Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂM sóc TRẺ SAU mổ VIÊM RUỘT THỪA tại BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.57 KB, 30 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

ĐINH THU HOÀI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
CHĂM SÓC TRẺ SAU MỔ VIÊM RUỘT THỪA
TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2019
Chuyên ngành : Ngoại Nhi
Mã số
:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Ths.BS. Vũ Hồng Tuân

HÀ NỘI - 2019


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC BẢNG




4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa là một bệnh thường gặp nhất trong các cấp cứu ngoại
khoa về bụng ở trẻ em. Viêm ruột thừa có bệnh cảnh đa dạng, không có triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu, do vậy việc chẩn đoán viêm ruột
thừa cấp vẫn là một thử thách lớn đối với các thầy thuốc. [7]
Theo những nghiên cứu mới nhất thì viêm ruột thừa khi đã xảy ra, không
có biện pháp điều trị nào hiệu quả hơn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.Theo
một nghiên cứu của Bệnh viện Trung Ương Huế năm 2013 về chăm sóc bệnh
nhân sau mổ viêm ruột thừa thì: 71.4% bệnh nhân được hướng dẫn ăn từ 1224h, 57.4% bệnh nhân vận động trước 12h, 100% bệnh nhân được cắt chỉ
trước 5 ngày, 97% vết mổ không nhiễm trùng, 100% bệnh nhân trung tiện
trong 2 ngày đầu. [2] Sự tiến triển tích cực của bệnh nhân và rút ngắn thời
gian điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc sau mổ.
Tại Bệnh viện Nhi Thái Bình bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa chưa
được chăm sóc toàn diện mà vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào người nhà.
Công tác chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa của điều dưỡng tại
Bệnh viện mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người bệnh. Nhận thấy vấn
đề này chúng tôi thiết nghĩ cần phải khảo sát về kết quả chăm sóc người bệnh
sau mổ viêm ruột thừa để có những giải pháp phù hợp trong chăm sóc người
bệnh sau mổ viêm ruột thừa nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh.

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh
viện Nhi Thái Bình, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về tình hình chăm sóc
bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa. Để góp phần theo dõi, chăm sóc và điều trị
tốt hơn những bệnh nhân sau mổ cắt ruột thừa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài nhằm mục tiêu:
Đánh giá tình hình chăm sóc trẻ sau mổ viêm ruột thừa tại Bệnh viện
Nhi Thái Bình năm 2019


6

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Đại cương
1.1.1. Giải phẫu
Ruột thừa là đoạn cuối của manh tràng, có hình chóp lộn ngược, dài
trung bình 8-10cm, lúc đầu nằm ở đáy manh tràng song do sự phát triển
không đồng đều của manh tràng làm cho ruột thừa xoay dần ra và lên trên để
cuối cùng ruột thừa nằm ở hố chậu phải.
Vị trí của ruột thừa so với manh tràng là không thay đổi, ruột thừa nằm ở
hố chậu phải nhưng đầu tự do của ruột thừa di động và có thể tìm thấy ở nhiều
vị trí khác nhau như trong tiểu khung, sau manh tràng, sau hồi tràng. Ngoài
ra, có một tỉ lệ bất thường về vị trí của ruột thừa như: ruột thừa không nằm ở
vị trí hố chậu phải mà ở dưới gan, giữa các quai ruột hoặc ở hố chậu trái trong
trường hợp ngược phủ tạng. [8] [9]
Điểm gặp nhau của 3 dải cơ dọc của manh tràng là chỗ nối manh tràng
với ruột thừa, các góc manh tràng khoảng 2-2,5 cm. Có thể dựa vào chỗ hợp
lại của 3 dải cơ dọc ở manh tràng để xác định gốc ruột thừa khi tiến hành
phẫu thuật cắt ruột thừa. [9]



