Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

THỰC TRẠNG HIỆN NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN b ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH tại CỘNG ĐỒNG TỈNH bắc NINH, 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.77 KB, 114 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ HUY TÚ

THỰC TRẠNG HIỆN NHIỄM VI RÚT
VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH BẮC NINH, 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ HUY TÚ

THỰC TRẠNG HIỆN NHIỄM VI RÚT
VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH


TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH BẮC NINH, 2018
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã Số: 8720163
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1.
2.

PGS.TS. Trần Như Dương
PGS.TS. Đào Thị Minh An


3

HÀ NỘI – 2019LỜI CẢM ƠN

Với tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc của một người học trò, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
PGS.TS Trần Như Dương – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương. Người thầy trực tiếp hướng dẫn, tận tình quan tâm, chỉ bảo, động
viên và tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành luận văn này.
PGS.TS Đào Thị Minh An – Trưởng bộ môn Dịch tễ, Viện Đào tạo Y
học Dự phịng và Y tế cơng cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. Cơ đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Toàn thể Ban lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Lãnh đạo và
cán bộ Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Các thầy cơ trong Ban giám hiệu, phịng Đào tạo cùng tồn thể thầy cơ
của các Bộ mơn và cán bộ các Phòng, Ban của Viện Y học Dự phịng và Y tế

cơng cộng, của Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em
trong những năm tháng học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên lớp Cao học Y học dự phịng
khóa 27 đã chia sẻ, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ, vợ con, anh chị em trong gia đình, bạn
bè đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ con trong q trình học tập và hồn
thiện luận văn.
Học viên
Ngô Huy Tú


4

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội;
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tôi là Ngô Huy Tú, học viên cao học khóa 27, chun ngành Y học dự
phịng, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Trần Như Dương, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và PGS.TS.
Đào Thị Minh An, Trường Đại học Y Hà Nội.
Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019
Học viên

Ngô Huy Tú


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Anti-HBV

Tiếng Anh
Antibody against hepatitis

Tiếng Việt
Kháng thể kháng vi rút viêm

Anti-HBc

B virus
Antibody against hepatitis

gan B
Kháng thể kháng nguyên lõi

CDC

B core
Center for Diseases Control

Trung tâm kiểm sốt và


CI

and Prevention
Confidence Interval

phịng chống bệnh tật
Khoảng tin cậy

HbsAg

Hepatitis B surface antigen

Kháng nguyên bề mặt vi rút

HBV

Hepatitis B Virus

viêm gan B
Vi rút viêm gan B

HCV

Hepatitis C Virus

Vi rút viêm gan C

HIV

Human Immunodeficiency


Vi rút HIV

IgM

Virus
Immunoglobulin M

Kháng thể IgM

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

TTYT

Trung tâm Y tế

OR

Odd ratio

Tỷ suất chênh

a-OR

Adjusted Odd ratio

Tỷ suất chênh hiệu chỉnh


c-OR

Crude Odd ratio

Tỷ suất chênh thô

VGB

Viêm gan B

VGC

Viêm gan C

VGVR

Viêm gan vi rút

VSDT

Vệ sinh dịch tễ

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới


6


MỤC LỤC


7

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BIỂU ĐỜ


8

DANH MỤC BẢNG


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan vi rút (VGVR) là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh cảnh viêm gan
do một nhóm các vi rút có đặc điểm riêng về dịch tễ học gây ra [1][2]. Trong
đó viêm gan vi rút B là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây
ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, dẫn đến tử vong do các biến chứng
nguy hiểm như suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), viêm gan vi rút là
căn nguyên gây ra khoảng 1,4 triệu trường hợp tử vong mỗi năm, trong đó
khoảng 47% là do viêm gan vi rút B. Trên tồn thế giới, ước tính có khoảng
240 triệu trường hợp nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) mãn tính [3]. Theo kết
quả nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013, viêm gan vi rút là
nguyên nhân đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân gây ra tử vong cao

nhất. Mặc dù gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi rút là rất lớn, tuy nhiên chỉ
có 5% bệnh nhân viêm gan mãn tính biết mình bị nhiễm và chỉ có chưa đến
1% được tiếp cận điều trị [4]. Sự phân bố của những người nhiễm vi rút VGB
không đồng đều trên từng vùng, miền và lứa tuổi. Vi rút VGB có thể được lây
nhiễm dọc hoặc lây nhiễm ngang qua nhiều con đường: Mẹ truyền sang con,
đường máu, tình dục với tỷ lệ lây nhiễm cao [3].
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút VGB cao trong
khu vực và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm vi rút viêm gan gây nên. Kết quả
một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút VGB của một số nhóm dân cư ở
nước ta là khá cao từ 8 - 25% đối vi rút VGB [5][6]. Theo kết quả mơ hình
ước tính gánh nặng bệnh tật do vi rút VGB do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức
Y tế thế giới thực hiện, ước tính hiện nay có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi
rút VGB. Số trường hợp tử vong ước tính tại thời điểm năm 2015 do vi rút
VGB là khoảng hơn 23.000 người [7]. Như vậy, nhiễm vi rút VGB đang là


