Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Sinh lý học trẻ em phần mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.13 KB, 32 trang )

SINH LÍ HỌC TRẺ EM


Phần Lý Thuyết (30 tiết)
• Chương 1: Sinh trưởng và phát triển
• Chương 2: Hệ thần kinh
• Chương 3: Cơ quan phân tích
• Chương 4: Hệ vận động
• Chương 5: Các tuyến nội tiết
• Chương 6: Hệ tuần hoàn
• Chương 7: Hệ hô hấp
• Chương 8: Hệ tiêu hóa
• Chương 9: Hệ bài tiết
• Chương 10: Trao đổi chất và năng lượng
• Chương 11: Hoạt động thần kinh cấp cao


Phần Thực Hành (6 tiết)
Gồm 2 buổi, bắt đầu từ tuần thứ 8 sau khi bắt đầu
học lý thuyết.


CHƯƠNG I: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
• Tên học phần: Sinh lí học trẻ em
• Tài liệu học tập:
1. Sinh lí học trẻ em – Trần Thị Loan, Tạ Thúy Lan
2. Sinh học (sách dịch). Campbell, Reece và cs, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2011. Tr. 852 – 1145.


• Tài liệu tham khảo:


1. Sinh lý học người và động vật. Trịnh Hữu
Hằng, Đỗ Công Huỳnh. NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà
Nội, 2001.
2. Giáo trình giảng dạy môn sinh lý học (2 tập).
Bộ môn Sinh lý học, Học viên Quân Y. NXB Quân đội
nhân dân Hà Nội, 2002.
3. Sinh lý học (2 tập). Bộ môn Sinh lý học,
Trường Đại học Y Hà Nội. NXB Y học Hà Nội, 2002.


4. Human physiology, 8th
edition. Fox. The McGraw-Hill
Company, 2006.
5. Human physiology, 8th
edition. Vander. The McGraw-Hill
Company, 2001.
6. Internet.


1. Cơ thể con người là 1 khối thống nhất



• Thống nhất về cấu tạo
- Thống nhất về đơn vị cấu tạo: tế bào là đơn vị cấu tạo và chức
năng của cơ thể. Tập hợp các tế bào có cùng chức năng tạo
thành mô, cơ quan và hệ cơ quan.
- Cơ quan là 1 bộ phận của cơ thể, có cấu tạo và hình dạng nhất
định và thực hiện 1 nhiệm vụ cụ thể. Mỗi cơ quan được cấu
tạo từ 1 số loại mô trong đó có 1 mô đóng vai trò chủ đạo về

cấu trúc và chức phận. VD: thận có chức năng lọc máu đào
thải các chất độc hại của quá trình TĐC ra khỏi cơ thể.
- Cơ thể con người được cấu tạo từ nhiều cơ quan. Mỗi cơ
quan đều thực hiện 1 chức năng riêng biệt. Các cơ quan lại
liên kết với nhau tạo thành các hệ cơ quan.



• Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng
Cấu tạo và chức năng mối liên hệ khăng khít và lệ thuộc
lẫn nhau, trong đó chức năng giữ vai trò quyết định, vì
chức năng liên hệ trực tiếp với trao đổi chất. Mỗi tế bào,
mô, cấu tạo đại thể, vi thể của từng cơ quan đều phù
hợp, thích nghi với chức năng mà chúng đảm nhận. Ví dụ
tim có cấu tạo phù hợp với chức năng như một cái bơm
vừa hút vừa tống máu vào hệ mạch.


• Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể
Tuy cơ thể có cấu tạo phức tạp, có sự phân chia và
chuyên chức của các mô, các cơ quan, các hệ cơ
quan, nhưng hoạt động của chúng bao giờ cũng
nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và được
phối hợp với nhau. Mỗi hệ cơ quan có mối quan hệ
tương tác với tất cả các hệ cơ quan còn lại trong cơ
thể. Sự thống nhất này được điều khiển bởi hệ thần
kinh. Hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo, điều hòa,
điều khiển và phối hợp hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể với nhau, đảm bảo hđ của các cơ quan
thống nhất với nhau và đb sự thống nhất giữa cơ

thể với môi trường.



• Sự

thống nhất giữa cơ thể
với môi trường
Con người sống trong môi trường
tự nhiên luôn chịu mọi tác động
của môi trường, ngược lại con
người cũng tác động trở lại nhằm
cải thiện, nâng cao môi trường tự
nhiên. Để có thể tồn tại và phát

triển, con người cần luôn luôn
thích ứng với những biến động
của môi trường. Đóng vai trò
quyết định trong hoạt động
thích nghi này chịu sự điều
khiển của hệ thần kinh trung
ương với chức năng cao cấp
của nó.
Hình 8. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với
môi trường



