Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công lập trường hợp bệnh viện y học cổ truyền đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM PHƯỚC TOÀN

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP: TRƯỜNG HỢP
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM PHƯỚC TOÀN

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP: TRƯỜNG HỢP
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS. VŨ THỊ MINH HẰNG


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh
viện công lập: Trường hợp Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp” là bài
nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Vũ Thị Minh Hằng.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 10 tháng 07 năm 2019
Tác giả

Lâm Phước Toàn


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
1.6. Bố cục của luận văn .............................................................................................4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ KHUNG
PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 6
2.1. Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công ........................................6
2.1.1. Bệnh viện công ..................................................................................................6
2.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công .......................................................7
2.1.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công ........................................9
2.1.4. Điều kiện để bệnh viện công thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ ....................11
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công .........................12
2.2.1. Yếu tố bên ngoài .............................................................................................12


2.2.2. Yếu tố bên trong ..............................................................................................14
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ....................................................16
2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài ......................................................................16
2.3.2. Các nghiên cứu của Việt Nam ........................................................................17
2.4. Khung phân tích của đề tài .................................................................................19
2.4.1. Khung pháp lý về tự chủ tài chính bệnh viện công ở Việt Nam .....................19
2.4.2. Khung phân tích ..............................................................................................20
2.4.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của bệnh viện công trong cơ chế tự
chủ tài chính ..............................................................................................................20
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................21
2.4.5. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................22
2.4.6. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................23
Tóm tắt Chương 2 .....................................................................................................23
Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TOÀN BỘ TẠI BỆNH
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP ........................................................ 25

3.1. Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.......................................25
3.1.1. Quá trình thành lập ..........................................................................................25
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ......................................................................................25
3.1.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................26
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ ............27
3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp .....................................................................................................29
3.2.1. Hoạt động khám chữa, bệnh............................................................................29
3.2.2. Các khoản thu của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 .....................................31
3.2.3. Các khoản chi của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 ......................................33
3.2.4. Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp .....................................................................................................43
3.2.5. Thay đổi kết quả hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng tháp trước
và sau khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ ................................................50


3.2.6. Đánh giá khả năng tự chủ đối với chi đầu tư của Bệnh viện Y học cổ truyền
Đồng Tháp .................................................................................................................51
3.3. Đánh giá chung về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 ......................................................54
3.3.1. Về kết quả đạt được ........................................................................................54
3.3.2. Hạn chế............................................................................................................54
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................55
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................56
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 57
4.1. Kết luận ..............................................................................................................57
4.2. Khuyến nghị chính sách .....................................................................................58
4.2.1. Tăng cường khai thác các khoản thu của bệnh viện .......................................58
4.2.2. Quản lý các khoản chi của bệnh viện ..............................................................59
4.2.3. Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của bệnh viện .............................................61

4.2.4. Quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện ...........................................................62
4.2.5. Hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ đối với bệnh
viện công ...................................................................................................................64
4.2.6. Hoàn thiện chính sách giá dịch vụ ..................................................................65
4.2.7. Huy động nguồn tài chính bên ngoài cho chi đầu tư ......................................65
4.3. Kết luận ..............................................................................................................66
4.4. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CBNV BỆNH VIỆN
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA
BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỒNG THÁP


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBNV

Cán bộ nhân viên

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


NSNN

Ngân sách nhà nước

SNYT

Sự nghiệp y tế

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình nguồn nhân lực của bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 .............27
Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 .............29
Bảng 3.3: Tình hình nguồn thu của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp giai đoạn
2015 – 2018 ...............................................................................................................32
Bảng 3.4: Tiền lương của người lao động.................................................................34
Bảng 3.5: Các khoản chi cho đóng góp ....................................................................34
Bảng 3.6: Chi nghiệp vụ chuyên môn .......................................................................35
Bảng 3.7: Thanh toán dịch vụ công cộng ..................................................................37
Bảng 3.8: Chi phí hành chính tổng hợp ....................................................................38
Bảng 3.9: Trích lập các nguồn quỹ của bệnh viện ....................................................40
Bảng 3.10: Thu nhập của CBNV Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp ...............42
Bảng 3.11: Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ tài chính giai đoạn 2015 - 2018 ......43

