BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VŨ THỊ NỮ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHIỄM AEROMONAS
TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU
NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG, NĂM 2016 – 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VŨ THỊ NỮ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHIỄM AEROMONAS
TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU
NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG, NĂM 2016 – 2018
Chuyên ngành : Xét nghiệm y học
Mã số
:
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, cơ quan, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Bộ môn Vi – Ký sinh trùng lâm sàng, Khoa Kỹ thuật Y
học, Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp – bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng.
- Khoa Vi sinh – bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS. Nguyễn Hùng Cường, người Thầy đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
- TS. Trần Đức - trưởng khoa Vi sinh và Th.S Lại Thị Quỳnh – phó khoa
Vi sinh bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng là những người đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại khoa.
- TS. Ngô Anh Thế - trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới – bệnh viện Hữu nghị
Việt Tiệp Hải Phòng đã cung cấp cho tôi những thông tin và hình ảnh
của bệnh nhân nằm điều trị tại khoa và cho tôi nhiều ý kiến quý báu để
tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã
dành sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2019
Học viên
Vũ Thị Nữ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Vũ Thị Nữ, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành Kỹ thuật Y
học, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy TS. Nguyễn Hùng Cường.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội , ngày 01 tháng 10 năm 2019
Người viết cam đoan
Vũ Thị Nữ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Đặc điểm về vi khuẩn Aeromonas 3
1.1.1. Lịch sử và phân loại.......................................................................3
1.1.2. Đặc điểm sinh vật học ...................................................................3
1.2. Khả năng gây bệnh 8
1.2.1. Cơ chế gây bệnh ............................................................................8
1.2.2. Bệnh cảnh lâm sàng chính..............................................................9
1.2.3. Ổ nhiễm khuẩn khởi điểm, nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng
cộng đồng của nhiễm khuẩn Aeromonas....................................11
1.3. Chẩn đoán vi sinh vật 12
1.3.1. Lấy bệnh phẩm.............................................................................12
1.3.2. Nuôi cấy phân lập.........................................................................12
1.3.3. Các phương pháp chẩn đoán Aeromonas.....................................13
1.4. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm Aeromonas 18
1.4.1. Các yếu tố dịch tễ.........................................................................18
1.4.2. Bệnh lý kèm theo..........................................................................19
1.4.3. Một số kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.....................................19
1.5. Tình hình kháng kháng sinh của Aeromonas
20
1.6. Một số nghiên cứu về tình hình gây bệnh của Aeromonas 21
1.6.1. Trên thế giới.................................................................................21
1.6.2. Tại Việt nam.................................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu 26
2.4. Phương pháp chọn mẫu
26
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 27
2.5.1. Đặc điểm chung của ĐTNC và một số yếu tố liên quan đến nhiễm
Aeromonas..................................................................................27
2.5.2. Tỷ lệ loài Aeromonas phân lập được............................................29
2.5.3. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Aeromonas.............................29
2.6. Quy trình thực hiện nghiên cứu................................................................................29
2.7. Phương pháp thu thập thông tin................................................................................29
2.8. Kỹ thuật xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu 30
2.8.1. Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn..........................................................31
2.8.2. Kỹ thuật kháng sinh đồ.................................................................33
2.9. Sai số và cách khống chế
35
2.9.1. Sai số............................................................................................35
2.9.2. Cách khống chế............................................................................35
2.10. Xử lý số liệu 35
2.11. Đạo đức nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................36
3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC 36
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu.....................................................36
3.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo giới.............................37
3.1.3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo địa dư..........................37
3.1.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo năm và các tháng trong năm.......38
3.1.5. Bệnh lý kèm theo (bệnh lý nền) của đối tượng nghiên cứu.........39
3.1.6. Ổ nhiễm khuẩn khởi điểm............................................................40
3.1.7. Một số đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu...........41
3.1.8. Số ngày nằm điều trị của đối tượng nghiên cứu...........................44
3.1.9. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu...................................44
3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn do Aeromonas
45
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas ở
ĐTNC.........................................................................................45
3.2.2 Các yếu tố tiên lượng liên quan đến nguy cơ tử vong của ĐTNC....50
3.3. Tỷ lệ loài Aeromonas phân lập được
51
3.3.1. Các loài Aeromonas phân lập được trên đối tượng nghiên cứu.. .51
3.3.2. Phân bố Aeromonas theo bệnh phẩm...........................................52