2. Cơ chế điều tiết các chức năng trong cơ thể
• Cơ chế thể dịch: Điều hoà chức năng bằng con đường

thể dịch được thực hiện nhờ tác dụng của các hợp chất
hoá học được tạo ra trong các tế bào. Các hợp chất hóa
học này sẽ được vận chuyển vào dòng máu và được
dòng máu đưa đến các tế bào đích. Ở tế bào đích các
hợp chất hóa học được nhận biết bởi một thụ cảm thể
(receptor) đặc hiệu trên màng hoặc nhân của tế bào
đích. Phức hợp giữa hợp chất hóa học và thụ cảm thể
vừa hình thành được kết hợp với một cơ chế sinh tín
hiệu. Tín hiệu sinh ra (hay còn gọi là chất truyền tin thứ
2) gây ra tác dụng với các quá trình nội bào như thay đổi
hoạt tính, nồng độ các enzym, thay đổi tính thấm của
màng để tăng cường hấp thu hay đào thải các chất, gây
tiết các hormon ở các tuyến đích khác, gây co hoặc giãn
cơ, tăng cường tổng hợp protein...


• Cơ chế thần kinh: Hệ thần kinh điều hoà các
chức năng thông qua các phản xạ, đó là đáp ứng
của cơ thể đối với các kích thích vào các thụ cảm
thể và được thực hiện với sự tham gia của hệ thần
kinh.
Con đường thực hiện một phản xạ được gọi là
cung phản xạ. Cung phản xạ đơn giản nhất cũng
được cấu tạo từ 5 khâu: thụ cảm thể, đường dẫn
truyền hướng tâm, trung khu thần kinh, đường dẫn
truyền ly tâm và cơ quan thực hiện (Hình 10).
Hình 10. Sơ đồ một cung phản xạ




. Cơ chế thần kinh - thể dịch
Cơ chế điều hoà chức năng bằng con đường thần
kinh không tách rời cơ chế điều hoà bằng con đường
thể dịch. Hai cơ chế này gắn chặt với nhau, nhưng
trong đó cơ chế điều hoà bằng con đường thần kinh
đóng vai trò chủ yếu. Các hoá chất khác nhau và cả
các hormon được tạo ra trong cơ thể có ảnh hưởng
đến các tế bào thần kinh, có tác dụng làm thay đổi
trạng thái chức năng của các tế bào thần kinh. Mặt
khác, sự tổng hợp các chất trong cơ thể, trong đó có
sự chế tiết các hormon lại phụ thuộc vào sự chi phối
của hệ thần kinh.


II. Các qui luật chung của sinh trưởng và phát triển
1.Khái niêm:
•Sinh trưởng là 1 quá trình thay đổi về mặt số lượng, là sự tăng
không ngừng số lượng và kích thước của các tế bào làm xuất hiện
sự thay đổi về mặt kích thước cơ thể.
•Phát triển là quá trình thay đổi về mặt số lượng và chất lượng xảy
ra trong cơ thể. Bao gồm: quá trình sinh trưởng, sự phân hóa các
cơ quan và hệ cơ quan, sự tạo thành hình dáng đặc trưng của cơ
thể.


2. Quy luật sinh trưởng và phát triển không đồng đều
• Giữa các bộ phận, các cơ quan và hệ cơ quan trong
cơ thể
• Tốc độ sinh trưởng không đồng nhất
• Không đồng đều giữa các hệ thống chức năng



3. Quy luật tăng tốc
Tăng tốc là hiện tượng tăng kích thước cơ thể và
trưởng thành sinh dục sớm của thế hệ sau so với
thế hệ trước.
• Tăng tốc về chiều cao và trọng lượng cơ thể
• Tăng tốc về mặt sinh dục


III. Các giai đoạn phát triển ở trẻ em
Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ xét về
mọi góc độ, bởi trẻ em là một cơ thể đang lớn, đang
trưởng thành. Quá trình phát triển và trưởng thành
của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố thể chất,
trí tuệ, cảm xúc tình cảm, các yếu tố này phối hợp
và tương tác qua lại lẫn nhau, nhưng khác nhau tuỳ
từng giai đoạn.
Có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn
phát triển của trẻ em. Trên cơ sở những nét cơ bản
về tâm- sinh lý có thể chia thành:


Các giai đoạn phát
triển của trẻ em

Giai đoạn
phôi thai
(270 -280
ngày)


Giai
đoạn sơ
sinh
(đến 28
ngày)

Giai
đoạn cho
bú ( sơ
sinh đến
1 tuổi)

Giai
đoạn
tuổi
vươn
trẻ (1-3
tuổi)

Giai
đoạn
tuổi thơ
đầu tiên
(4-6
tuổi)

Giai
đoạn tuổi
học sinh

nhỏ trẻ
(6-11
tuổi)

Giai
đoạn
tuổi dậy
thì


1. Thời kỳ trong tử cung
- Từ lúc thụ thai đến khi sinh.
- Phôi thai hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
- Đây là thời kỳ hình thành về số lượng và phát
triển ban đầu của các cơ quan, để sau khi sinh
các cơ quan này có thể đảm bảo các chức
năng. Và xuất hiện đặc điểm của cá thể.
- Các bộ phận và cơ quan hoàn chỉnh hóa dần.
- Hoạt động phản xạ đầu tiên là di chuyển đầu
và các chi và các phản ứng co cơ đơn giản.


×