Bảng 3.12: Mức độ phù hợp của cơ chế tự chủ tại bệnh viện ...................................45
Bảng 3.13: Đánh giá tình hình nguồn nhân lực tại bệnh viện ...................................46
Bảng 3.14: Đánh giá sự thay đổi trước và sau khi thực hiện cơ chế tự chủ ..............47
Bảng 3.15: Đánh giá của bệnh nhân và thân nhân người bệnh .................................49
Bảng 3.16: Thay đổi kết quả hoạt động của Bệnh viện trước và sau khi thực hiện cơ
chế tự chủ tài chính toàn bộ ......................................................................................50
Bảng 3.17: Khả năng tự chủ chi đầu tư của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp
đến 2020 ....................................................................................................................53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung phân tích ........................................................................................20
Hình 3.1: Tỷ lệ chuyển viện ......................................................................................30
Hình 3.2: Tỷ lệ tử vong .............................................................................................31
Hình 3.3: Thu giá dịch vụ giai đoạn 2015 - 2018 .....................................................31
Hình 3.4: Chi phí khác của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2018 ..................................38
Hình 3.5: Phân bổ mẫu khảo sát theo chức danh công việc ......................................44
Hình 3.6: Thái độ phục vụ của bác sĩ, y tá ................................................................48
Hình 3.7: Thời điểm để bệnh viện tự chủ toàn bộ chi đầu tư....................................51
Hình 3.8: Điều kiện để Bệnh viện tự chủ chi đầu tư .................................................52


TÓM TẮT
Tên đề tài: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện công lập:
Trường hợp Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Lý do chọn đề tài: Nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ
tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp sẽ giúp cho các ngành, các cấp và các
bệnh viện công tại tỉnh Đồng Tháp có thêm kinh nghiệm thực tiễn cho việc thực
hiện lộ trình tự chủ tài chính đã đặt ra.
Vấn đề: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ

truyền Đồng Tháp thời gian qua đạt được những kết quả gì? Những khó khăn,
vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp là gì? Và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó?
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp khảo sát.
Kết quả nghiên cứu: Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính rất tốt, mang lại nhiều lợi ích lớn của bệnh viện và đội ngũ cán bộ
nhân viên của Bệnh viện và người dân. Tuy nhiên, Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng
Tháp mới tự chủ toàn bộ đối với khoản chi thường xuyên, chưa có tích lũy để thực
hiện chi đầu tư. Điều kiện tiền đề để Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp tự đảm
bảo chi đầu tư mà không dựa NSNN là: (1) Áp dụng viện phí theo nguyên tắc tính
đúng, tỉnh đủ chi phí, có tích lũy; (2) Hợp tác công tư; (3) Vay vốn ngân hàng
Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các khuyến nghị chính sách gồm:
Hoàn thiện chính sách viện phí; Hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện tự chủ tài
chính toàn bộ đối với bệnh viện công; Tăng cường khai thác các khoản thu của bệnh
viện; Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của bệnh viện; Quản lý các khoản chi của
bệnh viện; Quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện; Huy động nguồn tài chính bên
ngoài cho chi đầu tư.
Từ khóa: Tự chủ tài chính một phần, Bệnh viện Y học Cổ truyền Đồng Tháp.


ABSTRACT
Title: Completing the overall financial autonomy mechanism at Public
Hospital: The case of Dong Thap Traditional Medicine Hospital.
Reason for writing: Researching and perfecting the overall financial
autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital will help
industries, levels and public hospitals in Dong Thap province has more practical
experience for implementing the financial autonomy roadmap.
Problem: What are the results achieved in implementing the overall financial
autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital over the past

time? What are the difficulties and obstacles when implementing the entire financial
autonomy mechanism at Dong Thap Traditional Medicine Hospital? And the cause
of these difficulties and obstacles?
Methods: Descriptive statistical, comparison methods, survey methods.
Results: Dong Thap Traditional Medicine Hospital implements a very good
financial autonomy mechanism, bringing great benefits to hospitals and staff of the
Hospital and the people. However, Dong Thap Traditional Medicine Hospital is
fully self - sufficient for regular expenditures, not yet accumulated to implement
investment expenditures. The prerequisite condition for Dong Thap Traditional
Medicine Hospital to ensure its investment without the state budget is: (1) Applying
hospital fees on the principle of proper calculation, sufficient cost, and
accumulation; (2) Public-private cooperation; (3) Bank loans.
Conclusions and implications: The thesis proposes policy recommendations
including: Completing the hospital fee policy; Completing documents guiding
overall financial autonomy for public hospitals; Strengthening the exploitation of
hospital revenues; Managing hospital facilities and assets; Managing hospital
expenditures; Managing human resources of hospitals; Mobilizing external finance
for investment expenditures.
Keywords: Partial financial autonomy, Dong Thap traditional medicine Hospital

.