3.4. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Aeromonas 53
3.4.1. Mức độ nhạy cảm kháng sinh chung của Aeromonas..................53
3.4.2. Tính nhạy cảm kháng sinh của một số loài Aeromonas...............55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................56
4.1. Đặc điểm chung của ĐTNC 56
4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu.....................................................56
4.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo giới.............................57
4.1.3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo địa dư..........................58
4.1.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo năm và các tháng trong năm...59
4.2. Một số đặc điểm về bệnh lý kèm theo, ổ nhiễm khuẩn khởi điểm,
một số đặc điểm cận lâm sàng, kết quả điều trị của ĐTNC
60
4.2.1. Bệnh lý kèm theo (bệnh lý nền) của đối tượng nghiên cứu.........60
4.2.2. Ổ nhiễm khuẩn khởi phát.............................................................62
4.2.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu...........64
4.2.4. Số ngày nằm điều trị và kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu...68
4.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn do Aeromonas
69
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.......69
4.3.2. Một số yếu tố tiên lượng liên quan đến nguy cơ tử vong của ĐTNC......71
4.4. Tỷ lệ loài Aeromonas phân lập được
72
4.4.1. Các loài Aeromonas phân lập được trên đối tượng nghiên cứu.. .72
4.4.2. Phân bố Aeromonas theo bệnh phẩm...........................................74
4.5. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Aeromonas 77
4.5.1. Mức độ nhạy cảm kháng sinh chung của Aeromonas..................77
4.5.2. Tính nhạy cảm kháng sinh của một số loài Aeromonas...............80
KẾT LUẬN....................................................................................................84
KIẾN NGHỊ...................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
Acquired immunodeficiency syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
ALT
Alanine aminotransferase
APTT
Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (bệnh/
(b/c)
AST
chứng)
Aspartate aminotransferase
BN
Bệnh nhân
COPD
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
ESBL
Extended spectrum beta lactamase
HGB
Hemoglobin (Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu)
HIV
Human immunodeficiency virus (Virus gây suy giảm miễn
dịch)
KSĐ
Kháng sinh đồ
Max
Giá trị lớn nhất
MBL
Metallo beta lactamase
MH
Mueller – Hinton
Min
Giá trị nhỏ nhất
NEU#
Neutrophile Count (Số lượng bạch cầu đoạn trung tính)
NKH
Nhiễm khuẩn huyết
NT
Nhiễm trùng
PCR
Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại gen)
PCT
Procalcitonin
PLT
Platelet Count (Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu)
PT %
Tỷ lệ % phức hệ prothrombin
TM
Thiếu máu
TSA
Trypticase soy agar
WBC
White Blood Cell (Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu)
± SD
Mean ± Standard Deviation (Giá trị trung bình ± Độ lệch
chuẩn)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Một số đặc điểm sinh vật hóa học của các loài Aeromonas
thường gây bệnh ở người............................................................5
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 3.23.
Các thử nghiệm sinh hóa trên thẻ GN........................................14
Các mồi được sử dụng để khuếch đại PCR và giải trình tự các
gen 16S rRNA, gyrB và rpoB....................................................17
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi....................................36
Một số bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu..................39
Ổ nhiễm khuẩn khởi điểm..........................................................40
Thay đổi số lượng hồng cầu và hemoglobin của ĐTNC...........41
Thay đổi số lượng bạch cầu của ĐTNC.....................................41
Thay đổi số lượng tiểu cầu của ĐTNC......................................42
Thay đổi về chức năng gan của ĐTNC......................................42
Thay đổi về chức năng thận của ĐTNC.....................................43
Thay đổi về glucose và điện giải của ĐTNC.............................43
Số ngày nằm điều trị của đối tượng nghiên cứu........................44
Mối liên quan giữa tuổi của ĐTNC với NKH do Aeromonas....45
Mối liên quan giữa giới tính của ĐTNC với NKH do Aeromonas....46
Mối liên quan giữa yếu tố địa dư với NKH do Aeromonas.......46
Mối liên quan giữa bệnh xơ gan của ĐTNC với NKH do
Aeromonas..................................................................................47
Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường của ĐTNC với NKH do
Aeromonas..................................................................................47
Mối liên quan giữa yếu tố viêm gan do virus của ĐTNCvới
NKH do Aeromonas...................................................................48
Mối liên quan giữa yếu tố mắc bệnh phổi mạn tính ở ĐTNC với
NKH do Aeromonas...................................................................48
Mối liên quan giữa nguồn nhiễm khuẩn của ĐTNCvới NKH do
Aeromonas..................................................................................49
Mối liên quan giữa yếu tố sốc ở ĐTNC với NKH do Aeromonas.....49
Một số yếu tố tiên lượng liên quan đến nguy cơ tử vong của ĐTNC....50
Tỷ lệ phân lập các loài Aeromonas............................................51
Tỷ lệ nhạy cảm, đề kháng kháng sinh chung của Aeromonas. . .53
Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của một số loài Aeromonas............55
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Tỷ lệ phân bố các loài Aeromonas trong một số nghiên cứu.....73
Tỷ lệ nhạy cảm của Aeromonas với một số kháng sinh thử
nghiệm trong một số nghiên cứu................................................78
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.................................37
Biểu đồ 3.2.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư.............................37
Biểu đồ 3.3.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo năm................................38
Biểu đồ 3.4.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các tháng trong năm.......38
Biểu đồ 3.5.
