Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT điều TRỊ hội CHỨNG ỐNG cổ TAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.33 MB, 34 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay là phương pháp điều trị
triệt để nhất, chỉ định khi bệnh nhân đến trong giai đoạn trung bình trở lên, điều
trị nội khoa thất bại [1], được thực hiện đầu tiên bởi Sir James Learmonth từ
năm 1929 (báo cáo năm 1933) [2],[3]. Đây là phẫu thuật khá phổ biến, tại Mỹ
có khoảng 200.000 ca mỗi năm [2]. Các phương pháp mổ mở truyền thống, mổ
mở ít xâm lấn được áp dụng từ lâu. Trên thế giới phẫu thuật nội soi được
nghiên cứu từ năm 1985, ứng dụng trên lâm sàng bởi Chow J C, Okutsu
(1987), sau đó đã có nhiều báo cáo về phẫu thuật nội soi OCT, các báo cáo này
cho kết quả khả quan: Chow.J.C (1989), Okutsu (1989), Agee.J.M, Tortosa
R.D, Palmer C.A (1990), Lewieky (1994)… [4],[5],[6],[7],[8],[9],[10],[11] qua
các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm: sẹo mổ nhỏ trên
cổ tay thẩm mỹ, ít đau, thời gian hồi phục nhanh hơn, có thể triển khai rộng rãi
ở các cơ sở y tế. Các phẫu thuật ít xâm lấn có hoặc không dùng trợ cụ cũng đã
được áp dụng vào lâm sàng [12],[13],[14],[15] đạt được kết quả điều trị tốt.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu dưới hướng dẫn siêu âm đang được nghiên cứu và
đưa vào áp dụng, là một hướng đi mới trong phẫu thuật điều trị hội chứng ống
cổ tay [16],[17]. Tiểu luận này được thực hiện với mục tiêu hệ thống lại các
phương pháp phẫu thuật điều trị HCOCT, từ đó đưa ra sự lựa chọn hợp lý, tùy
thuộc vào mức độ của bệnh, trang thiết bị và trình độ của phẫu thuật viên.


2

NỘI DUNG
1. Lịch sử của phẫu thuật HCOCT
- Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) được Sir James Paget
mô tả đầu tiên từ năm 1854 [3],..
- Leviss D, Miller EM (1922) mô tả 3 trường hợp chèn ép thần kinh giữa


sau trật xương nguyệt, cải thiện sau mổ lấy bỏ xương nguyệt [3].
- Năm 1933, Learmonth báo cáo 2 trường hợp điều trị bằng phẫu thuật
cắt dây chằng ngang, giải phóng chèn ép thần kinh giữa. Ca thứ nhất được
thực hiện năm 1929 cắt dây chằng ngang cho bệnh nhân bị khớp giả xương
thuyền, chèn ép thần kinh. Ca thứ hai do viêm khớp được phẫu thuật năm
1930. Được coi là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật này, mở ra hướng mới
điều trị chèn ép thần kinh giữa trong HCOCT [3]. Các phẫu thuật sau này
cũng dựa trên nguyên tắc là cắt dây chằng ngang giải phóng chèn ép thần kinh
giữa, chỉ khác nhau về cách tiếp cận. Cannon và Love (1946) công bố 38
trường hợp phẫu thuật cắt dây chằng ngang, bài báo này cũng mô tả rõ kỹ
thuật mổ [18]. Phalen báo cáo hàng trăm ca vào các năm 1950, 1951, 1957
[19],[20],[21] đạt kết quả điều trị tốt.
- Phẫu thuật nội soi được nghiên cứu từ năm 1985, được ứng dụng trên
lâm sàng bởi Chow J C, Okutsu (1987), sau đó đã có nhiều báo cáo về phẫu
thuật nội soi OCT, các báo cáo này cho kết quả khả quan: Chow.J.C (1989),
Okutsu (1989), Agee.J.M, Tortosa R.D, Palmer C.A (1990), Lewieky (1994)…
Sau đó một số tác giả nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp mổ ít xâm lấn,
có hoặc không dùng trợ cụ. Các phương pháp này cũng mang lại kết quả tốt,
chi phí rẻ hơn.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu dưới hướng dẫn siêu âm mới được nghiên
cứu và áp dụng trên lâm sàng, với vết mổ từ 2-3mm, sử dụng dao cắt được