1

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Sự gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe là thách thức mà nhiều quốc gia phải
đối mặt. Nhiều thay đổi đã được thực hiện trong lĩnh vực y tế ở nhiều quốc gia khác
nhau trên thế giới nhằm mục đích tổ chức lại các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế để

cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn và chất lượng cao hơn (Thanasas, 2013). Việc
kiểm soát chi phí và hiệu quả của lĩnh vực y tế bắt nguồn từ Hoa Kỳ (McKinlay và
Arches, 1985) sau đó trở thành xu hướng phổ biến trong hệ thống bệnh viện công ở
các nước đã phát triển cũng như đang phát triển (Hsihui và cộng sự 2004).
“Chính phủ Việt Nam xem việc trao quyền tự chủ cho các bệnh viện công là
một chính sách quan trọng. Bệnh viện công được trao quyền tự chủ về tài chính,
được huy động vốn, liên doanh liên kết, huy động thêm nguồn vốn từ xã hội; Được
chủ động sử dụng nguồn ngân sách chi thường xuyên và các nguồn thu để thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn, làm tăng tính hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. Nếu
bệnh viện hoạt động tốt, nguồn thu tăng thêm, chi phí tiết kiệm, có chênh lệch thu
chi thì được sử dụng một phắn để tăng thêm thu nhập cho đội ngũ cán bộ quản lý,
bác sĩ, nhân viên y tế. Điều này sẽ khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn, nâng cao
chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân”(Bộ Y tế, 2011).
Theo Ngân hàng Thế giới (2011), “Kể từ năm 2002, khi thực hiện chính sách
tự chủ tài chính, một số tiến bộ đã được ghi nhận như nhiều bệnh viện công đã huy
động được các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, tổ
chức các hoạt động dịch vụ làm tăng năng lực cung ứng dịch vụ cho người dân,
nhiều kỹ thuật y tế mới được triển khai, chất lượng dịch vụ tăng lên, thu nhập của
cán bộ tăng lên, từ đó tạo ra tâm lý ổn định và hài lòng đối với các cán bộ y tế”.
Đồng Tháp là một tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong
những năm qua, hệ thống bệnh viện công trên địa bàn tỉnh giữ vai trò chủ đạo trong
việc khám, chữa bệnh cho người dân tại Đồng Tháp và các tỉnh lân cận. Ngành Y tế
Đồng Tháp xác định, tăng cường tự chủ tài chính cho hệ thống bệnh viện công để


2

nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của ngành trong giai đoạn 2015 - 2020 (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2015).
Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp (2019), “Đến cuối năm 2018, trong số 26 đơn vị

sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế đã được giao quyền được giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ có 3 bệnh
viện tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên, 23 bệnh viện còn lại chỉ mới tự đảm bảo
được một phần chi thường xuyên. Ngành y tế tỉnh Đồng Tháp xác định lộ trình thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính đến năm 2025, 100% bệnh viện công trên địa bàn sẽ tự
đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên”.
“Vấn đề tự chủ tài chính bệnh viện công, đặc biệt là tự đảm bảo toàn bộ chi
thường xuyên là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự vì nó liên quan đến khả năng
cung cấp dịch vụ của bệnh viện, liên quan đến công bằng trong chăm sóc sức khỏe,
liên quan đến phát triển kỹ thuật, đến đời sống cán bộ nhân viên trong bệnh viện.
Do vậy, việc thực hiện lộ trình đến năm 2025,”100% bệnh viện công trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên chắc chắn sẽ gặp rất nhiều
vướng mắc.
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp bắt đầu triển khai thực hiện cơ chế tự
chủ tài chính từ năm 2015. Trong giai đoạn 2015 - 2017, bệnh viện mới tự đảm bảo
được một phần chi thường xuyên. Nhưng đến năm 2018 thì bệnh viện đã tự đảm
bảo được chi thường xuyên (gọi tắt là tự chủ tài chính toàn bộ).
“Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp được xem là một trong ba đơn vị điển
hình về thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ tại bệnh viện công ở tỉnh Đồng Tháp (Sở
Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2019). Do vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế tự chủ
tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp sẽ giúp cho các ngành,”
các cấp và các bệnh viện công tại tỉnh Đồng Tháp có thêm kinh nghiệm thực tiễn
cho việc thực hiện lộ trình tự chủ tài chính đã đặt ra.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế tự
chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện công lập: Trường hợp Bệnh viện Y học cổ
truyền Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ.