10
vấn đề lớn đối với sức khỏe người dân nước ta hiện nay với những nguy cơ
gây biến chứng nguy hiểm và gây tử vong.
Bắc Ninh là một tỉnh Đồng Bằng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc của Việt Nam. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm
tới cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt các chương trình Y tế
theo quy định của Bộ Y tế. Tuy vậy, tại tỉnh Bắc Ninh, hiện chưa có các số
liệu nghiên cứu chính thức về tỷ lệ hiện nhiễm vi rút VGB, số liệu mắc bệnh
chủ yếu dựa vào hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định. Việc
thiếu hụt các thông tin, số liệu về tình hình nhiễm vi rút VGB dẫn đến hạn chế
của hệ thống chăm sóc sức khỏe của tỉnh Bắc Ninh đối với vấn đề lây nhiễm
vi rút VGB, đặc biệt trên nhóm người trưởng thành, bao gồm cả hoạt động dự
phòng và điều trị.
Từ thực tế trên, câu hỏi đặt ra là tỷ lệ hiện nhiễm vi rút viêm gan B ở

người trưởng thành tại cộng đồng tỉnh Bắc Ninh như thế nào? Những yếu tố
nào có thể liên quan đến tình trạng hiện nhiễm vi rút viêm gan B ở người
trưởng thành tại cộng đồng tỉnh Bắc Ninh? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng hiện nhiễm vi rút viêm gan B ở
người trưởng thành tại cộng đồng tỉnh Bắc Ninh, 2018” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả phân bố tỷ lệ hiện nhiễm vi rút viêm gan B ở người trưởng
thành tại cộng đồng tỉnh Bắc Ninh, 2018.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng hiện nhiễm vi rút viêm
gan B ở người trưởng thành tại cộng đồng tỉnh Bắc Ninh, 2018.


11

1. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm chung về bệnh viêm gan vi rút B
Viêm gan vi rút là tên chung cho các bệnh viêm gan do vi rút viêm gan
gây ra, chủ yếu là các loại vi rút viêm gan A, B, C, D, E, G. Các loại vi rút
viêm gan khác nhau thường có đường lây truyền khác nhau: loại vi rút viêm
gan A, E thường bị nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn hoặc
nước uống có vi rút, thường gặp ở những nước đang phát triển nhất là ở
những vùng kém vệ sinh, trong khi đó loại vi rút viêm gan B, C, D, G thường
do kết quả của nhiễm dịch cơ thể có vi rút qua đường máu hoặc các sản phẩm
của máu có nhiễm vi rút viêm gan, lây truyền từ mẹ sang con, từ các thành
viên gia đình sang trẻ em hoặc do quan hệ tình dục [1][8].
1.1.1. Định nghĩa ca bệnh VGB
- Ca bệnh lâm sàng: khoảng 85-90% người mắc bệnh trưởng thành là
diễn biến cấp tính. Trẻ nhỏ lây trực tiếp từ mẹ bị viêm gan B có nguy cơ 90%
ở thể mạn tính.
Thường khởi phát với biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, ăn ậm ạch khó tiêu,
đầy bụng, rối loạn tiêu hố. Sau khoảng 7 - 10 ngày xuất hiện vàng da, lúc

này sẽ hết sốt. Trung bình 4 - 6 tuần các triệu chứng lâm sàng đỡ dần. Thể tối
cấp diễn biến rầm rộ, hôn mê và tử vong > 95%. Thể mạn tính chiếm khoảng
10%, trong số đó 40% sau này có nguy cơ xơ gan và ung thư gan nguyên
phát.
- Ca bệnh xác định:
+ Xét nghiệm có rối loạn chức năng gan (AST, ALT tăng, bilirubin
tăng, prothrombin giảm).


12
+ Huyết thanh chẩn đoán xác định viêm gan vi rút B có: HbsAg, anti
HBs (giai đoạn cấp có IgM anti HBs), HBeAg, anti HBe (giai đoạn cấp có
IgM anti HBe), anti HBc (giai đoạn cấp có IgM anti HBc).
1.1.2. Tác nhân gây bệnh viêm gan vi rút B
- Vi rút VGB (viết tắt là VGB) thuộc họ Hepadnaviridae, gene di
truyền ADN chuỗi kép, có hình cầu nhỏ, đường kính 40 nm, gồm 3 lớp bao
ngoài dày khoảng 7 nm, vỏ capxit hình hộp có đường kính khoảng 27 - 28 nm
và lõi chứa bộ gen của vi rút [2].