Kết quả điều trị của ĐTNC.....................................................44
Biểu đồ 3.6.
Tỷ lệ các loài Aeromonas phân bố theo bệnh phẩm...............52
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khuẩn lạc A. hydrophila trên môi trường thạch máu........................4
Hình 4.1. Hình ảnh bệnh nhân bị hoại tử ngón 4 bàn chân trái do Aeromonas....63
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Aeromonas là trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Aeromonadaceae [1],
sống phổ biến trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn, cả trong môi
trường đất ở các nước ôn đới và nhiệt đới [2]. Một số nghiên cứu chỉ ra sự có
mặt của Aeromonas trong các nguồn nước đã được xử lý [3], trong nhiều loại
thực phẩm như hải sản (cá), thịt, sản phẩm từ sữa và rau xanh [4].
Aeromonas không những là căn nguyên gây bệnh cho cá và các loài động
vật máu lạnh (các loài bò sát, lưỡng cư) mà còn gây bệnh cho người với bệnh
cảnh lâm sàng rất đa dạng: nhiễm trùng vết thương, viêm dạ dày ruột, viêm
phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết,…[5].Trong chi Aeromonas,
ba loài Aeromonas hydrophila (A. hydrophila), Aeromonas caviae (A. caviae),
Aeromonas sobria (A. sobria) thường gặp gây bệnh cho người và A.
hydrophila là loài hay gặp nhất. Đối tượng bị nhiễm bệnh thường là người
trên 65 tuổi, người mắc bệnh ung thư, xơ gan, đái tháo đường, suy thận [6].
Tỷ lệ nhiễm Aeromonas khác nhau giữa các nước, các khu vực địa dư. Theo
như nghiên cứu của Wu C.J và cộng sự năm 2014 tại miền nam Đài Loan, tỷ
lệ nhiễm khuẩn do Aeromonas từ năm 2008- 2010 là 76 trường hợp trên một
triệu dân [7]. Ở Anh và xứ Wale năm 2004, tỷ lệ ước tính là 1,5 trường hợp
trên một triệu dân [2] và ở Pháp, tỷ lệ ước tính là 0,66 trường hợp trên một
triệu dân [8]. Trong những bệnh do Aeromonas gây ra thì nhiễm khuẩn huyết
là bệnh nặng nhất và tỷ lệ tử vong cao, từ 23 – 43% tùy theo nghiên cứu [6],
[9].
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng Aeromonas còn nhạy cảm với
các kháng sinh như Amikacin, Gentamicin, Tetracycline, Cefepime,
Levofloxacin, Ciprofloxacin; kháng với Ampicilin [10]. Tuy nhiên, một số
báo cáo gần đây cho thấy Aeromonas đã kháng với Ciprofloxacin và
2
Carbapenem, điều này là mối lo ngại rất lớn cho việc điều trị nhiễm khuẩn
Aeromonas [11],[12].
Hải Phòng là thành phố có cảng biển lớn nhất ở phía bắc Việt Nam, với
nhiều hệ thống sông và vùng nội thủy rộng lớn, đây là điều kiện môi trường tự
nhiên rất thuận lợi cho các loài vi khuẩn sống trong nước phát triển, trong đó
có các loài Aeromonas. Hải Phòng có lực lượng đông đảo các ngư dân làm nghề
đánh bắt và chế biến thủy hải sản, thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước (nước
biển, nước lợ cửa sông, nước ngọt) nên dễ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu nguồn
nước đó có vi khuẩn. Thời gian gần đây, bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải
Phòng đã phát hiện những trường hợp nhiễm khuẩn do Aeromonas có bệnh cảnh
lâm sàng rất nặng và tỷ lệ tử vong cao. Trên thế giới cũng đã có một số các
nghiên cứu của các tác giả về đặc điểm nhiễm khuẩn Aeromonas ở người song
tại Việt Nam mới có nhiều nghiên cứu về Aeromonas chủ yếu trong lĩnh vực
thủy hải sản và một số báo cáo về các trường hợp nhiễm bệnh mà chưa có nhiều
nghiên cứu về tình hình nhiễm Aeromonas ở người, đặc biệt là một số đặc điểm
liên quan đến nhiễm khuẩn Aeromonas, đánh giá mức độ nhạy cảm và đề kháng
kháng sinh của vi khuẩn nguy hiểm này.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm nhiễm Aeromonas trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Hữu nghị
Việt Tiệp Hải Phòng, năm 2016 – 2018” với các mục tiêu sau:
1.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm Aeromonas trên bệnh nhân
2.
3.
điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, năm 2016 – 2018.
Xác định tỷ lệ loài Aeromonas phân lập được.
Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh của Aeromonas.