3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Đồng Tháp. Từ đó đưa ra khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mức độ tự chủ và tiến trình thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính toàn bộ qua các năm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của khó
khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học
cổ truyền Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài
chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng
Tháp thời gian đang diễn ra như thế nào?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp là gì? Và nguyên nhân của những khó khăn,
vướng mắc đó?
Cần có những chính sách gì để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ chế tài chính
của Bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo và cán bộ viên chức đang làm việc tại các
Phòng, Khoa của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp và bệnh nhân hoặc người

nhà bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.


4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích nội dung về quản lý tài chính, các nội
dung khác liên quan đến chuyên môn y tế không thuộc nội dung nghiên cứu của đề
tài này.
Về không gian: Thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Về thời gian của dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về tài chính của Y học
cổ truyền Đồng Tháp trong 4 năm, từ năm 2015 đến năm 2018 (số liệu thứ cấp). Số
liệu sơ cấp liên quan đến khảo sát được thu thập từ tháng 04/2019 đến tháng
05/2019.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương
pháp phỏng vấn đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Thống kê mô tả sử dụng các giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, nhỏ nhất, lớn
nhất; Phương pháp so sánh sử dụng để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu phản ánh
kết quả hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp.
Phương pháp khảo sát để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên
nhân của khó khăn, vướng mắc khi triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Y học cổ truyền Đồng Tháp cũng như tình hình chất lượng dịch vụ khám, chữa
bệnh tại Bệnh viện.

1.6. Bố cục của luận văn
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; Mục
tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công và khung

phân tích. Trình bày cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính ở bệnh viện công; Các
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; Khung phân tích của đề tài.
Chương 3: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Y học
cổ truyền Đồng Tháp. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng
Tháp; Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và những khó khăn, vướng mắc
khi triển khai cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Đánh giá


5

khả năng tự chủ toàn bộ chi phí đầu tư của Bệnh viện trong thời gian tới.
Chương 4: Kết luận và các khuyến nghị chính sách. Trình bày kết luận;
Khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh
viện Y học cổ truyền Đồng Tháp. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước. Chỉ ra hạn
chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ
KHUNG PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính tại bệnh viện công
2.1.1. Bệnh viện công
2.1.1.1. Khái niệm bệnh viện công
“Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có
tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”(Quốc hội,
2010).
“Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài

khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực
hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và
phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền;
kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số
- kế hoạch hóa gia đình sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe”(Chính
phủ, 2012).
Như vậy, có thể hiểu bệnh viện công là bệnh viện do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập, hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước, cung cấp dịch vụ
công về y tế cho người dân, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về y tế.
2.1.1.2. Đặc điểm của bệnh viện công
Theo Trần Thế Cương (2016) Bệnh viện công mặc dù có quy mô hoạt động
khác nhau nhưng đều có chug một số đặc điểm như sau:
“Một là, bệnh viện công hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi
nhuận. Do đây là những bệnh viện do Nhà nước thành lập, nhằm mục đích cung cấp
cho xã hội các dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt
động bình thường, nâng cao dân trí, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế phát


7

triển, nâng cao sức khoẻ, tinh thần của nhân dân. Vì vậy quá trình hoạt động của các
đơn vị bệnh viện công lập chủ yếu là cung cấp dịch vụ công thực hiện chức năng và
các nhiệm vụ do Nhà nước giao là chính chứ không nhằm mục đích lợi nhuận như
các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Hai là, sản phẩm của đơn vị bệnh viện công lập là sản phẩm mang lại lợi ích
chung, gắn bó chặt chẽ quá trình tạo ra của cải vật chất. Những sản phẩm, dịch vụ
do bệnh viện công tạo ra chủ yếu là những sản phẩm có giá trị về sức khoẻ, thể hiện
ở dạng vật chất hoặc phi vật chất không chỉ giới hạn trong một ngành, một lĩnh vực
mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp. Hoạt