Ảnh vi rút VGB (CDC)

Cấu trúc của vi rút VGB

Hình 1.1. Cấu trúc của vi rút VGB
- Vi rút VGB có hình cầu, vỏ bao quanh là lipoprotein chứa kháng
nguyên bề mặt HbsAg (cho đến nay đã xác định có 8 týp kháng nguyên khác
nhau của VGB). Bên trong lớp vỏ là một lớp kháng ngun hồ tan có hình
hộp (ký hiệu kháng nguyên HBeAg). Trong cùng là lõi của vi rút chứa enzym
polymerase ADN phụ thuộc ADN và các hoạt tính phiên mã ngược.
- Vi rút VGB có sức đề kháng cao hơn HIV. Vi rút VGB bị bất hoạt ở

nhiệt độ 1000C trong vòng 20 phút, formalin 5% trong vòng 12 giờ, cloramin
3% trong vòng 2 giờ.
1.1.3. Sự lây truyền
Đường lây truyền chính của vi rút VGB là qua đường máu, đường sinh
dục và từ mẹ sang con. Lượng vi rút tập trung cao ở trong máu, huyết thanh


13
và các vùng bị tổn thương; mức độ trung bình ở tinh trùng, nước bọt và dịch
âm đạo và mức độ thấp hoặc không thấy ở trong các dịch khác của cơ thể [2].
Đường lây truyền vi rút viêm gan B, về cơ bản giống với lây truyền của
vi rút HIV nhưng khả năng nhiễm cao hơn từ 50 đến 100 lần. Vi rút VGB có
thể tồn tại ngồi cơ thể người ít nhất 7 ngày, trong thời gian này, vi rút VGB
có thể vào cơ thể và gây nhiễm trùng [2][9].
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng
Dấu hiệu nhiễm vi rút viêm gan B thường rất mờ nhạt, khó phát hiện, tuy
nhiên, cũng có thể ghi nhận một số triệu chứng kéo dài khoảng vài tuần với
biểu hiện vàng da, nước tiểu đục, rất mệt, nôn, buồn nôn và đau bụng. Theo
Tawlotsky J.M. và cộng sự, 80 - 90% các trường hợp nhiễm trùng vi rút viêm
gan B là khơng có triệu chứng [10].
Viêm gan cấp tính: các biểu hiện lâm sàng được biểu hiện những triệu
chứng của nhiễm trùng cấp tính như sốt, mệt mỏi và những biểu hiện của tổ
chức gan bị hủy hoại như chán ăn, buồn nôn, vàng da, nước tiểu sẫm màu [11].
Viêm gan mạn tính: các tài liệu hiện nay không xác định rõ ràng triệu
chứng viêm gan vi rút mạn tính, việc xác định viêm gan vi rút mạn tính khi
khơng có các biểu hiện của viêm gan cấp tính và có kết quả xét nghiệm đặc
hiệu: HbsAg (+) trên 6 tháng hoặc HbsAg (+) và Anti HBc IgG (+); chỉ số
men gan AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng; có bằng chứng
tổn thương mơ bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan
hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn

nguyên khác [11], [12].


14
1.1.5. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện vi rút VGB
Hiện nay có nhiều test xét nghiệm chẩn đốn vi rút VGB có thể áp
dụng trong việc phân biệt mắc ở giai đoạn cấp hoặc mạn tính. Xét nghiệm
quan trọng phát hiện vi rút VGB là phát hiện kháng nguyên bề mặt HbsAg.
Xét nghiệm dương tính với HbsAg cho thấy rằng người đó bị nhiễm vi rút
VGB đang hoạt động (có thể cấp tính hoặc mãn tính), WHO khuyến cáo sử
dụng test này để sàng lọc máu tránh lây truyền cho người nhận [13].
Các loại test xét nghiệm khác:
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt (anti HBs): xét
nghiệm dương tính chỉ ra rằng người đó có thể đã hồi phục từ đợt nhiễm vi rút
VGB cấp tính hoặc đã được tiêm vắc xin viêm gan B.
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi (anti HBc): xét
nghiệm dương tính chỉ ra rằng người đó đã bị nhiễm vi rút trong quá khứ hoặc
trong thời gian gần đây, nếu kết hợp với kết quả dương tính với kháng nguyên
bề mặt thường gợi ý đã bị nhiễm vi rút VGB mạn tính.
- Xét nghiệm tìm kháng thể IgM anti HBc: Kháng thể IgM anti HBc là
xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan cấp. Trong giai đoạn cửa sổ
của viêm gan cấp, (khi HbsAg mất đi và sự xuất hiện kháng thể anti HBs) thì
kháng thể IgM anti HBc đặc biệt có lợi cho chẩn đoán nhất là ở bệnh nhân
mất HbsAg sớm. Bệnh nhân viêm gan cấp ln có kháng thể IgM anti HBc
(+). Kháng thể này còn tồn tại dai dẳng và với nồng độ thấp ở trường hợp
viêm gan mạn tính.