3

thiết kế nhỏ gọn, cắt ngầm qua da quan sát bằng siêu âm. Bước đầu cho kết
quả tốt, tuy nhiên cần có thời gian đánh giá lâu hơn.
2. Chỉ định điều trị phẫu thuật [2],[22]
 Bệnh nhân đến khám với dấu hiệu rối loạn cảm giác, phân độ lâm
sàng từ mức độ trung bình trở lên (độ II), teo cơ ô mô cái.

 Triệu chứng cơ năng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống dựa trên bảng
điểm Boston questionnaire từ mức độ trung bình trở lên, kèm theo test Phalen
30s (+).
 Điều trị nội khoa trên 3 tháng không cải thiện triệu chứng cơ năng,
điểm Boston questionnaire (BQ), thực thể.
 Phân độ bất thường điện sinh lý thần kinh từ độ 2 trở lên
3. Lựa chọn kỹ thuật:
- Khi bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, việc lựa chọn phương pháp phẫu
thuật cần dựa vào mức độ, nguyên nhân gây chèn ép, điều kiện trang thiết bị
và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
- Phẫu thuật mở được chỉ định cho các trường hợp cần phải mở rộng để
giải quyết các nguyên nhân: chèn ép do khối u, cắt lọc màng hoạt dịch viêm,
bị gout nặng, trật khớp, những trường hợp cần mở bao thần kinh, mổ lại, hoặc
trong trường hợp phẫu thuật viên quen dùng kỹ thuật này [2],[22].
- Phẫu thuật ít xâm lấn, nội soi được chỉ định trong các trường hợp còn
lại, trang thiết bị đầy đủ, phẫu thuật viên có kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật
[23],[24],[25].
4. Các kỹ thuật mổ điều trị HC OCT
4.1. Mổ mở kinh điển (open carpal tunnel release - OCTR)
Phương pháp này được Learmonth thực hiện đầu tiên năm 1929 và báo
cáo năm 1933. Nguyên lý là cắt hết chiều dài TCL, giải phóng chèn ép thần
kinh giữa. Các tác giả sau này đã nghiên cứu thêm và mô tả các đường mổ


4

khác nhau ở mặt trước cổ tay: Hình chữ S, zigzag, đường mổ ngang hay theo
chiều dọc như Milford 1963, Phalen 1966, Inglis 1972, Taleisnik 1973,
Bonola 1981, Razemon 1982, Eversman 1982 [22]. Trong đó phổ biến nhất là
đường mở dọc mặt trước cổ tay.

Tuy nhiên phương pháp này cũng gặp một số vấn đề: Sẹo xấu, đau, xơ
dính da và thần kinh, tổn thương nhánh gan tay của thần kinh giữa, phục hồi
sau mổ chậm [2],[22],[26].

Hình 1: Các đường mổ mở kinh điển [22]


5

Hình 2: Nhánh cảm giác da gan tay của thần kinh giữa [26]
4.1.1. Chỉ định:
Ngày nay đường mổ này còn áp dụng trong các trường hợp: mổ lại,
trong các bệnh lý chèn ép do khối u, trong trường hợp cần mở rộng để cắt lọc
màng hoạt dịch viêm và mở bao thần kinh trong giai đoạn nặng chèn ép lâu
ngày. Những bệnh nhân bị gout, cử động ngón tay hạn chế cũng nên mở rộng,
kiểm tra, cắt lọc tổ chức hạt tophi chèn ép, lắng đọng trên gân. Hoặc trong
trường hợp có trật xương nguyệt ra trước có chỉ định lấy bỏ hoặc đặt lại cũng
sử dụng đường mổ này [2],[22].
4.1.2. Kỹ thuật (đường mổ dọc gan tay):
a. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay cơ bản
- Bệnh nhân: Được gây mê hoặc tê đám rối, nằm ngửa trên bàn mổ, tay
dạng để trên bàn, ga rô cánh tay.
b. Các bước phẫu thuật:
- Rạch da dọc trước cổ tay, thường theo nếp lằn dọc ở mặt gan cổ tay.
Chú ý nhánh gan tay của thần kinh giữa tách ra trên OCT, đi nông dưới da,
tách các nhánh, tránh làm tổn thương gây tê bì, đau sau mổ.