động sự nghiệp y tế mang lại sức khoẻ, tri thức, hiểu biết cần thiết, giúp cho sự phát
triển toàn diện của con người nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
đất nước. Vì vậy, hoạt động của bệnh viên công luôn gắn bó chặt chẽ, có ảnh hưởng
tích cực đến quá trình tái sản xuất mở rộng của cải vật chất.
Ba là, hoạt động của bệnh viện công bị chi phối bởi các chương trình phát
triển kinh tế xã hội. Để thực hiện phát triển kinh tế, xã hội, Chính phủ phải bảo đảm
hoạt động sự nghiệp y tế và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như:
Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Chương trình dân số kế hoạch hoá gia
đình, Chương trình phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS,… Với
những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có các bệnh viện công mới có thể
thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tư nhân thực hiện họ sẽ vì mục
tiêu lợi nhuận là chính mà không quan tâm nhiều đến mục tiêu xã hội dẫn đến hạn
chế việc tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển hiệu quả công bằng xã hội.
Bốn là, các bệnh viện công có nguồn thu từ việc thực hiện các dịch vụ y tế
ngoài nguồn tài chính do NSNN cấp. Nhà nước đã giao cho bệnh viện công quyền
được khai thác nguồn thu trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.”
2.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công
2.1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế quản lý là một hệ thống các nguyên tắc, phương pháp quản lý trong
những giai đoạn khác nhau áp dụng cho những đối tượng khác nhau, những khâu


8

khác nhau trong việc quản lý xã hội.”Tự chủ là chủ thể có quyền tự quyết, hành
động trong khuôn khổ pháp luật, có tính chủ động và năng động trong việc điều
hành các hoạt động của mình. Cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp
trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị quản lý)”được phép chủ
động“điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khổ pháp luật về
quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động”của đơn vị.

“Tự chủ tài chính của bệnh viện công được hiểu là quyền tự quyết định tự chịu
trách nhiệm đối với việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính nhằm
duy trì sự hoạt động và phát triển không ngừng của bệnh viện” (Chính phủ, 2006).
Theo Chính phủ (2015), cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy
định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công.
Như vậy, có thể hiểu tự chủ tài chính đối với bệnh viện công là phương thức
quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở trao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính cho các bệnh viện công. Theo đó, bệnh
viện công tự quyết định việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính,
đảm bảo cân đối thu chi qua đó làm tăng chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ
công của đơn vị.
2.1.2.2. Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công
Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công nhằm hướng tới các mục tiêu:
“Thứ nhất, tách biệt chức năng quản lý nhà nước về y tế với chức năng điều
hành các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập y tế. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, bệnh viện công được tăng tính chủ động,”năng động trong điều
hành hoạt động của bệnh viện. Trong đó, có các hoạt động tài chính nhằm hướng tới
mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
“Thứ hai, thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, huy động sự đóng góp của cộng
đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp y tế, từng bước giảm dần bao cấp
của Nhà nước, giảm bớt”gánh nặng cho NSNN.


9

2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài chính tại bệnh viện tự chủ tài chính
“Cơ chế tự chủ tài chính cho phép bệnh viện công được chủ động trong việc
huy động và tạo đủ các nguồn thu và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong khuôn
khổ luật pháp, đem lại lợi ích cho cả xã hội và bệnh viện. Tuy nhiên, do bệnh viện