15
1.2. Các yếu tố liên quan tới nhiễm vi rút VGB

1.2.1. Một số yếu tố cá nhân, kinh tế - xã hội liên quan tới nhiễm VGB
Theo các nghiên cứu của các tác giả khác nhau trên thế giới và Việt
Nam, các đặc điểm cá nhân như lứa tuổi, giới tính, dân tộc và một số các yếu
tố khác như các điều kiện kinh tế xã hội, đói nghèo, trình độ học vấn…có ảnh
hưởng đến nguy cơ nhiễm VGB của các cá nhân trong cộng đồng.
Mối liên quan giữa nhiễm VGB với tuổi
Tại Việt Nam, nghiên cứu về Thực trạng nhiễm vi rút VGB trong cộng
đồng cư dân tỉnh Quảng Bình năm 2017 cịn cho thấy tỷ lệ nhiễm HbsAg (+)
cao nằm trong nhóm tuổi lao động, đó chính là nhóm 20-50 tuổi, chiếm đến
65,42%; sự khác biệt về tỷ lệ có HbsAg (+) giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) [14].
Mối liên quan giữa nhiễm VGB với giới tính
Nghiên cứu của tác giả Warda và cộng sự trên những người khỏe mạnh
và những người đã từng truyền máu tại Ma rốc năm 2011 cho thấy nam giới
có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao hơn nữ giới ở tất cả các nhóm tuổi [15]. Tại
Việt Nam, cũng trong nghiên cứu tại cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Bình năm
2017, cho thấy nam giới có tỷ lệ HbsAg (+) cao hơn nữ giới 1,53 lần [14].
Mối liên quan giữa nhiễm VGB với trình độ học vấn
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang trên 65.761 người trưởng thành tại Libya
năm 2008 về thực trạng lây nhiễm VGB đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc biết
chữ và tỷ lệ mắc bệnh viêm gan [16]. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả
Nguyễn Đức Cường tại cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Bình năm 2017, cho
thấy nhóm người có trình độ học vấn tiểu học và khơng biết chữ có tỷ lệ
HbsAg (+) cao nhất so với các trình độ học vấn khác [14].


16
Mối liên quan giữa nhiễm VGB với nghề nghiệp
Trong nghiên cứu tại cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Bình, nhóm học
sinh, sinh viên có tỷ lệ HbsAg (+) cao nhất (13,79%) trong các nhóm các

nghề nghiệp tại cộng đồng. Đặc biệt là những người sống ở vùng nơng thơn
có tỷ lệ HbsAg (+) cao gấp 1,47 lần so với những người sống ở thành thị [14].
Mối liên quan giữa VGB và các yếu tố liên quan tới máu
Trong một nghiên cứu dịch tễ học tình hình nhiễm viêm gan B của
người dân tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang, Việt Nam năm 2008 đã chỉ
ra rằng, ba hành vi nguy cơ phổ biến được coi là liên quan đến tình trạng
nhiễm vi rút viêm gan B là dùng chung bơm kim tiêm, dùng chung kim châm
cứu và dùng chung bàn chải đánh răng. Tại Lạng Giang, những người nhận
máu có khả năng có HbsAg cao gấp 6,3 lần người không nhận máu từ người
khác [17].
Mối liên quan giữa nhiễm VGB với kiến thức về phòng, chống lây
nhiễm
Đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và viêm gan vi rút B nói
riêng, việc có hiểu biết đúng đắn về bệnh, về đường lây truyền của bệnh đóng
vai trị quan trọng trong việc phòng chống, giảm nguy cơ mắc bệnh. Một khảo
sát trên 1.666 người Mỹ gốc Việt vào năm 2011 cho thấy, người Mỹ gốc Việt
có tỷ lệ nhiễm VGB cao nhưng tỷ lệ có kiến thức tốt về VGB lại thấp [18].
Mối liên quan giữa nhiễm VGB với điều kiện kinh tế
Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy những người trong nhóm có
thu nhập cao sẽ có nguy cơ phát triển bệnh viêm gan vi rút B thấp hơn so với
nhóm lao động phổ thơng (có thu nhập thấp hơn) [19].


17
1.2.2. Nhóm nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B
1.2.2.1. Người nghiện chích ma t (NCMT)
NCMT có nguy cơ cao với các vi rút lây truyền theo đường máu là
VGB, viêm gan C (VGC) và HIV [20]. Sự lây truyền chủ yếu do dùng chung
dụng cụ tiêm chích bị nhiễm các vi rút nói trên. Hầu hết sự lây truyền xảy ra
trong 6 năm đầu tiên và tỷ lệ lây nhiễm cao xảy ra trong năm đầu tiêm chích