6


Hình 3: Đường mổ [27]
- Rạch cân nông cổ tay theo chiều dọc, đây là lớp cân nông ngay dưới
da, chạy theo chiều dọc, nối phía trên với gân gan tay dài, phía dưới với cân
nông bàn tay. Qua lớp này nhìn thấy TCL.

Hình 4: Rạch da và cân gan tay [27]
- Bộc lộ TCL: là dây chằng có hướng các sợi xơ nằm ngang, chắc, dầy
hơn lớp cân. Rạch dọc dây chằng theo chiều vết mổ từ trên xuống dưới. Chú ý
nhánh vận động cho ô mô cái thường tách ngay bờ dưới dây chằng ngang, ở
bên bờ quay. Nhánh này có nhiều biến thể, có thể tách ra trên ống cổ tay đi
vào trong ống cổ tay cùng thần kinh giữa, hay tách ra trong OCT, xuyên qua
TCL vào ô mô cái. Khi rạch xuống dưới cũng tránh không làm tổn thương
cung mạch gan tay nông, cung mạc này nằm cách bờ dưới TCL khoảng 1cm.


7

Hình 5: Cắt dây chằng ngang cổ tay (TCL) [27]
- Kiểm tra, có thể cắt lọc màng hoạt dịch viêm, lấy u chèn ép, gỡ dính.

Hình 6: Cắt TCL hết chiều dài, có thể cắt lọc màng hoạt dịch viêm [27]

Hình 7: Dây thần kinh giữa bị chèn ép trong OCT (đoạn trên phì đại) [27]


8

- Khâu da 1 lớp, cắt chỉ sau mổ 2 tuần.


Hình 8: Khâu da [27]
- Sau mổ dùng kháng sinh, giảm đau, chống viêm. Có thể dùng kháng sinh
dự phòng. Tập phục hồi chức năng sớm sau mổ, tránh dính gân và thần kinh.
4.2. Các phương pháp mổ mở nhỏ ít xâm lấn
Các nghiên cứu sau này về mổ mở với đường mổ nhỏ ít xâm lấn (limitedopen carpal tunnel release), có hoặc không dùng trợ cụ, kết hợp với tập phục
hồi chức năng sớm, đã mang lại kết quả khả quan. Bệnh nhân đỡ đau hơn, sẹo
nhỏ thẩm mỹ hơn [12],[13],[14],[15]. Tuy nhiên nếu làm không đúng kỹ thuật
vẫn có nguy cơ gây nên các biến chứng: tổn thương nhánh cảm giác gan tay
của thần kinh giữa, cung mạch gan tay nông, nhánh vận động ô mô cái, không
cắt hết TCL [28], [29].
Phương pháp này không áp dụng được cho những trường hợp chèn ép do
khối u, trật khớp, hay những trường hợp phải cắt lọc tổ chức viêm, tổ chức hạt
tophi, hoặc phải mở bao thần kinh.
4.2.1. Mổ mở ít xâm lấn với đường mổ gan tay
- Chuẩn bị như phẫu thuật mổ mở kinh điển.
- Kỹ thuật:
+ Đường mổ: Rạch dọc 1.5-2cm mặt trước gan tay tương ứng với TCL,
hướng đường mổ dọc theo trục khe ngón 3-4.


9

Hình 9: Đường mổ [30]
+ Sau khi rạch da, dùng 2 van nhỏ banh vết mổ, sẽ thấy cân cổ tay gồm
các sợi xơ chạy dọc từ trên xuống dưới, rạch dọc cân và tách sang hai bên sẽ
thấy TCL là những sợi xơ màu trắng, các thớ sợi nằm ngang, dày, chắc.