CHƯƠNG 1
3
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm về vi khuẩn Aeromonas
1.1.1. Lịch sử và phân loại [13],[14]
Aeromonas lần đầu tiên được mô tả bởi Zimmermann vào năm 1890 khi
tác giả sử dụng thạch Gelatin để phân lập vi khuẩn từ nước uống bổ sung
“Chemnitz” ở Đức và đã đặt tên cho vi khuẩn này là Baccillus punctatus. Đến
năm 1891, nhóm vi khuẩn tương tự đã được Sanarelli phân lập từ mẫu máu và
bạch huyết của ếch, tác giả đã đặt tên vi khuẩn này là Bacillus hydrophilus
fuscus. Năm 1901, Chester đề xuất đổi tên nhóm vi khuẩn này thành Bacterium
hydrophillum. Năm 1936, Albet Kluyver dựa vào đặc điểm hình thái và sinh lý
để xếp loại vi khuẩn, các vi khuẩn này được xếp vào cùng một chi và được đặt
tên là Aeromonas. Trong hệ thống phân loại vi khuẩn của Bergey, chi
Aeromonas được xác định, thuộc họ Aeromonadaceae, bộ Aeromonadales.
Chi Aeromonas được chia thành hai nhóm chính. Nhóm Psychrophilic
không di động, phát triển ở nhiệt độ 22 - 25 ºC, không phát triển được ở nhiệt
độ 37ºC và thường gây bệnh cho cá. Nhóm Mesophilic di động được là nhờ có
một roi ở một cực, phát triển ở nhiệt độ 35 - 37ºC và gây bệnh cho người.Các
loài Aeromonas gây bệnh cho người gồm có A. hydrophila, A. media, A.
caviae, A. veronii, A. sobria, A. schubertii, A. jandaei, A. trota, A. bestiarum
và A. popoffii. Trong đó có 3 loài A.hydrophila, A. caviae và A. sobria là hay
gây bệnh nhất. Phổ biến nhất là A. hydrophila [15].
1.1.2. Đặc điểm sinh vật học [14]
1.1.2.1. Hình thể
Aeromonas là trực khuẩn Gram âm với hai đầu tròn, kích thước 0,3-1,0 x
1,0-3,5 µm, không sinh nha bào, có một lông ở một cực (đôi khi có thể có hai
lông), có di động.
1.1.2.2. Tính chất nuôi cấy
4
Aeromonas là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện, phát triển tốt trên các môi
trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ phát triển tùy theo nhóm. Riêng nhóm
Aeromonas gây bệnh trên người thì phát triển ở 35 - 37ºC. Nhiều loài
Aeromonas có thể phát triển được ở điều kiện pH từ 5,5 – 9,0 [16]. Trên môi
trường thạch dinh dưỡng: sau 24h nuôi cấy, vi khuẩn tạo thành khuẩn lạc dạng
S, lồi, tròn, mịn, màu trắng và mờ, có đường kính 1- 3 mm.
Trên môi trường thạch máu: phần lớn các chủng phân lập trên lâm sàng
đều gây tan máu hoàn toàn. Đây là do vai trò của độc tố hemolysin của vi
khuẩn này.
Hình 1.1. Khuẩn lạc A. hydrophila trên môi trường thạch máu
(Nguồn: Own work)
/>
1.1.2.3. Tính chất sinh vật hóa học
5
Bảng 1.1. Một số đặc điểm sinh vật hóa học của các loài Aeromonas
thường gây bệnh ở người [17]
Tính chất
A. hydrophila
A. caviae
A. sobria
Di động
Catalase
Indole
ONPG
Urea
KCN
Citrate
Acetate
Malonate
VP
LDC
ODC
ADH
Gelatin
PPA
Pectate (25°C)
DNase
Lipase
Glucose (khí)
Adonitol
Amygdalin
L-Arabinose
Cellobiose
Glycerol
m-Inositol
Lactose
Maltose
Mannose
D-Mannitol
+ 100
+ 100
+ 96
+ 100
0
+ 100
+ 88
+ 100
0
+ 92
+ 100
0
+ 100
+ 96
+ 60
0
+ 100
+ 100
+ 92
0
+4
+ 84
0
+ 96
0
+ 16
+ 100
+ 100
+ 96
+ 88
+ 100
+ 84
+ 100
+8
+ 92
+ 88
+ 92
0
0
0
0
+ 92
+ 84
+ 72
0
+ 92
+ 76
0
0
+4
+ 100
+ 100
+ 68
0
+ 60
+ 100
+ 32
+ 100
+ 96
+ 100
+ 100
+ 100
0
+ 68
+ 52
+ 100
0
+ 88
+ 96
0
+ 100
+ 100
+ 100
0
+ 84
+ 92
+ 92
0
0
+ 12
+ 20
+ 96
0
+ 12
+ 92
+ 100
+ 100
A.