7

Hình 1.1. Vị trí của ruột thừa
1.1.2. Sinh lý ruột thừa
Trước đây cho rằng ruột thừa là một cơ quan vết tích không có chức
năng, nhưng các bằng chứng gần đây cho thấy ruột thừa là một cơ quan miễn
dịch, nó tham gia vào sự tiết chế globulin miễn dịch như IgA.
Các tổ chức lympho ở lớp dưới niêm mạc phát triển mạnh lúc 20-30 tuổi,
sau đó thoái triển dần, người trên 60 tuổi ruột thừa hầu như xơ teo, không
thấy các hạch lympho và làm cho lòng ruột thừa nhỏ lại [8] [9]
1.1.3. Sinh bệnh học
Viêm ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa gặp hàng ngày ở tất cả bệnh
viện, thường xảy ra ở người trẻ. Nguyên nhân thường do phì đại các nang
bạch huyết, ứ đọng sạn phân trong lòng ruột thừa, bướu thành ruột thừa hay
thành manh tràng. [2]
Tần suất
- Dưới 5 tuổi: 5%
- Đỉnh điểm từ 7 - 12 tuổi
- Tỷ lệ viêm phúc mạc ruột thừa cao nhất ở 3 - 4 tuổi


8
- Tỷ lệ: Nam/nữ từ 1,3/1 đến 1,6/1 [10]
Điểm khởi phát của viêm ruột thừa là do lòng ruột thừa bị tắc do sỏi phân,
dị vật hoặc do tăng sinh các nang bạch huyết. Tắc nghẽn lòng ruột thừa làm ứ
đọng dịch tiết và làm tăng áp lực trong lòng ruột thừa dẫn đến hai hậu quả:
- Thành ruột thừa bị thiếu máu ngày càng nặng dần
- Hình thành nhiễm trùng do các chủng có ở manh tràng gồm các vi

khuẩn Gram (-) (Coli, Klebsiella, Enterobacter, Preudomonas), cầu khuẩn
đường ruột và các vi khuẩn yếm khí (Bacteroide fragilis)
Nếu không được điều trị, ruột thừa viêm sẽ bị thủng làm cho dịch phân
và các vi khuẩn tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn thể hoặc tạo thành
các ổ apxe khu trú ở các vị trí khác nhau (hố chậu phải, túi cùng Douglas,
apxe giữa các quai ruột....) [1]
1.1.4. Sinh lý bệnh
Tắc nghẽn trong lòng ruột thừa xuất hiện là yếu tố sớm của viêm ruột
thừa. Tắc nghẽn làm tăng áp lực trong lòng ruột thừa, làm trì trệ tình trạng
máu lưuthông ở ruột thừa. Tắc nghẽn, thiếu máu nuôi ruột thừa và giai đoạn
này các vikhuẩn ở ruột tấn công và gây ra nhiễm trùng ruột thừa. Giai đoạn
cấp thành mạch máu dưới thanh mạc xung huyết, thanh mạc trở nên dày, lấm
tấm hạt đỏ.
Tiếp theo là xuất tiết neutrophil gia tăng, sự mưng mủ xuất tiết quanh
thanh mạc, áp-xe hình thành ở thành ruột thừa và loét, và những nốt hoại tử
bắt đầu xuất hiện.
Biến chứng của viêm ruột thừa bao gồm viêm phúc mạc ruột thừa, áp-xe
ruột thừa, tắc mạch ruột thừa, ruột thừa hoại tử. [2]

1.1.5. Triệu chứng và chẩn đoán viêm ruột thừa chưa có biến chứng:


9
Chẩn đoán viêm ruột thừa chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng. Tất cả
các trường hợp nghi ngờ (đau bụng, sốt) cần phải được theo dõi tại Bệnh viện,
tốt nhất là nên được khám nhiều lần bởi cùng một thầy thuốc. Bắt đầu sờ nắn
từ nơi không đau trước, kết hợp sờ nắn với quan sát vẻ mặt bệnh nhân để phát
hiện những thay đổi nét mặt do đau gây nên. [1]
1.1.5.1. Triệu chứng cơ năng
- Đau bụng:

Triệu chứng đầu tiên của viêm ruột thừa là đau bụng quanh rốn hoặc ở
vùng hố chậu phải. Các tín hiệu đầu tiên của phản ứng viêm được truyền theo
các sợi thần kinh của mạc treo về D10, đây là nơi chi phối cảm giác ngang
mức vùng rốn. Vài giờ sau đau chuyển về vùng hố chậu phải. Đau ở hố chậu
phải có lẽ là do dịch viêm đã được hình thành giữa ruột thừa và thành bụng
Trong các trường hợp viêm ruột thừa sau manh tràng, đau ở vùng quanh
rốn có thể tồn tại hàng ngày và không bao giờ di chuyển về hố chậu phải. Tuy
nhiên ở trẻ nhỏ nhiều khi khó xác định được vị trí đau
- Nôn:
Có thể xuất hiện sau khi đau bụng vài giờ, tuy nhiên có nhiều bệnh nhân
bị viêm ruột thừa không nôn
- Sốt:
Bệnh nhân thường sốt trên 38 độ C. Rất ít khi có bệnh nhân sốt cao 39,540 độ C. Tuy nhiên vẫn có bệnh nhân bị viêm ruột thừa nhưng nhiệt độ bình
thường: 36% theo thống kê của Valayer.
- Các biểu hiện khác:
Một số ít bệnh nhân có thể có biểu hiện ỉa chảy, dễ làm cho chẩn đoán
nhầm với rối loạn tiêu hóa. Khi ruột thừa to và dài nằm lọt trong tiểu khung
sát bàng quang có thể gây nên các triệu chứng tiết niệu (đái rắt, đái khó) [1]
1.1.5.2. Khám thực thể


10
Tình trạng cơ thành bụng: Đau và phản ứng ở hố chậu phải phát hiện
được từ 90 – 96 %. Đau và phản ứng có thể ở vị trí khác ngoài hố chậu phải
nếu ruột thừa ở vị trí bất thường như ruột thừa viêm quặt ngược sau manh
tràng, ở dưới gan, ở hố chậu trái. [3]
Sờ nắn ổ bụng thấy có điểm đau khu trú ở hố chậu phải. Nếu ruột thừa ở
sau manh tràng, điểm đau khú trú ở mạng sườn ngay phía trên mào chậu
Phản ứng thành bụng ở hố chậu phải là dấu hiệu quan trọng nhất quyết
định chẩn đoán, tuy nhiên đánh giá đúng dấu hiệu này rất khó ở trẻ nhỏ. Cần

tránh cho trẻ cảm giác sợ hãi bằng cách dỗ dành, trò chuyện với trẻ, xoa ấm
tay trước khi sờ nắn bụng. Cho trẻ nằm nghiêng sang trái có thể dễ xác định
phản ứng ở hố chậu phải hơn
Đối với trẻ nhỏ nên khám ít nhất là 2 lần cách nhau khoảng 2h để đánh
giá tiến triển của phản ứng thành bụng
Thăm trực tràng trong giai đoạn sớm ít có giá trị trừ khi ruột thừa dài,
đầu nằm trong tiểu khung [1]
1.1.5.3. Các xét nghiệm bổ sung
Trong đa số các trường hợp số lượng bạch cầu tăng nhưng vẫn có một số
bệnh nhân có số lượng bạch cầu bình thường (16% theo thống kê của
Valayer). Chụp bụng không chuẩn bị hầu như không có giá trị chẩn đoán, tuy
nhiên hỉnh ảnh soi phân ở ruột thừa có thể lả một gợi ý. Siêu âm đã được sử
dụng trong những năm gần đây để chẩn đoán viêm ruột thừa. Các biểu hiện
trên siêu âm bao gồm:
Đường kính ruột thừa tăng lên trên 6mm
Có một hoặc nhiều sỏi phân tăng cản âm trong lòng ruột thừa
Một lớp tăng âm bao quanh ruột thừa (hình ảnh của mạc nối lớn)
Tràn dịch quanh ruột thừa [1]
1.1.5.4 Chẩn đoán xác định


11
Chẩn đoán được xác định nếu đau ở hố chậu phải và phản ứng thành
bụng ở hố chậu phải tồn tại sau nhiều lần khám và sau khi đã loại trừ tất cả
các nguyên nhân khác có thể gây đau vùng hố chậu phải như: Viêm phổi,
viêm đường tiết niệu, viêm manh tràng, thương hàn.
Năm 1982, Bargy và cộng sự dựa vào kết quả nghiên cứu ở 500 trẻ em
từ 5-15 tuổi được nghi là viêm ruột thừa cấp khi khám đã đề xuất một bảng
điểm để chẩn đoán viêm ruột thừa dựa vào 8 dấu hiệu sau:
Đau xuất hiện tự nhiên ở hố chậu phải