Hình 10: Rạch 1 phần TCL vào OCT [30]
+Rạch lớp TCL theo chiều rạch da hết chiều dày sẽ thấy thần kinh giữa
và các gân gấp.

+ Dùng kéo cắt ngầm TCL dưới da hết chiều dài


10

Hình 11: Đường mổ nhỏ, cắt TCL ngầm dưới da [30]

Hình 12: TCL đã cắt [30]
+ Khâu da một lớp.
+ Tập phục hồi chức năng, sau mổ dùng kháng sinh, chống viêm giảm đau.
4.2.2. Mở nhỏ ít xâm lấn có dùng trợ cụ
Sau khi phẫu thuật nội soi được nghiên cứu và thực hiện thành công, một
số tác giả đã nghiên cứu một số trợ cụ đặc biệt để hỗ trợ cho phẫu thuật ít xâm
lấn, phương pháp này có tiết kiệm chi phí hơn so với mổ nội soi, một số
nghiên cứu cho thấy cải thiện tốt về lâm sàng. Tuy nhiên cũng có một số báo
cáo về một số biến chứng: tổn thương nhánh cảm giác gan tay, bó mạch thần
kinh trụ, cung mạch gan tay nông, nhánh vận động ô mô cái [14].
Có nhiều loại trợ cụ khác nhau, tùy thuộc vào kỹ thuật của các tác giả.
- Kỹ thuật: Có thể sử dụng đường mổ nhỏ ở gan tay hoặc nếp lằn cổ tay,
hoặc hai đường mổ ở cổ tay và gan tay. Điểm chung của các kỹ thuật này là


11

dùng đường mổ nhỏ bộc lộ OCT, tách TCL khỏi các thành phần xung quanh
bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó cắt ngầm TCL bằng trợ cụ.

Hình 13: Dụng cụ và kỹ thuật mổ ít xâm lấn với Indiana tome, đường mổ
gan tay [14]


Hình 14: Kỹ thuật mổ ít xâm lấn với hai vết mổ nhỏ có trợ cụ [31]


12

Hình 15: Kỹ thuật mổ ít xâm lấn với trợ cụ (Paine Retinaculotome) đường
mổ cổ tay [32]
4.3. Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi cắt dây chằng ngang (Endoscopic carpal tunnel release
-ECTR) được nghiên cứu từ năm 1985, được ứng dụng trên lâm sàng từ 1987,
cùng thời gian đó có nhiều báo cáo về phẫu thuật nội soi OCT: Chow.J.C,
Okutsu, Agee.J.M. Các kỹ thuật này có khác nhau về dụng cụ và lối vào, việc
mở nhỏ, quan sát và cắt TCL qua nội soi có những ưu điểm: thẩm mỹ, đau ít,
thời gian phục hồi nhanh hơn.
Tuy nhiên cũng có 1 số báo cáo về các biến chứng: không cắt hết TCL,
tổn thương bó mạch thần kinh trụ, nhánh cảm giác gan tay của thần kinh giữa,
cung mạch gan tay nông, nhánh vận động ô mô cái. Mặc dù các biến chứng


13

này chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu xảy ra ở các phẫu thuật viên mới thực hiện kỹ
thuật, chưa có nhiều kinh nghiệm [33],[34].
4.3.1. Chỉ định
- Cũng như kỹ thuật mổ ít xâm lấn, kỹ thuật này được áp dụng cho các
trường hợp HCOCT có chỉ định mổ, loại trừ những trường hợp chèn ép do
khối u, trật khớp, hay những trường hợp phải cắt lọc tổ chức viêm, tổ chức hạt
tophi, hoặc phải mở bao thần kinh.
4.3.2. Kỹ thuật nội soi 2 lỗ vào
- Điển hình là kỹ thuật của Chow. Với hai ngõ vào ở cổ tay và gan tay.

- Kỹ thuật.
+ Dụng cụ: bộ dụng cụ bàn tay, bộ dụng cụ nội soi 2 ngõ.

Hình 16. Bộ dụng cụ phẫu thuật [35]
+ Bệnh nhân nằm ngửa, tay dạng trên bàn, sát trùng, dồn máu, ga rô.