công là bệnh viện của Nhà nước, nên quản lý tài chính bệnh viện công đòi hỏi phải
tuân thủ các nguyên tắc, chế độ tài chính của Nhà nước đồng thời phải thực hiện các
quy chế, quy định do bệnh viện đề ra đối với hoạt động tài chính bệnh viện.”Do
vậy, quản lý tài chính bệnh viện công phải thực hiện các nguyên tắc sau:
“Thực hiện thu, chi theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của Nhà nước và các
quy định của bệnh viện về quản lý tài chính.
Tăng nguồn thu hợp pháp, quản lý các nguồn kinh phí NSNN cấp và các
nguồn thu khác như bảo hiểm y tế, giá dịch vụ, viện trợ, đóng góp của nhân viên
theo đúng quy định của Nhà nước; sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng
phí, tiết kiệm trong chi tiêu.
Công khai chi phí phải trả cho các loại dịch vụ khám chữa bệnh để bệnh nhân
biết và giám sát.”Thực hiện chính sách ưu đãi và“cải thiện tính công bằng trong
khám, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi và người nghèo. Bảo đảm hài hoà lợi ích
của Nhà nước, bệnh viện và bệnh nhân.”
2.1.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện công
2.1.3.1. Tự chủ trong quản lý nguồn thu
Nguồn thu của bệnh viện công (Chính phủ, 2012):
“Nguồn kinh phí do NSNN cấp: Bệnh viện chỉ được nhận kinh phí từ NSNN
khi tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật NSNN từ khâu lập, chấp
hành đến quyết toán nguồn NSNN cấp.”
“Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Nguồn thu chính hiện nay của các bệnh
viện công là từ thu phí các dịch vụ y tế. Phần được để lại từ số thu phí cho đơn vị sử
dụng theo quy định của nhà nước;”
Thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có).
Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.


10

Nguồn khác theo quy định của pháp luật: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín

dụng, huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn tham gia liên doanh
liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.”
2.1.3.2. Tự chủ trong quản lý chi
Tại các bệnh viện công, các khoản chi được chia thành: chi thường xuyên và
chi không thường xuyên. Bệnh viện được tự chủ trong sử dụng tài chính như sau:
“Căn cứ tính chất công việc, bệnh viện được quyết định phương thức khoán chi
phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện
theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các
khoản chi thường xuyên, bệnh viện tự đảm bảo chi phí hoạt động và bệnh viện tự
đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý, chi
hoạt động nghiệp vụ cao”hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
2.1.3.3. Tự chủ trong quản lý, sử dụng kết quả tài chính
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác
theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi tại bệnh viện được sử dụng theo
trình tự sau (Chính phủ, 2006):
“Đối với bệnh viện tự đảm bảo chi phí hoạt động: Trích tối thiểu 25% để lập
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với
Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập
tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy
chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.”
“Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động: Trích tối thiểu 25% để
lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với



11

Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Trường hợp chênh
lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc,
chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao
động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc
lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ
phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình
quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ
trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Đối với đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: Chi trả thu nhập
tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị
không quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nước quy định.
Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc
và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột
xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho
người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Mức chi cụ thể do Thủ
trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Chi tăng cường cơ
sở vật chất của đơn vị.””
2.1.4. Điều kiện để bệnh viện công thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ
“Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các bệnh viện công được căn cứ trên tổng
thể các nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn NSNN. Tự chủ tài chính của các
bệnh viện công được quy định theo 3 mức độ cụ thể đó là: Tự chủ tài chính toán bộ
(bệnh viện tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư); Tự chủ tài chính một phần
(bệnh việ công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên); NSNN đảm bảo toàn bộ
kinh phí hoạt động (Chính phủ, 2015). Mức độ tự chủ tài chính của bệnh viện công
được xác định bằng (=) Tổng thu sự nghiệp y tế/ Tổng chi thường xuyên. Bệnh viện
công được xem là tự chủ tài chính toàn bộ khi Tổng thu sự nghiệp y tế/ Tổng chi
thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%” (Bộ Tài chính, 2006).

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 nêu rõ”bệnh viện tự chủ tài chính


12

toàn bộ được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều kiện
sau: Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước
không cần bao cấp; giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí (bao gồm cả trích
khấu hao tài sản cố định); được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho
đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
hạch toán kế toán để phản ánh các hoạt động theo quy định của các chuẩn mực kế
toán có liên quan áp dụng cho doanh nghiệp.
Khi được phép vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, các đơn vị sự
nghiệp được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được huy động vốn, đầu tư vốn
ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo doanh
nghiệp; quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán,
thống kê như doanh nghiệp.”