[21]. Kết quả tương tự trong nghiên cứu về thực trạng nhiễm VGB trong
nhóm người dùng chung bơm kim tiêm tại miền Nam Trung Quốc năm 2015.
Nhiễm VGB và VGC có liên quan đến giới tính, tuổi, số lần tiêm và thời gian
từ lần đầu tiên tiêm [22].
1.2.2.2. Bệnh nhân truyền máu nhiều lần
HIV, VGB, VGC là các vi rút nguy hiểm nhất trong các nhiễm trùng
qua đường truyền máu và là gánh nặng trong chăm sóc sức khoẻ tồn cầu
[23]. Vì nguy cơ nhiễm trùng có thể lây truyền cịn lại của mỗi đơn vị máu
hiến tặng bằng với nguy cơ mỗi đơn vị máu truyền nên nguy cơ nhiễm trùng
tăng lên với số lượng đơn vị máu truyền. Tuy nhiên, kỹ thuật sàng lọc cho
phép nguy cơ nhiễm trùng do nhận máu truyền thấp hơn nhiều lần. Mặc dù kỹ
thuật sàng lọc đối với các chế phẩm của máu đã được cải thiện nhưng VGB
vẫn là một bệnh nguy cơ cao lây nhiễm qua đường truyền máu [24].
1.2.2.3. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo (BNCTNT)
Nhiễm viêm gan vi rút là một trong những nguyên nhân quan trọng gây
tử vong ở BNCTNT. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, cả bệnh nhân và
nhân viên đều có nguy cơ cao nhiễm viêm gan B. Lưu hành VGB trong quần
thể BNCTNT ở các nước phát triển thường thấp dưới 10% những ở các nước
đang phát triển thường cao hơn 2% đến trên 20% [25]. Có đến khoảng 60%
BNCTNT bị nhiễm VGB sẽ phát triển viêm gan mạn tính. Tuy nhiên nhiễm


18
VGB lưu hành ít hơn nhiễm VGC trong các đơn vị thận nhân tạo. Nguyên
nhân có thể do sử dụng vắc xin viêm gan B, sự cách ly bệnh nhân VGB
dương tính, hoặc việc thực hiện giám sát thường xuyên đối với viêm gan vi
rút B [26]. Nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố liên quan đến VGB và
VGC ở các BNCTNT tại dải Gaza, Palestine, 2008 được thực hiện trên 246
bệnh nhân tại 4 trung tâm chạy thận nhân tạo cho thấy, tỷ lệ hiện nhiễm VGB
trong 4 trung tâm là 8,1% cao so với tỷ lệ mắc 2,3% ở những người hiến máu

khoẻ mạnh ở Gaza theo báo cáo mới nhất của Bộ y tế Palestine. Các yếu tố
nguy cơ bao gồm trung tâm chạy thận (p=0,05), tiền sử truyền máu (p<0,01)
và điều trị ở nước ngoài (p<0,01) [27].
1.2.2.4. Lây truyền từ mẹ sang con
Trước khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B được thực hiện rộng rãi, thì
tỷ lệ lây truyền VGB từ mẹ sang con xảy ra khoảng 10% - 30% trẻ sinh ra bởi
bà mẹ có HbsAg (+), và tới 70%-90% trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với
HbsAg và HBeAg. Trước 2002, tỷ lệ lây nhiễm VGB từ mẹ sang con khoảng
16% - 45% [28]. Tỷ lệ lây truyền giảm xuống đáng kể còn 3% - 5% nhờ sự
bao phủ của vắc xin VGB [29]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu về tầm quan
trọng của văc xin trong việc giảm tỷ lệ nhiễm VGB mạn tính ở trẻ em Việt
Nam năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm VGB trong tổng số 6.949 trẻ được khảo
sát là 2,7% (95% CI = 2,2 – 3,3) [30].
1.3. Thực trạng nhiễm vi rút VGB trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Tình hình nhiễm vi rút VGB trên thế giới
Tình hình nhiễm vi rút VGB thay đổi trên từng vùng địa lí và phổ biến
ở các nước trên thế giới, có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, tỷ lệ nhiễm bệnh ở người dân ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế và vệ sinh mơi trường. Ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng


19
2 tỷ người nhiễm vi rút VGB trong đó có 350 triệu người nhiễm VGB mạn
tính, ¾ trong số này là người Châu Á, 25% người nhiễm VGB mạn có thể
chuyển biến thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan nguyên phát [13].
Trong viêm gan B các yếu tố nguy cơ cao như truyền máu, tiêm chích, quan
hệ tình dục …Tỷ lệ HbsAg ở những người này cao hơn gấp 10 lần so với
quần thể dân cư nói chung và khả năng trở thành người mang vi rút tiếp sau
đó tăng đáng kể khi đáp ững miễn dịch bị suy giảm. Theo tổ chức Y tế thế
giới (WHO), hàng năm có khoảng 300.000 người bị nhiễm trùng tiên phát do

VGB, hầu hết xảy ra ở những người trẻ; khoảng 1/4 trong số này có triệu
chứng cấp tính vàng da, vàng mắt. Hơn 10.000 người được nhập viện, có 300
người chết vì viêm gan tối cấp, 8-10% khỏi bệnh và trở thành người mang
HbsAg mạn tính. Nếu dựa vào các chỉ điểm huyết thanh để chẩn đoán nhiễm
trùng do VGB, tỷ lệ này thay đổi tùy theo tầng lớp xã hội và yếu tố nguy cơ
[31]. Ở Trung Quốc, Senegal, Thái Lan, Đài Loan, tỷ lệ nhiễm VGB rất cao ở
trẻ nhỏ và trong thời kì thơ ấu với tỷ lệ HbsAg (+) lên đến 25% [32].