veronii
+ 100
+ 90
+ 100
+ 100
0
0
+ 90
+ 90
0
+ 70
+ 100
+ 100
0
+ 100
+ 100
0
+ 60
+ 90
+ 90
0
0
+ 10
+ 80
+ 100
0
+ 40
+ 100
+ 100
+ 100
6
Melibiose
α-Methyl-D-glucoside
Raffinose
L-Rhamnose
Salicin
D-Sorbitol
Sucrose
Esculin
GCF
Gluconate
DL-Lactate
Urocanic
Tartrate
NaCl (0%)
NaCl (3%)
PZA
β-Hemolysis
Stapholysin
Alkylsulfatase
Elastase
Tyrosine
Ampicilin R
Cephalothin R
O/129 R
0
+ 56
0
+ 24
+ 76
0
+ 100
+ 92
+ 92
+ 64
+ 80
+ 12
0
+ 100
+ 100
+ 24
+ 100
+ 84
+ 12
+ 72
0
+ 100
+ 72
+ 100
+4
0
+4
0
+ 76
+4
+ 100
+ 76
0
0
+ 96
+ 100
0
+ 96
+ 96
+ 88
+ 52
0
+4
0
+8
+ 100
+ 100
+ 100
+4
+ 16
+4
0
0
0
+ 100
0
+ 68
+ 60
0
0
0
+ 100
+ 100
+ 56
+ 100
0
+ 40
0
+ 32
+ 100
0
+ 100
0
+ 90
0
0
+ 100
0
+ 100
+ 100
+ 10
+ 70
0
0
+ 100
+ 100
+ 100
0
+ 100
0
+ 90
0
+ 10
+ 100
+ 20
+ 90
1.1.2.4. Cấu trúc kháng nguyên [18]
Aeromonas có kháng nguyên O, kháng nguyên H và kháng nguyên K.
Nội độc tố có thành phần là lipopolysaccharid tham gia vào sự bám dính
và gây độc.
Kháng nguyên O (kháng nguyên vách tế bào): đó là một phức hợp
protein, lipid và polisaccharid. Được chia thành 44 nhóm, trong đó các nhóm
7
huyết thanh O: 3, O: 11, O: 14, O: 16 và O: 39 chiếm ưu thế trong số các
chủng phân lập ở người.
Kháng nguyên H (kháng nguyên lông): bản chất là protein và dễ bị nhiệt
phá hủy, mang tính kháng nguyên không đặc hiệu. Đây là kháng nguyên quan
trọng trong sự bám dính và xâm nhập của vi khuẩn này.
Kháng nguyên K (kháng nguyên vỏ): nằm bên ngoài kháng nguyên O, có
khả năng sinh miễn dịch không cao.
1.1.2.5. Các yếu tố độc lực [19]
Aeromonas sản xuất được một số yếu tố độc lực liên quan đến khả năng
gây bệnh, bao gồm một số enzym ngoại bào (hemolysin, aerolysin, cytotoxic
enterotoxin), protease, collagenase, enolase, lipase.
Hemolysin (HlyA), aerolysin (AerA) do các gen hlyA, aerA tổng hợp.
Có khả năng gây tan máu và đóng vai trò quan trọng trong nhiễm trùng đường
ruột, ngoài ruột.
Cytotoxic enterotoxin (Act) do gen act tổng hợp. Có vai trò gây độc
tế bào và là độc tố gây độc tế bào nhất.
Collagenase là enzyme gây độc tế bào Vero. Khi mất enzyme này làm
tăng 5 - 15% khả năng sống của tế bào.
Enolase là enzyme cũng được xem là yếu tố độc lực dựa trên sự gắn
kết với plasminogen để sản xuất plasmin do vậy làm giảm lượng protein
huyết thanh.
Lipase là enzyme có liên quan đến độc lực của nhiều tác nhân gây
bệnh. Gồm có lipase không bền nhiệt (Alt) và lipase ổn định nhiệt (Ast), là
các độc tố nội bào quan trọng trong cơ chế gây bệnh. Trong nhiễm trùng
đường tiêu hóa cũng thấy sự có mặt của enzyme này.
Ngoài ra còn có vai trò của hệ thống tiết protein (T2SS, T3SS, T6SS) với
các yếu tố độc lực của vi khuẩn này.
8
Hệ thống tiết protein kiểu II (T2SS) là không thể thiếu trong sự tiết
ngoại bào của các yếu tố độc lực (aerolysin, protease, DNases).
Hệ thống tiết protein kiểu III (T3SS) là yếu tố đóng góp mạnh mẽ cho
độc lực của Aeromonas, hoạt động như một kim để tiêm các độc tố vào trong
tế bào vật chủ.