Đau xuất hiện dưới 3 ngày
Nôn
Vẻ mặt nhiễm trùng
Nhiệt độ từ 37,3-38 độ C
Phản ứng thành bụng ở hố chậu phải
Các dấu hiệu điện quang (liệt ruột ở vùng hồi manh tràng, có hơi ở ruột
non, soi phân trong ruột thừa)
Bạch cầu đa nhân trung tính trên 10.000/mm3
Trong số đó đã mổ cho các bệnh nhân có ít nhất 5 trên 8 tiêu chuẩn trên
và thấy 98% có viêm ruột thừa cấp trên xét nghiệm tổ chức học, 1% có viêm
hạch mạc treo và 1% bị xoắn phần phụ. Trong nhóm bệnh nhân có từ 4 dấu
hiệu trở xuống, 14% bị nhiễm trùng tiết niệu, 51% không mổ và hết các triệu
chứng sau 15 ngày, 35% trong số mổ có viêm hạch mạc treo hoặc ruột thừa
bình thường.
Mặc dù độ nhạy của phương pháp chẩn đoán dựa vào cách cho điểm cao
nhưng khó áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi và vẫn có một tỉ lệ sai sót nhất định. [1]
1.1.6. Điều trị


12
Khi có chẩn đoán xác định viêm ruột thừa thì phương pháp điều trị duy
nhất là phẫu thuật, có thể mổ mở hay mổ nội soi ổ bụng.Phẫu thuật nội soi có
thể áp dụng cho tất cả các trường hợp viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa chưa có biến chứng: cắt ruột thừa không vùi. [5]
Viêm phúc mạc khu trú ở hố chậu phải: cắt ruột thừa, có dẫn lưu hay
không dẫn lưu tùy thuộc vào đánh giá tình trạng của xoang phúc mạc sau mổ.
Viêm phúc mạc toàn thể hay viêm phúc mạc tiểu khung: cắt ruột thừa,dẫn lưu.
Áp-xe ruột thừa: sử dụng đường vào ngoài phúc mạc, dẫn lưu mủ là chủ
yếu, nếu dễ dàng thì mới cắt ruột thừa.
Đám quánh ruột thừa: không có chỉ định mổ cấp cứu, theo dõi sát người

bệnh và có thể hẹn mổ chương trình 3 tháng sau. [1]
Phương pháp phẫu thuật bằng nội soi
Ưu điểm:
-

Quan sát toàn bộ ổ bụng cho phép loại trừ các chẩn đoán phân biệt.

-

Vết mổ nhỏ, ít đau,

-

Thời gian nằm viện ngắn

-

Ít biến chứng

-

Nhược điểm: CCĐ trong viêm phúc mạc toàn thể có chướng bụng nhiều
Phương pháp phẫu thuật bằng mổ hở
- Viêm ruột thừa chưa có biến chứng: vào bụng theo Mac Burney hay
Rocky David, cắt ruột thừa không vùi gốc


13
- Viêm phúc mạc khu trú: vào bụng theo Mac Burney hay đường ngang
hố chậu phải, cắt ruột thừa, lau hoặc rửa bụng, có thể dẫn lưu ổ bụng.

- Viêm phúc mạc toàn thể: vào bụng theo đường ngang bên hố chậu phải,
cắt ruột thừa, rửa và dẫn lưu ổ bụng [10]
1.2. Chăm sóc trẻ sau mổ viêm ruột thừa
1.2.1. Nhận định tình trạng người bệnh sau phẫu thuật
Nhận định về các dấu hiệu sinh tồn: Cần xem người bệnh có còn sốt,
mạch có nhanh không?
Nhận định về vết mổ: Người bệnh có đau vết mổ không? Vết mổ có bị
chảy máu, có bị nhiễm khuẩn không? Nếu vết mổ có nhiễm khuẩn thường
ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 4 người bệnh sẽ đau vết mổ.
Nhận định về lưu thông tiêu hóa: Người bệnh đã trung tiện chưa? Có nôn
không? Có đau bụng không?
Nhận định về dinh dưỡng: Người bệnh đã ăn được gì? Ăn có ngon miệng
không?
Với trường hợp phẫu thuật viêm ruột thừa cấp có biến chứng: cần phải
nhận định ống dẫn lưu manh tràng trong trường hợp phẫu thuật ruột thừa mà
có hoại tử gốc không khâu buộc được. Nhận định số lượng màu sắc, tính chất
của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài? [4]
1.2.2. Chăm sóc sau phẫu thuật
- Tư thế nằm: Cho người bệnh nằm đúng tư thế sau phẫu thuật, thường
cho bệnh nhân nằm nghiêng. Khi người bệnh tỉnh cho người bệnh nằm tư thế
Fowler nghiêng về phía có dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ dàng.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Theo dõi 1h/lần trong vòng 6h hoặc 12h.
Trường hợp đặc biệt có chỉ định riêng.
- Chăm sóc vết mổ:


14
Nếu vết mổ tiến triển tốt thì 2 ngày thay băng 1 lần. Cắt chỉ sau 7 ngày,
nếu khâu bằng chỉ tự tiêu thì có thể không cần cắt chỉ.
Nếu vết mổ nhiễm trùng: Cắt chỉ sớm để dịch mủ thoát ra được dễ dàng

(đối với trường hợp phẫu thuật viêm ruột thừa cấp đã có biến chứng vết mổ
hay bị nhiễm khuẩn)
Nếu vết mổ không khâu da, điều dưỡng thay băng hàng ngày. Khi vết mổ
có tổ chức hạt phát triển tốt (không có mủ, nền đỏ, dễ dàng rớm máu) cần báo
lại với thầy thuốc để khâu da thì 2.
- Theo dõi trung tiện: Thường bệnh nhân sẽ có trung tiện trở lại sau 48-72 giờ.
- Chăm sóc vận động: Cho người bệnh vận động sớm khi có đủ điều kiện.
Ngày đầu cho người bệnh nằm thay đổi tư thế
Ngày thứ 2 cho ngồi dậy và dìu đi lại, những ngày sau đị lại nhẹ nhàng
với thời gian dài hơn [4]
- Chăm sóc đau
Hướng dẫn người bệnh nằm tư thế thoải mái, tránh thay đổi tư thế đột
ngột, vận động nhẹ nhàng theo mức độ tăng dần.
Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau theo y lệnh của bác sĩ.
Thang đánh giá đau theo điểm từ 0-10 dành cho trẻ em trên 7 tuổi

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

- Chăm sóc ống dẫn lưu
Ống dẫn lưu ổ bụng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô
khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng
Cho người bệnh nằm nghiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra
được dễ dàng. Tránh làm gập và tắc ống dẫn lưu.


15
Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài.
Bình thường ống dẫn lưu ổ bụng ra với số lượng ít dần và không hôi. Nếu ống
dẫn lưu ra dịch bất thường hoặc ra máu cần báo ngay với thầy thuốc.
Thay băng chân ống dẫn lưu và sát khuẩn thân ống dẫn lưu, thay túi
đựng dịch dẫn lưu hàng ngày.
- Dinh dưỡng
Nếu viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng: Sau 6-8 giờ mà người bệnh
không nôn thì cho uống nước đường, sữa. Khi có nhu động ruột cho ăn cháo,
súp trong vòng 2 ngày, sau đó thì cho ăn uống bình thường.
Nếu viêm ruột thừa cấp đã có biến chứng: Khi người bệnh chưa có nhu
động ruột thì nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, khi người bệnh có nhu động
ruột cho uống, sau đó cho ăn từ lỏng tới đặc.
Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật
+ Chảy máu trong ổ bụng: Do tuột động mạch ruột thừa hoặc chảy máu
từ những chỗ bóc tách manh tràng ra khỏi thành bụng sau trong trường hợp
cắt ruột thừa sau manh tràng, chảy máu từ mạch của mạc nối lớn. Người bệnh

có hội chứng mất máu, nếu có ống dẫn lưu thì máu sẽ theo ống dẫn lưu ra
ngoài. Tính chất của máu là màu hồng đôi khi có dây máu.
+ Chảy máu ở thành bụng: Gây tụ máu ở thành bụng là nguy cơ nhiễm
trùng vết mổ, toác vết mổ và thoát vị thành bụng sau phẫu thuật.
+ Viêm phúc mạc sau phẫu thuật
+ Rò manh tràng: Manh tràng rò dính sát vào thành bụng làm dịch tiêu
hóa và phân trực tiếp rò ra ngoài không gây nên biến chứng viêm phúc mạc
khu trú hay toàn thể
+ Nhiễm trùng thành bụng: Vết mổ tấy đỏ tụ máu ở dưới, làm người
bệnh luôn thấy vết mổ căng đau.