Hình 1.2. Sáu khu vực dịch tễ VGB theo phân loại của TCYTTG


20
Trong mỗi khu vực địa lý, tỷ lệ nhiễm vi rút và cách thức lây truyền có
sự khác biệt rõ rệt so với các vùng khác. Theo tổ chức Y tế thế giới:
Vùng lưu hành dịch cao
Là vùng có tỷ lệ người mang HbsAg ≥ 8% và người đã từng phơi nhiễm
với VGB > 60%. Lây truyền vi rút VGB xảy ra chủ yếu trong thời kỳ sơ sinh và
trẻ nhỏ do đó nguy cơ trở thành người mang mạn tính vi rút VGB là rất cao.
Khoảng 45% dân số thế giới sống ở khu vực dịch tễ này, bao gồm các nước
Châu Á, Châu Phi, một phần Trung Đông, lưu vực sơng Amazon [33].
Vùng lưu hành dịch trung bình
Là vùng có tỷ lệ người mang HbsAg từ 2-7% và tỷ lệ người đã từng
phơi nhiễm với VRVGB từ 20-60%. Gồm có một phần Nam Âu, Đơng Âu,
Nga một phần Nam và Trung Mỹ [33].
Vùng dịch lưu hành thấp
Chỉ có khoảng 12% dân số thế giới sống ở vùng dịch lưu hành thấp
gồm có: Mỹ, Tây Âu, Úc. Đó là vùng có tỷ lệ người mang HbsAg <1% và tỷ
lệ người từng phơi nhiễm với VRVGB < 20%. Phương thức lây truyền chủ
yếu ở khu vực này là lây truyền ngang ở người trưởng thành do lây truyền qua
con đường quan hệ tình dục, sử dụng kim tiêm bị nhiễm, người nghiện ma túy

tĩnh mạch [33].
1.3.2. Tình hình VGB ở Việt Nam
Việt nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B khá cao, ước tính có
khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B
mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở nữ giới và 12,3% ở nam giới [7]. Theo
hệ thống của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao
của nhiễm vi rút VGB, qua nhiều nghiên cứu của một số tác giả trong nước


21
chúng ta biết rằng tỷ lệ nhiễm VGB ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%,
như vậy tính ra có khoảng 10-12 triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu
vực lưu hành cao như nước ta hầu hết các trường hợp lây nhiễm VGB qua
đường mẹ truyền sang con [7]. Tỷ lệ phát triển của dân số Việt Nam hiện nay
vào khoảng 1,8%, như vậy hàng năm có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai, tỷ lệ
phụ nữ mang thai bị nhiễm VGB không nhỏ vào khoảng 360.000 người mang
HbsAg (+), trong số này có khoảng 1/3 vừa mang HbsAg (+) vừa mang
HBeAg (+) và nguy cơ lây nhiễm cho con khoảng 85%, nghĩa là mỗi năm
chũng ta có khoảng 100.000 trẻ em bị nhiễm VGB từ mẹ.
Tỷ lệ nhiễm vi rút VGB trong dân cư
Các nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước về dịch tễ học VGB
ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ người mang HbsAg từ 10-25% tùy thuộc vào đối
tượng và hoàn cảnh nghiên cứu. Kết quả điều tra ở nhóm người khỏe mạnh
của Nguyễn Thu Vân cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B của Việt Nam là
khoảng 10 - 20% [34]. Tại Hà nội, theo một nghiên cứu của tác giả Chu Thị
Hà, tỷ lệ này là 15% - 25% [35]; tỷ lệ HbsAg trong nhóm người khỏe mạnh
tại thành phố Hồ Chí Minh: 12,8%-19,7% [36]. Tỷ lệ phụ nữ mang thai có
HbsAg là 12- 18%, trong số đó có khoảng 30-40% mang đồng thời cả HbsAg
và HBeAg do vậy lây truyền dọc từ mẹ sang con là một con đường lây truyền
rất quan trọng ở Việt Nam [35][37]. Tỷ lệ IgG anti-HBc tăng dần theo lứa tuổi

và có đến 60-80% người trưởng thành có IgG anti-HBc chứng tỏ đã từng phơi
nhiễm với vi rút VGB và cho thấy lây truyền ngang cũng chiếm một tỷ lệ
không nhỏ trong lây nhiễm VGB tại Việt Nam [38][39]. Một số nghiên cứu ở
nhóm phụ nữ có thai cho kết quả nhiễm vi rút viêm gan B khoảng 12 - 17%;
nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Nga (1994) tại Hải Phòng là 12,6% [40];
nghiên cứu của Vũ Hồng Cương (1998) tại Thanh Hóa là 14,4% [41]; một