14

Hình 17: Tư thế phẫu thuật [35]
+ Rạch da nhỏ 2 đường vào:

Hình 18: Hai đường mổ cổ tay và gan tay [35]
+ Dùng cannula đưa vào vết mổ cổ tay, qua OCT, đưa qua vết mổ gan tay

Hình 19: Đưa cannula vào ống cổ tay [35]
+ Đưa camera qua cannula quan sát TCL qua ngõ cổ tay, đưa dao cắt vào
ngõ dưới.


15

Hình 20: Đưa camera và dao cắt [35]
+ Quan sát và cắt TCL

Hình 21: Cắt TCL [35]
+ Có thể đổi ngõ camera và dao cắt để cắt hết TCL

Hình 22: Đổi ngõ camera và dao cắt [35]
+ Khâu vết mổ 1 lớp.

+ Tập phục hồi chức năng, cắt chỉ sau mổ 2 tuần.
4.3.3. Kĩ thuật mổ nội soi 1 ngõ vào
4.3.3.1. Kĩ thuật mổ nội soi 1 ngõ vào
- Đại diện cho kỹ thuật này là kỹ thuật của John Agee, với 1 ngõ vào ở
cổ tay.
- Kỹ thuật:
+ Dụng cụ: bộ phẫu thuật bàn tay, bộ dụng cụ nội soi 1 ngõ.
+ Bệnh nhân nằm ngửa, tay dạng trên bàn, sát trùng, dồn máu, ga rô.


16

+ Rạch da: rạch da 1 cm ngang nếp lằn cổ tay, từ bờ trong gân gan tay
dài đến xương đậu

Hình 23: Đường rạch da [25]
+ Bộc lộ OCT: qua đường rạch da bộc lộ OCT, cắt cân, mở rộng lỗ vào,
tách mặt dưới TCL với các thành phần khác.

Hình 24: Tách, nong rộng lỗ vào[25]
+ Đưa Camera vào quan sát TCL

Hình 25: Đưa dao và camera quan sát TCL [25]
+ Cắt TCL dưới quan sát camera


17

Hình 26: TCL đã cắt 1 phần và hoàn toàn[25]
+ Khâu da 1 lớp

+ Tập phục hồi chức năng, cắt chỉ sau mổ 2 tuần
4.3.3.2. Phẫu thuật nội soi 1 ngõ vào với đường mổ gan tay, [36]

Hình 27: Nội soi 1 ngõ vào gan tay [36]
4.4. Phẫu thuật tái tạo TCL
- Chức năng của TCL như là 1 ròng rọc của gân gấp, một số tác giả đo
lực cầm nắm ở người đã cắt dây chằng ngang trong tư thế cổ tay gấp 20⁰ giảm
hơn so với tư thế cổ tay duỗi 20⁰. Vì vậy có một số nghiên cứu phẫu thuật tái
tạo TCL sao cho vẫn còn chức năng của ròng rọc gân, nhưng không gây chèn
ép thần kinh giữa [37]. Tuy nhiên sự yếu hơn của lực cầm nắm trong tư thế


18

gấp không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân. Vì thế phẫu
thuật này không phổ biến rộng rãi.
- Phẫu thuật này có thể dùng vạt của TCL sau đó khâu lại tạo thành dây
chằng mới dài hơn, hoặc dùng một phần gân gấp cổ tay quay để tái tạo, thần
kinh giữa đưa ra trước.

Hình 28: Tạo vạt từ TCL [37]

Hình 29: Dùng một phần gân gấp cổ tay quay tái tạo TCL [37]


19

4.5. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu dưới hướng dẫn siêu âm (Ultra–
Minimally Invasive Sonographically Guided)
Hay còn gọi là phẫu thuật cắt dây chằng ngang qua da dưới hướng dẫn

siêu âm (Percutaneous Ultrasound-Guided Carpal Tunnel Release – PCTR).
Đây là phẫu thuật với vết mổ nhỏ khoảng 2mm, với dụng cụ là dao cắt nhỏ
2mm, đưa qua vết mổ phía trên nếp lằn cổ tay vào OCT, dưới hướng dẫn của
siêu âm cắt TCL [16],[17].