Hệ thống tiết protein kiểu VI (T6SS) có chức năng giống như đuôi của
thể thực khuẩn cho phép bơm các yếu tố độc lực vào trong tế bào vật chủ
thông qua các protein xuyên màng gồm VrgG và Hcp. Trong các vi khuẩn
khác, T6SS đóng vai trò trong sự hình thành màng sinh học và sự trốn tránh
hệ miễn dịch chủ.
Aeromonas có khả năng hình thành màng sinh học, có vai trò bảo vệ và
liên quan mật thiết đến việc sản xuất các yếu tố độc lực.
Một nghiên cứu gần đây xác định sự có mặt của hai gen độc tố Shiga
(stx1 và stx2) ở các chủng Aeromonas phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm
của bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột và tiêu chảy [20].
1.1.2.6. Sức đề kháng
Aeromonas có thể phát triển ở nhiệt độ lạnh 5 oC nên với điều kiện bảo
quản thực phẩm trong tủ lạnh, vi khuẩn vẫn phát triển bình thường [2].
Vi khuẩn này không bị Clo tiêu diệt, nên có thể tìm thấy vi khuẩn này
trong các nguồn nước sinh hoạt đã được xử lý.
Không sống được trong môi trường có hàm lượng muối cao (6% NaCl).
1.2. Khả năng gây bệnh
1.2.1. Cơ chế gây bệnh [4]
Aeromonas có khả năng tạo ra một loạt các enzyme ngoại bào, một số trong
đó chính là các yếu tố độc lực quan trọng. Mặc dù đã biết được các yếu tố độc
lực của vi khuẩn này song cơ chế gây bệnh thực sự vẫn chưa được hiểu rõ.
9
Vi khuẩn bám và xâm nhập vào tế bào vật chủ nhờ khả năng bám dính
của lông tại một cực, pili lớp vỏ và các yếu tố bám dính bề mặt. Sau khi xâm
nhập vào tế bào, vi khuẩn tiết ra enzyme ngoại bào như protease, hemolysin,
phospholipase gây tổn thương cho các tế bào vật chủ. Bên cạnh đó, cấu tạo
lớp vỏ gồm các thành phần lipopolysaccharide, lớp S, vỏ và porin bề mặt giúp
vi khuẩn chống lại cơ chế bảo vệ của tế bào vật chủ. Đồng thời còn có vai trò
của các hệ thống tiết protein trong việc đưa các yếu tố độc lực đến trực tiếp
các tế bào chủ để gây độc.
1.2.2. Bệnh cảnh lâm sàng chính
Aeromonas có khả năng gây bệnh trên cá, động vật lưỡng cư và người.
Vi khuẩn này có mặt ở trong môi trường nước, các nguồn thực phẩm như thịt,
cá, sản phẩm từ sữa, rau xanh [2],[4],[21]. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
người qua hai đường chính là đường da niêm mạc (vết thương) tiếp xúc với
đất hoặc nguồn nước nhiễm Aeromonas và đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn,
nước uống có nhiễm Aeromonas [4]. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể,
vi khuẩn sẽ gây tổn thương da, tổ chức dưới da hoặc đường tiêu hóa. Từ vị trí
tổn thương đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu tới gây tổn thương các cơ
quan khác. Do đó, bệnh cảnh lâm sàng do Aeromonas gây ra hết sức đa dạng.
Viêm dạ dày ruột là phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn do Aeromonas.
Kết quả nghiên cứu của Wu J.C và cộng sự ở Đài loan, năm 2014 cho thấy
nhiễm Aeromonas thường gây viêm dạ dày ruột chiếm tỷ lệ 81% [7]. Kết quả
nghiên cứu của Bargui H ở Tunisia, năm 2017 cũng cho thấy nhiễm khuẩn
tiêu hóa đứng đầu trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn này gây ra với tỷ lệ
33% [22]. Trong khi nghiên cứu của Albert M.J và cộng sự năm 2000, ở
Bangladesh thì tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy do Aeromonas là 7,2% [23].
Tại Thái Lan, năm 2004, trong số 777 bệnh nhân sống sót sau thảm
họa sóng thần được chuyển đến bệnh viện Bangkok có tới 515 bệnh nhân
10
nhiễm trùng da và mô mềm, sau khi được nuôi cấy xác định căn nguyên gây
nhiễm trùng thì thấy rằng vi khuẩn hay gặp nhất là Aeromonas [24]. Ahmad
K.H có báo cáo vào năm 2014, tại Ấn Độ về một bệnh nhân nam 32 tuổi bị
nhiễm vi khuẩn Aeromonas do bị lưỡi câu đâm vào tay khi đi câu cá [25]. Kết
quả nghiên cứu của Wu J.C ở Đài loan, năm 2014 và nghiên cứu của Bargui H
ở Tunisia, năm 2017 cho thấy nhiễm trùng vết thương là loại nhiễm trùng phổ
biến thứ hai trong số các loại nhiễm trùng do Aeromonas gây ra với tỷ lệ lần
lượt là 9% và 17% [7],[22]. Trong khi kết quả nghiên cứu của Fraisse T ở
Pháp, năm 2008 cho tỷ lệ nhiễm trùng vết thương là 50% (đứng đầu trong các
nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Aeromonas) [26].
Nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas thường xảy ra ở những bệnh nhân
bị tổn thương miễn dịch liên quan bệnh gan mật (đặc biệt xơ gan), suy thận,
đái tháo đường, bệnh nhân dùng Corticoid kéo dài và các bệnh ung thư [6],
[27]. Kết quả nghiên cứu của Bargui H ở Tunisia, năm 2017 cho tỷ lệ nhiễm
khuẩn huyết là 33% (đứng đầu cùng với nhiễm trùng đường tiêu hóa) [22].
Còn kết quả nghiên cứu của Fraisse T ở Pháp, năm 2008 cho tỷ lệ nhiễm
trùng huyết là 6,7% [26]. Tại Việt Nam, trong năm 2009 – 2010, bệnh viện
Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận được hơn mười trường hợp nhiễm
khuẩn huyết do vi khuẩn A. hydrophila và có bảy trường hợp trong số đó tử
vong [28].
Aeromonas còn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Al-benwan và cộng
sự đã có báo cáo về một trường hợp viêm bàng quang do A. caviae ở bệnh nhân
nam 34 tuổi tại Kuwait. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu do
Aeromonas của Fraisse T và Bargui H tương đồng nhau 3,3% và 3% [22],[26].
Aeromonas có thể gây áp xe gan trên những bệnh nhân suy giảm
miễn dịch do mắc các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh gan, tắc đường mật,
nghiện rượu. Clark và Chenoweth đã báo cáo về 15 trường hợp Aeromonas
11
gây nhiễm trùng gan và tụy ở Mỹ, năm 2003. Trong đó có ba trường hợp áp
xe gan trên bệnh nhân bị ung thư đường mật và ung thư tụy và 2/3 bệnh nhân
trong nhóm này tử vong [29].
Nhiễm trùng mắt do Aeromonas cũng đã được báo cáo và những trường
hợp nhiễm trùng nặng hiếm gặp như loét giác mạc và viêm nội nhãn cũng đã được
quan sát. Puri và cộng sự đã báo cáo ở Anh vào năm 2003 về một bệnh nhân nam
58 tuổi bị loét giác mạc gây ra do nhiễm trùng Aeromonas [30].
Ngoài ra, Aeromonas còn có thể gây viêm phổi. Chao và cộng sự đã
có nghiên cứu về tình trạng viêm phổi do các loài Aeromonas gây ra trong
khoảng thời gian từ năm 2004 - 2011ở khu vực miền nam Đài Loan năm
2013[9].
Năm 2016, chúng ta đã ghi nhận được trường hợp viêm màng não ở
trẻ sơ sinh do Aeromonas ở Ấn Độ [31]. Và gần đây cũng tại Ấn Độ là trường
hợp viêm tủy xương mãn tính ở bệnh nhân nam 50 tuổi mắc đái tháo đường
do vi khuẩn Aeromonas [1].
1.2.3. Ổ nhiễm khuẩn khởi điểm, nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng
cộng đồng của nhiễm khuẩn Aeromonas
Ổ nhiễm khuẩn khởi điểm
Ổ nhiễm khuẩn trên da và mô mềm: bệnh nhân thường có các biểu hiện
trên da và mô mềm như vết thương sưng mủ, loét, hoại tử lan tỏa da và cơ
[32]. Khai thác tiền sử bệnh nhân có vết thương tại các chi có tiếp xúc với
nguồn nước, đất bẩn hoặc có tiếp xúc, chấn thương do thủy sản (trong bơi lội,
đi chân đất trên bờ sông, suối, biển có các cành cây, đá, vỏ một số loại hải sản
chứa vi khuẩn này) [33].
Ổ nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa: xảy ra khi bệnh nhân ăn phải thức ăn
hoặc nước uống có nhiễm vi khuẩn Aeromonas. Bệnh nhân có thể có các triệu
chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất nước cấp tính và sốt [34].
12
Ổ nhiễm khuẩn từ các cơ quan khác: có thể gặp các trường hợp vi khuẩn
xâm nhập vào cơ thể qua đường tiết niệu, hô hấp, từ đường gan mật, đường
sinh dục,…
Tuy nhiên cũng có những trường hợp nhiễm khuẩn không xác định được
rõ đường vào của vi khuẩn, mà chỉ có thể phỏng đoán đường vào.
Nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm khuẩn cộng đồng:
Nhiễm khuẩn cộng đồng là nhiễm khuẩn mà BN mắc phải ở ngoài viện,
các biểu hiện bệnh có trước hoặc trong 48 giờ đầu sau khi nhập viện.
Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình bệnh nhân
nằm viện xuất hiện sau 48h nhập viện. Các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh
viện thường liên quan đến các thủ thuật y tế trên các BN.
1.3. Chẩn đoán vi sinh vật
1.3.1. Lấy bệnh phẩm
Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng chính do Aeromonas gây ra mà lấy bệnh
phẩm cho phù hợp. Các loại bệnh phẩm có thể lấy là máu, phân, mủ vết
thương, mủ tại vị trí ổ áp xe, nước tiểu, đờm, dịch màng phổi… [2],[14].
1.3.2. Nuôi cấy phân lập
Quan sát tính chất của mẫu bệnh phẩm. Nhuộm soi trực tiếp mẫu bệnh
phẩm bằng kỹ thuật nhuộm Gram để khảo sát sự có mặt của vi khuẩn và tế
bào nếu có trong bệnh phẩm.
Nuôi cấy bệnh phẩm vào môi trường thạch máu hoặc có thể cấy thêm
vào môi trường TSA, Chocolate, McConkey, CLED bằng kỹ thuật cấy phân
vùng. Nuôi cấy ở nhiệt độ 37ºC, sau 24 giờ khuẩn lạc mọc. Sau khi khuẩn lạc
mọc, đọc tính chất của khuẩn lạc, nhuộm soi lại hình thể từ khuẩn lạc, tiến
hành định danh vi khuẩn.
13
1.3.3. Các phương pháp chẩn đoán Aeromonas
1.3.3.1. Xác định tính chất sinh vật hóa học bằng phương pháp truyền thống
Mục đích: xác định các tính chất sinh vật hóa học cơ bản của
Aeromonas.
Các tính chất đó bao gồm: lên men glucose sinh hơi, citrate, di động,
urea, indol, Voges – Proskauer (VP), lysin decarboxylase (LDC), ornithine
decarboxylase (ODC), arginine decarboxylase (ADH), esculin, sucrose,
arabinose, mannitol.
Tiến hành: lấy khuẩn lạc từ đĩa cấy phân lập cấy sang các môi
trường sinh vật hóa học, sau 24 giờ ở 37ºC xác định các tính chất sinh vật
hóa học để định danh vi khuẩn.
Phân biệt một số loài Aeromonas gây bệnh thường gặp.
Tính
chất
Glucose
(hơi)
Citrat
Di động
Urea
Indol
VP
LDC
ODC
ADH
Esculin
Sucrose
Arabinos
A.
hydrophila
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
A.
caviae
+
+
+
+
+
+
+
A.
sobria
+
+/+
+
+/+
+
+
-
A.
veronii
+
+
+
+
+/+
+
+
+
-
e
Mannitol
+
+
+
+
1.3.3.2. Xác định các tính chất sinh vật hóa học bằng máy định danh
tự động Vitek 2 Compact
14
Mục đích: Xác định các tính chất sinh vật hóa học trên thẻ GN.
Nguyên lý: theo dõi liên tục sự phát triển của VSV trong các giếng
thuốc thử sẵn có của thẻ (card), khi đó dung dịch trong các giếng đổi màu do
xảy ra các phản ứng sinh hóa. Hệ thống quang học sử dụng ánh sáng nhìn
thấy để theo dõi trực tiếp sự phát triển của vi sinh vật thông qua việc đo
cường độ ánh sáng bị chặn lại (hay sự suy giảm cường độ ánh sáng) khi ánh
sáng đi qua giếng.
Máy Vitek 2 Compact: máy tự động hút mẫu và đưa mẫu vào các
giếng thẻ xét nghiệm trong buồng hút chân không. Các thẻ xét nghiệm
được đọc mã vạch và ủ trong buồng ủ bên trong máy. Sau khi đọc kết quả,
thẻ xét nghiệm tự động thải vào thùng rác bên trong máy đảm bảo an toàn
sinh học.
Thẻ định danh GN với 47 giếng thuốc thử sẵn có.
Bảng 1.2. Các thử nghiệm sinh hóa trên thẻ GN
Gi
Thử nghiệm
ếng
Ký
hiệu
2
3
Ala-Phe-ProARYLAMIDASE
ADONITOL
Hàm
lượng/
giếng
A
0,0384 mg
A
0,1875 mg
Py
0,018 mg
lA
0,3 mg
dC
0,3 mg
PPA
DO
4
5
L-PyrrolydonylARYLAMIDASE
L-ARABITOL
rA
RL
7
D-CELLOBIOSE
EL
9
BETA-GALACTOSIDASE
1
H2S PRODUCTION
1
BETA-N-ACETYLGLUCOSAMINIDASE
Glutamyl Arylamidase pNA
0
1
1
B
GAL
H
2S
B
NAG
A
0,036 mg
0,0024 mg
0,0408 mg
0,0324 mg