22
nghiên cứu khác của Trần Huy Quang (2005) tại 4 xã của tỉnh Thanh Hóa cho
tỷ lệ nhiễm vi rút Viêm gan B là 16,6% [42].
Việc chuyển sang nhiễm mạn tính viêm gan vi rút B phụ thuộc chủ yếu
ở tuổi người nhiễm: Hầu hết trẻ em nhiễm vi rút viêm gan B có thể phát triển
sang mạn tính: 90% trẻ em dưới 1 tuổi bị nhiễm vi rút chuyển sang dạng mạn
tính; 30 - 50% trẻ em từ 1 - 4 tuổi bị nhiễm vi rút chuyển sang dạng mạn tính.
Trong khi đó nhiễm vi rút viêm gan B ở người lớn: 25% người trưởng thành
bị nhiễm vi rút viêm gan B lúc còn nhỏ bị chết do ung thư gan hoặc xơ gan.
Khoảng 90% người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm vi rút viêm gan B có
thể hồi phục hồn tồn hoặc khơng cịn nhiễm vi rút viêm gan B trong vòng 6
tháng [8].
Viêm gan vi rút B có thể phịng bệnh bằng cách tiêm vắc xin viêm gan
B; vắc xin viêm gan B có khả năng bảo vệ ít nhất 20 năm hoặc lâu hơn. Tỷ lệ
bao phủ có thể bảo vệ ở cộng đồng khi đạt trên 95%; tuy nhiên, tại Việt Nam,
hàng năm tỷ lệ trẻ em tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu cịn rất thấp dưới
55%. Viêm gan vi rút B có thể điều trị bằng interferon hoặc thuốc kháng vi
rút, tuy nhiên, các liệu pháp điều trị này thường tốn kém hàng nghìn đơ la Mỹ,
do đó hầu hết người dân khơng có điều kiện tiếp cận với thuốc điều trị.
Một số nghiên cứu điều tra tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan trong nhóm
nguy cơ cao, bao gồm cả nhân viên y tế (NVYT), người hiến máu, tiêm chích
ma túy và bệnh nhân có hoặc khơng có bệnh gan cho thấy khoảng 12% đến

18% nhân viên y tế có HbsAg dương tính. So sánh tỷ lệ nhiễm HbsAg giữa
nhân viên y tế và dân số nói chung đã được thực hiện trong 2 nghiên cứu của
tác giả Hoàng Cao Vũ và Bùi Cao Dương đã cho sự khác biệt không đáng kể.
Tuy nhiên, ở các vùng có phơi nhiễm cao, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B
dương tính ở nhiều nhân viên y tế có thể là do họ bị nhiễm vi rút viêm gan B


23
trước khi họ bắt đầu làm việc trong ngành y tế [43]. Nhân viên y tế tại Việt
Nam được khuyến khích tiêm chủng; tuy nhiên, điều này chưa là bắt buộc và
cũng khơng được trợ cấp bởi chính phủ cũng như là ngành y tế. Đáng chú ý,
NVYT nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính chưa bị cấm thực hiện các thủ tục
dễ bị tiếp xúc như phẫu thuật mở, tiếp xúc máu với bệnh nhân.
1.4. Dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B
1.4.1. Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút tại Việt Nam
Năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng chống viêm gan vi rút
giai đoạn 2015 - 2019 với mục tiêu “Giảm lây truyền vi rút viêm gan và tăng
khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ dự phịng, chẩn đốn, điều trị
và chăm sóc viêm gan vi rút”. Trong đó quan tâm cơng tác dự phịng lây
nhiễm vi rút viêm gan đặc biệt là viêm gan vi rút B, C và nâng cao năng lực
hệ thống giám sát và thu thập số liệu để cung cấp bằng chứng cho việc xây
dựng chính sách và can thiệp nhằm hạn chế sự lây lan của vi rút viêm gan
trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế [44].
Kế hoạch phòng chống viêm gan vi rút giai đoạn 2015 - 2019 đã nêu
các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật, tập trung vào việc nâng cao năng lực
chuyên môn cho cán bộ y tế về viêm gan vi rút, cập nhật các kiến thức mới về
chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc và các biện pháp dự phịng viêm
gan vi rút đặc biệt là viêm gan vi rút B, C cho cán bộ y tế thông qua các lớp
tập huấn, đào tạo trực tuyến, hỗ trợ kỹ thuật; đồng thời giám sát và thu thập
bằng chứng cho việc xây dựng chính sách và xác định các can thiệp ưu tiên

cho việc dự phòng viêm gan vi rút, trong đó nêu rõ việc chuẩn hóa các định
nghĩa về báo cáo các ca bệnh viêm gan vi rút theo phân loại vi rút viêm gan
dựa vào lâm sàng và xét nghiệm thay vì báo cáo viêm gan vi rút chung như
hiện nay, xây dựng biểu mẫu báo cáo ca bệnh dễ hiểu dễ điền đối với các ca