Hình 30: Dụng cụ và kỹ thuật cắt TCL dưới hướng dẫn siêu âm[17].
5. Điều trị và theo dõi sau mổ:
- Sau mổ bệnh nhân được dùng kháng sinh, có thể dùng kháng sinh dự
phòng, thuốc giảm đau chống viêm phi steroid, các chế phẩm vitamine nhóm
B. Có thể dùng nẹp cổ tay hỗ trợ trong tuần đầu, bỏ nẹp khi tập.
- Thay băng hằng ngày, cắt chỉ sau mổ 2 tuần.
- Khám lại theo hẹn, bệnh nhân được làm điện sinh lý thần kinh, đánh
giá thang điểm BQ.


20

- Sự hồi phục sau phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ nặng, thời gian bị
bệnh, phương pháp phẫu thuật và tập luyện sau mổ. Một số bệnh nhân nặng,
mất cảm giác vùng chi phối thần kinh giữa, khi hồi phục có thể sẽ có quãng
thời gian cảm giác tê tăng lên do sự dẫn truyền thần kinh hồi phục, tuy nhiên
cảm giác này sẽ giảm dần và hết sau một thời gian nhất định.
- Tập phục hồi chức năng [38]
+ Trong 2 tuần đầu:
Tập sớm ngay sau mổ, với mục đích :Kiểm soát phù nề, giữ hết tầm vận
động của ngón, ngăn ngừa dính gân gấp , giữ cổ tay ở tư thế cơ năng.
Cụ thể: tập các bài tập gấp duỗi ngón tay thụ động và chủ động, bỏ nẹp
tập nhẹ cổ tay, nếu sưng nề có thể sử dụng một vài loại tất bao trùm cổ tay
đến đầu các ngón tay.


Hình 31: Bài tập các ngón tay sau phẫu thuật [38]

Hình 32: Điều trị phù nề sau mổ HC OCT [38]


21

+ Tuần 3,4:
Xoa bóp làm mềm sẹo mổ, tăng cường độ tập các động tác gấp duỗi
ngón tay và các bài tập cổ tay. Bắt đầu tâp các bài tập tăng sức cơ, tập đối
chiếu các ngón.

Hình 33: Động tác tập cổ tay [38]
+ Từ tuần thứ 5: mục đích hồi phục lại sức cơ, sức bền cổ tay và bàn tay.
Không mang các vật dụng nặng >5kg trong 2 tháng sau mổ. Tập các động tác
có sức đối kháng.

Hình 34: Tập sức cơ và đối kháng lực [38]
6. Biến chứng của phẫu thuật [14],[28],[29],[33],[34],[39]
6.1. Tổn thương thần kinh
6.1.1. Nhánh cảm giác gan tay của thần kinh giữa
- Nhánh này thường tách ra trên ống cổ tay, đi trước dây chằng ngang,
nằm lệch về bờ quay, cảm giác da vùng ô mô cái. Khi tổn thương gây tê bì,
mất cảm giác, hoặc bỏng buốt vùng ô mô cái.
- Tổn thương thường gặp trong mổ mở. mổ ít xâm lấn và nội soi cũng có
thể gây tổn thương nếu dao cắt đi lệch nhiều về bờ quay.