16
+ Áp xe thành bụng: Khám thấy một khối tròn căng đẩy vết mổ phồng
lên, sưng, nóng, đỏ, đau
+ Toác thành bụng gây lòi ruột. [4]
1.2.3. Giáo dục người bệnh
Người bệnh không kiêng ăn, ăn đủ chất dinh dưỡng sau mổ.
Hướng dẫn người bệnh vận động, đi lại, tập thể dục. Hướng dẫn người
bệnh các dấu hiệu tắc ruột như: đau bụng từng cơn, bí trung đại tiện. khi có
các dấu hiệu trên, người bệnh nhịn ăn uống hoàn toàn và đến bệnh viện ngay.
Chăm sóc vết mổ tại nhà: Trong trường hợp người bệnh bị dò vết mổ nên
đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc, bảo đảm dinh dưỡng tốt [2]


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Ngoại Chấn Thương Gây Mê Hồi Sức Bệnh viện Nhi Thái Bình
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa tại Bệnh viện Nhi Thái Bình.
- Bệnh nhân > 7 tuổi
- Bệnh nhân nằm điều trị tại Khoa Ngoại Chấn Thương Gây Mê Hồi Sức
suốt quá trình điều trị.
- Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhânvà gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân ≤ 7 tuổi
- Bệnh nhân phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa
- Bệnh nhân không nằm điều trị tại Khoa Ngoại Chấn Thương Gây Mê
Hồi Sức trong suốt quá trình điều trị
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/04/2019 đến ngày 30/10/2019 tại Bệnh viện Nhi Thái Bình
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiến cứu
2.2. Cỡ mẫu
Chọn mẫu: Cỡ mẫu thuận tiện toàn bộ, toàn bộ trẻ sau mổ viêm ruột thừa
được khảo sát trong thời gian nghiên cứu.


18
2.3. Phương pháp điều tra số liệu
 Công cụ điều tra số liệu
- Mẫu bệnh án nghiên cứu:
- Bộ câu hỏi được thiết kế theo mẫu, dễ hiểu, dễ trả lời, dễ đánh giá

 Các bước tiến hành điều tra số liệu
- Tất cả các bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa được khảo sát trong thời
gian nghiên cứu đều được lấy mẫu
- Thời điểm lấy mẫu: ngay sau khi người bệnh được mổ xong đến khi ra viện
- Người khảo sát hỏi người bệnh, người chăm sóc trực tiếp, và đánh giá
trực tiếp trên người bệnh.
2.4. Các biến số trong nghiên cứu
Thực trạng công tác chăm sóc trẻ sau mổ viêm ruột thừa tại Bệnh viện
Nhi Thái Bình năm 2019:
- Về tư thế sau mổ
- Về theo dõi chảy máu
- Về tình trạng đau sau mổ
- Về vận động sau mổ
- Về sốt sau mổ
- Về theo dõi trung tiện sau mổ
- Về tình trạng thay băng vết mổ
- Về chế độ ăn
- Về tình trạng nhiễm trùng vết mổ
- Về biến chứng sau mổ
2.5. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng chương trình Exel 2007.
- Các thuật toán sử dụng trong thống kê y học.
2.6. Sai số và khống chế sai số


19
- Kiểm tra ngẫu nhiên bệnh án nghiên cứu
- Kiểm tra lại số liệu trước khi phân tích số liệu
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự cho phép của các cơ quan quản lý và hội đồng nghiệm

thu đề cương.
- Được sự đồng ý và tự nguyện tham gia của gia đình đối tượng và đối tượng
nghiên cứu.
- Đảm bảo giữ bí mật những thông tin mà bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân cung cấp.
- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tự nguyện và có quyền rút khỏi
nghiên cứu không cần giải thích.
- Khi tiến hành công bố kết quả nghiên cứu chỉ công bố chỉ số, tỷ lệ
không công bố tên những người tham gia nghiên cứu