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công
“Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại bệnh viện công gồm yếu tố bên
ngoài và yếu tố bên trong (Lê Thanh Huệ, 2015). Cụ thể:
2.2.1. Yếu tố bên ngoài
2.2.1.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
“Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong hệ thống chính sách trong đó có chính
sách tài chính y tế. Những thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện
trong việc hợp tác với các tổ chức y tế trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ
và nhận các khoản viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế.
Chính sách xã hội hoá y tế cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác
các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của mình: xây dựng khoa

khám và điều trị tự nguyện; phát triển thành bệnh viện bán công. Chính sách xã hội
hoá làm thúc đẩy cạnh tranh giữa các bệnh viện công lập và dân lập, cũng như giữa
các bệnh viện công với nhau, đòi hỏi bệnh viện phải nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh và hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng công bằng và hiệu quả hơn.
Hệ thống các chính sách y tế nói chung đều hướng tới việc củng cố và phát


13

triển hệ thống y tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo công
bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là các chính
sách tài chính áp dụng cho quản lý bệnh viện đã tạo hành lang pháp lý cho bệnh
viện tổ chức thực hiện tốt quản lý tài chính. Chính sách giá dịch vụ và bảo hiểm y tế
là có tác động rõ rệt nhất đến quản lý tài chính bệnh viện công.
Về chính sách giá dịch vụ: Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được Nhà
nước bao cấp hoàn toàn, nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí. Bước sang thời
kỳ đổi mới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ nên
Nhà nước đã ban hành chính sách thu một phần giá dịch vụ. Chính sách này đã tăng
nguồn tài chính cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh. Giá dịch vụ cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng
góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn
ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người nghèo.
Về chính sách bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế được triển khai ở Việt Nam từ
năm 1993 và trong những năm qua đã tạo nhiều thuận lợi cho quản lý tài chính bệnh
viện công. Song các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện chưa đa dạng, phong phú và
chưa thu hút được các đối tượng tham gia. Các đối tượng được NSNN hỗ trợ toàn
bộ hoặc một phần kinh phí tham gia BHYT chiếm tỷ lệ 60% tổng số người có
BHYT.”
2.2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội
“Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tương đối cao và ổn định; Cơ sở hạ

tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế; Đầu tư cho y tế nói chung, đặc
biệt là cho các bệnh viện tăng nhiều; Chi từ NSNN cho y tế hàng năm chiếm
khoảng trên 1% GDP; Tình trạng đói nghèo được cải thiện. Tất cả những yếu tố nói
trên tạo cơ hội tăng nguồn kinh phí cho hoạt động của bệnh viện công, có tác động
tích cực đến quản lý tài chính bệnh viện.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí và mức sống của đa số
người dân được nâng lên so với trước thời kỳ đổi mới. Nhu cầu khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khoẻ tăng nhanh về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chât lượng làm


14

cho nguồn thu giá dịch vụ và các khoản chi của bệnh viện cũng phải tăng theo.
Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phát
điểm thấp, lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội khác như vấn đề giáo
dục, việc làm, an sinh xã hội, môi trường cũng đòi hỏi cấp bách phải chi rất nhiều,
dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù đầu tư phục vụ khám
chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư cho y tế. Do
mức sống người dân còn thấp nên khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng bệnh viện
công còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả
chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn.”
2.2.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ
“Ngày nay những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là việc
áp dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị đã mở ra cơ hội hiện đại
hóa, phát triển bệnh viện cả về số lượng và chất lượng. Bệnh viện nào không chú ý
hoặc không có khả năng áp dụng khoa học công nghệ thì chắc chắn sẽ trở nên lạc
hậu, khó thu hút khách hàng. Xét lâu dài thì đây cũng là một yếu tố tạo nên năng lực
cạnh tranh của bệnh viện trong cơ chế thị trường.”
“Sự phát triển khoa học công nghệ nói chung, công nghệ y học nói riêng vừa
tạo cơ hội để phát triển bệnh viện, đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất lớn.

Việc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực y học và hiện đại hoá bệnh viện đòi hỏi
bệnh viện phải có nguồn tài chính đầu tư cho cả công nghệ “cứng” (mua sắm máy
móc, trang thiết bị hiện đại) và công nghệ “mềm” (đào tạo bác sỹ, nhân viên kỹ
thuật để sử dụng công nghệ hiện đại đó). Vì vậy, bệnh viện cần tranh thủ xã hội hoá,
đa dạng hoá các nguồn thu trong khuôn khổ luật pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu
tư ngày càng cao, tạo điều kiện nâng cao năng lực của bệnh viện.”
2.2.2. Yếu tố bên trong
2.2.2.1. Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện
“Phương hướng chiến lược phát triển bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt
động tài chính của bệnh viện. Do đó, bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng
đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu


×