22


6.1.2. Nhánh vận động của thần kinh giữa
- Nhánh này có nhiều biến thể, tuy nhiên thường nằm ở bờ quay của
TCL, khi phẫu thuật quan sát không kỹ có thể gây tổn thương nhánh này.
- Các triệu chứng của tổn thương này: yếu hoặc mất động tác dạng của
ngón cái, muộn có thể gây teo cơ ô mô cái.
6.1.3. Các nhánh cảm giác các ngón của thần kinh giữa
Các nhánh này cảm giác cho ngón 1,2,3, và 1/2 ngón 4 ở bờ quay. Tùy
thuộc vào tổn thương nhánh nào có thể gây tê bì, mất cảm giác vùng chi phối
của nhánh đấy.
6.1.4. Thần kinh trụ
- Có thể tổn thương do cắt phải, cũng có thể gặp chèn ép ở ống Guyon do
tổ chức xơ lân cận vùng cắt.
- Triệu chứng: tê bì hoặc mất cảm giác ngón 5, bờ trụ ngón 4. Nặng hơn
có thể teo cơ gian cốt, cơ khép ngón cái, test Froment (+).
6.2. Tổn thương mạch máu
6.2.1. Tụ máu vùng mổ
Thường do tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Có thể băng ép cầm
máu, chườm lạnh, tổn thương mất đi sau vài ngày.
6.2.2. Tổn thương động mạch trụ
Tổn thương này ít gặp, có thể kèm theo tổn thương thần kinh trụ.
6.2.3. Tổn thương cung mạch gan tay nông
Đây là biến chứng có thể gặp phải khi cắt TCL. Cung mạch này nằm
cách bờ dưới TCL trung bình khoảng 1,2 cm. Tuy nhiên có thể khoảng cách


23

này có thể ngắn hơn. Khi phẫu thuật nội soi đưa dao vào quá sâu có thể gây
tổn thương này
6.3. Các tổn thương khác

- Các biến chứng này là: nhiễm trùng, tổn thương mạch quay, đau sau
mổ, đứt gân, dính gân, hoại tử da gan tay, cắt không hết TCL.
- Các tổn thương này đã được thông báo trong một số báo cáo, mặc dù tỉ
lệ nhỏ, thường gặp ở một số bệnh nhân có biến đổi giải phẫu, phẫu thuật viên
ít kinh nghiệm.

Hình 35: Các biến chứng có thể gặp phải khi phẫu thuật nội soi [35]


24

KẾT LUẬN

HCOCT ở giai đoạn muộn, điều trị nội khoa thất bại được chỉ định điều
trị ngoại khoa cắt dây chằng ngang giải phóng chèn ép thần kinh giữa.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật, việc lựa chọn tùy thuộc vào trang
thiết bị, kinh nghiệm, mức độ của bệnh. Các phương pháp ít xâm lấn có nhiều
ưu điểm: ít đau, thẩm mỹ, thời gian hồi phục nhanh hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

M. W. Keith (2010), American Academy of Orthopaedic Surgeons
clinical practice guideline on the treatment of carpal tunnel syndrome. J
Bone Joint Surg Am,. 92(1): p. 218-9.

2.

David J. Bozentka, Barry Katzman (2002) , Open carpal tunnel release.

Atlas of the Hand Clinics p 181–189

3.

P.C. Amadio (2007)

. History of Carpal Tunnel Syndrome. Carpal

Tunnel Syndrome. Vol. 2. p 3-8
4.

Chow JCY (1989). Endoscopic release of the carpal ligament: a new
technique for carpal tunnel syndrome. Arthroscopy;5:19–24.

5.

Chow JCY (1990). Endoscopic carpal tunnel release-clinical results of 149
cases. Presented at the 9th Annual AANA Meeting, Orlando, FL, 26–29.

6.

Chow JCY (1990). Endoscopic release of the carpal ligament: 22-month
clinical results. Arthroscopy ;6:388–96.

7.

Okutsu I, Nonomiya S, Takatori Y, Ugawa Y (1989). Endoscopic
management of carpal tunnel syndrome. Arthroscopy ;5:11–8.

8.


I. Okutsu (1996), Complete endoscopic carpal tunnel release in long
term haemodialysis patients. J Hand surg,: p. 3074-3078.

9.

Agee JM, Tortosa RD, Palmer CA, Berry C (1990). Endoscopic release
of the carpal tunnel: a prospective randomized multicenter study.
Presented at the 45th Annual Meeting of the American Society of the
Hand, September 24–27 , Toronto, Canada.

10. Agee JM, Mc Carroll Jr. HR, Tortosa RD, Berry DA, Szabo RM, Peimer
CA (1992). Endoscopic release of the carpal tunnel: a randomized
prospective multicenter study. J Hand Surg;17A:987–95.
11. Lewicky R (1994). Endoscopic carpal tunnel release: the guide tube
technique. Arthroscopy;10:39–49.


×