20

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm 80 trẻ từ trên 7 tuổi đến 15 tuổi được chăm
sóc sau mổ viêm ruột thừa tại Bệnh viện Nhi Thái Bình từ ngày 01/04/2019
đến hết ngày 30/10/2019. Chúng tôi thu được các kết quả sau:
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhận xét:

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới:
Nhận xét:

Biểu đồ 3.3. Phân bố theo địa dư hành chính
Nhận xét :

Bảng 3.1. Tư thế nằm của bệnh nhân sau mổ

Tư thế nằm
Nằm nghiêng
Nằm ngửa
Nằm thay đổi tư thế
Tổng số

Số bệnh nhân
(n = 80)

Tỷ lệ %


21
Nhận xét:
Bảng 3.2. Tình trạng chảy máu vết mổ
Tư thế nằm
Có chảy máu đỏ tươi
Không chảy máu
Máu thấm băng
Tổng số
Nhận xét:

Số bệnh nhân
(n =80)

Tỷ lệ %


22
Bảng 3.3. Tình trạng đau sau mổ và thời gian đánh giá

Tình trạng đau
Thời gian đánh giá

Không đau Đau vừa Đau nhiều Rất đau

n
%
n
%
n
%
n
%

Trong 24 giờ đầu
Từ 24 – 48 giờ
Từ 48 – 72 giờ
Trên 72 giờ
Nhận xét:

Bảng 3.4. Tình trạng vận động sau mổ
Thời gian bắt đầu vận động,
đi lại sau mổ
Trước 12 giờ đầu
12 -24 giờ
Sau 24 giờ
Tổng số
Nhận xét:

Số bệnh nhân

(n = 80)

Tỷ lệ %

Bảng 3.5. Tình trạng sốt sau mổ
Thời gian sốt sau mổ

Số bệnh nhân
(n = 80)

Tỷ lệ %

Không sốt
Trong 24 giờ
24 -48 giờ
48 – 72 giờ
Tổng sô
Nhận xét:
Bảng 3.6. Tình trạng trung tiện sau mổ
Thời gian bắt đầu
trung tiện sau mổ
Trong 24 giờ đầu
24 – 48 giờ
48 – 72 giờ
Sau 72 giờ

Số bệnh nhân
(n = 80)

Tỷ lệ %


Tổng


23
Tổng số
Nhận xét:
Bảng 3.7. Tình trạng thay băng vết mổ
Thay băng lần đầu
sau mổ
Ngày thứ nhất
Ngày thứ hai
Ngày thứ 3 trở đi
Tổng số
Nhận xét:

Số bệnh nhân
(n = 80)

Tỷ lệ %

Bảng 3.8. Chế độ ăn của người bệnh sau mổ
Bệnh nhân bắt đầu được cho
ăn uống
Trong 24h sau mổ
Từ 24 - 48h
Từ 48 - 72h
Sau 72h
Tổng
Nhận xét:


Số bệnh nhân
(n = 80)

Tỷ lệ %

Bảng 3.9. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ
Bệnh nhân bị nhiễm trùng
vết mổ
Có nhiễm trùng
Không nhiễm trùng
Tổng
Nhận xét:

Số bệnh nhân
(n = 80)

Tỷ lệ %

Bảng 3.10. Biến chứng sau mổ
Bệnh nhân có biến
chứng sau mổ
Không biến chứng
Có biến chứng
Nhận xét:

Số bệnh nhân
(n = 80)

Tỷ lệ %



24
3.2. Một số yếu tố liên quan tới kết quả chăm sóc
Bảng 3.11. Phối hợp của người nhà trong việc chăm sóc bệnh nhân
Thái độ của người nhà

Số bệnh nhân
(n = 80)

Tỷ lệ %

Không nghiêm túc
Bình thường
Nghiêm túc
Rất nghiêm túc
Tổng sô
Nhận xét:
Bảng 3.12. Mức độ hài lòng của người nhà
Sự hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường
Không hài lòng
Tổng số
Nhận xét:

Số bệnh nhân
(n = 80)


Tỷ lệ %


25

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu


×