24
bệnh do vi rút viêm gan A, B, C trong hệ thống báo các các bệnh truyền
nhiễm; phối hợp giữa phòng xét nghiệm và đơn vị báo cáo để tránh trường
hợp trùng lặp hoặc bỏ sót ca bệnh.
1.4.2. Mợt số biện pháp và hiệu quả của can thiệp dự phòng nhiễm VGB
1.4.2.1. Các biện pháp làm giảm nguy cơ lan truyền nhiễm VGB
Thực hiện tốt an toàn truyền máu và các sản phẩm của máu để giảm
nguy cơ hệ thống cung cấp máu có chứa các mầm bệnh nhân VGB. Người
cho máu phải được khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm huyết thanh
học sàng lọc VGB. Những người có tiền sử vàng da hoặc xét nghiệm HbsAg
dương tính không được cho máu. Hạn chế sự lây truyền VGB trong bệnh viện
bằng cách sử dụng bơm kim tiêm một lần, tiệt trùng dụng cụ y tế, thực hành
mũi tiêm an tồn. Khi đeo khun tai, xăm mình, châm cứu phải sử dụng kim
tiêm mới đã được khử trùng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể.
Xử lý tốt chất thải bệnh viện để hạn chế nguồn lây nhiễm cho cộng đồng.
Thầy thuốc phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi khám chữa bệnh.
Tuyên truyền cho thanh thiếu niên thực hiện hành vi tình dục an tồn [31].
1.4.2.2. Hiệu quả của dự phịng nhiễm vi rút VGB
Năm 1992, nhóm tư vấn tồn cầu về TCMR đã kêu gọi các quốc gia
trên thế giới đưa vắc xin VGB vào Chương trình TCMR [45]. Khi khuyến cáo
này được đưa ra chỉ có khoảng 20 quốc gia có chương trình tiêm phịng
vắcxin VGB thường xun, nhưng cho đến năm 2006, trong số 193 quốc gia
báo cáo tình hình TCMR cho TCYTTG có khoảng 162 quốc gia triển khai
tiêm phòng rộng rãi vắcxin VGB cho trẻ em. Kể từ 2008, 177 quốc gia đã đưa

vắcxin VGB vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng, ước tính tỷ lệ trẻ
đượcc tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắcxin VGB là 69% [4746]. Năm 2010,


25
TCYTTG tiếp tục khuyến cáo tiêm phòng mũi viêm gan B sơ sinh rộng rãi
cho tất cả các khu vực dịch tễ trên thế giới [47].
Tại Việt Nam, tiêm phòng vắcxin VGB được đưa vào chương trình
TCMR từ năm 1997. Tiêm chủng viêm gan B rộng rãi cho trẻ sơ sinh được
đưa vào chương trình TCMR với sự giúp đỡ của Liên minh toàn cầu về
vắcxin và tiêm chủng (GAVI) từ 2003 đã làm tăng diện bao phủ của tiêm
chủng từ dưới 20,0% năm 2000 lên hơn 90,0% vào năm 2005. Mũi vắcxin
VGB sơ sinh được hướng dẫn tiêm phòng trong vòng 24 giờ đầu thay cho
trong 3 ngày đầu sau sinh vào năm 2006. Tiêm chủng viêm gan B trong vòng
24 giờ đầu sau sinh đã đạt hơn 62,2% vào năm 2005. Năm 2006, thông tin về
các tai biến sau tiêm phịng vắcxin VGB ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Tĩnh làm tỷ lệ trẻ được tiêm phòng mũi vắcxin VGB trong vòng 24 giờ đầu
giảm xuống từ 67,0% năm 2006 xuống 24% năm 2007 và 22,0% năm 2008.
Tuy nhiên tỷ lệ trẻ đượcc tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắcxin vẫn đạt 89%,
chứng tỏ trẻ vẫn được tiêm phịng mũi VGB sơ sinh nhưng trì hỗn sau 24 giờ
[48]. Việc trì hỗn mũi tiêm vắcxin VGB sơ sinh có thể là nguyên nhân của
các trường hợp thất bại sau tiêm phòng. Nghiên cứu về Thực trạng tiêm vắc
xin viêm gan B sơ sinh tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2015 cho
thấy các yếu tố nơi sinh, phương pháp sinh, kiến thức của bà mẹ về tiêm vắc
xin viêm gan B, đánh giá về mức độ cần thiết của tiêm, tư vấn của cán bộ y tế
sau khi sinh, tổ chức tiêm 1 lần/ngày, không tổ chức tiêm vào ngày nghỉ, tâm
lý lo ngại e dè trong chỉ định tiêm là những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng
tiêm chủng viêm gan B mũi sơ sinh [49]



×