có ba chương:
Chương 1. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG ĐỨC PHẬT, NÀNG
SAVITRI VÀ TÔI VÀ ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG

11


12

Chương 2. CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU TRONG ĐỨC PHẬT,
NÀNG SAVITRI VÀ TÔI VÀ ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG
Chương 3. NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ HÌNH ẢNH BIỂU
TƯỢNG TRONG ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI VÀ
ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG

12



×